Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH THIẾT bị HT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.99 KB, 31 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH KD&CN Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VLĐ: Vốn lưu động
DN: Doanh nghiệp
NHTM: Ngân hàng thương mại
TCTC: Tổ chức tài chính
DTT: Doanh thu thuần
HTK: Hàng tồn kho
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
LN: Lợi nhuận

1

Nguyễn Thị Phượng

MSV: 11A06317


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH KD&CN Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2.1 Cơ cấu vốn và nguồn vốn trong trong 3 năm 2012-2014.
Bảng 2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai
đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2012-2014.


Bảng 2.2.4 Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty .
Bảng 2.2.5 Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty giai đoạn 2012-2014

12
13
15
17
18

2

Nguyễn Thị Phượng

MSV: 11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng
MỞ ĐẦU

Phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa là một hướng đi rất quan trọng
trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Không chỉ giúp đất nước ngày càng phát
triển mà còn đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình cắt
giảm vốn ngân sách cấp , mở rộng quyền tự chủ và quyền giao vốn cho các doanh
nghiệp. Do đó , một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi doanh
nghiệp đó phải biết sử dụng vốn triệt để và không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh mà đặc biệt là vốn lưu động. Vốn lưu động là bộ phận quan
trọng trong vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xuất phát từ nhận thức và sự ham muốn tìm tòi cùng khát vọng giải quyết
vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thiết Bị HT VIệt Nam, được
sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo PGS, TS LÊ VĂN HƯNG cùng cán bộ nhân
viên trong phòng tài chính, kế toán công ty , em đã quyết định chọn đề tài :
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ HT VIỆT NAM”
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong các doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh
thiết bị ht việt nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty tnhh thiết bị ht việt nam.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Văn Hưng đã hướng dẫn, giúp đỡ em
tận tình để em hoàn thành bài luận văn. Và đồng thời cảm ơn các thầy cô trong
khoa tài chính đã dạy và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3

SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng
Chương 1


TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Những nội dung cơ bản về vốn lưu động.
1.1.1 Khái niệm và nguồn hình thành vốn lưu động.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài tư liệu
lao động thì doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động và trong quá trình tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đối tượng lao động được biểu hiện dưới
hình thức cụ thể là tài sản lưu động.
Trong doanh nghiệp người ta chia tài sản lưu động thành hai bộ phận: Tài
sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
Tài sản lưu động trong sản xuất bao gồm: Các vật tư dự trữ của doanh
nghiệp để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách
thường xuyên liên tục như nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ…và những sản phẩm
dở dang trong quá trình sản xuất.
Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu
thụ, vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán.
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn
ra một cách liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn , đó là vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản
lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên , liên tục. VLĐ chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông
và từ lưu thông giá trị của tài sản lưu động được hoàn lại một lần sau một chu kỳ
kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại vốn lưu động.
+,Đặc điểm của VLĐ.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh thì VLĐ không ngừng
vận động và thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn bằng tiền sang các hình
thái khác nhau và khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm thì vốn lưu động lại trở
4

SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08
MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

lại hình thái ban đầu là vốn tiền tệ. Sự vận động của VLĐ như vậy được gọi là sự
tuần hoàn vốn.
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường
xuyên, liên tục cho nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra lặp đi lặp lại
có tính chất chu kỳ tạo ra sự chu chuyển của VLĐ.
Vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất tham gia vào tất cả các giai đoạn
của một chu kỳ sản xuất kinh doanh , được khái quát bằng sơ đồ sau:
Mua vật tư
Vốn bằng tiền

Vốn dự trữ sản xuất

Sản xuất sp
Vốn trong khâu sản xuất

Hàng hoá dự trữ

Sự biến đổi qua các giai đoạn đó gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Sự
tuần hoàn liên tục không ngừng của vốn lưu động tạo thành một vòng tuần hoàn
được gọi là Vòng chu chuyển của vốn lưu động.
Như vậy, vốn lưu động luôn vận động nên kết cấu của vốn lưu động luôn
biến đổi và phản ánh sự vận động không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

+,Phân loại vốn lưu động .
Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả thì công việc trước tiên mà doanh
nghiệp cần phải làm là phân loại VLĐ. Tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp
mà lụa chọn phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau.
Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành:
Vốn bằng tiền là các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển được biểu hiện dưới hình thái giá trị. Như vậy, trong hoạt
động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất
định.
5
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản thu từ khách hàng thể hiện số tiền
mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ
dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra trong một số truờng hợp mua sắm vật
tư, doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho nhà cung cấp từ đó hình thành các
khoản tạm ứng.
Vốn vật tư hàng hoá : Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bằng hiện vật cụ thể như: hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở
dang...
Việc phân chia vốn lưu động theo hình thái biểu hiện nói lên sự vận động
của tài sản lưu động và vốn lưu động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn:
Theo cách phân loại này,vốn của doanh nghiệp được chia làm 2 loại:
Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có
đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp
thuộc các thành phần khác nhau mà vốn CSH có nội dung cụ thể riêng: Như vốn
đuuà tư ngân sách nhà nước, vốn góp cổ phần , vốn do chủ sỡ hữu doanh nghiệp bỏ
ra…
Các khoản nợ phải trả: là các khoản VLĐ đực hình thành do nhu cầu sản xuất mà
doanh nghiệp đã vay của NHTM hoặc TCTC, vốn vay từ tổ chức cá nhân, tổ chức
thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay các khoản tín dụng mà doanh nghiệp
chưa đến hạn thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy , kết cấu vốn của doanh nghiệp được hình thành từ
bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. từ đó quyết định huy động và quản lý,
sử dụng VLĐ hợp lý hơn, không gây lãng phí, cũng tránh được thiếu hụt vốn, đảm
bảo an toàn tài chính trong sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
Phân loại theo vai trò của vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh:
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia thành 3 loại cụ thể:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: Giá trị các khoản nguyên vật
liệu chính , nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ...
6
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm: Các khoản giá trị sản phẩm dở dang,

bán thành phẩm và các khoản vốn về chi phí trả trước.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: Giá trị các khoản vốn thành phẩm,
vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy tỷ trọng, vai trò của vốn lưu động trong từng
khâu của quá trình sản xuất từ đó có biện pháp, kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư,
tiền vốn đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa các khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh, duy trì sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng vốn
lưu động phân phối không đều, không hợp lý gây ra tình trạng ngừng trệ, gián
đoạn trong hoạt động sản xuất làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.3.Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên
vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu
tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện
tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản
ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một
lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu
động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.

7
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317



Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một
phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả
hàng hóa bán ra.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ.
Đặc trưng cơ bản của VLĐ đó là luân chuyển liên tục trong quá trình sản
xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong chu kỳ kinh doanh
do vậy đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường thông qua đánh
giá về tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Ngoài mục đích sử dụng trong sản xuất vốn lưu động còn sử dụng trong
thanh toán do vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thể hiện ở khả năng đảm bảo
đảm bảo vốn lưu động cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và quản lý vốn lưu
động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho vốn lưu động trong doanh nghiệp được
luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở
tình trạng tốt nhất và mức chi phí cho việc sử dụng vốn lưu động là thấp nhất.
1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.
1,Vòng quay hàng tồn kho
Đây là hệ số khá quan trọng , hệ số này cao chứng tỏ việc tổ chức quản lý
dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và
giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.

2, Kỳ thu tiền trung bình:

8
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Chỉ tiêu này cho thấy độ dài thời gian để thu được các khoản tiền phải thu.
Nếu kỳ thu tiền trung bình dài chứng tỏ tiền bán hàng còn tồn đọng trong lưu thông
dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
3, Vòng quay các khoản phải thu
Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu , hệ số này cao
chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh , tuy nhiên hệ số này quá cao
chứng tỏ kỳ hạn thanh toán ngắn.
4, Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ, nếu vòng quay
tăng hiệu quả sử dụng vốn tăng. Nói lên 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần và chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
3, Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này nói lên số vốn lưu động cần thiết để tạo ra 1 đông doanh thu
thuần, chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt, nó phản ánh khá rõ ràng trình độ sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì chỉ
tiêu này thường nhỏ và với cùng một lượng vốn lưu động sử dụng trong kỳ sẽ tạo
ra nhiều doanh thu hơn các doanh nghiệp khác
6, Sức sinh lời của vốn lưu động.

Phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần, chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt
Nhìn chung để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
thì cần phải kết hợp tất cả các chỉ tiêu trên tuy nhiên trong thực tế khó có thể xác
định được hết các chỉ tiêu trên trong mỗi doanh nghiệp nên người ta thường dựa
vào hai chỉ tiêu là : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động.

9
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong các DN.
Những nhân tố ảnh hưởng:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trong môi trường
hết sức phức tạp, đa dạng. Với một số nhân tố này giúp cho DN phát triển tích cực
và thuận lợi hơn, còn một số nhân tố khác thì kìm hãm sự phát triển . Do vậy, các
nhà quản trị tài chính doanh nghiệp khi tiến hành cồn việc của mình sẽ phải nhận
biết phân tích, sử dụng đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm
sau.
Nhân tố khách quan:
Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền và chịu tác động
to lớn của môi trường xung quanh. Khả năng cải tạo môi trường theo hướng có lợi
cho doanh nghiệp là rất khó khăn chính vì thế mà khả năng thích nghi với môi

trường để tồn tại và phát triển, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt
tiêu cực của môi trường là điều mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm. Chúng ta xem
xét các nhân tố ảnh hưởng khách quan đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế: mỗi doanh nghiệp đều là một thành viên của một nền
kinh tế nhất định nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế mà trước hết là
chính sách vĩ mô của Chính phủ như chính sách tài khóa chính sách lãi suất, hối
đoái… tác động tới giá trị và số lượng các khoản mục trong tài sản lưu động hết
sức rõ rệt. Ngoài ra còn tác động khác như nhu cầu thị trường về vốn sản phẩm
hàng hóa của doanh nghiệp về nguyên vật liệu…Tình hình lạm phát lãi suất hiện
tại cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Chiến lược sản xuất kinh doanh, các chính sách của các đối thủ cạnh tranh
và các doanh nghiệp khác cũng là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc thu hút khách hàng là điều quan trọng
sống còn đối với doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp cần có các chính sách khuyến
khích xúc tiến để tạo lợi thế so với đối thủ thông qua chính sách tín dụng thương
10
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

mại, đồng thời xác định mức dự trữ hợp lý tránh thiếu hụt duy trì sản xuất kinh
doanh khi mà nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm
Đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì vai trò môi trường
kinh tế còn có tác động lớn hơn nữa. Những hoạt động xuất nhập khẩu phu thuộc

rất nhiều vào các chính sách kinh tế của Chính phủ
Môi trường chính trị xã hội tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng,
ngoài ra nó còn tác động lớn đến các DN có mặt hang xuất khẩu. Các bạn hàng
nước ngoài thường e ngại nếu làm ăn với các DN mà tình hình chính trị xã hội ở đó
không ổn định. Nếu môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp
phát triển bền vững và thu hút được nhiều bạn hàng quốc tế hơn.
Môi trường pháp lý là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp
luật của Nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường
cho các DN phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế
hoạch vĩ mô. Với bất kỳ thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi
phối các mảng hoạt động của DN. Các văn bản pháp luật về tài chính, về quy chế
đầu tư như các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản
về thuế đều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Nhân tố chủ quan:
Trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử
dụng vốn lưu động, việc này đòi hỏi phải có các nhà quản lý có trình độ, được đào
tạo, có khả năng phân tích đánh giá, dự báo để xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh.
Cơ cấu tổ chức lao động của doanh nghiệp phải phù hợp với chức năng
nhiệm vụ sẽ giúp phát huy năng lực của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chẳng
hạn ở khâu thu mua nguyên vật liệu DN cần có nhân viên hiểu thị trường, có nhân
viên kỹ thuật giám định hàng hóa… Trong khâu tiêu thụ cần có những nhân viên
có năng lực, kinh nghiệm để có thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách
nhanh nhất…
Chính sách sử dụng vốn lưu động của DN là một nhân tố quan trọng bậc
nhất ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào chính sách sử dụng
11
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08
MSV:11A06317



Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

vốn lưu động của doanh nghiệp như chính sách về tiền mặt, chính sách về dự trữ,
chính sách về tín dụng thương mại…
Vấn đề con người luôn là then chốt quyết định các vấn đề khác. Con người
là chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là người ra các quyết định quản
lý, là người vận hành máy móc tạo ra sản phẩm, lại là các quyết định quản lý, là
người vận hành máy móc tạo ra sản phẩm, lại là người tiêu dùng sản phẩm.
Trên đây là một số nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đưa ra các biện pháp hợp lý thì sự cần thiết
là phải nghiên cứu các nhân tố này trong mối quan hệ biện chứng tác động lẫn
nhau.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Trong nền kình tết thị trường, mực tiêu lâu dài của DN là phát triển bền
vững. Để đạt được mục tiêu đó, DN luôn cần nỗ lực hết sức phấn đấu nâng cao
hiệu quản sản xuất kinh doanh mà trong đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh có vị trí quan trọng hàng đầu. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự
tồn tại của DN.
Bảo toàn được vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung là thực hiện
được mục tiêu kinh doanh của DN nhằm thu lợi nhuận tối đa tạo điều kiện để phát
triển mở rộng quy mô hoạt động của DN, cả về chiều rộng và chiều sâu. Nếu vốn
lưu động của DN không bảo toàn được mà bị giảm dần do thua lỗ thì mục tiêu tái
đầu tư vốn sẽ khó thực hiện được nếu không muốn nói là không thể. Do đó, DN
phải chú ý đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ bên cạnh việc bảo toàn VLĐ.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho DN giữ được sức mua của đồng
vốn kể cả khi nền kinh tế xảy ra lạm phát. Tăng năng lực hoạt động của đồng vốn

là một yếu tố quan trọng giúp cho sự tồn tại và phát triển của DN và khẳng định
được vị trí của mình trong cơ chế thị trường đầy tính cạnh tranh. DN phát triển bền
vững sẽ tăng tích lũy cho DN tạo ra điều kiện tăng thu nhập cho người lao động.
DN trong nền kinh tết thị trường phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt,
khốc liệt đòi hỏi các nhà quản trị DN phải sử dụng đồng vốn đầu tư sao cho hiệu
quả nhất, tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán, từ đó tăng sức cạnh
tranh cho DN trên thị trường. Đây là yêu cầu đặt ra đối với tất cả các DN hiện nay.
12
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08
MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng
Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ HT VIỆT NAM
2.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của Công ty TNHH thiết bị HT Việt
Nam.
2.1.1.Thông tin chung về công ty.
-

Tên công ty : Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam.
Tên giao dịch: Viet Nam Equipment Company Limited.
Ngày thành lập: 19/09/2002.
Địa chỉ : Số 3G/10/420 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội.
Số điện thoại / fax: 0435502025.


2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam là doanh nghiệp trẻ, được thành lập
trên nền tảng đội ngũ ký sư chuyên nghiệp ngành Cơ điện tử - Đại học Bách Khoa
Hà Nội từ năm 2002 theo giấy phép kinh doanh số 2165110 do Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với mức vốn điều lệ là 12.000.000.000 VNĐ (mười
hai nghìn triệu đồng).
Hiện nay công ty đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong các doanh
nghiệp cung cấp thiết bị, dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam với chất lượng
sản phẩm uy tín, giá cả sản phẩm cạnh tranh, năng lực, trách nhiệm phục vụ trước,
trong và sau bán hàng tốt nhất.
2.1.3.Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp
thiết bị và giải pháp công nghệ huyên cung cấp lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng,
hệ thống xử lý nước, điều hòa không khí và các thiết bị khác cho các cao ốc lớn,
trung tâm thương mại với mạng lưới hoạt động rộng khắp và uy tín trên khắp cả
nước.

13
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

2.1.4.Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty.
Sơ đồ bộ máy quản lý – kinh doanh Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam


Giám đốc điều
hành

Phó Giám đốc

Phòng hành
chính

Phòng tài
chính kế
toán

Phòng kinh
doanh

Phòng kĩ
thuật

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có chức năng lãnh đạo
và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện các công tác hạch toán kế
toán. Hàng kỳ phòng tài chính kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho
việc quản trị trong công ty.
Phòng hành chính: Thực hiện công tác hành chính – nhân sự, giám sát và
thực hiện quyền và nghĩa vụ của cán bộ - công nhân viên trong công ty.
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế
hoạch kinh doanh và thực hiện công việc tiếp thị - bán hàng tới khách hàng nhằm
đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, lập các kế hoạch chiến lược giúp mở rộng thị
trường, phát triển công ty.

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm lắp đặt, sửa chữa , nâng cấp máy móc
thiết bị phục vụ cho công tác trước, trong và sau bán hàng.

14
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

2.2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn
2012-2014.
2.2.1. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn
Bảng 2.2.1 Cơ cấu vốn và nguồn vốn trong trong 3 năm 2012-2014.
(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm
2013/2012


Tỷ
Số tiền trọng
%

Tỷ
Số tiền trọng
%

Tỷ
Số tiền trọng
%

Số tiền

23841 71.21

42079 75.49

10273 75.71 18238 76.50

9640

13660 24.51

1767

A.
TÀI
SẢN
13568 63.28

NGẮN HẠN
B. TÀI SẢN DÀI
7873 36.72
HẠN
TỔNG TÀI SẢN

28.79

Năm
2014/2013

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
%
%

22.44 4020

41.70

21441 100.00 33481 100.00 55739 100.00 12040 56.15 22258 66.48

A. VỐN CHỦ SỞ
8863
HỮU

41.34

11915 35.59


23184 41.59

3052

34.44 11269 94.58

B. NỢ PHẢI TRẢ 12578 58.66

21566 64.41

32555 58.41

8988

71.46 10989 64.34

TỔNG
VỐN

NGUỒN

21441 100.00 33481 100.00 55739 100.00 12040 56.15 22258 66.48

( Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Qua bảng 2.2.1 trên ta thấy trong 3 năm gần đây tổng tài sản và tổng nguồn
vốn của công ty tăng lên rõ rệt. Diều đó chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả, việc
huy động và sử dụng vốn khả quan.
Tình hình biến động tài sản của Công ty qua ba năm 2012- 2014
Quy mô tài sản của công ty tăng nhanh từ 33481 triệu đồng năm 2013 lên

55739 triệu đồng năm 2014 trong khi tổng tài sản năm 2012 là 21441 triệu đồng.
Chứng tỏ khả năng huy động vốn của công ty là rất tốt. Công ty cần phát huy ưu
điểm này.
Trong kết cấu tổng tài sản, tỷ trọng tài sản ngắn hạn qua 3 năm chiếm trên
60% và bắt đầu ổn định từ năm 2013. Từ đó ta thấy công ty có khả năng thanh
toán, tự chủ về tài chính của công ty cao.
Về cơ cấu tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ
và giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2012 chiếm 36.72%, năm 2013 chiếm
15
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

28.79% và năm 2014 là 24.51% so với tổng tài sản. Do đây là công ty kỹ thuật
thương mại chuyên bán và lắp đặt các loại máy sử lý nước và điều hòa vì vậy kết
cấu TSNH lớn hơn TSDH như trên là hợp lí.
Tuy nhiên khi phân tích tổng nguồn vốn công ty thì hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty chủ yếu dựa vào vốn nợ phải trả là rất cao chiếm trên 50% điều
đó cho thấy công ty đang ở tình trạng mắc nợ nhiều, mức độ rủi ro trong sản xuất
kinh doanh là rất lớn đe doạ sự an toàn của công ty. Hơn nữa việc chi trả lãi suất
rất nhiều làm giảm doanh lợi và dẫn tới quyền tự chủ về tài chính của công ty bị
hạn chế. Vì vậy công ty phải tìm mọi giải pháp để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của
mình.
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.2.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn

2012 – 2014
(Đơn vị tính : Triệu đồng)

Chỉ tiêu


số

1. Doanh thu bán hàng và
1
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh
2
thu
3. DTT về bán hàng và cung
10
cấp dịch vụ 10=1-2
11
4. Giá vốn hàng bán
5. LN gộp về bán hàng và
20
cung cấp dịch vụ 20=10-11
6. Doanh thu hoạt động tài
21
chính
7. Chi phí tài chính

22

24

8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh
25
nghiệp
10. LN thuần từ hoạt động 30
kinh doanh 30=20+(21-22)-

Năm
2012

2009
2

Năm
2013

Năm
2014

24134

3493
6

1533
1855
9
2049
2


2101

3489

5156

4056
3088
0
2507
2
1080
8

7271

8120

9116

399

502

612

2011

2344


3055

1615
6735

2091
8339

2511
1374
6

16
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

22033
20979

So sánh
Năm
2013/2012
Giá
Tỷ lệ
trị
%
20.12
4042 %
37.05
568 %
18.72

3474 %
487

2.38%
47.78
1667 %
11.68
849 %
25.81
103 %
16.56
333 %
29.47
476 %
1604 23.82
%

Năm 2014/2013
Giá
trị
Tỉ lệ %
1080
2
44.76%
1955

93.05%

8847


40.15%

4093
5652

19.51%
109.62
%

996

12.27%

110

21.91%

711

30.33%

420
5407

20.09%
64.84%

MSV:11A06317



Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

(24+25)
11. Thu nhập khác

31

430

502

711

12. Chi phí khác

32

122

163

307

13. Ln khác 40=31-32
14. Tổng LN kế toán trước
thuế 50=30+40
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành

16. LN sau thuế TNDN
60=50-51

40

308

339

50

7043

8678

404
1415
0

51

633

740

60

6410

7938


899
1325
1

16.74
72
%
33.61
41
%
10.06
31
%
23.21
1635 %
16.90
107 %
23.84
1528 %

209

41.63%

144

88.34%

65


19.17%

5472

63.06%

159

21.49%

5313

66.93%

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam)
Nhận xét : Có thể thấy trong giai đoạn 2012-2014 doanh thu và lợi nhuận của công
ty đều tăng. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 1528 triệu, tương ứng với tỉ lệ tăng
23.84% , năm 2014 tăng mạnh với tỉ lệ là 66.93% với số tiền tăng là 5313 triệu .
Việc tăng lợi nhuận giúp cho công ty có thêm tiền để đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và
nâng cao đời sống cho công nhân viên trong công ty. Cụ thể các nhân tố bị ảnh
hưởng tới lợi nhuận sau thuế của công ty như sau :
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 3474 triệu
tương ứng với tỉ lệ tăng 18.72%, năm 2014 tăng 8847 triệu tương ứng với tỉ lệ tăng
40.15% . Đây là doanh thu từ việc bán hàng của công ty kết hợp với chính sách
khuyến khích bán hàng của công ty như cho khách hàng nợ , chương chình khuyến
mại quảng cáo làm cho hàng hóa bán được nhiều giúp cho doanh thu công ty ngày
càng tăng mạnh.


17
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Lợi nhuận gộp bán hang và cung cấp dịch vụ của công ty tăng đều trong ba
năm. Năm 2013 tăng 47.78% so với năm 2012. Đến năm 2014 lợi nhuận gộp tăng
mạnh với tỉ lệ 109.62% so với năm 2013.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong năm 2013 tăng 849
triệu với tỷ lệ tăng 11.68% đến năm 2014 tăng 996 triệu tương đương 12.27%.Đây
là doanh thu từ các khoản lãi tiền gửi ngân hàng đối với các khoản tiền nhàn rỗi mà
công ty chưa sử dụng.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý công ty tăng. Đặc biệt là chi phí bán hàng
năm 2013 tăng 333 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 16.56% đến năm 2014 tăng 711
triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 30.33% nguyên nhân là công ty phải chi tiền cho các
khoản môi giới và quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
Thu nhập khác của công ty năm 2014 tăng 209 triệu, chi phí khác tăng 144
triệu nó làm lợi nhuận hoạt động khác của doanh nghiệp tăng lên 65 triệu .
Nguyên nhân do công ty thanh lý một số máy móc cũ , tuy đây là hoạt động không
thường xuyên của công ty nhưng nó cũng là một nhân tố chính làm tăng tổng lợi
nhuận sau thuế cho công ty.
Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty đang theo chiều hướng phát triển và tăng
nhanh. Mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn nhưng công ty đã có biện pháp tăng
doanh thu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ vững thị trường tiêu thụ, nâng cao

uy tín với khách hàng.
2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty TNHH thiết bị
HT Việt Nam, giai đoạn 2012-2014.
2.3.1. Việc thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ.
2.3.1.1.Hiệu suất sử dụng VLĐ.
Bảng 2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2012-2014.
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm

18
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

Năm

Năm

So sánh
Năm

Năm

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

1.DTT
2.VLĐ bình quân

3. Bình quân khoản phải thu
4. HTK bình quân
5. Số vòng quay VLĐ 1/2
6. Kỳ luân chuyển VLĐ 360
ngày/5
7. Số vòng quay các khoản
phải thu 1/3
8.Số vòng quay hàng tồn kho
1/4

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng
2012

2013

2014

2013/2012
Giá
Tỷ lệ
trị
%

2014/2013
Giá
Tỉ lệ
trị
%

18559

12567
4126
9987
1.48

22033
26033
3623
11256
0.85

30880
43009
4098
14580
0.72

3474
13466
-503
1269
-0.63

18.719
107.15
-12.19
12.707
-42.69

8847

16976
475
3324
-0.13

40.15
65.21
13.11
29.53
-15.17

243.77

425.36

501.40

181.59

74.49

76.04

17.88

4.50

6.08

7.54


1.58

35.20

1.45

23.91

1.86

1.96

2.12

0.10

5.33

0.16

8.20

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam)
Qua bảng 2.2.3 ta thấy :
Số vòng quay VLĐ trong 3 năm 2012-2014 có xu hướng giảm cụ thể là năm
2013 giảm 0.63 vòng tương ứng với tỉ lệ giảm 42.69% so với năm 2012. Năm
2014 số vòng quay VLĐ giảm 15.17% tướng ứng giảm 0.13 vòng so với năm
2013. Nguyên nhân là do VLĐ bình quân tăng nhanh hơn doanh thu thuần . Chứng
tỏ khả năng tạo ra doanh thu của VLĐ giai đoạn này gặp nhiều khó khăn.

Kỳ luân chuyển VLĐ cũng tăng đều qua mỗi năm do số vòng quay VLĐ
giảm trong 3 năm qua. Mặt khác ,là doanh nghiệp thương mại mà thời gian luân
chuyển VLĐ khá dài . Năm 2013 là 435.26 ngày tăng 181.59 ngày so với năm
2012. Năm 2014 tăng với tỉ lệ là 17.88% tương ứng tăng 76.04 ngày so với năm
2013. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ thấp.
Vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng nhẹ trong 3 năm cho thấy
dấu hiệu tích cực trong quản lí nợ . Năm 2013 tăng 1.58 vòng so với năm 2012.
Năm 2014 tiếp tục tắng 1.45 vòng so với năm 2013 . Nguyên nhân là phương thức
thanh toán có phát huy hiệu quả nhưng cần phải có biện pháp mạnh hơn nữa để
VLĐ không bị lãng phí.
Vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua 3 năm. Cụ thể là năm 2013 tăng với
tỉ lệ 5.33% so với năm 2012 , sang năm 2014 tiếp tục tăng 8.20% so với năm
2013. Điều này chứng tỏ hàng tồn kho của công ty vận động không ngừng, đây là
nhân tố nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
19
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Tất cả các chỉ tiêu nói trên đã cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty trong 3 năm gần đây khá biến động. Công ty cần đẩy mạnh hiệu quả sử
dụng vốn hơn nữa, đặc biệt phải chú trọng vào việc quản lý các khoản chi phí phát
sinh trong kỳ để đạt lợi nhuận cao hơn nữa.
2.3.1.2. Tình hình thanh toán .


20
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Bảng 2.2.4. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty .
(ĐVT: Triệu VND và lần)
Chênh lệch
(2013/2012)
Chỉ tiêu

Năm
2012
1356
8

Năm
2013
2384
1

Năm
2014

Số

tiền
1027
42079 3

Chênh lệch
(2014/2013)

Tỷ lệ Số
%
tiền
1823
76% 8

1.Tài sản ngắn hạn
2.Tiền và các khoản tương
đương tiền
202
756
887
554
274% 131
1058 1281
3.Hàng tồn kho
9
2
13515 2223 21% 703
1257
4.Nợ ngắn hạn
8
21566 32555 8988 71% 10989

5.Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời = 1/4
1.08
1.11
1.29
0.03
2%
0.19
6. Hệ số thanh toán nhanh=
(1-3)/4
0.24
0.51
0.88
0.27
116% 0.37
7.Hệ số thanh toán tức thời
= 2/4
0.02
0.04
0.03
0.02
118% -0.01
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam)

Tỷ lệ
%
76%
17%
5%
51%

17%
72%
-22%

Nhận xét:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời trong 3 năm tăng dần , cuối năm 2012
là 1.08 lần, sang năm 2013 lên 1.11 lần và năm 2014 tăng lên 1.29 lần . Điều này
cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ khả năng để chuyển đổi thành
tiền để trả nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh cũng có diễn biến giống khả năng thanh toán hiện
thời là tăng dần trong 3 năm . Năm 2013 chỉ tiêu này là 0.27 lần tương ứng với tỉ lệ
tăng 116% , năm 2014 tăng 0.37 lần tương ứng tỷ lệ tăng 72%. Tuy hệ số thanh
toán nhanh của công ty có tăng nhưng vẫn đạt mức rất thấp. Công ty cần có biện
pháp nâng cao khả năng thanh toán này để đáp ứng những khoản nợ trong mỗi năm
nhằm đảm bảo cho công ty có một tình hình tài chính lành mạnh .
Hệ số khả năng thanh toán tức thời : Nếu năm 2013 hệ số này tăng 0.02 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng 118% thì sang năm 2014 hệ số này giảm 0.01 lần tương
21
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

ứng với tỷ lệ giảm 22%. Sở dĩ có sự giảm như vậy là do năm 2014 mức dự trữ tiền
mặt của công ty khá thấp chỉ chiếm 17% tương ứng với số tiền 131 triệu đồng
Tóm lại, xét về khả năng thanh toán, về cơ bản Công ty vẫn đáp ứng được

yêu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng nguồn vốn lưu động. Tuy nhiên
khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty chưa được
tốt và khá biến động. Công ty nên có những bước đi chủ động hơn nữa, giảm hàng
tồn kho, thu về nhanh các khoản phải thu và không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
2.3.1.3. Khả năng sinh lời VLĐ.
Sử dụng VLĐ có hiệu quả là 1 trong những vấn đề then chốt quyết định hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải quan tâm một
cách thương xuyên và chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Để tìm
hiểu rõ hơn hiệu quả sử dụng VLĐ ta xét bảng sau.
Bảng 2.2.5. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty giai đoạn 2012-2014.
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

0.31

So sánh
Năm
2013/2012
Giá
Tỷ lệ
trị
%
3474 18.72
1528 23.84
1346 107.1
6
5
-0.21 -40.22

Năm
2014/2013

Giá
Tỉ lệ
trị
%
8847 40.15
5313 66.93
1697
6
65.21
0.01
3.28

1.39

0.50

0.21

Chỉ tiêu

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1.DTT

2.LN trước thuế

18559
6410

22033
7938

30880
13251

3. VLĐ bình quân
12567
4. Mức sinh lời VLĐ 2/3
0.51
5. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
3/1
0.68

26033

43009

0.30
1.18

74.49

17.88


(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt Nam)
Qua bảng 2.2.5 cho ta thấy:
Mức sinh lời VLĐ trong 3 năm của công ty ở mức rất thấp. Năm 2013 mức
sinh lời VLĐ giảm với tỉ lệ 40.22% so với năm 2012. Năm 2014 có tăng nhưng
không đáng kể , cụ thể là tăng 0.01đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 3.28%. Qua đó ta
thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chưa được tốt.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ tăng đề trong 3 năm . Năm 2012 là 0.68 đồng , tức
là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra bởi 0.68 đồng VLĐ bình quân. Năm 2013 tăng
22
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

74.49% lên 1.18 đồng so với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục tăng 17.88% lên 1.39
đồng , như vậy để có được 1 đồng DTT ta phải bỏ ra 1.39 đồng . Cho thấy DN có
tiềm lực VLĐ nhưng đầu tư chưa có hiệu quả.
Đầu tư tài sản lưu động nhưng lợi nhuận thu lại chưa bù đắp được. Mặc dù
DTT của công ty tăng, nhưng tốc độ tăng của các lhoanr chi phí lại nhanh hơn , đặc
biệt là các khoản chi phí giá vốn, chi phí bán hàng dẫn đến hiệu quả kinh doanh
chưa cao. Doanh nghiệp cần tìm biện pháp làm giảm chi phí đồng thời có chính
sách đầu tư vào tài sản lưu động có hiệu quả hơn thì mới tồn tại và phát triển trên
thị trường hiện nay.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thiết bị HT
Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
2.3.1.Những kết quả đạt được

Trong 3 năm vừa qua, Công ty TNHH Thiết Bị HT Việt nam đã nỗ lực
không ngừng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đạt được nhiều kết
quả khả quan. Cụ thể hơn, có thể khái quát những thành tích đó như sau:
Để đảm bảo lượng vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh công ty đã thực
hiện vay vốn ngân hàng nhằm đảm bảo kịp thời các nhu cầu trong sản xuất kinh
doanh, hầu như không để ách tắc trong quá trình sản xuất do thiếu vốn.
Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thu hồi các khoản phải thu, giảm
bớt kỳ thu tiền bình quân góp phần tăng khả năng thanh toán cho công ty
Trong mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, công ty đều chú trọng công tác trích lập
các khoản dự phòng nhằm đảm bảo lượng vốn lưu động cho sản xuất trong những
trường hợp xấu khi thi trường có bất ổn hoặc khách hàng thanh toán chậm trễ.
Thực hiện nhiều biện pháp tài chính nhằm gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động.
2.3.2. Một số tồn tại chủ yếu cần khắc phục.
Công ty chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để theo dõi lượng vốn lưu động
luân chuyển
Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn nhu cầu thực tế gây nên
sự lãng phí ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
23
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng

Vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông qua nhiều, đặc biệt là trong các khoản
phải thu, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nợ phải trả nên rủi ro tài
chính của công ty còn cao.
Một số hợp đồng chậm tiến độ sản xuất làm ách tắc vốn lưu động trong khâu
sản xuất, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Máy móc trang thiết bị sản xuất chưa có sự cải tiến nên chưa đạt hiệu suất cao
trong sản suất làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty.

24
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08

MSV:11A06317


Báo cáo thực tập

GVHD: PGS,TS Lê Văn Hưng
Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2015 - 2020.
Công ty sẽ phát huy những thế mạnh của mình để trở thành một doanh
nghiệp có uy tín đồng thời cũng tiến hành chuyên nghiệp hóa các hoạt động sản
xuất kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Mục tiêu: đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, giải phóng lượng hàng tồn kho,
ổn định hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, xử lý nhanh các khoản nợ phải
thu tồn đọng nhằm đảm bảo an toàn tài chính đối với công ty, làm nền tảng mở
rộng hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo.
Phương hướng thực hiện: áp dụng các chính sách bán hàng và theo dõi, thu

hồi công nợ phù hợp, linh hoạt đối với từng khách hàng qua đó gia tăng nguồn vốn
kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn cho công ty mở
rộng hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, nâng
cao năng lực của đội ngũ nhân viên, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của công ty,
giảm thiểu chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty
TNHH thiết bị HT Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
3.2.1. Tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của
công ty.
Việc huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp, hiệu quả huy động vốn được nâng cao sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đẩy nhanh vòng quay của vốn có tác dụng nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
nên chu kỳ kinh doanh thường kéo dài. Vì thế nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty là rất lớn.
Lập kế hoạch vốn lưu động để đảm bảo chủ động, đáp ứng nhu cầu vốn kinh
doanh, từ đó mới có thể hoàn thành được khối lượng thi công.
25
SV:Nguyễn Thị Phượng TC16.08
MSV:11A06317


×