Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa vianmilk trong điều kiện thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.03 KB, 76 trang )

Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Viện
Thương mại & Kinh tế quốc tế đã giúp đỡ tác giả nhiệt tình trong suốt quá trình
học tập và tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành bài chuyên đề này.
Đặc biệt xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình, cùng những định hướng đúng đắn đã giúp
tác giả rất nhiều trong việc hoàn thành chuyên đề, tác giả chúc thầy cùng gia đình
luôn mạnh khỏe, chúc thầy thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy và
nghiên cứu.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cám ơn tới các cô chú, anh chị đang làm việc tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phí Phan Hùng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác
giả trong suốt quá trình thực tập tại Công ty.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng để chuyên đề thực
tập môn học Kinh tế quốc tế này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày / /2015
Sinh viên

Nguyễn Khánh Vân

1
1

SV: Nguyễn Khánh Vân


Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả: Nguyễn Khánh Vân.
Sinh viên lớp: Kinh tế quốc tế 54C.
Xin cam đoan đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vianmilk trong điều kiện thành lập cộng
đồng kinh tế ASEAN đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của tác giả, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Tác giả có sử dụng các số liệu
của các tài liệu đều có ghi rõ nguồn kèm theo và sử dụng các số liệu đó một cách
trung thực, đúng mục đích.
Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày / /2015
Sinh viên

Nguyễn Khánh Vân

2
2

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C



Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

MỤC LỤC

3
3

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

ỤC BẢNG
STT

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Báo cáo kết quả kinh doanh hợp

nhất giai đoạn chin tháng đến ngày
30/09/2015

39

2

2.2

Bảng giá các sản phẩm sữa tươi và
sữa chua Vinamilk cập nhật tháng
4/2015

42

3

2.3

Bảng giá các sản phẩm sữa tươi và
sữa chua TH True Milk cập nhật
tháng 4/2015

43

4

2.4

Bảng xếp hạng nhận diện thương

hiệu tại bốn thành phố chính ở
Việt Nam

46

5

2.5

Bảng doanh thu và chi phí của
Công ty Vinamilk

49

1

4
4

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

DANH MỤC HÌNH
STT


Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý
của Công ty cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk)

11

2

2.1

Thị phần theo giá trị sản xuất sữa
các Công ty sản xuất sữa trong
nước và nhập khẩu giai đoạn
1996-2006

36

3

2.2


Thị phần thị trường các hãng sữa
trên thị trường sữa bột

37

4

2.3

Cơ cấu sản phẩm từ sữa

47

1

5
5

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết tắt

1

AEC

2

Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng kinh tế
ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
các quốc gia Đông Nam
Á

3

AHAV


Animal husbandary
Association of Viet Nam

Hội chăn nuôi Việt Nam

4

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình
Dương

5

APSC

ASEAN Policy and
Security Community

Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN

6

ASCC


ASEAN Society and
Culture Community

Cộng đồng Văn hóa – Xã
hội ASEAN

7

ASEAN

Association of South East
Asia Nations

Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

8

AVA

The Agri-food and
Veterinary Authority

Cơ quan nông sản thực
phẩm và thú y

9

CODEX


Uỷ ban tiêu chuẩn thực
phẩm quốc tế

10

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

11

CIF

12

CTĐQG

13

CTCP

Công ty cổ phần

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

Cost, Insurance and
Freight


Giá thành, bảo hiểm và
cước
Công ty đa quốc gia

Thuế dịch vụ và hàng
hóa Singapore

14

GST

15

FOB

Free on Board

Miễn trách nhiệm trên
boong tàu nơi đi

16

FTA

Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do

17


HACCP

Hazard Analysis and
Critical Control Points

Phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn

6
6

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

International Organization
for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế

18

ISO


19

PGS

20

RCEP

Regional Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực

21

SGD

Singapore Dollar

Đô-la Singapore (đơn vị
tiền tệ)

22

TS

23

USD


USA Dollar

Đô-la Mỹ

24

VAT

Value Added Tax

Thuế giá trị gia tăng

25

Vinamilk

Viet Nam Dairy Products
Joint-Stock Company

Công ty cổ phần sữa Việt
Nam

26

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế

giới

Phó giáo sư

Tiến sĩ

7
7

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên
đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi
nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít
(năm 2015). Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng
1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP
6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải
thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ
các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi
người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa,/năm. Dự báo đến năm 2020, con số

này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người.
Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài như Abbot,
Mead Johnson, Nestle, FrieslandCampina nắm thị phần thì thị trường sữa nước
có thể coi là phân kh,úc tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội, trong đó phải kể đến
Vinamilk, TH True Milk…
Mười năm qua, Vinamilk đã đầu tư 1.169,,8 tỷ đồng phát triển quy mô sản
xuất, nâng cấp, đổi mới công nghệ. Xây dựng mới năm nhà máy chế biến sữa
trên năm vùng trọng điểm của cả nước; tiến hành cuộc “cách mạng trắng” bằng
việc tạo lập vùng nguyên liệu nội địa … Nhờ đó, ,tốc độ sản xuất và kinh doanh
luôn tăng và tỷ suấ,t lợi nhuận trước thuế/nguồn vốn kinh doanh đạt từ 20-30%.
Thị phần liên tục được giữ vững ở mức khoảng ,50%.Tuy nhiên, hiện nay xuất
hiện một loạt Công ty đang cạnh tranh rất quy,ết liệt với Công ty Vinamilk và
doanh thu của họ cũng liên tục tăng (như mức tăng trưởng nhảy vọt của Nutifood
50%, Hancofood là 100%/năm…). Hay như theo đánh giá của Công ty nghiên
cứu thị trường Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nước hiện
nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội. Trong đó, Vinamilk nắm
giữ 48,7% thị phần, kế đến là, FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH
True Milk là 7,7% thị phần). Với chính sách mở cửa hội nhập sẽ có nhiều công ty
nước ngoài hơn nữa xâm nhập vào thị trường Việt Nam, hàng hoá Việt Nam sẽ
phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn và sự đào thải cũng mạnh mẽ hơn.
Nếu công tác chuẩn bị không tốt, sự tác động này là rất lớn, không loại trừ khả
năng một số ngành kinh tế sẽ bị chết yểu trước sức tấn công của hàng hoá ngoại
nhập. Vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk trong
giai đoạn hiện nay là cần thiết. Hơn nữa, khi gia nhập cộng đồng ASEAN, công
ty sữa Vinamilk sẽ phải đối mặt với những cơ hội và thách thức không hề nhỏ.
8
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C



Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Chính vì những lý do trên mà đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần sữa Vinamilk trong điều kiện thành lập Cộng đồng kinh tế
ASEAN đến năm 2020” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm sáng tỏ lý luận về cạnh
tranh, năng lực cạnh tranh thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển và năng
lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk nhằm đưa ra những giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế và hình thành cộng đồng ASEAN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà bài viết tập trung nghiên cứu là năng lực cạnh tranh
của Công ty Vinamilk. Ngoài ra, bài viết, còn đề cập đến tình hình sản xuất và
tiêu thụ trên thế giới và tình hình sản xuất mặt hàng sữa và sản phẩm sữa ở Việt
Nam trong điều kiện thành lập cộn,g đồng ASEAN.
3.2.
,Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: đề tài tập trung phân tích năng lực của Công ty trong giai
đoạn 2011-2015 dựa trên số liệu thu thập được và trong điều kiện thành lập Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến năm 2020.
Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích một số đối thủ khác của Công ty để
làm nổi bật sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
4. Phương phá,p nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử ,dụng để nghiên cứu đề tài này là phương

pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải- quy nạp; phương pháp đối chiếu, so sánh,
phương pháp lôgíc, phương pháp mô tả khái quát.
Nguồn tài liệu do tác giả thu thập được từ nhiều nguồn thông tin và tác giả
tổng hợp.
5. Kết cấu đề tài,
Ngoài lời mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia thành ba chương.
Chương 1: Quá trình phát triển của Công ty cổ phần sữa Vinamilk và sự
cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Chương 2: Phân tích đánh giá sức cạnh tranh của Vinamilk trong điều
kiện thành lập cộng đồng ASEAN.
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vinamilk trong điều kiện thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2020.
9
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VINAMILK VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK
1.1.1. Quá trình phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Vin ,amilk (Vietnam Dairy Products
Joint-Stock Company).

Thành lập: 20/08/1976
Địa chỉ: Số 10, Phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh.
CTCP Vinamilk có chức năng chính là sản xuất sữa và các chế phẩm từ
sữa. Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một
trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt. Thành tựu
của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phá ,t triển sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước. Với những thành tích nổiibật đó, Công ty đã vinh dự nhận
được các phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2010),
Huân chương Đ,ộc lập hạng Ba (năm 2005), Huân chương Lao động hạng Nhất
(năm 1996), hạng Nhì (năm 1991), hạng Ba (năm 1985 ), Huân chương Lao động
Hạng Ba và Hạng Nhì (giai đoạn 2003 – 2008) cho ba nhà máy thành viên:
Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Huân chương, Lao động hạng Ba (năm 2004)
cho nhà máy sữa Hà Nội. Mư ,ời bốn năm liên tiếp nhận cờ Luân lưu Chính Phủ
cho “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành Công nghiệp” (1992-2005). Cờ
của Bộ Công nghiệp tặng cho Nhà m ,áy Sữa Dielac đạt thành tích xuất sắc trong
lao động sản xuất năm 2000-2004.iNgoài ra còn được nhận nhiều bằng khen của
Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Các Bộ, Ngành Trung ương, UBND các Tỉnh, Thành
phố tặng về thành tích: nộp thuế; phong trào chăn nuôi bò sữa; xoá đói giảm
nghèo; thực hiện luật lao động; hoạt động xuất nhập khẩu; lao động sáng tạo...
Mười sáu năm liên tục đứng vào Topten hàng Việt Nam c,hất lượng cao được
người tiêu dùng ưa thích nhất (1995 – 2010), giải thưởng sáng tạo khoa học công
nghệ Wipo năm 2000 và 2004. Đặc bi ,ệt năm 2000 Công, ty vinh dự được Nhà
nước phong tặng danh hiệuiANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới; năm
2010 là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tr ,ong 200 công ty có
doanh thu dưới 1 tỷ đô la hoạt động, có hiệu quả nhất, tốt nhất Châu Á được tạp
chí Forbes vi,nh danh; xếp thứ tư trong danh sách Top 10 – bảng xếp hạng Việt
10
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C



Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Nam R.500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 10 thương hiệu được
ưa thích nhất Việt Nam do Nielsen Singapore và tạp chí Compaign thực hiện .
Đạt được được những thành tựu to lớn và vị trí đặc biệt cùng thương
hiệu nổi bật Vina ,milk trong nước và trên trường quốc tế như ngày nay, lãnh
đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty đã thể hiện bản lĩnh chính trị và
trình độ chuyên môn cùng những kiến thức được kiểm nghiệm trên thương
trường là nhữ ,ng đặc điểm tạo nên giá trị của một thương hiệu nổi tiếng suốt
hơn 30 năm qua.
Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái
quát trong 3 giai đọan chính :
 Giai đoạn 1976 – 1986:
Sau khi tiế,p quản ba nhà máy sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975: nhà
máy sữa Thố,ng Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ
(tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac (Nestle) tình hình
sản xuất gặp nhiều khó khăn phức tạp. Máy m ,óc thiết bị hư h,ại nhiều, phụ tùng
thiếu thốn, nguyên liệu trống không. Cán bộ công nhân viên đã năng động hiến
kế, nhiều giải pháp, kỹ thuật ra đời như đổi hàng lấy nguyên liệu cho sản xuất;
liên kết với các đơn vị trong nước vừa khôi phục nhà máy, vừa sản xuất và phân
phối sản phẩm. Trong điều kiện đó, công ty vẫn đảm bả,o một lượng hàng nhất
định để phục vụ ngư,ời tiêu dùng, đối tượng chủ yếu là người già, người bệnh và
trẻ em . Ghi ,nhận thành tích trong giai đoạn này, năm 1986 công ty được Nhà
nước tặng Huân chương lao động hạng Ba .
 Giai đoạn 1987 – 2005:
Thời kỳ, 1987 – 1996: đây là gia đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh

của cả đất nước, do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn khá nặng nề làm giảm
nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Trước tình hình đó, Hội ,đồng Bộ trưởng (nay
là Chính Phủ ) ra n,ghị quyết 217/HĐBT ngày 14/11/1987 về “Trao quyền tự
chủ trong sản xuất ki,nh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh”, theo đó các xí
nghiệp quốc doanh phải tự hạch toán kinh tế, lấy ,thu bù chi và nhà nước không
bù lỗ. Thực hiện đường lối đổi mới của nhà nước, công ty đã chủ động lập
phương án phát triển các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên toàn quốc:
- Khôi phục nhà máy sữa bột Dielac vào năm 1988 (nhà máy bị hư hại sau
khi tiếp quản n,hưng chưa được sửa chữa ) với kinh phí 200.000 USD
bằng chính tay nghề của cán bộ - kỹ sư trong nước, tiết kiệm cho nhà
nước 2,5 triệu USD so với phương án ban đầu thuê kỹ sư nước ngoài.
11
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Tháng 8/1993 Chi nh,ánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới
kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở
các tỉnh Miền trung – Tây Nguyên.
- Tháng 3 năm 1994, nh,à máy sữa Hà Nội được khánh thành và đi vào hoạt
động sau 2 năm xây dựng. Đây là nhà máy sữa đầu tiên ở Miền Bắc được
xây dựng sau ngày giải phóng.
Đặc biệt từ năm 1991, nhận thức rõ tầm quan trọng chủ trương của Đảng
về “Phát triển nông-lâm-ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng

nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã
hội”, công ty đã tạo lập vùng nguyên liệu nội địa, đầu tư phát triển chăn nuôi bò
sữa trong nông thôn, thực hiện chủ trương của Đảng về liên minh Công–Nông,
làm cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu Công,–Nông nghiệp theo đường lối kinh tế
mới của Đảng. Cuộc “cách mạng trắng” đã được hình thành. Với việc đạt nhiều
thành tựu theo cơ chế mới, năm 1991 công ty đư,ợc tặng Huân chương lao động
hạng Nhì và năm 1996 được Nhà nước tặng Huân chương lao động Hạng Nhất .
Thời kỳ 1996 – 2005: ,khi luồng gió đổi mới được thổi vào các doanh
nghiệp, các cán bộ công nhân viên hăng ,hái thi đua lao động sản xuất để đáp ứng
nhu cầu ngày cà,ng cao của người tiêu dùng, Công ty thực sự phát huy được tính
năng động của tập thể: sả,n xuất ổn định; chất lượng sản phẩm được quản lý chặt
chẽ, không để bị hư hỏng nhiều do trục trặc kỹ ,thuật hoặc do quá trình quản lý,
hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm bị hao hụt lãng phí trong từng khâu của quá
trình sản xuất; máy móc thiết bị được bảo dưỡng đúng quy định; thực hiện
nghiêm túc các quy định về môi trường, an toàn lao động. Về kinh doanh: Công
ty mạnh dạn đổi, mới cơ chế tiêu thụ sản phẩm; áp dụng các chính sách hợp lý
đối với hệ thống tiêu thụ và người tiêu dùng; triển khai chương trình sữa học
đường đồng thời đấy mạnh tiếp, thị bằng nhiều hình thức phù hợp. Giai đoan này
công ty đã mở được thị trường xuất khẩu ,sang các nước Trung đông, SNG, thị
trường khó tính như EU và Bắc Mỹ , kim ngạch xuất khẩu trong 6 năm ( bắt đầu
xuất khẩu từ tháng 1 năm 1998) đạt 479 triệu đô la Mỹ . Năm 2003, Công ty phát
huy thành quả của công cuộc Đổi M,ới đồng thời thực hiện đường lối kinh tế của
Đảng, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa nhằm thực hiện
chủ trương của Nhà nước tạo ra l,oại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu, trong
đó có đông đảo người lao động để sử dụng cao nhất hiệu quả nguồn vốn, tài sản
vào mục đích phát triển sản xuất kinh doa ,nh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế
quản lý năng động cho do,anh nghi,ệp, phát huy vai trò làm chủ thật sự của người
-

12

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh
nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người lao động.
Có thể nói quá trình xuyên suốt từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh
doanh không ngừng được nâng cao và phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ
15 – 45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1,1
đến 6,5 lần; thị phần, Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại sản phẩm;
xuất khẩu tăng dần theo từng năm: từ 28 triệu USD (năm 1998) lên 168 triệu
USD (năm 2002). Tổng sản lượng sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250
triệu lít sữa. ,Sản xuất của Công ty, luôn luôn gắn với thị trường, luôn luôn ổn
định trong mọi điều kiện khó khăn phức tạp của cơ chế ban đầu cũng như nhiều
khó khăn của xã hội trong từng giai đoạn. Vùng nguyên liệu nội địa được tiếp tục
phát triển tạo điều kiện giảm dần nhập khẩu nguyên liệu tiến tới cân đối xuất
nhập; sử dụng có hi,ệu quả các nguồn vốn và đầu tư có hiệu quả các dự án phát
triển sản xuất, trong đó xây dựng một số nhà máy mới: Nhà máy sữa Cần Thơ
(tháng 5/2001), Nhà máy, sữa Bình Đị,nh (tháng 5/2003), Nhà máy sữa Sài gòn
(tháng 9/2003), Nhà máy sữa Nghệ An (tháng 6/2005), Nhà máy sữa Tiên Sơn
(tháng 12/2005). Cũng trong giai đoạn này công ty thành lập Xí nghiệp Kho vận
Sài Gòn ( tháng 3/2003) nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển, phục vụ khách hàng
tiêu thụ sản phẩm Vin,amilk. Mặt khác c,ông ty tiếp tục nâng cao trình độ khoa
học công nghệ, đổi mới kỹ thuật tạo nhiều mặt hàng mới, chất lượng cao. Đổi
mới công tác quản lý lao động, đào tạo, xây dựng có chất lượng đội ngũ quản lý,

công nhân, lành nghề, xác địng thái độ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng
suất cao. Tham gia có hiệ,u quả công tác xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Đánh giá những thành tựu cả một quá trình đổi mới công ty vinh dự được
Nh,à nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘN ,G vào năm 2000 và
kết thúc giai đoạn 1996 – 2005 Công ty được tặng Huân chương Độc lập Hạng
Ba .
 Giai đoạn 2005 – đến nay:
,Sau 5 nă,m đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã
đạt thành tích rất xuất sắc về phát triển ,sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu pháp
lệnh Nhà nước giao đều tăng so với năm cuối trước khi cổ phần hóa góp phần
không nhỏ vào sự thă,ng hoa của nền kinh tế nước nhà: tổng do,anh thu tăng
188%; lợi nhuận sau thuế tăng 5,2 lần; tỷ suất lợi nhuậ ,n sau thuế/vốn chủ sở
hữu tăng 75%; nộp, ngân sách nhà nước tăng 4,6 lần; đầu tư hàng ngàn tỷ đồng
hiện đại hòa máy móc thiết bị - công nghệ; kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4,7 triệu
13
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

USD sản lượ,ng sản xuất trung bình hàng năm đạt trên 560 ngàn tấn; thu mua sữa
tươi tăng hàng năm từ 10 – 17% sản lượng và giá trị; tổng vốn sở hữu chủ tăng
hàng năm đến nay ( 2011) đạt con số trên 11 ngàn tỷ đồng; thu nhập bìn ,h quân
của người lao động tăng 68% . Các nh ,à máy của Công ty luôn tuân thủ nguyên
tắc sản xuất phải gắn với thị trường, dựa trên nhu cầu của thị trường để điều

chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp.. Thực hiệ ,n quản lý chặt chẽ và nâng cao
chất lượng sản phẩm, đẩy mạn,h phát triển các ngành hàng, đa dạng hoá các
chủng loại sản phẩm, ưu tiên những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và có giá trị
cao, có thị trường ổn định. ,Thực hàn,h tiết kiệm trên mọi khâu của quá trình sản
xuất, đặc biệt là nguyên – nhiên vật liệu.
Về kinh doanh: công ty thực hiện chiến lược chiế ,m lĩnh 75% thị phần
toàn quốc; mở rộng thị trường trong đó lấy thị trường nội địa làm trung tâm; đẩy
mạnh và phủ đều điểm bán lẻ trên tất cả mọi vùng, địa bàn lãnh thổ của cả nước
với mạng lưới rất mạnh bao gồm 183 nhà phân phối, 94.000 điểm bán hàng phủ
đều 64/64 tỉnh, thành phố. Đổi mới công tác tiếp thị và các hoạt động marketing
có hiệu quả. Đối với thị tr,ường nước ngoài, công ty tích cực đẩy mạnh quan hệ
đối ngoại, tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu đồng thời giữ vững thị trường
truyền thống .
Để đẩy mạnh tă,ng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công
nghệ mới, lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế biến
và mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa...với tổng vốn đầu
tư năm năm (2005-2010) là 4.469 tỷ đồng. Sự đầu tư trên đã tạo ra năng suất lao
động cao, quy mô sản xuất ph,át triển mạnh góp phần tạo doanh thu lớn, lợi
nhuận cao. Công tác sắp ,xếp , đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp theo Nghị quyết Trun ,g ương 3, khoá IX đã được công ty thực
hiện và phát huy hiệu quả rõ rệt: làm tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng vào phần vốn
ngân sách Nhà nước; cổ tức đảm bảo theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
hàng năm, các ngành nghề kinh doanh được đa dạng hoá. Tiếp tục thực hiện mô
hình hạch toán tập trung nhằm tăng điều kiện hiện đại hoá máy móc thiết bị, công
nghệ. Thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khoẻ trên cả nước, khám
và cung cấp sữa miễn phí hàng năm cho hàng ngàn lượt trẻ em, học sinh tiểu học
và đối tượng suy dinh dưỡng. Công tác khoa học công nghệ luôn được coi là mũi
nhọn đột phá làm tăng dầ,n chủng loại qua từng năm. Trong 5 năm nghiên cứu
cho ra đời trên 30 sản phẩm mới, xét duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước
hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa

tươi 100%...
14
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Công ty đã hìn,h thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây
dựng 5 trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quan,g (năm 2007); Trang trại
bò sữa Nghệ An (năm 2009); Trang trại bò sữa Thanh Hóa (năm 2010); Trang
trại bò sữa Bình Định (năm 2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng (năm 2011); với
tổng lượng đàn bò 5.900 con. Bên cạnh đó còn hỗ trợ, , khuyến khích nông dân
nuôi bò sữa bằng cách bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi với giá cao (cao hơn
giá thế giới), chấp nhận giảm lợi nhuận từ khâu chế biến (mỗi năm từ 15-25 tỷ
đồng ) để bù vào giá thu mua sữa cao, ,đồng thờ,i hỗ trợ kỹ thuật sơ chế, tồn trữ,
bảo quản sữa tươi cho nông dân. Nếu năm 2005 mới thu mua 92.500 tấn sữa tươi
thì 5 năm sau (2010) con số thu m ,ua lên đ,ến 127.000 tấn (tăng trưởng 38%).
Tổng cộng 5 năm thu mua 550.000 tấn sữa tươi trị giá trên 2.000 tỷ đồng, trung
bình mỗi năm tăng 10-20% về sản lư,ợng và giá trị, tạo điều kiện đàn bò sữa cả
nước phát triển nhanh từ 104.000 con ( năm 2005) lên trên 130.000 con ( năm
2010). Công ty thực hiệ,n ngh,iêm, túc các quy định về phòng chống cháy nổ,
bảo vệ an toàn các cơ sở sản xuất và tài sản. Thực hiện có hiệu quả các chứng chỉ
ISO và HACCP, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các cơ sở chế biến;
phối hợp với địa phương cải th,iện môi trường tự nhiên làm cơ sở thêm XanhSạch-Đẹp. Năm 2008-2009 các nhà m,áy sữa: Thống Nhất, Trường Thọ, Sài Gòn
được Bộ Tài nguyên & Môi ,trườ,ng tặng Bằng ,khen “Doan,h nghiệp Xanh” về
thành tích bảo vệ môi trường. Công ty đã m,ở đường cho các cửa ngõ hướng tới

các thị trườ,ng lớn và giàu tiềm năng như Bắc Mỹ, Trung đông, khu vực châu Á,
châu Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Nga, Đức, Ba Lan, New Zealand, khu vực Trung
Đông, Châu Á, Lào và Campuchia.
Bằng các nguốn vốn tự có và tận dụng các nguồn vốn khác, Công ty đã tự
mình đáp ứng đầy đủ nhu cầu thật sự cần thiết, ,nhất là những chương trình kinh
doanh có hiệu quả. Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện
đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy
chế biến mới và hai chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn (tháng
12/2005), nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010), 1 Chi nhánh Cần Thơ
(1998), Xí nghiệp kho vận Hà Nội (2010), đ,ồng thời đang xúc tiến xây dựng 2
trung tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc (Tiên Sơn) và phía
Nam (Bình Dương), hai nhà máy: sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy
sữa Đà Nẵng. Dự kiến các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2012.
Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ, từ các nước công nghiệp tiên tiến
như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan...đã được lắp đặt bởi các chuyên gia hàng
đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên
15
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

300 chủng loại sản, ph,ẩm chất lượng cao. Đồng thời với việc trao quyền tự chủ
trong sản xuất cho các n, ,hà máy thành viên đã phát huy năng lực, trí tuệ từ cơ sở
chứng tỏ hiệu quả rất lớn trong thời kỳ đổi mới.
Từ quá trình phát triển của CTCP sữa Vinamilk chúng ta có thể điểm lại

các dấu mốc quan trọng như sau:
- Năm 1976, Vinami,lk được thành lập vào ngày 20/08/1976, dựa trên cơ sở
tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại: Nhà máy sữa Thống Nhất
(tiền thân là nhà máy Foremost), Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là
nhà máy Cosu,vina), Nhà máy sữa Bột Dielac.
- Năm 1986, nhận Huân chương Độc Lập hạng Ba.
- Năm 1991, ,nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhì.
- Năm 1994, khánh thành nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
- Năm 1996, nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất.
- Năm 2000, nhận danh hiệu Anh hùng lao động.
- Năm 2001, khánh thành nhà máy sữa Cần Thơ.
- Năm 2003, khánh thành nhà máy sữa Sài Gòn và Bình Định.
- Năm 2005, khánh thành nhà máy sữa Tiên Sơn và Nghệ An.
- Kết thúc giai đo,ạn 1996-2005, Công ty được tặng Huân chương Độc lập
hạng Ba.
- Năm 2007, xây dựng trang trại bò sữa Tuyên Quang.
- Năm 2009, xây dựng nhà máy thân thiện với môi trường.
- Năm 2010, nhận H,uân chương Độc lập hạng Nhì, mở rộng thị trường
sang các nước và khu vực khác trên thế giới.
- Từ năm 2011-nay, xây dựng nhiều nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến,
trong đó có siêu nhà máy Bình Dương với trình tân tiến bậc nhất. Trong
giai đoạn này, Cô,ng ty không ngừ,ng đổi mới, phát triển. tìm hiểu và mở
rộng thị trường ra thế giới.
Trong suốt chặng đường gần 40 năm qua, Công, ty Cổ phần Sữa Việt Nam
với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành. Với thương hiệu VINAMILK quen
thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm xuất sắc chức năng của một đơn vị
kinh tế đối với Nhà nư,ớc, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời
hội nhập kinh tế quốc tế. Bản lĩnh của công ty là luôn năng động, sáng tạo, đột
phá tìm một hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất
nhưng không đi chệch hướng chủ trươ,ng của Đảng. Đó chính là thành tựu lớn

nhất mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty tự khẳng định và tự hào. Đó là
sức mạnh, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đ ,ảng bộ, c,hính quyền, các đoàn thể và
toàn Côn,g ty Cổ phần sữa Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục dày công vun đắp,
thực hiện, phát huy.
16
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Vina,milk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và
phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm
của mỗi thành viên và ph,òng ban trong công ,ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho Công ty
hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để
cùng tạo nên một Vina,milk vững mạnh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số
CBCNV 4.500 người
Về công tác nhân lực, những năm qua, đã tuyển chọn trên 50 con, em cán
bộ công ty và học si ,nh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt
lực lượng kế th,ừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Hơn 10 ,0 cán bộ
khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người
theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao
cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn. Thực hiện nâng lương,
nâng bậc đúng niên hạn cho CBCNV. Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám
đốc đơn vị và 17 giám đốc chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12

giám đốc các Phòng, Trung tâm . Hàng năm thu nhập bình quân năm sau cao hơn
năm trước từ 10 – 20,3%; tổ chức trên 2.000 lao động tham quan trong và ngoài
nước; 10 đợt khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty ;
tham gia thành phố 5 đợt Hội thao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm
Y tế, bảo hiểm xã hội, học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn được
đảm bảo đầy đủ.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của CTCP sữa Vinamilk:

17
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Bản thảo Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk).

18
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng


1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
-

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là:
Sản xuất và kinh do,anh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡ ng và các sản
phẩm từ sữa khác.
Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát,
Kinh do,anh thực phẩm công nghệ , thiết bị phụ tùng, vật tư , hoá chất và
nguyên liệu,
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật.
Sản xuất và kinh doanh bao bì.
In trên bao bì.
Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ nhựa phế thải).

1.1.4. Sứ mệnh và mục tiêu của công ty
Sứ mệnh của Vin,amilk đó là “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng
nguồn dinh dưỡng tốt n,hất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến
lược phát triển kinh doanh bền vững, hoạt động có hiệu quả lâu dài chủ yếu dựa
vào những yếu tố chủ lực vô cùng quan trọng như sau:
• Củng cố, xây,dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực
mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng
Việt Nam.
• Phát triển thương hiệu Vin ,amilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy
tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua
chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của
người Việt Nam để ph,át triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người
tiêu dùng Việt Nam.
• Đầu tư mở rộng sản xuất kin ,h doanh qua thị trường của các mặt hàng

nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ
lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng
nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt ch,o sức khỏe con người.
• Củng cố hệ thống và chất lượn,g phân phối nhằm giành thêm thị phần
tại các thị trường mà Vin,amilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng
nông thôn và các đô thị nhỏ.
• Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một
thương hiệu din ,h dưỡng có “uy tín khoa h,ọc và đáng tin cậy nhất của người

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong
vòng 2 năm tới.
• Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng
tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồn,g thời mở rộng sang các sản
phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung
của toàn Công ty.
• Tiếp tục nâng cao nă,ng luc quản lý hệ thống cung cấp.
• Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh
và hiệu quả.
• Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định,
chất lượng cao với giá cạnh tranh và đá,ng tin cậy.
1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA KHU VỰC ASEAN VÀ CHÍNH

SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1.2.1. Khái quát về thị trường sữa khu vực ASEAN
Theo một báo cáo thị trường của Chín ,h phủ New Zealand (theo The
Guardian) cho biết các nước thành viên của ASEAN là thị trường đầy tiềm năng
của các sản phẩm từ sữa như sữa nước, s,ữa bột, sữa chua, nguyên liệu sữa, phô
mai, bơ, kem… Chỉ tính riêng sáu quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Indonesia, Philippines và Việt Nam với tổng dân số lên tới 583 triệu người đã trở
thành một thị trường hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu sữa New Zealand.
Còn theo báo cáo thực hiện bởi Rabobank (Úc) cho thấy “ASEAN 6
Tiger” – 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Phillipines, Indonexia, Việt Nam) có thể tiêu thụ đến ba tỉ lít sữa vào năm 2020.
Còn theo Hội chăn nuôi Việt Nam (AHAV) thi ngành sữa châu Á đang có
sự thay đổi rất lớn. Tiêu d,ùng sữa và sản phẩm sữa của khu vực này có mức tăng
trưởng mạnh nhất thế giới trong ba thập kỷ qua. Tiêu dùng sữa khu vực châu Á
chiếm một nửa nhu cầu các sản phẩm sữa của thế giới. Sản xuất sữa của khu vực
này cũng phát triển mạnh trong đó Ấn Độ là nước sản xuất sữa lớn nhất trên thế
giới hiện nay, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu, cầu tiêu dùng. Vì vậy, nhập khẩu sữa
và sản phẩm sữa của khu vực này đã tăng gấp ba lần. Theo ước tính của FAO
nhu cầu tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa của khu vực này sẽ đạt 320 triệu tấn vào
năm 2021. Điều đó có nghĩa là khả năng sả ,n xuất sữa cũng như lượng sữa nhập
khẩu của khu vực này sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn trong vòng 10 năm tới.
Trong đó, xu hư,ớng sản xuất và ti,êu dùng sữa có sự khác biệt lớn do điều
kiện kinh tế xã hội cũng như văn hóa khác nhau. Trong khi ở khu vực Nam Á có
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

truyền thống lâu dài về chăn nuôi bò sữa vẫ,n tiếp tục phát triển các hoạt động hỗ
trợ (hỗ trợ đầu tư và chính sách công) nhằm nâng cao sinh kế cho người dân
thông quathúc đẩy phát triển c,hăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ nhưng ở khu vực
Đông Nam Á (đặc biệt là Việt Nam, Tru ,ng Quốc) chăn nuôi phát triển quy mô
lớn do sự đầu tư của khu vực tư nhân.
Còn tại thị trường Việt Nam hiện nay sản xuất trong nước mới chỉ đáp
ứng được khoảng 28% nhu cầu sữa, hơn 70% còn lại “dựa dẫm” vào nhập khẩu.
Qua đó ta có thể thấy dung lượng thị trường tại khu vực này là rất lớn và
hiện nay dung lượng thị trường tại đây đang chịu sự phân phối chủ yếu của các
hãng sữa đến từ châu Úc, New Zealand h,ay khu vực EU. Với s ,ự tin tưởng của
người tiêu dùng vào hàng ngoạ,i thì các hãng sữa Châu Á vẫn chưa tìm được chỗ
đứng cho bản thân m,ình trên thị trường đầy tiềm năng này. Với dân số đông, nhu
cầu lớn, nếu Côn,g ty có thể mở rộng thị trường tại đây thì đó quả thực là một lợi
thế rất lớn.
1.2.2. Chính sách xuất nhập khẩu của Malaysia
1.2.2.1. Chính sách khuyến khích nhập khẩu và đầu tư
Từ khi chuyển hướng phát triền kinh tế từ hướng nội sang trường ngoại,
hoạt động ngoại thương của Malaysia trở nên rất năng động, là động lực chính
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. ,Malaysia cũng, đã có chính sách phủ hợp cho
từng thời kỳ đề phát triển ngoại thương bao gồm:
- Ưu đãi các dụ án đầu tư (gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và
miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thành lập các khu thương mại tự do (FTA).
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí
nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản phẩm trở lên.
- Thực hiện tín dựng xuất khẩu trong đó có cả bào hiểm các rủi ro trong
xuất khẩu.

- Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ liên quan đến xuất khẩu.
- Thành lập Cơ quan chuyên trách v,ề xuất khẩu (MATRADE).
- Tổ chức nhiều hội chợ xúc tiến xuất khẩu.
- Tổ chức các phái đoàn thư ,ơng mại (kể cả các phái đoàn cấp cao) ra
nước ngoài để tìm hiểu Cơ hội kinh doanh và đầu tư.
- Thường xuyên đổi mới Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

1.2.2.2. Quản lý điều hành xuất nhập khẩu
 Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Bất kỳ một công ty nào đ,ược thành lập theo luật của Malaysia đều có
quyền kinh do,anh xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, trong điều lệ hoạt động,
công ty phải đề cập đến lĩnh vực hoạt động này. Ngành hàng kinh doanh khi cần
vẫn có thể đề nghị bổ sung, thay đổi, điều chỉnh. Các công ty của Malaysia được
xuất khẩu đến mọi nước trên thế giới trừ Israel.
 Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
Hiện nay, Malaysia quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các biện pháp
như: thuế, giấy phép, văn bản đồng ý của các Cơ quan có thẩm quyền liên quan,
hoặc kèm theo điều kiện về kỹ thuật.
Hầu hết mọi loại hàng hóa đều được tư do xuất khẩu đến mọi nơi trên thế
giới trừ Israel như đã nêu ở trên. Một số mặt hàng bị cấm xuất khẩu theo quy

định của Chính phủ, một số chỉ được xuất khẩu sau khi có sự đồng ý của các Cơ
quan quản lý chuyên ngành của Chính p,hủ. Cũng có một số hàng hóa chỉ được
xuất khẩu tro,ng những trường hợp cụ thể.
Việc xuất khẩu chỉ bị kiểm soát trong một số trường hợp, ví dụ như: sản
xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, hàng nhạy cảm, hàng chiến lược,
hàng nguy hiểm, hàng bị điều tiết bởi các Hiệp ước quốc tế hoặc để bảo vệ động
vật hoang dã. Theo Pháp lệnh Hả,i quan năm 1988 trên Cơ sở Luật Hải quan năm
1967 có hiệu lực từ ngày 1/1/1988, hiện tại Malaysia có 5 danh mục (Schedules)
hàng hóa nhập khẩu và 3 danh mục hàng hóa xuất khẩu bị kiểm soát.
Danh mục 1 : Hàng hóa cấm xuấ,t khẩu hoàn toàn gồm trứng rùa và mây
có xuất xứ từ bán đảo Malaysia.
Danh mục 2: Hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép xuất khẩu.
Danh mục 3: Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện.
Hầu hết hàng hóa thuộc danh mục 2 và 3 là nguyên liệu Cơ bản, ví dụ như
gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, ngũ cốc, khoáng sản, chất độc
và/hoặc chất thải độc hại. Việc xuất khẩu vũ khí, đạn dược, đồ cổ trong danh
mục 3 hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Chính phủ.
 Các mặt hàng cấm nhập khẩu
Malaysia cấm nhập kh,ẩu các mặt hàng dưới đây:
Bất kỳ một loại biểu tượng nào hoặc là hiện vật có thể gây nên những hiểu
lầm hoặc những biểu tượng, hiện vật đó có chủ định hoặc sẽ được sử dụng làm
ảnh hưởng tới lợi ích Liên ban,g hoặc để khuyếch trươn,g, quảng cáo cho mục
đích làm tổn hại đến hòa bình, thịnh vượng hoặc trật tự xã hội của Liên bang...
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Những ấn phẩm, tra,nh, ảnh, sách vở, bưu thiếp, hình vẽ, hình chạm khắc,
phim, băng hình, điã la-ze, đĩa mềm vi tính hoặc những ấ,n phẩm tuyên truyền
(bao gồm cả phim chưa in tráng) hoặc những vật được in, vẽ khác; các loại quần
áo có mang hình in, hoặc phiên bản của bất kỳ những dòng chữ kinh Coran; các
loại dao, dao bấm; các thiết bị t,hu Radio có khả năng thu sóng Radio tần số 6887 Mhz và 108-174 Mhz trừ nhữ,ng thứ được thiết kế để thu sóng Radio khí
tượng tại chỗ và những thứ được sử dụng cho các Cơ quan quản lý thông tin; các
loại rượu chứa chì hoặc thành phần của chì nhiều hơ,n 3,46 miligames/lít; chất
thạch tín; các hóa chất độc hại.
1.2.2.3. Quy định về chống bán phá giá và trợ cấp
Malaysia đã ban hành Luật Thuế ,Đối kháng (CV) và Thuế Chống Bán
Phá giá (AD) từ cuối năm 1993, về Cơ bản là tuân theo "Hiệp định Thi hành điều
Vị của GATT" năm 1994. Theo đó, Chính , phủ Malaysia sẽ tiến hành đánh thuế
chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu nếu:
Mặt hàng nhập khẩu được bán thấp hơn “giá trị thông thường của nó”. Giá
trị thông thường được hiểu là giá bán tại thị trường nội địa. Trong trường hợp
mặt hàng đó không được tiêu dùng trong nước thì nó được xác định theo mức
cao nhất có thể được chấp nhận ở thị trường một nước thứ ba, hoặc là bằng tổng
chi phí sản xuất, chi phí hành chính và mức lợi nhuận "phải chăng".
Việc nhập khẩu mặt ,hàng này làm tổn thương tới việc sả,n xuất mặt hàng
tương tự của Malaysia, ví dụ làm giảm đáng kể giá cả của mặt hàng đó tại
Malaysia, dẫn đến giảm lợi nhuận và giảm sản lượng của các nhà sản xuất
Malaysia.
Thông thư,ờng, mức thuế chống bán phá giá sẽ bằng mức chênh lệch giữa
giá trị thông thường và giá xuất khẩu (FOB) của mặt hàng đó sang Malaysia.
Malay,sia áp đặt thuế chống bán phá giá tối đa là 5 năm, sau đó sẽ tiến
hành đánh giá lại. Nếu hết hiện tượ ,ng bán phá giá hay khô,ng gây tổn thương
cho sản xuất trong nước, Malaysia sẽ hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với mặt
hàng đó. Từ nă,m 1996-2000, Malaysia đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với

các mặt hàng giấy copy (self-copy paper) của Nhật Bản, EU, lndonesia; giấy
nhăn có định lượng trung bình (corrugating medium paper) của Australia, EU,
Hàn Quốc; bảng thạch cao (plaster, gypsum board) của Thái Lan. Năm 2003,
Malaysia áp đặt thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giấy in báo (newsprint)
có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ C ,anada, lndonesia, Hàn Quốc, Philipines và Mỹ.
Từ năm 1995 - 2001, có 30 trường hợp hàng xuất khẩu của Malaysia phải chịu

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

thuế chống bán phá giá từ Si,ngapore, Australia, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Nam Phi, Phillippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa và Đài Loan.
1.2.2.4. Quy định về dán nhãn dinh dưỡng
Các loại thực phẩm đóng gói khi bán tại Malaysia phải được dán nhãn
dinh dưỡng bao gồm: ngũ cốc, bánh mỹ, sữa, thịt hộp, cá hộp, rau quả đóng hộp,
nước quả, các loại đồ uống, nước sốt salad...
Qui định dán nhãn dinh dưỡng ban hành tháng 3/2003 đề cập đến các chỉ
số đinh dưỡng cần nêu và hình thức trình b,ày các chỉ số này trên nhãn sản phẩm.
Các qui định này hạn chế việc đưa ra c,ác thông tin dinh dưỡng chung chung
như: "reduced sodium" (giảm hàm lượng natri), "low cholesteron" (tỷ lệ
cholesteron thấp),...
1.2.3. Chính sách xuất nhập khẩu của Singapore
1.2.3.1. Chính sách về đầu tư và nhập khẩu
Singa,pore có một chính sách đầu tư rộng mở, qua đó, đất nước này đã

chuyển thành công từ một hải cảng thương mại nhỏ trở thành một nước công
nghiệp hiện đại. Chính phủ theo đuổi một sách lược nhằm nâng cao Singapore
trở th,ành nền kinh tế dựa và,công ng,hệ và tri thức để có thể cạnh tranh với các
nước xuất khẩu hàng giá rẻ trên thế giới và gia tă,ng tính toàn cầu của nền kinh
tế.
Nhà nước tạo ngu,ồn động viên về tài chính, điều chỉn ,h luật lệ nhằm
khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Để thực hiện chính sách
rộng mở, Singapore khuy,ến khích các công ty đa quốc gia (CTĐQG) tiến hành
sản xuất và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến
cư trú và làm việc. Thông qua các CTĐQG, đảo quốc này muốn trở thành một
sân chơi mang tầm cỡ thế giới về các lĩnh vự,c: điện tử, hóa học, khoa học,…
Ngoài ra, Singapore còn khuyến khích các CTĐQG thành lập “Đại bản doanh”
tại đất nước này để điều hành các hoạt độ ,ng mang tầm khu vực hay thế giới, tác
động đến các ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính. Tất cả những nỗ
lực này nhằm khiến cho Singapore trở thành một trung tâm tài chính quốc tế.
Ngày nay, các thực thể k,inh tế trong và ngoài Singapore đã có đủ tự do
thiết lập và điều hành hoạt động của công ty họ trên đất nước này. Ngoại trừ các
văn phòng đại diện, mọi hoạt động thương mại tại Singapore phải được đăng ký

SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


Chuyên đề thực tâp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanh nghiệp (RCB). Các nhà đầu tư có thể
điều hành hoạt động của công ty mình dưới một trong các hình thức sau:

- Quyền sở hữu duy nhất
- Hợp tác kinh doanh
- Công ty cổ phần
- Công ty nước ngoài
- Văn phòng đại diện
Bên cạnh đó, trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay, các quốc gia
ngày càng xóa bỏ các rào cản về thương mại và kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà
sản xuất tr,ong nước xuất khẩu và các nhà sả,n xuất nước ngoài mở rộng thị
trường kinh doanh. Là một nước ASEAN dẫn đầu về kinh tế, Singapore đã vận
hành có hiệu quả bộ máy thư,ơng mại để đạt được các mục ti,êu đã đề ra.
Singapore chủ trư,ơng áp dụng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật vào lĩnh
vực xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:
- Thương mại không giấy tờ
- Thương mại điện tử
- Cấp phép tự động
- Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ trực tuyến
- Tài chính và bảo hiểm thương mại trên mạng
Ngày nay, thương mại Singapore quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về
độ tin cậy của thông tin trong thư,ơng mại. Sự giảm thiểu hay giải tỏa các biện
pháp kiểm soát sẽ góp phần thúc đầy thương mại Singapore phát triển theo chiều
hướng giao thương với nước ngoài.
1.2.3.2. Thuế, tỉ lệ thuế, thuế nhập khẩu
 Thuế

Hệ thống thuế ở Singapore là hệ thống trung lập với các chính sách đầu tư
nước ngoài. Những chính sách khuyến khích về tài chính đặc biệt có liên quan cụ
thể đến các quốc ty đa quốc gia.
 Tỷ lệ thuế
Nhìn chung Singap,ore là hải cảng tự do và là một nền kinh tế mở. Hơn
99% hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế. Duy có xe ,máy, rượu, xăng

dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng. Trong các cuộc đàm phán mậu dịch đa
phương theo Vòng đàm phán Urugoay, Singapore đã nhất trí áp dụng 70% theo
mức thuế của Singapore. Các hiệp định theo vòng đàm phán Urugoay bắt đầu có
hiệu lực vào 1/1/1995. Do là thàn ,h viên của APEC Singapore cũng đã cam kết
xoá bỏ tất cả thuế vào năm 2010 (phù hợp với khung thời gian cho các nước phát
triển). Singapore đã ký hiệp định công nghệ thông tin với WTO (ITA).
SV: Nguyễn Khánh Vân

Kinh tế quốc tế 54C


×