Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu công nghệ xử lý vi sinh nước thải sản xuất bột giấy của công ty cổ phần giấy an hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.29 KB, 67 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luận
văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và không sao chép ở bất cứ một
tài liệu khoa học nào.

Học viên

Đặng Việt Cƣờng


LỜI CẢM ƠN
Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Phan Huy
Hoàng đã hướng dẫn tận tình, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em
hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Công nghệ Xenluloza&
Giấy – Viện kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và cho em những đóng góp quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn các bạn học viên cao học khóa 2013B những người
đồng hành và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Cũng nhân dịp này, Em xin chân thành cảm ơn Viện sau Đại học - Đại học
Bách Khoa Hà Nội, đã quan tâm tạo điều kiện cho em trong thời gian học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Học viên


Đặng Việt Cƣờng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Sơ lược về ngành Giấy ............................................................................... 3
1.2. Sơ lược về Công ty cổ phần Giấy An Hoà................................................. 6
1.3. Nước thải của nhà máy sản xuất bột Giấy ............................................... 10
1.3.1. Sản xuất bột Giấy và các phản ứng xẩy ra trong quá trình nấu bột
Giấy ............................................................................................................. 10
1.3.1.1. Cấu tạo và các biến đổi của lignin trong quá trình nấu bột Giấy
................................................................................................................. 12
1.3.1.2. Cấu tạo và các biến đổi trong quá trình nấu bột của polysaccarit
................................................................................................................. 14
1.3.2. Đặc tính nước thải của nhà máy sản xuất bột Giấy .......................... 16
1.3.3. Thành phần của dịch đen sau quá trình nấu bột giấy ........................ 18
1.3.4. Tác động của nước thải nhà máy Giấy đến môi trường .................... 20
1.4. Các phương pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất bột giấy và giấy .... 22
1.4.1. Phương pháp xử lý cơ học................................................................. 22
1.4.2. Xử lý nước thải thải bằng phương pháp hóa học .............................. 25
1.4.3. Phương pháp xử lý vi sinh ................................................................ 26
1.4.4. Cơ sở lựa chọn phương pháp ............................................................ 29
1.5. Tổng quan về vi sinh vật và đặc tính của vi sinh vật ............................... 30
1.5.1. Dinh dưỡng của vi sinh vật ............................................................... 31
1.5.2. Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến vi sinh vật ..................................... 31
1.5.3. Quá trình trao đổi chất và sự phân giải các hợp chất hữu cơ của vi
sinh vật ........................................................................................................ 32
Chƣơng 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 34

2.1. Vật liệu và Hóa chất ................................................................................. 34


2.1.1 Mẫu bùn và nước thải......................................................................... 34
2.1.2. Hóa chất, thiết bị ............................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
2.2.1. Lấy mẫu ............................................................................................. 34
2.2.2. Chuẩn bị bùn hoạt tính ...................................................................... 35
2.2.3. Xử lý nước thải bàng phương pháp vi sinh ....................................... 35
2.3. Phân tích các thông số đặc trưng của nước thải ....................................... 37
2.3.1. Xác định nhu cầu oxi hóa học (COD) ............................................... 37
2.3.1.1. Xác định mẫu thử ....................................................................... 38
2.3.1.2. Phép thử trắng ............................................................................ 38
2.3.1.3.Thử kiểm chứng .......................................................................... 39
2.3.1.4.Tính toán kết quả ......................................................................... 39
2.3.2. Xác định nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5)............................................. 40
2.3.2.1.Chuẩn bị dung dịch thử ............................................................... 40
2.3.2.2.Tiến hành ..................................................................................... 40
2.3.2.3. Phân tích kiểm tra....................................................................... 41
2.3.2.4. Tính toán kết quả........................................................................ 42
2.3.3. Xác định tổng lượng chất rắn TS ...................................................... 42
2.3.4.Xác định hàm lượng rắn lơ lửng SS ................................................... 42
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 43
3.1.Các chỉ tiêu nước thải của công ty cổ phần Giấy An Hòa ........................ 43
3.2. Đánh giá khả năng xử lý của vi sinh vật .................................................. 43
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ giống .................................................... 45
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý .............................................. 47
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung ..................................... 49
3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý ............................................... 51
3.7. Đánh giá ảnh hưởng của việc quay vòng giống ....................................... 52



3.8. Qui trình xử lý hiếu khí nước thải công ty cổ phần giấy An hòa............. 54
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VPPA :

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam

Adt

Tấn khô gió

:

MDK :

Mức dùng kiềm

BOD5 :

Nhu câu oxi sinh hóa

COD :

Nhu cầu oxi hóa học


DO

:

Hàm lượng oxi hòa tan

TS

:

Tổng lượng chất rắn

SS

:

Tổng lượng rắn lơ lửng

NT

:

Nước thải

CP

:

Cổ phần



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: QCVN 12-2008/BTNMT. ................................................................. 36
Bảng 3.1. các

thông số đặc trưng của nước thải đưa vào xử lý ....................... 43

Bảng 3.2 : Sự biến đổi COD của mẫu sau quá trình xử lý vi sinh ...................... 44
Bảng 3.3. Sự thay đổi giá trị COD ở các điều kiện nhiệt độ xử lý khác nhau .... 51
Bảng 3.4. Các thông số đặc trưng của nước thải sau quá trình xử lý hiếu khí ... 54


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty cổ phần Giấy
An Hòa .................................................................................................................. 9
Hình 1.2. Sơ đồ qui trình sản xuất bột theo phương pháp sunphat ..................... 11
Hình 1.3. Sơ đồ quá trình xử lý yếm khí ............................................................. 27
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải ............................................................. 34
Hình 2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh ......................................... 35
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi COD của mẫu theo tỷ lệ giống bổ sung 46
Hình 3.2 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổi COD của mẫu theo thời gian xử lý hiếu
khí ........................................................................................................................ 48
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi (giảm) COD (%) sau quá trình xử lý ..... 50
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn giá trị COD của nước thải sau xử lý ........................ 53


MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp
cho nền kinh tế phát triển với nhiều nhà máy công nghiệp lớn thì cũng gây ra nhiều
ảnh hưởng có hại đến môi trường. Các khu công nghiệp này đã và đang là những
nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta với những rác thải
công nghiệp, nước thải, bụi khói lò, tiếng ồn, ở trong rác thải, nước thải công nghiệp
có các hợp chất hữu cơ khó bị phân huỷ và có khả năng tích luỹ sinh học làm ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ con người.
Trong công nghiệp giấy, dịch đen sau nấu bột và nước thải ở các khâu trong quá
trình sản xuất đều có hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao ngoài ra còn có nhiều hoá
chất khác độc hại nếu không xử lý tốt thải ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm lớn cho
môi trường xung quanh. ở các nước phát triển, các nước tiên tiến thì các nhà máy làm
việc với dây chuyền khép kín có thêm các khâu thu hồi tái sử dụng và xử lý chất thải.
Dịch kiềm đen sau nấu được thu hồi đưa đi cô đặc, đốt, xút hoá để tái sử dụng hoá
chất; nước trắng ở xeo, nước rửa lưới và chăn cũng được lắng, tuyển nổi để tận dụng
bột và nước trong, giảm thiểu các chất thải ra môi trường.
Ở công ty cổ phần giấy An Hòa, Tuyên Quang, với thành phần phức tạp và
chứa nhiều tác nhân gây ô nhiễm, nước thải của nhà máy giấy có ảnh hưởng khá
nghiêm trọng đến môi trường. Ở công ty CP giấy An Hoà, nước thải chưa được xử lý
triệt để, thải trực tiếp ra dòng sông Lô, gây ô nhiễm cho nguồn nước, ảnh hưởng đến
đời sống của người dân và môi trường xung quanh. Nước thải bao gồm rất nhiều xơ
sợi, nhiều dẫn xuất của lignin là các hợp chất cao phân tử vòng thơm và các hóa chất
khác. Đây là các hợp chất rất khó bị phân huỷ vì vậy khi thải trực tiếp ra Sông Lô gây
ô nhiễm lớn đến nguồn nước. Trong khi đó nguồn nước Sông Lô là nguồn nước chính
cung cấp nước sạch cho Thành phố Tuyên Quang và Thành Phố Việt Trì vì vậy nếu
không xử lý nước thải của nhà máy có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng triệu
người sống trên địa bàn hai thành phố trên.
Do đó vấn đề xử lý ô nhiễm nước thải nhà máy giấy nói chung và nhà máy giấy
An Hòa nói riêng hiện đang là vấn đề cấp bách. Có rất nhiều phương pháp để xử lý
1



nước thải nhà máy giấy, trong đó phương pháp xử lý sinh học đã mang lại hiệu quả
đáng kể cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Ngoài ra, cũng đã có rất nhiều qui trình xử lý nước
thải nói chung và xử lý nước thải ngành giấy nói riêng được áp dụng vào thực tiễn. Và
hầu hết các qui trình này, đều kết hợp các giai đoạn và phương pháp xử lý khác nhau
như xử lý cơ lý, hóa lý và vi sinh để có thể đưa ra một qui trình xử lý cho kết quả tốt
nhất. Vì vậy trong khuân khổ đề tài luận văn này chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên
cứu công nghệ xử lý vi sinh nước thải sản xuất bột giấy của Công ty cổ phần Giấy
An Hòa” mong muốn xử lý hiệu quả nước thải của công ty CP giấy An Hòa đáp ứng
được yêu cầu đề ra.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc về ngành Giấy
Ngành công nghiệp giấy đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển. Nó quyết định nền văn minh của cả
thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Hiện nay trên thế giới người ta dựa
vào lượng tiêu thụ giấy trên đầu người mỗi năm để đánh giá sự phát triển của mỗi
quốc gia.
Giấy được làm ra từ rất sớm, bắt đầu từ Trung Quốc vào khoảng năm 105, xuất
hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 7, và đến thế kỷ 16 thì xuất hiện ở châu Âu, châu
Mỹ. Thế kỷ 20 được xem là thời gian phát triển nhanh nhất của ngành giấy với nhiều
kỹ thuật hiện đại như nấu liên tục, nấu biến tính, tẩy nhiều giai đoạn, ép keo, tráng
phủ.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, nhiều nhà
máy bột giấy và giấy với công suất lớn đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên do đặc
thù ngành Giấy nước ta nên các nhà máy sản xuất bột giấy chủ yếu là công suất vừa và
nhỏ, sản xuất bột theo phương pháp xút.

Theo Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam (VPPA) [1], trong 5 năm qua ngành
sản xuất giấy đã tăng trưởng mạnh với tốc độ 15-17%/năm. Năm 1975, tổng sản
lượng Giấy của cả nước chỉ được 28 nghìn tấn/năm, nhưng nay đã vượt 2 triệu
tấn/năm, đáp ứng được 64% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Báo cáo của VPPA cho
biết, tổng lượng giấy tiêu thụ cả nước ta trong năm 2012 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn
giấy các loại. Trong khi các nước phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/người/năm, thì
người dân các nước châu Á có mức tiêu thụ giấy chưa nhiều, bình quân đạt 40
kg/người/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn, mới
chỉ đạt hơn 30 kg/năm. Sức tiêu thụ giấy của người dân nước ta đã liên tục tăng nhanh
trong những năm qua: năm 2010 bình quân sử dụng 26,44 kg/năm/người; năm 2011
đạt 29,61 kg/năm/người; năm 2012 đạt 32,7 kg/năm/người. Với 88 triệu dân và mức
sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam.
Tổng cầu giấy không ngừng tăng lên qua từng năm. Năm 2010, cả nước tiêu dùng
3


2,294 triệu tấn giấy, bao gồm: 45,2 nghìn tấn giấy in báo; 444 nghìn tấn giấy in, giấy
viết; 1.551,9 nghìn tấn giấy bao bì; 43,3 nghìn tấn giấy tissue; 210 nghìn tấn giấy vàng
mã. Năm 2011, tổng tiêu thụ 2,599 triệu tấn giấy, bao gồm: 57,8 nghìn tấn giấy in báo;
515 nghìn tấn giấy viết và in; 1.730 nghìn tấn giấy bao bì; 76,1 nghìn tấn giấy tissue và
220 nghìn tấn giấy vàng mã. Năm 2012, tổng lượng tiêu dùng giấy đã lên 2,9 triệu tấn,
bao gồm 70 nghìn tấn giấy in báo; 595 nghìn tấn giấy viết và in; 1.975 nghìn tấn giấy
bao bì; 83,1 nghìn tấn giấy tissue, riêng tiêu dùng giấy vàng mã sụt giảm chỉ còn 190
nghìn tấn – thấp hơn cả năm 2009.
Xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã có mặt ở thị trường
18 nước trên thế giới (thị phần nhiều nhất là vào các thị trường Mỹ, Đài Loan, Nhật
Bản…), với kim ngạch năm 2012 đạt 425 triệu USD. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu
giấy hiện chỉ bằng 1/3 so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Năm 2012, cả nước
đã nhập khẩu 1,216 triệu tấn giấy các loại với trị giá 1,164 triệu USD, nguồn nhập
nhiều từ Trung Hoa và Indonesia. Năng lực sản xuất bột giấy của Việt Nam cũng tăng

rất nhanh. Sản lượng bột giấy sản xuất trong nước năm 2010 đạt 345,9 nghìn tấn; năm
2011 đạt 373,4 nghìn tấn. Năm 2012, sản lượng bột giấy nước ta thiết lập mức tăng
trưởng khủng, cao hơn 30% so với năm 2011, đạt tới 484,3 nghìn tấn. Tuy nhiên, với
khối lượng này còn xa mới đáp ứng được nhu cầu cho ngành sản xuất giấy, bởi vậy
hàng năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lượng bột giấy và các sản phẩm giấy với
lượng gần tương đương sản lượng trong nước.
Với tài nguyên rừng trù phú có thể phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ
công nghiệp giấy, nhưng lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát triển hiệu quả. Dăm
gỗ bạch đàn và gỗ keo lai, một dạng nguyên liệu thô trong ngành giấy, thế nhưng loại
nguyên này gần như được xuất khẩu hết ra nước ngoài, với lượng xuất khẩu tăng gần
10 lần trong 10 năm qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400 ngàn tấn dăm gỗ,
nhưng năm 2011 xuất khẩu tới 5,4 triệu tấn để vươn tới nước xuất khẩu lớn nhất về
dăm gỗ. Năm 2012, xuất khẩu dăm gỗ tuy giảm, nhưng vẫn còn ngất ngưởng tới 3
triệu tấn dăm khô. Có một nghịch lý là, các nước mua nguyên liệu dăm của Việt Nam,
rồi sản xuất ra giấy thành phẩm hoặc bột giấy, sau đó bán trở lại Việt Nam với giá cao.
Giá xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản trong năm vừa qua
4


chỉ khoảng 110 đến 120 USD/tấn trong khi giá nhập khẩu bột giấy ở mức trung bình
900 đến 1.000 USD/tấn.
Để đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu, ngành sản xuất giấy của Việt Nam
phát triển mạnh ở lĩnh vực tái chế giấy. Tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng dùng làm
nguyên liệu trong tổng nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam là 70%. Các loại giấy thu
hồi gồm giấy carton (OCC), giấy báo (NP) và tạp chí (OMG), giấy lề (phế thải trong
gia công)… được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước, chủ yếu từ Mỹ,Nhật,New
Zealand. Gần 100% giấy bao bì, 90% giấy tissue và 60% giấy in báo đều làm từ giấy
tái chế. Tái sử dụng giấy tối đa là mục tiêu nhiều nước đang nhắm đến để tận dụng
nguồn nguyên liệu, giảm giá thành, giảm phá rừng và bảo vệ môi trường. Năng lực tái
chế giấy của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh. Năm 2000 sản lượng giấy tái chế tiêu

thụ là 240 nghìn tấn, bao gồm tái chế trong nước 121 nghìn tấn, nhập khẩu 120 nghìn
tấn, tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng đạt 24%. Năm 2010, tổng lượng giấy tái chế tiêu
thụ 1.004 nghìn tấn, trong đó thu hồi trong nước đạt 734,2 nghìn tấn, nhập khẩu 269,7
nghìn tấn. Năm 2011, tổng lượng giấy tái chế được tiêu thụ đạt 1.193,2 nghìn tấn, bao
gồm 883,6 nghìn tấn thu hồi trong nước và 309,6 nghìn tấn nhập khẩu. Năm 2012,
tổng lượng giấy tái chế được tiêu thụ 1.450,4 nghìn tấn, bao gồm 987,1 nghìn tấn thu
hồi trong nước và 463,2 nghìn tấn nhập khẩu. Các chuyên gia nhận định, mặc dù năng
lực sản xuất giấy tăng lên, nhưng năm 2013 sẽ gặp khó khăn ở đầu ra. Theo VPPA,
suy thoái kinh tế vẫn đang ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ tồn kho của ngành giấy. Số liệu
thống kê mới nhất từ Bộ Công thương, sau 2 tháng đầu năm nay, lượng giấy tồn kho
đã tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2011. Bộ Công thương dự báo, sản lượng giấy
trong nước năm 2013 dự kiến sẽ đạt 2,18 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,7% so với
năm 2012 [1]. Do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong năm 2013,
ngành giấy tiếp tục phải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD,
bao gồm bột giấy, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp...
Giấy được sản xuất từ bột giấy, bột giấy lại được sản xuất ra từ nguyên
liệu ban đầu là các loài thực vật như gỗ, tre nứa, các loài cây thân thảo. Bột giấy có
thành phần hóa học chủ yếu là xenluloza [3,6]. Ở các loài thực vật nói chung có thành
phần chính như sau : Xenluloza, lingin, và hemixenluloza [6,16].
5


+ Xenluloza và hemixenluloza là các polisaccarit, xenluloza là một hợp chất còn
hemixenluloza là tập hợp các hợp chất khác nhau. Tuỳ mục đích sử dụng mà yêu cầu
hàm lượng hemixenluloza trong bột khác nhau, và cũng tuỳ theo đó mà người ta sử
dụng các phương pháp chế biến khác nhau để loại bỏ hemixenluloza. Còn xenluloza là
thành phần chính của bột, thành phần chủ yếu tạo nên sự bền vững của tờ giấy. Cho
nên trong quá trình sản xuất người ta cố gắng làm sao cho xenluloza càng ít bị tác
động càng tốt và giữ cho hàm lượng xenluloza còn lại trong bột càng cao càng tốt.
+ Lignin là hợp chất cao phân tử mà mắt xích cơ sở là đơn vị phenylpropan với một

số nhóm định chức khác nhau, có các liên kết khác nhau. Đây là một hợp chất có chứa
vòng thơm có khả năng gây màu cho bột cần phải loại bỏ trong quá trình sản xuất bột
giấy. Và trong quá trình sản xuất bột người ta cố gắng tìm mọi điều kiện kỹ thuật công
nghệ phù hợp để làm sao loại bỏ hoàn toàn được lignin. Bột sau nấu được đưa qua
công đoạn rửa, làm sạch, tẩy trắng để thu được bột xenluloza cho giai đoạn sản xuất
giấy.
Trong công nghệ sản xuất giấy, nguyên liệu đầu vào là bột xenluloza (có thể là
bột nâu hoặc bột tẩy trắng). Người ta nghiền bột tới độ nghiền thích hợp, pha loãng bột
với nồng độ thích hợp, cho thêm các chất phụ gia (để tăng hiệu quả kinh tế và tạo được
các tính chất mong muốn của tờ giấy). Sau đó dung dịch bột này được đưa lên máy
xeo, cho ra sản phẩm cuối cùng là tờ giấy.
1.2. Sơ lƣợc về Công ty cổ phần Giấy An Hoà
Công ty CP Giấy An Hòa được thành lập năm 2002, là Chủ đầu tư Nhà máy Bột
giấy và Giấy An Hòa. Nhà máy có tổng diện tích 222 ha, được xây dựng tại thôn An
Hoà, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, công suất 130.000 tấn bột
giấy/năm với công nghệ sản xuất tiên tiến không sử dụng nguyên tố Clo, các thiết bị
chính được nhập khẩu từ Thụy Điển và Phần Lan. Hiện nay, Công ty hoàn thành và đưa
Nhà máy sản xuất Bột giấy hoạt động vào quý III năm 2011. Hiện tại, Công ty CP Giấy
An Hoà đang đầu tư xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp công
suất 140.000 tấn/năm.Các thiết bị công nghệ, vật tự, dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt thiết bị
toàn bộ và thiết kế xây dựng cho dây chuyền đều do đối tác Hansol EME - một công ty
6


uy tín của Hàn Quốc, thực hiện. Tổng vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất giấy tráng
phấn cao cấp khoảng 200 triệu USD. Trong giai đoạn II, Công ty dự kiến sẽ đầu tư tiếp
một dây chuyền sản xuất bột giấy Kraff tẩy trắng, công suất 130.000 tấn/năm tại phần
đất mở rộng giai đoạn II của Nhà máy. Tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD.
Nhà máy sản xuất bột giấy Kraft với quy mô 130.000 Adt/ năm, (Adt: Tấn khô
gió), bột được tẩy trắng theo quy trình tẩy tiên tiến (ECF).

Công nghệ Kraft, nấu liên tục là công nghệ nấu bột tiên tiến, tiêu hao năng
lượng thấp, phù hợp để nấu tất cả các loại nguyên liệu gỗ và hỗn hợp nguyên liệu, xử
lý các chất không ngưng tụ dễ dàng hơn do lưu lượng ổn định, có hệ thống rửa
khuyêch tán áp lực kết hợp ngay trong quá trình nấu bột. Thiết bị gọn, do đó sử dụng
diện tích mặt bằng giảm đáng kể. Sau nấu, bột giấy tiếp tục được xử lý theo các công
nghệ sau:
- Khử lignin bằng oxy.
- Tẩy trắng bột giấy theo quy trình ECF.
- Thu hồi kiềm và nung bã bùn vôi.
- Hệ thống điều khiển sản xuất DCS, QCS.
Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất bột giấy sunphat ở nhà máy chủ yếu là gỗ. Một
số dạng nguyên liệu phi gỗ khác, như tre nứa, phế phụ phẩm xơ sợi cây ngắn ngày,
như bã mía, rơm rạ, cỏ,..., ít được sử dụng. Nguyên liệu dưới dạng thân cây hay cành
nhánh nhỏ, sau khi khai thác được qua công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm bóc
vỏ gỗ bằng thùng bóc vỏ, chặt mảnh bằng máy chặt mảnh, sàng chọn và rửa mảnh.
Nấu bột giấy được tiến hành với dăm mảnh đã được chọn lựa, trong các thiết bị
chuyên dụng, là nồi nấu gián đoạn (ở nhà máy giấy Bãi Bằng) hay liên tục (tại Công ty
CP Giấy An Hòa). Hóa chất sử dụng cho nấu là dung dịch NaOH và Na2S, có chứa
một lượng nhỏ các muối khác của natri. Quá trình nấu bao gồm công đoạn gia nhiệt tới
nhiệt độ tối đa, bảo ôn ở nhiệt độ này ( khoảng 165-170oC tương ứng với áp suất trong
thiết bị nấu khoảng 8-12 atm) trong khoảng thời gian nhất định và dỡ bột. được tiến
hành ở nhiệt độ 165-175oC. Dưới tác dụng của kiềm, trong quá trình nấu bột có
7


khoảng trên 50% nguyên liệu (bao gồm chủ yếu là lignin, pentozan và một lượng nhỏ
xenlulozơ) hòa tan vào dung dịch, tạo thành một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ đa dạng.
Các phản ứng tách loại lignin và các thành phần khác của nguyên liệu gỗ diễn ra từ từ,
vì vậy mà quá trình cần phải kéo dài (khoảng vài giờ). Sau khi nấu ta thu được huyền
phù bột trong dung dịch nấu có màu đen, gọi là dịch đen, chứa các chất hòa tan từ

nguyên liệu gỗ và lượng kiềm dư.
Để tách bột xơ sợi ra khỏi dịch đen, huyền phù bột được rửa bằng hệ thống máy
rửa quy mô và năng suất cao. Bột thu được tiếp tục được sàng chọn và làm sạch để
tách mấu mắt, “bột sống” và các tạp chất cơ học khác, còn dịch đen được thu gom,
trong đó một phần được tái sử dụng ngay tại chỗ cho pha loãng bột trước khi rửa, phần
lớn còn lại được đưa sang bộ phận thu hồi để tận dụng.
Sau khi làm sạch, bột sunphat chưa tẩy trắng có thể được sử dụng cho sản xuất
giấy (chẳng hạn giấy bao gói), hoặc tiếp tục được tẩy trắng, để sử dụng cho sản xuất
giấy “chất lượng cao”, như giấy in, giấy viết. Trước khi tẩy trắng, bột được tiếp tục
tách loại lignin bằng oxi trong môi trường kiềm (hay còn gọi là xử lý oxi-kiềm), về
bản chất là sự tiếp tục của quá trình nấu ở nhiệt độ thấp hơn với sử dụng tác nhân thân
thiện môi trường hơn, với mục đích giảm hàm lượng lignin trong bột, tránh sự phân
hủy của xơ sợi và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tẩy trắng.
Quá trình tẩy trắng là một quá trình nhiều công đoạn, về bản chất chất là tiếp tục
tách loại lignin và các thành phần mang màu khác chứa trong bột. Ở mỗi công đoạn có
sử dụng một hoặc vài chất tẩy kết hợp, do những đặc thù biến đổi của lignin và tính
chất của chất tẩy sử dụng. Để nâng cao hiệu quả tẩy trắng, cứ sau mỗi công đoạn tẩy
người ta lại tiến hành rửa bột bằng máy rửa, rồi lại tiếp tục công đoạn kế tiếp, tới khi
đạt độ trắng cần thiết (85-90% ISO hoặc cao hơn).
Bột giấy sau tẩy trắng có thể được sử dụng tại chỗ cho sản xuất giấy (như nhà máy
giấy Bãi Bằng và nhà máy giấy Anh Hòa hiện nay) hoặc sấy và đóng kiện để thu được
bột thương phẩm.
Một bộ phận quan trọng của nhà máy hiện đại sản xuất bột giấy sunfat là thu hồi
hóa chất, quyết định hiệu quả kinh tế, cũng như vận hành bình thường của nhà máy,
bởi với quy trình thu hồi hóa chất và tận dụng nhiệt của dây chuyền hiện đại, một nhà
8


máy sản xuất bột sunfat có thể tự cung hoàn toàn về hóa chất nấu bột, điện (với nhà
máy tuabin nhiệt điện) và hơi cho toàn bộ dây chuyền sản xuất, đồng thời đáp ứng

được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Nếu dịch đen không được tận dụng thì không thể
vận hành nhà máy, bởi chi phí cho xử lý dịch đen đạt yêu cầu xả thải sẽ vượt gấp nhiều
lần tổng các chi phí sản xuất khác.
Hệ thống tuần hoàn nước: Tại mỗi công đoạn sản xuất, Nhà máy thiết kế hệ thống
tuần hoàn nước nhằm tiết kiệm nước sử dụng, đồng thời giảm thiểu lượng nước bị ô
nhiễm, giảm qui mô đầu tư trạm xử lý nước thải.
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty cổ phần Giấy An Hòa

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của công ty cổ phần Giấy An Hòa

9


Chú thích:
1. Hệ thống sàng thô ( tách rác và các tạp chất cơ học lớn)
2. Bể điều hòa
3. Bể khẩn cấp
4. Bể trộn, phản ứng
5. Bể lắng đợt 1
6. Tháp làm nguội
7. Bể cân bằng
8. Bể Aroten (sinh hóa thổi khí)
9. Hệ thống bùn tuần hoàn
10. Bể lắng đợt 2
11. Bể nén bùn
12. Hệ thống lọc cát
13. Bể chứa nước thải sau xử lý
14. Hồ sinh học
15. Miệng xả phân tán vào sông
Nước thải nhà máy giấy An Hoà bao gồm nước thải từ công đoạn rửa và làm

sạch bột; nước thải từ lò hơi, cô đặc; nước thải từ phần ép tấm bột được tập
trung lại trong bể thu hôì của công ty. Sau đó qua công đoạn xử lý nước thải
chảy vào hồ sinh học rồi chảy ra sông Lô, lưu lượng nước thải khoảng
12.500m3/ngày đêm.
1.3. Nƣớc thải của nhà máy sản xuất bột Giấy
1.3.1. Sản xuất bột Giấy và các phản ứng xẩy ra trong quá trình nấu bột Giấy
Sản xuất bột giấy là quá trình sử dụng tác nhân để phân hủy, hòa tan và tách loại
một phần các chất phi xenluloza trong gỗ để thu được xenluloza ở trạng thái không
hòa tan

10


Nguyên liệu

Chặt mảnh

Mảnh

Cấp nhiệt
bàng hơi

Dịch đen

Nồi nấu

NaOH + Na2S

Rửa bột


Bột đi xử lý
tiếp
Hình 1.2. Sơ đồ qui trình sản xuất bột theo phương pháp sunphat
Có rất nhiều phương pháp sản xuất bột khác nhau với các tác nhân sử dụng khác
nhau như là phương pháp sản xuất bột hóa học, sản xuất bột cơ học, sản xuất bột bán
hóa, sản xuất bột hóa nhiệt cơ... trong đó phương pháp sản xuất bột hóa học (hay trong
công nghiệp còn gọi tắt là nấu bột) được sử dụng phổ biến nhất. Phương pháp nấu bột
được chia ra thành phương pháp nấu sunphit (dùng tác nhân sunphit, bisunphit) và
nấu kiềm. Trong phương pháp nấu kiềm lại chia ra thành nấu sunphat (dùng tác nhân
NaOH + Na2S) và nấu xút (dùngtác nhân NaOH) [12,16]. Hiện nay trên thế giới chủ
yếu sản xuất bột giấy theo phương pháp nấu sunphat vì có hiệu suất cao và cho bột có
độ bền cơ lý cao hơn. Ở Công ty CP Giấy An Hòa cũng áp dụng công nghệ sản xuất

11


bột giấy tiên tiến này để sản xuất bột giấy. Qui trình sản xuất bột giấy được mô tả
trong hình 1.1.
1.3.1.1. Cấu tạo và các biến đổi của lignin trong quá trình nấu bột Giấy
Lignin là một trong những polyme có nguồn gốc sinh học phổ biến nhất trong tự
nhiên, có mặt ở hầu hết các cây thực vật. Trong gỗ hàm lượng lignin nhiều nhất chiếm
khoảng 20%÷30%, lignin đóng vai trò là chất kết dính giữa các tế bào [6, 16].
a, Cấu tạo phân tử lignin
Các đơn vị mắt xích của lignin được chia thành 3 dạng là: hydroxy phenyl propan,
syringyl (3,5-dimetoxy-4-hydroxy phenylpropan), guaiacyl (4-hydroxy-3-metoxyphenylpropan). Tuỳ thuộc loài thực vật mà hàm lượng 3 loại này khác nhau, và mỗi
loại trên thì đặc trưng cho một loại lignin của từng lọai gỗ riêng biệt.

Đối với lignin phi gỗ thì chủ yếu là hydroxy phenylpropan (1)
Đối với lignin gỗ lá kim thì chủ yếu là guaiacyl (2)
Đối với lignin gỗ lá rộng thì chủ yếu là syringy (3)

Trong phân tử lignin có rất nhiều kiểu liên kết khác nhau, nhưng có 2 loại liên kết
chủ yếu là liên kết C - C và liên kết ete C - O - C.
Lignin không bị thủy phân bởi axit nhưng bị oxi hóa nhanh chóng, tan tốt trong
kiềm nóng, bisunfit, ngưng tụ với phenol và hợp chất thiol. Lignin không tan trong
12


nước và axit loãng. Trong phân tử của đại phân tử lignin có chứa rất nhiều loại nhóm
định chức, các nhóm chức đặc trưng của lignin là nhóm metoxyl, nhóm hydroxy
phenyl nhóm benzyl hydroxyl. Hàm lượng của các nhóm chức thay đổi tùy theo loài
thực vật và tuỳ thuộc vị trí của lignin trong tế bào cũng như ở các vị trí khác nhau trên
cây.

b, Những biến đổi của lignin trong quá trình nấu bột
Khi tác nhân NaOH tấn công vào đại phân tử lignin sẽ xảy ra hàng loạt sự chuyển
hóa:
- Tạo ra phenolat do sự tác dụng của kiềm với nhóm hydroxyl.
- Phản ứng phân hủy liên kết ête C - O - C để tạo ra những nhóm hydroxyl mới và
làm giảm khối lượng phân tử của lignin.
- Phản ứng phân hủy liên kết C - C.
- Phản ứng ngưng tụ lignin để tạo ra liên kết C - C mới và tăng kích thước phân tử
của lignin. Kết quả tạo ra lignin kiềm, nằm ở dạng hòa tan trong dịch đen. Gần
70÷80% lignin kiềm nằm trong dịch đen ở dạng keo hòa tan và có thể kết tủa khi axít
hóa. Phần còn lại gần 20-30% gọi là phần lignin hòa tan, hạt của nó có kích thước nhỏ
và không bị kết tủa khi thay đổi pH của dịch đen.
Lignin kết tủa được rất khác với lignin trong gỗ, nó không phải là một chất độc
lập mà là hỗn hợp của nhiều sản phẩm khác nhau cả về khối lượng phân tử và cấu tạo .

13



Như vậy trong quá trình nấu xút, tác nhân –OH tấn công vào các nhóm chức, vào
các liên kết trong một đơn vị mắt xích và giữa các đơn vị mắt xích của đại phân tử
lignin làm cho nó bị phân hủy thành những chất khác hoặc bị chia cắt thành những
phần có khối lượng phân tử bé hơn và hòa tan vào dung dịch, những sản phẩm này gọi
là lignin kiềm. Lignin kiềm có khối lượng phân tử bé hơn nhiều so với lignin ban đầu,
có thêm và cũng đã bị mất đi một số nhóm chức so với lignin ban đầu nhưng bộ khung
cấu trúc vẫn có thể tương tự như của lignin.
1.3.1.2. Cấu tạo và các biến đổi trong quá trình nấu bột của polysaccarit
a, Cấu tạo phân tử polysaccarit
Polysaccarit trong gỗ là sản phẩm thu được ở dạng sợi sau khi khử lignin và các
chấ trích ly khỏi gỗ. Nó bao gồm các đơn vị mắt xích monosaccarit nối với nhau bằng
liên kết glycozit. Polysaccarit trong gỗ có thể là homopolyme (như xenluloza) hoặc
copolyme (hầu hết hemixenluloza), có thể là polyme mạch thẳng (xenluloza) hay phân
nhánh (như nhiều loại hemixenluloza). Các polysaccarit trong gỗ này (gồm xenluloza,
hemixenluloza) là thành phần chủ yếu tạo nên thành tế bào gỗ, chiếm một hàm lượng
lớn trong thành phần gỗ.
Xenluloza là polysaccarit tạo thành từ các đơn vị mắt xích là β-D-glucoza (hay
β-D-glucopyranoza), liên kết giữa các đơn vị mắt xích này là liên kết 1,4-glycozit.Nó
có công thức cấu tạo phân tử như sau:

Hemixenluloza có thành phần và cấu tạo phân tử phức tạp hơn nhiều so với
xenluloza.Thành phần của nó bao gồm các đơn vị mắt xích monosaccarit chứa 5 hay 6
14


nguyên tử C, còn gọi là các mạch phân tử pentozan hay hexozan. Trong phân tử của
chúng, ngoài đơn vị mắt xích là D-glucoza nhiều loại polysaccarit thuộc
hemixenluloza còn chứa các đơn vị khác như mannoza, galactoza, xyloza, arbinoza...
Khác với xenluloza là một polysaccarit đồng thể, mạch thẳng thì phần lớn các

hemixenluloza là polysaccarit hợp thể, một số chúng có dạng mạch nhánh và là
polyme không điều hoà. Đặc điểm này làm cho các hemixenluloza không có cấu trúc
tinh thể như xenluloza và có khả năng hoà tan tốt hơn xenluloza.
b, Các biến đổi trong quá trình nấu bột của polysaccarit
Trong quá trình nấu xút dưới áp suất, nhiệt độ cao và tác dụng của tác nhân –
OH, các polysaccarit có thể tham gia các phản ứng [12]:
- Thủy phân dưới tác dụng của xúc tác –OH: liên kết glycozit giữa các đơn vị mắt
xích trong phân tử glycozit có thể bị thủy phân dưới tác dụng của xúc tác bazơ (-OH)
(tuy nhiên phản ứng này xảy ra chậm hơn nhiều so với xúc tác axit). Khi liên kết
glycozit bị đứt mạch phân tử polysaccarit bị phân chia thành các phân tử ngắn hơn,
dần dần có thể phân chia thành các đơn vị mắt xích monosaccarit. Một số sản phẩm
trên cũng có thể chuyển hoá tiếp đến sản phẩm cuối cùng khác.
- Phản ứng bào mòn (phản ứng peeling): là phản ứng giữa tác nhân –OH với nhóm
chức có tính khử của các đơn vị mắt xích polysaccarit, thường là đơn vị mắt xích cuối
mạch hoặc đầu mạch làm cho phân tử polysaccarit ngắn dần đi. Polysaccarit tạo thành
từ các đơn vị saccarit nhờ các liên kết glycozit 1-4, bao gồm xenluloza và
hemixenluloza, dưới tác dụng của kiềm sẽ bị bào mòn. Chính phản ứng này làm cho
polyscaccarit bị phân hủy chủ yếu thành các hydroxy axit, hợp chất lacton. Tuy nhiên
bên cạnh phản ứng bào mòn cũng có một quá trình khác xảy ra có thể làm ngừng phản
ứng bào mòn polysaccarit, đó là quá trình ổn định mạch hay phản ứng chặn (phản ứng
stopping).
Các phản ứng trên là các hướng biến đổi của các đơn vị mắt xích đầu chuỗi của
phân tử hexozan, giải thích về sự xuất hiện các hydroxy axit tìm thấy trong dịch đen.
Nét đặc trưng của các phản ứng nấu xút là sự tạo thành các axit iso saccarinic như:
xylo iso saccarinic, gluco iso saccarinic diễn ra ở những giai đoạn đầu tiên của quá
trình biến đổi polysaccarit bằng phản ứng bào mòn (peeling). Các phản ứng biến đổi
15


này cùng diễn ra với sự tạo thành các endiol trung gian, còn các axit saccarinic và meta

saccarinic (xylo saccarinic, gluco saccarinic) được tạo thành trong quá trình ổn định
các polysaccarit (phản ứng chặn hay stopping). Các hướng biến đổi khác của sản phẩm
sơ cấp endiol tạo thành các hydroxy axit khác có chứa ít nhóm OH hơn như sự tạo
thành axit glycolic ,γ-dihydroxy butyri và γ-hydroxy butenoic .Giai đoạn đầu tiên của
phản ứng peeling là quá trình đồng phân hoá đơn vị mắt xích có tính khử đầu chuỗi
thành phân tử ketoza. Các cấu trúc này dễ chịu tác dụng của kiềm dẫn tới nhóm thế ở
vị trí C4 bị tách ra tạo thành một mắt xích khử đầu chuỗi mới trong phân tử
polysaccarit đã bị ngắn lại. Và đồng thời phân huỷ một mắt xích đầu chuỗi khác tạo
thành một hợp chất chứa 2 nhóm cacbonyl, hợp chất này biến đổi thành các cấu trúc
của các axit iso saccarinic .
1.3.2. Đặc tính nƣớc thải của nhà máy sản xuất bột Giấy
Phân loại nước thải sản xuất bột giấy đã được thống nhất từ những năm 1980. Như
đã biết, tại các cơ sở công nghiệp có 03 dạng nước thải [8,17]:
- Nước sử dụng cho quá trình sản xuất, bị ô nhiễm bởi các chất hòa tan và các chất
không tan, trong một số trường hợp có thể có nhiệt độ cao;
- Nước sinh hoạt, từ các hạ tầng sinh hoạt và làm việc của nhân sự nhà máy;
- Nước mặt, là nước mưa hoặc chảy tràn từ hệ thống cấp thoát nước.
Nước thải sản xuất hình thành khi sử dụng nước trực tiếp trong các quá trình sản
xuất, vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, rửa thiết bị, làm lạnh.Về nguyên tắc, nước
làm lạnh bị nhiễm bẩn từ các nguồn có nhiệt độ cao.
Lượng nước thải từ nguồn phát thải, tính trên một đơn vị thời gian, được gọi là lưu
lượng nước thải và có thể được xác định tùy thuộc vào năng suất phát thải theo tiêu
chuẩn thoát nước, là khối lượng trung bình của nước thải tính bằng m3, cần thiếp cho
sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc để chế biến một đơn vị khối lượng
nguyên liệu.
Tiêu chuẩn thoát nước công nghệ và tiêu chuẩn thoát nước chung có sự khác biệt.
Tiêu chuẩn thoát nước công nghệ được sử dụng khi thiết kế và cải tạo các nhà máy
đáng hoạt động, theo các tiêu chuẩn thiết kế công nghệ hiện hành vào thời điểm đó.
16



Các tiêu chuẩn thoát nước chung được sử dụng để lập sơ đồ tổng thể về sử dụng và
bảo vệ nguồn nước, quy hoạch phân bố cơ sở công nghiệp của ngành, đưa ra các dự
báo về sử dụng nguồn nước. Tiêu chuẩn thoát nước chung được xác định theo các
đánh giá thẩm định, trên cơ sở phân tích các định hướng chính về hoàn thiện các quá
trình công nghệ hiện có, có tính đến tiềm năng tạo dựng các sơ đồ sử dụng nước hợp lý
trong sản xuất với hệ thống tuần hoàn nước tối đa hay khép kín, khả năng hoàn thiện
các phương pháp xử lý nước thải đang vận hành và áp dụng các phương pháp mới.
Lưu lượng nước thải (m3/ngày đêm) được tính theo công thức:
Qngày = NM
Trong đó, N là tiêu chuẩn thoát nước trên một đơn vị sản phẩm hoặc nguyên liệu
được chế biến; M là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc nguyên liệu được chế biến trong
một ngày đêm.
Trong vòng một ngày đêm, nước thải sản xuất có thể được thải đều hoặc không
đều. Có thể có dao động theo mùa trong năm, được xác định theo quy trình công nghệ.
Ở một số cơ sở sản xuất có thể có trường hợp thải cùng lúc, khi đó tần suất thải có thể
là 1 lần trong một ca làm việc, trong một ngày đêm hay trong 1 tuần. Độ thoát nước
không đồng đều được xác định bằng hệ số thải theo giờ (Kh), được tính bằng tỉ số của
lưu lượng theo giờ lớn nhất và lưu lượng trung bình theo giờ. Thực tế cho thấy, đối với
các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy Kh= 1,3-1,8.
Mức ô nhiễm của nước thải được đặc trưng bởi chất lượng nước, là tổ hợp các chỉ
tiêu lý học, hóa học, sinh học và vi khuẩn, bao gồm: nhiệt độ; mùi; màu (theo thang
platin-coban); pH; nồng độ chất rắng lơ lửng (tính bằng mg/l hoặc g/m3); nhu cầu oxi
hóa học (COD); nhu cầu oxi sinh học (BOD), đặc trưng cho nồng độ các chất hữu cơ;
hàm lượng các chất đặc trưng cho loại hình sản xuất, như phenol, các chất trích ly.
Khối lượng và chất lượng của nước thải sản xuất phụ thuộc vào dạng nguyên liệu
và sản phẩm, năng suất sản phẩm, các tiêu chuẩn sử dụng nước, tiêu hao nước sạch
trên một đơn vị sản phẩm, đặc điểm của quá trình công nghệ, mức độ tận dụng chất
thải sản xuất, đực thù của thiết bị sản xuất, trang thiết bị kiểm tra và đo lường.
Trên thế giới, các chỉ tiêu nước thải sản xuất có thể biểu thị dưới dạng đơn vị nồng

độ hay tính trên một đơn vị sản phẩm hoặc nguyên liệu được chế biến. Trong công
17


×