Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.03 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÃ THỊ THANH NGA

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ THANH HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60.22.01.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Diêu Thị Lan Phƣơng

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 6
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
5. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 9
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CỦA THANH HẢI .................................................... 10

1.1. Một số vấn đề lí luận về Thế giới nghệ thuật .............................................. 10
1.1.1. Khái niệm Thế giới nghệ thuật............................................................... 10
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình .................................................... 12


1.2. Hành trình sáng tác thơ Thanh Hải .............................................................. 13
1.2.1.

Thơ Thanh Hải trong dòng chảy chung của thơ kháng chiến
chống Mĩ ............................................................................................. 13

1.2.1.1. Thơ chống Mĩ - một nền thơ chiến đấu. ............................................. 14
1.2.1.2. Thơ chống Mĩ- bài ca thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam ............................................. 17
1.2.1.3. Thơ chống Mĩ- Tiếng nói thống nhất đa dạng.................................... 20
1.2.2.

Vài nét về Thanh Hải .......................................................................... 24

1.2.2.1. Thơ Thanh Hải trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ............................ 24
1.2.2.2. Thơ Thanh Hải trong cuộc sống hoà bình .......................................... 29
CHƢƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG VÀ HÌNH TƢỢNG
TRONG THƠ THANH HẢI................................................................................ 31

2.1. Những nguồn cảm hứng trong thơ Thanh Hải ............................................. 31
2.1.1. Cảm hứng đất nước và thời đại trong chiến tranh............................... 31
2.1.2. Cảm hứng về con người ...................................................................... 38
2.1.3. Cảm hứng về đời thường trong cuộc sống hòa bình ........................... 41
1


2.2. Hình tượng trong thơ Thanh Hải .................................................................. 44
2.2.1. Cái tôi Trữ tình ....................................................................................... 44
2.2.1.1. Khái niệm về cái tôi trữ tình. .............................................................. 44
2.2.1.2. Cái tôi công dân trong chiến tranh ...................................................... 46

2.2.1.3 Cái tôi nghị lực trong cuộc sống hòa bình. .......................................... 49
2.2.2. Những hình ảnh tiêu biểu .......................................................................... 51
2.2.2.1. Hình ảnh những người chiến sĩ trung kiên.......................................... 51
2.2.2.2. Hình ảnh Hồ Chí Minh ........................................................................ 56
2.2.2.3. Hình ảnh nhân dân .............................................................................. 58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG THƠ
THANH HẢI ....................................................................................................... 64

3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tượng .............................................. 64
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ............................................................................... 71
3.3 Thể thơ........................................................................................................... 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nói đến thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước, chúng ta không thể không nhắc tới nhà thơ Thanh Hải. Người đọc biết
đến thơ ông vào đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Những bài thơ ấy đã tạo ra
được tiếng vang lớn bởi thuyết phục thế hệ bạn đọc trẻ lúc bấy giờ không chỉ
bằng sự nhiệt tình nóng bỏng, bằng sức hấp dẫn của những vấn đề đặt ra mà còn
vì sự ra đời của nó trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ của dân tộc.
Từ tập thơ đầu tay của ông “Những đồng chí trung kiên” (1962) đến
“Huế mùa xuân” ( tập 1 năm 1970, tập 2 năm 1975) và tiếp sau đó là “Dấu võng
Trường Sơn” (1977), “Mưa xuân đất này” (1982) đã thể hiện một cách chân
thành những cảm xúc của tác giả đối với quê hương, đất nước, con người trong
những năm tháng vô cùng khốc liệt của cuộc chiến tranh và những giây phút hòa

bình. Một thành phố Huế bình yên, thơ mộng bỗng trở thành chiến trường ác
liệt. Một khung trời bình yên của vùng quê thanh bình trong tâm trí nhà thơ
bỗng chốc trở thành khung trời ám ảnh bao nỗi đau đớn trong lòng người đọc.
Cùng với các nhà thơ Dương Hương Ly, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Viễn Phương,
Nguyễn Khoa Điềm,...nhà thơ Thanh Hải đã tạo ra một dấu ấn riêng biệt trong
lòng bạn đọc. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc, đất nước được
sống trong hòa bình với cuộc sống no ấm của nhân dân thì thơ Thanh Hải vẫn
gây được sự chú ý nhiều của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, trong đó
phải kể đến những bài thơ được in trong tập “Mưa xuân đất này” đặc biệt là bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được ông sáng tác trước khi con tim ông ngừng đập.
Thơ của Thanh Hải từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường,
vì thế việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải được đặt ra như một
nhu cầu bức thiết đối với mỗi người đọc chúng ta. Với luận văn này, chúng tôi
hi vọng ít nhiều sẽ góp phần giúp chúng ta mở rộng kiến thức trong quá trình
giảng dạy trên lớp đồng thời giúp những bạn đọc yêu mến thơ Thanh Hải có một

3


cái nhìn khái quát, sâu sắc và đầy đủ hơn về một nhà thơ, một người chiến sĩ
cách mạng.
2. Lịch sử vấn đề
Thanh Hải sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề dạy học, mẹ
là một phụ nữ nông thôn chân chất hiền lành, đôn hậu. Từ nhỏ ông đã sớm hiểu
chuyện đời, lại được thừa hưởng chất trí tuệ của người cha nên Thanh Hải say
mê văn chương nghệ thuật. Thế nhưng mãi đến những năm 60 của thế kỉ người
đọc mới biết đến thơ ông. Năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng công bố Giải
thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Có tất cả 54 tác phẩm được
tặng thưởng. Trong 15 giải chính thức về thơ có 4 giải chính. Đó là tập Quê
hương của Giang Nam, Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Những đồng chí

trung kiên của Thanh Hải, và Tập thơ của nhiều tác giả. Từ đây Thanh Hải bắt
đầu được khẳng định.
Sự nghiệp sáng tác của Thanh Hải không nhiều, chỉ gồm các tập thơ
“Những đồng chí trung kiên” (1962), “Huế mùa xuân” (tập 1-1970, tập 2-1975),
“Dấu võng Trường Sơn” (1977), “Mưa xuân đất này” (1982). Nhưng trong các
tác phẩm của Thanh Hải đều thể hiện một cảm xúc chân thành, nhiệt huyết của
người lính trẻ trong chiến tranh. Trong những tác phẩm của Thanh Hải đều thể
hiện một cảm xúc đầy chân thành, nhiệt huyết của người lính trẻ trong chiến
tranh “người đọc tìm thấy ở ông sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa lòng
khát khao lí tưởng với những tình cảm riêng tư của con người. Bước vào chiến
tranh đã có sau lưng một thời của tuổi trẻ sôi nổi, một lí tưởng cách mạng rõ
ràng và lòng tin vào con đường mà dân tộc đã chọn” [28 tr 481]. Đây chính là
một đặc điểm quan trọng làm nên chất men trong cảm hứng của thơ Thanh Hải
nói riêng và thơ của thế hệ các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ nói chung.
Vì vậy mà thơ Thanh Hải đã dành được sự quan tâm, góp ý của độc giả và các
nhà nghiên cứu phê bình.
Điểm qua lịch sử nghiên cứu thơ Thanh Hải, chúng tôi nhận thấy
không nhiều bài viết về tác giả này. Và các bài nghiên cứu, phê bình của các
tác giả đi trước mới chỉ là các bài viết giới thiệu về tập thơ, những bài riêng lẻ,
những khía cạnh nổi bật nào đó trong thơ hay có khi chỉ là những bài phê bình
4


ngắn gọn, sơ lược về phong cách nghệ thuật của thơ ông. Tất cả những bài viết
đó được in trên các tạp chí, báo, hoặc được sưu tập lại cùng với một số nhà thơ
khác như công trình nghiên cứu của Vũ Tiến Quỳnh “Thu Bồn, Lê Anh Xuân,
Thanh Hải, Giang Nam, Viễn Phương- Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê
bình- Bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Năm 1960 với bài thơ Mồ anh hoa nở, Thanh Hải đã giành giải nhất
cuộc thi thơ báo Thống Nhất. Nhà phê bình Hoài Thanh nhân sự kiện này đã có

đôi lời viết về Thanh Hải: “Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một
khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà
thơ lớn vẫn rất quý” [41, tr 12]. Lời nhận xét ấy của Hoài Thanh phải chăng một
lần nữa chứng minh Thanh Hải là một nhà thơ chiến sĩ, nhà thơ cách mạng.
Nhiều bài thơ của Thanh Hải đã được bạn đọc nhớ tới như các bài Tấm băng vẫn
đi đầu, A Vầu không chết, Mồ anh hoa nở, Núi vẫn nhớ người vẫn thương… Sau
này tập hợp in thành tập thơ Những đồng chí trung kiên (NXB Văn học, Hà Nội,
1962). Tập thơ Những đồng chí trung kiên gồm những bài thơ được viết trong
một thời kỳ gian khổ của cách mạng miền Nam (giai đoạn 1954-1960). Những
bài thơ kể lại một cách bình dị mà sâu sắc tội ác của kẻ thù, tình cảm xót xa của
sự chia cắt và cách biệt, niềm khát khao Bắc Nam thống nhất đồng thời nêu cao
tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân và các chiến sĩ cách
mạng miền Nam.
Năm 1980, trước khi trái tim ngừng đập, ông còn để lại cho đời khao
khát, ước mơ cháy bỏng được dâng hiến cho quê hương, đất nước qua bài thơ
“Mùa xuân nhỏ nhỏ” làm rung động hàng triệu trái tim độc giả.
Như vậy, vẻ đẹp trong thơ Thanh Hải rất phong phú, đa dạng nhưng
chưa được khai thác nhiều. Với Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải, chúng tôi
hi vọng sẽ làm nổi bật được những vẫn đề thú vị, cũng như sự vận động về tư
tưởng của một nhà thơ cách mạng.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề Thế giới nghệ thuật qua các
tập thơ:
5


- Những đồng chí trung kiên- Nxb Văn học, 1962
- Huế mùa xuân- Nxb Văn nghệ Giải phóng, 2 tập ( tập 1- 1970, tập 2-1975)
- Dấu võng Trường Sơn- Nxb Văn học Hà Nội 1977

- Mưa xuân đất này- NxbTác phẩm mới Hà Nội- 1982)
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Để tìm hiểu đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải, ngoài khảo sát và
trích dẫn các tập thơ chính của ông, chúng tôi còn mở rộng, liên hệ nền thơ ca
chống Mĩ và các tác giả khác.
3.3. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong thơ Thanh Hải, người
đọc phần nào hiểu được phong cách thơ Thanh Hải cũng như những đóng góp
của ông đối với nền thơ ca chống Mĩ.
Từ thế giới nghệ thuật của một nhà thơ, công trình cũng hướng đến và chỉ
ra được những đặc tính chung nhất trong thơ ca của các tác giả cùng thời.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
Sử dụng phương pháp phân tích, chúng tôi đi sâu vào từng bài thơ, tập
thơ cụ thể để khai thác thế giới nghệ thuật, cái tôi trữ tình. Từ đó nhằm làm nổi
bật những đặc điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật thơ Thanh Hải.
4.2. Phương pháp phân tích tiểu sử- xã hội
Tiểu sử và xã hội có một ảnh hưởng không nhỏ đến những cung bậc tình
cảm của mỗi người nghệ sĩ. Với phương pháp này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ
nét về tâm hồn thơ Thanh Hải.
4.3. Phương pháp phân tích tác phẩm
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói
chung nên chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để phân tích câu thơ, khổ
thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho những
luận điểm trong luận văn.
4.4. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp:
Sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa nhằm tìm ra một các chính
xác số lần xuất hiện của các hình tượng và so sánh được tần suất xuất hiện giữa
6



các hình tượng. Từ đó khái quát lại, rút ra đặc điểm chung và riêng của thơ
Thanh Hải ở chặng trước và trong thời kì đổi mới.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác thơ của
Thanh Hải.
Chương 2: Những nguồn cảm hứng chính và hình tượng trong thơ Thanh Hải
Chương 3: Một số nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Thanh Hải.
Tài liệu tham khảo

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Vũ Tuấn Anh, Nửa thế kỉ thơ Việt Nam (1945-1975), Nxb Khoa học Xã hội
Hà Nội.

2.

Lại Nguyên Ân (1996), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

3.

Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.


4.

Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

5.

Lê Tiến Dũng, Thanh Hải, nhà thơ như tôi từng biết, Tạp chí Sông Hương,
trang 12, số 306, (8/2014).

6.

Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học,
Hà Nội.

7.

Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb
Khoa học, Hà Nội.

8.

Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn
học, Hà Nội.

9.

Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Hà Minh Đức (1999), Lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Hà Minh Đức chủ biên (2001), Tác phẩm văn học- Bình giảng và phân

tích, Nxb Văn học, Hà Nội.
12. M.Gorki (1965), Bàn về văn học, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.
13. Tuyển tập thơ Thanh Hải ( 2010), Nxb Thuận Hóa.
14. Thanh Hải, Nhà thơ cách mạng miền Nam, trang 12 đến 25, Tạp chí Văn
hóa, Du lịch số 1 ( bộ mới), ngày 11/11/2012.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1997), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Hoàn, Ngô Thị Bích Hường biên soạn (1999), Nhà văn và
tác phẩm trong nhà trường ( Viễn Phương, Thanh Hải, Nguyễn Khoa
Điềm), Nxb Giáo dục Hà Nội

8


17. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin
Hà Nội.
18.

Lê Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước thời kì 1945,
Nxb ĐHQG Hà Nội.

19. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học Xã hội
Hà Nội.
20. Mã Giang Lân (2003), Thơ hiện đại Việt Nam- Những lời bình, Nxb Giáo
dục Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau
cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục Hà Nội.
23. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ tìm hiểu, thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới

Hà Nội.
24. Ngô Văn Phú (1999, sưu tầm), Tuyển tập thơ Việt Nam- giai đoạn chống
Mĩ cứu nước, Nxb Hội nhà văn Việt Nam.
25. Vũ Quần Phương (1997), Thơ và lời bình, Nxb Giáo dục Hà Nội.
26. Phương Lựu (1986, 1987, 1988), Lí luận văn học ( tập I, II, III), Nxb Giáo
dục Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Tác
phẩm mới Hà Nội.
28. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, Nxb Giáo dục Hà Nội.
29. Nhiều tác giả (1971), Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học Hà Nội.
30. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội
Hà Nội.
31. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
32. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975-1990), Nxb ĐHQG Hà Nội.

9


33. Vũ Tiến Quỳnh (1998), Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình- bình
luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam, Nxb Văn
nghệ TP HCM.
34. Trần Đình sử (1998), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, BGD và ĐT- Vụ
giáo viên Hà Nội.
35. Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb ĐH Giáo dục
Hà Nội.
36. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử,
Nxb ĐHQG Hà Nội.

38. Vũ Văn Sỹ (2005), Mạch thơ trong nguồn thế kỉ, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
39. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hóa thông
tin Hà Nội.
40. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb
Văn học, Hà Nội.
41. Hoàng Trung Thông chủ biên (1979), Văn học Việt Nam chống Mĩ cứu
nước, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.
42. Vũ Duy Thông (2001), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 19451975, Nxb Hà Nội.
43. Hoài Thanh, Thơ Thanh Hải, một lời ca chân chất, bình dị của miền Nam bất
khuất, kiên cường, Tạp chí Văn học, từ trang 12 đến trang 23, số 7 (1964).
44. Võ Văn Trực (1985), Gương mặt quê hương, gương mặt nhà thơ, Nxb Báo
Văn nghệ.
45. Viện Văn học (1964), Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1975, Nxb
Văn học, Hà Nội.
46. Trần Đăng Xuyền (2002), Nhà văn- hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,
Nxb Văn học, Hà Nội.
47. Trần Đăng Xuyền (1998), Giảng Văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục
Hà Nội.
10



×