Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Làng bản của người nùng ở huyện bình gia tỉnh lạng sơn (1986 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ HOÀI THU

LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI NÙNG
Ở HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN
(1986 - 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ HOÀI THU

LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI NÙNG
Ở HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN
(1986 - 2013)

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liêu,
̣
kế t quả nghiên cứu trong luâ ̣n văn là trung thực.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Đặng Thị Hoài Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả luâ ̣n văn xin tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới cô giáoPGS.TS Đàm Thị Uyên đã tâ ̣n tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầ y cô giáo trong tổ Lich
̣ sử Viêṭ
Nam khoa lich
̣ sử trường ĐHSP Thái Nguyên, đã chỉ bảo tâ ̣n tình, đô ̣ng viên,
khích lê ̣ tác giả trong suốt quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn.
Trong thờ i gian thư c̣ hiê ̣n luâ ̣n văn, tác giả đã nhâ ̣n đươ c̣ sư ̣ giúp đỡ
nhiê ̣t tình củ a Huyện Uỷ , UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, cùng các

ban ngà nh đoà n thể trong huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp tư
liệu để tá c giả hoàn thà nh luận văn. Tá c giả xin chân thà nh cả m ơn nhữ ng
nhâ ̣n xét, đá nh giá củ a Hội đồ ng khoa ho ̣c bả o vê ̣ luâ ̣n văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới gia điǹ h, ba ̣n bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p và hoàn
thành luâ ̣n văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Đặng Thị Hoài Thu

ii


MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 4
6. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 5
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH GIA – TỈNH LẠNG SƠN ...... 6
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................................. 6

1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 6
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 6
1.2 Lịch sử hành chính.......................................................................................... 9
1.3 Các thành phần dân tộc và dân tộc Nùng ở huyện Bình Gia........................ 12
1.3.1 Các thành phần dân tộc.............................................................................. 12
1.3.2 Dân tộc Nùng ............................................................................................. 14
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Gia .................................. 17
Chương 2. LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN BÌNH GIA
TỈNH LẠNG SƠN (1986 - 1998) ..................................................................... 22
2.1 Khái niệm làng bản ....................................................................................... 22
2.2 Tên gọi và không gian sinh tồn .................................................................... 23
2.2.1 Nguồn gốc tên gọi...................................................................................... 23
2.2.2 Không gian sinh tồn ................................................................................... 28
iii


2.3 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 32
2.3.1 Tổ chức gia đình và dòng họ ..................................................................... 32
2.3.2 Tổ chức làng .............................................................................................. 42
2.4 Hoạt động kinh tế ......................................................................................... 48
2.5 Văn hóa vật chất và tinh thần ....................................................................... 50
2.5.1 Nhà ở.......................................................................................................... 50
2.5.2 Tín ngưỡng, tôn giáo ................................................................................. 53
2.5.3 Kiến trúc công cộng ................................................................................... 55
2.5.4. Lễ hội truyền thống................................................................................... 59
Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG BẢN NGƯỜI NÙNG Ở
HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN (1999- 2013) ................................... 69
3.1. Nguyên nhân biến đổi .................................................................................. 69
3.2 Biến đổi về không gian sinh tồn và đời sống của người Nùng .................... 70
3.3 Biến đổi trong tổ chức .................................................................................. 77

3.3.1 Gia đình ..................................................................................................... 77
3.3.2 Dòng họ ..................................................................................................... 80
3.3.3 Tổ chức làng .............................................................................................. 81
3.4 Biến đổi về kinh tế ........................................................................................ 82
3.5. Biến đổi về văn hóa ..................................................................................... 86
3.6 Những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tích cực của làng bản
người Nùng trong việc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. ............................ 90
KẾT LUẬN........................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 99
PHỤ LỤC ..............................................................................................................

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Bảng thống kê dân số theo thành phần dân tộc ................................. 13
Bảng 1.2: Bảng thống kê các dân tộc phân bố ở các xã, huyện Bình Gia ......... 16
Bảng 1.3 Tổng diện tích ruộng đất huyện Bình Gia. ......................................... 17
Bảng 2.1 Thống kê tên gọi làng mang tiền tố “Nà” ........................................... 24
Bảng 2.2 Thống kê tên gọi làng mang tiền tố “Khuổi” ...................................... 26
Bảng 2.3 Thống kê tên gọi làng mang tiền tố “Bản” ......................................... 27

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Làng là một yếu tố cấu thành nên đất nước cho nên trong suốt chiều dài

lịch sử của đất nước Việt Nam, làng luôn giữ vai trò quan trọng trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Đặc biệt, làng xã
còn được coi là cơ sở nền tảng của văn hóa, văn minh, là nơi hội tụ và bảo lưu
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Do vậy, việc nghiên
cứu về làng và văn hóa làng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn và bảo
tồn văn hóa truyền thống hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Mỗi một tộc người cư
trú ở những vùng miền khác nhau sẽ tạo ra những nền văn hóa đặc trưng riêng
của mình. Huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn có 5 thành phần dân tộc chính là Tày,
Nùng, Kinh, Dao, Hoa, trong đó người Nùng chiếm số dân đông nhất. Trong
quá trình định cư lâu dài, họ đã tạo ra những yếu tố văn hóa làng bản mang bản
sắc riêng, tiêu biểu cho loại hình văn hóa của cư dân nhóm Tày – Thái sống ở
vùng thung lũng ven chân núi, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa quý báu và có
ảnh hưởng lớn đến các dân tộc khác trong huyện.
Hiện nay, cùng với quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước,
làng bản dân tộc Nùng ở huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều biến
đổi, bên cạnh những tác động tích cực do những yếu tố mới mang lại, còn có
những tác động tiêu cực không nhỏ ảnh hưởng đến văn hóa làng và cấu trúc
của làng bản. Do đó, làng bản của người Nùng cần nhận được sự quan tâm
nhiều hơn nữa của các cơ quan địa phương để có định hướng phát triển phù
hợp, để làng bản tuy đổi mới, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn được những bản sắc
dân tộc tốt đẹp.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Làng bản của
người Nùng ở huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn (1986 - 2013)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về người Nùng ở Việt Nam nói chung và người Nùng Lạng
Sơn nói riêng từ trước đến nay đã có nhiều công trình đề cập đến, chủ yếu trên
các mặt đời sống vật chất và tinh thần, còn vấn đề làng bản của đồng bào còn
ít được quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng đã
tiếp cận được một số công trình đề cập đến vấn đề trên một cách trực tiếp hay
gián tiếp.
Cuốn “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” của Hoàng Nam xuất bản năm 1992
và cuốn “Văn hóa truyền thống Tày – Nùng” xuất bản năm 1993 của nhóm tác
giả Hoàng Quyết, Ma Khánh Hoàn, Hoàng Huy Phách, đã nghiên cứu khá toàn
diện về nền văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của hai dân tộc Tày – Nùng
trên đất nước Việt Nam.
Năm 1992, Viện dân tộc học xuất bản “Các dân tộc Tày Nùng ở Việt
Nam” đã giới thiệu chi tiết về hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam.
Năm 1998, nhóm tác giả Hoàng Hoa Toàn – Đàm Thị Uyên “Nguồn gốc
các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam”, tạp chí dân tộc học số 2 đã làm rõ về
nguồn gốc của hai dân tộc Tày Nùng.
Năm 2003, tác giả Chu Thái Sơn và Hoàng Hoa Toàn cho xuất bản cuốn
sách “Người Nùng”, đã giới thiệu những nét cụ thể về người Nùng trên các mặt
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Nùng.
Trong tác phẩm “Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” của GS.TS.
Ngô Đức Thịnh (2006) đã đề cập đến nhiều khía cạnh của tộc người Tày –
Nùng như khía cạnh sinh tồn, văn hóa vật chất và tinh thần của người Tày Nùng, đặc biệt đã đề cập đến những yếu tố làng bản của đồng bào.
Năm 2010, tác giả Đàm Thị Uyên xuất bản “Văn hóa dân tộc Nùng ở
Cao Bằng” đã làm sáng tỏ điều kiện địa lí tự nhiên, nguồn gốc tộc người, văn
hóa ứng xử (cộng đồng làng bản, dòng họ, gia đình, hôn nhân...) và văn hóa vật
chất (ăn uống, nhà cửa, trang phục) và văn hóa tinh thần (tín ngưỡng cổ truyền,
các lễ hội...) của người Nùng ở Cao Bằng.
2



Năm 2012, TS. Hoàng Văn Páo xuất bản cuốn “Bình Gia truyền thống
và văn hóa” đã giới thiệu nhiều nét chủ yếu về người Nùng Bình Gia và đời
sống kinh tế, văn hóa của họ.
Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của các
học giả như cuốn “Làng xã Việt Nam – mấy vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội”
của Phan Đại Doãn xuất bản năm 2001; cuốn “Một số vấn đề làng xã Việt
Nam” (2009) của Nguyễn Quang Ngọc ; tác giả Trần Từ với cuốn “Cơ cấu tổ
chức của làng việt cổ truyền đồng bằng Bắc Bộ” xuất bản năm 1984. Các tác
phẩm này đã cung cấp cho tác giả những nhận thức chung nhất về làng và văn
hóa làng xã của Việt Nam.
Ngoài ra còn có các tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu của các học
viên, nghiên cứu sinh về chủ đề làng bản là tài liệu tham khảo cho tác giả trong
quá trình làm luận văn như bài nghiên cứu của tác giả Hoàng Nam “Bước đầu
tìm hiểu về mối quan hệ giữa người Tày và người Nùng”, Thông báo dân tộc
học tháng 3 (1973), tác giả Nông Trung với bài viết “Mối quan hệ giữa các
ngành Nùng ở Việt Nam” – tạp chí nghiên cứu lịch sử số 45 (12/1962), luận
văn Thạc sĩ của Trần Văn Quyền “Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” hay luận văn Thạc sĩ “Làng bản của người Nùng ở
huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng (1945-2010)” của Lý Thị Mai. Những bài viết
này đã đi sâu nghiên cứu khá kỹ về người Nùng, và mối quan hệ giữa người
Tày và người Nùng, cũng như các yếu tố làng bản của họ, cung cấp cho tác giả
nhiều hiểu biết cụ thể về người Nùng.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu làng bản
của người Nùng ở huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1986-2013. Những
công trình nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý giá
để chúng tôi tham khảo, học tập cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về làng bản của
người Nùng ở huyện Bình Gia, tác giả muốn làm phong phú hơn vốn hiểu biết
3



về những yếu tố văn hóa đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần của dân
tộc Nùng. Tác giả đề tài cũng mong muốn đóng góp vào quá trình xây dựng
nông thôn mới và làng bản văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số của
huyện Bình Gia trong giai đoạn hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các thành phần
dân tộc, cơ cấu tổ chức làng bản cùng những biến đổi của làng bản của người
Nùng ở huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn từ 1986-2013.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu làng bản của dân tộc Nùng ở huyện
Bình Gia tỉnh Lạng Sơn từ 1986 đến 2013.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu: thực hiện đề tài này, tác giả đã tiếp cận được với nhiều
tác phẩm, tài liệu có liên quan đến làng xã cổ truyền và các dân tộc thiểu số
Việt Nam, đặc biệt là về dân tộc Nùng. Đồng thời dựa vào các thống kê số liệu
đã được xuất bản, các báo cáo, tài liệu của các cơ quan chuyên môn ở Ủy ban
nhân dân huyện, xã. Đặc biệt, quan trọng hơn cả là tư liệu điền dã mà tác giả
sưu tầm được qua nghiên cứu thực tế ở địa điểm đã lựa chọn.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng trong đề tài là
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp điền dã khai thác tài
liệu địa phương, phương pháp thống kê, tổng hợp.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu về tổ chức làng bản của người
Nùng ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm sự hiểu biết về người Nùng ở
Bình Gia về các lĩnh vực đời sống kinh tế và văn hóa; sự biến đổi của làng bản
qua các giai đoạn lịch sử.
Đề tài sẽ góp thêm cơ sở khoa học cho việc thực hiện các chính sách của
chính quyền địa phương các cấp nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như đời
sống tinh thần của đồng bào Nùng và sự phát triển chung của địa phương.


4


Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập và
nghiên cứu lịch sử địa phương, dân tộc học, văn hóa học…ở trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề
tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
Chương 2: Làng bản của người Nùng ở huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
(1986 - 1998).
Chương 3: Những biến đổi của Làng bản người Nùng ở huyện Bình Gia
tỉnh Lạng Sơn (1999 - 2013).
Ngoài ra phần Phụ lục của đề tài còn có 02 bản đồ và 41 ảnh minh họa.

5


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH GIA – TỈNH LẠNG SƠN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bình Gia nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Lạng Sơn với tổng diện
tích tự nhiên là 109.352,73 ha gồm 19 xã và 1 thị trấn. Trụ sở UBND huyện đặt
ở trung tâm huyện, cách thành phố Lạng Sơn 70km về phía Tây; cách cửa khẩu
Hữu Nghị Quan 62km theo quốc lộ 1B và cách thành phố Thái Nguyên 85km
về phía Tây Nam. Vị trí tiếp giáp của huyện như sau:
Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.

Phía Đông giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng
Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn.
Phía Tây giáp huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn.
Bình Gia là huyện có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và an ninh
quốc phòng. Bình Gia có Quốc lộ 1B đi qua, nối liền Thành phố Lạng Sơn với
Thành phố Thái Nguyên, thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa. Ngoài
ra còn có Quốc lộ 279 nối liền Bình Gia với Na Rì - Bắc Kạn, các mặt hàng
nông sản thực phẩm của Bình Gia có thể qua tuyến đường này cung cấp cho
thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thủ đô Hà Nội cũng như các khu dân cư
tập trung khác. Về quốc phòng an ninh, Bình Gia có vị trí đặc biệt quan trọng.
Trong kháng chiến chống Pháp Bình Gia là căn cứ địa cách mạng, chiến thắng
Bình Gia vang dội góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong chiến tranh
Biên giới tháng 2/1979, Bình Gia là tuyến phòng thủ thứ 2 đặc biệt quan trọng
trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới phía Bắc Việt Nam.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Bình Gia có tổng diện tích tự nhiên là 109.352,73 ha, trong đó 2/3 diện
tích là đồi núi, 1/3 là đất ruộng, vườn nương canh tác. Địa hình Bình Gia bị
chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có

6


độ dốc từ 25- 30 trở lên. Xen với những lớp đất trải rộng ra phía Đông và phía
Bắc là những cánh đồng và thung lũng khe suối nối tiếp nhau thành các lòng
máng ngắn. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích
cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu không cao.
Bình Gia có ngọn núi Phia Ngàm (Yên Lỗ) cao 1.193m và ngọn Slam
Táng (Hưng Đạo) cao 1.400m. Bình Gia có nhiều đồng cỏ xanh tốt thuận lợi
cho việc chăn nuôi các loại gia súc như trâu, bò, ngựa, dê... Các loại gia súc này
không những đảm bảo cung sức kéo, thực phẩm trong huyện mà còn có thể

cung cấp cho các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
Bình Gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang những
nét độc đáo, riêng biệt.,Ở Bình Gia mùa đông thường thịnh hành gió Đông Bắc
lạnh và ít mưa, nhiều năm có hiện tượng sương muối. Mùa hè thịnh hành gió
Đông Nam và Tây Nam. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,8 độ c, độ ẩm
không khí trung bình năm là 82,0% thích hợp cho việc trồng các loại cây công
nghiệp như chè, hồi, trẩu, sở, bông và các loại cây ăn quả như lê, mận, đào…và
đặc biệt rất phù hợp với điều kiện sinh thái của cây hồi – một loại cây có giá trị
kinh tế cao của Lạng Sơn. Trong điều kiện có vốn đầu tư có thể mở mang phát
triển sản xuất với quy mô lớn, tập trung thành các vùng sản xuất hàng hóa.
Lượng mưa trung bình năm ở Bình Gia là 1540mm. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa bình quân năm là 1.540mm. Vào mùa mưa,
lượng mưa bình quân tháng là 212 mm. Lượng nước mưa là nguồn nước tưới
thiên nhiên quan trọng cho các loại cây trồng hoa màu lương thực, cây ăn quả
và cây hồi. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ít mưa, lượng mưa tháng chỉ đạt
44,5mm/tháng. Thời gian này cây hồi, lê, mận, đào đã cho thu hoạch và chuẩn
bị tích lũy dinh dưỡng cho kì ra hoa năm sau nên không cần thiết nhiều nước
tưới. Nhưng ngược lại, đối với các cây trồng ngắn vụ xuân lại thiếu nước vì thế,
diện tích lúa 2 vụ ở Bình Gia không nhiều chỉ chiếm 31,2% tổng số diện tích
đất lúa và 0,97% tổng diện tích tự nhiên.
Số giờ nắng trung bình khoảng: 1.466 giờ/ năm. Lượng bốc hơi bình
quân năm: 811 mm, chiếm 52,7% lượng mưa cả năm. Trong các tháng mùa

7


lạnh, lượng bốc hơi cao nhiều hơn so với lượng mưa, gây hạn hán cục bộ ở
nhiều khu vực có địa hình cao xa nguồn nước.
Nhìn chung, khí hậu của huyện có nhiều thuận lợi cho sự phát triển nông
lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Tuy

nhiên do biên độ nhiệt dao động giữa các mùa lớn, mùa khô kéo dài, chế độ
mưa tập trung đã gây nên những hiện tượng hạn hán, xói mòn trên đất dốc, mùa
đông lạnh có sương muối vào khoảng tháng 11, 12, ảnh hưởng khá lớn đến sản
xuất nông nghiệp của người dân.
Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang (sông Văn Mịch) chảy qua với chiều
dài trên 50km là nguồn nước, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, tại
đây có thể xây dựng nhà máy thủy điện … Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có
sông Pắc Khuông chảy qua và có hàng trăm con suối lớn nhỏ phân bố ở khắp
các xã là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới
cho sản xuất. Hệ thống sông suối, hồ đập dải đều khắp trên địa bàn huyện nên
thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi. Bình Gia có hồ Phai Danh (Văn
Thụ) rộng 13 – 15 ha có sức chứa 3,3 triệu m3 cung cấp nước cho sinh hoạt và
sản xuất cho một số xã xung quanh thị trấn Bình Gia.
Bình Gia là một huyện nghèo khoáng sản, chỉ có đá vôi và cát sông, có
khả năng khai thác sử dụng làm đường giao thông và xây dựng của nhân dân.
Trên địa bàn huyện Bình Gia có mỏ than bùn ở xã Hoàng Văn Thụ, trữ lượng
khoảng vài trăm ngàn tấn có thể khai thác để sản xuất phân vi sinh mang lại
nguồn thu đáng kể trong nền kinh tế trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện còn có
một số kim loại quý như vàng sa khoáng (ở khu vực xã Tân Văn, Hồng Phong),
quặng sắt, Ăngtymol (ở xã Hoa Thám), tuy nhiên trữ lượng nhỏ không đáng kể.
Bình Gia còn có một khối lượng đá vôi lớn tập trung ở các xã Tô Hiệu, Tân
Văn. Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bình Gia… làm nguyên liệu cho công nghiệp
khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, đá xẻ, đá ốp lát phục vụ cho các công
trình xây dựng trên địa bàn huyện và tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia có nhiều hang động, trong đó có hang Thẩm Khuyên, Thẩm
Hai là những di chỉ khảo cổ học đã được xếp hạng. Ở đó các chuyên gia khảo
8


cổ học đã phát hiện ra hóa thạch xương người Việt cổ cách đây 25 vạn năm.

Đồng thời Bình Gia còn nằm trên tuyến du lịch Thành phố Lạng Sơn – Đồng
Đăng – Bắc Sơn. Các dân tộc huyện Bình Gia có truyền thống văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc như hát Then, hát Sli, hát lượn của các dân tộc Tày, Nùng, các
ngày lễ hội ở Pắc Khuông,Văn Mịch… Trong tương lai nơi đây sẽ trở thành
điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hang động có giá trị.
Rừng nguyên sinh ở Bình Gia có diện tích khá lớn, với nhiều loại gỗ quý
như: lát, lim, vàng tâm, nghiến,… Theo số liệu điều tra năm 2009, huyện Bình
Gia có 56.850 ha đất rừng, chiếm 52,1% diện tích tự nhiên. Trong đó đất rừng
sản xuất là 38.427,43 ha, đất rừng phòng hộ là 18.422,57 ha. Diện tích rừng
trồng tập trung mới đạt 511,0 ha với các loại cây chủ yếu như hồi, mỡ, thông,
keo.. đặc biệt cây hồi có điều kiện phát triển nhanh. Trên địa bàn huyện còn có
khu rừng đặc dụng Lân Luông (xã Thiện Hòa) còn bảo tồn được nhiều cây gỗ
quý: nghiến, lát hoa, đinh và nhiều loại sản vật có giá trị như sa nhân, nấm
hương, mộc nhĩ… Rừng ngoài việc cung cấp gỗ, lâm sản còn góp phần quan
trọng vào việc điều tiết cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Tài nguyên động vật tương đối phong phú với nhiều loài quý hiếm như
gà lôi, hươu nai, lợn rừng, nhím, sóc,… Tuy nhiên do diện tích rừng suy giảm
mạnh, đặc biệt là trong mấy năm gần đây, cùng với tập quán săn bắt thú rừng
bừa bãi của dân cư miền núi nên hầu hết các loài thú quý hiếm trên đã bị suy
giảm về số lượng loài và cá thể, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
1.2 Lịch sử hành chính
Bình Gia là huyện có lịch sử lâu đời. Qua những cuộc tìm kiếm, khai
quật khảo cổ học, các nhà sử học đã phát hiện dấu tích của người vượn cổ và
nhiều hóa thạch khác ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên thuộc xã Tân Văn.
Những dấu tích đó là những mảnh tước, rìu, răng … thuộc về văn hóa Bắc Sơn
trong thời kì đầu thời đại đồ đá mới mà người vượn dùng để kiếm ăn hàng ngày
cách đây hàng vạn năm (ở hang Kéo Lèng xã Tân Văn).
Theo Địa chí Lạng Sơn: “Đầu thế kỷ XIX về trước, vùng đất Bình Gia
hiện nay thuộc về châu Văn Quan (tổng Bằng Gia, tổng Uy Mãnh) và Văn
9



Uyên (tổng Hóa Nhân) thuộc Phủ Tràng Khánh. Cho đến thời Tự Đức thì Bình
Gia thuộc về châu Văn Uyên, huyện Văn Quan của phủ Tràng Định”[4, tr.786].
Cuối năm 1980, thực dân Pháp đánh chiếm Bình Gia. Đến năm 1885,
Pháp đã áp đặt xong bộ máy cai trị ở châu Bình Gia. Tháng 9-1894 thực dân
Pháp tách hai tổng Bằng Gia và Tuyền Cam của châu Văn Quan lập thành một
đơn vị hành chính mới là châu Bình Gia. Từ năm 1891 đến 1905 châu Bình Gia
là một châu thuộc hạt Thất Khê, trên phần lãnh thổ của Quân chính đạo số 1 do
thực dân Pháp lập ra. Đến năm 1907 châu Bình Gia gồm 5 tổng (Bằng Gia,
Cam Thủy, Hóa Nhân, Oai Mãnh, Yên Hùng) và 23 xã: Bằng Gia, Vũ Khê,
Tĩnh Sóc (tổng Bằng Gia), Cam Thủy, Thuần Như, Tồng Chu, Đinh Bảo,
Phụng Cống (tổng Cam Thủy), Hóa Nhân, Dưỡng Nông, Xuân Dục, Bác Hóa
(tổng Hóa Nhân), Oai Mãnh, Vân Mịt, Lãng Dương, Văn Định, Tòng Lệnh,
Huãn Phing (tổng Oai Mãnh), Yên Hùng, Yên Lỗ, Bảo Thiệu, Quý Hòa, Yên
Tùng (tổng Yên Hùng). Đến năm 1940, châu Bình Gia 6 tổng và 28 xã (Người
Pháp đặt thêm 1 tổng mới là tổng Hữu Lương gồm 5 xã: Bình La, Hữu Lương,
Mậu Nông, Nà Hoài, Phù Gia).
Từ những năm đầu thế kỷ XX cho đến trước Cách mạng tháng Tám
1945, địa giới châu Bình Gia tương đối ổn định (phía Bắc giáp châu Tràng
Định và châu Na Rì (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp châu Văn Quan, phía Đông
giáp châu Thoát Lãng, phía Tây giáp châu Bắc Sơn).
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính phủ cách mạng đã bãi bỏ cấp
tổng, cấp phủ, đạo, châu. Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh nhất loạt gọi là
huyện. Châu Bình Gia được đổi thành huyện Bình Gia.
Từ sau năm 1954, do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và củng cố an
ninh quốc phòng, Nhà nước đã có một số điều chỉnh chia tách và sáp nhập một
số đơn vị hành chính. Theo đó, ngày 27/12/1975, tỉnh Lạng Sơn sáp nhập với
tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng. Huyện Bình Gia của Lạng Sơn trở thành
huyện của tỉnh Cao Lạng. Ngày 29/12/1978, tỉnh Lạng Sơn được tái lập, Bình

Gia lại trở thành huyện của Lạng Sơn.

10


Theo tài liệu của Phòng thống kê huyện, hiện nay Bình Gia bao gồm 01
thị trấn và 19 xã, với tổng số 186 thôn và 08 khối phố.
1. Thị trấn Bình Gia gồm 8 khối phố: Khối 1, Khối 2, Khối 3, Khối 4,
Khối 5A, Khối 5B, Khối 6A, Khối 6B.
2. Xã Hoàng Văn Thụ gồm 11 thôn: Tòng Chu 1, Tòng Chu 2, Phai
Danh, Thuần Như 1, Thuần Như 2, Cai Ất, Cốc Rào, Nà Lùng, Cốc Quẻo, Bản
Phân, Nà Vạ.
3. Xã Tô Hiệu gồm 15 thôn: Khau Phụ, Yên Bình, Nà Làng, Pác Nàng,
Pác Sào, Ngọc Trí, Ngã Tư, Ngọc Quyến, Cốc Rặc, Phai Lay, Pá Nim, Tân
Thành, Rừng Thông, Nà Rạ, Tân Yên.
4. Xã Tân Văn gồm 16 thôn: Nà Pái, Giao Thủy, Còn Tẩu, Còn Nưa, Trà
Lẩu, Pá Péc, Nà Vước, Lân Khinh, Kéo Coong, Bản Đao, Bản Đáp, Suối Cáp,
Bản Nâng, Nà Đồng, Nà Dài, Nà Quần.
5. Xã Hồng Thái gồm 9 thôn: Bản Hoay, Nam Tiến, Nà Bản, Nà Ngừa,
Bản Huấn, Bản Nghiệc, Còn Quan, Nà Khoang, Nà Dẳn.
6. Xã Bình La gồm 5 thôn: Bản Pjòa, Bản Khoang, Bản Pát, Khuổi
Luông, Cốc Phường.
7. Xã Minh Khai gồm 12 thôn: Pàn Pẻn 1, Pàn Pẻn 2, Khuổi Con, Khuổi
Ổ, Bản Hỏi, Nà Mười, Bản Tiến, Nà Nèn, Phiêng Nưa, Nà khuông, Bản Tăn,
Nà Mạ.
8. Xã Hồng Phong gồm 13 thôn: Nặm Slim, Nà Buổn, Văn Can, Nà Cạp,
Nà Ven, Khuổi Khuy, Nà Nát, Kim Đồng, phố Văn Mịch, Nà Háng, Vằng Phja,
Nà Sla, Nà Kít.
9. Xã Hoa Thám gồm 13 thôn: Nà Pàn, Nà Lò, Bản Cù, Bằng Giang 1,
Bằng Giang 2, Bản Thẳm, Tân Lập, Khuổi Pàn, Vĩnh Quang, Bản Pìn, Đội Cấn

1, Đội Cấn 2, Cảo Chòm.
10. Xã Quý Hòa gồm 5 thôn: Khuổi Nghành, Khuổi Lũng, Khuổi Cáp,
Nà Lùng, Nà Kéo.
11. Xã Hưng Đạo gồm 10 thôn: Nà Dạ, Pác Khiếc, Nà Lạn, Nà Bưa,
Khuổi Buông, Bản Chu 1, Bản Chu 2, Bản Nghĩu, Pàn Deng, Pàn Slèo.

11


12. Xã Vĩnh Yên gồm 5 thôn: Khuổi Luông, Vằng Mần, Vằng Ún, Khuổi
Màn, Khuổi Dụi.
13. Xã Quang Trung gồm 12 thôn: Bản Quần, Bản Chang, Nà Tèo, Nà
Cao, Nà Ngần, Đình Cam, Mò Mè, Tân Lập, Kéo Giểng, Pác Giắm, Nà Tồng,
Nà Chang.
14. Xã Mông Ân gồm 7 thôn: Nà Cướm, Nà Vò, Bản Muống, Nà Vường,
Cốc Mặn, Đồng Hương, Viên Minh.
15. Xã Thiện Thuật gồm 14 thôn: Cốc Phường, Bản Chúc, Khuổi Y,
Khuổi Lù, Nà Lốc, Pác Khuông, Pò Sè, Khuổi Thoong, Khuổi Cưởm, Khuổi
Khuy, Pác Là, Vằng Sâu, Khuổi Hắp, Pác Luống.
16. Xã Thiện Hòa gồm 10 thôn: Lân Luông, Thạch Lùng, Nà Tàn, Thâm
Khôn, Ba Biển, Yên Hùng, Nà Đảng, Nà Lẹng, Khuổi Nà, Cặm Tắm.
17. Xã Yên Lỗ gồm 9 thôn: Khuổi Sắp, Bản Pe, Nà Tồng, Nà Quãng, Pò
Mầm, Bản Mè, Khuổi Mè, Khuổi Chặng, Khuổi Cọ.
18. Xã Hòa Bình gồm 6 thôn: Bản Duộc, Tà Chu, Nà Mèo, Khuổi
Nhuần, Khuổi Khinh, Mạy Đảy.
19. Xã Thiện Long gồm 7 thôn: Nà Lù, Tồng Nộc, Ca Siều, Bản Thàng,
Bắc Hóa, Khuổi Kiếc, Khuổi Hẩu.
20. Xã Tân Hòa gồm 7 thôn: Mạy Khoang, Mạy Đảy, Khuổi Cắt, Khuổi
Bổng, Khuổi Nà, Làng Khẻ, Khuổi Phung.
1.3 Các thành phần dân tộc và dân tộc Nùng ở huyện Bình Gia

1.3.1 Các thành phần dân tộc
Huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc
như Nùng, Tày, Kinh, Hoa, Dao. Theo số liệu thống kê năm 2013, huyện Bình
Gia có 12.380 người, trong đó người Nùng có số dân đông nhất (59,61%), tiếp
theo là người Tày (30,13%), thứ ba là người Dao (5,76%), thứ tư là người Kinh
(3,96%), ngoài ra còn các dân tộc khác.
12


Bảng 1.1: Bảng thống kê dân số theo thành phần dân tộc
STT

Dân tộc

Số dân

Tỉ lệ (%)

1

Nùng

7.380

59,61

2

Tày


3.731

30,13

3

Dao

713

5,76

4

Kinh

490

3,96

5

Hoa

64

0,52

6


Khác

2

0,02

7

Tổng số

12.380

100

Ghi chú

(Nguồn: Phòng Dân Tộc huyện Bình Gia năm 2013)
Dân tộc Tày sống thành từng làng xen kẽ với người Nùng ở các thung
lũng, cánh đồng, triền núi, ở khắp các xã, thị trấn trong huyện. Có những làng
người Tày đông tới vài ba chục hộ (100-200 người) như ở các làng xung quanh
huyện lỵ và ở vùng Văn Mịch, Hoa Thám, Mông Ân. Người Tày sống chủ yếu
bằng nghề lúa nước, làm nương rẫy và chăn nuôi gia súc.
Dân tộc Dao nằm trong nhóm ngôn ngữ Mèo – Dao, là dân tộc thường
sống du canh du cư, có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ XIII. Người Dao cư trú ở
Lạng Sơn gồm bốn nhóm ngành chính là Lù Gang (Ô Gang, Lô Giang), Lù
Đạng (Dụ Cùn, Coóc Mần), Dao Đỏ (Dụ Lạy, Quế Lâm) và Thanh Y (Pờ Ây).
Địa bàn cư trú của dân tộc Dao ở Bình Gia thường nằm ở lưng chừng núi, hoặc
những nơi có điều kiện dẫn nước về nhà. Người Dao sống chủ yếu ở vùng hẻo
lánh vùng cao, vùng sâu, xa của huyện như xã Vĩnh Yên, Tân Hòa. Một số ít
người Dao sống xen kẽ với đồng bào Tày, Nùng ở vùng thấp như ở các xã Yên

Lỗ, Quý Hòa, Hưng Đạo, Hoa Thám…Dân tộc Dao sinh sống nhờ việc trồng
nương rẫy và khai thác lâm thổ sản ở địa phương.
Dân tộc Kinh đến Bình Gia làm ăn sinh sống từ cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, làm nghề buôn bán nhỏ, thợ thủ công, một số khác đến muộn hơn, vào
những năm 60 của thế kỷ XX chủ yếu làm nông nghiệp. Đại đa số người Kinh
13


sống ở thị trấn và các xã Tô Hiệu, Hoàng Văn Thụ, Tân Văn, Hồng Phong,…
Họ chủ yếu là công chức nhà nước hoặc dân buôn bán nhỏ, làm nghề thủ công
như: mộc, rèn, đan lát…
Dân tộc Hoa là người Trung Quốc, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán – Tạng.
Người Hoa đến cư trú và sinh sống ở Bình Gia vào cuối thế kỷ XIX cùng với
sự hình thành và phát triển của thị trấn. Hầu hết người Hoa đều làm nghề kinh
doanh buôn bán và dịch vụ. Họ có nhiều những cửa hàng lớn và làm nhiều
nghề phụ khác nhau. Dân tộc Hoa sống rải rác ở các xã Tô Hiệu, Hoàng Văn
Thụ, Tân Văn, Hồng Phong, Hoa Thám.
Tuy ngôn ngữ và phong tục có những nét khác nhau, nhưng nhân dân các
dân tộc Bình Gia luôn luôn có truyền thống đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau.
Hằng năm ở các xã, bản đều tổ chức những lễ hội cầu mùa: Hội tháng Giêng,
Hội chợ phiên nhóm vùng. Những dịp gặp gỡ giao lưu như vậy đã góp phần
củng cố tình cảm giữa các dân tộc và giữa các địa phương với nhau. Tinh thần
đoàn kết cần cù trung thực, cầu tiến bộ vốn là bản chất đời sống của nhân dân
các dân tộc huyện Bình Gia.
1.3.2 Dân tộc Nùng
Dân tộc Nùng thuộc dân tộc ít người, đứng thứ 7 về số lượng dân cư
trong danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam, họ cư trú ở vùng núi phía
Bắc Việt Nam. Dân tộc Nùng có nhiều nhóm, mỗi nhóm lại có tên gọi riêng:
Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng
Cháo… Tiếng nói của dân tộc Nùng thuộc ngữ hệ Tày – Thái. Dân tộc Nùng

sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc như các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang,… Ở Tây Bắc, người Nùng sinh sống
làm ăn ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai… Ở các tỉnh trên đồng bào cư trú làm ăn ở
các thung lũng lòng chảo, thượng lưu các con sông, con suối, các thị trấn, thị xã
và thành phố.
Nguồn gốc dân tộc Nùng, theo dã sử và địa chí Lạng Sơn thì người Nùng
từ Vạn Thành, Long Châu và Long An (Quảng Tây, Trung Quốc) đến. Tác giả
Lê Quý Đôn trong tác phẩm Kiến Văn Tiểu Lục đã ghi chép về sự có mặt của
14


dân tộc Nùng ở nước ta lúc bấy giờ: “Giống người Nùng đều là người mười hai
thổ châu ở Tiểu Trấn Yên Quy Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phù Châu, Thái
Bình, Lôi Tử Thành,và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc làm nghề cày cấy, trồng
trọt cũng chịu thuế khóa, lao dịch mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có
người trú ngụ đã đến vài ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ
thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu phần bắt họ chịu binh xuất. Các xứ
Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này”[13, tr.391].
Như vậy, về căn bản các học giả Việt Nam đều thống nhất cho rằng
người Nùng có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam. Người Nùng
thường có các tên phụ đi kèm như Nùng Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, đó
chính là quê hương bản quán của họ xưa kia ở Trung Quốc di cư sang:
Nùng Inh ở Long Anh đến
Nùng Cháo ở Long Châu
Nùng An từ An Kết đến
Nùng Quý Rỉn từ Quý Thuận
Nùng Lòi từ Hạ Lôi sang
Nùng Phàn Slình từ Vạn Thành đến [41, tr.237]
Ở tỉnh Lạng Sơn, trong số các dân tộc cư trú ở đây, dân tộc Nùng có số
dân đông nhất. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn có ba nhóm chính là: Nùng Inh,

Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo. Hầu hết đồng bào sống ở vùng nông thôn của
các huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan, Tràng Định, Văn Lãng, Đình Lập,
Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng và ven Thành phố Lạng Sơn.Nghề
chính của đồng bào là nông nghiệp. Một số cư dân sống ở thị trấn, thị tứ… kết
hợp làm ruộng với buôn bán nhỏ lẻ, một số cư dân khác lại sống bằng nghề
buôn bán như ở thị trấn Lộc Bình, cửa khẩu Tân Thanh…
Ở huyện Bình Gia, theo số liệu thống kê dân số năm 2013, dân tộc Nùng
có 7.380 người chiếm 59,61% dân số của huyện, là dân tộc đông nhất huyện
Bình Gia, chiếm vị trí hàng đầu trong thành phần các dân tộc của huyện. Người
Nùng sống ở Bình Gia đã khá lâu đời và đã trở thành người dân bản địa. Ở
Bình Gia có hai ngành Nùng chủ yếu là Nùng Cháo và Nùng Phàn Slình. Địa

15


bàn cư trú của Nùng Cháo ở xã Hồng Phong, Hoa Thám còn lại Nùng Phàn
Slình ở tất cả các xã nhưng đông nhất là Thiện Thuật, Thiện Long, Quang
Trung, Yên Lỗ, Quý Hòa …
Người Nùng ở Bình Gia sống định cư thành thôn, bản. Bản của người
Nùng thường tập trung theo nhóm và ít xen kẽ với các dân tộc khác. Tuy nhiên
hiện nay đã có sự thay đổi ít nhiều, bản của họ đã xen kẽ với các bản làng, các
xã của các dân tộc khác trong huyện.
Bảng 1.2: Bảng thống kê các dân tộc phân bố ở các xã của huyện Bình Gia
(Tính theo tỷ lệ %)
STT



Nùng Tày


Dao

1

Thiện Long

89,82

10,18

2

Vĩnh Yên

3,59

3

Thiện Hòa

88,83

11,17

4

Hòa Bình

92,66


7,34

5

Yên Lỗ

90,57

9,43

6

Mông Ân

5,94

7

Tân Hòa

22,18

77,82

8

Thiện Thuật

94,95 0,95


3,82

9

Bình La

79,37 20,63

10

Tô Hiệu

33,88 54,39 0,09

11

Minh Khai

98,87 1,13

12

Hoàng Văn Thụ

28,28 59,31

13,01 1,40

13


Hồng Phong

77,05 20,29 0,24

2,29

14

Tân Văn

37,69 57,95

4,36

15

Hưng Đạo

16,22 77,22 6,56

16

Quý Hòa

96,08 1,72

17

Hồng Thái


72,59 27,41

18

Quang Trung

100

19

TT Bình Gia

12,73 57,07 0,26

24,02 5,91

20

Hoa Thám

50,90 45,50 2,76

0,84

0,45

Kinh

Hoa


Khác

95,96

93,82 0,24

0.98

0,28
10,95 0,69

0,98

0,12

0,24

(Nguồn: Phòng Dân Tộc huyện Bình Gia năm 2013)
16


Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy, phần lớn dân tộc Nùng sinh sống
ở các xã Thiện Long, Thiện Hòa, Hòa Bình, Yên Lỗ, Thiện Thuật, Bình La, Minh
Khai, Hồng Phong, Quý Hòa, Hồng Thái, Quang Trung. Văn hóa của người Nùng
có ảnh hưởng đến quá trình phát triển văn hóa của toàn huyện.
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Gia
Bình Gia là huyện miền núi cao của tỉnh Lạng Sơn, mật độ dân số trung
bình là 49 người/km2, dân cư được phân bố tại 19 xã và 01 thị trấn. Quỹ đất đai
của huyện Bình Gia được sử dụng như sau:
Bảng 1.3 Tổng diện tích ruộng đất huyện Bình Gia.

TT

Loại đất

Diện tích(ha)

Tỷ lệ %

1

Đất nông nghiệp

10.993,4

10,05

2

Đất lâm nghiệp

78.323,44

71,6

3

Đất chuyên dùng

1.300,25


1,18

4

Đất ở

639,23

0,57

5

Đất chưa sử dụng

16.836,2

15,38

6

Đất mục đích khác

1.260,21

1,15

109.352,73

100


Tổng cộng

Ghi chú

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Bình Gia năm 2013)
Theo bảng thống kê trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp của Bình Gia
chỉ chiếm 10,05% tổng diện tích ruộng đất của toàn huyện, trong đó có
3.259.75 ha trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác là 1.768.32 ha. Nhìn chung
điều kiện tự nhiên của Bình Gia có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
nông nghiệp như: khí hậu ôn hòa, hệ thống sông suối đủ nước đáp ứng cho việc
trồng lúa nước, đất đai thích hợp với việc trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây
lương thực và thực phẩm như hồi, chè, ngô, khoai, sắn… Nhờ được đầu tư các
giống mới kháng bệnh tốt và cho năng suất cao thay thế dần các giống cây cũ,
tích cực áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nên sản lượng lương thực các
năm đều tăng. Năm 2013, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 7.619,8 ha, tổng
17


sản lượng lương thực có hạt là 22.189 tấn. Trong đó: diện tích lúa cả năm là
4.085 ha, sản lượng 16.237,6 tấn; ngô cả năm 1.290,5 ha, sản lượng 5.951,4
tấn; cây chất bột có củ 633,3 ha; cây thực phẩm 732,8 ha; cây công nghiệp
hàng năm 298 ha; cây hàng năm khác 579,4 ha [50].
Cùng với sự chuyển biến của ngành nông nghiệp thì ngành công nghiệp
và dịch vụ cũng có sự chuyển biến mới. Tuy nhiên tình hình kinh tế của huyện
Bình Gia hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn so với các địa phương khác. Do
đặc thù về vị trí địa lý và tự nhiên nên nền kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là
nông - lâm nghiệp, các ngành công nghiệp và xây dựng chưa phát triển, thương
mại và dịch vụ còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện Bình
Gia cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại với sự giảm tỷ trọng các
ngành Nông – Lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành Công nghiệp – Xây

dựng và Dịch vụ. Năm 2010, nhóm ngành nông - lâm nghiệp chiếm 51,92%,
các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 13,52%, ngành thương mại và dịch
vụ chiếm 34,56% trong cơ cấu GDP của huyện [49]. Nhìn chung sự chuyển
dịch này diễn ra còn chậm, tình hình sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự
cấp, thu nhập và đời sống nhân dân do đó còn thấp.
Công nghiệp trên địa bàn huyện bước đầu đang được phát triển. Dự án
xây dựng thủy điện Bắc Giang, xã Quý Hòa được khởi công cuối năm 2008.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được mở rộng về quy mô; các sản phẩm chủ yếu
là sản xuất vật liệu xây dựng (các loại đá, gạch chỉ, khai thác cát), chế biến
nông lâm sản. Giá trị ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày
càng tăng, năm 2010 đạt 31.573 triệu đồng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho
người dân chủ động vay vốn đầu tư, mua sắm công cụ lao động bằng máy để
phát triển nghành nghề, từng bước tạo ra hàng hóa, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, đáp ứng một phần tiêu dùng và giải quyết việc làm tại chỗ cho
người dân.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Gia tuy có phát
triển nhất định nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây
18


×