Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

bài tiểu luận về quy trình sản xuất mè xửng truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 21 trang )


Mục lục

1 MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió
mùa. Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung,
Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những
đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc
trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
Trong đó, Mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn
hóa của Huế, giống như cơm hến, tôm chua hay chùa Thiên Mụ hay Sông
hương, Núi Ngự vậy Thấy trong hành lý của ai có mè xửng tức là người đó vừa
ở Huế. Người Huế đi vô Sài Gòn, ra Hà Nội, hay ra nước ngoài ai cũng mang
theo vài gói mè xửng làm quà cho người thân, bạn bè.
Tại Huế có nhiều xửng sản xuất mè xửng nỗi tiếng như Thiên Hương, Song
Nhân,Song Hỷ, Sông Hương... Nhưng hôm nay nhóm chúng em xin trân trọng
giới thiệu đến thầy và các bạn về quy trình công nghệ để sản xuất mè xửng
truyền thống tại xửng mè xửng Phước Lộc- 8/103 Nhật Lệ, thành phố Huế.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên bài tiểu luận vẫn còn nhiều hạn chế và
sai sót. Kính mong thầy góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn.
2 : TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU
2.1 : Bột năng
- Nguồn gốc: Còn gọi là bột sắn, bột đao (miền Bắc), bột lọc (miền Trung)
là loại tinh bột của củ khoai mì (sắn). Miền Nam, bột năng là bột được lấy từ củ
năng, một loại củ ở vùng đất trũng Kiên Giang.


- Tên thế giới, bột năng dược sử dụng để làm chất phụ gia cho các lại sốt. ở
Việt Nam, bột năng còn là nguyên liệu để tạo độ sánh cho các món chè và một


số lại bánh như bánh da lợn, bánh bột lọc,…

[ Hình ảnh tự chụp thực tế]
- Vai trò của bột năng :
+ Bột năng cung cấp chủ yếu tinh bột (gần 95%) nên được xem là một lại
bột giàu năng lượng, 381kcal/100g.
+ Bên cạnh đó, bột năng không có nhiều protein cũng như chất xơ nên lượng
gluxid có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó các trường hợp bị
bệnh tiểu đường hoặc bép phì nên lưu ý trước khi tiêu thụ bột năng.
+ Lượng kali, sắt, phosphor có trong bột năng là rất ít.
+ Bột năng hoàn toàn không có gluten nên hoàn toàn thích hợp với những



người dị ứng với gluten cũng như bệnh coeliaque.
- Vai trò của bột năng trong mè xửng :
Khả năng trương nở và hút nước rất mạnh : hỗn hợp đờng khi đun được hòa tan




mà không bị đặc cứng, đem lại độ dẻo sánh.
Khả năng tạo gel : tạo độ bền và độ đàn hồi cho kẹo.
Khả năng hồ hóa sớm, độ nhớt cao, xu hướng thoái hóa thấp, quá trình oxy hóa
chất béo có trong bột, quá trình thủy phân nhờ các men có trong bột : tạo màu
vàng tươi ngon và thời gian bảo quản kẹo mẽ xửng được lâu hơn.
Thành phần tinh bột

85% min


Độ ẩm

13% max

PH

5-7



0.20% max


Tro

0.20% max

Độ dẽo

600BU min

Bảng 1.1 : Chỉ tiêu chất lượng của bột năng trong mè xửng
[ ]
1

: Bột gạo :
Là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền. Tinh

bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các
nước Châu Á, nhiều loại bánh cổ

được sử dụng rất phổ biến từ Nam cho đến miền Bắc trong các món như bánh
cuốn, bánh căn, bánh canh, bánh bò,…
Bột gạo để làm mè xửng ngon là bột gạo La Khê huyện Hương Trà, hay bột
gạo mua từ Sa Đéc, Nam Bộ ra. Bột mịn mà không vón cục khi nấu.


2

: Đường
Đường saccharose còn gọi là đường kính trắng có công thức hoá học là

C12H22O11, có vị ngọt, tan trong nước. Khi hoà tan trong nước tạo ra áp suất
thẩm thấu, nồng độ càng cao thì áp suất thẩm thấu càng lớn có tác dụng ức chế
các vi sinh vật phát triển. Khả năng ức chế các vi sinh vật của đường còn do nó
tạo ra nồng độ chất khô cao, giảm lượng nước và lượng oxi hoà tan trong dung
dịch.
Tiêu chuẩn của đường trắng thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
Hàm lượng đường
saccharose (% chất khô không
nhỏ hơn).
Độ ẩm (% chất khô không
lớn hơn).
Hàm lượng đường khử (%
chất khô không lớn hơn)
Hàm lượng tro (% chất
khô không lớn hơn).

Đường kính thượng
hạng


Đường kính loại I

99,75

99,62

0,05

0,07

0,05

0,10

0,05

0,07


Khi xử lý đường ở nhiệt độ trên 120 0C sẽ xảy ra phản ứng caramel, đường
bị nhiệt phân thành nhiều sản phẩm phân hủy khác nhau, chúng có phân tử lớn,
màu sậm được gọi làcaramel. Phản ứng này được xúc tác bằng acid (pH=2 - 4)
hay bazơ (pH=9 - 10), và cũng có thể xúc tác bằng muối amonium. Người ta đã
phát hiện một số chất có khả năng sinh ung thư hay các độc tố kích thích thần
kinh trong thành phần của sản phẩm caramel (chủ yếu là 4-methylimidazole và
các hợp chất có liên quan).
Ngoài ra, đường còn có khả năng tương tác với các hợp chất amino để tạo
nên phản ứng melanoidin (còn gọi là phản ứng maillard). Sản phẩm của phản
ứng này là một hỗn hợp các chất có kích thước phân tử khác nhau, chúng tạo ra

màu từ vàng đến nâu, có khả năng chống oxi hoá bảo vệ được chất béo. Phản
ứng này xảy ra mạnh ở môi trường kiềm (mạnh nhất ở pH=9 - 10), khi độ hoạt
động của nước bằng 0,7 thì phản ứng xảy ra mạnh nhất (tương ứng với thực
phẩm có 40 - 70% ẩm).
Trong công nghệ thực phẩm, người ta thường sử dụng đường để tạo màu,
tạo mùi, tạo vị, tạo đông và để bảo quản sản phẩm.
3

: Mạch nha
Mạch nha là một chất đường lấy từ gạo nếp. Người ta thường dùng mộng

lúa để làm mạch nha (tên mạch nha có nghĩa là mộng lúa). Mạch nha có đặc tính
ngọt thanh và dịu, ăn nhiều không thấy gắt, cái dẻo của mạch nha cũng khác
đường non, cầm thố hay lon đựng mạch nha nghiêng qua một bên thấy mạch nha
không đổ dồn, sờ không dính tay, ăn có chứa nhiều sinh tố vì dùng toàn mộng
lúa pha với mộng nếp hay toàn mộng nếp thay vì mộng lúa, nên mạch nha có thể
để lâu mà vẫn giữ nguyên mùi vị thơm ngon, dễ bảo quản.
Chỉ tiêu chất lượng của đường mạch nha:
Chỉ tiêu
Nồng độ chất khô
Đường khử (DE)
Ph

Yêu cầu
74 – 82%
35 – 75%
4.5 – 6


Tổng số nấm men

< 100 cfu/g
Màu
50 – 100 ICUMSA
Tro
0,1 – 0,5%
Kim loại nặng
< 20 ppm f
Muối NaCl
0,5%
Đườngmạchnhacótácdụnglàmchokẹotăngđộdai, nhiềutơ, khôngbịlạiđường,
khôngbịchảynhão do hútẩm màgiáthànhlạikhôngcao
Đườngmạchnhacònlà mónănrấtbổnhờcónhiềusinhtố, hợptìvị,
nhấtlànhữngngườiyếudạdày.
4

: Mè:
Vừng hay mè(danh pháp 2 phần Sesamum indecum): là một loại cây ra hoa

thuộc chi vừng, họ vừng. Nguồn ngốc chính xác tự nhiên vẫn chưa xác định, dù
nhiều loài cây trong hoang dã có liên quan hiện diện ở Châu Phi,và một số nhỏ
hơn ở Ấn Độ. Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới
và được trồng để lấy hạt ăn do hạt của nó có hàm lượng chất béo và chất đạm
cao. Đây là một cây cao cỡ 1-1,5m. Lá đơn và kép 3 lá phụ có loonh, hoa vàng
nhạt, nang có khía, hạt nhỏ. Hạt vừng chưa từ 38-50% dầu.
 Vai trò của mè
-

Chất béo trong mè thường là chất béo chưa bão hòa, có khả năng

bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bị tổn thương do lão hóa, đồng thời giúp

giảm xơ vữa động mạch và thiếu máu cơ tim.
- Thành phần chủ yếu trong hạt mè là chất béo, acid béo bão hòa
trong mè là yếu tố mang nhiều giá trị dinh dưỡng cao.
- Hạt mè có chứa nhiều chất chống oxy hóa và ngoài ra còn nâng cao
khả năng bảo vệ và hấp thụ vitamin E, giúp chống oxy hóa mạnh, tăng
cường hệ thống miễn dịch và có tác dụng phòng chống một số bệnh ung
thư.
 Yêu cầu chất lượng: hạt trắng, không bị vỡ vụn, không bị sâu mốc, mối
mọt
-

Tiêu chuẩn chất lượng


Về cảm quan
Tên chỉ tiêu
. Màu sắc
. Mùi vị
Côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt
thường

Yêu cầu
Đặc trưng cho từng giống vừng, không
bị biến màu
Có mùi tự nhiên của vừng hạt, không
có mùi lạ
Không được có

Yêu cầu về chất lượng
Chỉ tiêu

Độ ẩm và hàm lượng các chất dễ bay hơi, % khối lượng, không
lớn hơn
Hàm lượng dầu, % khối lượng, không nhỏ hơn.
Tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn.
Hạt bị hư hỏng, % khối lượng, không lớn hơn
Hạt khác màu, % khối lượng, không lớn hơn
Hàm lượng axit béo tự do trong phần dầu trích ly, quy về axit
olêic, % khối lượng dầu, không lớn hơn
5



Yêu cầu
9,0
45,0
2,0
2,0
5,0
3,0

: Đậu phộng :

Thời điểm thu hoạch rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Đậu phộng giống nên thu
hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín



sinh lí.
Sau khi nhổ, rải cây thành hàng để khử lẫn lần cuối, loại bỏ cây có quả bị bệnh.

Quả rơi rụng không nên giữ lại. Sau đó phơi ngay tại ruộng nếu trời nắng to,
ruộng khô ráo hoặc phơi ngay dưới hiên.
- Vai trò của đậu phộng :
+ Chất bột đường trong đậu thuộc nhóm đường phức tạp nên không làm
tăng đường huyết nhanh khi ăn.
+ Chất béo trong đậu không có cholesterol, chứa nhiều chất xơ nên tất phù
hợp đê đưa vào chế độ ăn của nệnh nhân đái tháo đường.
- Yêu cầu chất lượng :
+ Đậu phộng phải còn nguyên hạt, không bị sâu, mốc, mối, mọt.


[ Hình ảnh tự chụp thực tế]
6

: Nước
Nước là nguyên liệu không thể thiếu trong làm mè xửng. Giúp hòa tan và

trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. Nguồn nước phải sạch, tinh khiết và đảm
bảo vệ sinh.

[ link nguồn : />%9Bc&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwi169qJt63QAhULqo8K
HQQ-BiEQ_AUICCgB&biw=1366&bih=621#imgrc=1BDfzs3IBuPB9M%3A ]

STT

Nguyên liệu

Khối lượng

Đơn vị


1

Bột sắn

3

kg

2

Bột gạo

1

kg

3

Đường kính trắng

9

kg

4

Nước

4


lít

5

Lạc nhân

4

kg


6

Vừng

3,5

kg

[ link nguồn :
/>page=news&do=detail&category_id=194&news_id=10038]
3

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ:
Tinh bột

Đường kính


Ngâm

Hồ hóa

Hòa tan

Trộn đều

Nấu kẹo (15 phút sau khi sôi)
Cho nha 1
Nấu kẹo( 30 phút)
Cho nha 2
Nấu kẹo( 1 giờ)
Cho đậu
Nấu kẹo( 5 phút)
Cho mè
Làm nguội
Tạo hình
Đóng gói


Bao gói

Mè xửng g

3.2

Thuyết minh quy trình


Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất mè xửng của xưởng mè xửng
Phước Lộc:
3.2.1 Hồ hóa
Hồ hóa nhằm mục đích làm bột trương nở hoàn toàn, tránh hiện tượng lại
bột trong quá trình bảo quản kẹo.
Đầu tiên cho 2 kg bột gạo và 5 lít nước vào máy đánh bột và tiến hành đánh
đều, sau 10-15 phút cho vào hỗn hợp 4kg bột lọc vào và tiếp tục đánh cho đều
cho đến khi bột đã đặc.
3.2.2 Hòa tan
Tránh sự kết tinh trở lại trên một diện tích lớn hơn khi dung dịch đường ở
trạng thái quá bảo hòa.
Cho 5 lít nước và 13kg đường vào nồi nấu cho đến khi tan hết đường. Sau
đó để nguội dịch đường. Tiếp theo ta trộn đều dịch đường với hỗn hợp bột.
3.2.3 Nấu kẹo
Mục đích: làm cho nước đường và dịch tinh bột trở thành hỗn hợp đồng
nhất có độ dẻo dai nhất định.
Công đoạn nấu kẹo có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:


Từ khi cho vào nồi đường hỗn hợp bột đã được đánh trước đó cùng với 3kg
đường vào nấu khoảng 15 phút cho đến khi cho mạch nha lần 1 vào.( trong quá
trình này dùng cánh khuấy gỗ để khuấy bằng tay). Lượng mạch nha cho vào lúc
này khoảng 7kg.
Giai đoạn 2:
Tiếp tục làm bốc hơi dung dịch kẹo đồng thời đổi cánh khuấy bằng máy để
đánh được đều hơnvà sau 30 phút bổ sung 3kgmạch nha lần 2 vào để làm phá
vỡ những phân tử nước cứng, kẹo có độ dẻo dai thích hợp, màu sắc sáng và
trong.
Giai đoạn 3:

Đợi 1 giờ sau cho đậu đã rang sẵn từ trước vào, tiếp tục nấu trong thời
giankhoảng 5 phút thì đem sản phẩm cho vào khay đã có sẵn mè,cho kẹo trải
đều khay rồi bỏ số mè còn lại lên trên, để nguội 10 phút sau đó đem đi tạo hình
và đóng gói.
3.2.4 Làm nguội
Mục đích:
Làm đông đặc khối keo chuẩn bị cho quá trình tạo hình.Tránh quá trình
caremel hóa đường và làm lạnh nhanh khối kẹo để tránh hiện tượng hồi đường,
chuẩn bị cho quá trình tạo hình.
Kẹo được đổ ra và dàn đều trên các khay đã được chuẩn bị sẵn, chiều dày
lớp kẹo khoảng 1cm. Sau đó rắc lên mặt kẹo một lớp mè mỏng, làm nguội 10
phút trước khi tạo hình.
3.2.5 Tạo hình
Những miếng kẹo lấy ra từ khay được đưa đến máy cắt dọc và máy cắt
ngang thành những mảnh nhỏ có kích thước tùy theo yêu cầu.
3.2.6 Bao gói
Nhằm bảo quản, hoàn thiện, chống vi sinh vật.


Kẹo được gói bằng giấy bóng kính. Sau đó được bỏ bì và đóng gói theo số
lượng theo quy định của cơ sở sản xuất.
3.2.7 Biến đổi nguyên liệu:

-

-

-



-

-



-

-

Hòa tan:
Biến đổi vật lí:
+ Nhiệt độ khối dung dịch tăng.
+ Tỉ trọng dung dịch tăng.
Biến đổi hóa lí:
+ Sự hòa tan của đường vào nước.
+ Sự bốc hơi nước.
Biến đổi hóa học:
+ Phản ứng thủy phân đường saccharose tạo thành đường nghịch đảo.
+ Tăng nông độ chất khô.
Biến đổi sinh học:
+ Vi sinh vật bị ức chế.
Nấu kẹo:
Biến đổi vật lí:
+ Nhiệt độ khối kẹo tăng.
+ Tỉ trọng khối kẹo tăng.
+ Độ nhớt khối kẹo tăng.
Biến đổi hóa học:
+ Xảy ra phản ứng caramel hóa.
+ Phản ứng thủy phân saccharose tạo thành đường nghịch đảo.

+ Tăng nồng độ chất khô.
Biến đổi hóa lí:
+ Sự bốc hơi nước.
Biến đổi sinh học:
+ Vi sinh vật bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
Đánh trộn:
Biến đổi vật lí:
+ Nhiệt độ giảm.
Biến đổi hóa học:
+ Tăng thành phần các chất dinh dưỡng.
Biến đổi hóa lí:
+ Độ ẩm tăng.
Làm nguội:
Biến đổi vật lí:
+ Nhiệt độ khối kẹo giảm.
+ Độ nhớt khối kẹo tăng.
Biến đổi hóa lí:
+ Khối kẹo hút ẩm.


3.3 Thiết bị, dụng cụ, thông số kĩ thuật:
3.3.1 Hệ thống nấu kẹo nồi 2 vỏ:
-

Nồi nấu kẹo này được dùng để nấu keọ. Nồi nấu này bao gồm một thùng chứa
hơi, một bơm định lượng có tốc độ thay đổi được, một thiết bị làm nóng hỗn hợp
đường, một khoang tách hơi và hai thùng để nhận, tất cả đều được lắp ráp trên
thân máy chính.

Link: />Thông số hơi làm việc: 6bar; 165 °C




- Cơ cấu khuấy trộn có tốc độ khuấy 20-30 vòng/ph. Cánh khuấy có khả năng
tháo rời nhanh chóng để dễ dàng vệ sinh.
- Cơ cấu quay rót kẹo qua miệng phễu rót trên thân nồi đảm bảo một góc quay
90 °.




Dung tích nấu từ:100 -2000l
Vật liệu chế tạo:thép inox SUS 304
Nhiệt độ hơi bão hòa 1300ₒC
3.3.2 Nồi nấu có cánh khuấy 3 lớp:
Nồi được làm 3 lớp, cụ thể: lớp vỏ ngoài, sau đó đến lớp bông thủy tinh
cách nhiệt không cho lớp vỏ ngoài bị nóng và nồi giữ nhiệt tốt hơn. Tiếp theo sẽ
đến 1 lớp chứa dung dịch phát nhiệt, đa số sử dụng dầu ăn. Tiếp đến là lớp inox
vỏ trong tiếp xúc dung dịch cần nấu.




Về NLLV: thanh nhiệt hay còn gọi là điện trở sẽ làm sôi dầu ăn, từ đó dầu ăn sẽ
truyền nhiệt cho dung dịch cần nấu. Với cách tạo nhiệt này thì dung dịch cần
nấu sẽ không nóng trực tiếp, mà quá trình lên nhiệt sẽ được lên đều. Không làm
biến đổi chất và không bị cháy khét.

Link: />3.3.3 Máy khuấy lọc bột:
Máy khuấy điện 10-50 lít AA-D-08

- Công suất motor (Phụ thuộc vào độ nhớt của dung dịch): 1/4 đến 2 HP
- Tốc độ ( theo yêu cầu )
- Kích thước máy gia công theo cỡ thùng chứa dung dịch
- Kích thước trục khuấy: Ø20 x 550mm
- Kích thước cánh khuấy: 1 cánh 6"x1
Thông tin cụ thể Máy khuấy điện 10-50 lít AA-D-08:
Tùy thuộc vào từng nhu cầu, từng dung dịch mà máy sẽ có những Motor phù
hợp
- Motor kéo Taiwan hoặc Brazil ( Thích hợp dung dịch yêu cầu tốc độ khuấy
cao )
+ Dãy công suất từ 1/4 đến 2 Hp


+ Tốc độ khuấy: ( 2 pole~2800 v/p; 4 pole~1430 v/p; 6 pole~960 v/p )- có thể
lắp biến tần để điều chỉnh tốc độ.

Link : />3.3.4 Máy rang đậu,mè:
Thông số kỹ thuật máy rang hạt việt nam:
Xuất xứ : Việt nam
Điện áp: 220V
Nhiên liệu :Ga – than
KT: ϕ 800 x 1500 mm
T.lượng : 300 kg
Dung tích mỗi lần rang: 30- 50 kg/mẻ
Ưu điểm của các loại máy rang hạt
- có thể làm việc liên tục, với công suất lớn
- Tự động đảo hạt giúp hạt chín đều, đẹp hơn rất nhiều so với rang thủ công
- Nhiệt lượng sử dụng có thể là gas, điện hoặc than tùy vào điều kiện của
từng vùng
- Có nút điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với nhiều loại hạt khác nhau



Máy rang hạt Việt Nam sử dụng điện qua các thanh điện trở đốt nóng lồng
rang kép kín gia nhiệt và lồng rang quay đều quanh điện trở để đảm bảo nhiệt
tỏa đều.
Có thiết kế đặc biệt với lồng rang bằng Inox 304, máy rang hạt Việt Nam
giúp cho quá trình sử dụng không bị rỉ sét, đặc biệt là với các loại hạt cần rang
trong điều kiện môi trường muối như: hạt điều, đậu phộng,…

Link:

/>
3.3.5 Máy cắt kẹo:


3.3.6 Máy đóng gói bao bì:
Điện áp :

220V

Công suất :

750W

Chiều dài
đường ép :
Mặt bàn :

280 mm


Gỗ ép

Độ rộng đường

10 mm

ép :
Kích thước

(W500xH950xD400)m

tổng :

m

Trọng

15 kg

lượng :
Khung
chân :

Thép sơn tĩnh điện

Máy ép đạp chân M5 (Mặt bàn gỗ)phù hợp ép các loại nylon đựng bánh kẹo
cà phê đậu phộng hạt điều như túi PP,PA,PVC,Bao bạc và các loại màng ghép
phức hợp khác...vvv...
Link: />•


Ngoài ra có các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình sản xuất kẹo mè xửng truyền
thống nếu không có mấy móc thay thế như:


Cái cán bột

Cái nia

Các khay bánh
4

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

4.1 Chỉ tiêu cảm quan:
Là chỉ tiêu quan trọng nhất áp dụng theo TCVN
- Hình dạng bên ngoài: có nhiều hình dạng tùy khác nhau theo sản phẩm
-

như: hình vuông dẹt, thanh dài,... có hình dạng nguyên vẹn.
Màu sắc: đồng đều, phù hợp với tên gọi, không có màu quá đậm.
Trạng thái: Mềm, mịn, đồng nhất, không hồi đường, có hình dạng

-

nguyên vẹn.
Mùi, vị: thơm, không có mùi vị lạ như cháy, khét

4.2 Chỉ tiêu vi sinh:
Áp dụng theo TT 01/2000/TT-BYT đối với các loại mứt, kẹo có đường
không chưa ca cao và quyết định số 46/2007/QĐ-BYT đối với nhóm thực

phẩm sản xuất chế biến từ ngủ cốc, khoai củ, đậu, đỗ áp dụng theo TCVN
7406:2004


STT

TÊN CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ TÍNH

1

Tổng số VSV hiếu
khí
coliforms
E.Coli
Staphylococus
aureus
Clostridium
perfringens
B. cereus
Salmonella
TSBTNM-M

KL/g

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA
CHO PHÉP
104


KL/g
KL/g
KL/g

10
3
10

KL/g

10

KL/g
KL/25g
KL/g

10
Không có
102

2
3
4
5
6
7
8

4.3 Chỉ tiêu hóa lý và hóa học:
-


Đường toàn phần
Đường khử
Độ ẩm
Hàm lượng tro không tan trong HCl
Tạp chất lạ
Bảng: Chỉ tiêu hóa lý và hóa học của sản phẩm theo TCVN
Chỉ tiêu hóa lý và hóa học
Loại kẹo Nhóm
Kẹo mềm Không acid
Có acid
Kẹo dẻo Yêu cầu

-

Đường
khử
4-22
16-22
19-25

Đường
tổng
4-6.5
46-55
4-6
46-55
85-88( độ 45-55
brix ở
20°C)


Độ acid

=<0.2
=<1
0.81.3( tính
theo acid
citric)
Phụ gia thực phẩm: giới hạn áp dụng theo thông tư số 27/2012/TTBYT
+ Phẩm màu
+ Hương liệu
+ Chất bảo quản
+ Chất ngọt tổng hợp

4.4 Phương pháp thử:
-

Ẩm

Phương pháp lấy mẫu: theo TCVN 4067- 85.

Tro
=<0.1
=<0.1
=<0.1


-

Phương pháp xác định khối lượng tịnh, kích thước, các chỉ tiêu cảm quan và


-

khối lượng của sản phẩm: theo TCVN 4068 - 85.
Phương pháp xác định độ ẩm: theo TCVN 4069 - 85.
Phương pháp xác định hàm lượng đường khử ( glucose ): theo TCVN 4075 - 85.
Phương pháp xác định đường toàn phần: theo TCVN 4074 - 85.
Phương pháp xác định tro không tan trong HCl: theo TCVN 4071 - 85.
Đường link bảng: />5

Kết luận
Sau khi đến tham quan tại cơ sở mè xửng Phước Lộc, nhóm chúng em đã

tìm hiểu về quy trình sản xuất cũng như nguyên liệu để sản xuất ra một sản
phẩm hoàn thiện. Bài báo cáo trên là những gì nhóm đã tìm hiểu được thông qua
các anh chị công nhân làm tại xưởng và các tư liệu trên mạng.
Vì vậy để sản xuất ra một sản phẩm mè xửng – đặc sản của Huế là cả một
quá trình và cái tâm của người làm.
Thông qua đây nhóm em xin chân thành cảm ơn đến cô chú anh chị tại
xưởng mè xửng Phước Lộc đã tạo điều kiện cho nhóm em tham quan và học
hỏi!



×