Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của giun huyết maphysa mossambica (peters, 1854)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 74 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả đã nêu trong luận văn này là công trình
nghiên cứu của tôi cùng với sự cho phép sử dụng chung số liệu của tác giả thực hiện đề
tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ
chân trắng (P. vannamei) bố mẹ”
Tác giả luận văn

Lê Tiến Lực

iii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện với sự giúp đỡ của nhóm nghiên cứu đề tài nghiên
cứu khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi
phát dục tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) bố mẹ” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản III chủ trì, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành luận văn này tôi xin trân thành cảm ơn và gửi lời tri ân sâu sắc đến
TS. Lục Minh Diệp, ThS. Nguyễn Văn Dũng và ThS. Trương Thị Bích Hồng đã tận tình
chỉ dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ
thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi biển Nha Trang (Phước Đồng-Nha
Trang)-Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện và
hỗ trợ cho tôi về địa điểm và cơ sở vật chất để thực hiện trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học,
Trường Đại học Nha Trang, cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời
gian vừa qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 10 năm 2016


Tác giả luận văn

Lê Tiến Lực

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU ............................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................3
1.1.

Những nghiên cứu chung về giun nhiều tơ ...........................................................3

1.1.1.

Hệ thống phân loại .............................................................................................3

1.1.2.

Đặc điểm hình thái và cấu tạo ............................................................................4


1.1.3.

Đặc điểm phân bố ..............................................................................................7

1.1.4.

Đặc điểm dinh dưỡng .........................................................................................8

1.1.5.

Đặc điểm sinh sản ..............................................................................................8

1.1.6.

Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng ........................................................11

1.2.

Tình hình nghiên cứu về nuôi thương phẩm .......................................................13

1.3.

Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................14

1.4.

Tình hình sử dụng giun nhiều tơ trong nuôi trồng thủy sản ................................15

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...............................................................17
2.1.


Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................17

2.2.

Sơ đồ khối............................................................................................................17

2.3.

Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................17

2.4.

Đặc điểm điểm môi trường vùng phân bố tự nhiên và chất đáy phù hợp ...........19

2.4.1.

Xác định địa điểm có phân bố giun huyết tại Khánh Hòa, Ninh Thuận ..........19

2.4.2.

Xác định thành phần chất đáy ..........................................................................20

2.4.3.

Xác định các yếu tố môi trường nước ..............................................................20

2.4.4.

Thí nghiệm xác định chất đáy ưa thích ............................................................20


2.5.

Đặc điểm sinh học sinh sản giun huyết ...............................................................22

2.5.1.

Mùa vụ sinh sản ...............................................................................................22

2.5.2.

Kích thước thành thục ......................................................................................22
v


2.5.3.

Phân biệt giới tính, tỷ lệ đực : cái và hình thức sinh sản .................................22

2.5.4.

Xác định sức sinh sản.......................................................................................23

2.5.5.

Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ...........................................................25

2.6.

Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................25


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................26
3.1.
3.1.1.

Đặc điểm môi trường vùng phân bố tự nhiên và chất đáy phù hợp ....................26
Xác định thành phần chất đáy ..........................................................................26

3.1.2. Các yếu tố môi trường .........................................................................................27
3.1.3. Thí nghiệm xác định chất đáy ưa thích ...............................................................30
3.2.

Đặc điểm sinh sản................................................................................................31

3.2.1.

Mùa vụ sinh sản ...............................................................................................33

3.2.2.

Kích thước thành thục ......................................................................................33

3.2.3.

Phân biệt giới tính, tỷ lệ đực cái và hình thức sinh sản ...................................34

3.2.4.

Sức sinh sản .....................................................................................................36


3.2.5.

Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ...........................................................36

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................41
PHỤ LỤC ......................................................................................................................44

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU
kg: kilogam
cm: centimet
m: met
µm: micromet
g: gram
m2: met vuông
km: kilomet
ha: hecta
mm: milimet
mL: mililit
W: khối lượng
L: chiều dài
R: hệ số tương quan
♀: cái
♂ : đực

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
CR1: Khu cầu mới – Cam Ranh
CR2: Đầm Thủy Triều – Cam ranh
CR3: Cầu Long Hồ – Mỹ Ca – Cam Ranh
CR4: Cam Phúc Bắc – Cam Ranh
CR5: Cam Thịnh Đông – Cam Ranh
VN1: Xuân Tự – Vạn Ninh
VN2: Tổ dân phố 14 – thị trấn Vạn Giã –Vạn Ninh
VN3: Khóm 4 – Thị trấn Vạn Gĩa – Vạn Ninh
VN4: Tổ dân phố 4 – thị trấn Vạn Gĩa –Vạn Ninh
NH1: Phú Hữu – Ninh Hòa
NH2: Ninh Ích – Ninh Hòa
NT1: Cảng Ninh Chữ – Khánh Hải
NT2: Cà Ná – Thuận Nam
NT3: Thôn Sơn Hải – Phước Dinh – Thuận Nam
NT4: Thôn Từ Thiện – Phước Dinh – Thuận Nam
Min: Minimum
Max: Maximum
T.B: Trung bình

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khối lượng thân giun huyết Glycera dibranchiata tại các thời điểm 25%,
50%, 75% cá thể thành thục sinh dục ở các vùng biển khác nhau ..................................9
Bảng 2. 1. Bảng các địa điểm khảo sát phân bố của giun huyết…………………………20
Bảng 2. 2. Bố trí thí nghiệm xác định chất đáy ưa thích của giun huyết. .....................21

Bảng 3.1. Chất đáy tại các địa điểm khảo sát sự phân bố của giun huyết tỉnh Khánh Hòa và
Ninh Thuận…………………………………………………………………….………26
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước và mẫu bùn các địa điểm khảo sát tại Khánh Hòa
và Ninh Thuận ...............................................................................................................29
Bảng 3.3. Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm .................30
Bảng 3.4. Tỷ lệ sống của các nghiệm thức chất đáy sau 60 ngày thí nghiệm ...............30
Bảng 3.5. Chiều dài trung bình giun huyết tại Khánh Hòa ...........................................31
Bảng 3.6. Khối lượng trung bình giun huyết tại Khánh Hòa ........................................32
Bảng 3.7. Kích thước thành thục của giun huyết tại Khánh Hòa ..................................34
Bảng 3.8. Tỷ lệ đực:cái của giun huyết qua các tháng sinh sản tại Khánh Hòa............35
Bảng 3.9. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của giun huyết tại Khánh Hòa .............36

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giun huyết Marphysa mossambica .................................................................3
Hình 1.2. Cấu tạo cơ thể giun nhiều tơ [1] ......................................................................4
Hình 1.3. Hệ bài tiết giun nhiều tơ [1].............................................................................6
Hình 1.4. Ấu trùng trochophora [1] ...............................................................................11
Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của giun nhiều tơ [1] ..............................................12
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu…………………………………………....17
Hình 2.2. Phương pháp thu mẫu giun huyết ..................................................................18
Hình 2.3. Cân khối lượng và đo chiều dài mẫu giun huyết ...........................................18
Hình 2.4. Bản đồ khảo sát sự phân bố giun huyết tại Khánh Hòa và Ninh Thuận .......19
Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm chất đáy ưa thích giun huyết .............................................21
Hình 2.6. Sơ đồ phương pháp pha loãng và đếm trứng .................................................24
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng tại Khánh Hòa và Ninh Thuận…………...…27
Hình 3.2. pH trung bình các tháng ở tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.........................28
Hình 3.3. Độ mặn trung bình các tháng tại Khánh Hòa và Ninh Thuận .......................28

Hình 3.4. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của giun huyết M. mossambica tại
Khánh Hòa .....................................................................................................................32
Hình 3.5. Tỷ lệ thành thục của giun huyết theo thời gian tại Khánh Hòa ....................33
Hình 3.6. Giun cái thành thục có trứng trong khoang cơ thể ........................................34
Hình 3.7. Giun đực thành thục xuất hiện túi tinh trên cơ thể ........................................35
Hình 3.8. Các giai đoạn của buồng trứng ......................................................................38
Hình 3.9. Giai đoạn của tinh sào ...................................................................................39

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Giun huyết Marphysa mossambica là một loài thuộc ngành giun đốt Annelida,
lớp giun nhiều tơ Polychaeta và họ Eunicidae, chúng phân bố tại nhiều nước thuộc Biển
Đông, ở Việt Nam chúng được tìm thấy ở khu vực Nam Trung Bộ. Những năm gần đây,
giun nhiều tơ đã trở thành nguồn thức ăn sống chủ yếu trong nuôi phát dục thành thục
tôm bố mẹ nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ thành thục, chất lượng trứng và tinh trùng. Đã
có một vài nghiên cứu về giun nhiều tơ nhưng ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào
về đối tượng giun huyết. Vì vậy luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh
sản của giun huyết Marphysa mossambica (Peters, 1854)” được thực hiện nhằm xác
định một số đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở cho việc sản xuất giống nhân tạo giun
huyết.
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục nội dung chính là (i) Xác định đặc
điểm môi trường phân bố ngoài tự nhiên và chất đáy phù hợp. (ii) Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học sinh sản của giun huyết. Nội dung (i) giun huyết, các yếu tố môi
trường và chất đáy được thu mẫu từ tự nhiên tại vùng biển Khánh Hòa đến Ninh Thuận.
Nôi dung (ii) mẫu giun được tiến hành thu tại các địa điểm khác nhau là Vạn Ninh, Ninh
Hòa, Cam Ranh trong các tháng từ 03/2015 đến 02/2016. Mẫu sau khi thu được rửa
sạch, ngâm vào trong dung dịch nước cồn Ethanol 20 % sau đó được cố định bằng dung
dịch formol 5 % rồi đưa về phòng thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Nuôi biển Nha Trang – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III để tiến hành nghiên
cứu và phân tích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất đáy phù hợp tại các địa điểm có giun huyết
phân bố là cát mịn lẫn bùn và sỏi. Đặc điểm môi trường có sự phân bố của giun huyết
ngoài tự nhiên: nước tương đối trong sạch không vẩn đục, có nhiệt độ từ 28-35°C,
pH 7,8-8,5, độ mặn 26-36 ‰. Các chỉ tiêu BOD, COD và PO42- trong mẫu nước và N
hữu cơ, C hữu cơ, H2S trong mẫu bùn cao hơn những nơi không có sự phân bố của giun
huyết. Kết quả nghiên cứu về chất đáy ưa thích của giun huyết Marphysa mossambica
đã xác định là đáy bùn cát.
Đặc điểm sinh học sinh sản của giun huyết tại Khánh Hòa: Bắt gặp cá thể cái
thành thục quanh năm, cá thể đực thành thục từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa sinh sản tập
trung từ tháng 5-8 trong năm. Kích cỡ thành thục của giun huyết có chiều dài dao động
xi


15-18 cm, khối lượng đạt 2-3 g, số đốt 272-283 đốt, tỷ lệ đực : cái của giun huyết ngoài
tự nhiên trong mùa sinh sản trung bình là 1 : 2,7. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của
cá thể cái là 4072,6±917,8 trứng/cá thể cái, chỉ số này dao động 1188-6003 trứng/cá thể
cái. Sức sinh sản tương đối 589,4±193,7 trứng/g. Quá trình phát triển tuyến sinh dục
giun cái trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn tăng sinh và phát triển, giai đoạn thành thục, giai
đoạn đẻ trứng, giai đoạn sau khi đẻ.
Từ khóa: Giun huyết, Marphysa mossambica, sinh sản, phân bố.

xii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tôm đóng vai trò chủ lực trên thị trường trong nước
cũng như xuất khẩu. Vì vậy, để nghề nuôi tôm tiếp tục giữ vững và gia tăng về sản lượng

trong bối cảnh nghề nuôi tôm phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
Trong nhiều giải pháp tổng hợp, việc nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ, hoàn thiện qui trình
sản xuất giống tôm thẻ chân trắng nhân tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn tôm giống
chiếm vị trí then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của vụ nuôi.
Chế độ dinh dưỡng cho tôm bố mẹ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong
sự phát triển cơ quan sinh dục và sự sinh sản của tôm. Các trại giống thường sử dụng
thức ăn tươi để nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục bao gồm động vật thân mềm, động vật hai
mảnh vỏ, Artemia và giun nhiều tơ. Trong đó, thức ăn được ưa chuộng là giun nhiều tơ
(giun cát, giun huyết) vì có thể nâng cao sức sinh sản và tỷ lệ nở. Giun nhiều tơ cung
cấp nguồn ezyme cần thiết, các acid amin thiết yếu và kích thích tố để kích thích sinh
sản. Tuy nhiên, nguồn cung cấp giun nhiều tơ chủ yếu là từ tự nhiên. Với số lượng trại
giống nhiều như hiện nay thì nguồn khai thác là không đủ.
Giun nhiều tơ có vai trò to lớn trong việc chuyển hoá các chất mùn bã hữu cơ và
xác động vật chết trong chu trình chu chuyển vật chất của hệ sinh thái vùng triều, xử lý
chất thải hữu cơ, tạo nên độ phì nhiêu, tơi xốp và thông thoáng cho các vùng đất ngập
nước. Vì vậy loài giun này còn được một số các nhà khoa học biển xem như là các sinh
vật chỉ thị mức ô nhiễm môi trường bằng cách xác định mật độ quần thể, sản lượng và tần
xuất xuất hiện tại một vùng bờ biển nào đó ở Việt Nam. Ngoài các vai trò trên, giun nhiều tơ
còn làm thức ăn trong ngành nuôi trồng thủy sản và mồi câu phục vụ nhu cầu câu cá giải trí.
Ở Việt Nam, giun huyết Marphysa mossambica được tìm thấy ở Khánh Hòa, Phú
Yên và Ninh Thuận. Giá của giun huyết dao động trong khoảng từ 150.000-180.000
đồng/kg. Đã từ lâu người dân địa phương đã biết khai thác đối tượng này làm mồi câu
cá cũng như làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi vỗ tôm sú và tôm thẻ
chân trắng bố mẹ.
Hiện tại trong cả nước vẫn chưa có cơ sở nào tiến hành cho sinh sản nhân tạo và
nuôi thương phẩm loài giun này. Việc tiến hành nuôi và cho sinh sản nhân tạo thành

1



công sẽ mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu sử dụng
làm thức ngày càng nhiều cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III hiện đang tiến hành đề tài “Nghiên cứu
xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng (P.
vannamei) bố mẹ” trong đó có đối tượng nghiên cứu là giun huyết. Được sự cho phép
của chủ nhiệm đề tài và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu cho luận văn cao học là: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản
của giun huyết Marphysa mossambica (Peters, 1854)”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở cho việc sản xuất giống
nhân tạo giun huyết.
Nội dung nghiên cứu
1. Xác định đặc điểm môi trường phân bố ngoài tự nhiên và chất đáy phù hợp.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của giun huyết.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài nghiên cứu cung cấp thêm các dữ liệu khoa
học về đặc điểm sinh học sinh sản của giun huyết Marphysa mossambica nhằm phục vụ
công tác nghiên cứu về giun nhiều tơ ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở cho việc sản xuất giống nhân tạo giun huyết để nuôi
làm thức ăn nuôi vỗ cho tôm bố mẹ.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Những nghiên cứu chung về giun nhiều tơ
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành giun đốt: Annelida
Lớp giun nhiều tơ: Polychaeta
Phân lớp: Errantia

Bộ: Eunicida
Họ: Eunicidae
Giống: Marphysa
Loài: Marphysa mossambica (Peters, 1854)
Tên tiếng Anh: Bloodworm, Mudworm.
Tên tiếng Việt: giun huyết, dời huyết, trùng huyết.

Hình 1.1. Giun huyết Marphysa mossambica

3


1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Cơ thể giun nhiều tơ gồm nhiều phân đốt, số lượng đốt dao động từ 5-800 đốt,
phần đầu và phía trước thân phình to, phần sau cơ thể hẹp dần về phía đuôi. Mặt lưng
gồ cao. Mặt bụng có rãnh sâu ở giữa chạy dọc suốt chiều dài có thể. Cơ thể giun được
chia làm 3 phần: đầu, thân và thuỳ đuôi.

Hình 1.2. Cấu tạo cơ thể giun nhiều tơ [1]
A. Phần đầu; B. Toàn thân; C. Phần đuôi; D. Lát cắt ngang qua thành cơ thể
1. Hàm; 2. Hầu vươn ra; 3. Xúc biện hàm; 4. Mắt; 5. Tua cảm giác; 6. Phần quanh trán; 7. Phần
quanh miệng; 8. Xúc biện quanh miệng; 9. Chân bên; 10. Đuôi; 11. Hậu môn; 12. Cơ quan cảm
giác đuôi; 13. Thùy mang; 14. Thùy lưng của chân bên; 15. Cơ xiên; 16. Trứng; 17. Mạch máu
lưng; 18. Ruột; 19. Biểu mô thành thể xoang; 20. Cơ dọc; 21. Cơ vòng; 22. Thùy bụng chân
bên; 23. Biểu bì; 24. Mạch máu bụng; 25. Dây thần kinh bụng; 26. Thận; 27. Lông cứng; 28.
Tơ trụ; 29. Tơ bụng

Phần đầu: Gồm có 2 phần là phần trước miệng (protostomium) và phần quanh
miệng (peristomium) [1]. Phần trước miệng nhỏ dẹp theo hướng lưng bụng và có dạng
hình tam giác cân, đỉnh quay về phía trước. Mặt trên của thuỳ trước miệng có hai anten

ngắn gồm phần gốc và phần ngọn liên hoàn, không có sự khác biệt và ngăn cách. Hai
bên của thuỳ trước miệng có đôi xúc biện phân đốt rõ. Phần gốc của xúc biện phình lớn,
có hình trứng, phần ngọn có dạng như bướu nhỏ, linh động. Đôi xúc biện là cơ quan
cảm giác, có vai trò như môi bên. Phía mặt lưng của phần trước miệng có 2 đôi mắt màu
đen. Phần quanh miệng ngắn mang hai đôi chi bên ở hai bên. Phần trước hầu lộn ra
ngoài, đưa hàm kitin hình móc, có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức
ăn. Trong điều kiện bình thường, hàm kitin nằm giữa xoang trước hầu và hầu. Bề mặt
của phần trước hầu được phủ kitin và có nhiều núm lồi.
4


Thân giun: Gồm có nhiều đốt, các đốt đều ngắn, chiều dài ngắn hơn chiều ngang,
mỗi đốt thân mang một đôi chi bên. Mỗi chi bên là phần lồi của thành bên cơ thể và
phân thành 2 thùy là thùy lưng và thùy bụng. Trên thùy lưng có sợi lưng, chùm tơ lưng.
Trên thùy bụng có sợi bụng, chùm tơ bụng. Trong các chùm tơ, bên cạnh các tơ nhỏ
thẳng màu đen có một tơ hình que, lớn hơn, được gọi là tơ trụ. Nhờ có các chùm tơ ở
chi bên mà giun có thể bơi hay bò trên nền đáy.
Thành cơ thể của một đốt thân ở giun nhiều tơ đi từ ngoài vào trong gồm có lớp
mô bì (biểu mô) không có tiêm mao, bao ngoài mô bì là tầng cuticun. Lớp này có các tế
bào tuyến tiết chất dịch nhầy (giảm ma sát khi chuyển vận, phát tín hiệu nhận biết nhau
của các cá thể, tạo thành vỏ ống bao bọc cơ thể). Tiếp theo là bao cơ gồm lớp cơ vòng
ở ngoài, trong là lớp cơ dọc và lớp cơ chéo. Trong bao cơ là lớp biểu mô thể xoang
bao quanh thể xoang. Biểu mô thành thể xoang tạo thành màng treo ruột bao
quanh mạch máu lưng, và mạch máu bụng. Kết quả là chia thể xoang của mỗi đốt thành
2 nửa trái, phải. Thể xoang có dịch thể xoang tham gia chức phận nhận và chuyển các
các sản phẩm sinh dục và bài tiết. Ngoài ra thể xoang còn tạo sức ép lên thành cơ thể và
phối hợp với hoạt động của cơ để hỡ trợ cho chi bên chuyển vận theo kiểu uốn sóng,
nhất là khi chui rúc trong cát [1].
Phần đuôi: Là đốt cuối cùng của giun. Thuỳ đuôi có dạng hình nón, không có chi
bên nhưng có hai chi phụ hậu môn dài như hai sợi lông. Phía trước đốt cuối cùng là vùng

sinh trưởng, nơi sẽ hình thành các đốt mới của cơ thể rươi. Phần cuối của đốt cuối cùng
có lỗ hậu môn nằm giữa hai chi phụ hậu môn.
Hệ tiêu hoá: Của giun có dạng ống, chúng ăn các động vật nhỏ như giáp xác bé,
thân mềm, thuỷ tức hay tảo… cấu tạo gồm ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Ruột trước
thường phân hoá thành khoang miệng và hầu có thành cơ. Hầu của giun di động có răng
kitin khoẻ, có thể phóng ra ngoài để bắt mồi và nghiền mồi.
Hệ bài tiết: Là các đôi hậu đơn thận sắp xếp theo từng đốt. Hậu đơn thận có cấu
tạo như sau: Có phễu thận mở vào trong thể xoang của mỗi đốt, phễu thận có lát tiêm
mao nên khi tiêm mao rung động thì sẽ hút chất thải vào phễu, rồi vào ống dẫn và ra
ngoài. Hậu đơn thận có ống dẫn xuyên qua vách đốt rồi đổ ra ngoài ở mỗi đốt tiếp theo.
Cấu tạo tuy đơn giản nhưng về nguồn gốc thì khá phức tạp, có liên quan đến ống dẫn
thể xoang có chức năng chủ yếu là sinh dục. Trong mỗi đốt của giun nhiều tơ, bên cạnh
5


hậu đơn thận còn có ống dẫn thể xoang. Hậu đơn thận bắt nguồn gốc từ nguyên đơn thận
còn ống dẫn thể xoang có nguồn gốc từ lá phôi giữa.

Hình 1. 3. Hệ bài tiết giun nhiều tơ [1]
A.Hậu đơn thận; B. Một nhánh hậu đơn thận; C. Ống dẫn niệu sinh dục; D. Nguyên
đơn thận của ấu trùng 1. Ống thận; 2. Lỗ thận; 3. Phễu sinh dục; 4. Solenocyst
Hệ tuần hoàn: Giun nhiều tơ có hệ tuần hoàn kín, có mạch máu lưng, mạch máu
bụng và các đôi mạch bên xếp theo từng đốt. Từ các mạch máu chính này có các cầu nối
đi qua mạng mao mạch để lấy chất dinh dưỡng và qua mạng mao quản da để lấy oxi. Có
huyết sắc tố phân tán trong dịch máu, máu chứa dịch đỏ (chứa nhân sắt), hay màu xanh
(chứa nhân đồng). Ở loài Perinereis nuntia var. brevicirris là nhân sắt. Ở một số giun
nhiều tơ có hệ tuần hoàn tiêu giảm và chức năng tuần hoàn do thể xoang đảm nhận như
họ Glyceridae, giống Dinophilus, Myzostonumi [1].
Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác: Có cấu tạo điển hình bao gồm não, vòng hầu
và đôi dây thần kinh bụng. Não là đôi hạch trong đầu, có thể phân biệt thành 3 phần ứng

với các trung tâm cảm giác: Phần trước điều khiển xúc biện, phần giữa điều khiển anten
và mắt, phần sau điều khiển hố khứu giác. Có các dây thần kinh đến giác quan ở phần
đầu.
Dây thần kinh bụng có 1 đôi và mỗi đốt có một đôi hạch nối với nhau bằng cầu nối
ngang, có dây thần kinh đi đến các cơ quan của mỗi đốt. Kiểu thần kinh có cấu trúc như
vậy được gọi là thần kinh bậc thang (Orthogonal). Hướng tiến hoá của hệ thần kinh của
giun như sau:
6




Tập trung thần kinh theo chiều ngang (thu ngắn khoảng cách giữa các hạch)

tạo thành chuỗi hạch thần kinh. Trong một số trường hợp có sự tập trung các đốt nên
hạch thần kinh dần chuyển tập trung theo chiều dọc.


Hướng thứ 2 là chuyển từ biểu mô vào trong thể xoang.

Cơ quan cảm giác của giun gồm: Các tế bào cảm giác nằm rải rác dưới da. Cơ quan
cảm giác cơ học và hoá học như anten, xúc biện, sợi cảm giác quanh miệng và sợi lưng
của chi bên. Cơ quan thị giác là mắt nằm ở mặt lưng của phần trước miệng. Ở một số
loài mắt đơn giản chỉ là phần biệt hoá lõm vào trong của mô bì và tế bào ở đáy lõm chỉ
có thể phân biệt được sự sáng, tối (như mắt của giống Razanitia) [13,16]. Nhưng ở giun
Perinereis nuntia var. brevicirris mắt phức tạp hơn là túi kín có thủy tinh thể và dịch
thủy tinh thể.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Giun nhiều tơ thuộc ngành giun đốt Annelida, lớp giun nhiều tơ Polychaeta và họ
Eunicidae. Đây là lớp có số lượng loài phong phú (được ghi nhận hơn 10.000 loài), phân

bố rộng và có thể sống trong khoảng biến thiên nhiệt độ và độ sâu lớn [34]. Theo thông
tin trao đổi từ các cán bộ của Viện Hải Dương Học Nha Trang thì loài được đề cập trong
nghiên cứu này phân bố tại nhiều khu vực Biển Đông: nhiều nhất là ở Trung Quốc, Việt
Nam, Singapore, Philippines, Thái Lan, Malaysia [29]. Ở Việt Nam, chúng được tìm
thấy ở khu vực Nam Trung Bộ.
Phần lớn giun nhiều tơ sống dưới đáy thủy vực, chúng thường chui rúc trong bùn,
cát [7] sống bò trên bề mặt đáy, trong rong tảo và cả trong xác vỏ của động vật thân
mềm như vỏ trai, vỏ sò... Người ta cũng tìm thấy giun Glycera dibranchiata sống tập
trung nhiều ở những nơi có bùn, giàu mùn bã hữu cơ [20]. Giun M. sanguinea phân bố
ở những khu vực chất đáy có sự cân bằng giữa lớp bùn bề mặt và lớp bùn cát bên dưới.
Chất đáy này đảm bảo được sự lưu thông oxy, sự ổn định của các chất hữu cơ, giảm sự
cạnh tranh môi trường sống và tránh được các sinh vật ăn thịt [32]. Trong khi đó một số
loài

thuộc

họ

Tomopteridae,

Alciopidae,

Typhloscoleicidae,

Phyllodocidae,

Aphroditidae... sống trôi nổi cả đời, chúng có những đặc điểm đặc biệt để thích nghi với
lối sống này như cơ thể của những loài này thường dẹp, trong suốt, chi bên dài và rộng.
Mức độ thích nghi với yếu tố môi trường (độ sâu, độ mặn, nhiệt độ, chất đáy...) thay đổi
theo từng loài: loài Terebellides stroenii phân bố rộng trên nhiều đại dương từ độ sâu 07



2.400m, là loài rộng muối, có thể sống ở nền đáy là bùn, cát, sỏi và sét. Loài Enuphis
conchyleya lại thích sống trong vỏ trai, vỏ ốc hay hốc đá hay các giống Otopsis
samythella, Macellicephala, Saetmatomice... chúng chỉ sống ở đáy đại dương . Các loài
giun nhiều tơ sống đáy, có nhóm sống định cư trong tổ hay có khả năng di động [28].
Giun huyết phân bố chủ yếu ở vùng trung và hạ triều nơi có chất đáy bùn với lượng
mùn bã hữu cơ cao [20]; [10]. Nơi có độ sâu 25 cm [31]. Nghiên cứu về quần đàn giun
huyết ở vùng Wiscasset, Maine thấy rằng giun huyết sinh trưởng và phát triển ở độ mặn
dao động 10-30 ‰ [10]. Ngoài ra, giun huyết có thể sống ở vùng có hàm lượng oxy hòa
tan thấp có khả năng chịu được độ mặn bất thường.
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Giun nhiều tơ được chia thành hai nhóm là nhóm định cư trong tổ và nhóm có khả
năng di động. Giun nhiều tơ được xếp vào nhóm có khả năng di động thường ăn thịt, ăn
rong tảo hoặc ăn tạp nên chúng phát triển về giác quan trên đầu và chi bên. Chúng di
chuyển trong cát, bùn và trồi lên bắt thức ăn khi sóng đánh đưa vào gần bờ. Đối với
nhóm định cư trong tổ thường ăn mùn bã hữu cơ theo lối ăn lọc nên phát triển phần đầu
còn các chi bên của thân thì biến thành cơ quan bám vào tổ. Hiện tượng hội sinh gặp
khá phổ biến ở giun nhiều tơ. Một số loài giáp xác sống trong tổ của loài Chaetopterus,
nhiều loài khác lại sống hội sinh với thân mềm, giáp xác…[1].
Theo kết quả của Nguyễn Văn Dũng và cộng sự [2] khi phân tích thành phần thức
ăn trong hệ tiêu hóa của giun cát cho thấy có 60 % là thức ăn động vật và 40 % là thức
ăn rong tảo.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Hệ sinh dục có cấu tạo khá đơn giản: Gồm tuyến sinh dục bám từng đôi trên thành
cơ thể ở tất cả các đốt hay chỉ có ở một số đốt. Có ống dẫn hay không có ống dẫn sinh
dục riêng (họ Capitellidae) [1]. Thường thì tế bào sinh dục chín và nằm ngay trong dịch
thể xoang và được giải phóng vào nước để thụ tinh trong mùa giao hoan. Do không có
ống dẫn sinh dục nên tế bào sinh dục chỉ được giải phóng khi thành cơ thể bị vỡ.
Giun nhiều tơ là loài phân tính, cả giun đực và cái đều phát triển phần sinh sản khi

thành thục. Quá trình thành thục của giun trải qua 4 giai đoạn phát triển [7].

8


Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng và cộng sự [2] thì buồng trứng của giun
cát bố trí ở từng đốt của cơ thể và bao quanh ruột, kéo dài từ đốt 15 đến hết cơ thể. Hầu
hết trứng trong buồng trứng của giun có kích thước không đồng đều. Chẳng hạn những
cá thể giun có cả trứng ở giai đoạn II (90 µm) và cả trứng ở giai đoạn IV (170 µm):
Giai đoạn I: Cơ thể giun nhỏ, có màu nâu nhạt. Noãn có kích thước rất nhỏ từ
40 - 80 µm.
Giai đoạn II: Cơ thể giun có màu đỏ. Có sự gia tăng về kích thước, khối lượng
cơ thể và đường kính của noãn từ 80-120 µm.
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt cả về trọng
lượng cơ thể và tuyến sinh dục. Noãn lúc này có đường kính 120-160 µm. Cơ thể giun
có màu hồng và đỏ cam. Nhìn hình thái bên ngoài có thể quan sát được buồng trứng bố
trí dọc hai bên thành cơ thể.
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn kết thúc quá trình phát triển sinh dục của giun.
Hình thái của giun ở giai đoạn này rất dễ phân biệt với các giai đoạn khác. Màu của cơ
thể giun lúc này là màu xanh thẫm. Đường kính trứng 160-200 µm.
Khối lượng thành thục của loài giun huyết Glycera dibranchiata vùng biển Nova
Scotia được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Khối lượng thân giun huyết Glycera dibranchiata tại các thời điểm 25%,
50%, 75% cá thể thành thục sinh dục ở các vùng biển khác nhau[15]
Trọng lượng thành thục (g)
Vùng biển
25%
50%
75%
Tác giả

Wicasset Maine
4.3
5.4
6.0
Creaser et al[9]
All Maine
4.4
6.2
7.2
Creaser et al [9]
SW Nova Scotia
3.0-4.1
4.2-5.9
6.0-6.9
Miller (2009)
Minas Basin
1.7
2.5-2.9
3.8
Miller (2009)
- Mùa vụ và tập tính sinh sản:
Các nghiên cứu về mùa vụ sinh sản của giun huyết (Glycera dibranchiata) cũng
khác nhau tùy từng vùng biển. Nghiên cứu của Klawe & Dickie [20] cho rằng quá trình
sinh sản của giun huyết xảy ra vào giữa tháng 5 ở vịnh Goose. Cuối tháng sáu là mùa
sinh sản của giun huyết ở vùng biển Maine [10] và người dân địa phương vùng biển
Nova Scotia bắt gặp giun đẻ vào tháng 5 và 6. Quá trình sinh sản chỉ diễn ra trong vài
ngày, cá thể đực và cái đều chết sau khi tham gia sinh sản [10]; [36]. Giun huyết là loài
phân tính. Quá trình thụ tinh xảy ra bên ngoài. Trước khi sinh sản giun huyết trải qua sự
9



thay đổi hình thái. Các đốt chứa sản phẩm sinh dục có chi bên và tơ phát triển hơn. Cơ
thể giun thay đổi màu sắc, ruột tiêu giảm và phân biệt rõ 2 phần là phần dinh dưỡng
(atoque) và phần sinh sản (epitoque) [28]. Khi thủy triều lên cao, những cá thể thành
thục sẽ bơi lên vùng nước nông và ở lại từ 1-3 ngày. Tại đây, quá trình sinh sản diễn ra
cá thể đực phóng tinh dịch vào môi trường nước và thành cơ thể của cá thể cái vỡ ra,
trứng được phóng vào môi trường nước và sẽ được thụ tinh sau đó [16]. Sức sinh sản
thực tế khoảng 10 triệu trứng/cá thể cái [10]. Tín hiệu đẻ trứng thường là sự thay đổi
một số yếu tố nào đó của môi trường (ánh sáng, nhiệt độ,…). Ví dụ loài rươi
Tylorhynchus heterochaetus ở nước ta thì tín hiệu trước khi sinh sản khi có sự thay đổi
khí hậu của cuối tuần trăng tháng 9 hay đầu tuần trăng tháng 10, trời u ám và có mưa nhỏ.
Quá trình sinh sản của các loài động vật không xương sống chủ yếu được kích
thích bằng các yếu tố môi trường như nhiệt độ, dòng chảy, ánh sáng¸ các yếu tố địa lý,
địa chất..., thời gian mùa trăng [26]. Do vậy thời gian chiếu sáng, thủy triều, các yếu tố
môi trường và hormone giới tính là những yếu tố cơ bản để nhận biết về đặc điểm sinh
sản của chúng [42].
Đã có nhiều nghiên cứu về mùa vụ sinh sản và tập tính sinh sản của các loài giun
nhiều tơ. Nghiên cứu của Kristensen [21] cho thấy vùng địa lý ảnh hưởng đến quá trình
sinh sản, khi điều chỉnh nhiệt độ trên loài giun cát Nereis diversicolor kết quả ghi nhận
mùa vụ sinh sản của loài giun cát Nereis diversicolor ở Norsminde Fjord, Đan Mạch từ
tháng 2-4, trong khi đó ở nước Anh là tháng 5 [23] và ở Pháp là quanh năm [18]. Ngoài
ra, thời gian tuần trăng được xác định là yếu tố tác động đến thời gian sinh sản của loài
Nereis succina [8]. Mùa vụ sinh sản của loài Nereis succina từ tháng 6 đến tháng 9,
chúng thường đẻ vào thời gian quanh tuần trăng non, thời điểm đẻ trứng trong ngày khi
mặt trời lặn [8].
Hardege [17] nghiên cứu về sự thay đổi nhiệt độ đến quá trình sinh sản của loài
giun cát Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) trong phòng thí nghiệm. Khi
điều chỉnh nhiệt độ tăng lên và kết hợp với chu kỳ sinh sản trăng non bắt đầu từ tháng 6
cho đến cuối tháng 9, quan sát trên những cá thể thành thục, ông đã xác định được
nguyên nhân kích thích các hoạt động bơi lội của chúng trong quá trình sinh sản đó là

sự xuất hiện của loại hocmon giới tính 5-methyl-3-heptanone đây là tín hiệu kích thích
sự đẻ trứng và phóng tinh trùng của loài giun này. Nghiên cứu của Hardege và Bartels
10


[16] và Zeeck [43] đã phát hiện ra loại hocmon 3,5-octadiene-2-one trong loài Nereis
japonica loại hocmone này cũng có chức năng giống như 5-methyl-3-heptanone.
Tuổi thọ của giun huyết có thể đạt tối đa 5 năm. Quá trình sinh trưởng diễn ra
nhanh trong năm thứ 2 và 3. Hầu hết giun huyết sinh sản vào năm thứ 3 sau đó chết. Tuy
nhiên có một số cá thể sự thành thục diễn ra chậm hơn nên kéo dài đến năm thứ 4 và 5
[10]; [20].
1.1.6. Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng
Trứng phân cắt xoắn ốc, hoàn toàn và xác định. Phôi vị phát triển theo kiểu lan
phủ. Phôi phát triển thành ấu trùng trochophora trôi nổi tự do trong nước nhờ vành tiêm
mao trước miệng và sau miệng.

Hình 1.4. Ấu trùng trochophora [1]
1. Cơ quan đỉnh; 2. Miệng; 3.Dạ dày; 4. Ruột; 5. Thân;
6. Hậu môn; 7. Các tế bào trung bì
Sau đó một thời gian hình thành ấu trùng hậu luân cầu (metatrochophora) sống bò
trên đáy, ấu trùng phát triển mọc thêm các đốt mới, đốt hậu ấu trùng cho tới lúc đạt số
đốt như giun trưởng thành. Sự thay đổi bề ngoài được đánh dấu bằng cách hình thành
các đốt khác nhau trong từng giai đoạn. Khi còn là ấu trùng trochophora, mầm lá phôi
giữa ở hai bên hậu môn phân chia tạo thành 2 giải lá phôi giữa nằm ở hai bên ruột. Phần
sau miệng của ấu trùng phân chia cùng một lúc, trước hết là phần ngoài rồi mới hình
thành cùng một lúc các đôi túi thể xoang tương ứng tạo thành một số đốt (3-13 đốt) được
gọi là đốt ấu trùng. Đồng thời giác quan trên phần trước miệng phát triển cùng với các
phần não để tạo thành phần đầu. Lúc này đã chuyển sang giai đoạn ấu trùng
metatrochophora. Ở giai đoạn này 2 bên hậu môn còn giữ vùng sinh trưởng và vùng này
11



dần dần hình thành các đốt tiếp theo. Trước hết tách các đôi túi thể xoang về phía trước
rồi hình thành phân đốt phía ngoài. Các đốt cứ thế nhân lên cho tới khi đạt tới số đốt của
con trưởng thành. Đến đây là kết thúc quá trình biến thái.

Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của giun nhiều tơ [1]
A: Ấu trùng trước khi nở; B và C: Ấu trùng có 3 đốt
D: Ấu trùng phát triển sau 3 tuần
Theo Sato và Tsuchiya [35], độ mặn thích hợp cho sự phát triển phôi của 2 loài
Hediste japonica và H. Diadroma dao động từ 22,5-30 ‰. Trong khi đó, độ mặn thích
hợp cho quá trình thụ tinh dao động từ 10-34 ‰. Cả 2 loài này ấu trùng trôi nổi tự do từ
khi nở thành ấu trùng luân cầu (trochophora). Thức ăn sử dụng cho giai đoạn ấu trùng
là vi tảo.
Nghiên cứu của Hardege et al [16] cho rằng đối với loài giun cát Perinereis nuntia
var. brevicirrus thì phôi phát triển bên trong viên nang trứng màu xanh lục và nở ra ở
giai đoạn nectochaete sau 7-8 ngày ở nhiệt độ nước 21°C-23°C, con giống đạt 2-3 cm
sau 2 tháng nuôi. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hardege et al [16] nhiệt độ càng
thấp thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn nectochaete càng chậm (tại 15°C thì
12


khi nở đến giai đoạn nectochaete là 2-3 tuần, tại 18°C thì từ khi nở đến giai đoạn
nectochaete là 9-10 ngày). Do vậy, trong khoảng nhiệt độ thích hợp nhiệt độ càng cao
thời gian phát triển của giun nhiều tơ càng nhanh.
Nghiên cứu về thời gian phát triển của loài giun cát Perinereis nuntia var.
brevicirris từ khi trứng thụ tinh đến khi nở thành ấu trùng là 60 giờ ở nhiệt độ 26°C [41].
Thức ăn cho ấu trùng và hậu ấu trùng chủ yếu là tảo Chlorella và thức ăn công nghiệp.
Theo nghiên cứu của Bass và Brafield [6] về loài Nereis virens thì ấu trùng trochophora
sống trôi nổi khoảng 12-15 ngày, giai đoạn hậu ấu trùng 12 ngày sau khi thụ tinh sống

ở đáy. Sau 16 tuần thấy xuất hiện giun con bò ở khu vực ngập nước [7].
Theo nghiên cứu của Tosuji & Sato [39], Pechnik et al [30] cho rằng độ mặn ảnh
hưởng lên quá trình phát triển của ấu trùng giai đoạn đầu của Hediste japonica và loài
H. diadroma. Tuy nhiên, độ mặn thích hợp nhất cho sự phát triển của ấu trùng là 27,530‰ mặc dù đây là loài rộng muối 10-34‰ [39].
Nghiên cứu về việc sức chịu đựng của loài Capitella sp. khi giảm dần độ mặn tại
nhiệt độ 20°C thì thấy quá trình phát triển phôi không chậm lại tại độ mặn 10-12 ‰ khi
so sánh với kết quả tại độ mặn 25-30‰ [30]. Điều này chứng tỏ quá trình nuôi vỗ thành
thục, cho đẻ và ương nuôi ấu trùng của loài giun này có thể tiến hành được ở độ mặn
dao động khá lớn từ 10‰ đến 30‰.
Sự thay đổi chất đáy trong ương nuôi loài Pseudopolydora vexillosa ảnh hưởng
trực tiếp đến tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng trong quá trình ương khi thay thế
thành phần chất đáy theo tỷ lệ 25, 50 và 75%, thì kết quả cho thấy tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của ấu trùng loài này đạt cao nhất tại chất đáy tự nhiên (đối chứng) [24].
1.2. Tình hình nghiên cứu về nuôi thương phẩm
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước nuôi thương phẩm loài giun nhiều tơ phục
vụ làm thức ăn cho các đối tượng giáp xác, cá biển và làm mồi câu phục vụ nhu cầu giải
trí. Các công ty sản xuất và nuôi giun chủ yếu tập trung tại Trung Quốc, Úc, Thổ Nhĩ
Kỳ [11]; [14]; [25].
Nuôi giun nhiều tơ thương phẩm sử dụng chất thải và thức ăn thừa trong nuôi cá
cho kết quả tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, có thể nuôi kết hợp đối tượng này với
một số đối tượng khác trong hệ thống nuôi tuần hoàn khép kín. Kết quả thử nghiệm sử
13


dụng các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống cho thấy rằng, giun nuôi sử dụng thức
ăn thừa khi so sánh với nuôi bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với chất thải trong các
hệ thống nuôi cá là thấp hơn [9].
Theo kết quả bước đầu nghiên cứu của Fidalgo e Cost [14] loài giun Nereis
diversicolor cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh khi sử dụng chất đáy là cát, bùn trong
một vài tháng nuôi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Dean & Mazurkiewicz [12] cho

thấy một số loài giun nhiều tơ có thể phát triển khi không có chất đáy.
Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn, chất đáy và mật độ cũng
được tập trung nghiên cứu trên một số loài giun nhiều tơ [30]; [13], chất đáy ưa thích
của loài giun là khác nhau, giun cát chất đáy ưa thích là cát to, trong khi đó loài giun
huyết thì lại là đáy bùn [2]. Mật độ của loài Hediste diversicolor thích hợp cho quá trình
nuôi thương phẩm là 500-1200 con/m2 [13].
Ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Văn Dũng và cộng sự [3] đã nghiên cứu về ảnh
hưởng của thức ăn và mật độ nuôi lên tốc dộ tăng trưởng và tỷ lệ sống của giun cát nuôi
thương phẩm, kết quả cho thấy sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao và mật độ
nuôi thấp đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Kết quả trên có thể ứng dụng vào
trong việc mở rộng đối tượng mới nuôi phục vụ sản xuất nhanh chóng chủ động cung
cấp nguồn thức ăn sống cho các trại nuôi đồng thời hạn chế nguồn khai thác ngoài tự
nhiên. Trong khi loài giun cát đã trở lên khan hiếm thì giun huyết được cho là loài thay
thế được sử dụng làm thức ăn nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Do vậy, việc nghiên
cứu loài giun huyết trở nên cấp thiết.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Gần đây các nhà khoa học tại Viện Hải Dương Học Nha Trang đã bổ sung thêm 3
loài lần đầu tiên được ghi nhận ở biển Việt Nam đó là loài Goniadides carolinae Day,
1973 và Gilbert, 1984 thuộc giống Goniadides Hartmann Schroder, 1960; loài Goniada
asiatica Hartman, 1974 thuộc giống Goniada Audouin Milne Edwards, 1833; loài
Goniada apisiti Böggemann và Eibye-Jacobsen, 2002 thuộc giống Goniada Audouin
Milne Edwards, 1833. Nghiên cứu này đã nâng số loài thuộc họ Goniadidae được ghi
nhận ở vùng biển Việt Nam lên 13 loài thuộc 4 giống trong tổng số 700 loài.
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về giun nhiều tơ, tuy nhiên các
nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân loại, còn những nghiên cứu sâu về sinh sản của giun
14


nhiều tơ vẫn chưa được quan tâm. Đến năm 2007, Viện Hải Dương Học Nha Trang đã
tiến hành bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm của giun cát trong vịnh Nha Trang [4].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng và cộng sự [2] về một số đặc điểm sinh
học sinh sản và phân bố của loài giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris cho
thấy loài này phân bố ở các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận nơi có nền đáy nhiều cát
mịn và cát to, nguồn nước tương đối sạch không vẩn đục. Giun thành thục có chiều dài
dao động từ 16-27 cm. Mùa vụ sinh sản chính của giun nhiều tơ vào thời gian tháng từ
tháng 8 đến tháng 5 năm sau trong thời gian này cơ thể chúng chứa nhiều sản phẩm sinh
dục. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá thể cái là 241.185 trứng/cá thể và sức sinh
sản tương đối trung bình là 105.312 trứng/g. Khi chúng thành thục và đến mùa sinh sản
có thể phân biệt được giun đực và cái bằng mắt thường, cá thể cái có cơ thể màu xanh
thẫm và các chân bơi phát triển. Cá thể giun đực có cơ thể màu trắng đục, được chia làm
hai phần: phần phía đầu có màu trắng đục, phần còn lại và chân bơi có màu đỏ tươi, mắt
to và sát lại gần nhau. Tỷ lệ giun đực/cái trong tự nhiên là 1 : 2,3.
Hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 đã sản xuất giống và nuôi thương
phẩm loài giun cát. Tuy nhiên loài giun huyết chưa có công trình nghiên cứu nào, do
vậy dựa trên cơ sở một số kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản
nhân tạo giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) của Nguyễn Văn
Dũng và cộng sự [2] thành công trên loài giun cát sẽ đem lại kết quả khả thi trên đối
tượng nghiên cứu mới này. Việc mở rộng đối tượng nuôi với quy mô sản xuất lớn mang
lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu sử dụng làm thức ăn
ngày càng nhiều trong nuôi trồng thủy sản.
1.4. Tình hình sử dụng giun nhiều tơ trong nuôi trồng thủy sản
Bờ biển Việt Nam trải dài 3.260 km suốt từ Bắc vào Nam là tiềm năng to lớn cho
nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng từ
50.000 ha năm 1985 lên đến 295.000 ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi tôm sú, năm 2010
diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trong năm đạt trên 639.000 ha, sản lượng đạt gần
470.000 tấn cả về tôm sú và tôm thẻ. Đến năm 2014 cả nước có 30 tỉnh, thành phố có
nuôi tôm với diện tích thả nuôi là 699.725 ha, tổng sản lượng đạt 661.074 tấn .
Năm 2011 tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 33.049 ha, số lượng con giống
cần là 33 tỷ con , đến năm 2014 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 93.000 ha, lượng
15



×