Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Báo cáo thực hành quá trình đầu tư chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.5 KB, 20 trang )

Mục lục
PHẦN 1: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, KĨ NĂNG PHÂN TÍCH
CHỨNG KHOÁN ...........................................................................................................1
1.1.

Các hàng hóa trên thị trường chứng khoán ........................................................1

1.2.

Nguyên tắc đấu giá của thị trường chứng khoán ...............................................2

1.3.

Kĩ năng phân tích chứng khoán .........................................................................2

1.4.
thể

Tìm hiểu về tình huống phát hành chứng khoán để tăng vốn của 1 công ty cụ
3

PHẦN 2: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ .....................................................................5
2.1.

Giới thiệu công ty chứng khoán quân đội MBS ...............................................5

2.2.

Phân tích thị trường chứng khoán giai đoạn thực hành đầu tư .........................5

2.3. Mô tả diễn biến quá trình đầu tư ...........................................................................7


2.4. Phân tích 1 mã chứng khoán trong danh mục đầu tư .........................................13
2.4.1. Phân tích cơ bản ............................................................................................13
2.4.2. Phân tích kỹ thuật .........................................................................................15


PHẦN 1: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, KĨ NĂNG PHÂN TÍCH
CHỨNG KHOÁN
1.1.

Các hàng hóa trên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua

bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có
thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc
các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện
bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Tùy theo cách chọn tiêu thức, người ta có thể phân loại chứng khoán thành nhiều loại
khác nhau:
1.1.1. Phân loại theo tính chất của chứng khoán
Các loại chứng khoán được phân thành: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và
các chứng khoán phái sinh.


Chứng khoán vốn: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát
hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu

trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối
với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán
hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa
đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro,
trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định
đầu tư của quỹ.


Chứng khoán nợ: điển hình là trái phiếu, tín phiếu

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho
người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể trong một thời gian xác định và
với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp, một tổ chức chính
quyền như Kho bạc nhà nước, chính quyền. Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể
là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ


Chứng khoán phái sinh
1


Là chứng khoán thể hiện quyền được mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu theo
các điều kiện nhất định đã được thỏa thuận trước. Các chứng khoán phái sinh gồm:
quyền mua, chứng quyền, hợp đồng tương lai, quyền chọn.
1.1.2. Phân loại chứng khoán căn cứ vào nơi giao dịch
Chứng khoán được chia thành chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa
niêm yết.
Chứng khoán niêm yết là các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao
dịch trên SGDCK chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm

yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định
lượng cũng như định tính mà SGDCK đề ra. Niêm yết chứng khoán thường bao hàm
việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán. Hoạt động niêm yết đòi hỏi phải
đảm bảo sự tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư.
Chứng khoán chưa niêm yết là những cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa
niêm yết và giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Loại này thường lãi
nhiều mà rủi ro cũng nhiều. Cổ phiếu chưa niêm yết bao gồm 3 loại cổ phiếu: cổ phiếu
ưu đãi, cổ phiếu ủy thác, cổ phiếu trực tiếp.
1.2.

Nguyên tắc đấu giá của thị trường chứng khoán

Đấu giá trực tiếp: là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng khoán
trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian (một chuyên gia chứng khoán) tại quầy
giao dịch để thương lượng giá.
Đấu giá gián tiếp: là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán không
trực tiếp gặp nhau, mà việc thương lượng giá được thực hiện gián tiếp thông qua hệ
thống điện thoại và mạng máy tính. Đây cũng là hình thức đấu giá được sử dụng nhiều
nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đấu giá tự động: là hình thức đấu giá qua hệ thống mạng máy tính nối giữa máy
chủ của sở giao dịch với hệ thống máy của các công ty chứng khoán thành viên. Các lệnh
mua bán được truyền đến máy chủ, máy chủ tự động khớp các lệnh mua - bán có giá phù
hợp và thông báo kết quả cho những công ty chứng khoán có các lệnh đặt hàng được thực
hiện.
1.3.

Kĩ năng phân tích chứng khoán

1.3.1. Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố cơ bản

tác động hay ảnh hưởng đến biến động giá của cổ phiếu trên thị trường. Phân tích cơ
bản nhằm tìm ra giá trị thực của chứng khoán, tập trung phân tích các yếu tổ ảnh
2


hưởng đến giá trị của chứng khoán. Để hiểu được rõ phân tích cơ bản, cần phân biệt
khái niệm giá cả và giá trị. Theo Benjamin Graham (tác giả cuốn sách “Nhà đầu tư
thông minh), khi đầu tư vào bất cứ cái gì, cần đặc biệt quan tâm đến 2 khái niệm giá cả
(thị giá) và giá trị. Giá cả hay thị giá là số tiền cần bỏ ra, do thị trường quyết định. Giá
trị là thứ sẽ nhận được trong tương lai. Giá trị của cố phiếu một công ty do kết quả
hoạt động của công ty đó mang lại.
1.3.2. Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là việc dựa trên biến động về giá và khối lượng chứng khoán
trong quá khứ để dự báo biến động giá trong tương lai, trên cơ sở 3 giả thiết cơ bản:
giá cả phản ánh mọi thông tin; giá cả vận động theo xu thế; lịch sử có thể lặp lại.
Phân tích kỹ thuật bao gồm việc phân tích nhiều chỉ báo. Ở đây, nhóm chỉ nêu ra các
chỉ báo mà nhóm đã sử dụng trong quá trình đầu tư của mình.
1.4. Tìm hiểu về tình huống phát hành chứng khoán để tăng vốn của 1 công ty
cụ thể
Ở đây, nhóm sẽ tính toán tình huống phát hành thêm chứng khoán để tăng vốn
của 1 công ty trong danh mục đầu tư của nhóm là công ty cổ phần Tasco. Tính toán về
việc thay đổi giá tham chiếu của công ty (mã chứng khoán: HUT) sau đợt tạm ứng cổ
tức năm 2015 và thực hiện phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo Nghị quyết
của Đại hội Cổ đông bất thường năm 2015. Các thông tin liên quan đợt phát hành thêm
cổ phiếu này bao gồm:
-

Tỷ lệ trả cổ tức: 0,7% trên mệnh giá 10000đ/ cổ phần (tức 700 đồng 1 cổ phần)

Tỷ lệ thực hiện phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu: 10:07 (1 cổ phiếu

được hưởng 1 quyền, 10 quyền được mua 7 cổ phiếu mới)
Ngày đăng ký cuối cùng: 25/02/2016 (tức ngày giao dịch không hưởng quyền là
24/02/2016)
Công thức chung tính giá tham chiếu có điều chỉnh của ngày giao dịch không
hưởng quyền:

Trong đó:
D: Cổ tức bằng tiền mặt
n1 : Số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
n2 : Số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức bằng cổ phiếu
3


n3: Số cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu
p1, p2, p3 : tương ứng là giá phát hành cổ phiếu bằng tiền mặt, phát hành cổ
phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu
N: Số cổ phiếu trước khi tăng vốn điều lệ
Đối với trường hợp phát hành thêm cổ phần có kèm theo đợt trả cổ tức bằng
tiền mặt, sử dụng công thức:
P1 = [N x (P0 – D) + n x p] / (N + n)
Trong đó:
P1: giá sau khi tăng vốn
P0: giá trước khi tăng vốn
p: giá phát hành (trường hợp cổ phiếu thưởng thì = 0)
N: khối lượng đã phát hành
n: khối lượng phát hành thêm
D: cổ tức/ cổ phần

Thay số:
-


Tỷ lệ trả cổ tức 7% trên mệnh giá 10000đ/cổ phần => D = 700

-

Tỷ lệ thực hiện phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hành là 10:07 => n/N = 7/10

-

Giá phát hành cổ phiếu mới là 10000đ/cổ phiếu => p = 10000

Ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/2/2016 => P0 là giá đóng cửa mã
HUT phiên ngày 23/2/2016 = 10700đ (theo số liêu của Vietstock)
Tính toán: P1 = [10 x (10700 – 700) + 7 x 10000] / (10 + 7) = 10000
Đối chiếu kết quả:

Nguồn: Vietstock
4


PHẦN 2: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ
2.1.

Giới thiệu công ty chứng khoán quân đội MBS

Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) được thành lập ngày 11 tháng 5 năm
2000 theo quyết định số 78/2000/NHQĐ ngày 12 tháng 04 năm 2000 của Hội đồng
quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.
Trụ sở chính: Tầng M - 3 - 7, Tòa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Ông Lê Quốc Minh là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ngày 28 tháng 12 năm 2007, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký
Quyết định số 98/UBCK-GPĐCCTCK chấp thuận cho Công ty Chứng khoán Thăng
Long chuyển đổi hình thức sở hữu từ TNHH sang Công ty Cổ phần và thực hiện đầy
đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo Luật định. Ngày 08/05/2012: CTCP
Chứng Khoán Thăng Long đổi tên thành CTCP Chứng khoán MB. Ngày 9/12/2013,
Chủ tịch UBCK Nhà nước ký quyết định số 116/GP-UBCK hợp nhất với Công ty Cổ
phần Chứng khoán VIT thành Công ty hợp nhất với tên gọi là Công ty Cổ phần Chứng
khoán MB (MBS).
Tiếp tục phát huy thế mạnh và nỗ lực không ngừng, năm 2015, MBS đã lọt vào
Top 5 công ty chứng khoán đứng đầu thị phần môi giới tại cả hai sở.
Lý do nhóm lựa chọn MBS bởi đặc điểm đầu tư của nhóm là vốn đầu tư nhỏ
(2.100.000 VNĐ); thời gian đầu tư ngắn (1 tháng). MBS có thủ tục đăng ký và chuyển
rút ra nhanh gọn đơn giản; MBS hiện là một trong những sàn uy tín nhất tại VN; Phí
giao dịch của sàn (qua kênh stock 24) là 0.15% thấp hơn các sàn khác, trong khi phần
lớn các sàn khác 0.25%; MBS cung cấp dịch vụ nạp rút tiền lại không mất phí khi sử
dụng hệ thống giao dịch nội bộ của MB; tốc độ đặt lệnh của MBS rất nhanh; MBS có
khá ít bình luận xấu về các hoạt động giao dịch của nó.
2.2.

Phân tích thị trường chứng khoán giai đoạn thực hành đầu tư

2.2.1. Tin tức thế giới
Cuộc trưng cầu dân ý của vương quốc Anh đối với việc rời khỏi Liên minh
Châu Âu (Brexit) ngày 23/6/2016 vừa qua đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính
toàn cầu. Ngay sau khi cuộc trưng cầu có kết quả nghiêng về quyết định rời EU, chỉ
số S&P 500 kết thúc phiên ngày 27/6/2016 giảm xuống 2.000,54 điểm - dưới mức
trung bình 200 ngày - mức sụt giảm mạnh nhất trong chu kì 10 tháng trước đó. Đến
ngày giao dịch thứ hai hậu Brexit, đồng bảng đã giảm đến 11,4% so với thời điểm
trước Brexit, cùng lúc đó, đồng EUR giảm 0,8% so với đồng USD. Biến động bất lợi
của đồng bảng Anh vẫn kéo dài đến thời điểm hiện tại.

5


Kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu khởi sắc, làm tăng kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang
Mỹ sẽ nâng lãi suất trong những tháng tới. Ghi nhận ở ngày 17/10/2016, các chỉ số
chứng khoán Mỹ giảm nhẹ so với giá trị đóng cửa cuối tuần trước khi Dow Jones
giảm 0,6%, S&P 500 giảm 1% và Nasdaq giảm 1,5%. Trong khi đó đồng USD có tuần
tăng giá khá mạnh so với những tuần trước, khi chốt phiên giao dịch cuối tuần 14/10
USD tăng 0,5% so với yên lên 104,17 JPY/USD, và tính cả tuần thì USD đã tăng 1,2%
so với đồng yên.
Diễn biến tích cực từ giá dầu khi mặt hàng này tăng hơn 1% so với tuần đầu
tiên tháng 10/2016, qua đó đánh dấu 4 tuần tăng giá liên tiếp. Trong tuần giá dầu WTI
giao dịch ổn định trên ngưỡng 50 usd/thùng, có thời điểm giá chạm ngưỡng 52
usd/thùng, tuy nhiên áp lực chốt lời đã khiến giá mặt hàng này kết tuần ở mức 50,35
usd/thùng. Các thông tin hỗ trợ giá dầu tăng trong tuần ghi nhận nguồn cung xăng và
các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu sưởi, sụt giảm mạnh theo báo cáo từ Cơ quan
Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Kết quả tích cực của giá dầu còn là nhờ OPEC đã
thành công trong việc thống nhất phương án giảm nguồn cung.
2.2.2. Tin tức trong nước
Biểu đồ 1: Diễn biến VNindex khoảng thời gian 19/9/2016 – 19/10/2016

Nguồn: CafeF
VNindex tăng đều trong tháng 9 vừa qua nhờ các diễn biến tốt từ kinh tế vĩ mô.
Trong tháng 9/2016, CPI tăng 0.54% do giá xăng dầu, học phí và viện phí được điều
chỉnh tăng. Giá dầu thế giới tăng 8.3% so với cuối tháng trước và trong một xu hướng
tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt 52,9 điểm trong tháng 9 và là tháng thứ
10 liên tiếp duy trì trên ngưỡng 50 điểm. Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, nâng
mức thặng dư từ đầu năm lên 2,8 tỷ USD. Tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn định nhờ dự
trữ ngoại hối gia tăng, Vốn FDI tăng và xuất siêu. Thanh khoản hệ thống ngân hàng
dồi dào, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh.

6


Sang tháng 10, VNindex có nhiều phiên giảm được nhận định do yếu tố tâm lý
là chủ yếu. Tình trạng bán ròng diễn ra mạnh ở cả nhà đầu tư trong nước và khối ngoại
khiến cho VNindex sụt giảm mạnh.
2.3. Mô tả diễn biến quá trình đầu tư
2.3.1. Mở tài khoản
Như trình bày ở trên, công ty nhóm tiến hành mở tài khoản là Công ty Chứng
khoán Quân đội MBS, cụ thể là chi nhánh Hà Nội, địa chỉ ở tầng 5, tòa nhà Thăng
Long, 98A Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Việc mở tài khoản do
nhóm trưởng trực tiếp thực hiện.
Việc mở tài khoản diễn ra khá nhanh chóng. Nhân viên chăm sóc khách hàng
hướng dẫn điền hồ sơ và cách sử dụng thẻ chứng khoán stock 24 để nhóm tiến hành
giao dịch thông qua Internet. Với đặc điểm đối tượng khách hàng là sinh viên, nguồn
vốn nhỏ, chưa có kinh nghiệm, hiểu biết sâu về thị trường, nhân viên của MBS tư vấn
nhóm tới kênh nhận thông tin qua email để tối giản hóa chi phí đầu tư. Quá trình làm
hồ sơ chỉ yêu cầu điền thông tin và mang theo chứng minh thư nhân dân, rất nhanh
chóng. Hồ sơ hoàn thành chỉ sau khoảng 15 phút, khách hàng sẽ được cấp thẻ chứng
khoán với ma trận thẻ sử dụng cho bảo mật tài khoản, đăng nhập vào tài khoản chứng
khoán trong quá trình đầu tư sau này. Trong lúc đợi phát thẻ, nhân viên MBS còn
hướng dẫn cách đặt lệnh cụ thể thế nào, thực hiện ví dụ ngay trên laptop cá nhân của
nhân viên, khuyên không nên sử dụng margin vì nhóm chưa có kinh nghiệm, vốn
mỏng. Sau khi nhận thẻ, khách hàng được nhận thêm tờ hướng dẫn nộp tiền vào tài
khoản chứng khoán của mình như thế nào. MBS cho phép khách hàng gửi tiền vào tài
khoản chứng khoán của mình thông qua hệ thống ngân hàng MBBank hoàn toàn
không mất phí, rất thuận tiện.
2.3.2. Quá trình đầu tư diễn ra trong vào 4 tuần từ ngày 19/9/2016



Ngày 19/9/2016:

Trong tài khoản của nhóm hiện tại có 700.000đ tương ứng sức mua 700.000đ.
Sau quá trình phân tích cơ bản, kĩ thuật và được sự tư vấn của nhân viên chăm sóc
khách hàng của MBS, nhóm đã quyết định dồn tiền mua HPG.
10h30, nhóm đặt lệnh mua mã HPG, khối lượng 10, giá 45.5. Cả nhóm hồi hộp
đợi khớp lệnh và cuối cùng đến gần 13h30 lệnh được khớp.
Sau đó thấy còn 1 lượng tiền nhỏ, nhóm đã tham khảo và quyết định mạo hiểm
khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu có giá trị thấp. Đến 13h45, nhóm dự định mua 40 cổ
phiếu FCM và đã đặt lệnh mua FCM, khối lượng 40, giá 5. Nhưng các bạn nữ không
7


quyết mua nhiều. Vì vậy cả nhóm đặt mua FCM, khối lượng 10, giá 5.04. Ngay sau đó
lệnh được khớp với giá 5.03.
Sau khi kết thúc ngày giao dịch đầu tiên, các thành viên của nhóm đã có những
trải nghiệm đầu tiên trên thị trường chứng khoán. Một cảm giác khó thể diễn tả hết.


Ngày 20/9/2016:
Mặc dù trong ngày này nhóm không có dự định mua thêm mã nào. Nhưng một

thành viên đã đề suất mua mã HAG vì thấy đây là công ty lớn và có uy tín. Nhóm đặt
lệnh mua mã HAG, khối lượng 20, giá 4.9 và chờ khớp lệnh.
Một diễn biến bất ngờ là nhân viên môi giới của MBS khuyến cáo công ty
Hoàng Anh Gia Lai đang có những khoản nợ xấu và hoạt động tài chính đang có vấn
đề nên trưởng nhóm đã cho huỷ lệnh ngay sau đó. Sau diễn biến này nhóm đã lựa chọn
ra 2 bạn có thể đặt lệnh và trước khi đặt lệnh phải có sự đồng ý của trên 50% số thành
viên.



Ngày 21/9/2016:

Ngày thứ 3 trên thị trường chứng khoán, nhóm cũng đã hiểu phần nào về cách
giao dịch và sự chuyển biến của thị trường.
Chiều cùng ngày, nhóm đặt lệnh mua 2 lần FCM lần lượt số lượng là 10, giá
5.11 và lệnh 5.12. Nhưng nhận thấy cổ phiếu đầu cơ là rất rủi ro nên nhóm đã cho huỷ.
Và cuối ngày các cổ phiếu mua hôm 19/9/2016 đã về tài khoản. Nhóm đã có
cảm giác sở hữu cổ phiếu.


Ngày 22/9/2016:

Sau buổi sáng bàn bạc với mục tiêu là học hỏi và thực hiện nhiều giao dịch
phục vụ cho việc học nhóm đã sớm chốt lời HPG sau một đêm nắm giữ.
Bước vào phiên giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đà tăng do
được sự cộng hưởng từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất sau
cuộc họp với Ủy ban Thị trường mở Liên bang kéo dài 2 ngày trước đó .
Vào 13h15 nhóm đã đặt bán mã HPG, khối lượng 10, giá 46.5. Do đanh trong
thời kì nóng nên lệnh đã khớp sau vài phút. Nhóm đã thu được những khoản lợi nhuận
đầu tiên.
Một lần nữa sau khi bán HPG, 1 số thành viên vẫn có ý định mua mã FCM và
đặt lệnh mua FCM, khối lượng 30, giá 5.36. Nhưng một lần nữa lệnh phải huỷ ngay
sau đó vì nhóm trưởng cùng 1 số thành viên phản đối gay gắt. Một cuộc đầu tư mạo
hiểm nữa đã bị dập tắt.


Ngày 23/9/2016:
8



Đây là ngày cuối cùng của một tuần bắt đầu quá trình đầu tư nên nhóm đặc biệt
quan tâm đến ngày này.
Sự đặc biệt của ngày thứ 6 này là lần đầu tiên số tiền của nhóm đầu tư được bổ
sung thêm 1.000.000đ. Số tiền này sẽ giúp nhóm đa dạng đầu tư hơn và cũng cho thấy
quyết tâm của nhóm.
Và không để các thành viên nhóm thất vọng, với sự tư vấn tận tình của nhân
viên chăm sóc khách hàng và sự tìm hiểu của nhóm, nhóm đã mua mã HUT, khối
lượng 100, giá 12.5. Sau ít phút chờ đợt, lệnh đã được khớp. Đây là một khối lượng
đầu tư lớn và nhóm kì vọng nó sẽ mang lại lợi nhuận và những bài học bổ ích.


Ngày 26/9/2016:
Đây là tuần thứ 2 nhóm bắt đầu tham gia đầu tư và nhóm cũng hi vọng có

những trải nghiệm mới.
Đến sáng sớm nhóm nhận được tin vui khi một thành viên trong nhóm đã quyết
định góp thêm 400.000 đồng vào đầu tư. Tin vui liên tiếp đến với nhóm.
Chiều cùng ngày nhóm ra quyết định mua VHG, khối lượng 100, giá 2.61.
Nhưng một số thành viên lo sợ về rủi ro của mã này nên nhóm đã giảm khối lượng
mua xuống còn 20 và khớp lệnh sau đó.
Cùng thời điểm, nhóm cũng đặt lệnh mua mã KHA, khối lượng 20, giá 36.65.
Đến gần 14h20 lệnh đã được khớp.
Vậy nhóm đã sở hữu 4 mã FCM, KHA, HUT và VHG.


Ngày 27/9 /2016:

Nhóm đặt lệnh bán FCM, khối lượng 10, giá 5.45 vì FCM đã bắt đầu có dấu
hiệu giảm giá đầu phiên. Nhưng một diễn biến bất ngờ là đến cuối phiên cùng ngày mã

FCM bắt đầu tăng giá vì được khối ngoại mua vào. Đây là một bài học mới cho nhóm
đầu tư, không nên dao động tâm lý trước những diễn biến ngắn hạn của thị trường.

Ngày 28/9 và 29/9 nhóm không có thêm giao dịch nào mà chỉ đợi diễn biến thị
trường có lợi cho các mã cổ phiếu đang nắm giữ. Một diễn biến đặc biệt của thị trường
là giá dầu trên thế giới đang có xu hướng giá, các mã công ty năng lượng chuyển sắc
xanh tăng giá cao. Đây là một diễn biến bất ngờ của thị trường trên thế giới và Việt
Nam.


Ngày 30/9/2016:

Nhóm đã quyết định chốt lời cổ phiếu HUT vì giá đang có xu hướng giảm.
Nhóm đặt lệnh bán mã HUT, khối lượng 100, giá 13.4 vào 10h57. Vì giá HUT đang có
xu hướng giảm nên việc đặt giá 13.4 là hơi mạo hiểm. Nhưng thành viên đặt lệnh đã
9


nhất quyết giữ quan điểm và hi vọng nhóm tin tưởng vào quyết định của thành viên.
Mã HUT được giao dịch tầm giá 13.2 và chưa có dấu hiệu lên 13.4 và các thành viên
bắt đầu tỏ ra lo lắng. Một sức ép vô hình đã đặt lên vai thành viên đặt lệnh. Đến
13h54, khớp lệnh. Cả nhóm đã thở phào nhẹ nhóm.
Một ngày tương đối thành công với cả nhóm.


Ngày 3/10/2016: Nhóm không tham gia giao dịch và ngồi xem diễn biến của thị

trường. Nhìn chung là một ngày êm ả vì không phải cãi nên mua hay bán với mức giá
nào.



Ngày 4/10/2016:

Nhóm đã quyết định đưa HPG quay lại danh mục đầu tư vì giá đang giảm sâu.
Nhóm đặt mua mã HPG, khối lượng 20, giá 43.8. khớp lệnh nhanh chóng.
Với số tiền dư ra sau khi bán HUT, nhóm tiếp tục đầu tư các mã quen thuộc lần
này nhóm đặt mua mã KHA, khối lượng 10, giá 37. Nhưng do khối lượng giao dịch
trong ngày quá ít nên lệnh đã tự huỷ sau phiên chiều hôm đó.


Ngày 5/10/2016:
Nhóm tiếp tục mua thêm HPG, khối lượng 10, giá 43.6. Nhưng thấy giá 43.6 là

thấp nên nhóm đã sửa mua với giá 43.65 và chờ đợi thêm 15 phút thì lệnh đã khớp.
Nhận thấy giá VHG đang có xư hướng tăng trong những phiên gần đây nên
nhóm đặt mua mã VHG, khối lượng 20, giá 2.44. Nhưng do sự thiếu tự tin và không
tin tưởng mã này nên nhóm đã huỷ lệnh sau đó.


Ngày 6/10/2016:

Diễn biến thị trường không tốt cho danh mục đầu tư của nhóm. Mã HPG tiếp
tục phiên giảm điểm sâu gây ra sự hoang mang cho nhóm và có những ý kiến nên bán
để tránh thêm lỗ sâu. Nhưng trên 50% thành viên vẫn liều mình không bán chờ thời cơ
thuận lợi.
Nhóm đặt bán mã KHA, khối lượng 20, giá 39.1. Tất nhiên là sẽ không khớp
được lệnh vì khối lượng giao dịch của KHA siêu thấp.
Một diễn biến không vui nữa và làm cho nhóm có phần hối tiếc là việc mã
VHG đã chạm giá trần. Điều này được lý giải là sau khi các nhà đầu tư bán các mã
HPG, FPT và một số mã lớn để chốt lời thì họ quay sang mau những mã đầu cơ để trú

bão. Một bài học nữa giành cho nhóm và nhận thấy chỉ khi đầu tư thực thế thì các
thành viên mới cảm nhận được sự chuyển biến khắc nghiệt của thị trường.


Ngày 7/10/2016:
10


Mã HVG tiếp tục giá trần và nhóm đã quyết định bán mã VHG, khối lượng 20,
giá 2.69 để chốt lời mặc dù trong nhóm vẫn dự đoán giá còn tăng nhưng do áp lực quá
lớn nên nhóm vẫn quyết định bán để có những ngày cuối tuần thoải mái.
Dù đã bán được VHG, nhưng giá HPG tiếp tục giảm sâu. Sự giảm giá HPG
cũng tạo sự lo lắng cho nhóm.
Nhóm tiếp tục thử vận may bằng đặt lệnh bán KHA, khối lượng 20, giá 39.1 và
đến cuối phiên vẫn không khớp.
Một ngày giao dịch có cả vui và buồn.


Ngày 10/10/2016:
Đây là tuần thứ 4 và nhóm buộc phải chốt lời.
Ngày đầu phiên nhóm đã đặt lệnh bán KHA, khối lượng 20, giá 38 nhưng để dễ

bán nhóm đã chia thành 2 lệnh bán KHA, khối lượng 10 và giá 38.3
Và đến hết ngày KHA vẫn không bán được.
Nỗi buồn của nhóm còn gia tăng thêm khi giá HPG tiếp tục rớt xuống tận 38.4.
Một sự lo lắng bao trùm nhóm. Theo nhận định của nhóm HPG giảm là do tâm lý chốt
lời của nhà đầu tư sau khi cổ phiếu này đã tăng trong 6 tháng trước.
Với tâm lý này nhà đầu tư hướng đến các cổ phiếu giá thấp và nhóm quyết định
tham gia khi đặt mua FLC, khối lượng 20, giá 5.7. Nhưng giá FLC tiếp tục tăng nhóm
đã sửa lệnh và tăng giá lên 5.75. Nhưng vẫn không thể khớp lệnh. Nhóm quyết định

huỷ kế hoạch sở hữu FLC.


Ngày 11/10/2016:

Vẫn như bình thường nhóm lên đặt lệnh bán KHA chia thành 2 lần với khối
lượng mỗi lần là 10, giá lần lượt là 37.9 và 38 với hi vọng nhanh bán được mã này.
Tuy không bán được KHA nhưng nhóm nhận được thông tin tích cực từ thị
trường, mã HPG đã quay đầu tăng điểm sau 8 phiêm giảm điểm liên tiếp và giá đóng
của ở mức 41.9. Đúng là nắng hạn gặp mưa rào. Các thành viên của nhóm đã đỡ căng
thẳng hơn. Giá HPG tăng lên là do diễn biến công ty Hoà Phát công bố lợi nhuận quý
3 năm 2016, chính điều này đã giúp HPG chặn xu thế giảm.
Đối với mã FLC, đúng như dự tính của nhóm, cổ phiếu này tăng đến giá trần do
sự cộng hưởng thêm từ việc ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch tập đoàn FLC mua 30
triệu cổ phiếu FLC. Nhóm dự đoán mã này còn tăng nhưng sẽ không tham gia đầu tư
vì thời hạn 4 tuần sắp kết thúc.


Ngày 12/10/2016:
11


Từ sớm nhóm đã đặt lệnh bán KHA, khối lượng 20 và chia thành 2 đợi với giá
là 37.5 và 38. Sau đó đã huỷ lệnh bán 38 xuống còn 36.9.
Buổi chiều nhóm đặt bán HPG, khối lượng 30 với giá 43 và sau đó sửa còn 42.
Sau khi hết phiên, các lệnh bán KHA và HPG đều không khớp.


Ngày 13/10/2016:
Chỉ còn 1 ngày nữa là nhóm phải kết thúc quá trình đầu tư.


Nhóm đã đặt lệnh bán mã HPG, khối lượng 20 với giá 41.4 và bán HPG, khối
lượng 10 với giá 41.3 đồng thời đặt bán KHA, khối lượng 20, giá 37.2.
Nhanh chóng giá 41.3 của HPG được khớp và nhóm tiếp tục chờ đợi. Sau đó
một thông tin bất ngờ giá KHA đã lên 37.4 và lệnh bán KHA được khớp. Một niềm
vui sau khi bán KHA, một mã có khối lượng giao dịch rất ít.
Khi chưa thấy khớp HPG giá 41.4, nhóm đã quyết giảm giá xuống 41.3 và đã
khớp lệnh ngay sau đó.
Vậy trong ngày này nhóm hầu như đã kết thúc quá trình đầu tư và bắt đầu cho
công việc tập hợp số liệu để hoàn thành bài tập lớn.
Qua 4 tuần được trải nghiệm cảm giác trên sàn chứng khoán, nhóm đã có được
những bài học cho riêng các thành viên và cũng có những trải nghiệm thú vị bên nhau.
Điều quan trọng qua lần thực thế này là sự cảm nhận thực thế từ những biến động
khôn lường của thị trường và để trở thành nhà đầu tư thực thụ các thành viên cần thêm
thời gian để học tập đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân. Quá trình đầu tư ngắn
hạn nên chủ yếu dạy cho các thành viên về việc quản trị tâm lý khi tiến hành đầu tư
chứng khoán, để tránh bị những biến động cực ngắn hạn của thị trường làm lỡ mất cơ
hội để có được khả năng sinh lời cao hơn từ khoản đầu tư của mình. Qua đây, một vài
thành viên cũng nhận thấy đam mê đối với việc phân tích và đầu tư chứng khoán, dự
định sẽ tiếp tục đầu tư trong thời gian tới và trang bị kiến thức kĩ càng hơn nữa để có
những lựa chọn chính xác hơn cho quyết định đầu tư của mình. Nhóm cũng nhận thấy
quá trình đầu tư 4 tuần còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn. Bởi một số thành
viên trong nhóm hướng tới đầu tư giá trị, hướng tới giá trị thực của cổ phiếu, kết quả
kinh doanh thực của công ty phát hành cổ phiếu đó. Nên quá trình đầu tư 4 tuần sẽ
chưa thể phản ánh hết được hiệu quả của phân tích cơ bản, theo trường phái đầu tư giá
trị. Biến động trong thời gian 4 tuần là biến động ngắn hạn, do yếu tố tâm lý tác động
phần nhiều.

12



2.4. Phân tích 1 mã chứng khoán trong danh mục đầu tư (HPG)
2.4.1. Phân tích cơ bản
A, Phân tích ngành (ngành thép):
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là công ty đa ngành nghề (nội thất, thép,
bất động sản). Nhưng lĩnh vực trọng điểm của công ty là sản xuất thép, ống thép. Vậy
nên khi phân tích cơ bản, cụ thể là phân tích ngành đối với mã cổ phiếu HPG (mã cổ
phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát), nhóm sẽ làm rõ về tình hình ngành
thép.
Ngay từ báo cáo đầu năm 2016, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã dự báo về triển
vọng tăng trưởng tích cực của ngành thép trong năm nay. Con số tăng trưởng toàn
ngành năm 2016 được dự tính là 15%. Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh từ thép
nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, nhưng với việc áp dụng hiệu quả biện pháp tự vệ
tạm thời cũng như việc chính thức gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP)
và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ngành thép vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng thị
trường, kích thích tăng trưởng toàn ngành.
Sau đợt công bố Báo cáo tài chính quý II/2016, các doanh nghiệp thép đều cho
thấy kết quả khả quan. Tuy có sự giảm nhẹ so với doanh thu cùng kỳ nhưng đa số các
công ty thép có lãi. Cá biệt, có những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu rất
lớn, có thể kể đến như công ty Thép Nam Kim (kết quả doanh thu quý II vừa rồi tăng
65% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế gấp 5,2 lần so với số liệu năm
ngoái).
B, Phân tích công ty:
Về kết quả hoạt động kinh doanh:

13


Biểu đồ 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của HPG từ 2015 đến nay
Đơn vị: triệu đồng


Nguồn: Tổng hợp từ CafeF
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của HPG tăng trưởng ổn định theo các quý từ
đầu năm 2015 đến nay.
Về khả năng sinh lời:
Biểu đồ 3: Các chỉ số khả năng sinh lời của HPG 5 năm trở lại đây
Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp từ CafeF
Các chỉ số khả năng sinh lời tuy có giảm ở giai đoạn đầu năm 2015 nhưng mức
giảm không đáng kể, vẫn đưa ra triển vọng tiếp tục mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư
trong thời gian tới.

14


2.4.2. Phân tích kỹ thuật
A, Đường chỉ báo trung bình động giản đơn SMA
Biểu đồ 4: Phân tích mã HPG bằng đường bình quân động SMA(5)

Nguồn: VNDirect
Quan sát biểu đồ, nhận thấy thời điểm 18-22 tháng 1 năm 2016, đường giá cắt
đường SMA(5) từ dưới lên trên, báo hiệu giá tăng trong ngắn hạn. Giá HPG tăng từ
20,91 lên 21,58 (18/1-22/1). Trong giai đoạn từ 27/9- 10/10, đường giá cắt đường
SMA(5) từ trên xuống , giá có xu thế giảm trong ngắn hạn. Giá HPG từ 46,25 xuống
39,2.
Qua phân tích đường SMA(5) nói trên, rõ ràng, lần quyết định mua mã HPG
của nhóm ngày 4/10 và 5/10 là sai khi chọn đúng thời điểm giá HPG có xu thế giảm.
Đây cũng là lý giải tại sao sau khoản đầu tư mua HPG cuối quá trình đầu tư kéo dài 4
tuần vừa rồi, nhóm đã nhận khoản lỗ đầu tiên và cũng là duy nhất trong cả đợt.


15


Biểu đồ 5: Phân tích mã HPG bằng SMA(10) và SMA(50)

Nguồn: VNDirect
Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016. Giá HPG có xu hướng tăng
trong dài hạn, SMA(10) cắt SMA(50) cho thấy giá ngắn hạn có xu hướng giảm so với
giá dài hạn.
Tháng 10/2016, SMA(10) cắt SMA(50) giá có xu hướng giảm trong dài hạn và
trong ngắn hạn giá tăng so với giá dài hạn.
Một lần nữa, một chỉ báo phân tích kỹ thuật khác cho ra kết luận tương tự.
Nhóm đã quyết định sai lầm khi tiến hành mua HPG vào các ngày 4,5/10 vừa rồi –
đúng thời điểm giá HPG đang theo xu hướng giảm.

16


B, Đường chỉ báo MACD
Biểu đồ 7: Đường chỉ báo MACD đối với HPG

Nguồn: VNDirect
Trong giai đoạn đầu tháng 6/2016. Đường MACD cắt EMA(9) từ dưới lên trên
cùng cắt đường 0 và đi lên cho thấy xu hướng tăng. Xu thế giá lúc này đang tăng nên
đang có xu hướng hỗ trợ xu thế giá tại hiện tại.
Trong cuối tháng 9 và đầu tháng 10, MACD cắt EMA(9) từ trên xuống nên xu
thế giá giảm và được hỗ trợ xu thế hiện tại của giá. Dự đoán giá HPG có xu hướng
giảm.


17


C, Đường Bollinger Band
Biểu đồ 8: Đường Bollinger với HPG

Nguồn: VNDirect
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2015 đến đầu tháng 1 năm 2016, đường
Bollinger biến động hẹp thì sau đó ta dự đoán rất có thể có một biến động lớn (mở
rộng).
Vào nửa đầu tháng 9 năm 2016, đường giá chạm đường Upper và có xu hướng
vượt ra ngoài đường bao kèm theo khối lượng giao dịch lớn giúp ta dự đoán giá cổ
phiếu có xu hướng giảm. Ở thời điểm nửa đầu tháng 9/2016, nhóm chưa tiến hành đầu
tư. Kết quả phân tích đường Bollinger không chứng minh được kết quả đầu tư của
nhóm.

18


D, Chỉ số sức mạnh bình quân RSI
Biểu đồ 9: Đường RSI với HPG

Nguồn: VNDirect
Từ biểu đồ trên, rút ra được nhận xét:
Giai đoạn 18/1/2016, có nhiều vùng bán quá, RSI dưới 30 (=18,46), dấu hiệu
HPG sẽ tăng.
Giai đoạn cuối tháng 9, RSI ở gần mức 80 cho thấy xu thế đảo chiều có thể xảy
ra. Đây là vùng nên mua. Và đây cũng là thời điểm nhóm thực hiện lệnh mua đầu tiên,
mua 10 cổ phiếu HPG ngày 19/9/2016, giá 45.5 và ngay sau khi nhóm mua, giá HPG
tăng, nhóm tiến hành bán HPG 3 ngày sau đó ở mức giá 46.5, đạt mức lãi 2,2% (chưa

kể phí, thuế) - mức lãi đầu tiên của nhóm.

19



×