Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân xã cao ngạn tp thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.21 KB, 23 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CAO NGẠN
Số: /ĐA-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Ngạn, ngày 30 tháng 08 năm 2012
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN
Căn cứ Quyết định số: /QĐ-UBND ngày … của UBND thành phố
Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn giai
đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 cho xã Cao Ngạn;
Đề án gồm có 5 nội dung chủ yếu, trong đó phát triển sản xuất là trọng
tâm, đồng thời là nguồn lực chính để xây dựng nông thôn mới phát triển bền
vững. Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc và Ban quản lý xây dựng Nông
thôn mới xã xác định, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất
đòi hỏi phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống Chính trị, khơi dậy được
sức dân thi đua lao động sản xuất, nhằm tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân
dân sớm thực hiện được các nội dung Đề án UBND thành phố phê duyệt;
Đề án gồm 3 phần, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT CẤU HẠ TẦNG
VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2011
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Xã Cao Ngạn cách thành phố Thái Nguyên khoảng 5km về phía Đông
Bắc, phía Nam giáp phường Quang Vinh, phía Bắc giáp xã Hoá Thượng
phía Đông giáp thị trấn Chùa Hang; phía Tây giáp phường Quán Triều và xã
Sơn Cẩm huyện Phú Lương; Địa bàn có đường quốc lộ 1B dài 1,7km đi qua,
nằm phía Bắc của xã; Có Sông Cầu bao quanh gần 2/3 xã dài khoảng 5 km.
Xã có 1872 hộ, 7091 khẩu, được phân bố 17 xóm, xóm ít nhất 55 hộ, xóm
nhiều nhất 217 hộ.
Về địa hình xã Cao Ngạn, chủ yếu là gò đồi xen lẫn đồng bằng.


Xã có diện tích tự nhiên: 851,76ha trong đó: Đất nông nghiệp 621,76 ha,
chiếm 73% trong đó đất trồng lúa 291ha (46,8% đất nông nghiệp), đất trồng cây
công nghiệp ngắn ngày và rau màu 114,2ha ( 18,3% đất nông nghiệp), đất vườn
167,5ha (trong đó đất trồng cây ăn quả 63,81 ha), đất lâm nghiệp 43,4 ha, đất
phi nông nghiệp 217,39ha trong đó đất ở 60,65ha, đất chuyên dùng 113,69ha,
đất văn hoá tâm linh 0,17ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,72ha, đất sông suối
1
46,41 ha; đất chưa sử dụng 12,61ha. Địa hình xã Cao Ngạn có thể chia tương
đối thành 2 vùng sản xuất riêng biệt:
+ Vùng cánh đồng các xóm (Cổ Rùa, Vải, Gò Chè, Thác Lở và cánh đồng
Cầu Đá) ruộng, bãi tập trung(trên 100 ha) và tương đối phì nhiêu phù hợp trồng
cây lâu năm và cây lúa, rau, màu là chủ yếu;
+ Vùng Phúc Lộc, Làng Vàng, Tân Phong, Ao Vàng, Hội Hiểu, Gốc Vối
I &II, cánh đồng nhỏ xen lẫn đồi gò ít phì nhiêu phù hợp phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày là chủ yếu và cấy lúa.
Toàn xã có lao động trong các ngành kinh tế 5073 lao động ; ( lao động
trong độ tuổi có 4.573 lao động); trong đó lao động Nông-Lâm-Ngư nghiệp
3650 người chiếm 71,9%; lao động công nghiệp – Xây dựng 990 người, chiếm
19,5%, lao động Dịch vụ – Ngành khác 433 người, chiếm 8,7%.
Cơ cấu kinh tế năm 2011: Kinh tế nông nghiệp 55% ; công nghiệp-xây
dựng 30%; Dịch vụ -Thương mại 15%; Thu nhập bình quân đầu người năm
2011 ước tính 18 triệu/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 8%, không còn hộ
đói.
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
1. Nông nghiệp
- Cây lương thực:
+ Cây lúa diện tích 329 ha, năng suất bình quân 4,65 tấn/ha/, (năm cao
nhất 4,8 tấn/ha), tổng sản lượng 2180 tấn. Diện tích lúa chất lượng cao đạt 5 ha,
sản lượng 30 tấn chủ yếu tạp trung tại các cánh đồng xóm vải .
+ Cây ngô được bố trí vụ Đông 60ha – Vụ xuân khoảng 80ha và vụ Hè thu

diện tích 20 ha, năng suất bình quân 3,6 tấn/ ha; ngô chủ yếu trồng làm thức ăn
chăn nuôi, bán bắp tươi, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
Bình quân lương thực 307 kg/người/ năm, đạt 78% lương thực bình quân
của tỉnh (394kg/ng/năm).
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Cây lạc vụ xuân diện tích 13 ha, cơ cấu giống lạc sen lai,… năng suất
bình quân 1,4 tấn/ ha (năm cao nhất 2 tấn/ha), sản lượng 18 tấn.
+ Đậu tương vụ xuân 3ha và đậu hè thu diện tích 3 ha, giống chủ yếu là
DT84,DT2000 năng suất 1,4 tấn/ha, (năm cao nhất 1,8 tấn/ha), sản lượng từ
8,4 tấn;
Sản xuất lương thực tuy đạt được một số kết quả nêu trên, nhưng nhìn chung
năng suất đạt còn thấp vì chưa quy hoạch được vùng sản xuất, đưa giống mới tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hệ số đầu tư và cung cấp nước tưới chưa
đảm bảo v.v. Cây công nghiệp ngắn ngày đậu tương và lạc là 2 cây có nhiều tiềm
2
năng và lợi thế phát triển, tập trung ở vùng đồng Đình, Bãi Bông, Dộc Sau… có
tiềm năng sản xuất hàng hoá và nâng cao độ phì cho đất; tuy vậy, điều kiện thâm
canh và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặt biệt là giống mới còn hạn chế (giống
lúa lai chưa đạt 10%) nên năng suất và hiệu quả chưa cao. Diện tích đất sản xuất vụ
đông ở các cánh đồng trên còn bỏ nhiều không canh tác.
- Về cây ăn quả:
Tổng diện tích là 167 ha, trong đó diện tích trồng cây ăn quả khoảng 63 ha
gồm có các loại cây ăn quả chủ yếu: Nhãn 15 ha, vải 10 ha, táo 5 ha, chuối 5ha, na
3ha, chè 3ha, mít 2ha, thanh long 1ha, còn lại là hồng xiêm, bưởi, ổi và các loại cây
ăn quả khác tổng sản lượng khoảng 70 tấn. Diện tích vải, nhãn được trồng từ giai
đoạn năm 2004 về trước thu nhập năm cao nhất bình quân cho thu nhập 500.000
đến 1.000.000 đồng/gốc.
Trong nhiều năm lại đây, nhãn, vải ra hoa đậu quả không ổn định, năng
suất, hiệu quả thấp nên người trồng không tập trung đầu tư chăm sóc dẫn đến
nhiều diện tích còi cọc, già cỗi, sâu bệnh nhiều.v.v.

- Về chăn nuôi:
+ Đàn trâu 461con giống địa phương, (năm cao nhất 500 con), đàn bò 60
con, (năm cao nhất 350con), trong đó có 80% là đàn bò laiSind, chăn nuôi theo
hình thức nông hộ.
+ Đàn lợn có 4000 con. (năm cao nhất 4500con), trong đó lợn nạc
2500con, chăn nuôi theo hình thức hộ 1500con, trang trại 2500con. Sản phẩm
xuất chuồng đạt 320tấn. Do mấy năm gần đây dịch bệnh gia súc xẩy ra thường
xuyên giá cả thị trường không ổn định, nên việc tăng trưởng đàn chăn nuôi gặp
nhiều khó khăn.
+ Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn cả năm có 1.000.000 con, chủ yếu gà giống
của 3 công ty: CP, ĐaBaCo và Ja Fa, sản lượng 3.000 tấn; quy mô nuôi trại theo
hộ gia đình chiếm 98% trong tổng đàn, hình thức chăn nuôi chủ yếu gà nhốt trại,
nhiều hộ chăn nuôi số lượng lớn từ 1.000 đến 8.000 con gà thịt và hậu bị trở lên.
Hiện nay đã có nhiều trại chăn nuôi gà gia công cho các công ty có hiệu quả kinh
tế, cần được nghiên cứu, nhân rộng. Đây là nguồn thu lớn trong thu nhập kinh tế hộ
và mang tỷ trọng hàng hoá cao trong ngành sản xuất nông nghiệp của địa phương;
Tính đến năm 2011 xã Cao Ngạn có 44 trại chăn nuôi gia công gà thịt cho 3 công
ty trên thu nhập khoảng 4,5 tỷ; 14 trại nuôi gia công gà đẻ hậu bị cho công ty CP
thu nhập khoảng 1,4 tỷ và 10 trại gà nhân dân tự nuôi chủ yếu là gà thịt thu nhập
khoảng 1 tỷ đồng 1 năm. Một số hộ điển hình về chăn nuôi gia cầm: Ông Ngô
Doãn Mai, Ông Đào Văn Đèn, Ông Ngô Văn Sơn… nuôi gia công gà thịt cho công
ty CiPi 8.000 con/trại, Anh Nguyễn Văn Huấn- xóm Gò Chè trại gà thịt 8000
con/lứa và Chị Ngà (Anh Học) xóm Tân Phong 2 trại gà thịt 16000 con/ lứa tự
nuôi.Bà Lương Thị Nga xóm Gò Chè; Anh Lý, anh Vĩnh xóm Cầu Đá, chị Thanh
3
xóm Gốc Vối 1 nuôi gia công gà thịt 8000 con/trại cho công ty ĐaBaco; Anh Thơ,
anh Hiếu xóm Gò Chè nuôi gia công trại 6000-8000 con gà thịt gia công cho công
ty JaFa. Hộ anh Liên xóm Cầu Đá, ông Trung xóm Ao Vàng trại gà hậu bị 4000
con… và Gia đình Ông Thinh xóm Vải nuôi gia công 4-5 trại gà đẻ hậu bị cho
công ty CP.

- Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích 4,72 ha mặt nước ao, hồ, giống chủ yếu cá: trắm, mè, rô phi,
chép và chim trắng , sản lượng bình quân hàng năm đạt 10 tấn, tiêu thụ thuận
tiện, có nhiều cơ sở mua bán trên địa bàn. Tuy vậy, hình thức nuôi tận dụng, đầu
tư thấp.
- Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã có 43,4 ha đều là rừng sản xuất . Diện
tích đất sản xuất lâm nghiệp đã được giao khoán tận hộ gia đình, hiện trạng
trồng cây tre, mai,keo lai, keo lá tràm và xoan, hiệu quả kinh tế từ đất lâm
nghiệp hạn chế, chủ yếu trồng ở đồi núi, đất gò, bãi khô hạn, dọc sông cầu và
xung quanh các trại chăn nuôi, có tiềm năng phát triển trồng xen các cây dược
liệu và du lịch sinh thái, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:
- Các cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng và cơ khí sửa chữa: Bám theo trục
đường lớn, quy mô mỗi cơ sở sử dụng từ 3 - 5 lao động, thu nhập bình quân từ 2
triệu đến 3 triệu đồng/lao động/ tháng, có việc làm ổn định.
Hạn chế: quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đơn điệu, sản phẩm
chủ yếu tiêu thụ tại chỗ.
- Các cơ sở chế biến, kinh doanh bún bánh: Quy mô theo hộ gia đình, có 70
hộ tham gia, mỗi hộ gia đình bình quân có 1 đến 2 lao động tham gia (giải quyết
việc làm khoảng 100 lao động của làng nghề). Có 3 hộ sản xuất quy mô công
nghiệp. Năm 2011 sản xuất được khoảng 600 tấn bún, 550 tấn bánh cuốn; sản
phẩm tiêu thụ trên địa bàn thành phố và huyện phụ cận, sản phẩm có tính truyền
thống.
Hạn chế: quy mô sản xuất nhỏ, khả năng mở rộng nâng cao công suất còn
hạn chế, một số điều kiện hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn thiếu như: điện 3 pha
yếu, hệ thống xử lý nước thải, vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Các cơ sở giết mổ gia súc: Địa bàn có 5 hộ tham gia giết mổ gia súc
chuyên nghiệp theo quy mô hộ gia đình, bình quân 2 lao động/cơ sở, năng
lực giết mổ 1 con trâu bò, 4 con lợn trong một ngày tiêu thụ trên địa bàn xã

Cao Ngạn, thị trấn Chùa Hang huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên,
thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
4
Hạn chế: quy mô nhỏ lẻ, ô nhiễm môi trường, không kiểm soát được
chất lượng thực phẩm.
- Lĩnh vực xây dựng: Địa bàn xã có 22 tổ hợp sử dụng bình quân lao động
tổ hợp ít nhất 5 lao động, tổ hợp nhiều nhất 15 lao động, tham gia xây dựng các
công trình tư nhân nhỏ lẻ, thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ tháng.
Hạn chế: công việc không ổn định, kỹ thuật thi công, tay nghề không qua
đào tạo, hoạt động theo hình thức tự phát, không có sự ràng buộc trong hợp tác
sản xuất.
- Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng gạch nung, gạch không nung giải
quyết việc làm cho hơn 60 lao động. Thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
3. Lĩnh vực dịch vụ, thương mại:
- Toàn xã Cao Ngạn có khoảng 160 hộ kinh doanh cá thể gồm các lĩnh
vực buôn bán hàng tạp hoá, thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí…Địa bàn kinh
doanh tại gia đình các hộ trên các tuyến đường của xã và các chợ huyện Đồng
Hỷ và chợ TP Thái Nguyên,…
Hạn chế: Địa bàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại tập trung chưa
có, dựa vào các địa bàn khác trong huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên,
kinh doanh riêng lẻ.
- Việc cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân
bón, giống chủ yếu là do hội đoàn thể phục vụ tín chấp (mua đầu vụ, cuối vụ
thanh toán) và các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn đăng ký phục vụ.
- Thuỷ lợi do tổ dịch vụ của từng xóm đảm nhận hiệu quả khá tốt thông
qua khoán tiền chạy nước cả năm/1 diện tích với nông dân.
- Hiện tại nông dân xã Cao Ngạn đã tự liên kết với một số doanh nghiệp
như: Công ty (CP, ĐaBaCo và JaFa) để chăn nuôi gia công gà thịt và gà đẻ hậu
bị, việc liên kết này là cơ hội làm giàu cho khoảng 50 gia đình và giải quyết
được hàng trăm lao động của địa phương. Tuy nhiên do phát triển xây dựng trại

gia cầm quá nóng (từ năm 2010-2011 số lượng trại xây mới nuôi gia công nhiều
hơn số trại xây dựng trong 10 năm 2000-2009), vốn đầu tư xây trại của hộ chủ
yếu 80-90% đi vay, kỹ thuật chăn nuôi hộ chưa nắm chắc. Khi có dịch bệnh xẩy
ra các công ty ngừng thả, vốn vay ngân hàng cao (năm 2011 lãi suất 19%-
20%/năm) và có thời hạn nhất định dẫn đến các hộ phá hợp đồng bỏ ra ngoài
nuôi. Hiện tại đã có một vài trại chăn nuôi gia cầm đã phải phá đàn thanh lý trại.
- Tình hình cung ứng dịch vụ các sản phẩm đầu ra, như sản phẩm trồng
trọt, chăn nuôi (ngoại trừ các cơ sở nhận nuôi gia công gia cầm), chưa có tổ
chức, doanh nghiệp đảm nhận. Chủ yếu do các đầu mối thương lái đảm nhận.
Thông qua 2 hình thức đầu tư ứng vốn trước, sau đó thanh toán sản phẩm theo
giá thị trường, trên cơ sở mối quan hệ truyền thống. Tuy vậy, các sản phẩm tiêu
5
thụ phụ thuộc cao vào thị trường, sản phẩm không đa dạng chủng loại, thường
hay bị ép giá so với mặt bằng chung.
III. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1. Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng:
- Xã Cao Ngạn không có hồ đập tự chảy, việc tưới sản xuất hoàn toàn do
5 trạm bơm điện bơm tưới gốm các trạm bơm sau:
+ Trạm bơm Đoàn Kết: 500m3/h - Phục vụ tưới cánh đồng 4 xóm:
Gốc Vối 1, Gốc Vối 2, AoVàng, Hội Hiểu.
+ Trạm bơm Gốc Vải: 500m3/h - Phục vụ tưới cánh đồng 3 xóm:
Vải, Thác Lở và Cổ Rùa.
+ Trạm bơm Hồng Phong 1: 400m3/h – Phục vụ tưới cánh đồng 4 xóm:
Gò Chè, Tân Phong, Làng Vàng và Cầu Đá.
+ Trạm bơm Hồng Phong 2: 400m3/h – Phục vụ tưới cánh đồng xóm: Gò Chè.
+ Trạm bơm Phúc Lộc: 200m3/h – Phục vụ tưới cánh đồng xóm Phúc Lộc.
Phúc Lộc (Hiện tại đang thiếu nguồn nước bơm do cùng nguồn nước với
trạm bơm nước sinh hoạt thị trấn Chùa Hang huyện Đồng Hỷ, khi trạm bơm
nước sinh hoạt mở rộng công suất và bơm nước ngầm làm cạn nước suối Phúc
Lộc. Dẫn đến thiếu- cạn nguồn nước trạm bơm Phúc Lộc).

Tổng công suất 5 trạm bơm: 2000 m
3
/h, chỉ đảm bảo tưới đạt 60% đất
trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày hiện tại chủ yếu trồng ở vườn nhà
là các giống cũ không có hiệu quả kinh tế và chưa quy hoạch sản xuất hàng hóa
tập trung; Nên chưa tổ chức bơm tưới từ các trạm bơm mà hoàn toàn phụ thuộc
vào thiên nhiên.
- Về kênh mương chính và nội đồng: Toàn xã có 23 km mương cấp 1
trong đó đã kiên cố hóa 12,3km (53%), còn lại 10,7 km đang mương đất.
- Các hệ thống mương chính trong thực tế chưa phục vụ được cho các
vườn cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn và dài ngày, ảnh hưởng đến sản xuất
đối với các cây trồng có tiềm năng và lợi thế.
- Đường giao thông nội đồng toàn xã 21,4km còn là đường đất, lầy lội.
Mới cứng hoá được 10 km, nên không thuận lợi cho quá trình sản xuất và cơ
giới hoá. Cần được nâng cấp xây kè và lắp cống tưới tiêu, tránh hiện tượng cuốc
đường lấy nước và vạc cỏ bờ đường làm đường nội đồng đã có ngày càng bị thu
hẹp như hiện tại.
- Đường giao thông vào trang trại, khu chăn nuôi dài khoảng 3 km đường
đất đi lại khó khăn, cần nâng cấp cải tạo để xe cơ giới vào thuận lợi hơn.
6
2. Về hạ tầng điện:
- Hiện trạng hệ thống điện gồm: 6 trạm biến áp (tổng CS:1060KVA);
đường dây cao thế (35 hoặc 10KV) km.
- Điện mới chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và một phần sản xuất của các hộ
gia đình. Hiện tại điện phục vụ bơm nước tại trạm Hồng Phong 2 chưa đáp ứng
được bơm nước tưới cũng như điện phục vụ cho làng nghề truyền thống sản xuất
bún bánh còn yếu. Cần lắp mới 2 trạm biến áp công suất 350kv tại xóm Gò Chè
và gần xóm Phúc Thành (Khu quy hoạch dân cư mới và sản xuất TTCN-CN
nhẹ) để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vùng tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề,

dịch vụ thương mại, khu dân cư mới và kinh tế trang trại .
3. Cơ giới hóa trong nông nghiệp:
Toàn xã có 105 máy làm đất nhưng chủ yếu là máy cầm tay (trong đó có
3 máy cày >15 mã lực: 1 máy ở xóm Gò Chè, 1 máy ở xóm Gốc Vối và 1 máy ở
xóm Phúc Lộc), diện tích đất làm bằng máy chiếm khoảng 60%.
Toàn xã có khoảng 20 máy tuốt lúa và 15 máy xay sát, không có máy gặp
đập liên hoàn.
Hạn chế công suất máy nhỏ lẻ chưa có sự quản lý điều hành chung, còn
lại sử dụng các công cụ thủ công.
Toàn xã có tổng số xe vận tải 25cái, đáp ứng 80-90% nhu cầu vận chuyển
của người dân.
IV. HIỆN TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1. Hiện trạng các HTX:
- Xã có 3 HTX, trong đó có 2 HTX (Đoàn Kết và Quyết Thắng) là HTX
kiểu cũ đã giải thể và HTX Cao Thái mới được thành lập vào năm 2011, ngành
nghề là sản xuất vật liệu xây dựng và nuôi trồng thuỷ sản.
- Hiện trạng chung HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả chưa ổn định,
không được vay vốn kinh doanh, chưa có trụ sở làm việc.
2. Hiện trạng các tổ hợp tác:
- Tổ chức tổ hợp tác đã bước đầu hình thành trong quá trình phát triển
kinh tế trên các lĩnh vực như xây dựng, chăn nuôi,nchế biến, làm cơ khí, làm
đất. Tổng số tổ hợp tác là 30 tổ hợp, trong đó xây dựng 22 tổ, chăn nuôi 3 tổ,
chế biến bún bánh 2 tổ, làm đất, cơ khí 2 tổ, bốc xếp vận chuyển hàng (gà
thương phẩm) 1 tổ. Quy mô sử dụng lao động ít nhất 5 lao động, nhiều nhất 15
lao động, thu nhập bình quân từ 2 - 3 triệu đồng/ lao động/ tháng, công việc ổn
định, có tổ hợp hoạt động thời gian trên 10 năm. Tuy vậy, hình thức tổ chức tự
phát không có quy định ràng buộc, không xây dựng được phương án sản xuất kinh
doanh, không được vay vốn hỗ trợ để mở rộng sản xuất.
7
3. Hoạt động các Doanh nghiệp:

- Công ty Cổ phần Gạch Ngói Cao Ngạn sản xuất gạch nung mỗi năm sản
xuất ra trên 20 triệu viên, tạo công ăn việc làm cho 163 lao động trong xã, thu
nhập bình quân đầu người là 2 - 3 triệu đồng /tháng. Hàng năm nộp ngân sách
nhà nước hàng trăm triệu đồng (năm 2011 doanh nghiệp nộp thuế VAT khoảng
450 triệu).
- Tổng Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn năm 2011 giải quyết việc làm
cho 230 công nhân viên, thu nhập bình quân 2,3 triệu đồng người/tháng, nộp
thuế 2 tỷ đồng.
- DN Thiêm Thanh năm 2011 giải quyết việc làm cho 40 lao động, thu
nhập bình quân 2,5 tr.đ/ng/tháng. Đóng thuế 140tr.đ/năm.
- DN TNHH Thái Việt giải quyết 26 lao động thu nhập bình quân
2,5tr.đ.ng/tháng.
4. Kinh tế trang trại:
Trên địa bàn xã có 58 trại sản xuất chăn nuôi gia công gà cho các công ty.
Quy mô từ 4000 đến 8000 con. Bên cạnh đó còn có 10 trại chăn nuôi tự sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả không cao do dịch bệnh và thị trường không ổn
định. Tổng thu nhập 58 trại chăn nuôi gia cầm năm 2011 ước đạt 6,4 tỷ đồng.
Có 6 trại chăn nuôi lợn năm 2011 đạt doanh thu 20 tỷ, lợi nhuận ước đạt 2
tỷ đồng.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất trang trại còn yếu, vốn cho phát
triển khó khăn, kiến thức về phát triển kinh tế trang trại bị hạn chế, còn lại chủ
yếu là kinh tế hộ gia đình tự chủ trong sản xuất nông nghiệp kết hợp buôn bán
dịch vụ chiếm 85%, có 10% là hộ thuần nông và hộ gia đình hưu trí.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH
TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Những thuận lợi:
- Là địa bàn gần trung tâm thành phố, gần thị trấn huyện Đồng Hỷ,
có đường quốc lộ 1B đi qua đã tạo cho xã được nhiều thuận lợi phát triển

kinh tế nông nghiệp, dịch vụ- thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Đây là đặc điểm đặc biệt thuận lợi để phát triển kinh tế để nâng cao thu
nhập cho người nông dân.
Chăn nuôi đã hình thành các trại cùng liên kết với các doanh nghiệp, được
các doanh nghiệp cung cấp thức ăn, kĩ thuật và bao tiêu sản phẩm.
8
Thương mại, dịch vụ và ngành nghề truyền thống có nhiều tiềm năng và
lợi thế; đã và đang có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút nhiều lao động từ nông
nghiệp chuyển sang.
- Nguồn lực của Chương trình xây dựng Nông thôn mới góp phần
đáng kể cho phát triển kinh tế với tốc độ cao và tăng thu nhập cho người dân
trong toàn xã. Đặc biệt cơ chế chính sách xây dựng nông thôn mới tạo cho
địa phương xã cơ chế chủ động hơn trong việc huy động nguồn vốn để xây
dựng kết cấu hạ tầng làng xã.
2. Những khó khăn:
- Công tác quy hoạch: Vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, giao thông
thuỷ lợi nội đồng, sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.
- Diện tích đất canh tác bình quân/người thấp, manh mún, không đồng đều,
thường xuyên bị hạn hán không đủ nước tưới vào mùa khô. Địa hình bị chia cắt,
không bằng phẳng, mùa mưa thì thường bị ngập lụt. Sản xuất không ổn định nên
người nông dân không mặn mà với đồng ruộng.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đảm bảo như: Công trình thuỷ lợi
xuống cấp; hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng thiết kế chưa đạt yêu cầu, tỷ
lệ cứng hoá bê tông còn thấp v.v.
- Trình độ dân trí không đồng đều tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn
thấp, sản xuất quảng canh, tự cung tự cấp khá phổ biến trong đại đa số nông dân,
ý thức sản xuất thâm canh, sản xuất hàng hoá chưa nhiều. Tâm lý của người
nông dân là ăn chắc mới làm đã làm cho việc chuyển đổi cây trồng hay sản xuất
quy mô lớn đã rất khó thực hiện. Vì vậy trước hết cần nâng cao khả năng hiểu
biết cho người nông dân về nhận thức cũng như kiến thức làm kinh tế mới.

- Hoạt động của HTX chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ phục vụ sản xuất.
- Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất còn yếu, chưa thật sự gắn kết
phát triển sản xuất với phát triển nguồn nhân lực có trình độ. Phát triển sản
xuất nặng về kinh tế hộ tự phát truyền thống, chưa tạo ra được sản phẩm, hàng
hoá có sức cạnh tranh.
- Hoạt động của tổ chức HTX, tổ hợp tác, tổ sản xuất kinh doanh không
có tính bền vững.
II. MỤC TIÊU CHUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu chung:
Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất để có tốc độ tăng
trưởng bình quân trong trong giai đoạn 2012-2015 trên 15%.
Đến năm 2015 chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp-xây dựng 35%, thương mại dịch vụ 25%, nông nghiệp 40%; lao động
9
nông nghiệp còn 40%; đào tạo nghề 35%; giá trị trên đơn vị diện tích canh tác
trên 70 triệu đồng/ha/năm; thu nhập bình quân đầu người trên 31 triệu đồng/
năm; không còn hộ nghèo; góp phần xây dựng xã nhà hoàn thành 15 chỉ tiêu vào
năm 2015 và 19 tiêu chí Nông thôn mới vào năm 2020.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015
- Tổng sản lượng lương thực có hạt 2100 tấn, trong đó lúa chất lượng cao
420 tấn, chiếm 20%; lương thực bình quân đầu người 275kg/ người/năm;
- Tổng sản lượng lạc là 25 tấn, trong đó lạc giống 15tấn, giống chất
lượng cao đảm bảo xuất khẩu 70%;
- Tổng sản lượng đậu tương là 20 tấn.
- Tổng sản lượng rau 1500 tấn.
- Cây ăn quả: 160 ha, đạt khoảng 300 tấn quả các loại.
- Tổng đàn trâu đạt 400 con được tuyển chọn từ giống địa phương, đàn bò là
50 con, trong đó đàn bò laisin, Zê bu 100%, hướng phát triển đàn bò theo hướng
trang trại có quy mô từ 10 con trở lên;
- Tổng đàn lợn 6500 con sản lượng ước đạt 500 tấn, giảm tối đa nuôi nông

hộ để phát triển thành các trang trại chăn nuôi tập trung, đảm bảo vệ sinh môi
trường và an toàn dịch bệnh;
- Gia cầm đạt 1.050.000 con, sản lượng ước đạt khoảng 3.100 tấn, phát
triển gà nuôi nhốt trại và nuôi gà thả vườn an toàn sinh học chất lượng cao,
khuyến khích theo hướng trang trại, có thương hiệu phục vụ cho địa bàn các
huyện (Đồng Hỷ,Phú Lương ) và đặc biệt là thành phố.
- Sản lượng bún chế biến tiêu thụ đạt 700 tấn, 700 tấn bánh cuốn. Cùng
với đó phát triển một số mặt hàng khác như: Mỳ, bún khô, bánh phở, bánh đa,…
đáp ứng được đơn đặt hàng của DN và người tiêu dùng ngày càng cao đối với
các sản phẩm của làng nghề truyền thống Gò Chè.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về phát triển sản xuất
1.1. Về sản xuất nông nghiệp:
a. Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày:
• Công tác quy hoạch:
- Thực hiện tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn 2 nhằm
giảm tối đa số thửa trên hộ, quy về sản xuất thành vùng thuận tiện cho hộ
nông dân sản xuất, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất
trang trại, sản xuất hàng hoá và hoàn chỉnh việc cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ nông dân trước tháng 12/2012.
10
- Trên cơ sở kết quả chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2 tiến hành lập
các quy hoạch sản xuất:
+ Quy hoạch cây con chủ lực để bố trí cây trồng hợp lý đáp ứng sản
xuất hàng hoá;
+ Quy hoạch vùng chuyên canh, thâm canh để đẩy mạnh đưa các
giống mới tiến bộ kỹ thuật mới vào vùng sản xuất nhằm tăng năng suất, sản
lượng giá trị hàng hoá.
Vùng lúa thâm canh đạt năng suất cao với diện tích 50 ha tại xứ đồng
Đình, đồng Cháy , Chuôm Cả xóm Gò Chè,đồng Đình, Seo Meo thuộc xóm

Thác Lở, Cổ Rùa và đồng Dộc Trước và Dộc Sau thuộc xóm Vải
Vùng cây công nghiệp ngắn ngày (Lạc, đậu tương) luân canh trồng rau an
toàn và hoa (cúc, loa kèn, ly, hồng, ) sản xuất tập trung diện tích 50 ha tại các
xứ đồng Đình, Bãi Bông và Dộc Sau của ba xóm: Vải, Thác Lở và Cổ Rùa.
+ Quy hoạch các khu trang trại qui mô khoảng 25 ha: Trồng cây ăn quả
(Táo giống mới, ổi không hạt, chanh, đu đủ, thanh long, ) có thể kết hợp với
chăn nuôi (Lợn rừng, nhím, chồn, thỏ, gà thả vườn và nuôi trồng thuỷ sản…) ở
các xứ đồng Cháy, xứ đồng Seo Meo, đồng Dộc Sau. Mỗi trang trại có quy mô
từ 2,1 ha trở lên.
Hợp tác với các công ty sản xuất giống đưa giống lúa lai, lúa thuần chất
lượng cao vào sản xuất lúa thương phẩm và cùng đầu tư sản xuất và bao tiêu sản
phẩm lúa giống ở vùng sản xuất lúa 2 vụ có diện tích 25 ha của xóm Gò Chè
(Mục tiêu tăng năng suất và thu nhập lên 1,5-2 lần trên 1 đơn vị diện tích).
Các quy hoạch được thực hiện đảm bảo quy định trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt trước để làm căn cứ lập các chương trình dự án, kêu gọi vốn đầu tư
và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
• Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu:
Về cơ cấu cây trồng: giảm diện tích lúa năm 2012 từ 329ha xuống còn lại
280 ha vào năm 2015, số diện tích này chuyển sang trồng rau an toàn, hoa và
cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Về cơ cấu giống tiếp tục du nhập các loại giống mới có năng suất chất
lượng cao về thay thế các loại giống sử dụng lâu ngày đã bị thái hoá nên năng
suất, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm.
Về cơ cấu mùa vụ: Tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất đảm bảo kịp thời
vụ; đảm bảo 2 vụ lúa ăn chắc, trong đó lúa hè thu phải được tập trung chỉ đạo
quyết liệt để gieo trồng kịp thời vụ thu hoạch xong trước mùa mưa lũ xẩy ra,
khai thác tối đa diện tích hiện có để sản xuất đậu hè thu, đồng thời tập trung đẩy
mạnh sản xuất vụ đông xuân, coi vụ sản xuất đông xuân là vụ chính trong năm.
11
• Giải pháp về kỹ thuật:

Phối hợp với cơ quan chuyên môn của thành phố hàng năm tổ chức tập
huấn chuyên môn tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân; xây dựng các mô
hình khuyến nông, khuyến lâm để tuyên truyền học tập và nhân ra diện rộng.
Đưa các giống mới tiến bộ khoa học vào sản xuất đảm bảo; đầu tư thâm canh
đúng quy định; điều tiết đủ nước tưới và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại;
Ưu tiên cơ giới vào sản xuất đảm bảo 70% diện tích đất sản xuất được
bằng máy, đưa máy sạ hàng vào quá trình gieo hạt và máy gặt vào thu hoạch
chiếm 70% bằng cơ giới.
Thực hiện tốt việc luân canh cây trồng để tăng khả năng chống chịu, thích
ứng của các loại cây trồng, áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý để
tăng vụ như: Lúa đông xuân – lúa hè thu- cây vụ đông; Lạc hoặc ngô đông xuân
- đậu hè thu- cây vụ đông, nhằm khai thác tối đa hệ số sử dụng đất tăng vụ, tăng
sản lượng và giá trị trên đơn vị diện tích.
b, Kinh tế vườn, kinh tế trang trại
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang
trại giai đoạn 2012-2015, trong đó triển khai một số nội dung như sau:
- Chỉnh trang, cải tạo vườn đảm bảo theo tiêu chí Nông thôn mới, nhằm
cải tạo 500 vườn, của diện tích vườn hiện có trong đó phục hồi, cải tạo diện tích
cây ăn quả mà hiệu quả thấp là 40ha, sang trồng mới 10 ha ổi trái vụ, 10 ha Táo
giống mới, 5ha Hồng Xiêm giống mới, 5ha chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, 5ha
Thanh Long và một số cây ăn quả khác, phấn đấu thu nhập 150 triệu/ha /năm.
(Hiện tại xã Cao Ngạn đang kết hợp với trạm Khuyến nông thành phố triển khai
hai mô hình trồng thanh long trồng ở đất gò đồi và táo Đài Loan trồng ở vườn và
soi bãi tại xóm Gò Chè và xóm Vải khi tổng kết đánh giá mô hình đạt hiệu quả
kinh tế tốt sẽ nhân ra diện rộng).
Quy hoạch, chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp có
khả năng trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
nhằm mở rộng diện tích cây ăn quả.
Soát xét hộ sản xuất kinh tế trang trại, đánh giá, phân loại những hộ đã đạt
tiêu chí đề nghị nhà nước cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí trang trại để được

hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước (hiện tại xã Cao Ngạn có trên 50 cơ
sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn trang trại theo tiêu chuẩn mới nhưng chưa có cơ sở
nào được cấp giấy chứng nhận trang trại – việc cấp GCN trang trại chăn nuôi xã
Cao Ngạn có thể không thực hiện được do thành phố và tỉnh không quy hoạch
xã Cao Ngạn là vùng chăn nuôi), đồng thời kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ để cấp
giấy CNQSDĐ cho hộ làm kinh tế trang trại.
12
Ch o v to iu kin h tr cho h cú qu t cú iu kin phỏt trin
kinh t trang tri, thc hin: Lm quy hoch, lp d ỏn kờu gi u t, xõy dng
c s h tng, tham quan hc tp kinh nghim v chuyn giao tin b k thut
H tr cỏc h la chn mụ hỡnh, loi hỡnh sn xut, kinh doanh tng hp,
chuyờn cõy, chuyờn con, nhm to giỏ tr sn xut hng hoỏ ln, trong ú cn tp
trung ch o phỏt trin vựng c qui hoch cỏc cỏnh ng sn xut hng
hoỏ t ng ỡnh, ng Bói Bụng, Seo Meo, ng Chỏy, Chuụm C, Dc Sau.
c, Chn nuụi:
- Tp trung chn nuụi ch lc l cỏc tri gia cm, chn nuụi h gia ỡnh. Ci
to cỏc trang tri chn nuụi tp chung nhm m bo v sinh mụi trng v d
phũng chng dch bnh.
- ngh Nh nc h tr tin lói sut ngõn hng mt nm i vi cỏc
tri chn nuụi sn xut hng hoỏ ln ca xó Cao Ngn v mt phn kinh phớ
cỏc tri u t vo x lý mụi trng, chuyn giao tp hun k thut xõy dng
vựng chn nuụi bn vng, an ton; Hoc Nh nc ngh ngõn hng nụng
nghip dón n 1 nm cho cỏc h vay vn lm tri g chn nuụi tp trung vỡ nm
2011-2012 cỏc h t nuụi g gp nhiu khú khn trong tiờu th sn phm phi
bỏn g di giỏ thnh sn xut. V xõy dng cỏc mụ hỡnh nuụi g th vn c
sn: G chi, g mụng, g mớa, g ụng comi gia ỡnh nuụi 1 la t 500 n
1000 con m bo hng hoỏ ln nhm tng thu nhp chớnh cho ngi chn
nuụi cng nh thun li cho xõy dng thng hiu thỳc y vic tiờu th cho
ngi nụng dõn.
1.2. V tiu th cụng nghip- xõy dng

- Quy hoch vựng sn xut tiu th cụng nghip tp trung. nh hng
phỏt trin 12,8ha ti khu vc Vựng cánh đồng, bói khụ cn sn xut nụng nghip
kộm hiu qu gần xóm Phỳc Thnh, Phúc Lộc và xóm Cầu ỏ), phn u nm
2016 hon thnh cụng tỏc gii phúng mt bng, cú t 5 n 10 doanh nghip vo
thuờ mt bng sn xut.
- Tp trung cụng tỏc quy hoch h tr xõy dng c s h tng ngoi hnh
lang, ng thi cú chớnh sỏch h tr mt phn kinh phớ a cụng ngh mi vo
sn xut t ngun khuyn cụng v ngun nụng thụn mi.
- Xõy dng Lng ngh truyn thng ch bin bỳn bỏnh v cỏc sn phm
mi nh m, bỳn khụ m bo an ton thc phm, m rng cụng sut ch bin
xúm Gũ Chố.
- T chc hp mt gii thiu tim nng v cỏc chớnh sỏch u ói kờu gi
con em a phng u t vo phỏt trin ngnh ngh nụng thụn.
- y mnh sn xut vt liu xõy dng, gch khụng nung trờn a bn.
Nõng cụng sut v a bn tiờu th lờn.
13
1.3. Về Dịch vụ thương mại:
- Khuyến khích mở rộng các điểm kinh doanh các mặt hàng tại dọc các
trục đường chính, điểm dân cư tập trung, đặc biệt ở trung tâm xã.
- Xã cần đầu tư xây dựng chợ trung tâm xã tại xóm Thành Công, với quy
mô 6400m2 để cho nhân dân có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất.
- Tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các nguồn vốn vay để mở rộng
các lĩnh vực kinh doanh.
- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cho các hộ.
- Khuyến khích nhân dân trồng hoa, cây ăn quả thu hút các dịch vụ du lịch
sinh thái tại khu vực 100 ha gần sông Cầu.
2. Về xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu
2.1. Về thủy lợi:
Về hệ thống thuỷ lợi, tập trung công tác tu sửa nhỏ các hệ thống kênh
mương dẫn nước, đảm bảo chủ động nước tưới cho cây lúa và một phần phục vụ

tưới cho cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Quy hoạch hệ thống tưới đến
tận ruộng đảm bảo tưới tiêu khoa học, tiết kiệm.
- Xây dựng mới 500m kênh mương trạm Phúc Lộc, kiên cố hoá 11km
mương đất chưa cứng hoá. Nạo vét 12km mương trên địa bàn nhằm khơi thông
dòng chảy, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thoát nước và phòng chống úng lụt trong
các khu dân cư.
- Tăng công suất trạm bơm Phúc Lộc.
- Đối với công tác thủy lợi tưới cho cây ăn quả, sử dụng hình thức giếng
khoan tại vườn hộ kết hợp sử dụng nước sinh hoạt và xây dựng hệ thống tưới vườn.
- Nguồn kinh phí triển khai thực hiện nhà nước hộ trợ từ nguồn Nông thôn
mới và các chương trình lồng ghép nhưng không quá 70% còn lại 30% nhân dân
đóng góp.
2.2. Giao thông nội đồng:
Xây dựng hệ thống giao thông nội đồng gắn liền chuyển đổi ruộng đất,
quy hoạch đảm bảo phương tiện cơ giới vào tận chân ruộng vừa làm đất vừa
đảm bảo vận chuyển sản phẩm. Trục đường chính tối thiếu bề mặt đường 3m,
trục đường phụ tối thiếu 1,5 m.
- Giai đoạn 1 (2012-2015) sẽ nâng cấp mở rộng những tuyến nội đồng đã
có với tổng chiều dài đầu tư là 6km của cánh đồng các xóm: Gò Chè, Vải, Cầu
Đá,Thác Lở và Cổ Rùa. Cần vốn đầu tư xây dựng 6.857.964.000đ. Nguồn vốn
đầu tư nhà nước 70%: 4.800.574.800đồng; Vốn của nhân dân đóng góp khoảng
10%: 685.796.400đồng từ tiền đóng góp, công lao động hay hiến đất và huy
14
động 20% nguồn vốn xây dựng từ doanh nghiệp hay các nhà hảo tâm:
1.371.592.800đồng.
- Giai đoạn 2 sẽ hoàn chỉnh hệ thống với những đường mới kết nối các
khu sản xuất để tối ưu hoá việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Tổng chiều dài đầu
tư là 6350m.
- Bê tông hoá 2,1km đường trục chính, 3,5 km đường nội đồng. Làm mới 11,5
km.

- Nguồn kinh phí được huy động từ nguồn hộ trợ xây dựng nông thôn mới
và các nguồn khác chiếm tỷ lệ 70% số kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp
bằng hiến đất làm đường, đóng góp ngày công, vật liệu theo đơn vị diện tích
được giao.
2.3. Điện sản xuất:
Trên cơ sở khảo sát thực tế bổ sung hỗ trợ 2 trạm biến áp 350Kw và
4.2 km đường 0.4kv để đáp ứng điện cho sản xuất làng nghề và khu trang
trại chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất gạch, và khu sản xuất TTCN - CN nhẹ
tập trung.
- Hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ triển khai dự án điện bàn giao quản lý lưới
điện cho ngành điện quản lý trong quý II năm 2013.
2.4. Cải tạo đồng ruộng
Việc cải tạo đồng ruộng kết hợp với dồn điền đổi thửa do kết cấu của
đồng ruộng bậc thang nên không triển khai cải tạo triệt để được. Vì vậy có thể
khuyến khích các hộ dân không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho thuê lại
những diện tích đó.
- Đối với vùng sản xuất màu thâm canh cần xây dựng quy hoạch chi tiết
để cải tạo triệt để, tạo điều kiện thâm canh và đưa cơ giới vào sản xuất.
3. Về tổ chức sản xuất:
3.1. Các loại hình hợp tác xã
- Phấn đấu thành lập mới một HTX chăn nuôi, 1 HTX DV NN, một
HTX bao tiêu các sản phẩm nông sản và chăn nuôi, một Quỹ tín dụng nhân
dân. Đảm bảo các dịch vụ phục vụ sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.
- Hỗ trợ mặt bằng đất để các HTX xây dựng làm trụ sở.
3.2. Kinh tế trang trại
- Xây dựng vùng kinh tế trang trại tại khu vực Đồng Cháy, Seo Meo, Dộc
Sau trang trại kết hợp chăn nuôi thả vườn tập trung và trồng cây ăn quả khoảng
trên 25 ha.
15
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ từng thiết yếu như giao thông, điện, thủy lợi, hệ

thống xử lý môi trường, và một phần con giống, cây giống.
- Áp dụng đưa đưa số mô hình sản xuất vào các khu trang trại như chăn
nuôi Nhím, chồn, gà thả vườn, thỏ, ong, rắn và nuôi thuỷ sản.
3.3 Kinh tế hộ gia đình:
Tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình xem đây là nguồn lực chính trong
phát triển kinh tế địa phương, tạo nguồn thu tổng hợp trong hộ gia đình từ sản
xuất nông nghiệp, kinh tế vườn hộ, dịch vụ thương mại phấn đấu 90% số hộ gia
đình sắp xếp lao động hợp lý có tối thiếu 1ngành nghề phụ, tăng thu nhập,
không có hộ gia đình thuần canh sản xuất nông nghiệp.
Vận động nhân dân mạnh dạn vay vốn, hoặc là vốn tự có để xây dựng các
hình thức phát triển kinh tế đa dạng tạo thu nhập cao và ổn định.
3.4. Hoạt động các doanh nghiệp.
Ổn định hoạt động các doanh nghiệp đã có, phấn đấu đến 2015 có ít nhất
5 doanh nghiệp thành lập hoạt động trên địa bàn, trên các lĩnh vực xây dựng,
dịch vụ thương mại, cơ khí, may mặc giải quyết cho khoảng 500 lao động có
thu nhập ổn định.
Tạo điều kiện cơ sở mặt bằng để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Có chính sách ưu đãi, đặc biệt là thủ tục hành chính và công tác giải
phòng mặt bằng.
Tổ chức hội nghị kêu gọi con em là người địa phương có tiềm năng đầu tư
vào sản xuất kinh doanh.
4. Đào tạo nguồn nhân lực:
4.1. Đào tạo kiến thức cho nông dân:
- Củng cố hệ thống Ban khuyến nông, ban chăn nuôi, thú y xã đảm bảo đủ
trình độ, năng lực để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh cho
gia súc, gia cầm. Hàng năm phối hợp với các trung tâm chuyển giao KHCN
thành phố, tỉnh đào tạo kiến thức về sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo
hình thức cầm tay chỉ việc, tối thiếu 80% hộ nông dân được truyền đạt các kiến
thức về giống, kỹ thuật chăm bón, thâm canh, bảo quản sau thu hoạch, kiến thức
kinh doanh…

- Hình thức theo từng đợt từ 5 – 7 ngày, tập huấn kỹ thuật 1 đến 2 ngày
theo thời vụ gieo trồng.
- Tổ chức theo mô hình thông qua trung tâm học tập cộng đồng;
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%.
4.2. Đào tạo chuyển đổi nghề:
16
- Phấn đấu đến 2015 lao động nông nghiệp còn lại chiếm 40% bình quân
mỗi năm đào tạo chuyển đổi 100-200 lao động bằng các nghề may công nghiệp,
thợ cơ khí, thợ xây dựng, dịch vụ thương mại… Trước mắt điều tra khảo sát cụ
thể nhu cầu lao động cần đào tạo nghề, để từ đó liên kết với các trung tâm đào
tạo vừa đảm bảo đầu vào song cũng sẽ hướng nghiệp đầu ra cho lao động.
- Hình thức đào tạo theo chương trình liên kết với các Trung tâm đào tạo
gắn liền với đầu ra.
- Hỗ trợ một phần kinh phí cho lao động học nghề theo quy định của nhà
nước như miễn học phí và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra còn hỗ trợ lao
động học nghề một phần kinh phí tham gia đi học.
4.3. Đào tạo cán bộ quản lý:
- Đào tạo cán bộ cấp xã, Chủ nhiệm HTX đảm bảo 100% có trình độ
trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên, đào tạo cán bộ thôn, các chủ trang
trại, doanh nghiệp về kỹ năng quản lý điều hành, công tác tài chính kế toán,
kỹ năng hoạt động kinh doanh (Để đảm bảo nguyên tắc Cán bộ đủ năng
lực và tâm huyết trong công cuộc cách mạng xây dựng NTM như Bác Hồ
nói “Cán bộ là gốc của mọi công việc”)
- Về chính sách đối với cán bộ đi học có thể theo hình thức tập trung, tại
chức hỗ trợ một phần kinh phí đi học, ngoài việc hướng nguyên lương, đối với
các thành phần khác hỗ trợ 100% học phí, các khoản đóng góp khác và một
phần kinh phí cho hoạt động cá nhân.
5. Thị trường.
Các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trên địa bàn mới chỉ có ngô, lúa
chưa có sản phẩm đặc trưng. Trong thời gian tới cần tập trung phát triển

một số mặt hàng chủ lực hiệu quả kinh tế cao. lạc, đậu xanh; Làng nghề
truyền thống sản xuất: sản phẩm bún, mỳ Phát triển kinh tế vườn, ruộng;
Phát triển một số loại quả có tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao như ổi trái
vụ, Táo giống mới, Thanh Long, chanh, hồng xiêm giống mới Sản phẩm
chăn nuôi: Gà chọi, gà mông, gà mía, gà siêu thịt, siêu chứng, lợn rừng, lợn
mán, thỏ, chồn nhím, ong, rắn và thủy sản: Cá ruộng, cua, ếch, lươn, ốc
Mở rộng thị trường tiêu thụ khu vực thành phố và các huyện lân cận như
Phú Lương, Đồng Hỷ. Để từng bước xây dựng thương hiệu quảng bá sản
phẩm, cần tập trung một số nội dung xúc tiến thương mại thông qua các
loại hình dịch vụ, hỗ trợ một số tư thương mở rộng thị trường quảng bá
giới thiệu sản phẩm
6. Vốn và nguồn vốn.
17
- Quan điểm huy động nội lực là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần về kết cấu hạ
tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, khuyến nông, đào tạo nghề, còn lại là nhân dân
đóng góp xây dựng.
- Hình thức huy động thông qua nhiều hình thức như hiến đất, xây dựng cơ
sở hạ tầng, đóng góp ngày công, đóng góp vật liệu sẵn có tại chỗ, đóng góp tiền.
Nguồn đóng góp là của nhân dân, từ các doanh nghiệp vào các dự án phát triển
kinh tế để tạo ra thu nhập chủ yếu.
Tổng mức và cơ cấu:
Tổng nguồn vốn để thực hiện đề án: 40.500.000.000đồng
Trong đó:
- Vốn từ chương trình nông thôn mới hỗ trợ: 15.000.000.000đồng
- Vốn vay từ Ngân hàng để phát triển sản xuất: 20.000.000.000đồng
- Vốn tự có của nhân dân: 3.500.000.000đồng
- Vốn doanh nghiệp và các nguồn khác: 2.000.000.000đồng.
Hình thức quản lý: Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã trực tiếp quản lý
qua các dự án được phê duyệt thông qua giám sát kiểm tra của cộng đồng.
Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền quản triệt thực hiện Đề án:
Sau khi đề án đã được phê duyệt, ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã
phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của xã tổ chức học
tập quán triệt đến tận cán bộ, Đảng viên về các nội dung của Đề án, phân công
các thành viên BCĐ xuống tận các chi bộ học tập thực hiện, quán triệt các nội
dung đề án.
Các tổ chức đoàn thể tiến hành tổ chức quán triệt và giao nhiệm vụ cho
các đoàn viên, hội viên của mình hiểu rõ nội dung đề án, trách nhiệm của hội
viên đoàn viên trong tổ chức thực hiện.
Các đơn vị xóm tổ chức họp dân đưa công khai các nội dung đề án học
tập thảo luận và bàn các giải pháp tổ chức thực hiện lựa chọn những nội dung
cần ưu tiên trước và các phương pháp huy động nguồn lực.
2. Giao nhiệm vụ lập các dự án
- Đối với nhiện vụ dồn điền đổi thửa giao nhiệm vụ các đơn vị xóm xây
dựng đề án chuyển đổi ruộng đất của xóm trình BCĐ phê duyệt hoàn thành
trong tháng 9/2012.
18
- Đối với dự án xây dựng vùng thâm canh màu 25ha, giao Ban Nông
nghiệp xã trực tiếp xây dựng Đề án hoàn thành trước tháng 6 năm 2013.
- Đối với dự án cải tạo vườn, nâng cao thu nhập kinh tế. Ban quản lý
XDNTM xã trực tiếp xây dựng dự án hoàn thành trước tháng 6 năm 2013.
- Xây dựng vùng trang trại trồng cây ăn quả kết hợp phát triển chăn nuôi
giao BQL nông thôn mới xã trực tiếp xây dựng.
- Dự án xây dựng làng nghề bún bánh và sản phẩm mới giao cho đơn vị
xóm Gò Chè phối hợp với Phụ nữ xây dựng dự án trước tháng 6 năm 2013.
- Dự án xây dựng khu sản xuất TTCN tập trung BQL XDNTM xã chịu
trách nhiệm xây dựng trước tháng 6 năm 2013.
- Dự án củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của HTX giao
cho ông trưởng xóm Gò Chè thành lập mới HTX của làng nghề và HTX Cao

Th¸i x©y dùng trong năm 2012.
- Dự án thành lập mới HTX tín dụng nhân dân giao cho hội Phụ nữ xây
dựng hoàn thành trước tháng 6 năm 2013.
- Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất BQLXD
Nông thôn mới xã chịu trách nhiệm hợp đồng các đơn vị tư vấn khảo sát lập dự
án phấn đấu hoàn thành trước tháng 6 năm 2013.
3. Phân công trách nhiệm BCĐ xã:
- BCH Đảng ủy xã ra Nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo về thực hiện các nội
dung của Đề án. Đồng thời phân công các cấp ủy viên trực tiếp chỉ đạo các đơn
vị xóm. Đ/c Phó Bí thư thường trực chỉ đạo xóm Gò Chè.
- HĐND xã ra Nghị quyết huy động nguồn lực phát triển kinh tế, giám
sát việc tổ chức thực hiện các nội dung đề án.
- Đảng Uỷ,HĐND,UBND xã BQL XD Nông thôn mới xã có trách nhiệm tổ
chức triển khai thực hiện các nội dung đề án phân cấp cán bộ trực tiếp chỉ đạo
điển hình các nội dung công việc.

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ PHỤ TRÁCH
1 Nguyễn Văn Thành Trưởng ban chỉ đạo Phụ trách chung
2 Tạ Thanh Bình Trưởng ban quản lý Phụ trách chung
3
Trần Thái Học Phó ban
Hội Hiểu
Đặng Xuân Vòng
Nguyễn Quang Trung
Ủy viên
Ủy viên
4
Ngô Doãn Mai Phó ban
Tân Phong
Nông Thị Doan

Nguyễn Mạnh Hùng
Ủy viên
Ủy viên
19
5
Lưu Anh Tuấn Phó ban
Thành Công
Đàm Minh Chí
Lê Xuân Đương
Ủy viên
Ủy viên
6
Lê Thị Bẩy Ủy viên
Cầu Đá
Phó Minh Chức
Đặng Quốc Thạch
Ủy viên
Ủy viên
7
Hà Đức Cường Ủy viên
Thác Lở
Phạm Văn Sinh
Chu Viết Sinh
Ủy viên
Ủy viên
8
Nguyễn Khắc Học Ủy viên
Gốc Vối 1
Phạm Anh Mơ
Trần Văn Tự

Ủy viên
Ủy viên
9
Nguyễn Huy Thành Ủy viên
Gốc Vối 2
Trần Văn Dũng
Trần Văn Thọ
Ủy viên
Ủy viên
10
Trương Công Hội Ủy viên
Tân Thành
Nguyễn Văn Chương
Hoàng Đình Thấn
Ủy viên
Ủy viên
11
Dương Thị Hương Ủy viên
Ao Vàng
Nguyễn Thị Hiền
Lương Văn Hùng
Ủy viên
Ủy viên
12
Lưu Trung Kiên Ủy viên
Quyết Thắng
Nguyễn Thị Kim Chung
Nguyễn Mạnh Hùng
Ủy viên
Ủy viên

13
Nguyễn Tiến Bình Ủy viên
Cổ Rùa
Nông Xuân Bộ
Đoàn Quốc Toản
Ủy viên
Ủy viên
14
Đào Văn Đèn Ủy viên
Vải
Ngô Văn Sơn
Lê Ngọc Hạnh
Ủy viên
Ủy viên
15
Nguyễn Thị Minh Tám Ủy viên
Làng Vàng
Đậu Thị Loan
Bàng Văn Dướng
Ủy viên
Ủy viên
16
Bế Lập Tân Ủy viên
Hợp Thành
Hứa Thành Viên
Đào Văn Nguyên
Ủy viên
Ủy viên
Chu Thị Lan Ủy viên
20

17 Phúc LộcNguyễn Văn Ngãi
Nguyễn Duy Hòa
Ủy viên
Ủy viên
18
Diệp Minh Hưng Ủy viên
Phúc Thành
Nguyễn Duy Hởi
Nguyễn Đức Sường
Ủy viên
Ủy viên
19
Phạm Thị Bích Liên
Nguyễn Thành Hiếu
Ủy viên
Ủy viên Gò Chè
Nguyễn Văn Cát
Nguyễn văn Cứ
Ủy viên
Ủy viên
20
Nguyễn Thị Bích
Phạm Thị Dung
Đặng Thị Minh
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Trường học
21 Nguyễn Hoa Phượng Ủy viên Y tế
- UBMTTQ làm tốt công tác tuyên truyền kiểm tra thực hiện quy chế dân

chủ cơ sở tham gia giám sát thực hiện các nội dung đề án.
- Các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm vận động hội viên, đoàn viên của
mình tham gia thực hiện các nội dung phát triển kinh tế.
- Hội Nông dân chủ lực trong cải tạo vườn, xây dựng 4 mô hình vườn mẫu.
- Hội Phụ nữ chủ lực trong phát triển chăn nuôi và chế biến bún bánh, xây
dựng 3 mô hình vườn mẫu.
- Hội Cựu chiến binh chủ lực trong phát triển kinh tế trang trại xây dựng 3
mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đoàn thanh niên chủ lực trong phát triển kinh tế trang trại, vận động học
nghề, xây dựng 3 mô hình kinh tế hộ thanh niên.
4. Công tác phối hợp báo cáo sơ tổng kết rút kinh nghiệm.
- Hàng tuần BCĐ XDNTM tổ chức hội nghị giao ban phản ánh tình hình
về tiến độ thực hiện các nội dung đề án.
- Hàng tháng tổ chức họp rút kinh nghiệm báo cáo BCĐ thành phố, tỉnh,
trung ương về kết quả tổ chức thực hiện, các vướng mắc đề nghị giúp đỡ giải
quyết.
- Sơ kết công tác quý và 6 tháng về tình hình tiến độ triển khai các nội
dung đề án, những đơn vị triển khai tốt có cách làm hay để nhân ra diện rộng,
các tồn tại vướng mắc đề xuất cấp trên giúp đỡ.
- Tổng kết công tác năm đánh giá kết quả thực hiện được bổ nhiệm nội
dung mức độ hoàn thành, dự kiến công tác thời gian tới, kết quả giải ngân, các
bài học kinh nghiệm rút ra, khen thưởng các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
21
Phần thứ tư
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đối với BCĐXDNTM Thành phố:
- Thành lập tổ công tác theo dõi chỉ đạo giúp đỡ BCĐXDNTM xã, phân
công cán bộ chuyên môn giúp Ban quản lý xây dựng NTM xã về chuyên môn
nghiệp vụ đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ xã.
- Đề nghị UBND thành phố bố trí biên chế cho cán bộ chuyên trách xây

dựng nông thôn mới xã Cao Ngạn.
- Giúp xã Cao Ngạn huy động được nguồn vốn từ cấp quyền sử dụng đất
và tiền thuê đất trên địa bàn xã, trích lại tối thiểu 70% sau khi đã trừ đi chi phí
(Theo QĐ số 800 của Chính Phủ) để đầu tư xây dựng hạ tầng xã Cao Ngạn.
- Đề nghị Phòng Tài Chính-Kế hoạch thành phố bố trí vốn các công trình
thuộc diện 100% vốn nhà nước như đường trục xã, bồi thường giải phóng mặt
bằng khu dân cư mới, chợ
- Đề nghị Phòng Kinh tế hướng dẫn và giới thiệu các doanh nghiệp có
tiềm năng đầu tư phát triển các sản phẩm mới cho làng nghề truyền thống Bún
bánh Gò Chè và các chính sách ưu đãi cho làng nghề.
- Đề nghị Phòng Kinh tế và Phòng Tài Nguyên Môi Trường hướng dẫn
việc dồn điền đổi thửa được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một
cách đơn giản nhanh gọn - Để nhân dân sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời
giúp xã Cao Ngạn thực hiện được các qui hoạch khu dân cư mới cấp quyền sử
dụng đất tăng chủ động nguồn vốn xây dựng cho địa phương. Giải phóng đền
bù địa điểm xây chợ và khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung nhằm thúc
đẩy chuyển đổi nghề nghiệp tăng thu nhập cho người dân.
- Đề nghị Phòng Kinh tế xem xét các trại nuôi gia cầm của xã Cao Ngạn
đủ tiêu chí trang trại và cách xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường theo qui
định thì tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận trang trại hoặc hỗ trợ kinh phí cho
các cơ sở chăn nuôi tập trung có giá trị hàng hoá lớn. Để khuyến khích nhân dân
xã Cao Ngạn đầu tư vào sản xuất hàng hoá nâng cao thu nhập cho người dân -
Đây cũng là lĩnh vực sản xuất hàng hóa thế mạnh nhất của xã Cao Ngạn hiện
nay.
22
- Đề nghị Phòng Thương Binh và Xã Hội giúp xã tổ chức các lớp dạy
nghề cho nhân dân xã Cao Ngạn.
- Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ Nữ thành phố giúp đỡ Hội Phụ nữ xã Cao
Ngạn thành lập hợp tác xã tín dụng.


2. Đối với các ngành cấp tỉnh:
- Hội Đồng nhân dân tỉnh cho thực hiện chính sách huy động nguồn vốn
xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 800 của Thủ tướng chính phủ.
- Sở Nông nghiệp&PTNT giúp đỡ về xây dựng đề án, công tác khuyến nông,
đào tạo nghề cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, làm vườn, trang trại và
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế ưu đãi cụ thể cho các tổ chức, cá
nhân đầu tư vào địa bàn nông thôn để sản xuất hàng hóa.
- Sở công thương giúp đỡ các chương trình khuyến công, điện phục vụ
sản xuất.Và kiến nghị quản lý việc nhập khẩu thịt gà công nghiệp gây phá
giá dưới giá thành chăn nuôi, làm cho người chăn nuôi xã Cao Ngạn nói
riêng và người chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có nguy cơ thua
lỗ kéo dài thậm chí bị phá sản.
- Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng CSXH và các Ngân hàng thương
mại giúp đỡ thành lập HTX tín dụng nhân dân, tạo điều kiện ưu tiên các
nguồn vốn vay. Đặc biệt là các dự án sản xuất.
- Sở Tài nguyên & Môi trường giúp đỡ công tác đo đạc và các hệ thống
quản lý sau chuyển đổi ruộng đất và cấp đổi giấy CNQSD đất.
- Sở Lao động TBXH ưu tiên các nguồn lực đào tạo việc làm, chuyển đổi
nghề đặc biệt là giới thiệu việc làm.

TM. BQLXD nông thôn mới
Trưởng ban
Chủ tịch UBND
Tạ Thanh Bình
23

×