Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư – xây dựng hà nộ 1i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.35 KB, 47 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
LỜI NÓI ĐẦU

Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví Vốn lưu động của doanh nghiệp như dòng
máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có lẽ bởi
sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với ‘cơ
thể’ doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn
hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và
vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ:
dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và
hoạt động được trơn tru.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở
nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu
quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình
thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng Hà Nội em nhận thấy đây là
một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở Công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu
động lớn với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn, phức tạp, vấn đề nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang là một chủ đề mà Công ty rất quan tâm.
Với nhận thức như vậy, bằng những kiến thức quý báu về tài chính doanh
nghiệp, vốn lưu động tích luỹ được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại
trường Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội, cùng thời gian thực tập thiết
thực tại Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng Hà Nội, em đã chọn đề tại: “Một
số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu
tư – Xây dựng Hà Nội” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
các doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng quản lí và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Đầu tư – Xây dựng Hà Nội.


Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần Đầu tư – Xây dựng Hà Nội.
Trong thời gian hoàn thiện, được sự quan tâm giúp đỡ của đơn vị thực tập, em
đã có đủ tư liệu để viết hoàn chỉnh luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các
phòng ban lãnh đạo trong Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội cùng các
thầy, cô giáo trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Đặc biệt, cho
phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Vũ Văn Hóa, người đã
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian em hoàn chỉnh luận
văn.

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

1

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

VLĐ

Vốn lưu động


DN

Doanh nghiệp

SX-KD

Sản xuất - kinh doanh

HQSD

Hiệu quả sử dụng

TSLĐ

Tài sản lưu động

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

Trđ

Triệu đồng

VCSH

Vốn chủ sở hữu

LN


Lợi nhuận

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

2

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Thứ tự

Diễn giải

Sơ đồ 1

Sơ đồ bộ máy quản lí công ty CP Đầu tư – Xây dựng Hà Nội

Bảng 1:

Kết quả sản xuất – kinh doanh tổng hợp

Bảng 2:

Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty


Bảng 3:

Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Bảng 4:

Cơ cấu VLĐ của Công ty

Bảng 5:

Hiệu quả sử dụng VLĐ

Bảng 6:

Khả năng thanh toán của công ty

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

3

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Một số nội dung cơ bản về vốn lưu động trong các doanh nghiệp

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động.
1.1.1.1.Khái niệm về VLĐ.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố con người lao động, tư
liệu lao động còn phải có đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp đối tượng
lao động bao gồm 2 bộ phận: Một bộ phận là những nguyên, nhiên vật liệu, phụ
tùng thay thế...đang dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất được tiến hành nhịp
nhàng, liên tục; bộ phận còn lại là những nguyên vật liệu đang được chế biến
trên dây truyền sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này
biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp trong
dự trữ và sản xuất.
Thông qua quá trình sản xuất, khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ
tư liệu lao động đã chuyển hoá thành thành phẩm. Sau khi kiểm tra, kiểm
nghiệm chất lượng thành phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ. Mặt khác để sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp còn cần một số tiền mặt trả lương
công nhân và các khoản phải thu phải trả khác...Toàn bộ thành phẩm chờ tiêu
thụ và tiền để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm được gọi là tài sản lưu động
trong lưu thông.
Như vậy xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục,
ngoài tài sản cố định doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động trong dự
trữ, trong sản xuất và trong lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu động này các doanh nghiệp phải bỏ ra một
số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy có thể nói: Vốn lưu động là biểu hiện
bằng tiền giá trị toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, được thống kê
tại một thời điểm.
1.1.1.2.Đặc điểm của VLĐ.
VLĐ là hình thái biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động nên
nó mang những đặc điểm tương tự như tài sản lưu động đó là VLĐ tham gia
vào một chu kỳ kinh doanh và VLĐ được luân chuyển một lần.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không
ngừng nên VLĐ cũng vận động theo từng chu kỳ một. Trong mỗi một chu kỳ
vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật chất là vật tư, hàng

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

4

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

hóa dự trữ cho hoạt động sản xuất, qua giai đoạn sản xuất vật tư được đưa vào
sản xuất tạo nên thành phẩm và đưa vào tiêu thụ. Kết thúc chu kỳ, khi doanh
nghiệp thu được tiền từ việc bán sản phẩm ra thị trường, vốn lưu động lại trở về
hình thái tiền tệ ban đầu.
Trên thực tế chu trình trên không diễn ra một cách tuần tự mà đan xen vào
nhau, trong khi một bộ phận vốn lưu động được chuyển hóa thành vật tư, hàng
hóa dự trữ thì một bộ phận khác của vốn lưu động đang kết tinh trong thành
phẩm lại được chuyển hóa trở lại thành vốn bằng tiền, cứ như vậy các chu kỳ
sản xuất kinh doanh được lặp đi lặp lại, vốn lưu động được tuần hoàn và luân
chuyển liên tục.
Tốc độ luân chuyển của VLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng của vốn lưu
động càng cao. Muốn quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục thì doanh
nghiệp cần có đủ vốn và phân bổ hợp lý trong từng giai đoạn, từng thời kỳ
của quá trình sản xuất.
Một đặc điểm nữa của VLĐ là giá trị của nó được chuyển dịch một lần,
hoàn toàn vào giá trị sản phẩm và được thu hồi khi tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm
này cũng khác với vốn cố định và giá trị của vốn cố định được chuyển dịch
từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao.
Chính từ hai đặc điểm trên của VLĐ mà phương pháp quản lý, sử dụng

vốn lưu động là theo định mức tức là định mức vốn lưu động cho từng
đơn vị sản phẩm, định mức vốn cho từng khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường khó xác định được nhu cầu vốn
lưu động đối với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh do vậy người ta
thường dựa trên chỉ tiêu quan trọng nhất là tiết kiệm nhất về VLĐ cho doanh
nghiệp.
1.1.2.Phân loại VLĐ trong DN.
 Căn cứ vai trò của vốn lưu động trong quá trình SXKD
Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 3 loại:
(1)Vốn lưu động trong khâu dự trữ
Bao gồm các khoản vốn sau:
-Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại vật tư dùng dự trữ sản xuất mà
khi tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm.

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

5

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

-Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất. Các loại
vật tư này không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó kết hợp với
nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài của
sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện được
bình thường, thuận lợi.

-Vốn nhiên liệu: Là giá trịcác loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
-Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các
tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị của các vật tư mà khi tham gia vào quá trình
sản xuất nó cấu thành bao bì bảo quản sản phẩm.
-Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là
tài sản cố định, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Loại vốn này cần thiết để đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp được tiến
hành liên tục.
(2) Vốn lưu động trong khâu sản xuất
Bao gồm các khoản vốn:
-Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh
doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
-Vốn bán thành phẩm tự chế: Đây là phần vốn lưu động phản ánh giá trị các chi
phí sản xuất kinh doanh bỏ ra khi sản xuất sản phẩm đã trải qua những công
đoạn sản xuất nhất định nhưng chưa hoàn thành sản phẩm cuối cùng (thành
phẩm).
-Vốn chi phí trả trước: Là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng
cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản
phẩm trong kỳ này mà còn được tính dần vào giá thành sản phẩm của một số kỳ
tiếp theo như: chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng,
lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng
trong xây dựng cơ bản...
Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình
sản xuất của các bộ phận sản xuất trong dây truyền công nghệ được liên tục, hợp
lý.
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

6


Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

(3) Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Loại này bao gồm các khoản vốn:
-Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
-Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi
thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
-Các khoản đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay
ngắn hạn...Đây là những khoản đầu tư nhằm một mặt đảm bảo khả năng thanh
toán (do tính thanh khoản của các tài sản tài chính ngắn hạn được đầu tư), mặt
khác tận dụng khả năng sinh lời của các tài sản tài chính ngắn hạn nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
-Các khoản vốn trong thanh toán: Các khoản phải thu, các khoản tạm ứng... Chủ
yếu trong khoản mục vốn này là các khoản phải thu của khách hàng, thể hiện
số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quátrình bán hàng
hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước, trả sau. Khoản mục vốn này liên quan
chặt chẽ đến chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, một trong
những chiến lược quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, hàng hoá doanh nghiệp còn
phải ứng trước tiền cho người cung cấp từ đó hình thành khoản tạm ứng.
Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, bảo đảm cho tiêu thụ thường

xuyên, đều đặn theo nhu cầu của khách hàng.
Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này giúp cho việc xem xét
đánh giá tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình
chu chuyển vốn lưu động. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có những biện pháp
thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý,tăng tốc độ luân chuyển
vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
 Theo các hình thái biểu hiện
(1)Tiền và các tài sản tương đương tiền
-Vốn bằng tiền
-Các tài sản tương đương tiền: Gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

7

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Việc tách riêng khoản mục này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo
dõi khả năng thanh toán nhanh của mình đồng thời có những biện pháp linh
hoạt để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa nâng cao khả năng sinh lời của
vốn lưu động.
(2)Các khoản phải thu
Nghiên cứu các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ và
đưa ra những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng, nâng cao doanh số bán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
(3)Hàng tồn kho

Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể bao gồm:
-Vốn nguyên, nhiên vật liệu:
-Vốn nguyên vật liệu chính;
-Vốn vật liệu phụ;
-Vốn nhiên liệu.
-Công cụ, dụng cụ trong kho.
-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
-Thành phẩm tồn kho
-Hàng gửi bán
-Hàng mua đang đi trên đường
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm
đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh như dự trữ sản xuất - lưu thông khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc
nào cũng được diễn ra đồng bộ.Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và
bộ phận marketing của một doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất
kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ. Ngoài ra hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp tự bảo vệ trước những
biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của
doanh nghiệp.
(4)Tài sản lưu động khác
-Tạm ứng
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

8

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


-Chi phí trả trước
-Chi phí chờ kết chuyển
-Các khoản thể chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
 Theo nguồn hình thành của vốn lưu động
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia làm 2 loại:
(1)Nguồn vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có
đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt. Tuỳ
theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn
chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng: Số vốn lưu động được ngân sách nhà nước
cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (đối với các doanh nghiệp nhà
nước); số vốn do các thành viên (đối với loại hình doanh nghiệp công ty) hoặc
do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhận bổ
sung; số vốn góp từ liên doanh liên kết; số vốn lưu động huy động được qua
phát hành cổ phiếu.
(2)Nợ phải trả
-Nguồn vốn đi vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các
ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn thông qua phát
hành trái phiếu.
-Nguồn vốn trong thanh toán: Đó là các khoản nợ khách hàng,doanh nghiệp
khác trong quá trình thanh toán.
Việc phân loại này giúp cho ta có thể thấy được kết cấu các nguồn hình
thành nên vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ
động và đưa ra các biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu
quả hơn.
1.1.3.Bảo toàn VLĐ của DN.
1.1.3.1.Khái niệm về bảo toàn VLĐ.
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nền kinh tế còn lạm phát,giá cả biến
động lớn,sức mua đồng tiền Việt Nam biến động nhiều và nhìn chung là suy

giảm,nếu tiếp tục duy trì cơ chế giá thấp như nhiều năm trước đây,thì số vốn sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện bằng đồng tiền Việt Nam sẽ bị giảm
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

9

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

dần giá trị trên thực tế,sức mua của vốn bị thu hẹp,hậu quả không tránh khỏi đấy
là lãi giả còn lỗ thì thật,kinh tế quốc doanh ăn vào vốn.
Vậy: Bảo toàn VLĐ là hiện tại hóa giá trị VLĐ của DN theo tỉ lệ lạm phát
hiện hành.
Mục tiêu: Để giữ nguyên giá trị VLĐ, đảm bảo nhu cầu sản xuất – kinh
doanh (SX – KD) vẫn thực hiện bình thường, không gặp khó khăn do thiếu vốn.
1.1.3.2.Nguyên tắc bảo toàn.
Các doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình sản
xuất kinh doanh trên cơ sở mức tăng ,giảm giá tài sản lưu động thực tế tồn kho
của doanh nghiệp ở các thời điểm có thay đổi về giá.
Định kỳ tháng,quý ,năm các doanh nghiệp phải xác định các khoản chênh
lệch giá tài sản lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các khâu:Vật
tư dự trữ,bán thành phẩm,sản phẩm dỡ dang và thành phẩm để bổ sung vốn lưu
động.
Tổng số chênh lệch giá(sau khi đã bù trừ giữa các khoản chênh lệch tăng
và giảm) được hạch toán bổ sung các nguồn vốn lưu động ngân sách cấp và
doanh nghiệp tự bổ sung.Việc phân định các khoản chênh lệch giá để bổ sung

các nguồn vốn lưu động ngân sách cấp và xí nghiệp tự bổ sung vào doanh
nghiệp được căn cứ vào tỷ trọng của từng nguồn trong tổng số vốn lưu động nhà
nước giao cho doanh nghiệp.
Số vốn lưu động sau khi được điều chỉnh giá tài sản lưuđộng thực tế tồn
và nghi tăng nguồn vốn lưu động ở thời điểm cuối nămlà số vốn thực tế đă bảo
toàn được của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý cấp trên doanh nghiệp và cơ quan tài chỉnh phải xác định
hệ số bảo toàn vốn lưu động hàng năm cho từng nghành, từng doanh nghiệp.Hệ
số trượt giá bình quân của vốn lưu động được tính phù hợp với đặc điểm cơ cấu
tài sản lưu động từng nghành,từng doanh nghiệp trên cơ sở mức tăng giảm giá
thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu tính theo cơ cấu kế
hoạch của từng doanh nghiệp.
1.1.3.3. Sử dụng quỹ bảo toàn VLĐ
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của
mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được lợi nhuận tối đa các
doanh nghiệp phải vận dụng một số phương pháp sau:
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

10

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

-Tính vào chi phí SX-KD theo tỷ lệ tương đương tỷ lệ lạm phát.
-Nâng cao công suất khai thác và sử dụng các loại VLĐ.
-Nâng cao năng lực quản trị tài chính DN của cán bộ quản lý và cán bộ Tài

chính – Kế toán.
-Giảm chi phí quản lý để giá thành và giá bán không cao hơn chu kì sản xuất
trước.
1.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ và một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng
VLĐ trong các doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ
Hiệu quả sử dụng VLĐ là tập hợp các tiêu chí rõ ràng khả năng quản trị,
khai thác và sử dụng các loại VLĐ trong một chu kỳ sản xuất, được đánh giá
bằng sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở vốn được bảo toàn của
DN, so với chu kỳ SX-KD trước.
1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu
sau:
• Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích.
Hay phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lưu động vận động
nhanh, đây là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.
• Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần thì

phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Đây là căn cứ để đầu tư vào vốn lưu động
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

11

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

sao cho thích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu
càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
• Thời gian của một vòng quay vốn lưu động:
Thời gian kỳ phân tích
Thời gian của vòng quay vốn lưu động =

Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà vốn lưu động quay
dược một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ vốn lưu động vận động càng
nhanh, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiệp.
• Số vòng quay hàng tồn kho:
Doanh thu thuần
Số vòng quay hàng tồn kho =

Giá trị hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được

bao nhiêu vòng. Hay phản ánh một đồng hàng tồn kho bình quân trong kỳ sẽ
tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ
hàng tồn kho vận động không ngừng, đây là nhân tố làm tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận trong doanh nghiệp.
• Mức sinh lời vốn lưu động:
Lợi nhuận thuần
Mức sinh lời vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VLĐ tham gia và hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này
càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại.
• Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình
=
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

Số dư bình quân các khoản phải thu
Mức tiền hàng bán chịu bình quân ngày
12

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Chỉ tiêu phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà doanh nghiệp thu được tiền

về kể từ khi bán hàng hóa dịch vụ đi. Chỉ tiêu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi
tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này càng dài
chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng chậm, vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.
 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.
• Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời

Giá trị tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
=

hạn hiện thời

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn thành tiền để đảm bảo trả được các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Chỉ tiêu
này càng cao(

chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ khả

năng chuyển đối thành tiền để trả nợ ngắn hạn, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá
cao có thể dẫn đễn doanh nghiệp bị ứ đọng tài sản. Chỉ tiêu này thấp (<1) chứng
tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn.
• Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh
Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn nhanh

=


Giá trị tài sản ngắn hạn – Giá tri hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền sau
khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Chỉ tiêu
này càng cao (

0,75) chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ khả

năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn sau khi đã trừ đi giá trị hàng tồn
kho, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này cao quá thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng tài sản.
Chỉ tiêu này càng thấp (<0,75) chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi
hàng tồn kho sẽ không đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn, nếu kéo dài sẽ
dẫn tới rủi ro về tài chính.
• Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tức thời
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

13

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
Tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn tức thời


=

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng các khoản tiền và tương đương
tiền để trả nợ các khoản nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao
(

0,5) chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn.

Ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp (<0,5) chứng tỏ lượng tiền trong doanh nghiệp
quá thấp không đủ để trả các khoản nợ ngắn hạn.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều
nhân tố khác nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính nhà quản trị
tài chính doanh nghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng
đến vấn đề cần giải quyết từ đó mới đưa ra các biện pháp thích hợp
Cũng như vậy, trước khi đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động chúng ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn lưu động. Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 góc độ nghiên cứu:
1.2.3.1.Các nhân tố khách quan:
- Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh: đặc điểm của hoạt động sản xuất
kinh doanh của từng doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử
dụng vốn lưu động. Doanh làm nhiệm vụ sản xuất khác doanh nghiệp làm nhiệm
vụ lưu thông, doanh nghiệp có tính chất thời vụ thì hiệu quả sửa dụng vốn khác
với doanh nghiệp không mang tính thời vụ.
- Lạm phát: Lạm phát là quá trình đồng tiền bị mất giá theo thời gian, nó luôn
xuất hiện thường trực trong mọi nền kinh tế, trong mọi thời kỳ phát triển của xã
hội, do đó nó sẽ ảnh hưởng tới giá trị vốn lưu động trong kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có được sự bổ sung thích hợp thì nó sẽ làm

cho vốn lưu động bị giảm sút theo tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.
- Rủi ro trong sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, quán
trình sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro bất chắc. Vì vậy, nếu
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

14

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

doanh nghiệp không có những kế hoạch và biện pháp phù hợp thì có thể dẫn tới
sự suy giảm của vốn lưu động, thậm chí dẫn tới phá sản.

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

15

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.2.3.2.Các nhân tố chủ quan:

- Nhân tố con người: Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi các doanh nghiệp phải cạn tranh
nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là nhân tố
quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh. Đối với các nhà lãnh đạo thì trình
độ quản lý, khả năng chuyên môn của họ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lới
nhuận tối ưu. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm trong lao động cũng như khả
năng thích ứng với yêu cầu thị trường của cán bộ công nhân viên sẽ góp phần
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho
doanh nghiệp.
- Trình độ và khả năng quản lý: Trong nền kinh tế thị trường, trình độ và khả
năng quản lý giữ một vai trò quan trọng , có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý doanh nghiệp còn non kém sẽ
dẫn tới việc thất thoát vật tư, hàng hóa, sử dụng lãng phí tài sản lưu động, hiệu
quả sử dụng vốn lưu động thấp.
- Việc xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh: Các chiến lược và phương
án kinh doanh phải được xác định trên cơ sở tiếp cận thị trường cũng như phải
có sự phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. Đây là một trong
nhưng nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp
Ngoài các nhân tố trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn chịu ảnh hưởng
của một số nhân tố khác như : lỗ tích lũy, việc trích lập quỹ dự phòng … các
nhân tố này tác động đến lợi nhuận do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp.

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

16

Mã SV: 11D03820



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh
nghiệp.
1.3.1.Tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm và giảm giá bán, tăng khả
năng cạnh tranh của DN trên thị trường.
Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán dựa trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm
một phần lợi nhuận, chính vì vậy vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong
việc tính giá cả hàng hóa bán ra. Từ đó việc sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng
trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn lưu động một
cách hợp lý, có tiết kiệm sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm và
giảm giá bán, tăng khả năng cạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.3.2.Góp phần tăng lợi nhuận của DN.
Khi doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp cho
doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển sản xuất, cùng với việc giảm giá thành sản
phẩm và giảm giá bán, sẽ có nhiều hơn nữa các mặt hàng với chất lượng tốt
được đưa ra thị trường với giá cả hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Từ đó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ đạt tới mục
đích duy nhất đó là tăng lợi nhuận.
1.3.3. Tăng tích lũy cho DN và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao
động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn có tác động không nhỏ đến
mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động, nhiều sản phẩm hàng hóa với chất lượng tốt xuất

hiện trên thị trường, từ đó lợi nhuận tăng, kéo theo tích lũy của doanh nghiệp
tăng, đồng nghĩa với đó doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện
tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. Như vậy, doanh nghiệp không chỉ
mang lại lợi ích cho chính mình mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội.

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

17

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – XÂY DỰNG HÀ NỘI (HANCIC)
TRONG THỜI GIAN 2012 – 2014
2.1. Một số nét khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng Hà Nội
(HANCIC)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội được thành lập theo Quyết
định 2341QĐ-UB của UBND TP Hà nội ký ngày 18/5/2006 chuyển đổi từ
DNNN thành lập theo QĐ 1893/ QĐ - UB ngày 16/5/1997 của UBND TP Hà
Nội, trên cơ sở sáp nhập hai Công ty: Công ty Vật liệu và Xây dựng Hà Nội và
Công ty Xây lắp điện Hà Nội. Công ty được UBND TP Hà Nội xếp hạng doanh
nghiệp hạng 1 theo Quyết định số 4089/QĐ-UB ngày 16/8/2000.
Sau khi sáp nhập, Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội đã biết phát huy thế
và lực mới để tổ chức SXKD. Công ty tiếp tục đầu tư trang thiết bị thi công và

tuyển dụng thêm lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật năng động và đội ngũ công
nhân kỹ thuật giỏi nghề, thạo việc, tạo đà chủ động cho Công ty khẳng định thị
trường bằng nghề truyền thống xây lắp điện, mở rộng kinh doanh, chuẩn bị mặt
bằng xây dựng, xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thực
hiện được những nhiệm vụ có qui mô lớn và yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, mỹ
thuật công trình, cũng như tiến độ thi công ngặt nghèo và đặc biệt lĩnh vực tư
vấn đầu tư xây dựng như lập Dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng..vv...
Qua thực tế sản xuất kinh doanh Công ty đã mở các Chi nhánh Công ty tại
Hà Tĩnh, Hưng Yên,Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện
Công ty tại Viên Chăn và Đặc khu XaySổmBun – CHDCND Lào.
Ngày 18/5/2006 Công ty chuyển đổi từ DNNN sang công ty cổ phần theo
Quyết định số 2341/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội.

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

18

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Trích: sơ đồ bộ máy quản lí công ty CP Đầu tư – Xây dựng Hà Nội)
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban


Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

19

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

-Đại hội đồng cổ đông: cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty,
quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động
của Công ty
-Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
-Ban kiểm soát: giống như các cơ quan tư pháp, nhằm giúp các cổ đông kiểm
soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty.
-Ban Tổng giám đốc: người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
-Công ty con,công ty liên kết: chịu sự kiểm soát việc điều hành và các hoạt động
từ Hội đồng quản trị.
-Phòng Hành chính - Quản trị: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty
trong các lĩnh vực công tác: văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, quản lý đất đai,
quản lý tài sản, an ninh bảo vệ, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai và
vệ sinh môi trường trụ sở cơ quan Công ty và các công tác khác có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ được Lãnh đạo Công ty giao.
-Phòng Phát triển Dự án: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong các

lĩnh vực: Tìm kiếm, khai thác các dự án mới, thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư
dự án, tổng hợp theo dõi các dự án do Công ty làm chủ đầu tư, các dự án hợp tác
đầu tư, liên doanh, liên kết.
-Phòng Thẩm định: Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc tổ chức thẩm
định các dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng
công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán tổng dự toán.
Thẩm định các phương án kinh doanh, quyết toán xây dựng công trình, quyết
toán vốn đầu tư theo thẩm quyền.
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

20

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

-Phòng Quản lý Xây lắp: Thực hiện chức năng quản lý, tham mưu cho Hội đồng
quản trị, Ban Tổng giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: dự thầu, tổ chức đấu
thầu và giao việc, công tác kỹ thuật, chất lượng, khối lượng và an toàn lao động,
về hợp đồng kinh tế, quản lý đầu tư, khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị, dây
chuyền công nghệ.
-Phòng Tài chính - Kế toán: tổ chức, quản lí, giám sát bằng tiền toàn bộ tài sản
của đơn vị, tổ chức công tác kế toán, chấp hành chính sách, chế độ quản lí tài
chính.
-Phòng Kinh tế - Kế hoạch: xây dựng thực hiện kế hoạch, chiến lược sản xuất
kinh doanh, quản lí kinh tế xây dựng.
-Phòng Tổ chức - Lao động: xây dựng, sắp xếp cơ cấu tổ chức lực lượng, nâng

cao chất lượng, kỷ luật lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao
động.
-Ban Trợ lý - Thư ký: tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Ban Tổng Giám đốc
Công ty trong các mặt quản lý, điều hành trong văn phòng, thực hiện các công
việc liến quan đến giấy tờ, các công việc tạp vụ hành chính, sắp xếp hồ sơ, soạn
thảo văn bản, tiếp khách, lên lịch trình, tổ chức cuộc họp, hội nghị, lên kế hoạch
cho giám đốc.
-Ban Quản lý Dự án: Tham mưu lãnh đạo công ty về công tác đền bù giải phóng
mặt bằng. Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Tham mưu giúp
Lãnh đạo Công ty tổ chức thực hiện và quản lý các dự án trên công trường sau
khi tiếp nhận hồ sơ thực hiện đầu tư các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
-Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
-Làm tư vấn cho các chủ đầu tư trong nước, nước ngoài về lĩnh vực lập và tổ
chức thực hiện dự án, lĩnh vực đất đai xây dựng và giải phóng mặt bằng

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

21

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

-Thi công, xây lắp điện bao gồm: Đường dây và trạm biến áp đến 110KV; đường
cáp ngầm có điện áp đến 110KV; trạm biến áp có dung lượng đến 2500KVA; tổ
máy phát điện đến 2000KA, trạm thủ điện đến 10MW; các công trình điện chiếu

sáng, điện động lực phục vụ cho công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi
-Thi công, xây lắp công trình bao gồm: Công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ
lợi, giao thông; Công trình thể dục thể thao, vui chơi giải trí và các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị; Xây dựng cầu, hầm, nút giao thông khác cốt công trình giao
thông đường bộ; Xây lắp các trạm, bồn chứa, đường ống và thiết bị gas, xăng
dầu: Nạo vét, đào kênh mương, sông, mở luồng cảng, sông biển; Lặn khảo sát,
thăm dò, hàn cắt kim loại dưới nước, cắt phá trục vớt phế thải lòng sông biển
-Tư vấn, thiết kế: Thiết kế điện chiếu sáng đô thị và nông thôn, hệ thống đèn tín
hiệu giao thông; Thiết kế cấp cơ điện: đối với công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp. Thiết kế cơ điện: đối với công trình xây dựng và công trình điện
năng; Thiết kế công trình điện năng: đường dây và trạm biến áp; Thiết kế đường
dây và trạm biến áp đến 35KV: đối với công trình điện năng; Thiết kế điện sinh
hoạt, điện xí nghiệp: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công
trình cấp thoát nước; Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp. Thiết
kế tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp, công trình văn hoá; Giám sát thi công xây dựng và hoàn
thiện: đối với công trình dân dụng và công nghiệp
-Kinh doanh môi giới bất động sản, cho thuê nhà và đất công nghiệp
-Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, làm đại lý vật tư, thiết bị xây dựng và
trang thiết bị nội, ngoại thất
-Sản xuất, lắp đặt tủ bảng điện tiêu dùng, điều khiển, phân phối, bảo vệ, đo
lương điện: vật liệu, phụ kiện phục vụ lắp điện
-Kinh doanh, mở đại lý ký gửi vật tư, thiết bị điện, cơ khí

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

22

Mã SV: 11D03820



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.1.4. Kết quả Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp.
Bảng 1: Kết quả sản xuất – kinh doanh tổng hợp
Đơn vị: triệu đồng
Năm

STT

2012

2013

2014

Tiêu chí

So sánh
2013/2012

So sánh
2014/2013

+/-

%


+/-

%

1

Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

512.986

370.881

511.203

(142.105)

(27,7)

140.332

37,83

2

Các khoản giảm trừ doanh
thu

-


-

-

-

-

-

-

3

Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(=(1)-(2))

512.986

370.881

511.203

(142.105)

(27,7)

140.332


37,83

4

Giá vốn hàng bán

360.127

212.346

351.765

(147.781) (41,04) 139.419

65,66

5

Lợi nhuận gộp (=(3)-(4))

152.859

158.535

159.438

5.676

3,71


903

0,57

6

Doanh thu hoạt động tài
chính

133

97

91

(36)

(27,07)

(6)

(6,19)

7

Chi phí tài chính

4.370

-


-

(4370)

-

-

-

8

Chi phí bán hàng

-

-

-

-

-

-

-

9


Chi phí quản lý DN

146.239

154.607

151.973

8.368

1,06

(2.634)

(1,7)

2.383

4.025

7.556

1.642

68,9

3.531

87,73


298

-

-

(298)

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

298


-

-

(298)

-

-

-

2.681

4.025

7.556

1344

50,13

3.531

87,72

940

1.631


2.897

691

173,51

1266

77,62

-

-

-

-

-

-

-

1.741

2.394

4.659


653

37,50

2.265

94,61

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
(=((5)+(6))-((7)+(8)+(9)))

11

Thu nhập khác

12

Chi phí khác

13

Lợi nhuận khác
(=(11)-(12))
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế TNDN
(=(10)+(13))

Chi phí thuế TNDN hiện
hành
Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
Lợi nhuận sau thuế
TNDN(=(14)-(15))

14
15
16
17

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư-Xây dựng Hà Nội)
Nhận xét:

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

23

Mã SV: 11D03820


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Qua Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta thấy doanh thu
cho đến năm 2014 đã tăng lên so với 2013 là 140.332trđ tương ứng với tỉ lệ
37,83%. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng, năm 2012 là 1.741trđ, năm 2013 là
2.394trđ đến năm 2014 là 4.659trđ, so với năm 2013 tăng 2.265trđ tương ứng

với tỉ lệ 194,61%. Như vậy là công ty đã có thêm nguồn vốn để đầu tư mua sắm
thiết bị máy móc và nâng cao đời sống cho công nhân viên cho công ty.
Giá vốn hàng bán của công ty ở năm 2013 là thấp nhất nhưng đến năm
2014 nó lại tăng hơn so với năm 2013 là 139.419trđ tương ứng với tỉ lệ là
65,66%. Nguyên nhân của việc giá vốn hàng bán tăng nhiều là do năm 2014 giá
vật liệu tăng. Doanh thu thuần của năm 2013 so với năm 2012 giảm tương ứng
với tỉ lệ là 27,7%, nhưng năm 2014 so với năm 2013 lại tăng lên 37,83%,
nguyên nhân là do công ty làm tốt công tác tiếp thị đấu thầu làm tăng số lượng
công trình trúng thầu và mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời công ty tận
dụng tối đa mọi nguồn lực tập trung thi công những công trình có giá trị lớn.
Cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là khá tốt. Cả 3 năm công ty đều
không có khoản giảm trừ cũng chính là do các công trình mà công ty nhận đều
đảm bảo uy tín, chất lượng, thi công đúng tiến độ.
Chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm chủ yếu năm 2012 là 146.239trđ đến
năm 2013 tăng lên là 154.607trđ tương ứng với mức tăng 8.368trđ ( tương ứng
1,06%), đến năm 2014 giảm nhẹ xuống 151.973Trđ tương ứng với mức giảm là
2.634trđ ( tương ứng 1,7%). Cho thấy sự biến động nhẹ nhưng không làm ảnh
hưởng đến doanh nghiệp. Việc quản lí tốt chi phí doanh nghiệp rất có lợi cho
doanh nghiệp vì khi đó doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao hơn tạo điều kiện để
doanh nghiệp mở rộng qui mô.
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây
dựng Hà Nội
2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty
2.2.1.1.Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

24

Mã SV: 11D03820



Luận văn tốt nghiệp

Đỗ Thanh Ngọc_TC16.05

Khoa Tài Chính

25

Mã SV: 11D03820


×