Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

thuat ngu dia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.36 KB, 4 trang )

+ Góc chiếu xạ (góc nhập xạ) là góc được tạo bởi giữa tia nắng Mặt Trời và bề
mặt nằm ngang.
+ Gió là hiện tượng chuyển động của không khí theo chiều ngang, từ nơi có khí
áp cao về nơi có khí áp thấp. Mức chênh khí áp càng lớn, gió càng mạnh. Trên
bề mặt Trái Đất, những vành đai khí áp cao và khí áp thấp được phân bố theo
quy luật do đó các vành đai gió thường xuyên cấp hành tinh như: gió mùa, g ió
Tín phong, gió Tây ôn đới... Các loại gió khác được coi là gió địa phương như:
gió đất - gió biển, gió phơn, gió núi - gió thung lũng ... Tốc độ của gió được
tính bằng m/s, km/h hoặc theo thang độ gió Bôpho với 12 cấp
Gió Đông cực là loại gió thổi từ các áp cao địa cực đến các khu áp thấp ôn đới.
Gió này từ miền lạnh thổi đến miền ấm, nên càng xuống, hơi nước càng xa điểm
bão hoà, càng khó có mưa. Gió địa cực thường là gió khô. Các áp cao địa cực
tồn tại suốt năm vì mặt đất hay mặt biển đều đóng băng vĩnh viễn, không khí
trên hai cực rất lạnh. Không khí ấy chuyển về ôn đới, chếch thành gió địa cực
Đông Bắc ở bán cầu Bắc và Đông Nam ở bán cầu Nam.
+ Gió đất - gió biển là loại gió địa phương có tính chất thường xuyên, thổi ở
vùng bờ biển. Ban ngày, gió thổi từ biển vào bờ tràn lên đất liền gọi là gió biển.
Ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển gọi là gió đất. Gió thường đổi hướng vào
thời gian gần trưa (khoảng 10 giờ) và gần nửa đêm (22 giờ)
mùa đông và mùa hạ đều không đem mưa tới.
+ Gió mùa là loại gió thổi trên những vùng rộng lớn của các lục địa Á, Phi và
Ôxtrâylia theo mùa (chủ yếu trong các mùa hạ và đông). Nguyên nhân sinh ra
gió mùa rất phức tạp. Ở đây có sự ảnh hưởng rất rõ rệt của sự tác động qua lại
giữa lục địa và đại dương, giữa các khối khí di chuyển theo hướng tín phong ở
hai bán cầu và cả của những dạng địa hình lớn như các khối núi và cao nguyên
đồ sộ ở Trung Á, Tây Tạng v.v... Khu vực có gió mùa điển hình là Ấn Độ và
Đông Nam Á. Ở châu Á, về mùa đông có gió mùa đông bắc, về mùa hạ có gió
mùa đông nam và tây nam. Mùa đông nói chung khô hanh, còn mùa hạ mưa
nhiều.
Ở châu Phi, gió mùa có cả ở Đông Phi và Tây Phi, mùa đông có gió khô hanh từ
hoang mạc thổi ra, mùa hạ có gió tây nam đem theo nhiều mưa. Ở Đông Phi do


lục địa được phân bố đều ở cả hai bán cầu nên hai loại gió mùa:
1
Gió núi- thung lũng là loại gió địa phương ở vùng núi. Ban ngày gió thổi từ các
thung lũng lên cao theo sườn núi gọi là gió thung lũng , còn ban đêm lại từ các
sườn núi cao thổi xuống thung lũng gọi là gió núi
+ Gió phơn là loại gió địa phương thổi vượt qua núi. Khi vượt núi có hiện tượng
ngưng tụ hơi nước và mưa do không khí càng lên cao, càng hoá lạnh. Khi vượt
qua núi không khí trở nên khô và nóng. Cuối cùng khi xuống đến chân núi, trở
thành một loại gió rất khô và nóng. Loại gió khô nóng thổi trong mùa hạ từ sườn
Tây sang sườn Đông dãy Trường Sơn ở nước ta chính là loại gió phơn mà nhân
dân ta quen gọi là gió Lào.
+ Gió Tây ôn đới là loại gió cấp hành tinh, xuất phát từ các khu áp cao cận nhiệt
đới, thổi tương đối thường xuyên và gần như quanh năm về phía các vùng cực.
Theo sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, về mùa đông, giới hạn phía nam
của khu vực có gió Tây ở bán cầu Bắc lùi xuống, lấn cả vào khu vực Địa Trung
Hải và vùng lặng gió chí tuyến, làm cho các khu vực này có mưa (vào mùa
đông). Vào mùa hạ, giới hạn của khu vực có gió Tây lại tiến lên phía Bắc, vì vậy
ở bán cầu Bắc, chỉ có khu vực từ vĩ tuyến 35
o
B trở lên, mới có gió Tây thổi
quanh năm. Tình hình ở bán cầu Nam cũng tương tự như vậy. Sở dĩ gọi là gió
Tây, vì hướng chủ yếu của loại gió này là hướng Tây (thực ra ở bán cầu Bắc là
tây nam, còn ở bán cầu Nam là tây bắc). Ở bán cầu Bắc, gió Tây có hướng hay
thay đổi và
cường độ không ổn định. Thậm chí, ở châu Âu, có lúc gió Tây chuyển thành gió
Đông, vì vậy trong khu vực có gió Tây thổi, về mùa đông, thời tiết chuyển biến
rất phức tạp. Các khu áp thấp và áp cao luôn luôn thay thế nhau. Ở bán cầu
Nam, gió Tây phần lớn thổi trên mặt đại dương, nên tương đối ổn định và theo
đúng quy luật hơn.
+ Gió Tín phong là loại gió thường xuyên thổi trên mặt đất từ vùng áp cao chí

tuyến về vùng áp thấp xích đạo, theo hướng đông bắc-tây nam ở nửa cầu Bắc và
hướng đông nam-tây bắc ở nửa cầu nam. Vì tính chất thường xuyên và tương
đối ổn cố định của nó, nên loại gió này được coi là đáng tin cậy (tín phong) đối
với những người đi biển. Người Anh gọi gió này là Mậu dịch phong, bởi trước
đây nó đã giúp đắc lực cho việc đi lại trên biển của các thuyền buôn nước Anh
trên Đại Tây Dương sang phương Đông và các vùng đất mới. Vào những thời kỳ
2
hạ chí và đông chí, khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên các vùng chí tuyến
Bắc và Nam, tín phong của hai bán cầu lần lượt vượt qua xích đạo và đổi hướng.
Tín phong của Bắc bán cầu chuyển hướng thành gió tây bắc-đông nam, còn Tín
phong của bán cầu Nam lại chuyển hướng thành gió tây nam-đông bắc.
+ Hành tinh là các thiên thể chuyển động xung quanh một thiên thể khác lớn
hơn. Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn cùng chuyển động xung quanh Mặt
Trời (tính theo xa dần Mặt Trời) là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao
Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương. Các
hành tinh này đều chuyển động theo những quỹ đạo hình elíp. Các hành tinh
cũng không tự phát ra ánh sáng, mà chỉ phản xạ ánh sáng của Mặt Trời chiếu
vào. Ngoài 9 hành tinh trên trong hệ Mặt trời còn có hàng nghìn tiểu hành tinh
(quay xung quanh Mặt trời ở khoảng giữa Hoả tinh và Mộc tinh), các sao chổi
(cũng là những hành tinh có quỹ đạo hình elíp rất dẹt)
Trong quá trình Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo, hàng năm vào ngày 22
tháng 6 Trái Đất đến một vị trí ở gần mút hoàng đạo gọi là Hạ chí . Lúc đó đầu
phía Bắc của trục Trái Đất quay về phía Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời chiếu
thẳng góc trên mặt đất ở vĩ độ 23
o
27'B lúc 12 giờ trưa, vòng vĩ tuyến 23
o
27'B đó
gọi là Chí tuyến Bắc.
+ Hồ là những vùng đất thấp của lục địa có chứa nước thường xuyên nhưng

khác với sông ngòi là đáy có dạng lòng chảo.
+ Hồ nhân tạo thường được thiết kế bằng cách xây đập ngăn nước ở một khúc
sông để thực hiện các mục đích: điều hoà dòng chảy, xây dựng trạm thuỷ điện,
cung cấp nước cho hệ thống tưới tiêu hoặc trữ nước cho sinh hoạt và nuôi trồng
thuỷ sản. Ví dụ: hồ chứa nước cung cấp nước cho trạm thuỷ điện Thác Bà, Trị
An, Đa Nhim, hồ chứa nước Núi Cốc (Thái Nguyên), Suối Hai (Hà Tây)…
Theo cách phân loại hồ của O.A,Alekin (dựa vào nồng độ muối để phân loại)
thì hồ nước mặn là những hồ có nồng độ muối hoà tan lớn hơn 24,7% như :
Lucusan, Horsema, Tử Hải…
+ Hang động và thạch nhũ
Hang động đá vôi là khoảng rỗng có kích thước to, nhỏ khác nhau, hình thành
trong các khu vực núi đá vôi do tác dụng hoà tan chất vôi của nước có chứa một
lượng axit cácbônic cao.
3
+ Họng núi lửa là ống thoát để đưa vật chất từ lòng đất ra ngoài.
Do Trái Đất có dạng hình cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên ở khắp mọi
nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
+ Hệ Mặt Trời là hệ thống các thiên thể bao gồm Mặt Trời, toàn bộ các hành
tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh và các sao chổi quay xung quanh Mặt Trời
+ Hệ Ngân Hà là tập hợp sao có hình dạng giống như một thấu kính lồi ở giữa,
có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và chiều dày khoảng 15.000 năm
ánh sáng
+ Hệ thống sông ngòi là tập hợp các sông của một lãng thổ nhất định, hợp nhất
với nhau và mang nước ra khỏi lãnh thổ dưới dạng một dòng chảy chung. Một
hệ thống sông bao gồm dòng chính là dòng chảy lớn nhất, các phụ lưu là các
dòng chảy nhỏ vào dòng chảy chính, các chi lưu là các dòng chảy tiêu nước cho
dòng chính
+ Hoàn lưu khí quyển là vòng quay của không khí trong khí quyển được biểu
hiện bằng hệ thống gió có quy mô hành tinh, xuất hiện trên bề mặt Trái Đất.
Hoàn lưu khí quyển có tác dụng điều hoà và phân bố lại nhiệt, ẩm làm giảm bớt

dự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm giữa các vùng vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
Hoang mạc là vùng rộng lớn, gần như hoang vu, có khí hậu rất khắc nghiệt, giới
động thực vật hết sức nghèo nàn.
Có hai loại hoang mạc: hoang mạc lạnh ở những vùng gần cực và hoang mạc
nóng ở các vùng vĩ độ thấp.
+ Hoang mạc hóa là quá trình biến dần các vùng đất thành hoang mạc ở những
nơi có hiện tượng xói mòn dữ dội, hoặc bị các cồn cát di động vùi lấp, hoặc có
lớp phủ thực vật bị phá hoại do con người, do tình trạng chăn thả súc vật quá
mức (như ở châu Phi)
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×