Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN hải hà – QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.53 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
---------------

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 60.34.02.01

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN HẢI HÀ – QUẢNG NINH

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHƯƠNG HUYỀN
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. LÊ VĂN HƯNG


Hà Nội, 2016

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
1/ Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Huyền
Tel: …………………..

Mail: ………………

2/ Chuyên ngành: Tài chính
3/ Lớp: Tài chính

Khoá: TC10.02

4/ Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
5/ Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS. LÊ VĂN HƯNG
Tel:



0913536333

Mail: …..

Tên đề tài: “ Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện
Hải Hà – Quảng Ninh

Học viên thực hiện

Nguyễn Phương Huyền

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đổi mới đất nước, cải cách nền tài chính quốc gia, đặc biệt cải
cách tài chính công, việc quản lý điều hành ngân sách là một trong những vấn đề
có ý nghĩa vô cùng to lớn quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển
KTXH, được nhà nước cũng như chính quyền địa phương rất quan tâm. Với mục
tiêu khai thác triệt để các nguồn thu đồng thời nâng cao hiệu quả các khoản chi là
một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách tài chính công nói chung,
huyện Hải Hà nói riêng.
Công tác chi ngân sách trên địa bàn hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích
cực, cơ cấu chi tương đối hợp lý đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ, song vẫn còn
nhiều hạn chế, hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải,
thiếu tập trung dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí…
Vì thế, yêu cầu quản lý chi NSNN đảm bảo đúng chiến lược, mục tiêu, tiết kiệm,
hiệu quả đáp ứng được các nhu cầu phát triển của huyện đang là vấn đề rất bức xúc

hiện nay.
Do vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể cả lý luận và thực
tiễn quản lý chi NSNN để qua đó hoàn thiện quản lý chi đáp ứng được lộ trình cải
cách hành chính công phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở
huyện Hải Hà đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho chính quyền địa phương. Vì
vậy, sau khi học tập nghiên cứu chương trình cao học chuyên ngành tài chính –
ngân hàng tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tôi quyết định
chọn vấn đề: “Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện
Hải Hà – Quảng Ninh” làm đền tài luận văn thạc sĩ của mình. Với mục đích vận
dụng những kiến thức lý luận đã học thiết thưc đối với công tác quản lý chi NSNN
tại huyện Hải Hà. Đồng thời thông qua nghiên cứu luận văn, tôi được nâng cao
trình độ, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công tác.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi NSNN ra đời, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cả trong
và ngoài nước bàn về NSNN ở những cấp độ và giác độ khác nhau. Nhưng những
3


công trình này chỉ nghiên cứu về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của NSNN,
phù hợp với từng địa phương cụ thể. Riêng nghiên cứu về quản lý chi NSNN một
cách toàn diện, đặc biệt ở huyện Hải Hà chưa có một công trình nào đề cập đến. Vì
lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà
nước tại huyện Hải Hà – Quảng Ninh”. Đây là đề tài mới và không có sự trùng
lập với các công trình đã công bố và được coi như là công trình đầu tiên đề cập
một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quản lý chi NSNN tại huyện Hải Hà.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN tại
huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh.
Nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chi ngân sách nhà nước, quản lý chi NSNN.
+ Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Hải
Hà, giai đoạn 2013 – 2015.
+ Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Hải Hà.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn chỉ giới hạn ở quản lý các khoản chi thuộc
NSĐP trong cân đối, không bao gồm nội dung quản lý các khoản chi thuộc NSTW
trên địa bàn huyện Hải Hà, trong đó tập trung vào phân tích quản lý chi cho đầu tư
xây dựng cơ bản và chi thường xuyên.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi huyện Hải Hà.
- Về thời gian: Thời gian khảo sát thực tế giai đoạn 2013–2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác–Lê nin, đồng thời kết hợp các phương pháp như: Tổng hợp,
đối chiếu so sánh, thống kê, phân tích và khảo sát thực tế.

4


Luận văn có sử dụng các công trình đã công bố trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài.
6. Đóng góp mới của luận văn.
Về mặt lý luận: hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý chi NSNN, đưa ra các
nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, tổng kết kinh nghiệm các nước trên thế
giới, rút ra các vấn đề có thể áp dụng tại huyện Hải Hà.
Về thực tiễn: Đánh giá thực trang quản lý chi NSNN tại huyện Hải Hà, tham
chiếu những vấn đề lý luận và thưc tiễn ở các nước, chỉ ra những bất cập trong
quản lý chi NSNN. Đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản

lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hải Hà đáp ứng yêu cầu đổi mới tài chính công.
7. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả của luận văn trước hết góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản
lý tài chính công, trưc tiếp quản lý chi NSNN. Nó trở thành tài liệu tham khảo rất
bổ ích và có giá trị cho các nhà quản lý thực tiễn tại huyện Hải Hà.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng
biểu, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý chi ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Hải Hà giai đoạn 2013–
2015
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN tại huyện Hải Hà –
Quảng Ninh

5


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu
MỞ ĐẦU

6



×