Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ ĐỀ TÀI HỆ THỐNG BTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 34 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hằng ngày thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng và
không thể thiếu được. Nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội giúp con người
nắm bắt nhanh chóng các thông tin có giá trị văn hóa, kinh tế, khoa học, kĩ thuật rất đa
dạng và phong phú.
Ngày nay với những nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của khách hàng sử
dụng dịch vụ viễn thông ngày càng cao, đòi hỏi phải có những phương tiện thông tin
hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng cả khách hàng “mọi lúc, mọi nơi” mà họ
cần.
Thông tin di động ngày nay đã trở thành một dịch vụ kinh doanh không thể
thiếu của tất cả các nhà khai thác viễn thông trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp
thì thông tin di động trở thành phương tiện liên lạc quen thuộc và không thể thiếu
được. Trong những năm gần đây, với sự hình thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông mới đã tạo ra sự cạnh tranh để thu hút thị phần thuê bao giữa các nhà cung cấp
dịch vụ. Cùng với đó, mức sống chung của toàn xã hội được nâng cao đã khiến cho số
lượng các thuê bao dịch vụ di động tăng đột biến trong các năm gần đây.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thì song song với các nhà mạng là các nhà khai
thác cơ sở hạ tầng cũng đóng một vai trò rất quan trọng nhằm mở rộng vùng phủ sóng.
Trong quá trình thực tập em đã được các anh chị trong công ty tận tình hướng
dẫn giúp đỡ nhưng do nhận thức và trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo này không
thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp nhận xét của
các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

1



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị đã giúp em hoàn thành
việc thực tập tại Công Ty Cổ Phần Đào tạo và phát triển công nghệ Phúc Long.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn, giúp
đỡ nhiệt tình từ Công ty, cán bộ hướng dẫn và các anh chị trong phòng. Chính nhờ
điều đó đã giúp em tiến bộ nhiều trong quá trình thực tập, học hỏi và tiếp thu nhiều
kinh nghiệm của những anh chị đi trước.
Và qua cuốn báo cáo thực tập này, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn
thể Ban Lãnh Đạo Công Ty, Cán bộ hướng dẫn cùng toàn thể các anh chị tại công ty
đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.
Vì thời gian thực tập không nhiều, và kiến thức hạn chế nên chắc chắn cuốn
báo cáo thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp quý báu của mọi người.

Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng


MỤC LỤC

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTS

Base Transceiver Station

Trạm thu phát gốc

MS

Mobile Station

Trạm di động

BSS

Base Station Subsystem

Phân hệ trạm gốc


NSS

Netword and Swiching Subsystem

Phân hệ chuyển mạch

MSC
động

Mobile Switching Centre network

Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di

VLR

Visitor Location Register

Bộ ghi định vị tạm trú

HLR

Home Location Register

Bộ ghi định vị thường trú

AuC

Authentication Centre

Trung tâm nhận thực


EIR

Equipment Identity Register

Bộ ghi nhận dạng thiết bị

PSTN
cộng

Public Switched Telephone

GSM

Global System for Mobile

Mạng điện thoại chuyển mạch công
Thông tin di động toàn cầu

Communication
TRX

Tranceiver - Receiver

Bộ thu – phát

BSC

Base Station Center


Bộ điều khiển trạm gốc

SIM

Subscriber Identity Module

GMSC
cổng

Gateway Mobile Switching Center Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động

dTRU

Double Transceiver Unit

Bộ thu phát kép

OMC

Operation & Maintenance Center

Trung tâm quản lí và bảo dưỡng

ME

Mobile Equipment

Thiết bị di động

SIM


Subscriber Identity Module

Module nhận dạng thuê bao

OSS

Operation and Support System

Phân hệ khai thác và hỗ trợ

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

DANH MỤC HÌNH VẼ

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHÚC LONG
I. GIỚI THIỆU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÚC LONG
1.1 Giới thiệu về công ty
 Tên công ty: Công ty cổ phần đào tạo và phát triển công nghệ Phúc Long
 Banner công ty:

Hình 1.1: Banner của công ty

 Địa chỉ công ty: 571/5, Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ
Chí Minh.
 Liên hệ:
 Tel: 0839722819
 Fax: 0839722829
 Email:
 Website:
1.2 Lịch sử phát triển của công ty
Phúc Long là doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí
Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0310968150 ngày 05/07/2011.

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng


II.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Phúc Long

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Phúc Long

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

1.2 Các hoạt động kinh doanh
- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục, Giáo dục nghề nghiệp chi tiết: Dạy nghề, Giáo dục
-

-

không xác định theo cấp độ tại các trung tâm bồi dưỡng.
Thiết kế hệ thống thông tin liên lạc công trình dân dụng, công nghiệp. Giám sát
công tác lắp đặt thiết bị điện công trình dân dụng, công nghiệp. Lập dự án đầu
tư, tư vấn đấu thầu. Quản lý dự án. Thiết kế điện công trình dân dụng và công
nghiệp. Thiết kế kết cấu công trình dân dụng công nghiệp. Khảo sát địa hình
công trình xây dựng. Thẩm tra thiết kế kết cấu công trình dân dụng công
nghiệp. Thẩm tra thiết kế điện công trình dân dụng và công nghiệp. Dự toán

công trình.
Tư vấn, lập trình máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính. Dịch vụ cung cấp
thông tin trên mạng internet, lắp đặt hệ thống điện.
Thiết bị máy tính, nghe nhìn: Máy tính, thiết bị trình chiếu, thiết bị quan sát, hệ
thống âm thanh…
Tư vấn thiết kế, thi công Hệ thống camera giám sát an ninh, hệ thống hội nghị
truyền hình trực tuyến, mạng ngoại vi, trạm phát sóng thông tin di động, hệ
thống điện, chống sét…

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

 Một số hình ảnh dịch vụ của công ty

Hình 1.3: Camera giám sát an ninh

Hình 1.4: Cách bố trí thang cáp và các thiết bị trong phòng máy

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: Trần Minh Hồng

Hình 1.5: các thiết bị trong phòng shelter

Hình 1.6: Trạm BTS nóc nhà

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

Hình 1.7: Dầm móng trụ BTS

Hình 1.8: tủ nguồn

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

I. NỘI DUNG TÌM HIỂU
1.1 Tổng quan về hệ thống GSM
Hệ thống GSM được cấu thành bởi 3 hệ thống con:
 Trạm di động MS
 Phân hệ trạm gốc BSS
 Phân hệ chuyển mạch NSS

Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống GSM

1.2 Các thành phần trong hệ thống GSM
 Trạm di dộng MS

Hình 2.2: Trạm di động MS
Là các thuê bao, nó là các thiết bị mà người dùng sử dụng nó để thông tin với
nhau. MS có thể là các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính cá nhân, máy
Fax...) MS cung cấp các giao diện với người dùng giúp cho việc khai thác các dịch vụ
trong mạng. Trạm di động MS (Mobile Station) bao gồm thiết bị di động ME (Mobile
Equipment) và module nhận dạng thuê bao SIM (Subscriber Identity Module).

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

 Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem)


Hình2.3: Phân hệ trạm gốc BSS
Thực hiện tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến, bao gồm các khối:

- Bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Center): Quản lý tất cả các chức năng
liên quan đến phát sóng vô tuyến của một mạng GSM thông qua các lệnh điều
khiển từ xa: quản lí mạng vô tuyến, quản lý trạm vô tuyến gốc BTS, điều khiển
nối thông cuộc gọi, quản lý mạng truyền dẫn.
- Trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver Station): Kiểm soát giao diện vô tuyến
tới MS.

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

 Phân hệ chuyển mạch NSS (Network Switching Subsystem)

Hình 2.4: Phân hệ chuyển mạch NSS
Chịu trách nhiệm về thực hiện xử lý cuộc gọi và thuê bao liên quan, bao gồm
các khối chức năng:

- Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MSC (Mobile Switching center): thực

-

-


-

-

-

hiện các chức năng chuyển mạch chính, tạo kết nối và xử lý cuộc gọi đến những
thuê bao của GSM, điều khiển chuyển giao, quản lý di động, tương tác mạng
IWE.
Bộ ghi định vị thường trú HLR (Home Location Register): là cơ sở dữ liệu tham
chiếu lưu trữ lâu dài các thông tin về thuê bao, các thông tin liên quan tới việc
cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Bộ ghi định vị tạm trú VLR (Visitor Location Register): là cơ sở dữ liệu chứa
thông tin về tất cả các thuê bao di động hiện đang nằm trong một khu vực dịch
vụ của MSC, là nơi tạm thời lưu trữ thông tin đăng ký để các MSC có thể phục
vụ tất cả các thuê bao đang nằm trong vùng phục vụ của MSC.
Trung tâm nhận thực AuC (Authentication Center): có chức năng giải mã thông
tin thuê bao thông qua khóa bảo mật của nhà sản xuất, nhằm hai mục đích là bảo
mật thông tin thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ.
Bộ ghi nhận dạng thiết bị EIR (Equipment Identification Register): có chức năng
kiểm tra tính hợp lệ của ME thông qua số liệu nhận dạng di động quốc tế và chứa
các số liệu về phần cứng của thiết bị.
Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động cổng GMSC (Gateway Mobile
Switching Center): Để thiết lập một cuộc gọi phải định tuyến đến tổng đài mà
không cần biết vị trí hiện thời của thuê bao. GMSC có nhiệm vụ lấy thông tin về

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

14



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

vị trí của thuê bao và định tuyến cuộc gọi đến tổng đài đang quản lý thuê bao ở
thời điểm hiện thời. GMSC có giao diện báo hiệu số 7 để có thể tương tác với các
phần tử khác của hệ thống chuyển mạch.
 Phân hệ khai thác và hỗ trợ OSS (Operation and Support System)
Thực hiện chức năng khai thác, bảo dưỡng và quản lý toàn hệ thống, bao
gồm các khối chức năng: trung tâm quản lý mạng NMC (Network Management
Center) và trung tâm quản lý và bảo dưỡng OMC (Operation & Maintenance
Center).
1.3. Tìm hiểu về hệ thống BTS
1.3.1. Khái niệm về BTS
BTS là một thiết bị dùng để phát tín hiệu ra môi trường vô tuyến đến các máy di
động và thu tín hiệu từ các máy di động cũng thông qua môi trường vô tuyến. Nó
thông tin đến các MS thông qua giao diện vô tuyến Um và kết nối, chịu sự quản lý
của bộ điều khiển trạm gốc BSC thông qua giao diện Abis. BTS là một thành phần
của hệ thống con trạm gốc BSS nằm trong tổng quan hệ thống GSM.
1.3.2. Vai trò của BTS trong mạng di động
- Xác định vùng phủ sóng của mạng
- Truyền thông tin giữa MS và BSC
- Thu phát tín hiệu
- Xử lý số (cao tần – Baseband)
- Phối hợp cùng BSC: Quản lý tài nguyên vô tuyến
+ Thực hiện Handover
+ Điều khiển công suất
+ Thực hiện nhảy tần

1.3.3. Tổng quan của một trạm BTS
• Tủ nguồn AC
- Tủ nguồn AC có chức năng chính là nhận điện lưới từ máy phát điện (trong
trường hợp mất điện) cấp nguồn xoay chiều cho: đèn và công tắc, máy điều hòa,
tủ nguồn DC…
- Tủ nguồn AC có những ưu điểm sau: tích hợp bộ cắt điện áp cao, tự động chuyển
đổi giữa máy phát điện và điện lưới, bộ làm trễ khi sử dụng điện máy nổ…
• Tủ nguồn DC
- Tủ nguồn DC có chức năng nhận điện áp cao từ tủ nguồn AC, sau đó chỉnh lưu
và ổn áp để cấp nguồn DC (-48V) cho các thiết bị viễn thông khác trong trạm (tủ
BTS, các thiết bị truyền dẫn,…). Thiết kế của tủ này gồm có: tủ, acquy, MCU,
Rectifier.
- Tủ: có các hộc để cắm các Rectifier, MCU và các ngăn để chứa acquy (mỗi ngăn
chứa đựng 4 acquy, mỗi acquy 12V).
- Rectifier: là một module tiếp nhận điện áp xoay chiều từ tủ, chỉnh lưu và ổn áp
thành một chiều.
SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

- MCU là một module điều khiển hoạt động của tủ, khi mất điện chuyển sang dùng

-

nguồn acquy, đưa ra các cảnh báo khi hỏng rectufier, mất điện và cạn nguồn.

Thông thường trong một tủ nguồn DC có ít nhất 2 Rectifier nhằm dự phòng khi
hỏng một Rectifier ( số lượng Rectifier ( số lượng Rectifier phụ thuộc vào tải
mình dùng, mỗi Rectifier chịu dòng tối đa khoảng 30A). Khi mất điện, tủ nguồn
DC đưa ra cảnh báo mất điện, tủ nguồn DC đưa ra cảnh báo mất điện, tín hiệu
này cung cấp cho tủ BTS, tủ BTS sẽ đưa về trung tâm điều khiển, nhờ vậy mà họ
biết trạm nào đang mất điện, để triển khai máy phát điện. Trong thời gian mất
điện, tủ nguồn DC sử dụng điện từ acquy, khi điện của acquy giảm xuống mức
quy định thì cảnh báo cạn nguồn được đưa về trung tâm kĩ thuật. Nếu lúc này
không triển khai máy phát điện thì acquy cạn và trạm sẽ không hoạt đọng được
(chết trạm).
1.3.4. Các thiết bị bên trong trạm BTS
Tủ BTS (phụ thuộc vào nhà cung cấp, công nghệ sử dụng).
Tủ Rectifier (thường đi kèm với nhà cung cấp tủ BTS): chuyển từ AC -> DC (với
giá trị mong muốn).
Hệ thống Batteries (cũng thường xuyên đi kèm với nhà cung cấp tủ): cung cấp
điện cho tủ BTS hoạt động khi cúp điện lưới AC.
Hệ thống máy lạnh: đảm bảo nhiệt độ hoạt động của các thiết bị điện tử.
Hệ thống bảo vệ chống sét và nối đất: có chức năng chống sét và nối đất.
Hệ thống đèn đường và đèn khẩn cấp (hoạt động khi cúp điện giúp kĩ sư thao
tác).
Hệ thống báo cháy và hệ thống bình chữa cháy.
Hệ thống tủ phân phối điện.
Tháp antenna: dùng để đặt antenna.
Hệ thống antenna: bức xạ trường điện từ ( kích thước, loại… phụ thuộc vào nhà
cung cấp, công nghệ đang sử dụng).
Hệ thống feeder: truyền sóng từ tủ BTS lên antenna phát sóng.
Hệ thống DDF: thường gọi là rack DDF dùng để lắp đặt thiết bị truyền dẫn.
1.3.5. Cơ sở hạ tầng của trạm BTS

 Một trạm BTS đầy đủ gồm 2 phần indoor và outdoor:

+ Phần outdoor gồm: trụ anten, kim thu lôi, hệ thống chống sét cột, cầu cáp, anten
di động, viba và feeder.
+ Phần indoor gồm có: tủ BTS, tủ NodeB, thiết bị truyền dẫn, tủ nguồn, acquy,
hộp AC, cắt lọc sét, ổn áp, điều hòa…

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

Hình 2.5: Phần indoor trong trạm BTS

BTS là một thiết bị quan trọng trong hệ thống vô tuyến di động. Trong hệ
thống GSM, nó nằm trong phân hệ BSS, chịu sự giám sát, điều khiển từ BSC, thực
hiện chức năng cung cấp các kết nối vô tuyến để giao tiếp với các thiết bị người
dùng, giúp người dùng truy cập các dịch vụ mà hệ thống mạng cung cấp. Trong hệ
thống mạng 3G UMTS (W-CDMA), nó đc gọi là NodeB, nằm trong phân hệ
UTRAN, chịu sựu quản lý, giám sát, điều khiển bởi RNC.
II. CÁC YÊU CẦU AN TOÀN KHI LẮP ĐẶT TRẠM BTS
2.1. Hệ thống tiếp đất và chống sét
2.1.1. Ngoài phòng thiết bị:

• Đối với trạm dùng cột tự đứng

- Dây thoát sét từ kim thu sét phải được nối trực tiếp thẳng xuống bãi đất, phải
kiểm tra thật kĩ kim thu sét và dây thoát sét. Đảm bảo rằng dây thoát sét không bị

đi ngược lên và phải được cố định vào thân cột (mỗi 2mm một lần). Ngoài ra còn
phải đảm bảo tách biệt dây thoát sét với feeder, cáp RF).
- Đảm bảo an toàn cho hệ thống, feeder phải được tiếp đất ít nhất 3 điểm.
+ Điểm thứ nhất: tại vị trái cách điểm nối giữa dây nhảy và feeder trên cột
khoảng 0.3m đến 0.6m
+ Điểm thứ hai: tại vị trí trước khi feeder uốn cong ở chân cột cách chỗ uốn cong
khoảng 0.3m.

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

+ Điểm thứ ba: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm, nếu lỗ cáp nhập trạm và bảng đất
ngoài phòng thiết bị gần nhau thì không cần phải dùng thanh đất mà nối trực
tiếp dây tiếp đất cho feeder vào bảng đất này.
Lưu ý: lắp vị trí thanh đất và điểm làm tiếp đất cho feeder thật linh động sao cho
dây tiếp đất cho feeder đi thẳng xuống đất, hạn chế tối đa bị uốn cong.
- Cả 3 thanh đồng tiếp đất chống sét cho feeder nêu trên phải nối vào bảng đồng
tiếp đất trước lỗ cáp nhập trạm và được nối xuống cọc đất như sau:
+ Nếu chiều cao của cột anten < khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm
thì dùng dây đồng trần nối trực tiếp xuống cọc đất (đây là trường hợp hệ
thống đất 3 dây).
+ Nếu chiều cao của anten > khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì sẽ
nối chung vào dây đất trong nhà ở mức sàn (đây là trường hợp hệ thống đất 2
dây).

Lưu ý: phải làm thêm tiếp đất cho vỏ feeder khi chiều dài feeder lớn hơn 20m
• Đối với trạm dùng loại cột cóc nhà:
- Dây thoát sét của từng cột phải đi thẳng xuống và nối với nhau tại một điểm dưới
sàn sân thượng rồi nối thẳng trực tiếp xuống bãi đất, sao cho khi có sét đánh ở
bất kì cột nào thì sét cũng được thoát xuống đất nhanh nhất.
- Feeder phải được tiếp đất tại ít nhất tại 2 điểm:
+ Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và feeder khoảng 30 –
60cm.
+ Điểm thứ hai: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm
2.1.2. Trong phòng thiết bị:
- Dùng một dây đất nối từ bảng đất chung trong phòng thiết bị đi trực tiếp xuống
cọc đất và cách li với phần chống sét bên ngoài phòng thiết bị.
- Tủ AC và ổn áp nối đất bằng một dòng riêng. Tủ cắt lọc sét phải dùng một dây
riêng, tách biệt với các dây khác.
- Vị trí bảng đất chung cho phòng thiết bị có thể đặt ở dưới lỗ cáp nhập trạm, hoặc
dưới chân tường tùy theo từng điều kiện từng trạm.
Lưu ý:

- Trong trường hợp cáp đi trên cột < 3m thì có thể dùng một thanh đồng tiếp đất
cho feeder đặt ở đoạn giữa thân cột.
- Dây chống sét trực tiếp phải được nối chắc chắn, tiếp xúc tốt với kim thu sét.
- Dây thoát sét luôn luôn phải theo nguyên tắc nối thẳng từ trên xuống để đảm bảo
thoát sét xuống đất nhanh nhất.
- Tất cả phần tiếp đất chống sét bên ngoài phòng thiết bị phải đảm bảo được nối
đất cách li với phần nối đất trong phòng máy.
2.2 Hệ thống nguồn điện cung cấp
2.2.1 Hệ thống nguồn AC

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041


18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

- Phải kiểm tra thật kĩ về nguyên tắc đấu nối, thứ tự pha, màu dây theo quy định,
kích cỡ dây theo thiết kế.
+ Tiết diện dây nguồn từ automat điện lực vào automat tổng: 2 x 16mm 2 (dùng
cáp CA DIVI).
+ Tiết diện dây nguồn từ automat 63A trong tủ điện chính cung cấp cho tủ REC:
5x6mm2
+ Tiết diện dây nguồn dùng cho máy điều hòa và điện sinh hoạt (đèn neon, ổ
cắm…): 2x2.5mm2.
+ Màu dây quy định: - màu đen: dây trung tính (N)
- màu đỏ: dây pha (L)
- màu vàng/xanh: dây đất(PE)


Hệ thống nguồn DC:
- Kiểm tra cực tính của các thanh 0V và -48V phải tương ứng với cực tính của
acquy.
- Cực (-) của mỗi acquy nối vào cầu chì.
- Cực (-) nối trực tiếp vào thanh đồng trong tủ nguồn.
2.2.2 Nhà trạm
- Phòng máy phải được trang bị khóa chắc chắn để đảm bảo an toàn về thiết bị.
- Phải đảm bảo phòng máy được bịt kín.
- Lỗ cáp nhập trạm phải được bịt kín bằng keo silicon đảm bảo không bị thấm
nước vào

- Hệ thống điều hòa phải hoạt động tốt trước khi bật thiết bị chạy.
2.3 Nguyên tắc lắp đặt trạm BTS
 Vị trí địa lý lắp đặt các trạm chức năng của BTS
Các tram BTS phải được lắp đặt ở những nơi cao và thoáng,không bị các vật che
khuất để đảm bảo rằng sóng mà BTS phát ra có thể phủ khắp cell mà nó quản lý.

• Ở những nơi không bị che khuất, các trạm BTS thường được lắp đặt trên
một vùng đất rộng khoảng vài trăm mét vuông.

• Ở những nơi có nhiều vật che khuất như các tòa nhà cao tầng, các trạm BTS
thường được lắp đặt ở trên các sân thượng của các tòa nhà cao tầng.

• Độ cao của các trạm BTS phải đảm bảo sóng mà nó phát ra có thể phủ khắp
các cell.
Trong phòng thiết bị, BTS là thiết bị quan trọng nhất. Nguyên tắc bố trí thiết bị
trong phòng máy, tính theo thứ tự ưu tiên và từ lỗ cáp nhập trạm như sau: Vị trí đầu
tiên dành cho trạm BTS, vị trí thứ 2 dùng để dự phòng cho trạm BTS khi cần thêm
SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

rack BTS, vị trí thứ 3 dành cho rack chứa thiết bị truyền dẫn và DDF, tiếp theo là vị trí
của rạck nguồn, khoảng trống 60 cm dành cho bảo dưỡng và sửa chữa tủ nguồn
MPT54, các vị trí khác là tủ cắt lọc sét, phần tủ điện AC…


Lưu ý:
- Tủ BTS cách lỗ cáp nhập trạm (theo hình chiếu bằng) khoảng 40 đến 60cm, nên
để khoảng cách này là 65cm và bố trí rack truyền dẫn 19inch vào vị trí này khi
cần tiết kiệm diện tích sử dụng.
- Không dùng bộ ổn áp LiOa khi dùng tủ nguồn MP75.
- Dàn lạnh thiết bị điều hòa không được gắn ngay phía trên bất kì thiết bị hoạt
đọng nào trong trạm để tránh nhỏ nước vào thiết bị.

2.4 Lắp đặt indoor


Lắp đặt cầu cáp

Cầu cáp indoor phải được lắp đặt ngang với mép dưới của lỗ feeder, cầu cáp
phải được lắp đặt chắc chắn, giữa cầu cáp đứng và cầu cáp ngang phải có dây tiếp đất
liên kết giữa các cầu cáp và nối vào bảng đất chính của thiết bị.

Hình 3.1: Cầu cáp.



Lắp đặt tủ thiết bị BTS

Lắp đặt tủ BTS phải lắp đặt chắc chắn, cách tủ nguồn 10cm và mặt trước tủ
BTS phải ngang hàng với tủ nguồn. Dây nguồn DC và dây đất đi bên trái tủ, buộc sát
vào bề mặt tủ BTS. Dây truyền dẫn và dây cảnh báo đi bên phải tủ, buộc sát vào bề

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

20



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

mặt tủ BTS. Dây jumper đi giữa và phải uốn cong, đỉnh uốn cong cách mặt tủ 20 25cm.

Hình 3.2: Lắp đặt tủ BTS.



Lắp đặt cảnh báo ngoài
Hệ thống cảnh báo ngoài bao gồm:

- Các cảnh báo về nguồn điện đưa về OMC: AC (mất điện AC), REC (máy nắn





hỏng), HVA (điện áp cao), LVA (điện áp thấp).
Cảnh báo do tủ cảnh báo cung cấp:
Cảnh báo cháy: Do Sensor (cảm biến) khói, nhiệt phát hiện cháy khói đưa ra loa
tại chỗ.
Cảnh báo điều hòa: Do Automat cấp điện điều hòa đưa về OMC khi bị nhảy.
Cảnh báo nhiệt độ cao: Do Sensor nhiệt đưa về OMC.
Cảnh báo mở cửa do Sensor cửa đưavề OMC.

Bố trí: Các Sensor khói, nhiệt nên bố trí trên trần nhà ngay phía trên thiết bị.

Sensor cửa gắn ngay phía trên cửa ra vào. Loa báo cháy để nơi dễ báo động.

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP



GVHD: Trần Minh Hồng

Một số thiết bị trong phòng shelter trạm BTS

Hình 3.3: Tủ nguồn tổng

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

Hình 3.4: MCB

Hình 3.5: Tủ điện AC


Hình 3.6: Cách bố trí tủ điện AC, chống sét, cảnh báo ngoài hộp alarm và giá DDF
SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

Hình 3.7: Cách bố trí Acquy, tủ nguồn và 2 tủ BTS

Hình 3.8: thiết bị điều hòa trong phòng shelter

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Trần Minh Hồng

2.5 Lắp đặt outdoor
Lắp đặt outdoor gồm các phần chính sau:

Lắp đặt hệ thống feeder
- Lắp đặt hệ thống khuếch đại đỉnh cột(TTA) nếu có
- Lắp đặt hệ thống tiếp địa cho feeder
- Kết nối hệ thống anten và feeder qua các connector

- Lắp đặt hệ thống anten

Lắp đặt anten
Các bước cơ bản:
 Dỡ bỏ antenna ra khỏi vỏ hộp
 Xác định hướng theo thiết kế mạng
 Nếu bộ gá antenna chưa có thì phải kéo gá antenna và lắp gá trước.
 Kéo antenna lên cột (dùng Puli hoặc thừng).
 Cố định antenna theo các hướng đã định sẵn.
Lưu ý: antenna phải được lắp trong góc phủ là 45° của kim chống sét đỉnh cột

Lắp đặt jumper outdoor và feeder
Các bước lắp đặt cơ bản:
 Dỡ bỏ feeder ra khỏi lô cuốn và chia thành các sợi như theo thiết kế
 Đánh dấu 2 đầu của từng sợi feeder để tránh nhầm lẫn khi kết nối feeder với BTS.
 Tiến hành lắp đầu connector (phía kết nối vào đầu antenna) cho từng sợi feeder.
Quấn băng dính vào 2 đầu feeder để bảo vệ khi kéo lên cột.
 Kéo feeder lên cột, cố định các sợi feeder lên cột và cầu cáp ngoài trời theo thứ tự
đã định sẵn.
 Kết nối feeder và antenna thông qua dây jumper (dây nháy).
 Tiến hành làm tiếp địa cho feeder, đưa feeder vào trong phòng máy theo thứ tự từng
hướng antenna.
 Kết nối feeder với BTS cũng thông qua các dây jumper.
 Đánh dấu lại cho các feeder bằng nhãn cứng.
Lưu ý: Feeder trước khi đưa vào phòng máy phải có độ võng để không bị nước vào
phòng máy (bán kính uốn cong lớn hơn 20 lần đường kính feeder).

SVTH: Lê Thị Tú Oanh _ 12025041

25



×