Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp vận dụng toa xe hàng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.05 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
*************************

BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP :

XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE HÀNG HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Huyền

Lớp:

QLSX 17.01

Mã sinh viên:

12100816

Giảng viên hướng dẫn:

Ths. Nguyễn Thùy Linh


HÀ NỘI - 2016

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KCTX

Khám chữa toa xe

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLĐ

Vốn lưu động

VCĐ

Vốn cố định

BQ

Bình quân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Xí nghiệp qua 3 năm 2013-2015
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực của Xí nghiệp qua 3 năm 2013-2015
Bảng 2.3: Thống kê máy móc thiết bị chủ yếu

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay việc phát triển kinh tế là trọng điểm chủ yếu của con người, góp phần cho
công cuộc phát triển đó không thể không kể đến ngành giao thông vận tải. Để cung ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa cần thiết của thị trường có rất nhiều công ty được thành lập trong đó có Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải đường sắt Hà Nội.
Là một sinh viên khoa quản lý kinh doanh sau khoảng thời gian học tập, rèn luyện và được trang
bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tại trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô
giáo trong thời gian qua, theo kế hoạch của nhà trường và sự đồng ý của lãnh đạo Xí Nghiệp vận dụng
toa xe hàng Hà Nội (Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải đường sắt Hà
Nội) em đã được thực tập một tháng tại phòng Kế hoạch vật tư của Xí nghiệp. Thời gian đi thực tập
thực tế là khoảng thời gian rất quan trọng với mỗi sinh viên. Với bản thân em, đi thực tập tại Xí
Nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội, đã giúp em có cơ hội được tiếp xúc, tìm hiểu và phần nào hiểu
được về tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp nhờ sự chỉ dẫn tận tình của các cán bộ trong
phòng Kế hoạch vật tư của Xí nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn và vốn kiến thức hạn chế nên bài
viết của em không tránh khỏi sai sót vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô giáo để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Bài báo cáo của em gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội
- Chương 2: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội
- Chương 3: Kết quả hoạt động SXKD và phương hướng phát triển trong tương lai


Chương 1 – Tổng quan về Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội được thành lập vào năm 1989 theo quyết định số 361
– ĐS/TC ngày 24/04/1989 của Tổng cục Đường Sắt ( Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam ).
- Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải

đường sắt Hà Nội ban hành theo quyết định số 2060/ QĐ-ĐS ngày 22/12/2014 của Hội đồng thành
viên Tổng Công Ty ĐSVN;
- Căn cứ quyết định số 16/ QĐ-ĐSHN ngày 26/12/2014 của Hội đồng thành viên Công ty
TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội về việc thành lập chi nhánh Công ty TNHH MTV Vận Tải
đường sắt Hà Nội. Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội.
Theo đề nghị của Tổng Giám Đốc Công Ty Quyết Định
Điều 1. Ban hành kèm quyết định này “ Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Công Ty TNHH
MTV Vận Tải đường sắt Hà Nội- Xí Nghiệp Vận dụng toa xe hàng Hà Nội “.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015
Điều 3.Tổng Giám Đốc Công Ty TNHH MTV Vận Tải đường Sắt Hà Nội, Trưởng các phòng chuyên
môn nghiệp vụ Công ty, Giám Đốc Xí Nghiệp Vận Dụng Toa Xe Hàng Hà Nội và thủ trưởng các đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

P Tên đầy đủ: Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội - - Xí
nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội.

P Tên gọi tắt: Xí Nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội.
P Trụ sở chính: 7B, Số 551 đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Gia Thụy- Quận Long Biên – Thành
Phố Hà Nội.

P Điện thoại : 04.3.942.1711

Fax: 04.3.942.1711


2. Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp
2.1. Ngành nghề kinh doanh của Xí Nghiệp.
- Vận tải hành khách đường sắt.
- Vận tải hàng hóa đường sắt.
- Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ.
- Cho thuê xe có động cơ.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
- Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và sản phẩm liên quan.
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
- Sản xuất các cấu kiện kim loại.
- Sửa chữa sản phẩm kim loại đúc sẵn.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu.
- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Dịch vụ lưu trữ ngắn ngày.
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
- Hoạt động của các cơ sở thể thao.
- Hoạt động viễn thông khác.
- Quảng cáo.
2.2.Lĩnh vực hoạt động của Xí Nghiệp
- Trên mạng lưới đường sắt từ Ga Kim Liên trở ra phía Bắc.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp


3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Sơ đồ 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Giám đốc
Phó GĐ 1
Phó GĐ 2
Phó GĐ 3
Phó GĐ 4


Bộ máy tham mưu
Phòng
An toàn
nghiệp vụ
Phòng
Tổ chức cán bộ lao dộng
Phòng
Tài chính kế hoạch

Phòng
Kỹ thuật KCS
Phòng
Kế hoạch vật tư
Phòng
Hành chính
tổng hợp

22 đơn vị trực thuộc
3.2.Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban;

P Giám Đốc Xí Nghiệp:
- Ký nhận vốn ( kể cả nợ ), tài sản, đất đai, tài nguyên, lao động và các nguồn lực khác do Công
Ty giao để quản lý, sử dụng có hiệu quả theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Xí Nghiệp.
- Tổ chức xây dựng Quy chế Tổ chức và hoạt động Quy chế quản lý chỉ tiêu nội bộ, Quy chế trả
lương, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nội quy, quy chế, quy định nội bộ của Xí Nghiệp.
- Quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động Xí Nghiệp theo quy định của pháp luật.


- Quản lý, sử dụng lao động, giải quyết chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp quản lý hồ sơ, bảo hộ lao động, an toàn lao động, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

về lao động và các lĩnh vực khác liên quan đến lao động, quản lý và người lao động Xí Nghiệp quản
lý.
- Chịu trách nhiệm công tác an toàn chạy tàu, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các đơn
vị trực thuộc phạm vi Xí Nghiệp được giao quản lý.
- Quyết định phân công nhiệm vụ cho Phó Giám Đốc Xí Nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Xí Nghiệp và đơn
vị trực thuộc quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng công ty, Công Ty.
- Báo cáo Công Ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động của Xí
Nghiệp đơn vị trực thuộc quản lý theo quy định.
- Trường hợp vắng mặt, Giám Đốc Xí Nghiệp ủy quyển cho 1 Phó Giám Đốc Xí Nghiệp điều
hành hoạt động của Xí Nghiệp, đồng thời phải báo cáo Công Ty và các đơn vị có liên quan biết.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Pháp Luật và Tổng Công Ty.

P Các Phó Giám Đốc Xí Nghiệp:
- Các Phó Giám Đốc Xí Nghiệp giúp Giám Đốc Xí Nghiệp trong việc điều hành Xí Nghiệp theo
phân công và ủy quyền của Giám Đốc Xí Nghiệp; chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Xí Nghiệp
và pháp luật về nhiệm vụ được Giám Đốc Xí Nghiệp phân công và ủy quyền.

P Phòng Tài chính – Kế Toán:
- Phòng Tài Chính – Kế Toán của Xí Nghiệp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính
kế toán của Xí Nghiệp; giúp Giám Đốc Xí Nghiệp quản lý, kiểm tra, giám sát công tác tài chính kế
toán của và các đơn vị trực thuộc quản lý theo pháp luật về tài chính- kế toán. Bên cạnh đó, trưởng
phòng tài chính – kế toán phải chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Xí Nghiệm, Tổng Giám Đốc, Tổng
công ty, Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

P Các phòng chuyên môn khác:
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc Xí Nghiệp
trong việc chỉ đạo, quản lý điều hành các hoạt động của Xí Nghiệp và các đơn vị trực thuộc quản lý.



Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ do Giám Đốc Xí Nghiệp quyết
định phù hợp với quy định của Pháp Luật, Tổng Công Ty, và Công Ty, quy chế này.

P Các đơn vị trực thuộc :
- Các đơn vị trực thuộc Xí Nghiệp là các đơn vị trực tiếp sản xuất, kinh doanh, tổ chức thực
hiện các hợp đồng của Tổng công ty, Công ty của Xí Nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ được Tổng
công ty, Công ty và Xí nghiệp giao.


Chương 2 - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội
I. Đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp
1. Vốn
Vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn sẽ mở rộng được sản
xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu
cầu đặt ra là cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát
triển vốn, đảm bảo sự phát triển và vững mạnh. .Xí Nghiệp vốn hoạt động theo hình thức phụ thuộc
bởi Tổng công ty. Hàng năm Tổng công ty sẽ rót một khoản vốn nhất định cho Xí Nghiệp. Tuy nhiên
nhờ có thêm các dịch vụ ngoài mà Xí Nghiệp cũng có những khoản tiền dự trữ nhất định ( Tổng công
ty kiểm soát và phê duyệt ).

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Xí nghiệp qua 3 năm 2013-2015:
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


So sánh tăng,
giảm 2014/2013

So sánh tăng,
giảm
2015/2014

Số
lượng

Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng

Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng

Tỷ
trọng
(%)

Số tuyệt
đối


%

Số
tuyệt
đối

%

46.429

100

182.910

100

148.540

100

136.481

2,9

-34.370

-18,79

- Vốn chủ sở hữu


9.642

20,77

44.864

24,53

67.041

45,13

35.222

365,3

22.177

49,43

- Vốn vay

36.787

79,23

138.046

75,47


81.499

54,87

101.259

275,3

-56.547

-40,9

- Vốn cố định

9.866

21,25

135.931

74,32

120.851

81,36

126.065

92,74


-15.080

-11,09

- Vốn lưu động

36.563

78,75

46.979

25,68

27.689

18,64

10.416

28,49

-19.290

-41,06

Tổng vốn
Chia theo sở hữu


Chia theo tính chất


(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)


Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn của công ty năm 2014 là 182.910 triệu đồng tăng gấp gần 4
lần so với năm 2013 là 46.429 triệu đồng, tăng rõ rệt do nhu cầu di chuyển, vận chuyển hàng hóa của
thị trường ngày càng tăng kéo theo hoạt động dịch vụ khám chữa toa xe cũng như quản lý kho bãi của
Xí nghiệp tăng lên. Tổng vốn tăng nên chia theo tính chất thì vốn chủ sở hữu và vốn vay cũng tăng.
Vốn chủ sở hữu năm 2014 là 44.864 triệu đồng tăng 35.222 triệu đồng và vốn vay tăng 101.259 triệu
đồng so với năm 2013. Ngoài ra chia theo tính chất thì vốn cố định năm 2014 chiếm 74,32% với
135.931 triệu tăng 126.065 triệu so với năm 2013, còn vốn lưu động chiếm 25,68% với 46.979 triệu
tăng 10.416 triệu so với năm 2013. Tỉ trọng vốn vay luôn cao hơn vốn chủ sở hữu chủ yếu là do khoản
phải trả dài hạn nội bộ.
Tính đến hết 31/12/2015 thì tổng vốn của Xí nghiệp là 148.540 triệu giảm 34.370 triệu đồng so
với năm 2014. Nhưng trong đó vốn chủ sở hữu tăng 22.177 triệu so với năm 2014 điều này cho thấy
Xí nghiệp đã thu được một khoản lớn từ những hoạt động kinh doanh ngoài và tăng nguồn vốn chủ sở
hữu lên. Nguồn vốn vay năm 2015 là 81.499 triệu chiếm 54,87% như vậy đã giảm cả về số lượng và tỉ
trọng so với 2014, năm 2014 là 138.046 triệu và chiếm 75,47%. Về chia theo tính chất thì vốn cố định
năm 2015 là 120.851 triệu đồng chiếm 81,36% đã giảm 15.080 triệu đồng so với năm 2014. Vốn lưu
động cũng giảm từ 46.979 triệu đồng ở năm 2014 xuống còn 27.689 triệu đồng và tỉ trọng giảm từ
25,68% xuống 18,64% ở năm 2015.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy hai năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí
nghiệp đang phát triển và được mở rộng do vậy vốn chủ sở hữu có tăng nhẹ. Nhưng Vốn lưu động của
Xí Nghiệp phải phụ thuộc vào số tiền Tổng công ty rót xuống hàng năm việc này do vậy Xí nghiệp
không tự chủ về nguồn vốn. Việc có doanh thu từ các dịch vụ cho thuê bãi hàng, sữa chữa khám chữa
các xe như ô tô….cũng có nhưng không đáng kể hơn nữa 22 đơn vị trực thuộc nằm rải rác cũng khiến
việc vốn bị rải rác. Để khắc phục điều đó Xí nghiệp cần phải tích cực đẩy mạnh các hoạt động kinh
doanh ngoài để có thêm nguồn vốn thu nhập tăng tỉ trọng vốn chủ sở hữu, giảm các khoản nợ. Ngoài

ra các bản kế hoạch về tài chính cần được làm sớm nhất để trình tổng công ty phê duyệt.


2. Nhân lực

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực của Xí nghiệp qua 3 năm 2013-2015:
Năm 2013
Số
lượng
Tổng số lao động
1112
Phân theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp
810
- Lao động gián tiếp
302
Phân theo giới tính
- Nam
865
- Nữ
247
Phân theo trình độ
- Đại học và trên đại
167
học
- Cao đẳng và trung
201
cấp
- PTTH hoặc trung
744

học cơ sở
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
113
- Từ 35 tuổi đến 45
280
tuổi
- Từ 25 tuổi đến 35
473
tuổi
- Dưới 25 tuổi
246

Năm 2014

Năm 2015

So sánh tăng,
giảm 2014/2013

So sánh tăng,
giảm 2015/2014

1,11

Tỷ trọng
(%)

Số
lượng


Tỷ trọng
(%)

Số lượng

Tỷ
trọng
(%)

Số
tuyệt
đối

%

100

1168

100

1181

100

56

5,04


Số
tuyệt
đối
13

72,84
27,16

866
302

74,14
25,86

876
305

74,18
25,82

56
0

6,9
0

10
3

1,15

0,99

77,79
22,21

879
289

75,26
24,74

891
290

75,44
24,56

14
42

1,6
17,0

12
1

1,3
0,34

15,02


167

14,25

167

14,14

0

0

0

0

18,07

240

20,5

242

20,49

39

19,4


2

0,83

66,91

761

65,25

772

65,37

17

2,3

11

1,4

10,15

119

10,21

119


11,98

6

5,3

0

0

25,16

289

24,72

289

24,48

9

3,2

0

0

42,52


504

43,16

513

43,45

31

6,6

9

1,8

22,17

256

21,91

260

20,09

10

4,1


4

1,5

%

( Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ lao động )
Xí nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh, mở rộng hoạt động vì vậy khi số lượng sản xuất
tăng thì nguồn nhân lực cũng sẽ tăng dần lên. Cụ thể theo như bảng cơ cấu trên ta có thể thấy tổng số
lao động tăng dần qua 3 năm. Năm 2013 số lượng lao động là 1112 đến năm 2014 đã tăng lên với tổng
lao động là 1168 người. Năm 2015 là 1181 người tăng 13 người so với năm 2014. Việc ở hữu 22 đơn
vị trực thuộc khiến Xí nghiệp phải phân bổ nhân viên công nhân một cách hợp lý, đầy đủ. Vì thế số
lao động trực tiếp của Xí nghiệp luôn chiếm tỉ trọng trên 70% và có xu hướng tăng từ 810 người năm
2013, tăng lên số lượng là 866 người ở năm 2014 và năm 2015 tăng 10 người so với năm 2014. Số lao
động này chủ yếu thuộc các nhà xưởng khám chữa toa xe, bổ trợ dịch vụ sản xuất. Cũng do vậy mà


lực lượng lao động nam chiểm tỉ trọng cao hơn nữ với tỉ trọng hơn 70% trong tổng số lao động của Xí
nghiệp. Năm 2013 có 865 lao động nam chiếm 77,79%, năm 2014 có 879 người chiếm 74,14% và
năm 2015 có 891 lao động nam chiếm 75,44%.
Do công việc chủ yếu là lao động trực tiếp có tay nghề đòi hỏi sức khỏe và kinh nghiệm thực tế
nên không yêu cầu bằng cấp quá cao, phân theo trình độ thì đa số nhân công là những người tốt
nghiệp THPT hoặc THCS. Số lượng này tăng dần theo từng năm. Năm 2014 là 761 người tăng 17
người so với năm 2013, năm 2015 là 712 người tăng 11 người so với năm 2014. Còn lại số lượng lao
động gián tiếp chiếm khoảng hơn 20% trên tổng số lao động, Số lượng này được phân bố chủ yếu
trong khối nhân viên văn phòng, quản lý và kinh doanh. Do đó trình độ tuyển dụng vào các vị trí này
thường có trình độ cao đẳng, đại học hoặc trên đại học để đáp ứng được nhu cầu cần sự chuyên môn
hóa cao trong công việc.
Xí nghiệp hết sức chú trọng đến lao động trẻ bởi tính chất công việc cần sự nhanh nhạy và khả

năng sử dụng máy móc công nghệ vì vậy lượng lao động đa số là tuổi từ 25 đến 35. Trong độ tuổi này
năm 2013 có 473 người, năm 2014 là 504 người và năm 2015 là 513, tăng 9 người so với năm 2014.
Với độ tuổi từ 35 đến 45, năm 2014 là 289 người chiếm 24,72% tăng 9 người so với năm 2013 và vẫn
giữ nguyên sô lượng cho tới 2015. Còn lại khoảng 30% là lượng lao động trẻ mới vào nghề và lao
động trên 45 tuổi.
3. Máy móc thiết bị, quy cách chủng loại
3.1. Máy móc thiết bị
Do đặc thù Xí Nghiệp có 22 đơn vị trực thuộc trải dài từ miền Bắc vào Vinh nên số lượng máy móc
thiết bị phân bổ khắp các đơn vị trực thuộc, gồm 1200 toa xe hàng và đất, nhà cửa, các cẩu máy móc….


Bảng 2.3: Thống kê máy móc thiết bị chủ yếu:
Đơn vị: triệu đồng

Tên thiết bị

Nguyên giá

Đã khấu hao

Giá trị còn lại

1.Thiết bị động lực

138,343

28,840

109,503


2.Thiết bị truyền dẫn

619,779

165,244

454,534

3. Thiết bị sản xuất

13.412,3

2.080,8

11.331,4

4. Thiết bị vận tải

374.448

256.660

117.178

5. Thiết bị bốc dỡ

1.242

403,4


838,8

6. Toa xe hàng

373.543

256.660

117.178

7. Thiết bị khác

33,268

27,953

5,315

8. Dụng cụ quản lý

88,986

36,529

52,456

3.2. Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ:
Quy trình khám chữa toa xe hàng:
- Công nhân khám chữa toa xe theo tàu lên Ban là 60 phút trước giờ chạy.
- Đội hình công nhân khám chữa toa xe theo tàu bao gồm công nhân KCTX, điện TX, công nhân điện lạnh,

máy nổ….
- Công nhân khám chữa toa xe theo tàu phải có trình độ tay nghề từ 3/6 trở lên

- Gặp trực ban nhận chỉ thị, nhật ký áp tải đoàn tàu, biểu báo cùng phụ tùng, vật tư, dụng cụ cần thiết
- Nhận thành phần đoàn tàu, số hiệu, và thứ tự các toa xe, trạng thái kỹ thuật từng toa xe, ghi đầy đủ các cột
mục vào trong nhật ký đoàn tàu
- Tại ga xuất phát, khi có trạm khám xe, trạm chỉnh bị toa xe: Giám sát việc khám chữa chỉnh bị đoàn xe của
Trạm sở tại; Giúp việc cho Trưởng tàu giao nhận chất lượng kỹ thuật đoàn xe
- Khi không có trạm khám xe: Phải khám toàn bộ, thử hãm toàn bộ hoặc thử hãm toàn bộ giữ thời gian ( theo
quy định )
- Phối hợp với lực lượng sửa chữa điện của tổ điện sân ga, điện chỉnh bị để:


- Kiểm tra bên ngoài máy phát điện, tăm bua, hòm phụ thuộc….phát hiện hư hỏng yêu cầu Trạm sở tại sửa
chữa kịp thời
- Nối hệ thống điện sân ga với từng toa xe để cấp điện cho các thiết bị điện: Đèn, quạt, điều hòa….Nếu hư
hỏng sửa kịp thời
- Kiểm tra tủ điện, cầu dao, cầu chì, áp tô mát phải đầy đủ và sử dụng đúng quy cách, các nối dây dẫn điện
phải bọc cách điện, cúp lơ các đầu xe phải đúng tiêu chuẩn.
- Cuối cùng Giám sát viên kiểm tra lại và xác nhận vào các giấy tờ thủ tục như trong quy định của nghành.

4. Đặc điểm về sản phẩm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu về sản phẩm dịch vụ và yêu cầu về
chúng cũng tăng lên. Do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của con người đòi hỏi Xí
nghiệp phải luôn đổi mới, kinh doanh trên cơ sở phát huy toàn bộ nội lực vốn có. Hiện nay sản phẩm
dịch vụ mà Xí nghiệp kinh doanh đó là: Vận tải hành khách đường sắt, dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng
phương tiện vận chuyển như các toa xe, ô tô…, dịch vụ lưu trữ ngắn ngày, kinh doanh kho bãi và lưu
giữ hàng hóa. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác. Với uy tín và trách nhiệm Xí nghiệp
luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.


5. Tình hình các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
5.1. Nghiên cứu môi trường kinh doanh của Xí Nghiệp.
5.1.1 Môi trường vĩ mô.

P Môi trường nhân khẩu :
- Nhân khẩu nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hướng đến kinh doanh của Xí
Nghiệp.
- Tại những nơi có dân số tập trung đông như Hà Nội, Hải Phòng…sẽ phát triển mạnh về hàng
hóa, buôn bán. Vì vậy, nhu cầu về vận chuyển hành khách hay hàng hóa
cũng sẽ tăng theo.
- Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của Xí Nghiệp do các công nhân
có trình độ tay nghề cao thường tập trung chủ yếu tại những nơi phát triển chú trọng của Xí Nghiệp.


P Môi trường kinh tế :
- Việc thu nhập ảnh của người dân ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của Xí Nghiệp,
những nơi như Hà Nội, Hải Phòng…do mức thu nhập cao nên họ sẽ chi tiêu nhiều cho các hoạt động
dịch vụ và ngược lại những nơi như Tiên Kiên, Đồng Mô do thu nhập trung bình người dân ít nên các
hoạt động chi tiêu của họ cũng ít hơn.

P Môi trường tự nhiên :
- Môi trường tự nhiên như các tài nguyên, khoáng sản thiên nhiên, hay đất đai cũng ảnh hướng
lớn đến việc kinh doanh của Xí Nghiệp.
- Xí Nghiệp cần mở các kho bãi tại những nơi rộng rãi, đáp ứng đủ nhu cầu, và thường những
nơi tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản nhiều thì việc vận chuyển bằng tàu hỏa rất tiết kiệm chi phí và
tiện lợi.

P Môi trường công nghệ :
- Công nghệ hôm nay là lỗi thời của ngày mai, đây chính là vấn đề mà Xí Nghiệp vẫn luôn
không ngừng tìm cách nâng cao để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giúp việc sửa chữa toa xe dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, chi
phí nhân công và sức lao động.

P Môi trường chính trị :
- Các quy định, quy chế ban hành của Nhà Nước ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của
Xí Nghiệp.
- Do đặc thù môi trường ngành nội bộ nên các giá thành luôn do Nhà nước quyết định.

P Môi trường văn hóa :
- Văn hóa ảnh hưởng đến các thói quen, tập tục, nề nếp sống cũng như văn hóa tiêu dùng của
người dân thu nhập.
- Do đó, các nơi có dân cư có thu nhập thấp và văn hóa tiêu dùng, tập tục truyền thống rất khó
để Xí Nghiệp phát triển.
5.1.2. Môi trường ngành


- Do đặc thù môi trường ngành đường sắt là môi trường ngành nội bộ nên Xí Nghiệp chủ yếu
hoạt động kinh doanh trong nội bộ.
- Không phải chịu nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ trong việc sửa chữa toa xe, Tuy nhiên phải
chịu sự cạnh tranh khốc liệt về việc vận chuyển hành khách với ô tô, máy bay…
- Vận chuyển hàng hóa, và lưu trữ hàng hóa cũng chịu sự cạnh tranh với tàu thủy và các kho bãi
tại bến cảng.
- Các hoạt động kinh doanh của Xí Nghiệp thường bị động do phụ thuộc vào quy chế ban hành
của Nhà Nước cũng như chịu sự quản lý của Tổng Công Ty.

5.2.Quản lý vật tư.
5.2.1. Mô hình quản trị vật tư
Trưởng phòng
Phó phòng
Thống kê


Cấp phát thủ kho

5.2.2 Phương pháp xác định nhu cầu mua sắm
- Bộ phận thống kê có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu chủ yếu của khách hàng, chất lượng
và giá cả các loại vật tư để từ đó đặt quan hệ mua vật tư với các nhà cung cấp những vật tư mà xí nghiệp cần
- Vật tư nhập về sẽ được bộ phận thống kê kiểm tra xem có đúng số lượng, chất lượng rồi phân loại vật tư rồi
nhập vào kho. Các báo cáo liên quan đến việc nhập vật tư được thể hiện qua phiếu mua hàng.
Vd:…
- Bộ phận thống kê dựa vào bảng kế hoạch của phòng Kế Hoạch Vật Tư sau đó gửi biên bản lên cho Giám
Đốc Xí Nghiệp. Tiếp theo Giám Đốc Xí nghiệp gửi lên Tổng công ty để xin vốn.
- Những mặt hàng nào có giá trị lớn như Cẩu 25 tấn, cẩu cứu hộ sẽ đấu giá để mua.
5.2.3 Quản lý kho
* Quá trình nhập hàng:
- Bộ phận xí nghiệp gửi yêu cầu hàng về tới kho thông qua phiếu đề nghị.
- Kho hàng sẽ nhận hàng từ nhà cung cấp giao cho.


- Dựa trên hóa đơn giao hàng thủ kho sẽ kiểm tra và ghi phiếu nhập kho.
- Bên cạnh đó có phần mềm hỗ trợ quản lý kho.
* Quá trình xuất kho:
- Khi các bộ phận cần hàng thì thủ kho sẽ kiểm tra hàng và ghi phiếu xuất kho
* Quá trình thanh toán:
Cuối tháng nhà cung cấp sẽ yêu cầu thanh toán, kế toán lập phiếu chi thanh toán nhà cung cấp
* Quá trình báo cáo
- Hàng tháng kho hàng lập báo cáo hàng nhập , báo cáo hàng xuất, báo cáo hàng tồn kho, báo cáo quyết toán
để trình lãnh đạo.
5.2.4 Kế hoạch cung ứng vật tư
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo:
- Phòng kế hoạch VT nhiệm vụ nghiên cứu môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ doanh nghiệp.

- Dự báo mức tiêu thụ dựa trên sản lượng thực tế cuối năm trước.
- Xác định những rủi ro đến với nguyên vật liệu như hư hại do bốc xếp, vận chuyển…
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu:
Xác định chính xác số lượng kế hoạch cho từng loại vật tư
- Nhu cầu vật tư dùng trong sản xuất để sửa chữa
- Nhu cầu vật tư cần để dự trự dự phòng lúc lượng nhu cầu tăng cao bất chợt hoặc do hỏng hóc.
Bước 3: Lựa chọn phương thức, công cụ để đạt được mục tiêu:
- Xí nghiệp chọn những nhà cung ứng vật tư chất lượng, được nghành phê duyệt
- Xác định rõ mức chi phí cho vật tư phù hợp để gửi yêu cầu cho Giám đốc gửi lên Tổng công ty.
- Các kho bãi luôn trong tình trạng tốt để chứa vật tư
- Việc vận chuyển vật tư của Xí nghiệp cũng luôn ổn định, đảm bảo vật tư luôn tốt nhất.

5.3. Lập kế hoạch sản xuất, chiến lược kinh doanh
5.3.1. Kế hoạch dài hạn


- Việc khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng thì việc phân chia kế hoạch theo thời gian cũng chỉ
mang tính chất tương đối vì khi mà khoa học công nghệ phát triển giúp chu kì sản xuất ngày càng
ngắn thì những kế hoạch ba đến năm năm cũng coi là dài. Vì vậy việc lập kế hoạch cung ứng dịch vụ
diễn ra hàng tháng, và các quý cũng như cuối năm.
* Để lập kế hoạch dài hạn phòng Kế Hoạch Vật Tư nghiên cứu những vấn đề sau trước khi lập:
+) Đánh giá phương pháp cung ứng dịch vụ khám chữa toa xe:
- Quy trình khám chữa toa xe
- Quá trình cung ứng dịch vụ khám chữa toa xe diễn ra theo quy định chung của nghành đường ( xe
đến định kỳ sẽ phải tu dưỡng và bảo dưỡng ). Vì vậy diễn ra thường xuyên.
- Việc nhập một số nguyên liệu ngoại khiến khá mất thời gian nên cần được báo trước số lượng.
+) Nguyên vật liệu và các quy trình:
- Nguồn vật liệu để thay thế, máy móc được nhập khẩu, hoặc sản xuất nội bộ.
- Tháng có nhu cầu dịch vụ cao rơi vào khoảng tháng mấy.
- Lượng vật liệu dự trữ trong kho bằng 20% tổng số vật liệu thực tế năm trước.

- Chi phí phát sinh khác ( dụng cụ an toàn lao động, môi trường làm việc riêng biệt…)
* Sau khi xác định được 2 vấn đề trên, phòng Kế Hoạch Vật Tư:
- Lấy báo cáo về sản lượng nguyên vật liệu thực tế cuối năm trước.
- Lấy các chi phí tổng hợp cuối năm trước ( chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí
khác…) từ phòng kế toán tài chính.
- Dựa trên chỉ tiêu kế hoạch Tổng công ty đề ra.
Cuối cùng lập nên bảng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho tháng hoặc quý hoặc năm tiếp theo.
5.3.2. Kế hoạch cung ứng dịch vụ năm
- Dựa vào kế hoạch cung ứng dịch vụ tháng, quý ta xây dựng được kế hoạch cung ứng dịch vụ năm.
VD: Từ kế hoạch tháng, tính trung bình kế hoạch quý. Sau đó so thực tế số lượng dịch vụ quý thực tế,
và kế hoạch quý chênh lệch bao nhiêu? Từ đó tính được kế hoạch cung ứng năm sao cho phù hợp.


Chương 3 – Kết quả hoạt động SXKD và phương hướng phát triển trong tương lai
I.

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015

STT

1
2

3

Các chỉ tiêu chủ yếu

Doanh thu tiêu thụ theo
giá hiện hành

Tổng số lao động
Tổng vốn kinh doanh
bình quân
3a. Vốn cố định bình
quân
3b. Vốn lưu động bình
quân

4
5
6
7
8
9
10

Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
Thu nhập BQ 1 lao động
(V)
Năng suất lao động BQ
năm (7) = (1)/(2)
Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu tiêu thụ
(8) = (4)/(1)
Tỷ suất lợi nhuận/vốn
KD (9) = (4)/(3)
Số vòng quay vốn lưu
động (10) = (1)/(4b)


So sánh tăng,
giảm 2014/2013

So sánh tăng,
giảm 2015/2014

Số
tuyệt
đối

%

Số
tuyệt
đối

%

-12.408 -49,7

-637

-5,07

Năm
2013

Năm
2014


Năm
2015

triệu đồng

24.966

12.558

11.921

người

1112

1168

1181

56

5,04

13

1,11

triệu đồng

46.429


182.910

148.540

136.481

293,96

-34.370

-18,8

Triệu đồng

9.866

135.932

120.851

126.066

1277,7

-15.081

-11,09

Triệu đồng


36.563

46.978

27.689

10.415

28,5

-19.289

-41,06

triệu đồng
triệu đồng

207,650
330

232,292
78,477

344,105
32,392

24,642
-251,532


11,9
-76,2

111,813

-46,085

48,13
-58,72

1.000 đ/tháng

5.200

5.350

5.410

150

2,88

60

1,12

triệu đồng

22,45


10,75

10,09

-11,7

-52,12

-0,66

-6,14

Chỉ số

0,008

0,02

0,03

0,012

1,5

0,01

0,5

Chỉ số


0,004

0,001

0,002

-0,003

-75,0

0,001

100,0

Vòng

0,68

0,27

0,43

-0,41

-60,3

0,16

59,3


Đơn vị tính

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Dựa vào số liệu trên ta có thể thấy nhìn doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp thấp, năm 2014 có
giá trị là 12.558 triệu đồng giảm 12.408 triệu đồng, giảm một nửa so với doanh thu năm 2013 tương
ứng với giảm 49,7%. Doanh thu năm 2015 tiếp tục giảm 637 triệu đồng so với năm 2014 và chỉ còn
11.921 triệu đồng. Do ngoài những hoạt động chính thì những kinh doanh ngoài chỉ giúp Xí nghiệp
kiếm thêm được một phần không đáng kể và ngoài ra nền kinh tế ngày càng phát triển thì các đối thủ
mà Xí nghiệp phải cạnh tranh cũng tăng lên như: đường tàu, đường bộ, hàng không…khách hàng có


rất nhiều lựa chọn nhanh gon, rẻ và thuận tiện hơn. Ngoài ra việc áp giá cả từ nhà nước cũng gây
nhiều trở ngại, hạn chế trong việc cạnh tranh với các đối thủ tương đương với Xí nghiệp. Nhưng lợi
nhuận sau thuế lại tăng dần qua các năm. Năm 2014 là 232,292 triệu đồng tăng hơn so với năm 2013
là 11,9 triệu đồng, năm 2015 là 344,105 tăng lên 111,813 triệu đồng so với năm 2014 do tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế tăng và các khoản lợi nhuận chưa thực hiện năm trước đã thực hiện nên thuế
hoãn lại được hoàn nhập. Thu nhập bình quân của lao động tăng dần qua các năm từ 5.200 nghìn đồng
tại năm 2013 lên 5.350 nghìn đồng tại năm 2014 và năm 2015 là 5410 tăng 60 nghìn đồng so với năm
2014. Điều này cho thấy Xí nghiệp đã phần nào quan tâm tới đời sống công nhân viên, tạo cho nhân
viên một mức lương bình ổn.
Năng suất lao động bình quân năm 2014 là 10,75 triệu đồng giảm 11,7 triệu so với năm 2013,
năm 2015 là 10,09 triệu giảm so với năm 2014 là 0,66 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu của Xí nghiệp có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,02%
tăng 0,012% so với năm 2013, và 2015 tăng 0,01 sơ với năm 2014. nhưng nhìn chung là thấp bởi 100
đồng doanh thu thì nó chỉ mang lại 0,03 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm
2014 giảm 75% so với năm 2013, nhưng đến năm 2015 là 0,02% tăng 100% so với năm 2014. Số
vòng quay vốn lưu động qua ba năm có sự tăng giảm thất thường, năm 2014 giảm 0,41 vòng tương
ứng với tỷ lệ giảm là 60,3%, tới năm 2015 thì đã tăng 0,16 vòng so với năm 2014 cho thấy gần đây Xí
nghiệp đã có những biện pháp hợp lý hơn trong việc sử dụng vốn lưu động để mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.

Nhìn chung thong qua bảng trên ta có thể thấy Xí Nghiệp phải phụ thuộc vào số tiền Tổng công
ty rót xuống hàng năm. Việc có doanh thu từ các hoạt động kinh doanh ngoài không đáng kể, các đơn
vị trực thuộc nằm rải rác cũng khiến việc vốn bị đọng nhiều. Vì vậy Xí nghiệp cần tích cực đẩy mạnh
các hoạt động ngoài để Xí Nghiệp có thêm nguồn vốn thu nhập.


II. Phương hướng phát triển
1. Phương hướng
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bằng cách đa dạng hóa ngành nghề : kinh doanh thương mại,
dịch vụ ăn uống. Mở rộng kho bãi, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Buôn bán thuận tiện, an toàn giúp ngành đường sắt phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất
nước đi lên.
- Thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sahs của Đảng và pháp luật đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính. Đảm bảo và nâng cao đời sống của người lao động.
- Lãnh đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân các ngày lễ, các sự kiện trọng đại
trong năm 2015. Giữ vững ổn định nội bộ. Dự kiến giữ vững danh hiệu “ Đảng bộ trong sạch
vững mạnh tiêu biểu ’’. Dự kiến danh hiệu “ Đoàn thanh niên vững mạnh xuất sắc ’’.
2. Kế hoạch phát triển trong 5 năm tới 2016-2021
- Doanh thu tiêu thụ phấn đấu năm 2021 đạt 58.300 triệu đồng
- Lợi nhuận sau thuế đến 2021 đạt 3.365 triệu đồng
- Thu nhập bình quân lao động đến năm 2021 đạt 7.500 nghìn đồng
- Nộp ngân sách nhà nước đến năm 2021 đạt 286 triệu đồng


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp

Trường Học viện Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính năm 2005
2. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp


Trường Học viện Tài chính – năm 2005
3. Các tạp chí tài chính
4. Báo cáo tài chính Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội
5. Vũ Huy Từ (Chủ biên) (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong CNH, HĐH, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Website


KẾT LUẬN
Qua đợt thực tập tại Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội, em đã có nhiều điều kiện để áp
dụng kiến thức đã học vào thực tế, hiểu về công tác quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực, các hoạt
động kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy của một doanh nghiệp. Thông qua tài liệu, số liệu
của phòng tài chính kế toán, bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính đã thấy được thực trạng của
Xí nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà em đã tìm hiểu và học tập trong suốt quá trình thực tập. Em
xin chân thành cảm ơn anh chị cán bộ tại Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội , em xin cảm ơn
cô giáo NguyễnThùy Linh đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên:
Nguyễn Thị Huyền


×