Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

các quan niệm về chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.16 KB, 9 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH

CÁC QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨATƯ
BẢN NHÀ NƯỚC( LŨNG ĐOẠN NHÀ
NƯỚC)

Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải qua
nhiều hình thái khác nhau.Theo V.I.Lênin “ tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung
sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định,
lại dẫn tới độc quyền”. Do đó, tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư
bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và
sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự ra đời và phát triển của


CNTB độc quyền Nhà nước là một biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là
đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại. Thực chất, đây là những nấc
thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong
tình hình kinh tế-chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay.
1.

Khái niệm Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội ra đời cuối thế kỷ
XVIII, đầu thế kỷ XIX, đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch
sử đã chứng minh từ CNTB tự do canh tranh sang thời kỳ CNTB độc quyền. Ở các
thời kỳ khác nhau, CNTB có đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau.
CNTB hiện đại là một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử phát triển của
CNTB. Đó là CNTB độc quyền nhà nước với nhiều đặc trưng mới được thể hiện rõ
nét từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và ngày càng phát triển nhanh các yếu tố tự
phủ định biện chứng. Nhờ sử dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cùng với tính


năng tự điều chỉnh quan hệ sản xuất, CNTB hiện đại làm cho bộ mặt xã hội có
những bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự thay đổi phát triển này không làm cho
CNTB thay đổi bản chất, không làm cho nó biến khỏi vũ đài lịch sử. CNTB vẫn
đang tồn tại phát triển.
Nhằm làm dịu các mâu thuẫn xã hội, CNTB đã tiến hành nhiều biện pháp điều
chỉnh như: điều chỉnh quan hệ sở hữu tư liệu mà nét nổi bật là thành lập các công
ty cổ phần, phát triển mạnh CNTB độc quyền nhà nước, tìm cách khai thác và kích
thích thị trường tiêu thụ hàng hóa; mở rộng chức năng của nhà nước tư sản sang
hoạt động quản lý và điều hành kinh tế; nhà nước tư bản ban hành nhiều chính sách
phúc lợi xã hội; phát triển mạnh các công ty độc quyền đa quốc gia, xuyên quốc
gia…Tuy nhiên, những biện pháp này không làm mất đi các mâu thuẫn gay gắt vốn
xuất phát từ bản chất của chế độ người bóc lột người.
Sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước tư sản trong giai đoạn hiện nay được tiến
hành bằng một hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế như: tài chính tín dụng,
thuế, bảo đảm nguyên liệu, nhiên liệu, sức lao động, các chương trình kế hoạch
phát triển kinh tế, thị trường, xuất nhập khẩu… Nhiều nước tư sản ngày càng can
thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế thế giới như thương mại quốc tế, phân chia
quyền lực kinh tế thế giới. Cuộc đấu tranh giành giật thị trường giữa các cường


quốc tư bản diễn ra gay gắt, quyết liệt và dẫn đến sự phân chia thế giới thành
những khu vực chịu ảnh hưởng.
2.

Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do các nguyên nhân sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế
ngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự
điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một

trung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền
kinh tế như các công cụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp
quốc doanh...
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số
ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh
doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ
bản... Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều
kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai
cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải giải quyết
những mâu thuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều
tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội...
Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức
độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh
vừa và nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các
hình thức khác nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật chống
độc quyền để hạn chế sự chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũng
đoạn nền kinh tế của các tổ chức độc quyền…
Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các
liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột
lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều
tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.


Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cách
mạng khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào
đời sống kinh tế.
3.


Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản,
chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi so
với chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ
nghĩa tư bản độc quyền, nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là một nấc thang mới so với chủ
nghĩa tư bản độc quyền thời kỳ đầu.
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự
điều tiết của nhà nước về kinh tế. Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản
độc quyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định,
nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiết
của nhà nước mang tính gián tiếp. Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà nước đã điều
tiết gián tiếp vào quan hệ kinh tế bằng thuế, bằng việc đi xâm lược nước ngoài để
mở rộng thị trường cho các tổ chức độc quyền…
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải một chế độ kinh tế
mới so với chủ nghĩa tư bản, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với chủ
nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là chủ nghĩa tư
bản độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức
mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.
4.

Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Sự vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được biểu hiện dưới
những hình thức chủ yếu dưới đây:
- Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng
vốn công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công



nghiệp với chính phủ: "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng, hôm
nay là chủ ngân hàng, ngày mai làm bộ trưởng".
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang
những tên khác nhau, thí dụ: Liên đoàn công nghiệp Italia. Tổ chức liên hợp công
nghiệp Đức, Liên đoàn công thương Anh... Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực
lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước. Các hội chủ này hoạt động như là các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi
phối đường lối kinh tế, đường lối chính trị của nhà nước tư sản nhằm "lái" hoạt
động của nhà nước theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền. Vai trò của
các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau
chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Thông qua
các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy
nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên
chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những
chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu
các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này còn gọi là sự kết hợp đã tạo ra
nhũng biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương.
- Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước
Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc
quyền có nhiệm vụ ủnng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì
sợ tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước
tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc
quyền tư nhân, hai loại sơ hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của
tổng tư bản xã hội.
Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho
hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những xí nghiệp nhà nước trong công
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông vận

tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội,... trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan
trọng nhất.
Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng xí
nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân


bằng cách mua lại: nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân; mở rộng xí
nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư nhân...
Sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:
Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này liên quan đến những ngành sản xuất cũ
không đứng vững được trong cạnh tranh và có nguy cơ thua lỗ, cũng như các
ngành công nghiệp mới nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoa
học, thiết kế và thử nghiệm cao được nhà nước đầu tư phát triển.
Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa
vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
Ba là, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá
trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
Sở hữu nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chát của chế độ sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa. Vì nó biểu hiện ra như "có tính xã hội". Song trong thực tế nó không
vượt được khuân khổ của sở hữu tư bản chủ nghĩa, vì trong các xí nghiệp nhà
nước, công nhân vẫn là người lao động làm thuê. Các xí nghiệp nhà nước được sử
dụng như những công cụ chủ yếu phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền, vì
vậy công nhân vẫn không phải là người chủ đối với tư liệu sản xuất của xí nghiệp
nhà nước.
- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước là sự tham gia của nhà nước tư sản vào việc điều tiết quá trình
kinh tế. V.I.Lênin viết: "Sự tập trung hóa và quốc tế hóa của tư bản ngày càng có
quy mô rất lớn. Chủ nghĩa tư bản độc quyền biến thành chủ nghĩa tư bản độc

quyền nhà nước; do tình thế thúc bách nên trong nhiều nuớc đã phải thi hành việc
điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối".
Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế
và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống
chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc


quyền. V.I.Lênin đã nói về sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản Đức thời kỳ đầu
thế kỷ XX như sau. "ở Đức, người ta đạt tới chỗ là việc lãnh đạo sinh hoạt kinh tế
của 66 triệu người là từ một trung tâm; việc tổ chức nền kinh tế quốc dân của 66
triệu người là do một trung tâm, làm cho tuyệt đại đa số nhân dân phải chịu những
hy sinh lớn nhất để cho "30.000 phần tử thuộc tầng lớp trên" có thể bỏ túi hàng tỷ
lợi nhuận chiến tranh và khiến hàng triệu người bị đưa vào lò sát sinh vì lợi ích của
những đại biểu "thượng lưu và ưu tú" trong dân tộc".
Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều
tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống
lạm phát: chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối
ngoại. Các công cụ chủ yếu nhà nước tư sản dùng để điều tiết kinh tế và thực hiện
các chính sách kinh tế là ngân sách, thuế, hệ thống liền tệ - tín dụng, các doanh
nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ hành
chính - pháp lý.
Theo Lênin: CNTB lũng đoạn Nhà nước là giai đọan tột cùng của CNTB sau
này gọi là CNTB cổ điển : “ Cách mạng có thể nổ ra ở một nước tách riêng ra
nhưng CNXH thì không thể phát triển ở một nước tách riêng ra”.
4. Một số quan điểm về chủ nghĩa tư bản Nhà nước (lũng đoạn Nhà nước)
- Quan điểm tiếp cận của PGS Lê Văn Sang
CNTB lũng đoạn Nhà nước theo quan điểm của nhà khoa học Lê Văn Sang ông
đồng tình với quan điểm của Lênin: CNTB lũng đoạn Nhà nước biểu hiện phương

thức sở hữu/ quản lí xã hội của CNTB trong một thời kỳ xác định của CNTB, đó là
sự dung hợp các công ty tư bản độc quyền với Nhà nước để tao thành 1 cỗ máy
quyền lực khổng lồ phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản.
Theo Lê Văn Sang sự xuất hiện của CNTB lũng đoạn Nhà nước gắn với CNTB cổ
điển.
CNTB lũng đoạn Nhà nước xuất hiện như một tất yếu kinh tế trở thành xương cốt
của CNTB hiện đại.


Trong CNTB hiện đại cá tổ chức độc quyền vẫn không ngừng lớn mạnh, vương
lên thành các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, nhưng không còn vị trí thống trị
đời sống kinh tế, chính trị xã hội như cũ được nữa. tính chất tư nhân giảm dần, tính
chất xã hội tăng lên ngay trong lòng các tổ chức này, được phản ánh trước hết ở
quy mô cổ phần hóa ngày càng lớn, ở sự tách rời giữa quyền sở hữu tư bản với
quyền sử dụng tư bản ngày một sâu.
Trong CNTB hiện đại sự phát triển ngày càng không đều theo hướng ngày
càng tăng cường ảnh hưởng tác dụng lan tỏa các nước TBCN trung tâm sang các
nước TBCN ngoại vi, tạo ra sự phát triển rút ngắn của một số nước đi sau, hình
thành một thi trường ngày càng thống nhất, phát triển đa dạng, phong phú, làm
xuất hiện nền kinh tế toàn cầu hóa.
- Quan điểm tiếp cận và nền tảng nhận thức của PGS Vũ Ngọc Oanh
Theo Vũ Ngọc Oanh CNTB lũng đoạn nhà nước trở thành một nhân tố thúc đẩy
dân chủ hóa, văn minh hóa, tiến bộ hóa. Tuy nhiên tính chất lực lượng sản xuất vẫn
không thay đổi cho dù nó chuyển sang trình độ cao hơn, nó vẫn là sản xuất dựa vào
tài nguyên, vẫn thoải mãn những nhu cầu vật chất là chủ yếu. chỉ là hình thức quá
độ chuẩn bị những tiền đề cho CNTB hiện đại. Nền văn minh công nghiệp lâm vào
khủng hoảng nó đặt ra yêu cầu mới làm xuất hiện cách mạng khoa học công nghệ
và dẫn đến xuất hiện nền văn minh mới chuyển CNTB sang mô hình mới.
Sự cáo chung của CNTB cổ điển chưa tạo ra CNTB hiện đại, mà chỉ chuyển
sang một giai đoạn phát triển mới là CNTB độc quyền Nhà nước. Tuy có sự điều

tiết của Nhà nước tạo ra xu hướng dân chủ hóa xã hội tư sản, nhưng CNTB Nhà
nước vẫn là xã hội công nghiệp.
Tuy vậy, chính CNTB độc quyền Nhà nước đã đẩy mạnh công nghiệp hóa phát
triển đến tột đỉnh, mở đường cho cách mạng khoa học và công nghệ xuất hiện, tạo
ra nền văn minh mới, tạo ra CNTB hiện đại.
Như vậy dù có những quan điểm tiếp cận, nhìn nhận ở nhiều góc độ khác
nhau về CNTB lũng đoạn Nhà nước. Nhưng đặc điểm, bản chất của nó vẫn không
thay đổi. Điều đó cho thấy sự tồn tại của CNTB lũng đoạn Nhà nước là một tất yếu
của lịch sử.




×