Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá năng lực quản lý nhà nước bằng cách nào? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.62 KB, 6 trang )

Đánh giá năng lực quản lý nhà nước bằng
cách nào?
Những nỗ lực nghiêm túc thực hiện cải cách có thể cho phép cải thiện
chất lượng quản lý và giảm tình trạng tham nhũng chỉ trong vòng chưa
đầy một thập kỷ.
Báo cáo mới được công bố của Ngân hàng thế giới “Gorvernance
Matters, 2006: Wolrdwide Governace Indicateurs” (tháng 9-2006) đã
cho thấy hiệu quả quản lý hoàn toàn có thể đánh giá được và có thể đạt
được bởi bất kỳ quốc gia nào.
Dù luôn là một chủ đề nhạy cảm và thường được hiểu một cách không
đầy đủ, vấn đề năng lực và hiệu quả quản lý đang ngày càng thu hút sự
quan tâm đáng kể trên phạm vi toàn cầu.
Hiệu quả quản lý được nói đến như một công cụ quan trọng đảm bảo
chất lượng phát triển. Không thể phủ nhận rằng cải thiện chất lượng
quản lý sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện điều kiện sống của
người dân trong các nước đang phát triển. Thực tế những năm vừa qua
cho thấy nhiều nước đã có thể triển khai những cải cách đem lại hiệu quả
nhanh chóng, đặc biệt việc cải thiện chất lượng quản lý về dài hạn có thể
cho phép tăng thu nhập bình quân đầu người gần ba lần.
Daniel Kaufmann, giám đốc chương trình quản lý toàn cầu thuộc Viện
Nghiên cứu quản lý và chống tham nhũng của Ngân hàng thế giới nhận
định: “Chất lượng quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu để cải thiện
chất lượng sống, đây là quan niệm đang ngày càng phổ biến trên thế
giới, trong giới lãnh đạo, ở các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài
trợ, các nhà đầu tư nước ngoài cũng như người dân”. Và do vậy, “nhiều
chính phủ đã tiến hành cải cách để cải thiện sự minh bạch của nền hành
chính công, nhất là trong các lĩnh vực như đấu thầu các công trình nhà
nước, sử dụng tài sản công, quản lý ngân sách, và ở nhiều nước người
dân cùng các phương tiện thông tin đại chính ngày càng có cơ hội tham
gia quản lý. Điều này có thể cho phép cải thiện chất lượng quản lý, tăng
hiệu quả tài trợ và giảm đói nghèo”.


Nhưng do quản lý là một khái niệm có tính bao trùm, liên quan đến
nhiều khía cạnh khác nhau từ chính trị, thể chế, kinh tế và việc đánh giá
một cách chính xác chất lượng quản lý nên đây là một công việc toàn
diện chứ không chỉ dựa vào những thăm dò dư luận hay những báo cáo
do chính những cơ quan quản lý thực hiện mà kết quả thường cao đến
đáng ngờ (!).
Những chỉ số mà Ngân hàng thế giới đưa ra trong Gorvernance Matters,
2006: Wolrdwide Governace Indicateurs được xây dựng trong giai đoạn
1996-2005, dựa trên các tính toán tại hơn 200 quốc gia và trên nhiều
thông số khác nhau, thu thập khoảng 120.000 câu trả lời của người dân,
chuyên gia các lĩnh vực, các doanh nghiệp và từ 30 nguồn khác nhau có
thể xem là một công cụ đầy đủ nhất có thể cho phép chính phủ các nước
sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý của mình.
Các chỉ số này cho phép đánh giá sáu nội dung cơ bản sau:
1. Biết lắng nghe và báo cáo, giải trình - cho phép đánh giá quyền chính
trị, dân sự và nhân quyền ở các nước.
2. Ổn định chính trị và tình hình bạo lực - đánh giá tình hình bạo lực
chống lại chính phủ hay những biến động về chính trị, trong đó có cả
khủng bố.
3. Hiệu quả của nền hành chính công - đo lường năng lực của các cơ
quan hành chính, mức độ quan liên và chất lượng các dịch vụ công.
4. Tính ổn định của luật pháp - đánh giá những biến động chính sách có
thể không thuận lợi đối với thị trường.
5. Nhà nước pháp quyền - đánh giá chất lượng của việc thực hiện các
hợp đồng, hoạt động cảnh sát và tòa án, tính độc lập của hoạt động tư
pháp, tình hình tội phạm.
6. Chống tham nhũng - đánh giá tình hình lạm dụng quyền lực công để
đạt các lợi ích cá nhân.
Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới, nhiều nước đã đạt được những
kết quả tích cực sau khi tiến hành cải cách trên các lĩnh vực khác nhau.

Chẳng hạn như Peru, Ghana, Tanzania, Mehico đã đạt được những tiến
bộ đáng kể về việc “Biết lắng nghe và báo cáo, giải trình” hay Bulgaria,
Cộng hòa Slovaquia, Romania trên nội dung “Hiệu quả nền hành chính
công”, Armenia, Hungary, Lituanie trên khía cạnh “Tính ổn định của
luật pháp” Báo cáo cũng đã phá tan cái gọi là “chủ nghĩa bi quan châu
Phi” (theo đó châu Phi không còn hi vọng nào để phát triển) và chỉ ra
rằng trong vòng một thập kỷ qua, một số nước khu vực này như
Tanzania, Ghana, Botsawna, Mozambique , thông qua việc triển khai
các chính sách cải cách đã tiến bộ rất nhiều trên nhiều lĩnh vực của quản
lý, cho phép đạt được những kết quả phát triển khả quan.
Các chỉ số đánh giá năng lực quản lý của Ngân hàng thế giới cung cấp
nhiều thông tin về mối liên hệ giữa chất lượng của các thể chế hành
chính công và kết quả kinh tế - xã hội và đặc biệt chỉ rõ rằng việc cải
thiện chất lượng quản lý sẽ cải thiện được chất lượng sống, giảm được
tình trạng nghèo đói. Cải thiện chất luợng quản lý trong các nuớc đang
phát triển có thể đem lại những kết quả quan trọng đối với quá trình phát
triển và nhất là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới Việt Nam trên thực tế đã có nhiều
nỗ lực để tăng cường năng lực quản lý nhà nước nói chung nhưng một
điều rõ ràng là hãy còn thiếu một tầm nhìn dài hạn và một chương trình
cải cách toàn diện.
TRƯỜNG GIANG

×