ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯU THỊ TRANG
VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN
BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN BÁO IN
VÀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯU THỊ TRANG
VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN
BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN BÁO IN
VÀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Thắng
Hà Nội - 2016
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện theo đó
chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ trong hệ thống trường
học luôn là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và
toàn xã hội.Mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hệ thống chính sách An sinh xã
hội ở nước ta có những đổi mới căn bản. Sau hơn 20 năm thực hiện, chính
sách, pháp luật BHYT ngày càng hoàn thiện, khẳng định xu thế tất yếu, là
hướng đi đúng, cơ bản và lâu dài để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Là nhóm đối tượng được triển khai thực hiện từ
những năm đầu, chính sách BHYT học sinh, sinh viên ngày càng khẳng định
là một định hướng quan trọng, đúng đắn, có tính chiến lược trong chăm lo,
phát triển nguồn lực con người.
Sau hơn 22 năm cùng với sự phát triển của sự nghiệp BHYT, BHYT
học sinh, sinh viên đã đạt được những thành tựu to lớn, được minh chứng qua
những con số thuyết phục, từ 650 ngàn em tham gia năm học đầu tiên cách
nay 22 năm, đến năm học 2014 -2015 con số đã tăng lên trên 20 lần, với 15
triệu em, chiếm 88,5% tổng số học sinh, sinh viên toàn quốc; nhiều tỉnh,
thành phố gần 100% học sinh, sinh viên đã được BHYT. Theo đó, hàng trăm
ngàn tỷ đồng từ quỹ BHYT học sinh, sinh viên đã được đầu tư, nâng cấp, xây
dựng hệ thống y tế trường học và hàng chục triệu em được khám, chữa bệnh
và hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT với chi phí lớn lên đến vài chục triệu đồng
một lần điều trị [1,2].
1
Thực trạng hiện nay HSSV ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ cao mắc các
bệnh học đường, đó là nỗi lo của các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Những
kết quả nghiên cứu, khảo sát về thực trạng sức khỏe học sinh và môi trường
đang đặt ra yêu cầu giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao
sức khỏe cho học sinh là một vấn đề cấp thiết. Trong điều kiện giá viện phí
ngày càng tăng cao hiện nay, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh
viên thông qua cơ chế BHYT càng có ý nghĩa quan trọng, giúp gia đình các
em vượt qua bẫy nghèo do đau ốm, bệnh tật để tiếp tục học tập, rèn luyện trau
dồi kiến thức, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định, cần được thực hiện
kiên quyết, triệt để hơn, nhưng thực tiễn hơn hai mươi năm ra đời, phát triển,
BHYT học sinh, sinh viên như làn gió mới, làm sống dậy hệ thống y tế trường
học và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn trong giáo dục đạo lý thương yêu đồng
loại “Thương người như thể thương thân”; thiết thực chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe những chủ nhân tương lai của đất nước.
Gần 5 năm thực hiện BHYT học sinh, sinh viên theo Luật BHYT (2008)
và nhất là thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (2014)
năm học 2015 - 2016 vẫn còn gần 12% số HSSV chưa có BHYT [2]. Nguyên
nhân là do còn nhiều phụ huynh chưa thấy được lợi ích từ việc tham gia BHYT
và do Luật BHYT quy định BHYT học sinh, sinh viên là hình thức bắt buộc
nhưng vẫn chưa có biện pháp chế tài, công tác truyền thông còn hạn chế.
Báo chí là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống truyền thông đại
chúng. Nhờ có báo chí thông tin, xã hội từng bước nâng cao nhận thức, hiểu
biết cảm thông, chia sẻ và đồng tình ủng hộ chính sách BHYT nói chung và
chính sách BHYT học sinh, sinh viên nói riêng. Tuy nhiên thực trạng cho
thấy, các thông tin về chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh
viên nói riêng trên các báo in và báo điện tử còn chậm, thiếu tính cập nhật. Số
lượng các bài, tác phẩm có nội dung về BHYT còn ít, chất lượng còn chưa
2
cao, một số báo công bố thông tin lạc hậu, tính xác thực không cao, còn ít bài
viết về gương người tốt trong thực hiện chính sách BHYT [49,50]. Điều đặc
biệt là báo chí chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn giải
thích cho phụ huynh, cho HSSV, lãnh đạo nhà trường và cán bộ ngành giáo
dục để thấu hiểu về việc đổi mới thực hiện BHYT của con em mình, để cùng
bàn bạc, tháo gỡ khó khăn; đây là vấn đề không thể xem nhẹ của các cơ quan
truyền thông. Việc nâng mức đóng đã được quy định trong văn bản pháp luật,
không cần bàn thêm nhưng báo chí phải giải thích để HSSV, phụ huynh hiểu
là vì mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, là vì quyền lợi học sinh,
sinh viên được đảm bảo hơn, kinh phí dành cho chăm sóc sức khỏe ban đầu
được dồi dào hơn. Bên cạnh đó, vai trò của báo chí là tuyên truyền, phổ biến
để công chúng nhìn nhận việc quy định giá trị sử dụng thẻ BHYT học sinh,
sinh viên trong năm tài chính là sự cải tiến tích cực rút ra từ thực tế, có tính
khả thi và thuận lợi cho các bên tham gia, đó là: giảm khó khăn cho phụ
huynh học sinh. Tuy nhiên, thực trạng trên cho thấy công tác tuyên truyền để
HSSV và các bậc phụ huynh hiểu về BHYT chưa đạt yêu cầu. Con số 12% số
HSSV chưa tham gia BHYT cho thấy một nghịch lý là đối tượng truyền
thống, tiềm năng nhất của BHYT bắt buộc lại có mức bao phủ chưa vượt trội
so với các nhóm đối tượng khác. HSSV là thế hệ tương lai cần chăm sóc sức
khỏe ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, mà giải pháp hữu hiệu
nhất là thông qua cơ chế BHYT. Tuy nhiên, do tâm lý, thói quen học sinh,
sinh viên còn thụ động trong tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cần phải có các
biện pháp truyền thông, giáo dục phù hợp, hiệu quả.
Hơn thế nữa ngày nay, đứng trước sự bùng nổ của thông tin, trong đó
thông tin đăng tải trên các trang tin điện tử ngày càng được giới trẻ tiếp cận
nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi và mọi phương tiện kỹ thuật điện tử. Song
hành cùng các báo in, báo điện tử ngày càng được độc giả đặc biệt là những
người trẻ tuổi lựa chọn vì tính ưu việt của nó. Vì vậy, đổi mới nội dung, hình
3
thức chuyển tải thông tin về việc đổi mới trong thực hiện chính sách BHYT
học sinh, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng thông tin triển khai chính sách
BHYT trên các báo in, báo điện tử đang được BHXH Việt Nam và các cơ
quan báo chí nghiên cứu hướng tới và là một yêu cầu cấp thiết.
Để có bằng chứng khoa học góp phần khuyến nghị đến các nhà lãnh
đạo của BHXH Việt Nam, của các Bộ ngành và các cơ quan báo chí trong
việc triển khai thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên lộ trình BHYT toàn
dân. Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Vấn đề đổi mới việc thực
hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt
Nam hiện nay” để xây dựng Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành báo
chí học.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Để có thể đánh giá được việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên
báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát tổng
hợp phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài, bao gồm các
nghiên cứu trực tiếp về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên; cũng như những
nghiên cứu cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của báo chí trong đời sống
xã hội, phương pháp đánh giá hiệu quả của truyền thông đại chúng…
Kết quả cho thấy, những công trình nghiên cứu ở góc độ báo chí học
về vấn đề này hầu như còn bỏ ngỏ. Ở cấp độ Thạc sĩ, gần đây nhất là năm
2014 mới chỉ có 01 Luận văn của tác giả Đinh Thị Hiền, Khoa Báo chí &
Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội với đề tài “Báo chí với vấn đề BHYT trên Báo in hiện nay” [18].
Trong Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu thông tin báo in phản ánh
về BHYT nói chung; nội dung về BHYT học sinh, sinh viên được đề cập rất
ít; đặc biệt cơ sở lý luận về báo chí với vấn đề BHYT học sinh, sinh viên chưa
hề đề cập tới.
Trước đó có một vài Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Báo chí cũng của
khoa Báo chí &Truyền thông nghiên cứu về mối quan hệ của Báo chí với vấn
4
đề BHYT, như tác giả Bùi Đình Cự, thực hiện năm 2000 với đề tài “Báo chí
với chính sách BHYT ở Việt Nam”; tác giả Dương Văn Thắng, thực hiện năm
2003, với đề tài “Báo chí với vấn đề BHYT”; tác giả Đinh Thị Hiền, thực hiện
năm 2006, với đề tài “BHYT toàn dân được phản ánh trên Tạp chí BHXH”...
Nhìn chung, ở cấp độ cử nhân, các công trình nghiên cứu này cũng chỉ mới đề
cập tới những khía cạnh chung nhất hoặc các lĩnh vực khá rộng ở tầm chính
sách vĩ mô của BHYT, còn đi sâu nghiên cứu vấn đề BHYT học sinh, sinh
viên- một đối tượng có số lượng đông đảo, chiếm tới gần ¼ dân số và có
những đặc thù riêng thì chưa có công trình nào đề cập [18,42].
Do đó, đề tài nghiên cứu “Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y
tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” là
độc lập, không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ ra mối quan hệ, vai trò của báo chí với vấn đề BHYT học sinh,
sinh viên; đồng thời qua khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin BHYT học sinh, sinh viên trên báo in
và báo điện tử trong thời gian tới.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận của báo chí với vấn đề
BHYT học sinh, sinh viên.
- Khảo sát đánh giá thực trạng báo chí thông tin về BHYT học sinh,
sinh viên, chỉ rõ ưu, nhược điểm và nguyên nhân.
- Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin BHYT học
sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử, đáp ứng yêu cầu công tác truyền
thông, góp phần thực hiện thắng lợi lộ trình BHYT toàn dân theo định hướng
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn để đổi mới việc thực
hiện BHYT học sinh, sinh viên được phản ánh trên báo in và báo điện tử ở
nước ta hiện nay, thông qua việc khảo sát một số tờ báo tiêu biểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung và hình thức thông tin về
BHYT học sinh, sinh viên trên 04 cơ quan báo chí in và báo điện tử có liên
quan mật thiết tới công tác truyền thông về BHYT học sinh, sinh viên, đó là:
Tạp chí BHXH (cơ quan ngôn luận và thông tin nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ
của BHXH Việt Nam – đơn vị tổ chức thực hiện chính sách BHYT), Báo Lao
động (cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Báo điện tử Dân trí
(cơ quan của TW Hội Khuyến học Việt Nam) và Báo điện tử Vnexpress (cơ
quan của Bộ văn hóa – Thông tin).
- Thời gian nghiên cứu trong 01 năm (từ tháng 10/2014 đến 10/2015).
Tác giả chọn thời gian này vì đây là thời điểm trước và sau khi Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật BHYT được Quốc hội Khóa XIII thông qua, có
những nội dung quy định mới của pháp luật về chế độ, chính sách BHYT đối
với học sinh, sinh viên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Chúng tôi tiếp cận từ lý thuyết về lý luận chủ nghĩa Mác
-Lê nin , tư
tưởng Hồ Chí Minh , các quan điể m , đường lố i lañ h đa ̣o của Đảng, Nhà nước
về báo chí cách mạng và các chính sách an sinh xã hội nói chung và BHYT
học sinh, sinh viên nói riêng để xây dựng các luận cứ lý thuyết. Bằng phương
pháp quan sát thực tiễn chúng tôi tìm các luận cứ thực tiễn để chứng minh,
luận giải và qua đó đề xuất giải pháp đổi mới “Chất lượng thông tin về BHYT
học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử hiện nay”.
6
- Từ những tài liệu thứ cấp, bài báo đăng trên báo in, báo điện tử ở Việt
Nam từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015 và số liệu sơ cấp thu thập qua các
cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu để chúng tôi luận giải, chứng minh vấn
đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu để xác định luận cứ lý thuyết
Để xác định luận cứ lý thuyết, luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu tài liệu (nghiên cứu bàn giấy), sách báo về báo chí, truyền thông và chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHYT nói chung, BHYT học sinh,
sinh nói riêng để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận báo chí với vấn đề BHYT
học sinh, sinh viên; làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng, đề xuất
các giải pháp phù hợp.
5.3. Phương pháp nghiên cứu xác định luận cứ thực tiễn
Để xác định luận cứ thực tiễn, luận văn đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trong
mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, gồm:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu có trọng tâm
+ Nội dung: tìm hiểu và xác định một số nhân tố liên quan đến thông
tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử hiện nay.
+ Chọn mẫu nghiên cứu: chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu
không ngẫu nhiên (chọn mẫu chủ đích) để thu thập nhiều thông tin từ một vài
trường hợp có am hiểu sâu rộng về lĩnh vực báo chí và lĩnh vực BHYT học
sinh, sinh viên;
+ Đối tượng: lãnh đạo của một số đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của
BHXH Việt Nam; lãnh đạo một số cơ quan Báo chí có uy tín.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: chúng tôi thực hiện cuộc điều
tra khảo sát xã hội học, công cụ khảo sát bằng bảng hỏi.
+ Nội dung: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng thông tin
về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
7
+ Đối tượng điều tra khảo sát: phụ huynh học sinh, sinh viên trên địa
bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội
+ Địa điểm khảo sát: chọn có chủ đích một quận nội thành, trong đó
chọn 3 phường của quận Thanh Xuân, khu vực ngoại thành chọn 1 thị trấn và
2 xã của huyện Sóc Sơn, để khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi.
- Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn còn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp hiện đang lưu trữ tại
BHXH Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn vận dụng cơ sở lý luận báo chí học để giải quyết một vấn đề
của thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cho lý luận báo chí học
trong hoạt động truyền thông phát triển BHYT học sinh, sinh viên, đảm bảo tính
bền vững của chính sách và phát huy hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.
- Luận văn có thể bổ sung cơ sở lý luận, thực tiễn cho hoạt động giáo
dục, đào tạo báo chí truyền thông về chính sách an sinh xã hội; làm tài liệu
tham khảo bổ ích cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phóng viên các cơ
quan báo chí theo dõi lĩnh vực văn hóa xã hội và cán bộ làm công tác báo chí,
truyền thông về chính sách, pháp luật BHYT nói chung, BHYT học sinh, sinh
viên nói riêng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng thông tin đổi mới Bảo hiểm y tế học sinh, sinh
viên trên báo in và báo điện tử ở nước ta.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin Bảo hiểm y tế học
sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử.
8
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển Bảo
hiểm y tế Việt Nam, Nxb Hà Nội
2.
Các văn bản pháp luật qui định về BHYT.
3.
Các văn bản chỉ đạo thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 20152016 của BHXH thành phố Hà Nội.
4.
Bùi Đình Cự (2000), Báo chí với chính sách BHYT ở Việt Nam, Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.
Khoa Báo chí – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
(2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXb ĐHQGHN, Hà
nội.
6.
Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại – từ làm đến
đời thường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7.
Đức Dũng, (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
8.
Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, (1998), Nhà báo – Bí quyết
kỹ năng nghề nghiệp, nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
9.
Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Hội nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo.
11. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại Báo chí thông tấn, NXb Đại học
Quốc gia Hà nội.
12. Đinh Văn Hường (2006), Báo chí Việt Nam hiện đại – xu hướng vận
độngvà đổi mới, Tham luận Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội.
13. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
14. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
15. Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
16. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ Báo chí, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
17. Đinh Thị Hiền (2006), BHYT toàn dân được phản ánh trên Tạp chí
BHXH, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Đinh Thị Hiền (2014), Báo chí với vấn đề BHYT trên Báo in hiện nay,
Luận văn thạc sĩ báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Lê Bạch Hồng (2009), “Vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với
ASXH của đất nước”, Tạp chí BHXH (02), tr.7-10.
20. Luật Bảo hiểm y tế (2008), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y
tế số 25/2008/QH12, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
21. Luật Bảo hiểm y tế (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
BHYT, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
22. Luật giáo dục (1992), Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo
dục44/2009/QH12, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
23. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Thành Lợi - Phạm Minh Sơn (2011), Thông tấn báo chí - Lý
thuyết và kỹ năng, Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội.
25. Trần Khắc Lộng (1992), BHYT ở Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
26. Trần Khắc Lộng (1997), BHYT một nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội,
Nxb Y học, Hà Nội.
27. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”,
Tạp chí Xã hội học (1), tr.3-7.
28.
Mast C. (2004), Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản, Trần
Hậu Thái biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
29. Mast C. (2003), Truyền thông đại chúng - Công tác biên tập, Trần Hậu
Thái biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
30. Prôkhôrốp E.P.(2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Tập 1, Đào Tuấn Anh,
Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
31. Prôkhôrốp E.P.(2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Tập 2, Đào Tuấn Anh,
Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
32. Phan Quang (2007), Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nxb Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
33. Trần Hữu Quang (2011), Chân dung công chúng truyền thông – Trường
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb TP.HCM.
34. Trương Tấn Sang (2011), “Triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí
năm”
35.
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lý luận
Báochí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM.
38. Tập thể tác giả (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Tập thể tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM.
40. Tập thể tác giả (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.
41. Tập thể tác giả (2010), Từ điển thuật ngữ báo chí, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
42. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
43. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
44. Nguyễn Đình Thành (2005), BHYT - Khái niệm, bản chất, Tạp chí
BHXH, số 8/2005, tr.42
45. Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
46. Dương Văn Thắng (2003), Báo chí với vấn đề BHYT, Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
47. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), 70 năm báo Lao Động, Nxb
Lao động, Hà Nội.
48. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Hữu Thọ (2011), Mấy ý kiến về tính chuyên nghiệp của nhà báo, Tham
luận Hội thảo khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
50. Vũ Duy Thông (chủ biên), (2004), Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh
bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Trần Xuân Vinh (2002), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền về BHXH hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học, BHXH Việt
Nam, Hà Nội.
52. Trần Xuân Vinh và cộng sự, (2011), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông
tin, tuyên truyền của hệ thống BHXH Việt Nam, Đề án của BHXH Việt Nam.
53. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 219/2005/QQĐ - TTg,
ngày 9/9/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010.
54. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1755/QĐ-TTg, 22/9/2010
phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin – truyền thông, Hà Nội”.
55. Viện Ngôn ngữ, Trung tâm Từ điển học (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB
Đà Nẵng.
56. Nguyễn Như Ý và cộng sự (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội.
57. Tạp chí Bảo hiểm xã hội tháng 10/2014-10/2015.
58. Báo điện tử Dantri.com.vn tháng 10/2014-10/2015.
59. Báo Lao động tháng 10/2014-10/2015.
60.
Báo điện tử Vnexpress.net tháng 10/2014-10/2015.