Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH may mặc vina kangaroo TB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.49 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................................3
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH...............................................................................................................1
1.1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính...............................................................................1
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................................1
1.1.2 Đối tượng của phân tích tài chính...................................................................................1
1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính....................................................................................2
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính..............................................................2
1.2 Phương pháp phân tích tài chính............................................................................................2
1.2.1 Phương pháp sử dụng......................................................................................................2
1.2.2 Các thông tin sử dụng......................................................................................................2
1.3 Nội dung phân tích tài chính..................................................................................................3
1.3.1 Phân tích trên từng báo cáo tài chính..............................................................................3
1.3.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính..................3
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VINA KANGAROO-TB....................................................7
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH May Mặc Vina Kangaroo-TB................................................7
Địa chỉ : xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.............................................................7
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính...................................................................8
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty TNHH Vina Kangaroo-TB. 8
2.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc
Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014...................................................................................10
2.2.1 Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc Vina
Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014...........................................................................................10


2.2.2 Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc
Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014...............................................................................12
Bảng 2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012- 2014....................................13
2.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu tài chính................................15
2.2.4.1. Phân tích hệ số khả năng thanh toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc Vina
Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014...........................................................................................15
2.2.4.2. Phân tích hệ số kết cấu tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc Vina
Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014...........................................................................................17
2.2.4.3. Phân tích hệ số hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc Vina
Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014...........................................................................................18
2.2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc Vina KangarooTb giai đoạn 2012 -2014............................................................................................................20
2.3 Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn may
mặc Vina Kangaroo-Tb .............................................................................................................21
2.3.1 Ưu điểm.........................................................................................................................21
2.3.2 Một số tồn tại.................................................................................................................22
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY MẶC VINA
KANGAROO -TB.........................................................................................................................23
3.1 Định hướng hoạt động của công ty trong 5 năm tới............................................................23
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn may
mặc Vina Kangaroo-Tb..............................................................................................................23
3.2.1 Nâng cao tỷ lệ nguồn VCSH trong tổng nguồn vốn .....................................................23
SV: Vũ Thị Quý

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng


3.2.3 Sử dụng chính sách bán chịu để tăng doanh thu...........................................................23
3.2.3 Quản lý hàng tồn kho....................................................................................................24
3.2.4 Cơ cấu nợ phải trả cho hợp lý........................................................................................24
3.2.5 Đầu tư đổi mới công nghệ.............................................................................................24
3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực.................................................................................................25
KẾT LUẬN....................................................................................................................................26

SV: Vũ Thị Quý

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1

Ký hiệu viết tắt

Diễn giải

DN

Doanh nghiệp

2


HTK

Hàng tồn kho

3

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

4

VCĐ

Vốn cố định

5

VLĐ

Vốn lưu động

6

TSCĐ

Tài sản cố định

7


TSNH

Tài sản ngắn hạn

8

Trđ

Triệu đồng

9

ROI

Return On Investment

10

ROA

Return On total Assets

11

ROE

Return On Equity

12


ROS

Return On Sales

13

XDCB

Xây dựng cơ bản

SV: Vũ Thị Quý

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Nội dung
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Bảng 2.1: cơ cấu và tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2012 - 2014
Bảng 2.2: Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2012 - 2014
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014
Bảng 2.4: Phân tích các hệ số khả năng thanh toán của công ty
Bảng 2.5: Phân tích hệ số kết cấu tài chính của công ty
Bảng 2.6: Phân tích hệ số hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.7: Phân tích khả năng sinh lời của công ty


SV: Vũ Thị Quý

Trang
12
14
17
20
22
24
25
27

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Tất
cả các hoạt động kinh doanh đểu ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm
hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh
doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên phân tích tình hình tài
chính cho tương lai. Bởi vì, thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho nhà
quản trị biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động kinh doanh của công ty
từ đó đưa ra các giải pháp làm pháp huy các điểm mạnh và khắc phục những điểm
yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh

trong thời gian tới.
Vì vậy, trong thời gian thực tập tại ,Công ty TNHH May Mặc Vina
Kangaroo-TB em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty thông qua phân tích tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần
đây nhằm mục địch tự nâng cao hiểu của mình về vấn đề tài chính trong doanh
nghiệp nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Cho nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài
chính tại Công ty TNHH May Mặc Vina Kangaroo-TB” làm đề tại luận văn tốt
nghiệp.
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của hoạt động phân tích tài chính và năng lực tài
chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh tại Công
TNHH May Mặc Vina Kangaroo-TB giai đoạn năm 2012- 2014
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lưc tài chính tại Công TNHH May
Mặc Vina Kangaroo-TB
Do vốn hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài luận văn
của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Vũ Thị Quý

1

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cu theo
một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như
các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính
xác, đung đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp
nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn xũng như dự toán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để
đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu đề ra.
1.1.1.2 Khái niệm năng lực tài chính
Năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh
nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng
toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm
bảo và duy trì cho quá trình kinh doanh diễn ra bình thường.
1.1.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các yếu tố định
lượng và định tính :
- Các yếu tố định lương thể hiện nguồn lực tài chính hiện có bao gồm: quy mô
vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…
- Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn
vốn tài chính được thể hiện thông qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ
công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…
1.1.2 Đối tượng của phân tích tài chính
Thứ nhất: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này
biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dẫn

giữa ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp thông qua các hình thức:
- Các doanh nghiệp phải nộp các loại thuế và phí, lệ phí vào ngân sách Nhà
nước theo luật định.
- Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc tham
gia với tư cách người góp vốn trong các doanh nghiệp sở hữu tổng hợp.
Thứ hai: Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài
chính. Thể hiện trong việc huy động các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn phụ vụ
cho HĐKD của doanh nghiệp.
Thứ ba: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Nó liên quan
SV: Vũ Thị Quý

1

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp như cơ
cấu tài chính, chính sách đầu tư, lợi tức cổ phần…
Như vậy, về thực chất đối tượng của phân tích tài chính là các mối quan hệ
phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức
có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính
Để trở thành công cụ quản lý kinh doanh quan trọng của quá trình HĐKD thì
phân tích tài chính có nhiệm vụ dưới đầy nhằm xem xét, dự báo tình hình tài chính
có thể đạt được trong tương lai :
- Kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu tài chính đã xây dựng

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính và tìm nguyên
nhân gây lên mức độ ảnh hưởng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phụ tồn tại trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng phương pháp kinh doanh tối ưu căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích.
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Đánh giá tình
hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo, kế hoạch
tài chính và quyết định tài chính thích hợp. Kiểm soát các hoạt động của doanh
nghiệp, phát hiện những mặt tốt, những mặt chưa tốt để đưa ra các biện pháp quản
lý thích ứng nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư, ngân hàng: điều quan tâm chủ yếu trong việc phân
tích tài chính là xem xét khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu quả cho vay
để có quyết định trong việc tiếp tục đầu tư, tiếp tục cho vay hay thu nợ để áp dụng
các biện pháp thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ.
1.2 Phương pháp phân tích tài chính
1.2.1 Phương pháp sử dụng
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại trừ :
+ Phương pháp chênh lệch
+ Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp liên hệ :
+ Phương pháp cân đối
+ Phương pháp liên hệ thuận nghịch
+ Phương pháp liên hệ tương quan
1.2.2 Các thông tin sử dụng
Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp
tại một thời điểm nhất định.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản

SV: Vũ Thị Quý

2

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

ánh tổng quá tình hình và kết quả kinh doanh trong một thời kỳ kế toán của doanh
nghiệp. Thông qua báo cáo này, người đọc nhận biết và đánh giá được hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh dòng tiền
thu vào vào chi ra trong kỳ của doanh nghiệp kể cả chứng khoán và các khoản đầu
tư.
Thuyết minh báo cáo tài chính: được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình
hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải
thích thêm một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính chưa trình bày nhằm giúp người
đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể hơn và
chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả
hoạt động kinh doanh.
1.3 Nội dung phân tích tài chính
1.3.1 Phân tích trên từng báo cáo tài chính
Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính bao gồm các nội dung :
- Phân tích chiều ngang trên từng báo cáo để thấy rõ biến động về quy mô
của từng chỉ tiêu kể cả số tương đối và số tuyệt đối.
- So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính để thấy được sự biến động về cơ
cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính.

- Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính nhằm
đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài
chính.
1.3.2.1 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp khi đến hạn thanh toán bằng tiền và các tài sản có thể chuyển ngay bằng
tiền.
a. Hệ số thanh toán hiện thời.
Hệ số thanh toán hiện thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi của tài
sản ngắn hạn thành tiền để đảm bảo trả được các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả.
Hệ số thanh toán hiện thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để
trả nợ ngắn hạn (trong vòng 12 tháng).Trường hợp hệ số này giảm nhiều hoặc quá
thấp so với mức bình thường chứng tỏ DN tiềm ẩn những khó khăn về tài chính
đối với việc trả nợ ngắn hạn.
Đặc biệt nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng trả nợ đầy đủ là không thể, cho
dù có cố gắng thu hết nợ ngắn hạn, bán hết chứng khoán ngắn hạn và giảm lượng
hàng tồn kho để chuyển hóa thành tiền..
b.Hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn
hạn thành tiền sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả các khoản nợ ngắn hạn tới
hạn trả.
SV: Vũ Thị Quý

3

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

Chỉ tiêu càng cao (>0,75) chứng tỏ TSNH của doanh nghiệp có đủ khả năng để
chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn
kho. Ngược lại nếu chỉ tiêu này (<0,75) chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng
trả các khoản nợ ngắn hạn.
c. Hệ số thanh toán tức thời.
Hệ số thanh toán tức thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng các khoản
tiền và tương đương tiền để trả nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này càng cao (> 0,5) chứng tỏ tiền trong doanh nghiệp đủ khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn, DN tự chủ tài chính trong việc trả nợ ngắn hạn. Ngược lại,
nếu (<0,5) chứng tỏ lượng tiền quá thấp không đủ thanh toán nợ ngắn hạn, DN có
nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
1.3.2.2 Phân tích kết cấu tài chính
Việc phân tích kết cấu tài chính của DN trong một thời kỳ sẽ giúp nhà quản lý
đánh giá kết cấu tài sản đã phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình hay chưa, kết
cấu vốn có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không để đưa ra
quyết định nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN phát triển bền vững.
a. Hệ số nợ.
Hệ số nợ là chỉ tiêu phản ánh kết cấu nợ được sử dụng trong tổng nguồn vốn
của DN.
Hệ số nợ là chỉ tiêu phản ánh kết cấu nợ được sử dụng trong tổng số nguồn vốn
của DN. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ tổng số nợ trong nguồn vốn càng nhiều, DN sử
dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao dễ xuất hiện rủi ro tài chính.
b. Hệ số nợ dài hạn.
Hệ số nợ dài hạn là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng nợ dài hạn trong tổng
nguồn vốn thường xuyên.
Trong đó: Tổng NV thường xuyên = NV chủ sở hữu + Nợ trung và dài hạn.
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ nợ dài hạn trên kết cấu nguồn vốn thường xuyên

cao, DN có khả năng huy động và chủ động trong việc sử dụng vốn nhưng cũng
phải trả lãi vay cao hơn và làm giảm lợi nhuận trong DN.
c. Hệ số thanh toán lãi vay.
Là chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi vay nợ.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng lãi vay phải trả được đảm bảo bởi bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Hệ số này nói lên mức độ rủi ro về tài chính của DN, bởi vì nếu hệ số này quá
thấp cũng có nghĩa là chi phí để trả lãi vay quá cao, thậm chí nếu thấp hơn 1 thì
nghĩa là DN không có khả năng trả được tiền lãi vay.
1.3.2.3. Phân tích hệ số hoạt động.
Để đánh giá năng lực quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong DN, có thể
dùng các chỉ tiêu dưới đây:
a.Số vòng quay hàng tồn kho
Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay
SV: Vũ Thị Quý

4

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

được bao nhiêu vòng. Hay phản ánh một đồng vốn HTK bình quân sẽ tham gia và
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ HTK vận động không ngừng, đây là yếu tố làm
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trong DN.
b.Kỳ thu tiền trung bình

Là chỉ tiêu phản ánh độ dài thời gian trung bình thu được tiền bán hàng của
DN kể từ lúc xuất hàng cho tới khi thu được tiền hàng. Kỳ thu tiền quá dài thì vốn
bị chiếm dụng càng lâu, dễ biến thành nợ khó đòi. Việc tìm nguyên nhân dẫn đến
tình trạng kỳ thu tiền quá dài phải xuất phát từ phương thức tiêu thụ và thanh toán
tiền hàng của DN.
c.Số vòng quay vốn lưu động
Là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong kỳ phân tích hay phản
ánh một đồng VLĐ bình quân trong kỳ sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT.
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn lưu động vận động nhanh, là yếu tố nâng cao
lợi nhuận trong doanh nghiệp.
d.Hiệu suất sử dụng VCĐ
Là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong kỳ phân tích hay phản
ánh một đồng VCĐ bình quân trong kỳ sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT.
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn cố định tạo ra càng nhiều doanh thu thuần hoạt
động càng tốt, đây là nguyên nhân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong DN.
e.Vòng quay toàn bộ vốn KD
Vốn kinh doanh là toàn bộ vốn hiện có của DN tại một thời điểm, bao gồm cả
số vốn nằm trong công trình XDCB dở dang và các khoản công nợ phải thu dài
hạn. Số vốn ở khâu này nếu nằm đọng lâu sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong
trường hợp như vậy cần có biện pháp thu hồi nhanh công nợ và đẩy nhanh tiến độ
XDCB để sớm đưa TSCĐ vào sử dụng.
1.3.2.4. Phân tích khả năng sinh lời.
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh bản thân doanh nghiệp luôn
luôn mong muốn đồng vốn của mình bỏ ra có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất
vì vậy trong phân tích người ta thường so sánh lợi nhuận đạt được với các loại vốn
đầu tư để đánh giá khả năng tạo lợi nhuận từ vốn của doanh nghiệp và khả năng
sinh lời của các loại vốn trong kinh doanh thông qua các chỉ tiêu sau:
a. Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI)
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính tới

ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập DN.
Vốn kinh doanh bình quân = ( Giá trị tổng tài sản đầu kỳ + Giá trị tổng tài sản
cuối kỳ)/2
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, sức sinh lời của vốn kinh
doanh cao, đây là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
b. Tỷ suất sinh lời của tài sản.(ROA)
Là chỉ tiêu cho biết trong kỳ doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
SV: Vũ Thị Quý

5

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ việc sử dụng hiệu quả là tốt, sức sinh lời của tài
sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc…
c.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.(ROE)
Là chỉ tiêu phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, và cũng là chỉ tiêu để nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp
chủ yếu nhất.
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ tốt, sức sinh lời của vốn chủ
sở hữu càng cao, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của DN.

d.Tỷ suất sinh lời của doanh thu.(ROS)
Là chỉ tiêu phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Đây là nhân tố giúp doanh nghiệp sử dụng chi phí càng có hiệu quả và càng
chứng tỏ khả năng tiết kiệm chi phí của DN. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ DN sử
dụng chi phí càng có hiệu quả, càng chứng tỏ khả năng tiết kiệm chi phí của DN.
Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ các chi phí trong doanh nghiệp sử dụng lãng phí,
doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí tại các bộ phận.

SV: Vũ Thị Quý

6

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VINA KANGAROO-TB
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH May Mặc Vina Kangaroo-TB
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH May Mặc
VinaKangaroo-TB
 Tên công ty : Kangaroo-TB, chi nhánh công ty TNHH may mặc VinaKangaroo tại Thái Bình.
 Tên giao dịch : Noim Garment Company Limited
Địa chỉ : xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

 Giới thiệu : Kangaroo-TB là chi nhánh công ty TNHH may mặc Kangaroo

 tại Thái Bình được thành lập năm 2008.
 Giám đốc : Lee Jae Kyun
 Quy mô : 1200 - 1400 nhân viên
 Lĩnh vực sản xuất : hàng may mặc xuất khẩu.
 Mã số thuế : 0102617049
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH may mặc Vina Kangaroo-TB được thành lập vào ngày
16/01/2008 theo giấy phép kinh doanh số 011043000515 cấp ngày 18/01/2008
dưới hình thức là Công ty TNHH được thành lập với 100% số vốn đầu tư từ hàn
quốc chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Khởi đầu Công ty đứng trước bộn bề khó khăn, áp lực. Đội ngũ cán bộ quản lý
điều hành của Công ty còn non trẻ, cơ sở vật chất còn hạn chế.Công ty luôn chú ý
đến hất lượng và uy tín trong quan hệ với các khách hàng. Đây là giải pháp xuyên
suốt và đã được Công ty thực hiện tốt kể từ khi thành lập đến nay.
Được sự hỗ trợ của các bạn hàng, các Ngân hàng thương mại cũng như được
sự tin tưởng khách hàng nên việc kinh doanh của Công ty ngày càng thuận lợi và
phát triển hơn.
Trong quá trình kinh doanh, Công ty đã kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đã mạnh dạn đầu tư sang các lĩnh
vực khác, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh.

SV: Vũ Thị Quý

7

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính.
Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty Công TNHH May Mặc
Vina Kangaroo-TB hoạt động trong các lĩnh vực sau:
-Hoạt động chính của Công ty là Gia công các loại quần áo như quần tây, áo vest,
jacket, váy và một số sản phẩm may mặc khác để xuất khẩu sang nhiều quốc gia,
khu vực trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Canada, EU, ASEAN,…Sản xuất kinh doanh
xuất khẩu và Sản xuất kinh doanh nội địa.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty TNHH Vina
Kangaroo-TB
Là một công ty với quy mô vừa và nhỏ, để đảm bảo công tác quản lý phù hợp
và hiệu quả. Công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là Giám đốc và phó giám đóc điều hành mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty và chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước.
Các phòng ban nhận lệnh từ một cấp trên, trợ giúp về mặt chuyên môn nghiệp vụ.
2.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1 : sơ đồ tổ chức công ty

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
kế
hoạch
sản
xuất

Phòng

hành
chínhnhân sự

SV: Vũ Thị Quý

Phòng
kế
toán

Phòng
xuất
nhập
khẩu

8

Phòng
vật tư

Nhà
máy
sản
xuất

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng


2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Là một công ty với quy mô vừa và nhỏ, để đảm bảo công tác quản lý phù hợp
và hiệu quả. Công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là Giám đốc và phó giám đóc điều hành mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty và chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước.
Các phòng ban nhận lệnh từ một cấp trên, trợ giúp về mặt chuyên môn nghiệp vụ.
- Giám đốc :là người điều hành cao nhất trong công ty, quyết định và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc : nhận nhiệm vụ từ giám đốc, phụ trách và chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh của phòng kế hoạch và kế toán.
- Phòng kế toán : gồm có 5 người có nhiệm vụ quản lý tài chính, thu thập và
cung cấp đầy đủ thông tin tài chính. Đồng thời chấp hành nghiêm chế độ chính
sách của nhà nước.
- Phòng hành chính nhân sự : gồm có 5 người thực hiện những công việc liên
quan đến hoạt động nhân sự trong công ty.
+ thực hiện tuyển dụng lao động, phân công lao động, đảm bảo đủ số lượng
lao động cho sản xuất.
+ Quản lý theo dõi các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Soạn thảo, lưu trữ tài liệu, công văn của công ty.
+ Tổ chức tiếp đón khách hàng với công ty.
+ Phổ biến và duy trì việc thực hiện nội quy, quy chế của công ty đối với
người lao động.
- Phòng vật tư : có 5 người chuyên cung cấp vật tư đầy đủ và chịu trách nhiệm
về chất lượng vật tư.
- Phòng kế hoạch sản xuất : có 6 người giúp giám đốc hoạch định kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tiến độ sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư cho sản
xuất. Lập kế hoạch hoạt động trong những năm tiếp theo, kí hợp đồng mới, giao kế
hoạch sản xuất cho từng phân xưởng một cách hợp lý. Giúp giám đốc xây dựng và
tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và thống nhất áp dụng các chỉ tiêu

SV: Vũ Thị Quý

9

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

định mức kinh tế kĩ thuật của các loại hình sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu : Gồm 4 người chuyên chịu trách nhiệm làm các thủ
tục liên quan đến hải quan để nhập nguyên liệu vật tu và xuất hàng theo các đơn
đặt hàng. Lưu trư các tờ khai hải quan, chứng từ xuất khẩu...nghiên cứu và liên
minh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Nhà máy sản xuất : bao gồm khoảng 1000- 1200 người. Là đơn vị trực tiếp
sản xuất sản phầm. Gồm các bộ phận sau:
+ Bộ phận kho
+ Bộ phận tạo mẫu
+ Bộ phận cắt
+ Bộ phận may
+ Bộ phận thu phát
+ Bộ phận QC
+ Bộ phận hoàn thiện
+ Bộ phận hiệu chỉnh đóng gói
+ Bộ phận xuất hàng
2.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu
hạn may mặc Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014
2.2.1 Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn may

mặc Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014
Bảng 2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2012- 2014.
ĐVT : Triệu đồng
Khoản mục

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

So sánh
2013/2012
Tỷ
(+/-)
trọng
(%)

So sánh
2014/2013
Tỷ
(+/-) trọng(
%)

TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN


12,314

19,491

29,921

7,177

58.28

10,430 53.51

I. Tiền và Các khoản TĐ Tiền

1,623

2,203

8,361

580

35.73

6,158 279.52

0

0


1,911

0

II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
SV: Vũ Thị Quý

10

1,911

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

219

3,692

8,115

3,473

1585.84


8,993

10,655

7,267

1,662

18.48

-3,388 -31.79

V. Tài sản ngắn hạn khác

479

1,941

4,267

1,462

305.21

2,326

119.83

B- TÀI SẢN DÀI HẠN


56,930

61,170

67,689

4,240

7.44

6,519

10.65

743

351

-392

-52,75

-351

-100

54,832

60,678


65,715

5,846

10.66

5,037

8.30

141

1,974

-1,217

-89,81

1,833

1328.2
6

97,610

11,417

16.48


16,949 21.01

IV. Hàng tồn kho

I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
V. Tài sản dài hạn khác

1,355

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

69,244

80,661

4,423

119.79

( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH Vina Kangaroo-TB)
*Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy, Quy mô tổng tài sản có sự tăng lên mạnh
mẽ trong 2 năm 2013,2014. Năm 2013tổng tài sản là 80.661 trđ tăng 11.417 trđ
so với năm 2012. Đến năm 2014 lại tiếp tục tăng 16.949 trđ tương ứng với mức
tăng 21,01% so với năm trước lên tới 97.610 trđ, đi sâu vào phân tích ta thấy:
- Tài sản ngắn hạn trong 3 năm tài sản dài hạn có sự tăng lên liên tiếp và tăng
mạnh ở năm 2013. Tuy nhiên việc gia tăng này chủ yếu là do các khoản mục các
khoản phải thu ngắn hạn tăng nhanh qua các năm. Điều này có thể cho thấy dấu
hiệu xấu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi việc vốn của doanh
nghiệp đang bị doanh nghiệp khác chiếm dụng.

+ Hàng tồn kho luôn giữ ở mức ổn định và có xu hướng tăng cao vào năm 2013 tới
10.655 trđ tăng 1662 trđ so với năm 2012do những năm gần đây nền kinh kế gặp
nhiều khó khăn, số lượng hàng hóa bán ra của công ty cũng bị giảm sút. Do đó
công ty cần có biện pháp để giảm thiểu lượng hàng tồn kho tránh việc tăng chi phí
bảo quản, lưu kho. Vào năm 2014 số lương này đã được khống chế giảm 3388 trđ
xuống còn 7267 trđ đây cũng là một dấu hiệu tích cực của doanh nghiệp.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền cũng có sự tăng mạnh trong những
năm gần đây từ 2,623 triệu đồng vào năm 2012 đến 2014 đã đạt 8,361 triệu đồng
vào năm 2014 cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang đc đảm bảo. Trong
khi đó công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Việc dự trữ
tiền mặt giúp công ty chủ động trong thanh toán nợ khi đến hạn, nhưng công ty
cũng nên có kế hoạch tận dụng tối đa quỹ tiền mặt của mình như việc đầu tư vào
tài chính ngắn hạn.
- Tài sản dài hạn: trong cả 3 năm luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài
sản(>60%) . Năm 2013 tăng 4.240 trđ tương ứng với mức tăng 7,44% so với năm
2012 và 2014 tiếp tục tăng 10,65% đạt lần lượt là 56.930 trđ, 61.170 trđ và 67.689
SV: Vũ Thị Quý

11

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

trđ vào năm 2012, 2013 và 2014. Trong tổng tài sản dài hạn, tài sản cố định luôn
chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2013, tài sản cố định là 60.678trđ tăng 5.846 trđ tương
ứng với mức tăng 10,66%, năm 2014 tiếp tục tăng 8,3% lên 65.715 trđ nguyên

nhân là do công ty mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh của
công ty. Ngoài ra, tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản dài
hạn và có sự tăng mạnh ở năm 2014. Năm 2012tài sản dài hạn khác là 1,355 trđ
Năm 2014 chỉ tiêu này vẫn tăng lên 1974 trđ.
Qua những phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản của công ty có sự tăng mạnh
trong giai đoạn 2012- 2014. Điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng kinh doanh
nâng cao thương hiệu để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên
công ty cần chú ý hơn đến tài sản ngắn hạn như việc sử dụng các khoản tiền và
tương đương tiền, quản lý các khoản phải thu khách hàng để không bị chiếm dụng
vốn.
2.2.2 Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu
hạn may mặc Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014
Bảng 2.2 Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2012- 2014
Khoản mục

Năm
2012

So sánh
2013/2012
Tỷ
(+/-)
trọng
(%)

So sánh
2014/2013
Tỷ
(+/-) trọng(
%)


Năm
2013

Năm
2014

50,923

66,654

11,345

28.66

26,536

26,163

9,944

59.93

24,387

40,491

1,401

6.09


29,666

29,738

30,956

72

29,666

29,738

30,956

72

0.24

1,218

97,610

11,417

16.48

16,949 21.01

NGUỒN VỐN

A- NỢ PHẢI TRẢ

39,578

I- Nợ ngắn hạn

16,592

II- Nợ dài hạn

22,986

B- Vốn CSH
I- Vốn CSH

69,244
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

15,731 30.89
-373

16,104 66.03
1,218

0.24

-1.40

4.09
4.09


80,661

ĐVT: Triệu đồng.
( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH Vina Kangaroo-TB)
*Nhận xét :Tương ứng với sự biến động của tài sản, trong giai đoạn 2012- 2014
nguồn vốn của công ty cũng có sự biến động rõ nét. Tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp có xu hướng tăng và chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn là Nợ phải trả
(khoảng 60%) và đang có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể, nợ phải trả chỉ
SV: Vũ Thị Quý

12

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

chiếm 39,578 triệu đồng (57.15%) trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp - năm 2012,
năm 2013 là 50,923triệu đồng (63,13%) và trong năm 2014 vừa qua là 66,654 triệu
đồng (68.28%). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ
yếu đến từ nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn đi chiếm dụng của nhà cung cấp, điều
này phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp nằm ở mức thấp, đồng
thời đó sự rủi ro tài chính cũng cao.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn giữ ổn định qua các năm cụ thể năm 2012
là 29,666 triệu đồng vào năm 2013 là 29,738 triệu đồng và năm 2014 tăng nhẹ lên
30,956 triệu đồng. Chỉ chiếm 1 phần khá nhỏ ( khoảng 30%) trong cơ cấu tổng
nguồn vốn.

Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2012- 2014nợ phải trả của công ty tăng lên
cao trong khi vốn chủ sở hữu vẫn giữ ổn định và ở mức hơi thấp nên các nguy cơ
rủi ro tài chính là rất lớn. Vì vậy công ty cần chú trọng tới việc sử dụng hiệu quả
đòn bẩy tài chính để phát huy hiệu quả hoạt động của các nguồn vốn này nhầm
nâng cao hiệu quả tài chính.
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn
may mặc Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014

Bảng 2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012- 2014.
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
So sánh
CHỈ TIÊU
Năm
Năm
Năm
2013/2012
2014/2013
2012
2013
2014
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
1. Doanh thu bán hàng
160,431 156,057 198,084 -4,374
và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu

3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
160,431 156,057 198,084 -4,374
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán

121,782 126,755 174,084 4.973

5. Lợi nhuận gộp bán
hàng và cung cấp dịch
38,649
vụ
6. Doanh thu hoạt động
171
tài chính
SV: Vũ Thị Quý

-2.73

42,027 26.93

-2.73

42,027 26.93

3,92

47,329 37.33

29,302


24,000 -13,347 -34.53 -7,302 -24.92

2,559

11,928

13

2,388

1396.49 9,369 366.12
MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

7. Chi phí tài chính

4,206

5,886

4,623

1,680

28.54


- Trong đó chi phí lãi
vay

3,942

3,048

2,745

-894

-29.33

-303

-11.04

8. Chi phí bán hàng

5,976

9,843

3,963

3,867

64.71


-5,880

40.2

17,823

21,123

29,469

3,300

18.52

8,346

39.51

10,815

-4,991

-2.127 -19,806 -183.13 2,864

11. Thu nhập khác

522

1,110


1,242

588

112.64

132

11.89

12. Chí phí khác

57

147

51

90

157.89

-96

34.6

960

1,188


498

107.79

228

23.75

-4,031

-939

-15,308 -171.21 3,092

329

-4,031

-939

-15,308

329

9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh

13. Lợi nhuận khác

462
14. Tổng lợi nhuận kế
11,277
toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
16. Chi phí thuế thu
nhập DN hoàn lại
17. Lợi nhuận sau thuế
11,277
thu nhập DN

-379

-1,263 -21.45

3.092

( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH Vina Kangaroo-TB)
*Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu và lợi nhuận của cồn ty trong giai đoạn này đâng sụt giảm mạnh mẽ.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 6.435 trđ tăng 5.712 trđ ứng với 790% so với năm
2012. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế tăng 2.426 trđ ứng với tăng 37,7%. Việc tăng
lợi nhuận sau thuế giúp công ty có thêm nguồn vốn để đầu tư trong tương lai, thực
hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, nâng cao uy tín và thương hiệu cho công
ty…
Năm 2013, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 53.364 trđtăng
46.100 trđ ứng với tăng 634,6% so với năm 2012, năm 2014 tăng 11,73% so với
năm trước. mặc dù trong giai đoạn 2012- 2014 nền kinh tế đất nước gặp nhiề khó
khăn, tình hình lạm phát tăng cao, nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

của công ty vẫn tăng không ngừng điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của công ty
trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng tương
ứng với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do công ty không có các
khoản giảm trừ doanh thu. Điều này cho thấy công ty quản lý rất tốt đến chất lượng
dịch vụ, hàng hoá, đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng làm không phát sinh các
khoản giảm trừ doanh thu.
Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp tăng cùng chiều với chiều tăng của doanh
SV: Vũ Thị Quý

14

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

thu nên việc tăng giá vốn là điều đương nhiện. Năm 2013 giá vốn là 41.370 trđ
tăng 650,7% so với năm 2012. Năm 2014 Giá vốn tăng 5,83% lso với năm 2013
lên 43.780 trđ.
Do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn nên Lợi nhuận
gộp của công ty cũng có xu hướng tăng nhanh trong 2 năm 2013,2014. Năm 2013
lợi nhuận gộp là 11994 trđ( tăng 1024 trđ ) so với năm 2012. Đến năm 2014 tiếp
tục tăng 32,07% so với năm trước. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu năm
2013 là 11,73% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn. Điều này cho thấy công ty
đã quản lý tốt tình hình giá vốn, đây là nhân tố ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận sau
thuế của công ty.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động tài chính của doanh nghiệp

trong 3 năm dường như không khả quan. Chi phí bỏ ra cho hoạt động tài chính
(năm 2014 là 343 trđ) lớn hơn số tiền thu được (năm 2014 là 45 trđ). Trong đó chi
phí tài chính lỗ là do chi trả lãi vay, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài
chính ở mức độ tương đối cao, khai thác không tốt nguồn vốn đi vay và đầu tư tài
chính. Doanh nghiệp cần chú ý hơn về vấn đề này để làm giảm lãi vay trong thời
gian tới.
Năm 2013, 2014 Công ty đã tăng mặt bằng lương đồng thời tổ chức các khoa
đào tạo nhân viên nhằm nâng cao tri thức, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nên
chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng nhanh.Cụ thể, chi phí quản lý doanh
nghiệp năm 2013 là 8580 trđ( tăng 7617 trđ) so với năm 2012, năm 2014 tăng
mạnh và tăng 32,4% so với năm trước. Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh
nghiệp cộng với tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên
công ty cần chú ý hơn nữa việc tiết kiệm các chi phí trực tiệp và gián tiếp nhằm
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Tóm lại: Mặc dù trong giai đoạn 2012-2014 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn
nhưng công ty vẫn đạt được lợi nhuận như mong muốn, do công ty đã cỗ gắng tăng
sản lượng làm tăng doanh thu.Đó là một sự nỗ lực không ngừng. Tuy nhiên trong
năm tới công ty cần chú trọng hơn tới các khoán chi phí cũng như giá vốn, đảm
bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của công ty để duy trì và tăng lợi nhuận
hơn nữa.
2.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu tài chính.
2.2.4.1. Phân tích hệ số khả năng thanh toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn
may mặc Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014

SV: Vũ Thị Quý

15

MSV: 11A39085N



TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

Bảng 2.4: Phân tích khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2012 -2014
Đơ
So sánh
So sánh
Năm
Năm
Năm
n
2013/2012
2014/2013
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
vị
%
%
CL
CL
tính
Trđ
12,314 19,491 29,921 7,177
58.28
10,430
53.51

1.Tài sản ngắn hạn
Trđ
8,993 10,655 7,267
1,662
18.48
-3,388
-31.79
2.Hàng tồn kho
3.Tiền và tương
Trđ
2,623 3,203
8,361
580
22.11
5,158
161.03
đương tiền
Trđ
59.93
-373
-1.40
4.Nợ ngắn hạn
16,592 26,536 26,163 9,944
a.Hệ số thanh toán
Lần
0.742 0.734
1.143 -0.008
1.07
0.409
55.7

hiện thời (a=1/4)
b.Hệ số thanh toán
Lần
0.2
0.33
0.86
0.13
65
0.53
160
nhanh (b=(1-2)/4)
c.Hệ số thanh toán
Lần
0.158
0.12
0.32
-0.038
24.05 0.2
167
tức thời (c=3/4)
( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH Vina Kangaroo-TB)
Nhận xét: Từ bảng ta có thể thấy:
Hệ số thanh toán hiện thời của công ty vào năm 2012 và 2013 đều nhỏ hơn 1
nhưng lại có xu hướng tăng lên vào năm 2014. Năm 2013 giảm 0,008 lần tương
ứng với mức giảm 1,07% so với năm 2012. Đến năm 2014 hệ số này tiếp tăng
55,7% so với năm trước. Việc hệ số này tăng cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản
ngắn hạn thành tiền để đảm bảo được các khoản nợ tới hạn trả đang được cải thiện.
Nhưng nếu công ty không có biện pháp khắc phục thì dần dần sẽ mất khả năng chi
trả các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty có hướng tăng vào năm 2013 và năm 2014.

Năm 2013 có hệ số thanh toán nhanh là 0,33 lần thấp hơn 0,75 (tăng 65% so với
năm 2012) cho thấy TSNH của công ty không đủ khả năng chuyển đổi thành tiền
để trả nợ
ngắn hạn sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho. Tuy nhiên, đến năm 2014 hệ số này đã
tăng lên 0,86 lần tăng 160% so với năm 2013. Chứng tỏ TSNH sau khi trừ đi yếu tố
hàng tồn kho có đủ khả năng trả nợ ngắn hạn, DN nên tiếp tục cải thiện chỉ số này
để đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tức thời giảm nhẹ vào năm 2013 và lại tăng vào năm 2014.
Năm 2013 hệ số thanh toán tức thời rất thấp, thấp hơn 0,5 (0,12 lần) cho thấy tiền
trong DN không đủ khả năng để thanh toán nợ ngắn hạn, DN không thể tự chủ tài
chính trong việc trả nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2014 hệ số này lại tăng 0,2 lần
tương ứng với mức 167% lên tới 0,32 lần. Hệ số này nhỏ hơn 0,5 cho thấy công ty
sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ bởi vì lúc nào cần công ty sẽ không có đủ tiền
để trả nợ. Công ty cần tăng lượng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để
chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho công ty.
Tóm lại, khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm xuống trong năm
2013 và tăng mạnh ở năm 2014 nhưng vẫn ở mức thấp. Do vậy công ty cần có biện
pháp giải quyết tình trang này trong thời gian tới không để khả năng thanh toán của
SV: Vũ Thị Quý

16

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

công ty giảm quá nhiều ảnh hưởng đến uy tin của công ty.

2.2.4.2. Phân tích hệ số kết cấu tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn
may mặc Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014
Bảng 2.5: Phân tích hệ số kết cấu tài chính của công ty giai đoạn 2012 -2014
Đơn

Chỉ tiêu

vị
1.Tổng số nợ

Trđ

2.Tổng nguồn vốn

Trđ

Năm
2012

39,578

Năm
2013

50,923

69,244

Năm
2014


So sánh
2013/2013

So sánh
2014/2013

CL

CL

%

%

66,654

11,345

28.66

15,731

30.89

97,610

11,417

16.48


16,949

21.01

40,491

1,401

6.09

16,104

66.03

80,661
3.Nợ dài hạn

Trđ

22,986

24,387

4.LNTT và lãi vay

Trđ

15,219 -983


5.Chi phí lãi vay
6.Nguồn vốn thường
xuyên
b.Hệ số nợ (a=1/2)

Trđ

3,942

3,048

2,745

16,202
-894

Trđ

52,652 54,125

71,447

1,473

2.79

17,322

32


Lần

0.571

0.631

0.68

0.06

10.5

0.049

7.76

c.Hệ số nợ DH (b=3/6)
d.Hệ sô TT lãi vay
(c=4/5)

Lần

0.43

0.45

0.56

0.02


4.65

0.11

24.4

Lần

3.86

-0.32

0.65

-4.18

-108.3

0.97

-303.1

1,806

-106.45 2,789
-29.33

-283.72

-303


-11.04

( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH Vina Kangaroo-TB)
Nhận xét:
Hệ số nợ của công ty đang dần tăng qua các năm, nợ chiếm từ 50% đến gần
70%. Năm 2013 hệ số nợ là 0,631 lần tăng 0,06 lần tương ứng với mức tăng 10,5%
so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục tăng 7,76% so với năm 2013.Cho thấy tổng
số nợ trong tổng nguồn vốn ngày càng nhiều, năm 2014 số nợ của công ty đã
chiếm gần 70% trong tổng nguồn vốn, chứng tỏ công ty sử dụng đòn bẩy tài chính
ở mức độ cao, do vậy dấu hiệu rủi ro tài chính có thể xảy ra nếu việc sử dụng vốn
không có hiệu quả nữa.
Hệ số nợ dài hạn của công ty trung bình và có xu hướng tăng dần. Năm 2013
tăng 4,65% so với năm 2012, đến năm 2014 hệ số nợ dài hạn vẫn tiếp tục tăng 0,11
lần tương ứng với 24,4% so với năm 2013. Mức độ sử dụng nợ dài hạn trên tổng
nguồn vốn của công ty là trung bình, nên có thể thấy khả năng sử dụng ổn định vốn
nợ phải trả là không cao.
Hệ số thanh toán lãi vay của công ty cũng rất thấp. Năm 2012 một đồng lãi vay
được đảm bảo bằng 3,86 đồng lợi nhuận trước thuế, đến năm 2013 một đồng lãi
vay chỉ được đảm bảo bằng -0,32 đồng lợi nhuận do công ty làm ăn k có lãi trước
thuế giảm 4,98 đồng so với năm 2012, nhưng đến năm 2014 hệ số thanh toán lãi
vay tăng 0,97 đồng (tương ứng với mức tăng 303,1%) đạt mức 0,65 đồng. Qua
những con số trên ta thấy được công ty đang kinh doanh không tốt, tạo ra rất ít lợi
nhuận để trả lãi vay, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán nợ.
SV: Vũ Thị Quý

17

MSV: 11A39085N



TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

2.2.4.3. Phân tích hệ số hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu
hạn may mặc Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014
Bảng 2.6: Phân tích hệ số hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012
-2014.
Đơn Năm
Năm
Năm
Chỉ tiêu
So sánh
So sánh
vị
2012
2013
2014
tính
2013/2012
2014/2013
CL
%
CL %
1.Doanh thu
Trđ 160,431 156,057 198,084 -4,374 -2.73% 42,027 26.93%
thuần
2.Trị giá HTK
Trđ 10,168 11,324 10,461 1,156 11.37% -863 -7.62%

bình quân
3.BQ các khoản
221.87
Trđ 587
2,455.5 7,903.5 1,869 318.31% 5,448
phải thu
%
4.VLĐ sử dụng
Trđ 11,314 19,491 29,921 8,177 72.27% 10,430 53.51%
BQ trong kỳ
5.VCĐ sử dụng
Trđ 54,977 59,050 64,429.5 4,073 7.41%
5,380 9.11%
BQ trong kỳ
6.Vòng quay
Vòng 15.78 13.78
18.93
-2
-12.67% 5.15 37.37%
HTK (6=1/2)
7.Kỳ thu tiền
TB

Ngày 1.63

8.Số vòng quay
Vòng 14.18
VLĐ (8=1/4)

6.83


21.95

8

6.63

5.20

-6.18

319.02% 15.12 221.38
%
-43.58% -1.37

17.13%

9.Hiệu suất sử
dụng VCĐ
Lần 2.92
2.64
3.07
-0.28 -9.59% 0.43 16.29%
(9=(1/5))
10.Vòng quay
toàn bộ VKD Vòng 2.42
1.98
2.1
-0.44 -18.18% 0.12 6.06%
(10=1/(4+5))

(Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH may mặc Vina Kangaroo-TB)
Nhận xét:
Vòng quay hàng tồn kho giảm vào năm 2013 nhưng lại có xu hướng tăng vào
năm 2014. Năm 2013 hàng tồn kho vận động không ngừng do một đồng hàng tồn
kho bình quân trong kỳ sẽ tham gia tạo ra 13,78 đồng doanh thu thuần giảm 2 đồng
(tương ứng với mức giảm 12,67%) so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014 một
SV: Vũ Thị Quý

18

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

đồng hàng tồn kho đã tạo ra được 18,93 đồng doanh thu thuần tăng 5,15 đồng so
với năm 2013, nó làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền trung bình đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2013
số ngày bình quân cần thiết mà doanh nghiệp thu được tiền về kể từ khi bán hàng
là 6,83 ngày tăng 5,2 ngày (tương ứng với mức tăng 319,02%) so với năm 2012.
Đến năm 2014 kỳ thu tiền trung bình vẫn tiếp tục tăng lên tới 21,95 ngày (tăng
15,12 ngày) so với năm 2013. Thời gian thu hồi tiền hàng ngày càng tăng chứng tỏ
tốc độ thu hồi tiền hàng chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Doanh
nghiệp cần chú ý hơn tới khoản phải thu khách hàng để vốn không bị chiếm dụng.
Số vòng quay VLĐ có xu hướng giảm vào năm 2013 nhưng lại tăng vào năm 2014.
Năm 2013 một đồng VLĐ bình quân trong kỳ tạo ra 8 đồng doanh thu thuần giảm
6,18 đồng (tương ứng với mức 45,58%) so với năm 2012. Cho thấy năm 2013 vốn
lưu động vận động chậm đi làm giảm lợi nhuận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên,

năm 2014 một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ chỉ tạo ra được 6,63 đồng
doanh thu thuần giảm 1,37 đồng so với 2013.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty trong 3 năm rất thấp và không có
nhiều biến động năm. Năm 2013 một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo
ra 2,64 đồng doanh thu thuần giảm 0,28 đồng so với năm 2012. Đến năm 2014,
hiệu suất sử dụng vốn cố định có tăng 0,43 đồng (tương ứng với mức tăng 16,29%)
so với năm 2013 nhưng vẫn ở mức thấp.Điều này chứng tỏ DN sử dụngVCĐ ít có
hiệu quả góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:Số vòng quay vốn kinh doanh giảm vào
năm 2013 và tăng vào năm 2014. Một đồng vốn kinh doanh bỏ ra năm 2012 được
2,42 đồng doanh thu thuần, năm 2013 là 1,98 đồng (giảm 0,44 đồng tương ứng với
18,18%) so với năm 2012; năm 2014 là 2,1 đồng giảm 6,06% so với năm 2013.
Xuất phát từ việc công ty sử dụng vốn cố định và vốn lưu động có ảnh hưởng tới
việc sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cần cải thiện để có những
bước tiến cao hơn trong những năm tiếp theo.

SV: Vũ Thị Quý

19

MSV: 11A39085N


TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

GVHD : PGS. TS Lê Văn Hưng

2.2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc
Vina Kangaroo-Tb giai đoạn 2012 -2014
Bảng 2.7 Bảng phân tích khả năng sinh lời giai đoạn 2012- 2014

ĐVT : Triệu đồng
Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu
So sánh
So sánh
2012 2013
2014
2013/2012
2014/2013
Số tiền Tỷ lệ Số tiền
Tỷ lệ
(%)
(%)
Doanh thu 160,43
1
156,057 198,084 -4,374 -2.73
42,027 26.93
thuần
1
Lợi nhuận
2 trước thuế 15,219 -983
1,806 -16,202 -106.45 2,789 -283.72
và lãi vay
Lợi nhuận
3
15,219 -983
1,806 -16,202 -106.45 2,789 -283.72
sau thuế
Nguồn vốn
28,546.

4 CSH bình
25,566
25,038 2,980.5 11.65 -3,509 -12.29
5
quân
Vốn kinh
5 doanh bình 56,433 67,487 86,445 11,054 19.58 18,958
28.09
quân
Tỷ suất sinh
lời của
6
35
43
44
8
22.85
1
2.32
doanh thu
(ROS) (3/1)
Tỷ suất sinh
lời của tài
7
26.96
-1.4
2.1
-28.4
-105
3.5

-243
sản (ROA)
(3/5)
Tỷ suất sinh
lời vốn kinh
8
27
-1.5
2
-28.5
-105
3.5
-233
doanh (ROI)
(2/5)
Tỷ suất sinh
lời vốn chủ
9
59.5
-3.4
7.2
-62.9
-105
10.6
-311
sở hữu
(ROE) (3/4)
( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH Vina Kangaroo-TB)
*Nhận xét:Qua bảng phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty biến
động khá lớn trong giai đoạn 2012- 2013. Đi sâu vào phân tích ta thấy:

-Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa
SV: Vũ Thị Quý

20

MSV: 11A39085N


×