Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.73 KB, 47 trang )

1
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ viết tắt
NHCSXH
NHNo&PTNT
LĐ-TB&XH
XĐGN
HĐQT
UBND
HND
HPN
HCCB
ĐTN
TW
DTTS
TK&VV

SV: Hoàng Tuấn Vũ

Thuật ngữ đầy đủ
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Lao động - thương binh và xã hội
Xoá đói giảm nghèo
Hội đồng quản trị
Uỷ ban nhân dân


Hội nông dân
Hội Phụ nữ
Hội cựu chiến binh
Đoàn Thanh niên
Trung ương
Dân tộc thiểu số
Tiết kiệm và vay vốn

1

MSV: 11A15837N


2
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng
MỞ ĐẦU

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây,
nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh , đại bộ phận
đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không
nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh
nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống.Sự phân
hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm.Chính vì
lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng
hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân
quan trọng đó là : Thiếu vốn Sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà

nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong
hệ thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hộiXoá đói giảm nghèo của Việt
Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi nói trên, ngày 4 tháng 10 năm 2002 ,
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập
Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người
nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác.Ngân hàng Chính sách xã hội có tính đặc thù là hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu quốc gia về Xoá đói giảm
nghèo, an sinh xã hội.
Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên một số
vấn đề như hiệu quả sử dụng vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận
được và sử dụng có hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm
bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người
nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Với
những lý do trên Người viết chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay
SV: Hoàng Tuấn Vũ

2

MSV: 11A15837N


3
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng


đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc". Nhằm
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay
đối tượng chính sách là hộ nghèo.
Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo bản
chuyên đề được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về đói nghèo và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho
vay hộ nghèo.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ
nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

SV: Hoàng Tuấn Vũ

3

MSV: 11A15837N


4
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

HIỆU


QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÓI NGHÈO.
a.Khái niệm hộ nghèo.
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu
cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình
của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
b.Tiêu chí đánh giá hộ nghèo.
Trong quá trình nghiên cứu đói nghèo và thực hiện chương trình xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam, WB đã đưa ra hai mức chuẩn nghèo đối với Việt Nam:
Thứ nhất, là số tiền cần thiết để mua một số lương thực, thực phẩm đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng 2.100 calo/người/ngày, gọi là chuẩn nghèo
về lương thực, thực phẩm,
Thứ hai, là số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực
phẩm và chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác, gọi là chuẩn nghèo chung.
Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng một loạt các chỉ tiêu đánh giá về
nghèo đói và phát triển xã hội: Bộ LĐ- TB&XH (cơ quan thường trực của Chính
phủ trong tổ chức, triển khai, thực hiệnxoáđói hiảm nghèo) dùng phương pháp
dựa trên thu nhập của hộ gia đình tuỳ theo từng thời gian. Các hộ được xếp vào
diện nghèo, nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác định.
Mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Tỷ lệ nghèo được xác
định bằng tỷ lệ giữa dân số có thu nhập dưới ngưỡng nghèo so với tổng dân số
trong cùng một thời điểm. Hiện nay theo chuẩn nghèo mới thì:
- Đối với khu vực thành thị: Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình
quân đầu người là 500.000đồng/ người/ tháng.
- Đối với khu vực nông thôn: Hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu
nhập bình quân đầu người 400.000 đồng/ người/ tháng
c.Nguyên nhân đói nghèo.
SV: Hoàng Tuấn Vũ


4

MSV: 11A15837N


5
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

Đói nghèo là hậu quả đan xen của nhiều nguyên nhân nằm trong các
nhóm nguyên nhân. Nhóm nguyên nhân khách quan, do môi trường tự nhiên (vị
trí, khí hậu, đất đai), kinh tế - xã hội (trình độ dân trí thấp, yếu tố tập quán của
từng dân tộc, từng vùng miền, chính sách của Nhà nước) và nhóm nguyên nhân
do bản thân người nghèo như: Tri thức, học vấn, kỹ năng lao động, thiếu vốn sản
xuất khả năng tiếp cận thị trường, sức khỏe. Mặt khác, đa số người nghèo không
có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục
đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm
cho họ càng nghèo hơn. Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối
tượng có hoàn cảnh đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp, nên không có khả
năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản
pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó khăn nắm bắt, mạng
lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không
đều, chủ yếu ở các vùng thành phố, thị xã… Nên người nghèo khó tiếp cận, hơn
nữa phí dịch vụ pháp lý còn cao so với khả năng tài chính của họ.Hộ nghèo
thường gặp khó khăn và thiếu tự tin trong việc giải quyết các vấn đề của chính
bản thân mình.Về giao tiếp xã hội, người nghèo thường quan hệ với những
người nghèo như mình, hoặc nghèo hơn mình.Không muốn quan hệ với những
người khá giả hơn mình.Từ đó, càng làm hạn chế về khả năng tiếp cận tư duy

mới, cũng như kinh nghiệm làm kinh tế giỏi.Đây là một cản trở lớn trong công
cuộc Xoá đói giảm nghèo.
1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng chính sách
xã hội tỉnh Vĩnh Phúc được cấu thành bởi hai yếu tố:
a.Hiệu quả xã hội:
1. Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo (hoặc hộ cần vay vốn) được vay vốn
2. Tỷ lệ số học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn từ
NHCSXH
SV: Hoàng Tuấn Vũ

5

MSV: 11A15837N


6
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

3. Tỷ lệ người sau cai nghiện được vay vốn từ NHCSXH
4. Tỷ lệ người thuộc đối tượng chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động
5. Tỷ lệ hộ thuộc diện chính sách được vay vốn để làm nhà hay cải tạo nhà ở
6.Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách được vay vốn để xây dựng công trình
nước sạch và vệ sinh môi trường
7. Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo:
8. Số việc làm bình quân/01 dự án được tạo ra từ các dự án được vay vốn giải

quyết việc làm của NHCSXH.
9. Tỷ lệ người sau cai nghiện có việc làm ổn định và không tái nghiện

b.Hiệu quả kinh tế:
1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Tỷ lệ cấp bù lãi suất
2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng xử lý rủi ro
- Tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được
- Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ
- Tỷ lệ nợ được xóa nợ

SV: Hoàng Tuấn Vũ

6

MSV: 11A15837N


7
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC.

2.1.1. Mô hình tổ chức và hoạt động
-Về mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
a. Bộ phận quản trị
- Ban đại diện HĐQT- Ngân hàng Chính sách xã hội toàn tỉnh có 98 người,
trong đó: Ban đại diện HĐQT- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có 12 người và
Ban đại diện HĐQT- Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thị xã, thành phố
có 86 người.
- Ban đại diện HĐQT tỉnh 12 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó
chủ tịch UBND tỉnh, 10 thành viên gồm: Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Phó
giám đốc Sở Tài chính tỉnh, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội
Phụ Nữ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, Bí
thư Tỉnh Đoàn thanh niên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
- Ban đại diện HĐQT- Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện có 09
người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp
huyện, 08 thành viên là Chánh Văn phòng UBND, Trưởng hoặc Phó phòng Tài
chính, Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát
triển nông thôn, Chủ tịch Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Bí
thư Đoàn Thanh Niên, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
là thư ký Ban đại diện.

SV: Hoàng Tuấn Vũ

7

MSV: 11A15837N



8
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

b. Bộ phận điều hành tác nghiệp
Biên chế bộ máy hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc đến cuối năm 2014 có 109 người, trong đó, tại Văn phòng Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh có 29 người, ở phòng giao dịch huyện, thị xã bình quân
mỗi phòng giao dịch có 10 người.
- Tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ban Giám đốc gồm 03 người: 01
Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế toán - ngân quỹ, phòng Kế hoạch
nghiệp vụ tín dụng, phòng Kiểm tra - kiểm toán nội bộ, phòng Hành chính tổ
chức.
- Tại cấp huyện có 8 phòng giao dịch (07 huyện và 01 thị xã ).
Ngoài ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay chi
nhánh có 137 điểm giao dịch xã tại toàn bộ 137 xã, phường thị trấn trong tỉnh và
2.454 tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, bản. Ngân hàng Chính sách xã hội
đã thực hiện phương thức uỷ thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị xã hội:
HND, HCCB, HPN, ĐTN, sử dụng được bộ máy hàng vạn người của tổ chức
này trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi.
Có thể diễn tả mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc qua sơ đồ sau:

SV: Hoàng Tuấn Vũ

8


MSV: 11A15837N


9
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

Sơ đồ: Mô hình tổ chức của Ngân hàng CSXH hội tỉnh Vĩnh Phúc
BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
BAN GIÁM ĐỐC
NGƯỜI VAY
P.KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
P.KẾTOÁN NGÂN QUỸ
P.KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
PHÒNG GIAO DỊCH Ngân hàng Chính sách xã hội CẤP HUYỆN
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội
CẤP HUYỆN
TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG TẠI XÃ

TỔ TIẾT KIỆM
VÀ VAY VỐN
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, BAN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ
NGƯỜI VAY
NGƯỜI VAY
NGƯỜI VAY
P.HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC


NGÂN HÀNG TỈNH
NGƯỜI VAY

SV: Hoàng Tuấn Vũ

9

MSV: 11A15837N


10
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo

SV: Hoàng Tuấn Vũ

Quan hệ báo cáo

10

Quan hệ phối hợp

MSV: 11A15837N



11
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

2.2. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
a.Cơ cấu nguồn vốn
- Nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2014 tổng nguồn vốn đạt 1.402 tỷ đồng, tăng
450 tỷ đồng, gấp 1.47 so với năm 2012. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt
33%, trong đó nguồn vốn TW chiếm 97,9%, nguồn vốn ngân sách địa phương
chiếm 2,1%.
Về nguồn vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù lãi suất.
Ngoài nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn 21,101 tỷ đồng,
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện huy động tiết kiệm từ cộng đồng người
nghèo thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhằm tạo cho người nghèo có ý thức
dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính,
đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần giảm
nghèo tại địa phương. Đến 31/12/2014 số dư tiết kiệm từ nguồn này là 14.476
triệu đồng.
Nguồn vốn địa phương 25.583 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn ngân sách
địa phương chuyển sang cho vay chương trình hộ nghèo, DTTS đặc biệt khó
khăn: 18.612 triệu đồng. Nguồn vốn nhận ủy thác từ công ty Honda chuyển sang
cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm theo quy định của Ngân hàng
Chính sách xã hội: 6,971 triệu đồng.
Bảng 1.1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách
xã hội Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng
T

T

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số


Tỷ
trọng

Số


Tỷ
trọng

Số


95,57

926

97,17 1.168 97,01


1,15

4

3,28
100

23
953

Vốn trung ương
583
chuyển về
Vốn huy động tiết
2
7
kiệm
3 Vốn địa phương
20
Tổng cộng
610
1

SV: Hoàng Tuấn Vũ

11

0,42


11

Tỷ
trọng

0,91

2,41
25 2,08
100 1.204 100
MSV: 11A15837N


12
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

(Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc)
b.Kết quả cho vay
Hoạt động cho vay được đánh giá là nghiệp vụ chính của Ngân hàng Chính
sách xã hội, hoạt động cho vay trong giai đoạn 2012- 2014 đã có sự tăng trưởng
cao, từ 3 chương trình nhận bàn giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm
2014 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện 9 chương trình
cho vay: Chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay xuất khẩu lao động, cho
vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay các hộ dân tộc thiểu số
đặc biệt khó khăn, cho vay hộ Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở . Đối tượng thụ hưởng chính sách đa dạng hơn, dư nợ tín

dụng hàng năm tăng trưởng cao. Tổng dư nợ đến 31/12/2014 đạt 1.445 tỷ đồng,
tăng 952 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so năm 2012, trên 350.000 lượt hộ nghèo và đối
tượng chính sách có quan hệ vay vốn ở tất các vùng trong tỉnh, trong đó, cho
vay hộ nghèo chiếm 27% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Nợ quá hạn 5 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 0,35% tổng dư nợ, đảm bảo theo quy định.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập với nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách,Ngân hàng có tính đặc thù là hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, an sinh
xã hội vì vậy chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cũng như
các chi nhánh khác thường có kết quả hoạt động là lỗ và được nhà nước cấp bù
để hoạt động.
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng thu
2. Tổng chi
SV: Hoàng Tuấn Vũ

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

58.4
63.6

76.8
84.6


91.2
96.6

12

MSV: 11A15837N


13
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

3. Chênh lệch thu - chi

-5.2

-7.8

-5.4

2.3. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Tỉnh
Vĩnh Phúc
a. Các sản phẩm cho vay
* Chương trình cho vay giải quyết việc làm
Trong 11 năm đi vào hoạt động chi nhánh đã phối hợp với các cơ quan chủ
quản để thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm, đó là:
Phối hợp với ngành LĐ- TB&XH và các cơ quan liên quan trong khâu quản

lý nguồn vốn, đối tượng vay vốn, thẩm định trình phê duyệt cho vay kịp thời các
dự án vay vốn, trong đó, đã đề xuất phương án thành lập các đoàn cán bộ
chuyên trách công tác thẩm định tại cấp tỉnh. Nhờ vậy, các dự án vay vốn giải
quyết việc làm đều được thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp
thời, không để tồn đọng nguồn vốn, hệ số sử dụng vốn thường xuyên đạt trên
95%.
Phối hợp với các cơ quan chủ quản và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền
địa phương tích cực thu hồi nợ đến hạn, nhờ vậy, nợ quá hạn giảm cả về số
tương đối và hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.
Trong 3 năm qua chi nhánh đã giải ngân cho vay được 64 tỷ đồng, với
2.914 lượt dự án được vay vốn. Đến 31/12/2014 dư nợ đạt 60,804 tỷ đồng (trong
đó dư nợ từ nguồn vốn nhận ủy thác công ty Honda Việt Nam là 6.299 triệu
đồng) với 2.835 dự án. Nguồn vốn của chương trình đã thu hút thêm được 5.801
việc làm mới.
Cuối năm 2014, Chi nhánh đã phối hợp với Sở LĐ- TB&XH đề xuất
UBND xây dựng đề án thành lập, quy chế hoạt động của địa phương, hàng năm
chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội 10 tỷ đồng để cho vay
Tồn tại và hạn chế trong cho vay giải quyết việc làm:
SV: Hoàng Tuấn Vũ

13

MSV: 11A15837N


14
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng


Mức cho vay còn thấp: Đối với hộ gia đình mức cho vay tối đa là 20
triệu/hộ, đối với cơ sở Sản xuất kinh doanh mức cho vay 20 triệu/ 1 lao động thu
hút (trong khi chương trình cho vay hộ nghèo mức cho vay tối đa đối với hộ
nghèo vay vốn Sản xuất kinh doanh là 30 triệu đồng/ hộ).
Nguồn vốn bổ sung hàng năm tăng ít (hơn 4.000 tỷ đồng/năm) nhưng lại
giao cho quá nhiều cơ quan chủ quản (9 cơ quan) nên bị phân tán, xẻ nhỏ nên
quy mô đầu tư nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao.
Cơ chế cho vay còn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiều khâu, nhiều
ngành, nhiều cấp thẩm định, xét duyệt nhưng trách nhiệm không rõ ràng nên tiến
độ thường chậm hơn so với các chương trình cho vay khác.
Hiệu quả tạo việc làm chưa rõ ràng, nhất là các dự án thuộc nhóm hộ.
Nợ quá hạn tồn đọng lâu ngày khó xử lý, cho vay nhóm hộ trước đây thông
qua 1 đầu mối là chủ dự án (thường là chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND các
xã), khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác bàn giao lại không có người nhận
hoặc nhận nhưng không trách nhiệm trong việc phối hợp thu hồi vốn về cho Nhà
nước.
* Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Đến 31/12/2014 dư nợ cho vay đạt 629,560 tỷ đồng với 43.789 hộ vay vốn.
Trong 3 năm đã giải ngân được 548 tỷ đồng với 130.511 lượt học sinh, sinh viên
được vay vốn. Vốn vay đã giúp cho hàng chục ngàn học sinh sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn yên tâm học tập, không còn tình trạng học sinh sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn phải bỏ học vì không có tiền trang trải chi phí học tập.
* Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Trong 3 năm thực hiện, chi nhánh đã giải ngân được 218,4 tỷ đồng, với
28.506 lượt hộ vay vốn. Đến 31/12/2014 dư nợ đạt 223,046 tỷ đồng, với 28.731
hộ đang vay vốn, nhờ nguồn vốn tín dụng của chương trình đã giúp nông dân
xây dựng được 66.612 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
SV: Hoàng Tuấn Vũ


14

MSV: 11A15837N


15
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

Một số tồn tại của chương trình:
Nguồn vốn quá ít trong khi nhu cầu vay vốn của người dân rất lớn, chưa
phối hợp được giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với ngành No&PTNT (Trung
tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) trong việc hướng dẫn kỹ thuật
cho người vay để xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
hợp chuẩn, chưa xây dựng được bản đồ về thực trạng sử dụng nước sạch và ô
nhiệm môi trường trên địa bàn tỉnh.
* Cho vay xuất khẩu lao động
3 năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã cho vay được
2,485 tỷ đồng với 91 lao động đi xuất khẩu, bình quân 1 hộ vay 27,3 triệu đồng.
Một số hạn chế là mức cho vay thấp (hiện nay mức cho vay tối đa 30 triệu
đồng/hộ) nên chỉ đi được một số nước như Malayxia hoặc Trung cận đông,
Ngân hàng Chính sách xã hội chưa gắn việc cho vay với dịch vụ chuyển tiền từ
nước ngoài về. Mặt khác đối tượng cho vay hẹp (hộ nghèo, con Người viết gia
đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng), tình trạng lừa đảo
chiếm đoạt tài sản của người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động… cũng là nguyên
nhân dẫn đến dư nợ cho vay chương trình này thấp, ít hiệu quả.
* Cho vay hộ Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng

Chính phủ về việc cho các hộ gia đình nghèo tại vùng khó khăn vay ưu đãi để
Sản xuất kinh doanh. Doanh số cho vay 3 năm đạt 108,782 tỷ đồng cho 4.585 hộ
vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 23,7 triệu đồng, đến 31/12/2014 dư nợ đạt
101,768 tỷ đồng với 4.307 hộ được vay vốn.
* Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Theo Quyết định số 32/2007/ QĐ- TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng
Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn, với mức vay tối đa 5 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay
SV: Hoàng Tuấn Vũ

15

MSV: 11A15837N


16
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

bằng 0%.Trong 3 năm thực hiện kể từ 2011 đến nay doanh số cho vay là 3,84 tỷ
đồng với 767 hộ vay vốn. Đến 31/12/2014 dư nợ đạt 8,335 tỷ đồng với 1.670 hộ.
* Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Theo Quyết định số 167/2008/ QĐ- TTg ngày 12/12/2008 của Thủ Tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở với mức cho vay tối đa 8
triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay bằng 3%/năm, thời hạn vay vốn là 10 năm.Trong
3 năm thực hiện doanh số cho vay là 29,640 tỷ đồng với 1.705 hộ vay vốn.
* Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
Theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg. ngày 08/7/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó
khăn để cho vay phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn,
tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Doanh số cho vay
qua 3 năm thực hiện là 1,53 tỷ đồng với 51 hộ được vay vốn. Đến 31/12/2014
dư nợ chương trình này là 990 triệu đồng với 33 khách hàng dư nợ.
b.Cơ chế cho vay
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ
chức chính trị xã hội (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên).Việc
bình xét đối tượng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do tổ TK&VV và các
tổ chức hội cấp xã đảm nhận.Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc giải
ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn Ngân
hàng Chính sách xã hội ủy thác cho tổ TK&VV. Ngân hàng Chính sách xã hội
giải ngân cho vay một lần, thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng, số tiền trả nợ
gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung hạn). Hầu hết các hoạt
động giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc đều được thực hiện tại điểm giao dịch tại xã.

SV: Hoàng Tuấn Vũ

16

MSV: 11A15837N


17
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng


Sơ đồ: qui trình cho vay thông qua Tổ TK&VV:
Hộ gia đình
Tổ TK&VV
Ngân hàng Chính sách xã hội

UBND cấp xã
(1)
(7)
(3)
(4)
(5)
(8)
(2)
(6)

Tổ chức chính trị xã hội cấp xã
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm
phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV tổ chức họp Tổ bình xét những hộ đủ điều kiện vay
vốn, lập Danh sách 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận.
Bước 3: Tổ TK&VV hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị vay vốn gửi Ngân hàng
Chính sách xã hội.
Bước 4: Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay thông báo tới
UBND cấp xã.
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho Hội đoàn thể cấp xã.
Bước 6: Hội đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo đến hộ vay thời gian, địa điểm giải ngân.
Bước 8:Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp đến hộ vay.
Qua khảo sát với mẫu điều tra 560 hộ nghèo tại thành phố Vĩnh Yên cho
thấy Quy trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được đánh giá là đơn

giản, phù hợp với trình độ của hộ nghèo. Có tới 84,82% số hộ cho rằng quy trình
cho vay là rất đơn giản, 12,14% cho rằng đơn giản và 2,5% đánh giá là phù hợp
SV: Hoàng Tuấn Vũ

17

MSV: 11A15837N


18
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

với trình độ của họ. Bên cạnh đó, chỉ có 2,15% số hồ sơ xin vay vốn bị Ngân
hàng từ chối. Có thể thấy rằng Ngân hàng Chính sách xã hội đã cố gắng tối đa
trong việc hỗ trợ, giải ngân vốn vay cho các hộ nghèo để họ có vốn Sản xuất
kinh doanh.
Tính hợp lý trong chính sách cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
được đánh giá khá cao. Sau đây là bảng số liệu về tỷ lệ các khách hàng đánh
giá các chính sách cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội:
Đánh giá của hộ nghèo về các yếu tố của chính sách cho vay
%hộ
Chỉtiêu

%hộ
Chỉtiêu

đánhgiá hợp

lý và rất hợp

Lãisuất
Điều kiện vay vốn
Thời hạn vay
Cáchbình xét
Quytrình cho vay

đánhgiá
hợp lý và

lý 95,71
96,07
71,96
80,00
96,25

Thời gian bình xét
Giátrịmónvay
Cáchthức trả nợ
Tốc độ giảingân

rất
hợp
93,93
68,04
85,00
13,93

Phần lớn các hộ nghèo cho rằng lãi suất, điều kiện vay vốn, cách bình xét,

quy trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội là hợp lý. Tuy nhiên, có đến
trên 86% hộ cho rằng quy trình giải ngân của Ngân hàng không hợp lý và hơn
15% hộ cho rằng cách thức trả nợ không hợp lý. Cần chú ý xem xét đến hai vấn
đề này nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo trong việc sử dụng vốn và trả nợ.
c. Kết quả cho vay

SV: Hoàng Tuấn Vũ

18

MSV: 11A15837N


19
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

Bảng số hộ nghèo được vay vốn:
Đơn vị: ngàn khách hàng

STT

Tên chương trình

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2014

37,2

32,6

27,7

2,6

2,5

2,8

32,0

35,4

34,6

0,2

0,1

0,1

4,6
kinh doanh ở VKK
6 Cho vay nước sạch và VSMT 17,7


4,5

4,3

24,1

28,7

0,6

1,2

1,7

0,7

1,7

3,7

0,0

0,0

0,0

95,6

102,1


103,7

1 Cho vay hộ nghèo
2 Cho vay Giải quyết việc làm
3 Cho vay HSSV có HCKK
4
5

Cho vay LĐ có thời hạn ở
NN
Cho vay hộ GĐ Sản xuất

7 Cho vay hộ đồng bào DTTS
8
9

Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở
Cho vay thương nhân hoạt
động tại VKK
Cộng

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hộitỉnh Vĩnh Phúc)

SV: Hoàng Tuấn Vũ

19

MSV: 11A15837N



20
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

Bảng cơ cấu cho vay hộ nghèo theo sản phẩm cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1 Cho vay hộ nghèo

332,3

383,8

388,2

2 Cho vay Giải quyết việc làm

43,3


50,9

60,8

3 Cho vay HSSV có HCKK

332,4

474,7

629,6

3,5

3,1

2,3

4
5

Tên chương trình

Cho vay LĐ có thời hạn ở
NN
Cho vay hộ GĐ Sản xuất

kinh doanh ở VKK
6 Cho vay nước sạch và VSMT


91,8

101,8

101,8

129,8

181,8

223,0

7 Cho vay hộ đồng bào DTTS

3,1

6,1

8,3

5,4

13,5

29,6

0,2

1,2


1,0

941,8

1.216,9

1.444,6

8
9

Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở
Cho vay thương nhân hoạt
động tại VKK
Cộng

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hộitỉnh Vĩnh Phúc)
- Cho vay hộ nghèo cùng với cho vay học sinh, sinh viên là đối tượng
khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong những năm qua.
- Dư nợ cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014 tăng so với năm 2012 là 105,2 tỷ
đồng. Trong 3 năm qua đã cho vay được 605.1 tỷ đồng với 53.041 lượt hộ nghèo
được vay vốn, đến 31/12/2014 dư nợ cho vay đạt 388,177 tỷ đồng với 27.725
hộ nghèo được vay vốn, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8%, Nợ quá

SV: Hoàng Tuấn Vũ

20


MSV: 11A15837N


21
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

hạn 2,558 tỷ đồng, tỷ lệ 0,67% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo. Mức cho vay bình
quân/hộ tăng từ 10,5 triệu năm 2012 lên 20 triệu đồng/hộ cuối năm 2014.
Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012- 2014.
Đơn vị: Tỷ đồng, hộ.
Chỉ tiêu
1. Dư nợ
2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ
3. Nợ quá hạn
- Số tuyệt đối
- Tỷ lệ

Năm

Năm

Năm

2012
332.273
12,51%


2013
383.773
15,50%

2014
388.177
1,15%

2,753
0.83%

2,453
0.64%

2,558
0.66%

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua số liệu tại bảng cho thấy:
Tỉ lệ nợ quá hạn có chiều hướng giảm dần qua các năm (riêng năm 2014
tăng so với năm 2012 0,83%, năm 2013 là 0,64% và năm 2014 là 0,66%.
- Nợ quá có thể phân thành các nhóm cơ bản sau:
+ Nhóm nợ quá hạn có số dư từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng do việc cho vay
bình quân phân đều trước đây, phần lớn số vốn này chủ yếu dùng vào sinh hoạt
chi tiêu gia đình,
+ Nhóm nợ không ai đòi, đây là nhóm nợ mà từ khi nhận tiền vay về người
vay chưa bao giờ gặp lại cán bộ Ngân hàng, mặc dù món vay rất phát huy hiệu
quả, người vay đủ khả năng trả nợ,
+ Nhóm nợ mà người vay bỏ đi làm ăn xa hoặc cố tình chây ỳ không chịu

trả nợ, do Ngân hàng chưa có một giải pháp xử lý nào,
+ Nhóm nợ do thiên tai dịch bệnh, làm ăn thua lỗ, người vay già yếu, người
thừa kế không có khả năng trả nhưng chưa được kiểm tra, xử lý.
Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo tại NHSXH Vĩnh Phúc
SV: Hoàng Tuấn Vũ

21

MSV: 11A15837N


22
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

phân theo khu vực và địa bàn đến 31/12/2014.
Đơn vị: Tỷ đồng, hộ, %
Số hộ
TT

Đơn vị

Dư nợ

nghèo hiện

Vĩnh Yên
Tam Dương

Yên Lạc
Vĩnh Tường
Lập Thạch
Bình Xuyên
Phúc Yên
Tam Đảo
Sông Lô
Cộng

31.215
47.278
49.621
40.257
48.754
45.024
34.674
47.850
43.504
388.177

Tỷ lệ hộ

nghèo

nghèo

Dư nợ
bình quân

được vay được vay



1
2
3
4
5
6
7
8
9

Số hộ

927
3891
3437
3935
4718
1826
1157
4022
3699
27612

vốn
485
2.418
2.148
2.905

2.105
1.021
541
1.754
2.103
15.480

vốn
52.3
62.1
62.5
73.8
44.6
55.9
46.8
43.6
56.9
56.1

hộ

Tỷ lệ nợ
QH

15.3
12.0
21.3
9.5
16.4
17.0

15.2
11.3
14.4
14.0

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua số liệu tại bảng cho thấy:
Tính chung trong toàn Tỉnh, số hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng
Chính sách xã hội chỉ mới chiếm 56% trong tổng số hộ nghèo. Như vậy còn
44% số hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn cho vay của Ngân hàng
Chính sách xã hội, một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo được vay trong tổng số hộ
nghèo tỷ lệ thấp nhất là Tam Đảo 43,6%, Lập Thạch 44,6%, đây là 2 huyện có
nhiều đơn vị xã thuộc địa bàn miền núi. Địa bàn có tỷ lệ hộ được vay cao nhất là
Vĩnh Tường 73,8%, Yên Lạc 62%...
Nợ quá hạn hộ nghèo 2,558 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 50% tổng số nợ quá hạn và
0,66% tổng dư nợ của chương trình, tỷ lệ cao hơn so với bình quân chung các
chương trình tín dụng khác.
Thực tế trên cho thấy sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền và Ngân
hàng Chính sách xã hội các cấp đối với việc cho vay hộ nghèo địa bàn miền núi
còn hạn chế.
SV: Hoàng Tuấn Vũ

22

MSV: 11A15837N

0.66
0.65
0.77
2.35

0.13
0.72
0.05
0.48
0.18
0.66


23
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Trong 3 năm triển khai chương trình tín dụng hộ nghèo Ngân hàng Chính
sách xã hội đã thực hiện được phương châm cho vay “đúng địa chỉ, an toàn và
hiệu quả”. Hiệu suất đầu tư ngày càng cao: năm 2012 và 2013 là 15 triệu
đồng/hộ, năm 2014 là 16 triệu đồng.
- Nguồn vốn tín dụng đã giúp 53.041 lượt hộ nghèo. Phát triển chăn nuôi
25.928 con trâu, bò, 270.000 con lợn, hơn 6.000.000 con gà, chăn nuôi thủy sản
trên 95.000 tấn … Đa số hộ nghèo đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả
năng trả nợ tốt, nhiều hộ thoát nghèo. Trong 3 năm có 17.043 hộ thoát nghèo
nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo
trong toàn tỉnh từ 12,04% năm 2012 xuống 7,7% năm 2013 (chuẩn nghèo cũ),
năm 2014 giảm từ 11,05% xuống còn 8,7% theo chuẩn nghèo mới.
- Thông qua chương trình cho vay hộ nghèo đã động viên sự tham gia của
toàn xã hội hướng tới giúp đỡ người nghèo, có trên 600 cán bộ cơ sở tham gia
vào ban Xoá đói giảm nghèo cấp xã để chỉ đạo việc thực hiện Xoá đói giảm

nghèo và hướng dẫn hộ nghèo làm ăn thoát nghèo, trên 5.000 người là thành
viên của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay vươn dài”, đội ngũ cán
bộ không biên chế của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân.
2.4.2.1 Tồn tại
- Quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp.
Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn TW nên mặc dù dư
nợ đối với hộ nghèo đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của hộ vay,
điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay.
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay chưa cao.
Tổng số hộ nghèo qua các năm, tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao so
với số hộ của toàn tỉnh, số hộ nghèo được vay vốn qua các năm đều tăng, nhưng
số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn có nhu cầu vay chưa được vay vốn vẫn còn
SV: Hoàng Tuấn Vũ

23

MSV: 11A15837N


24
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

cao. Đến cuối năm 2014, số hộ nghèo chưa được vay là 12.132 hộ, chiếm tỷ lệ
44% so với tổng số hộ nghèo, trong đó số hộ không có nhu cầu vay 1.703 hộ, số
hộ không đủ điều kiện vay 4.807 hộ.
- Thời gian cho vay chưa gắn với chu kỳ Sản xuất kinh doanh.

Về nguyên tắc, việc xác định thời hạn cho vay đối với từng món vay căn cứ
vào chu kỳ Sản xuất kinh doanh của đối tượng vay, khả năng trả nợ của hộ vay
và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhưng việc xác định
kỳ hạn nợ đối với cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc trong thời gian vừa qua phổ biến là 36 tháng áp dụng cho tất cả các đối
tượng vay, chưa gắn với chu kỳ Sản xuất kinh doanh của từng đối tượng vay.
- Đối tượng sử dụng vốn vay còn đơn điệu, trong đó, chăn nuôi trâu, bò là
chính, các ngành nghề và dịch vụ chưa nhiều. Chưa có sự phối hợp tốt giữa công
tác chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo với đầu tư tín dụng nên hiệu quả sử dụng
vốn còn nhiều hạn chế.
- Cơ cấu vốn giữa các vùng miền chưa hợp lý, biểu hiện ở vùng miền núi
nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng số hộ nghèo có nhu cầu vay chưa được tiếp cận
nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội còn lớn. Việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch
hàng năm chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc cũng chưa ưu tiên cho những nơi miền núi, chủ yếu là bình quân cho
các đơn vị huyện.
- Chưa đánh giá đúng số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm
Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo qua các năm chưa đánh giá chính xác,
chưa có sự phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội- đơn vị nhận ủy thác,
Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn và các cơ quan, ban ngành liên quan trong
việc cập nhật những hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng chính sách. Tình trạng
số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thường ít hơn số hộ nghèo thực tế, số hộ
thoát nghèo và tái nghèo hàng năm giữa sổ sách và thực tế còn khác nhau (Số hộ
thoát nghèo trong danh sách lớn hơn thực tế, số hộ tái nghèo thực tế lớn hơn
danh sách).
SV: Hoàng Tuấn Vũ

24

MSV: 11A15837N



25
Luận văn tốt nghiệp

Khoa ngân
hàng

- Nguồn vốn bị hạn chế.
Nguồn vốn ngân sách hàng năm Chính phủ chuyển sang cho Ngân hàng
Chính sách xã hội để cho vay còn hạn chế, trong khi đó nguồn vốn huy động
ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất nhỏ.
2.4.2.2. Nguyên nhân.
- Tại một số địa phương sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với
hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội còn hạn chế, một số tổ chức chính
trị xã hội nhận ủy thác đối với Ngân hàng Chính sách xã hội chưa làm hết trách
nhiệm. Bên cạnh đó, qua kiểm tra, giám sát cho thấy một số Ban giảm nghèo
cấp xã làm việc chưa đều tay, cán bộ chuyên trách giảm nghèo chưa nắm chắc số
liệu, tình hình vay vốn, trả nợ của các hộ nên làm hạn chế việc tham mưu cho
Trưởng ban giảm nghèo, một số thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thay đổi,
thiếu tính ổn định, cũng làm giảm hiệu quả hoạt động với Ngân hàng Chính sách
xã hội, do chưa nắm được các văn bản chỉ đạo từ Chính phủ và của Hội đồng
quản trị, Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Các đơn vị nhận uỷ thác còn một số tồn tại: Chưa thực hiện đầy đủ 06 nội
dung công việc được uỷ thác, uỷ nhiệm. Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát được chưa quan tâm đúng mức, thậm chí 6 tháng chưa tổ chức kiểm tra, việc
tham gia tham dự họp giao ban với Ngân hàng Chính sách xã hội không đều,
việc mở sổ sách theo dõi và lưu trữ giấy tờ không đầy đủ.
- Ban quản lý Tổ TK&VV chưa tổ chức sinh hoạt tổ đúng quy chế. Công
tác thu lãi phần lớn dồn vào tổ trưởng, ít tổ có đủ ban quản lý tổ hoạt động trong

khi có người đủ điều kiện tham gia. Việc lưu giữ hồ sơ pháp lý của các Tổ
TK&VV không khoa học, thiếu tính hệ thống và thiếu rất nhiều hồ sơ pháp lý
vay vốn. Việc tổ chức sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn không được duy trì theo
Quy ước, thậm chí không tổ chức được việc sinh hoạt Tổ. Ngoài ra cá biệt vẫn
còn tình trạng Tổ trưởng thu nợ gốc của hộ vay dẫn tới việc xâm tiêu chiếm
dụng vốn vẫn còn xảy ra.
SV: Hoàng Tuấn Vũ

25

MSV: 11A15837N


×