Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng thương mại và thiết bị công nghiệp việt thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.24 KB, 37 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính
LỜI NÓI ĐẦU

Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong nền kinh tế thị trường,
vốn có ý nghĩa quyết định các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.
Do đó, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải huy động vốn đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhằm mục
đích tối đa hóa lợi nhuận.
Vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn cố định và vốn lưu động. Khác với
vốn cố định là số vốn ứng trước để hình thành nên tài sản cố định thì vốn lưu động
lại là lại vốn linh hoạt. Sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường tuy là hệ quả của nhiều yếu tố xong phải thừa nhận đến vai trò to lớn của
vốn lưu động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, qua nghiên cứu tìm hiểu thực tế
và trong quá trình thực tập cùng sự hướng dẫn của cô giáo TH.S Nguyễn Thị Mỹ
và các cán bộ nhân viên trong Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Thiết bị
Công nghiệp Việt Thành. Em đã quyết định chọn đề tài:” Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Xây dựng Thương mại
và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành” làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tồng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH
Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành.
Do thời gian và trình độ thực tiễn còn nhiều hạn chế nên luận văn của em
không thể tránh đươc những sai sót. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S


Nguyễn Thị Mỹ cùng các anh chị phòng Tài chinh- Kế toán của Công ty TNHH
Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành đã tận tình và tạo điều
kiện giúp đỡ cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Lê Hoàng

1

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Những nội dung cơ bản về vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
bất kỳ 1 doanh nghiệp nào cũng cần phải ứng ra một lượng vốn kinh doanh nhất
định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Vốn là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản suất kinh doanh
nhằm mục đính sinh lời.
Trong đó, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng ra để hình
thành nên các tại sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục.
1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào giá trị sản phẩm và được

hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất vốn kinh doanh VLĐ không ngừng vận động qua
các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá
trình này diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá
trình tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh,
VLĐ lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tề ban đầu chuyển sang
hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình
thái vốn tiền tệ. Tương ứng với chu kỳ kình doanh thì VLĐ cũng hoàn thành một
vòng chu chuyển.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục
không ngừng, nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có
tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.

SV: Lê Hoàng

2

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý và sử dụng VLĐ hiệu quả người ta phải phân loại VLĐ. Có
nhiều cách phân loại, mỗi loại có những tác dụng riêng nhưng đều giúp cho nhà
quản lý nắm bắt và đánh giá tình hình sử dụng VLĐ từ đó có những quyết định
quản trị tốt VLĐ.

1.1.2.1. Căn cứ theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế …
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các giá trị sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước…
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng
tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…
Qua cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của VLĐ trong từng
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó đề ra những biện pháp tổ chức quản
lý và sử dụng VLĐ hợp lý sao cho có hiệu quả cao nhất.
1.1.2.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Vốn vật tư hàng hóa: bao gồm nguyên vật liệu chung, vật liệu phụ, sản phẩm
dở dang, chi phí chờ phân bổ, vốn thành phẩm.
Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng và phải thu nội bộ…
Cách phân loại này cho giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức tồn kho dự trữ
và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp có thể tìm
ra biện pháp phát huy các chức năng của các thành phần VLĐ, từ đó xác định nhu
cầu VLĐ
1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn huy động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh.
Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, khằng định mức độ tự chủ về tài chính của
doanh nghiệp.
SV: Lê Hoàng

3

MSV: 11A02888N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

+ Nợ phải trả: là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải
trả người bán, Nhà nước, trả cho người lao động trong doanh nghiệp
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình
thành từ nguồn vốn nội sinh hay nguồn vốn ngoại sinh. Từ đó có các quyết định
trong huy động, quản lý và sử dụng VLĐ một cách hợp lý, đảm bảo an toàn tài
chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động
VLĐ là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách
khác VLĐ là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. VLĐ đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục.
VLĐ còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu
thụ của doanh nghiệp.
VLĐ phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị
trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc huy động và sử dụng vốn nên khi
muốn mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn
nhất định để đầu tư. VLĐ cũng giúp cho doanh nghiệp tận dụng được thời cơ kinh
doanh và tạo thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm, VLĐ là bộ
phận chủ yếu cấu thành nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giá cả của
hàng hóa bán ra được tính toán dựa trên cơ sở bù đắp được chi phí sản xuất cộng
thêm một phần lợi nhuận. Do đó, VLĐ đóng vai trò quyết định trong việc tính toán
giá cả hàng hóa bán ra.
1.1.4. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ
1.1.4.1. Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ

Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch là
phương pháp căn cứ trên những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới số vốn lưu động cần
có để tính toán.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vốn lưu động ít hay nhiều là:
SV: Lê Hoàng

4

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

- Mức dự trữ vật tư hàng hóa
- Các khoản công nợ phải thu( vốn bị chiếm dụng tạm thời)
- Các khoản công nợ phải trả
Như vậy nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch được tính như sau:
Nhu cầu vốn lưu động( theo phương pháp trực tiếp)= Mức dự trữ vật tư hàng
hóa( tồn kho) cần thiết+ Nợ phải thu – Nợ phải trả
(Nếu có nhu cầu vốn bằng tiền để dự trữ thương xuyên, để đầu tư chứng khoán
ngắn hạn cần cộng cả yếu tố này).
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch thích
hợp với các doanh nghiệp hoạt đông ổn định, các hợp đồng cung cấp, tiêu thụ xác
định rõ thời hạn mua bán, các định mức kinh tế- kỹ thuật đã xác định.
1.1.4.2. Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ
Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm thực tế của năm trước để xác định
nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
Có 2 trường hợp áp dụng:

- Trường hợp đơn giản: là trường hợp dựa vào 2 yếu tố doanh thu thuần năm kế
hoạch và tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần thực tế năm trước để tính
Ví dụ: Các năm trước tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần là 40%. Dự
kiến năm kế hoạch doanh thu thuần là 3 tỷ đồng thì:
Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch= 3.000 tr.đ

x

40%= 1.200 tr.đ

- Trường hợp điều chỉnh: là trường hợp xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế
hoạch dựa vào tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước để điều chỉnh
cho nhu cầu năm kế hoạch. Theo cách này cần tính toán 3 bước sau:
+Bước 1: Xác định số dư bình quân các loại vốn lưu động năm trước để tham khảo
+Bước 2: Tính tỷ lệ các khoản vốn lưu động bình quân và tỷ lệ vốn lưu động so
với doanh thu thuần năm trước
+Bước 3: Tính nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch:
VIC= M1 x (Td ± Tt)
- VIC là nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
SV: Lê Hoàng

5

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính


- M1 là doanh thu thuần năm kế hoạch
- Td là tỷ lệ tăng nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước
- Tt là tỷ lệ tăng(+) hay giảm(-) nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có thể hiểu là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp,
đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa với số lượng vốn lưu động sử dụng và chi phí
bỏ ra là thấp nhất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng các
biện pháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác triệt để khả năng vốn có để có thể
mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Trước đây, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà
nước bao cấp vốn hoặc cho vay lãi suất ưu đãi, bao cấp về giá, sản xuất kinh doanh
theo chỉ tiêu pháp lệnh… Do đó, công tác quản lý sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp quốc doanh không được quan tâm đúng mức, vai trò của vốn bị xem nhẹ, vì
vậy hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không còn được bao
cấp về vốn phải tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, tổ chức sử dụng
vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế này đòi hỏi các nhà quản lý tài chính
doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp
* Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ giúp doanh nghiệp hạ thấp được
chi phí sử dụng vốn, chi phí sản xuất kinh doanh. Quá trình chuyển hóa các hình
thái của VLĐ diễn ra càng nhịp nhàng ăn khớp, đồng bộ với nhau thì việc luân
chuyển vốn càng nhanh, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, góp phần hạ giá thành sản
SV: Lê Hoàng


6

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Xuất phát từ vai trò, vị trí của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
VLĐ có vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện vật chất không thể thiếu được
trong quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, VLĐ đảm bảo
cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục từ khâu mua sắm vật tư đến khâu
tiêu thụ sản phẩm, đồng thời VLĐ cũng chính là vốn luân chuyển giúp doanh nghiệp sử
dụng máy móc, thiết bị lao động để tiến hành sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Vòng quay vốn lưu động
Việc sử dụng VLĐ đạt kết quả cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ
luân chuyển vốn nhanh hay chậm. Tốc độ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử
dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Số vòng quay vốn lưu động =
* Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Phản ánh thời gian để thực hiện 1 vòng quay VLĐ. Kỳ luân chuyển càng dài,
chứng tỏ vòng quay VLĐ càng chậm.
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển vốn lưu động


=

Số vòng quay VLĐ

*Mức tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) vốn lưu động : Chỉ tiêu này cho ta biết
do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ trong kỳ, doanh nghiệp đã tiết kiệm
hay lãng phí bao nhiêu đồng.
Mức tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) VLĐ =

x (K1 – K0)

Trong đó :
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ ( chính là DTT trong kỳ)
K1, K0 : Lần lượt là kỳ luân chuyển vốn ở kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo
Nếu K1 > K0: Lãng phí vốn
Nếu K1< K0: Tiết kiệm vốn
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng
SV: Lê Hoàng

7

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

VLĐ. hệ số này càng nhỏ và càng giảm so với kỳ trước thì càng tốt vì khi đó tỷ

suất lợi nhuận của một đồng VLĐ sẽ tăng lên.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
* Vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh tốc độ quay vòng của vốn vật tư hàng hóa.
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của doanh
nghiệp và được xác định bằng công thức sau:
Vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của
ngành kinh doanh.
* Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để
thực hiện một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
* Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt
của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu
nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào các khoản phải thu, như
vậy doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
*Kỳ thu tiền trung bình
360
Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản
phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Kỳ thu tiền trung bình
cao hay thấp trong nhiều trường hợp ta chưa thể đưa ra kết luận rằng Công ty sử
dụng TSLĐ có hiệu quả hay không, mà còn phải xem xét đến các mục tiêu và
chính sách của doanh nghiệp như: Mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín
dụng…
* Hệ số khả năng thanh toán tức thời ( Hệ số vốn bằng tiền)

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán đáp ứng ngay các nhu cầu thanh
SV: Lê Hoàng

8

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

toán đến hạn của doanh nghiệp. Được xác định theo công thức:
Vốn bằng tiền (tiền + các khoản tương đương tiền)
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
*Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong ngắn
hạn nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán dưới năm của các khoản tài
sản lưu động trong doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp có tài sản lưu động đảm bảo .
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
- Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoản phải thu, nghĩa
là các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp.
Giá trị tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
* Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số
sinh lời vốn càng cao chứng tỏ càng có hiệu quả sử dụng VLĐ
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời VLĐ

=

VLĐ bình quân

x

100

Trên đây là những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu
động. Khi sử dụng các chỉ tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức thận
trọng. Là những chỉ tiêu tổng hợp, bản thõn mỗi chỉ tiêu cũng còn những hạn chế
nhất định, đồng thời còn tính chất phức tạp trong việc tính toán. Do vậy việc xác
định đúng đắn các chỉ tiêu, biết lựa chọn các chỉ tiêu bổ sung cho nhau để đánh giá
hoạt động sản xuất kinh doanh có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phấn
đấu nhằm cải tiến việc sử dụng vốn lưu động.

SV: Lê Hoàng

9

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp


Khoa tài chính

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp
Nhóm nhân tố khách quan: Là những nhân tố do bên ngoài tác động vào,
không nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể
thay đổi chúng mà chỉ có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình thích nghi với nhân
tố khách quan như: lạm phát, biến động cung cầu hàng hóa, mức độ cạnh tranh trên
thị trường, biến động tài chính vĩ mô, rủi ro, thiên tai ... Các chính sách kinh tế tài
chính vĩ mô của nhà nước.
Nhóm nhân tố chủ quan: Là những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát
của doanh nghiệp, có thể điều chỉnh được theo hướng có lợi nhất cho hoạt động
của doanh nghiệp. Bao gồm: trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, trình
độ nhân lực, biện pháp quản lý VLĐ, kết quả kinh doanh của donh nghiệp..
- Lựa chọn phương án đầu tư: Phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, rủi ro gặp
phải và khả năng thu lợi của dự án. Nếu DN đầu tư sản xuất phù hợp với nhu cầu
thị trường , có tính cạnh tranh cao thì có khả năng tiêu thụ nhanh , tránh cho VLĐ
bị ứ đọng tăng vòng quay vốn và ngược lại .
- Điều kiện sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của các doanh nghiệp
sản xuất. Ví dụ: Nhà máy điện thì không có vốn thành phẩm, điện sản xuất ra
đến đâu tiêu thụ ngay đến đó không có sản phẩm tồn kho.
- Trình độ quản lý sản xuất, trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu VLĐ. Nếu trình độ quản lý của DN mà
yếu kém sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ , hiệu quả sử dụng vốn thấp .
- Tính chất ngành nghề và quy mô sản xuất lớn hay nhỏ tác động tới nhu cầu
vốn khác nhau nên cơ cấu VLĐ cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp. Do xác
định VLĐ thiếu tính chính xác dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản
xuất kinh doanh đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như hiệu quả sử dụng VLĐ của DN .


SV: Lê Hoàng

10

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ THIẾT BỊ
CÔNG NGHIỆP VIỆT THÀNH
2.1. Khái quát về công ty TNHH xây dựng thương mại và thiết bị công nghiệp
Việt Thành
2.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của công ty TNHH xây dựng thương
mại và thiết bị công nghiệp Việt Thành
• Tên công ty: Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp
Việt Thành
• Trụ sở chính: Số 1 ngõ 132 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, TP Hà Nội
• Thư điện tử:
• Giám đốc: Đỗ Huy Khiêm
Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành
được thành lập bởi ba thành viên sáng lập có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh các thiết bị công nghiệp và xây dựng vào năm 2011theo đăng ký kinh doanh
0105995017. Từ khi được thành lập đến nay, cán bộ và công nhân viên của công ty
đã nỗ lực không ngừng để phát triển công ty. Công ty là nhà cung cấp uy tín các
mặt hàng: máy ủi, máy trộn bê tông, xe nâng và các loại máy móc khác… Tuy
trong những năm qua, công ty có lợi nhuận không cao nhưng doanh thu có xu

hướng tăng và mở rộng được thị trường khách hàng, tạo ra việc làm cho nhân viên.
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, công ty tiếp tục kinh doanh có lãi là kết quả đáng
được ghi nhận.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành
hoạt động trong các lĩnh vực chính:
- Mua bán các loại máy móc, thiết bị công nghiệp, xây dựng như: máy ủi, máy
trộn bê tông, xê nâng…
- Cho thuê các loại máy móc thiết bị công nghiệp trên
SV: Lê Hoàng

11

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

- Thiết kế và thi công các công trình xây dựng: nhà ở, trường học…
- Cung cấp dịch vụ tư vấn và giám sát các công trình xây dựng
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ mô hình tổ chức:

Phòng kế toán

Giám đốc

Phòng kinh doanh


Phòng Xây dựng

Bộ phận kế toán
tổng hợp

Bộ
phận
kế
toán
bán
hàng

Bộ
phận
kế
toán
xây
dựng

Bộ
phận
bán
hàng

Bộ
phận
chăm
sóc
KH


Bộ
phận
kỹ
thuật

Bộ
phận
thi
công

(Nguồn : Công ty Việt Thành)
• Giám đốc: Là người đứng dầu công ty, đại diện theo pháp luật của công ty và
điều hành toàn bộ các hoạt động tại công ty.
• Phòng Kế toán: gồm 2 bộ phận kế toán là kế toán bán hàng và kế toán xây
dựng. Hai bộ phận này phụ trách các hoạt động kế toán tài chính tại mảng kinh
doanh thiết bị công nghiệp và xây dựng. Bộ phận kế toán tổng hợp đóng vai trò
tổng hợp số liệu kế toán của hai bộ phận kế toán trên và lập các báo cáo theo
SV: Lê Hoàng

12

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

yêu cầu quản lý của công ty và theo yêu cầu của pháp luật. Phòng kế toán đóng

vai trò chính thu thập số liệu, ghi nhận hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và
giúp doanh nghiệp quản lý tài sản, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty hiệu
quả.
• Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động kinh
doanh các thiết bị công nghiệp của công ty, được chia làm 02 bộ phận chính: bộ
phận bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng. Bộ phận bán hàng chịu trách
nhiệm chính nghiên cứu thị trường, đánh giá nhu cầu của khách hàng, phát triển
bán hàng, đưa ra các chính sách kinh doanh. Bộ phận chăm sóc khách hàng đảm
nhận việc chăm sóc khách hàng sau mua như: nhận thông tin phản hồi của
khách hàng, giải đáp khách hàng những thông tin về hàng hóa, chính sách bảo
hành… mà khách hàng quan tâm. Đồng thời, bộ phận này cũng kết hợp với bộ
phận bán hàng để nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng.
• Phòng Xây dựng phụ trách mảng hoạt động xây dựng của công ty. Phòng được
chia làm 02 bộ phận: bộ phận Kỹ thuật và bộ phận Thi công. Bộ phận Kỹ thuật
phụ trách thiết kế kỹ thuật, kết hợp với bộ phận Kế toán xây dựng để lên dự
toán các công trình và giám sát kỹ thuật khi xây dựng các công trình. Bộ phận
Thi công chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý thi công, kết hợp với bộ phận
Kỹ thuật quản lý chất lượng công trình.

SV: Lê Hoàng

13

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính


2.2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2011- 2014
2.2.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và
Thiết bị Công nghiệp Việt Thành
BẢNG 2.1: CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT THÀNH
TRONG 3 NĂM 2012- 2014
(ĐVT: Trđ)
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2014

So sánh 2013/2012

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng

(%)

Chênh
lệch(+-)

374,372

100

417,123

100

489,588

100

30,427

230,981
143,391

61.7
38.3

302,260
114,863

72.46
27.54


363,536
126,052

74.25
25.75

374,372

100

417,123

100

489,588

259,364
227,517
31,847

69.28
87.72
12.28

325,974
301,347
24,627

78.15

92.45
7.55

115,008

30.72

91,149

21.85

Số tiền
A.Tổng
tài
sản
I. TSNH
II.TSDH
B.Tổng
nguồn vốn
I.Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
II.Vốn chủ sở
hữu

Năm 2013

Tỷ
lệ(%)


So
2014/2013

sánh

Chênh
lệch(+-)

Tỷ
lệ(%)

7.88

70,747

16.99

71,279
(28,528)

30.86
(19.9)

61,276
11,189

20.27
9.74

100


30,427

7.88

70,747

16,99

401,677
359,694
41,983

82.04
89.55
10.45

66,610
73,830
(7,220)

25.68
32.45
(22.67)

75,703
58,347
17,356

23.22

19.36
70.48

87,911

17.96

(23,859)

(20.75)

(3,238)

(3.55)

(Nguồn : báo cáo tài chính của công ty năm 2012 – 2014)

Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta nhận thấy:
+ Về tài sản: Quy mô tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng dần qua từng năm
từ 374,372 triệu đồng vào năm 2012 lên 417,123 triệu đồng năm 2013 và lên tới
489,588 triệu đồng năm 2014 cho thấy hoạt động kinh của công ty đang được mở
rộng, tình hình kinh doanh đang khá thuận lợi
Trong 3 năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản luôn lớn hơn 50% cho
thấy công ty có cơ cấu tài sản hợp lý. Đi sâu vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:
Tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng trong 3 năm cụ thể: năm 2013 so
với năm 2012 tăng 30,86% và năm 2013 so với năm 2014 tăng 20,27%. Nguyên
nhân là do các tiền và các khoản phải thu tăng mạnh như vậy có thể thấy công ty

SV: Lê Hoàng


14

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

đã nới lỏng các chinh sách tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng nhằm thắt chặt quan
hệ trong làm ăn
Tài sản dài hạn năm 2013 so với năm 2012 đã giảm 28,528 triệu đồng
(giảm 19.9%) do công ty đã thanh lý 1 sô máy móc và giảm bớt các khoản đầu tư
tài chính dài hạn. Đến năm 2014 khoản mục này lại tăng 11,189 triệu đồng(tăng
9.74%) so với năm 2013 điều này chứng tỏ công ty có xu hướng mở rộng đầu tư,
mua sắm xây dựng cơ sở vật chất, tăng quy mô kinh doanh.
*Về nguồn vốn: Qua bảng số liệu giai đoạn 2012-2014 ta thấy tổng nguồn vốn của
công ty có xu hướng tăng. Cụ thể nguồn vốn tăng 30,427 triệu đồng( tăng 7.88%)
từ 374,372 triệu đồng năm 2012 lên tới 417,123 năm 2013 và tiếp tục tăng 70,747
triệu đồng(tăng 16.99%) lên 489,588 triệu đồng năm 2014. Chiếm tỷ tọng chủ yếu
trong tổng nguồn vốn là nợ phải trả (hơn 50%) qua các năm và có xu hướng tăng
dần lên. Cụ thể nợ phải trả năm 2012 là 259364 triệu đồng(chiếm 69.28%) trong
tổng nguồn vốn, năm 2013 là 325,974 triệu đồng(chiếm 78,15%) và năm 2014 là
401,677 triệu đồng triệu đồng(chiếm 82.04%)
Xét về kết cấu ta thấy trong năm 2012 nợ phải trả chiếm 69.28%, vốn chủ sở
hữu chiếm 30.72%, năm 2013 nợ phải trả chiếm 78.15%, vốn chủ sở hữu chiếm
21.85% và năm 2014 nợ phải trả chiếm 82.04%, vốn chủ sở hữu chiếm 17.96%
trên tổng nguồn vốn. Ta thấy kết cấu như trên là bất hợp lý, nợ phải trả quá
cao( đặc biệt là nợ phải trả ngắn hạn) trong khi nguồn vốn chủ sở hữu không đủ
khả năng để đáp ứng việc trả nợ dẫn tới rủi ro trong việc thanh toán nợ cao, nếu

tiếp tục để tình trạng này gia tăng công ty sẽ mất khả năng thanh toán do vậy công
ty cần cân đối nguồn lực để giải quyết nợ ngắn hạn và tìm giải pháp khắc phục tình
trạng này. Qua đây ta thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty chưa được cao, có
nhiều dấu hiệu rủi ro tài chính.

SV: Lê Hoàng

15

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng
Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ THIẾT VỊ CÔNG
NGHIỆP VIỆT THÀNH
(ĐVT: Trđ)
Chỉ tiêu

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ
3.Doanh thu thuần(3=1-2)
4.Giá vốn hàng bán
5.Lãi gộp(5=3-4)

6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí hoạt động tài chính
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lợi nhuận thuần từ
hđkd(10=5+6-7-8-9)
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác(13=11-12)
14.Tổng lợi nhuận trước
thuế(14=10+13)
15.Thuế thu nhập doanh nghiệp
16.Lợi nhuận sau thuế(16=14-15)

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1,115,637
518
1,115,119
1,055,942
59,177
9,308
17,419

29,674
17,528

995,287
0
995,287
930,309
64,978
6,376
23,410
25,081
19,849

3,864
593
199
394
4,258
1,065
3,194

So sánh 2013/2012
Chênh
Tỷ lệ(%)
lệch(+-)

So sánh 2014/2013
Chênh
Tỷ lệ(%)
lệch(+-)


1,298,902
216
1,298,686
1,224,364
74,322
6,153
31,613
28,443
19,170

(120,350)
(518)
(119,832)
(125,633)
5,801
(2,932)
5,991
(4,593)
2,321

(10.79)
(100)
(10.75)
(11.90)
9.80
(31.50)
34.39
(15.48)
13.24


303,615
216
303,399
294,055
9,344
(223)
8,203
3,362
(679)

30.51
30.48
31.61
14.38
(3.50)
35.04
13.40
(3.42)

3,014
17,339
14,066
3,273

1,249
4,886
1,627
3,259


(850)
16,746
13,867
2,879

(22.00)
2,823.95
6,968.34
730.71

(1,765)
(12,453)
(12,439)
(14)

(58.56)
(71.82)
(88.43)
(0.43)

6,287
1,572
4,715

4,508
992
3,516

2,029
507

1,522

47.65
47.61
47.65

(1,779)
(580)
(1,199)

(28.30)
(36.90)
(25.43)

(Nguồn : báo cáo tài chính của công ty năm 2012 – 2014)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty đang có nhiều
bất ổn. Cụ thể là chỉ tiêu lợi nhuân sau thuế năm 2013 so với 2012 tăng 1,522 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 47.94% song năm 2014 so với 2013 lại giảm 1,199
triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 25.43%.
Đi sâu vào phân tích ta có thể thấy được doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ năm 2013 so với năm 2012 giảm 119,832 triệu đồng, tương ứng
tỷ lệ giảm 10.75%. Qua đây ta thấy công tác bán hàng của công ty trong năm 2013
đang gặp khó khăn, cần chú ý khai thác động viên trong thời gian tới. Song doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với năm 2013 tăng
SV: Lê Hoàng

16

MSV: 11A02888N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

303,399 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 30.48%. Do trong năm 2014 công ty đã
áp dụng một số chính sách khuyến khích việc bán hàng hóa như: áp dụng chính
sách cho khác hàng nợ, mở các chương trình khuyến mãi, quảng cáo… làm cho
hàng hóa được bán ra nhiều hơn nên doanh thu bán hàng của công ty năm 2014
tăng thêm so với năm 2013
Giá vốn hàng bán năm 2013 giảm so với năm 2012 là 125,633 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ giảm là 11.9%. Do doanh thu bán hàng giảm trong khi giá vốn
hàng bán là chi phí trực tiếp tăng trưởng thuân chiều với chiều tăng của doanh thu
nên giá vốn hàng bán giảm là đương nhiên. Giá vốn hàng bán trong năm 2014 tăng
khá cao so với năm 2013 là 294,055 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 31.61% với
tốc đọ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy công
ty nhâp máy móc với giá cao hơn năm ngoái điều này ảnh hưởng không tốt đến lợi
nhuận của công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm trong 3 năm cụ thể là năm
2012 tới năm 2013 giảm 2,932 triệu đồng (giảm 31.5%) và từ năm 2013 tới năm
2014 giảm 223 triệu đồng (giảm 3.5%) đây chủ yếu là các khoản tiền gửi ngân
hàng mà công ty nhận được định kỳ. Chi phí tài chính tăng liên tục trong 3 năm,
năm 2013 tăng so với năm 2012 là 5,991 triệu đồng(tăng 34.39%), năm 2014 tăng
so với năm 2013 là 8,203 triệu đồng( tăng 35.04%). Chủ yếu đây là các khoản lãi
vay phải trả cho ngân hàng nhưng với với tốc độ tăng như vậy có thể gây rủi ro tài
chính và ảnh hưởng tới lợi nhận của công ty.
Chi phí bán hàng năm 2013 giảm so với năm 2012 là 4,593 triệu đồng( giảm
15.48%) do trong năm 2013 công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ máy móc.
Chi phí bán hàng năm 2014 tăng 3,362 triệu đồng( tăng 13.4%) so với năm 2013
do năm qua công ty phải chi khá nhiều tiền vào các khoản môi giới để bán được

hàng. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất sự
phát sinh chi phí này nhằm tăng lợi nhuân của công ty.
Các khoản thu nhập khác và chi phí khác năm 2013 tăng lần lượt là 16,746
và 13,867 triệu đồng nó làm cho lợi nhuận hoạt động khác tăng tương ứng với số
SV: Lê Hoàng

17

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

tiền là 2,879 triệu đồng do công ty bán thanh lý một số máy móc đã quá cũ để thu
hồi sớm vốn cố định. Trong năm 2014 các khoản thu nhập khác và chi phí khác
giảm lần lượt là 12,453 và 12,439 triệu đồng nó làm cho lợi nhuận hoạt động khác
giảm 14 triệu đồng
2.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH
Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành
BẢNG 2.3: KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH XÂY
DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT THÀNH
Năm 2012

Chỉ tiêu

I.Tiền và các
khoản tương
đương tiền

1. Tiền mặt
tại quỹ
2. Tiền gửi
ngân hàng
II.Các khoản
phải thu ngắn
hạn
1. Phải thu
khách hàng
2. Trả trước
người bán
3. Các khoản
phải thu khác
III.Hàng tồn
kho
IV.Tài sản lưu
động khác
V. Tổng số
VLĐ

Năm 2013

Năm 2014

So sánh
2014/2013

So sánh 2013/2012

Số tiền


Tỷ
trọng(
%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng(
%)

Chênh
lệch(+-)

Tỷ
lệ(%)

Chênh
lệch(+-)

Tỷ
lệ(%)

7,812


3.38

32,145

10.63

66,773

18.37

24,333

311.48

34,628

107.72

195

2.50

1,102

3.43

1,105

1.65


907

465.13

3

0.27

7,617

97.50

31,043

96.57

65,668

98.35

23,426

307.55

34,625

111.54

88,853


38.47

109,822

36.33

156,642

43.09

20,969

23.6

46,820

42.63

70,965

79.87

84,941

77.34

137,722

87.92


13,976

19.69

52,781

62.14

4,164

4.69

24,673

22.47

18,054

11.53

20,509

492.53

(6,619)

(26.83)

13,724


15.45

208

0.19

866

0.55

(13,516)

(98.48)

658

316.35

117,285

50.78

153,413

50.76

127,176

34.98


36,128

30.8

(26,237)

(17.10)

17,031

7.37

6,880

2.28

12,945

3.56

(10,151)

(59.60)

6,065

88.15

230,981


100

302,260

100

363,536

100

71,279

30.86

61,276

20.27

(Nguồn : báo cáo tài chính của công ty năm 2012 – 2014)
2.3.1. Tình hình sử dụng và quản lý vốn bằng tiền
Trong quá trình sản xuất vốn kinh doanh vốn bằng tiền là loại vốn cần thiết,
không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý và tự chủ về
tài chính thì vốn bằng tiền càng có vị trí quan trọng
Qua bảng số liệu 2.3: Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty nhìn
chung tăng dần. Cụ thể tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh từ năm 2012
SV: Lê Hoàng

18


MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

là 7,812 triệu đồng lên 32,145 triệu đồng năm 2013 và năm 2014 là 66,773 triệu
đồng. Điều này thể hiện khả năng thanh toán của công ty cũng tăng theo, làm tăng
uy tín của Công ty với khách hàng .
2.3.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu
Trong 3 năm gần đây do công ty đã nới lỏng chính sách tìn dụng nhằm lôi
kéo khách hàng, thắt chặt mối quan hệ trong làm ăn nên các khoản phải thu đã tăng
mạnh.
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 88,853
triệu đồng con số này đã tăng lên 109,822 triệu đồng vào năm 2013 tương ứng với
mức tăng là 23.6% và năm 2014 là 156,642 triệu đồng tăng 42.63% so với năm
2013, điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty bị chiếm dụng khá nhiều.
Công ty chưa quản lý tốt công tác quản lý thu hồi nợ và thu hồi vốn cho quá trình
sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Khoản phải thu khách hàng năm 2013 là 84,941 triệu
đồng tăng 13,976 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,69%
và đến năm 2014 là 137,722 triệu đồng tăng 52,781 triệu đồng so với năm 2013,
tương ứng tỷ lệ tăng là 62.14% . Các khoản trả trước người bán năm 2013 so với
năm 2012 tăng 20,509 triệu đồng và đến năm 2014 lại giảm 6,619 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ giảm 26.83%. Các khoản phải thu khác năm 2013 giảm 13,516
triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 98,48% so với năm 2012, năm 2014 khoản này
tăng 658 triệu đồng so với năm 2013.
Để đánh giá tình hình quản lý khoản phải thu ta sử dụng hai chỉ tiêu đó là:
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình. Qua bảng 2.4( trang bên),
ta thấy vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2013 là 10.02 vòng giảm

4.21 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân là do DTT năm 2013 giảm 119,832 triệu
đồng và số dư bình quân các khoản phải thu lại tăng 20,969 triệu đồng so với năm
2012. Năm 2014 số vòng quay là 9.75 vòng giảm 0.27 vòng so với năm 2013. Mặc
dù trong năm 2014 DTT có tăng 303,399 triệu đồng so với năm 2013 nhưng các
khoản phải thu lại tăng quá cao( tăng 33,895 triệu đồng) Cho thấy Công ty vẫn có
tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn.
SV: Lê Hoàng

19

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

Việc quản lý các khoản phải thu khách hàng liên quan chặt chẽ tới công tác tiêu
thụ sản phẩm, từ đó tác động không nhỏ tới doanh thu bán hàng và lợi nhuận của
doanh nghiệp do vậy để đảm bảo hiệu quả sử dụng VLĐ tốt, Công ty cần có biện
pháp thích hợp để quản lý khoản phải thu, tránh tình trạng nợ khó đòi hoặc không
đòi được gây mất vốn của Công ty.
BẢNG 2.4: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN
BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY NĂM 2012- 2014
Chỉ tiêu

Đ.vị

BQ(360/3)


Năm

2013

2014

So sánh 2013/2012
Chênh

Tỷ
lệ(%)

So sánh
2014/2013
Chênh
Tỷ
lêch(+-) lệ(%)
303,399
30.48

995,287

1,298,686

lêch(+-)
(119,832)

Tr.đ

78,369


99,338

133,232

20,969

26.76

33,895

34.12

Vòng

14.23

10.02

9.75

(4.21)

(29.59)

(0.27)

(2.69)

Ngày


25

36

37

11

44

1

2.8

Tr.đ

2.Số dư BQ các

khoản phải thu(1/2)
4.Kỳ thu tiền

Năm

1,115,119

1.Doanh thu thuần
khoản phải thu
3.Vòng quay các


Năm 2012

(10.75)

(nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012- 2014)

2.2.3. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho
Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thưong đối với mỗi doanh nghiệp
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. đối với công ty TNHH Việt Thành thì việc
dự trũ hàng tồn kho cũng là một nhu cầu rất cần thiết vì công ty hoạt động trên lĩnh
vực kinh doanh thương mại và dịch vụ. Việc quản lý hàng tồn kho là rất quan trọng
không chỉ vì nó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị tài sản, mà nếu mức tồn kho hợp
lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị thiếu hàng hoá, sản phẩm để bán, đồng thời
còn sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm về vốn lưu động.
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, lượng hàng tồn kho của công ty trong 3 năm có
sự thay đổi khác nhau. Năm 2013 lượng hàng tồn kho tăng 36,128 triệu đồng so
với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng là 30.8%. Đến năm 2014 lượng hàng tồn
kho giảm 26,237 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng tỷ lệ giảm là 17.1%. Cho
thấy tình hình quản lý hàng tồn kho đang có chiều hướng tốt
SV: Lê Hoàng

20

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính


Để đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho, ta nhìn vào bản 2.5. Vòng quay
hàng tồn kho năm 2013 là 7.35 vòng giảm 2.15 vòng so với năm 2012. Nguyên
nhân là do doanh thu giảm và hàng tồn kho lại tăng cao hơn khiến vòng quay hàng
tồn kho giảm ở trong năm 2013. Đến năm 2014 số vòng quay hàng tồn kho là 9.26
vòng tăng 1.9 vòng so với năm 2013 do doanh thu biến động tăng và tốc độ tăng
nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho khiến vòng quay hàng tồn kho tăng ở
trong năm 2014
BẢNG 2.5 VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO VÀ KỲ LUÂN CHUYỂN
HÀNG TỒN KHO NĂM 2012- 2014
Chỉ tiêu

1.Doanh thu thuân
2.Hàng tồn kho bình
quân
3.Vòng quay hàng tồn
kho(1/2)
4.Kỳ luân chuyển hàng
tồn kho(360/3)

Đ.vị

Tr.đ
Tr.đ
Vòng
Ngày

Năm

Năm


2012

2013

Năm 2014

So sánh

So sánh
2014/2013

2013/2012
Chênh

Tỷ

Chênh

Tỷ

lêch(+-)

lệ(%)

lêch(+-)

lệ(%)

(10.75
)


303,399

1,115,119

995,287

1,298,686

(119,832)

117,285

135,349

140,295

18,064

4,946
15.4

9.51

7.35

9.26

(2.15)


1.90
(22.6)

38

49

39

11

28.95

(10)

(nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012- 2014)

2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH Xây dựng Thương mại và Thiết bị Công nghiệp Việt Thành
BẢNG 2.6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
SV: Lê Hoàng

21

MSV: 11A02888N

30.48
3.65
25.85
(20.4)



Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ
THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT THÀNH
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2012

Năm
2013

Năm 2014

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013

Chênh
lệch(+-)

Tỷ
lệ(%)

Chênh

lệch(+-)

Tỷ
lệ(%)

1.Tài sản ngắn hạn

Trđ

230,981

302,260

363,536

71,279

30.86

61,276

20.27

2.Vốn bằng tiền

Trđ

7,812

32,145


66,773

24,333

311.48

34,628

107.72

3.Hàng tồn kho

Trđ

117,285

153,413

127,176

36,128

30.80

(26,237)

(17.10)

4.Nợ phải trả ngăn

hạn

Trđ

227,517

301,347

359,694

73,830

32.45

58,347

19.36

5.Doanh thu thuần

Trđ

1,115,119

995,287

1,298,686

(119,832)


(10.75)

303,399

30.48

6.Lợi nhuận sau
thuế

Trđ

3,194

4,715

3,516

1,522

47.65

(1,199)

(25.43)

7.VLĐ bình quân

Trđ

209,606


266,621

332,898

57,015

27.20

66,278

24.86

8.Vòng quay VLĐ
(5/7)

Vòng

5.32

3.73

3.9

(1.59)

(29.83)

0.17


4.51

Ngày

67.7

96.5

92.3

28.8

42.63

(4.21)

(4.36)

Lần

0.19

0.27

0.26

0.08

42.52


(0.01)

(4.31)

%

0.015

0.018

0.011

0.003

20

(0.007)

(38.89)

Lần

1.02

1

1.01

(0.01)


(1.20)

0.01

0.76

Lần

0.5

0.49

0.66

(0.01)

(1.16)

0.16

33.04

Lần

0.03

0.11

0.19


0.07

210.67

0.08

74.03

9. Kỳ luân chuyển
VLĐ(360/8)
10.Hệ số đảm
nhiệm VLĐ(7/5)
11.Tỷ suất sinh lời
VLĐ(6/7)
11.Hệ số thanh toán
hiện thời(1/4)
12.Hệ số thanh toán
nhanh(1-3)/4
13.Hệ số thanh toán
tức thời(2/4)

(Nguồn : báo cáo tài chính của công ty năm 2012 – 2014)
* Số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết trong một năm tổng VLĐ được luân chuyển mấy vòng.
Trong lĩnh vực thi công xây dựng, vòng quay vốn lưu động phụ thuộc vào thời
gian thi công công trình, chỉ khi công trình được hoàn thành, bàn giao và đưa vào
sử dụng và khách hàng thanh toán, khi đó vốn lưu động mới hoàn thành một vòng
chu chuyển. Số vòng quay VLĐ năm 2012 là 5.32 vòng và chỉ tiêu này đã giảm
xuống 3.73 vòng vào năm 2013 với mức chênh lệch là 1.59 vòng. Cho thấy VLĐ
của công ty đang bị chiếm dụng khá nhiều. Song vào năm 2014 số vòng quay VLĐ

là 3.9 tăng 0.17 vòng so với năm 2013. Mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều nhưng điều
này chứng tỏ VLĐ của công ty ít bị chiếm dụng hơn cho thấy năng lực hoạt động
SV: Lê Hoàng

22

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

và sử dụng vốn của công ty đã được hoàn thiện và nâng cao hơn, là tiền đề cho
việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp nói chung.
* Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu ngày để vốn lưu động quay hết một
vòng. Số ngày càng nhỏ càng tốt vì như thế nghĩa là VLĐ luân chuyển được nhiều
lần trong một kỳ. Năm 2013 so với năm 2012, chu kỳ quay VLĐ tăng 28.8 ngày.
Năm 2014 so với năm 2013, chu kỳ quay VLĐ giảm 4.21 ngày. Mặc dù chu kỳ
quay đã giảm nhưng là không nhiều song cũng cho thấy công ty đang từng bước
cải thiện việc quản lý VLĐ
* Hệ số mức đảm nhiệm vốn lưu động
Mức đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để đạt được một đơn vị doanh thu
thuần, công ty cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng
nhỏ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Năm 2012 để đạt được 1 đồng doanh thu, Công ty phải bỏ ra 0.19 đồng
VLĐ, năm 2013 là 0.27 đồng VLĐ và năm 2014 là 0.26 đồng VLĐ. Ta thấy mức
chênh lệch qua 2 năm 2012- 2013 đã tăng 0.08 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 42.52%,
trong năm 2014 mặc dù có giảm nhưng không đang kể. Điều này cho thấy hiệu quả

sử dụng VLĐ của Công ty đang có xu hướng giảm.
* Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VLĐ bỏ vào hoạt động SXKD tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu
quả hoạt động SXKD của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng.
Nó là kết quả tổng hợp của 1 loạt chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động các bộ phận
cấu thành nên VLĐ
Năm 2013 tỷ suất sinh lời của Công ty có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể là năm
2012 nếu bỏ 1 đồng VLĐ vào sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được 0.015
đồng lợi nhuận, sang năm 2013 cứ 1 đồng VLĐ bỏ ra thì tạo được 0.018 đồng lợi
nhuận ứng với tỷ lệ tăng là 20%. Song vào năm 2014 chỉ tiêu này là 0.011 đồng,
giảm 0.007 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm là 38.89%. Điều này
SV: Lê Hoàng

23

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng giảm.
* Các hệ số khả năng thanh toán
Tình hình quản lý tài chính của Công ty mạnh hay yếu thể hiện trước hết ở
khả năng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh và
những nhà cung cấp tín dụng đều quan tâm đến khả năng thanh toán của Công ty
để có thể đánh giá và ra quyết định có hợp tác kinh doanh hoặc cho vay hay không.
Hệ số khả năng thanh toán được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

• Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có
thể chuyển đổi thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao có thể
đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của TSNH. Tuy nhiên
nếu hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy là doanh nghiệp đã đầu tư quá
nhiều cho TSNH, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả.
Ta thấy rằng khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong cả 3 năm đều
lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty có đủ khả năng để chuyển đổi
thành tiền để trả nợ ngắn hạn. Đây là điểm tích cực trong việc huy động vốn của
công ty và nâng cao hệ số tín nhiệm của công ty trên thị trường.
• Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của DN bằng việc chuyển đổi các TSNH không kể hàng tồn kho. Đây là
một đặc trưng tài chính quan trọng của công ty.
Hệ số này năm 2013 giảm 0.01 lần so với năm 2012, tuy năm 2014 có tăng hơn
so với năm 2013 0.16 lần nhưng chỉ tiêu này của công ty vẫn còn thấp(<0.75)
chứng tỏ toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn khi trừ đi hàng tồn kho trong công ty
không đủ khả năng trả được các khoản nợ ngắn hạn, nếu kéo dài sẽ xuất hiện dấu
hiệu rủi ro về tài chính.
• Hệ số khả năng thanh toán tức thời
SV: Lê Hoàng

24

MSV: 11A02888N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính


Hệ số khả năng thanh toán nhanh tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn
hạn bằng số tiền đang có của doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt
quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng đánh giá khắt khe khả
năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán một cách ngay lập tức tại một thời
điểm, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ nhưng liên quan trực tiếp
đến vốn bằng tiền của Công ty. Vốn bằng tiền của Công ty càng nhiều thì khả năng
thanh toán tức thời của Công ty càng cao. Vốn bằng tiền của Công ty năm 2013 là
32,145 triệu đồng tăng 24,333 triệu đồng so với năm 2012, dẫn đến khả năng thanh
toán tức thời năm 2013 của Công ty là 0.11, tức tăng 0.07 so với năm 2012 là 0.03.
Năm 2014 hệ số này đã tăng 0.08 so với năm 2013. Điều này cho thấy Công ty đã cải
thiện khả năng thanh toán và nâng cao uy tín của mình với các đối tác. Tuy nhiên
hệ số này trong 3 năm là rất thấp. Chứng tỏ phần lớn vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng TSLĐ, vì vậy khi phát sinh nhu cầu về tiền mặt để thanh toán các
khoản nợ thì công ty thường phải đi vay ngắn hạn với lãi suất cao dẫn tới tăng chi
phí sử dụng vốn.
Vậy, có thể thấy rằng khả năng thanh toán là một trong những nhân tố ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như sự phát triển lâu dài của
công ty.

SV: Lê Hoàng

25

MSV: 11A02888N


×