Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

123doc tuyen tap cac de thi hoc sinh gioi mon ngu van lop 10 kem dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.67 KB, 44 trang )

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA
PHÚC
Năm học 2011-2012
Đề số 1:

ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 10
(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1: (3,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2: (7,0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn
học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những
người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như
vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những
lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
---------HẾT---------

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA
PHÚC
Năm học 2011-2012

ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 10
(Thời gian làm bài 120 phút)


Câu 1: (3,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2: (7,0 điểm)

1


Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn
học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những
người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như
vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những
lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
---------HẾT--------TRƯỜNG THPT ĐA
PHÚC

ĐÁP ÁN CHẤM THI OLYMPIC LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2011-2012
------------------------------------------

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận
dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn
chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những
nội dung cơ bản sau:
a. Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ
của đứa con.
- Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.
- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong
cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống
đầy bất trắc, hiểm nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới
cái đích cuối cùng là cho con, vì con.
c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải
nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của
tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của
bản thân mình.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
2


I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có

cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ
bản sau:
1. Giải thích nhận định:
- Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống
trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công.
- Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng lớp
mình.
- Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm
lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác.
2. Chứng minh:
Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài
chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân
tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh.
a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong các câu chuyện cổ tích:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã
nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó
là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi
lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia
giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật.
- Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn,
luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình.
+ Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa,
Lấy vợ cóc…).
+ Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử).
b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập
thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện.

- Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch
Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…).
- Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre
trăm đốt).
- Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về
địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua.
- Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi
lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai
khôi ngô..
- Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ
cóc).
- Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động
về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện.
3


- Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm
tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
3. Đánh giá:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân
gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình.
Song truyện cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan
thấm đẫm trong các tác phẩm.
- Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn
cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Đề số 2:

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ VII - LÀO CAI

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VII - NĂM 2011
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150’ không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 02 câu in trong 01 trang)

ĐỀ DỰ BỊ
Câu1 ( 8 điểm)
Người Nga có câu nói: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng.
Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”.
Suy nghĩ của anh chị về quan niệm sống trên đây?
Câu 2 ( 12 điểm)
Ý thức cá nhân trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí và các đoạn trích Trao duyên, Nỗi
thương mình (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.
---------------- Hết--------------

4


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ VII - LÀO CAI


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VII - NĂM 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm được in trong 03 trang)
HDC DỰ BỊ

Câu 1 (8 điểm)
I.Yêu cầu kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Diễn đạt trong sáng, không sai chính tả, văn phong giàu cảm xúc, sáng tạo.
II. Yêu cầu về kiến thức :
Bài viết cần đạt được những ý cơ bản sau:
Nội dung trả lời
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Bánh mì và hoa hồng là hai hình ảnh tượng trưng cho đời sống vật chất và tinh
thần của con người.
- Cả tâm hồn cũng cần được ăn uống: cả tâm hồn cũng cần được quan tâm, chăm
sóc.
=> Câu nói khẳng định đời sống tinh thần cũng quan trọng và cần thiết không kém gì đời
sống vật chất. Cần phải cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần để có một cuộc
sống ý nghĩa.
2. Phân tích và lí giải vấn đề :
- Đời sống vật chất là toàn bộ những điều kiện vật chất để con người tồn tại: ăn,
mặc, ở. Còn tâm hồn là toàn bộ thế giới tinh thần: tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ của con
người.
- Nếu con người chỉ chú trọng đời sống vật chất thì cuộc sống sẽ lệch lạc, đơn điệu
và vô nghĩa. Vật chất nếu thiếu thốn vẫn có cách bù đắp nhưng tâm hồn thì không thể.
- Tâm hồn quyết định nhân cách, lối sống, tư tưởng của mỗi người, làm nên nét đẹp
nhân văn trong mỗi con người. Vì vậy, nó cũng cần được nuôi dưỡng để ngày càng tinh tế,

phong phú hơn.
- Dẫn chứng.
3. Bình luận vấn đề:
- Đây là một quan niệm sống đúng đắn và để lại cho ta bài học sâu sắc về cách sống
có ý nghĩa.
- Cần biết chăm lo, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần để mỗi người có một
cuộc sống hạnh phúc, thoải mái và có ý nghĩa thực sự.
- Lối sống thiên về chú trọng vật chất hay tinh thần đều có tác hại đối với cuộc sống
của mỗi người.
- Phê phán những người có cái nhìn thực dụng khi đánh giá về con người lại đem ra
tiêu chí mang giá trị vật chất để xếp hạng.
- Bài học đối với bản thân.

Điểm
1,5

3,5

3,0

Câu 2 (12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết cách vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học cụ thể trong giai đoạn thế kỉ
XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX để giải thích, chứng minh, bình luận một vấn đề văn học.
5


- Bố cục bài làm chặt chẽ, hợp lí.
- Văn viết giàu cảm xúc, hình ảnh, có sáng tạo. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
II. Yêu cầu về kiến thức :

Bài viết cần đạt được những ý cơ bản sau:
Nội dung trả lời
1.Giải thích:
- Ý thức cá nhân là sự ý thức về giá trị của các cá thể người trên nền ý thức chung về con
người.
- Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, chiến tranh phong kiến liên miên, chế độ phong
kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái, triều đại nhà Nguyễn độc đoán khắt khe, Nho giáo
độc tôn không còn thiêng liêng...-> thời đại khiến con người cá nhân thức tỉnh, tự khẳng
định mình, đặc biệt là khẳng định các giá trị cá nhân.
- Với những nghệ sĩ tài năng, có nhân cách và cá tính độc đáo như Nguyễn Du, ý thức cá
nhân của họ được thể hiện khá rõ nét qua tác phẩm văn học.
2. Phân tích, chứng minh:
Ý thức cá nhân trong các tác phẩm (đoạn trích) của Nguyễn Du
- Con người cá nhân xót mình, cô đơn trong Đọc Tiểu Thanh kí:
Từ chỗ thương cho thân phận tài hoa, nhan sắc bị vùi dập đến phũ phàng của Tiểu Thanh,
bật ra câu hỏi về mối hận kim cổ không lời giải đáp, nhà thơ tự nhận thấy mình cũng là
khách phong lưu với cái án tự mang - cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh - nên đi đến xót
thương mình, vì sự cô đơn của tài hoa, nhân cách - không tìm được tri âm giữa cuộc đời.
Câu hỏi Không biết ba trăm năm... đầy nỗi đau khắc khoải.
- Ý thức về tình yêu, hạnh phúc cá nhân trong Trao duyên (Truyện Kiều):
Tình yêu của Kiều với Kim Trọng là tình yêu đầu đời trong sáng, e ấp song không kém
phần nồng nàn, mãnh liệt, đắm say. Ý thức được điều đó, nên khi trao duyên cho Thúy Vân,
dù đã quyết định chọn chữ Hiếu một cách dứt khoát, Kiều vẫn vô cùng đau đớn. Diễn biến
tâm trạng của nàng trong đoạn trích đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, và đặc
biệt là nỗi đau đớn tột cùng của Kiều khi tình yêu, hạnh phúc bị tan vỡ. Phải ý thức sâu sắc,
cao độ về quyền sống, quyền được hạnh phúc, nàng mới thương cho mình, thương cho
người yêu và đau đến như vậy.
- Ý thức về nhân phẩm, niềm thương thân trong Nỗi thương mình (Truyện Kiều):
Phải sống trong chốn ô nhục, Kiều bẽ bàng, đau đớn khi mỗi ngày nàng bị nhấn chìm sâu
hơn vào vũng bùn hoen ố cả thân xác và nhân phẩm. Hơn bao giờ hết, nàng thương cho thân

mình bị đọa đày, dày xéo nhơ nhuốc, tâm trạng cô đơn đến cùng cực, sống mà như không
sống ngay khi tuổi đời còn thanh xuân. Đây rõ ràng là biểu hiện của ý thức về nhân phẩm.
3. Đánh giá:
- Ý thức cá nhân trong tác phẩm của Nguyễn Du là sản phẩm của một thời đại nhất định,
đồng thời được kết tinh ở một cá tính nghệ thuật độc đáo không lặp lại, được thể hiện thông
qua các hình thức văn học và thể loại văn học trung đại, là biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo
mới mẻ của Nguyễn Du.
-> Ý thức cá nhân góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Du và làm nên đặc
sắc của văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Điểm
2,0

8,0

2,0

------------Hết------------

Đề số 3:

6


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
------------ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011


(Dành cho học sinh trường THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2 (7,0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn
học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những
người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như
vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những
lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét
trên.
---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011

(Dành cho học sinh trường THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).

-----------------------------------------7


Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc,
thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Phân tích và lý giải:
Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả
năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ.
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon
mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước
mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một
thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con:
- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình
yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người
mẹ.
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con
với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.
- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người
mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết
và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những
giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường
mỗi người phải đi qua…
Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của
người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị
không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong

mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim
thấm đẫm yêu thương.
b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không
sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:
- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.
- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.
8


- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm
nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.
Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử
mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại
trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.
2. Bình luận, đánh giá:
a. Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa
con.
- Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.
- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc
đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy
bất trắc, hiểm nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái
đích cuối cùng là cho con, vì con.
c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải
nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ
trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân
mình.
III. Biểu điểm:

- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc
và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có
thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
9


Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản
sau:
2. Giải thích nhận định:
- Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong
nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công.
- Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng lớp mình.
- Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc
quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác.
2. Chứng minh:
Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài chỉ
yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được
những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh.
a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ
sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy

sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết
liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở
sự phân tuyến của nhân vật.
- Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu
cảnh bất công của giai cấp mình.
+ Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ
cóc…).
+ Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử).
b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin
vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện.
- Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh,
lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…).
- Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm
đốt).
- Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa
vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua.
10


- Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần
sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô..
- Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc).
- Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức
mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện.
- Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm tin đạo
đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
3. Đánh giá:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian

không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện
cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong các
tác phẩm.
- Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh
sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết
thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt
trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được
dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau
khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn

Đề số 4:

11


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
------------ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT

MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011

(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”.
Câu 2 (7,0 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai chùm ca dao than thân và yêu
thương, tình nghĩa.
---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011

(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận
dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn
chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:

12


- Nhịn: là nhún nhường, biết kiềm chế nóng giận, biết lắng nghe ý kiến của
người khác, luôn giữ được hoà khí trong giao tiếp, ứng xử, tránh xung khắc đối đầu.
- Lành: kết quả tốt đẹp, thoả đáng, đúng như mong muốn.
- Một, chín: những con số có tính chất ước lệ.
- Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn
để tạo mối quan hệ tốt lành, thân ái.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm
xử thế đúng đắn của cha ông ta. Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng phức tạp. Một con
người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, ngoài xã hội).
Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết hợp tác với nhau để tăng cường sức
mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất. Sự hoà thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì
đó là cách ứng xử có hiệu quả, là phương châm sống tốt nhất. (Thí sinh cần nêu và
phân tích được các dẫn chứng thực tế trong gia đình, ngoài xã hội để chứng minh).
- Tuy nhiên cần thấy rằng câu tục ngữ chỉ nêu lên một cách rất chung chung.
Trong thực tế đời sống, không phải sự nhẫn nhịn, nhún nhường bao giờ cũng là giải
pháp tốt nhất. Khi đối mặt với cái xấu, cái ác thì sự nhẫn nhịn lại đồng nghĩa với thái
độ hèn nhát, nhu nhược, lại trở thành tiêu cực vì nó cản trở sự vươn lên, hoàn thiện
của bản thân mỗi người cũng như của cả cộng đồng. (Thí sinh cần nêu và phân tích
được các dẫn chứng thực tế để chứng minh).
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Tuỳ từng tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để lựa chọn cách ứng xử
phù hợp.

- Trong giao tiếp cần có thái độ mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có
nguyên tắc.
- Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, không làm ngơ trước những việc
bất bình, phi pháp; mạnh dạn phê phán những thái độ, việc làm không đúng của mọi
người xung quanh.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
13


- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh vận dụng hiểu biết về ca dao (chủ yếu qua hai chùm ca dao đã học),
phân tích làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa (ở hai
phương diện: vẻ đẹp và thân phận). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau:
1. Thân phận của người phụ nữ trong ca dao:
Hình thức lặp lại mô thức mở đầu “thân em như..” với tần số cao trong ca dao
cho thấy người phụ nữ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ.
- Cuộc đời vất vả, trăm đắng nghìn cay.
- Bị coi rẻ, bị khinh thường nên những giá trị đích thực của người phụ nữ

không được biết đến.
- Là nạn nhân của chế độ tảo hôn.
- Nỗi khổ lớn nhất của người phụ nữ là bị phụ thuộc, không được tự do yêu
đương, không được tự quyết định số phận, tương lai của mình.
- Âm hưởng chung của những bài ca dao than thân là tiếng thở dài, cám cảnh
cam chịu của người phụ nữ.
2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao:
a. Vẻ đẹp hình thức, phẩm chất:
- Vẻ đẹp hình thức: Bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, người phụ nữ hiện
lên với vẻ đẹp duyên dáng, đầy nữ tính (Thân em như tấm lụa đào…, Thân em như
hạt gạo tám xoan…).
14


- Vẻ đẹp phẩm chất: cần cù, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, lam lũ tảo tần.
(Con cò, Mười tay).
b. Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
- Có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, thuỷ chung, tình nghĩa.
- Có tình thương vô bờ với con cái, sẵn sàng chịu đựng vất vả, tủi nhục vì con.
c. Vẻ đẹp của niềm mơ ước, khao khát táo bạo thể hiện ý thức phản kháng, muốn
thoát khỏi thân phận bị lệ thuộc (ước gì sông rộng một gang…).
3. Khái quát:
- Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao là hiện thân đầy đủ của những nỗi khốn
khổ tủi nhục nhất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Song
vượt lên số phận bấp bênh, chìm nổi, ở họ vẫn toả rạng ánh sáng của vẻ đẹp tâm hồn,
của lòng thuỷ chung, của khát vọng tình yêu mãnh liệt.
- Người phụ nữ trở thành đối tượng được cảm thông, yêu thương, trân trọng.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.

- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng
tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến
0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn
Đề số 5:
15


SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian: 150 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ
văn lớp 10
2. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề thi chọn học sinh giỏi chỉ bao
quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10.
3. Đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.

Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về xã hội: Vai trò và tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống
+ Kiến thức về văn học : Tổng hợp kiến thức về tác giả Nguyễn Trãi, nội dung trong thơ
Nguyễn Trãi
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 10
Mức độ
Nhận biết
Chủ đề
1.Nghị luận xã Nhận biết được
hội
dạng đề nghị luận
về một tư tưởng
đạo lí
Số câu: 1
Tỉ lệ: 40%
2.Nghị luận văn
học
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
Tổng cộng

Thông hiểu

Hiểu được bản chất
của đề ra: Vai trò,
tầm quan trọng của
tình bạn trong cuộc
sống

(10%
x
20 (10% x 20 điểm =
điểm=2,0điểm)
2,0 điểm)
Nhận biết được đề Hiểu được giá trị nội
nghị luận văn học dung, tư tưởng trong
cuộc ddoif và thơ văn
Nguyễn Trãi
10%
x
20 30% x 20 điểm = 6,0
điểm=2,0điểm)
điểm)
4,0 điểm
8,0 điểm

Vận dụng

Cộng

Kiến thức xã hội
Kĩ năng làm bài văn
nghị luận xã hội
(20% x 20 điểm = 4,0
điểm)
Kĩ năng: Nắm vững
phương pháp làm bài
nghị luận văn học


(40%
x
20
điểm=8,0điểm)

20% x 20 điểm =
4,0điểm)
8,0 điểm

60% x 20 điểm =
12 điểm)
20 điểm

IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II
Đề thi chính thức

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : Ngữ văn - Khối 10

( Thời gian làm bài : 150 phút , Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (8 điểm).
“ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero)
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2: (12 điểm).
“…Hơn năm thế kỷ rồi, thơ Nguyễn Trãi không bao giờ ngủ, (...). Trong thơ ông, nỗi đau khổ riêng
mình cũng đồng thời là nỗi khổ đau của nước nhà, vì ông là kết tinh hình ảnh của trung với hiếu,

16


ca lo nc yờu dõn, khc khoi nh con cuc sut mt i, cho du cht ri, lũng u ỏi ca ụng
vn c cũn chỏy ran trờn trang th, trong lch s
(Ba thi ho dõn tc - Xuõn Diu)
Bng hiu bit ca mỡnh v th vn Nguyn Trói, Anh/ch hóy lm sỏng t nhn nh trờn.
.Ht
-

Giỏm th khụng gii thớch gỡ thờm
H v tờn thớ sinh .SBD..
Ch kớ ca giỏm th 1..Ch kớ ca giỏm th 2

XY DNG HNG DN CHM V THANG IM
A.Yêu cầu chung
1. Có kiến thức tiếng việt ,văn học ,xó hi đúng đắn,sâu rộng; kỹ năng làm văn tốt,bố cục rõ ràng,lập
luận chặt chẽ,diễn đạt trong sáng,giàu hình ảnh và biểu cảm,ít mắc lỗi chính tả,ngữ pháp.Thí sinh có
thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phơng thức khác nhau:thuyết minh,phân tích,nghị luận...
2.Hớng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản,định hớng,định tính chứ không định lợng.Giỏo
viờn chm cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hớng dẫn chấm.Cần cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá
bài làm của thí sinh trong chỉnh thể,trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận
những cách kiến giải riêng, kể cả không có trong hớng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục
4. Tổng điểm toàn bài là 10,chiết đến 0.25,ghi điểm từng câu.Hớng dẫn chấm chỉ nêu một số thang
điểm chính,trên cơ sở đó giỏo viờn chm có thể chiết ra các thang điểm chi tiết.
B. Yêu cầu cụ thể
Cõu 1( 3 im)
1.Yờu cu k nng:
Hiu ỳng yờu cu ca bi. Bit cỏch lm bi ngh lun xó hi, b cc rừ rng, kt cu hp
lớ, din t tt, dn chng chn lc cú sc thuyt phc; khụng mc cỏc li chớnh t, dựng t, ng

phỏp.
2. Yờu cu kin thc:
Cn m bo cỏc ni dung sau:
Cõu
1

ý
1

2

Ni dung
1. Gii thớch
- Tỡnh bn : l mi quan h tỡnh cm tt p ca con ngi. L
s thu hiu, ng cm, yờu thng, sn sng chia s, giỳp ,
hy sinh cho nhau.
- Mt tri i din cho s sng. Khụng cú mt tri con ngi
khụng th tn ti.
=> ý ngha cõu núi: cao vai trũ tỡnh bn trong cuc sng.
Tỏc gi so sỏnh thy: tỡnh bn nh hi th, nh cuc sng,
nh chõn lớ hin nhiờn.
2.Chng minh vn :
- Khi tỡm bn, kt bn l tỡm n s thu hiu, cựng quan nim,
cựng chớ hng, sựng s thớch... ; ú l s tri k, tõm giao
( Nguyn Khuyn Dng Khuờ, Cỏc Mỏc Lờ Nin. Bỏ Nha
T kỡ)
- Cú bn l ta cú c s chia s nim vui, ni bun.
+ Khi vui:
+ Khi bun


im
0,5
0,5
1,0

1,0

1,0

17


3

4

( Học sinh có hể lấy ví dụ trong thực tế đời sống để chứng
minh).
+ Khi gặp khó khăn: Bạn bè sẽ giúp ta gượng dậy, có thể hy
sinh vì nhau.
=> Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu
được.
3. Bình luận:
Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan
tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình
bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của
mỗi con người. Vì thế, tùy mức độ thận thiết mà có tình bạn.
4. Mở rộng: Muốn có tình bạn cao đẹp cần:
- Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
- Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc.

=> Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.

1,5

1,5

Câu 2 ( 12 điểm)
1. Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu cầu của
đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát, không mắc
lỗi diễn đạt , dùng từ, đặt câu, ngôn ngữ trong sáng, giàu biểu cảm.
2. Yêu cầu kiến thức:
Câu
ý
Nội dung
Điểm
2
* Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
1,0
* Thân bài: có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần
làm rõ các ý sau:
1
Giải thích được nhận định: Xuân Diệu khẳng định
2,0
- Cuộc đời Nguyễn Trãi, thơ văn NT là kết tinh hình ảnh của trung
1,0
với hiếu
1,0
- Cuộc đời Nguyễn Trãi, thơ văn Nguyễn Trãi là kết tinh hình ảnh
của lo nước yêu dân
2

Chứng minh nhận định: Qua Đại cáo bình Ngô, qua một số bài thơ
4,0
trong Quốc âm thi tập,Ức Trai thi tập
Đây là một nhận định đúng:
- Thơ NT thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt
Lấy dẫn chứng
- Thơ NT thể hiện nỗi đau đời, thể hiện tấm lòng thương dân sâu sắc,
hiện lên chân dung một con người suốt đời lo nước thương đời “ lo
trước thiên hạ và vui sau thiên hạ”
Lấy dẫn chứng
- Thơ NT thể hiện tư tương nhân nghĩa cao đẹp mà biểu hiện cao nhất
là tư tưởng lấy dân làm gốc. ( cần chú thích thêm: Và cũng bởi yêu
dân, trọng dân nên cuộc đời của ông chịu nhiều oan khuất bởi có rất
nhiều người trong vương triều lúc bấy giờ không đồng tình với quan
điểm đó )
Lấy dẫn chứng
3

Đánh giá nhận định
- Nhận định đã thể hiện cái nhìn sâu sắc về con người và thơ văn
Nguyễn Trãi: Đó là một con người toàn đức, toàn tài, toàn thiện nhưng
phải chịu án oan thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Một người
anh hùng nhưng cũng là một con người trần thế nhất trần gian.
- Góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng trong thơ Nguyễn Trãi: Đó là
tư tưởng ưu quốc ái dân. Thơ văn NT: có giá trị nghệ thuật và giá trị tư

3,0
2,0

18



tng ln
-> Nhn nh cú tm khỏi quỏt cao
* Kt bi: khỏi quỏt li vn : Th vn NT cú giỏ tr to ln, cú sc
sng bn lõu trong i sng vn húa tinh thn ca dõn tc.

C. Biểu điểm
- Điểm 9-10:áp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, có giọng điệu riêng
- Điểm 7-8 : áp ứng cơ bản các ý trên, mắc vài lỗi diễn đạt
- Điểm 5-6:Trình bày hơn nửa các ý trên,mắc lỗi diễn đat,lỗi chính tả
- Điểm 3-4: Trình bày 1/3 số ý trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
- Điểm 1-2: yếu kiến thức, sai kĩ năng.
- Điểm 0: lạc đề.

Sở GD&ĐT Nghệ An
Trờng THPT Quỳnh Lu II

Đề kiểm tra học kì I
Năm học: 2012 2013
Môn: Ngữ văn Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy ch ra v nờu tỏc dng ca phộp tu t trong cõu th sau:
Ngy ngy mt tri i qua trờn lng
Thy mt mt tri trong lng rt
Ngy ngy dũng ngi i trong thng nh
Kt trang hoa dõng by mi chớn mựa xuõn
(Vin Phng, Ving lng Bỏc)
Câu 2 (3 điểm): Nêu quá trình hoá thân của nhõn vt Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám? í

ngha ca quỏ trỡnh húa thõn ú?
Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tợng ngời nam nhi thời đại nhà Trần
qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của tác giả Phạm Ngũ Lão:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vơng nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Bản dịch thơ SGK Ngữ văn 10,Tp 1,Trang 116)
Hết
V. XY DNG HNG DN CHM V THANG IM
A.Yêu cầu chung
1. Có kiến thức tiếng việt ,văn học v k đúng đắn,sâu rộng; kỹ năng làm văn tốt,bố cục rõ ràng,lập
luận chặt chẽ,diễn đạt trong sáng,giàu hình ảnh và biểu cảm,ít mắc lỗi chính tả,ngữ pháp.Thí sinh có
thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phơng thức khác nhau:thuyết minh,phân tích,nghị luận...
2.Hớng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản,định hớng,định tính chứ không định lợng.Giỏo
viờn chm cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hớng dẫn chấm.Cần cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá
bài làm của thí sinh trong chỉnh thể,trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận
những cách kiến giải riêng, kể cả không có trong hớng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục
4. Tổng điểm toàn bài là 10,chiết đến 0.25,ghi điểm từng câu.Hớng dẫn chấm chỉ nêu một số thang
điểm chính,trên cơ sở đó giỏo viờn chm có thể chiết ra các thang điểm chi tiết.
B. Yêu cầu cụ thể
Câu 1 (2 điểm):
- Cỏc bin phỏp tu t:
+ Hoỏn d: By mi chớn mựa xuõn l hoỏn d khin ta liờn tng n by chớn tui ca Bỏc
H
+n d : Mt tri ( trong cõu th Thy mt mt tri trong lng rt ) l n d ch Bỏc H
- Tỏc dng:
19



+ Chn hỡnh nh mt tri ch Bỏc H l mt cỏch vớ von rt khộo lộo, tinh t,mt cỏch n d
phm cht. Cõu th ó núi lờn c v p, tm quan trng ca Bỏc i vi dõn tc Vit
Nam,Bỏc cng chớnh l mt ngun sỏng, ngun sng v i khụng th thiu nh mt tri ca
muụn loi..
+ Phộp tu t hoỏn d : By mi chớn tui i ca Bỏc cng chớnh l by mi chớn mựa xuõn
ti p cho i, khng nh, ngi ca s cng hin ca Bỏc cho dõn tc
->Tm lũng bit n, thnh kớnh ca nh th dnh cho Bỏc.
Câu 2 (3 điểm):
HS cần trỡnh by c các ý sau:
- Giới thiệu truyện Tấm Cám.
- Khái quát cuộc đời Tấm ở chặng 1 (Từ khi ở nhà với mẹ con Cám đến khi bị giết chết).
- Tm húa thõn 4 ln: Chim Vàng anh ->xoan đào -> khung cửi -> (cây thị) quả thị: nhng vt bỡnh
thng ,gin d v cú ớch trong cuc sng dõn dó.
-Thờm mt ln bin húa Tm li tr nờn mnh m hi v u tranh cng quyt lit hi vi k thự ,s
hóm hi ,tiờu dit c s sng ,sinh mng ca m con Cỏm khụng lm cho Tm phi t b s sng v
t b hnh phỳc.
- í ngha:
+Cuc u tranh gia cỏi ỏc v cỏi thin khụng h n gin v nh nhng. ú l mt cuc u tranh
cng thng v quyt lit ( Tm phi tri qua nhiu ln húa thõn)
+Th hin nim tin ca nhõn dõn lao ng vo cỏi thin bao gi cng chin thng cỏi ỏc.
+ Khng nh sc sng tim tng, mnh lit ca cỏi thin, ca khỏt vng sng, khỏt vng hnh
phỳc ,khụng mt th lc no cú th tiờu dit c.
+ Tm tr v lm ngi khng nh hnh phỳc ca con ngi ch cú th tỡm thy khi con ngi
c sng chớnh cuc i thng.
+ Phù hợp với quan niệm của nhân dân: ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo.
Câu 3 (5 điểm):
Yờu cu cn t:
A/ Yờu cu v k nng:
- Nm vng phng phỏp lm bi ngh lun vn hc
- B cc bi lm hp lớ, lp lun cht ch, ch vit rừ rng, khụng mc li din t, dựng t,

ng phỏp, li chớnh t.
B/ Yờu cu v kin thc:
- Hc sinh cn cú nhng hiu bit c bn v bi th T lũngv nm c giỏ tr ni dung
v ngh thut c ỏo ca on th y.
- HS phi bit trỡnh by cỏc nhn nh, ỏnh giỏ, cm nhn v tỡnh cm ca nhõn vt tr tỡnh
qua mt on th.
Hc sinh cú th phõn tớch v trỡnh by theo nhiu cỏch khỏc nhau. Song phi ỏp ng
c nhng ý c bn sau:
1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
2. Hai câu thơ đầu:
- Không gian, thời gian đều mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ. Đó là không gian của núi sông, là thời
gian trải dài qua mấy thu.
- Hình ảnh trang nam nhi thời đại nhà Trần xuất hiện với tầm nhìn nh bao quát cả non sông, với
hành động cầm ngang ngọn giáo nh đang đo chiều rộng và chiều dài của Tổ quốc. Đó là con ngời
với t thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ từng tấc đất của quê hơng.
- Nhng con ngi anh hựng ó gúp phn lm nờn i quõn dng mónh , mang sức mạnh nh hổ
báo, có thể nuốt trôi trâu (So sánh, phóng đại, cờng điệu hoá) tập hợp thành một đội quân có sức
mạnh vô địch của dân tộc ta vào thời điểm ấy.
- Vẻ đẹp của hình tợng trang nam nhi thời đại nhà Trần xuất hiện ở hai câu thơ mở đầu với t thế hiên
ngang, mang tầm vóc vũ trụ nh át cả không gian bao la.
-> Li tng cứu nớc, bảo vệ non sông là niềm tự hào, kiêu hãnh và cũng là niềm hạnh phúc lớn
lao của ngời con trai thời đại nhà Trần.Tỏc gi giỏn tip t lũng t ho v tin tng vo sc
mnh ca i quõn nh Trn
3. Hai câu thơ cuối:
20


- Đó là vẻ đẹp của những con ngời với khát vọng lập công danh (sự nghiệp và tiếng thơm) cho non
sông và đất nớc. Lời của Phạm Ngũ Lão cũng là lời của những trang nam nhi vào thời điểm đó. Với
họ, tự xác định mình còn vơng nợ với non sông thực chất là sự ý thức về trách nhiệm của mình trớc

đất nớc.
- Đó là vẻ đẹp của khát vọng đợc trở thành ngời trí dũng song toàn nh Vũ hầu Gia Cát Lợng đời Hán
để cống hiến nhiều hơn cho đất nớc và non sông.
Cái đáng quý trong vẻ đẹp của những trang nam nhi thời đại nhà Trần, đó là với họ, sự
nghiệp công danh của cá nhân luôn thống nhất với sự nghiệp cứu dân, cứu nớc. Chính họ đã
góp phần tạo nên hào khí của một thời đại bất tử trong lòng dân tộc Hào khí thời đại nhà
Trần Hào khí Đông A.
Lu ý: - Chi cho im ti a khi thớ sinh t c c yờu cu v k nng v kin thc
Giỏo viờn cn linh hot trong khi chm, trỏnh hin tng m ý cho im.
C. Biểu điểm
- Điểm 9-10:áp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, có giọng điệu riêng
- Điểm 7-8 : áp ứng cơ bản các ý trên, mắc vài lỗi diễn đạt
- Điểm 5-6:Trình bày hơn nửa các ý trên,mắc lỗi diễn đat,lỗi chính tả
- Điểm 3-4: Trình bày 1/3 số ý trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
- Điểm 1-2: yếu kiến thức, sai kĩ năng.
- Điểm 0: lạc đề.

s 6:
KIM TRA HC K II
MễN NG VN 10
Thi gian: 90 phỳt (khụng k thi gian giao )
Cõu 1 (2 im): Theo anh (ch) nột ni bt trong ni dung sỏng tỏc ca Nguyn Du l gỡ?
Cõu 2 (2 im): Th no l ngụn ng ngh thut? Phõn tớch chc nng thụng tin v giỏ tr thm
m th hin trong cõu th sau:
Cy em em cú chu li
Ngi lờn cho ch ly ri s tha
( Trớch Truyn Kiu ca Nguyn Du SGK lp 10- NXB Giỏo dc 2006)
Cõu 3 (6 im): Phõn tớch tõm trng ca Kiu trong on th Ni thng mỡnh (trớch Truyn
Kiu) ca Nguyn Du


--------------------------------------Ht----------------------------------V. XY DNG HNG DN CHM V THANG IM
Cõu 1( 2 im): Hc sinh trỡnh by c:
- cao tỡnh i, tỡnh ngi, trõn trng nhng giỏ tr nhõn bn
- Phờ phỏn, cm ghột cỏc th lc ch p lờn quyn sng ca con ngi.
( H/s cú th trỡnh by theo nhiu cỏch khỏc nhau, mi ý nờu rừ v din dt góy gn cho1,0
im. Tựy theo sai khỏc tr tng n v 0,25 im)
Cõu 2 ( 2 im):
* Hc sinh nờu ỳng khỏi nim v ngụn ng ngh thut

21


Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện
từ ngôn ngữ thông thường, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ
của con người
* Học sinh phân tích rõ chức năng thông tin và giá trị thẩm mỹ thể hiện trong 2 câu thơ của
Nguyễn Du:
- Chức năng thông tin: Thúy Kiều nói lời trao duyện với Thúy Vân
- Giá trị thẩm mỹ: Lựa chọn từ ngữ chính xác,chặt chẽ để gửi gắm, nài ép và hy vọng vào Thúy Vân
Cách chấm điểm
- Trình bày đúng khái niệm cho 1,0 điểm. Tùy theo độ sai khác để trừ từng đơn vị 0,25 điểm
- Phân tích rõ ràng, chính xác mỗi chức năng cho 1,0 điểm ( G/v linh động cho điểm ở câu này để
khuyến khích, động viên học sinh)
Câu 3: (6 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
_ Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
_ Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ,
ngữ pháp, lỗi chính tả.
B/ Yêu cầu về kiến thức:

_ Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về đoạn thơ “Nỗi thương mình”và nắm được giá trị
nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy.
_ HS phải biết trình bày các nhận định, đánh giá, cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình
qua một đoạn thơ.
Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được
những ý cơ bản sau:
1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều sau
khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân phẩm
con người.
+ Tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ô nhục ở lầu xanh (bàng hoàng, thảnh thốt, đau đớn, ê
chề, tủi nhục…)
+ Tâm trạng, thái độ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở chốn lầu xanh (xót xa, buồn thảm,
chua chát, bẽ bàng,…)
2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ
tài tình (điệp từ ngữ, cụm từ đan xen, tiểu đối, câu hỏi tu từ, điển tích…)
Lưu ý: + HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận rêing của mình
miễn là đáp ứng được yêu cầu đề
+ Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo.
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm
nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.
- Điểm 3 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa
sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 1 – 2: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn
chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy (điểm 2). Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan
man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế (điểm 1)
- Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.
Tà Rụt, ngày 20 tháng 3 năm 2011

22


Ý kiến phê duyệt của chuyên môn

Giáo viên bộ môn

Lê Văn Đức

Đề số 7:

ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VII - NĂM 2011
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150’ không kể thời gian giao đề

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ VII - LÀO CAI

(Đề thi gồm 02 câu in trong 01 trang)

Câu 1 ( 8 điểm)
Đối thủ đáng sợ nhất
Khi Abraham Lincoln ra tranh cử tổng thống, một người bạn đã hỏi ông:
- Anh thấy mình có hi vọng gì không? Ai là đối thủ đáng sợ nhất của anh?
Và Abraham Lincoln đã đưa ra một câu trả lời hài hước nhưng rất thật:
- Tôi không ngại Breckingridge vì ông ta là người miền Nam nên người dân miền Bắc sẽ không
ủng hộ ông ta. Tôi cũng không ngại Douglas vì ông ta là người miền Bắc nên người dân ở miền
Nam cũng sẽ không nhiệt tình bỏ phiếu cho ông ta. Nhưng một đối thủ mà tôi rất sợ, ông ta là

người duy nhất có thể khiến tôi thất cử…
Người bạn liền vội ngắt lời:
- Ai vậy?
Nhìn thẳng vào mặt bạn mình, Abraham Lincoln nói:
- Nếu lần này tôi không được bầu làm tổng thống thì anh hãy biết rằng chính là lỗi của ông ta. Ông
ta chính là Abraham Lincoln!...
(Trích trong cuốn “Hãy là chính mình” - NXB Trẻ)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Câu 2 ( 12 điểm)
Tiếng nói hiểu đời của Nguyễn Du trong hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương
mình” (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du )?
----------------- Hết---------------Giám thị số 1:…………………………

Họ tên thí sinh:…………………….

Giám thị số 2:…………………………

SBD:………………………………
23


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ VII - LÀO CAI

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VII - NĂM 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm được in trong 03 trang)

HDC CHÍNH THỨC


Câu 1 (8 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Đây là dạng đề mở, ra đề theo cách gián tiếp. Vấn đề nghị luận được nêu ra qua một câu
chuyện. Để giải quyết yêu cầu của đề, bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau:
Ý
1

2

Nội dung chính cần đạt
Đọc hiểu văn bản, tìm ý nghĩa câu chuyện: Đối thủ đáng sợ nhất của mỗi người
không phải ai khác mà chính là bản thân mình. Vượt qua, chiến thắng được chính
mình là điều khó khăn nhất và cũng là “chiến thắng hiển hách nhất”(Flatông).
Bàn luận về vấn đề:
* Cần khẳng định đó là một tư tưởng đúng, một tư tưởng mang tính triết lý (Ý
nghĩa của câu chuyện tình cờ lại gặp gỡ với một lời răn trong Kinh Phật “Kẻ thù
lớn nhất của đời người là chính mình”)
* Lí giải và chứng minh vấn đề:
- Vì sao đối thủ của mỗi người là chính mình?
+ Con người sinh ra trên đời không có ai hoàn thiện (Bản thân từ “con người” đã
nói lên điều này). Nhưng bản chất của con người là hướng thiện, luôn muốn tự
hoàn thiện mình, vì thế phải đấu tranh, đấu tranh để chế ngự bản thân, chế ngự
phần bản năng, phần xấu trong con người mình.
+ Sống ở trên đời mỗi người có một hoàn cảnh, một điều kiện, một số phận. Có
những số phận may mắn, cũng có những số phận thiệt thòi… Con người muốn tồn
tại, muốn sống cho ra con người thì càng phải đấu tranh để vượt lên chính mình.

(Học sinh lấy dẫn chứng chứng minh).
- Vì sao bản thân mình lại là đối thủ đáng sợ nhất?
Cuộc sống là một “trường tranh đấu”, con người phải đấu tranh với những thế
lực bên ngoài (thiên nhiên, các thế lực thù địch, các đối thủ…) và đấu tranh với bản
thân (như đã nói trên) nhưng tính chất của hai cuộc đấu tranh này không giống
nhau:
+ Khi cuộc sống đặt ai đó trong một cuộc tranh giành (tranh giành sức mạnh, tranh
tài…) thì cuộc đấu ấy có đối thủ rõ ràng, có thế trận, có tương quan lực lượng bày
ra trước mắt mọi người. Mỗi đối thủ trong cuộc chơi phải vận động tất cả sức lực,
tài trí của mình để giành chiến thắng.
+ Còn cuộc đấu với bản thân? Nó âm thầm, lặng lẽ, một mình mình biết, một mình
mình hay…Thêm nữa, trong cuộc sống, con người ta thường nghiêm khắc, xét nét
người khác nhưng lại dễ dãi với bản thân, hay thỏa hiệp, khoan nhượng với mình…
Vì thế dễ đi đến thất bại. (Có thể dẫn ra những câu chuyện, những ví dụ về những

Điểm
2,0

5,0

24


con người không vượt qua được chính mình, hoặc những trải nghiệm của chính
bản thân).
Đánh giá, kết luận:
- Khẳng định tư tưởng gửi gắm trong câu chuyện là hoàn toàn đúng đắn.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

3


1,0

Lưu ý:
Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải hợp lí, thuyết phục, có thể bỏ qua những
lỗi nhỏ về kĩ năng hoặc một vài khía cạnh còn chưa sâu so với đáp án.
Chỉ cho điểm tối đa từng ý khi bài viết đảm bảo được yêu cầu về nội dung và kĩ năng.

Câu 2 (12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận văn học tổng hợp các thao tác.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trong sáng và cảm xúc, sáng tạo.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
Ý
1
2

3

Nội dung chính cần đạt
Giới thiệu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, hấp dẫn.
Giải thích vấn đề :
- Tác phẩm văn học gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả, vì vậy nó cho thấy quan
điểm, cái nhìn của tác giả đối với con người và thời đại.
- Tiếng nói hiểu đời: là sự thấu hiểu, nhận thức được những vấn đề quan trọng về con
người, thời đại và xã hội. Điều đó đòi hỏi ở người sáng tác một vốn sống phong phú
và sự từng trải cũng như một tâm hồn đồng cảm và yêu thương con người sâu sắc.
Phân tích và chứng minh qua hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương
mình”:

- Nguyễn Du đã từng sống trong thời đại xã hội phong kiến có sự khủng hoảng, bế
tắc và bản thân ông đã từng lưu lạc, sống khổ cực cùng nhân dân nên có điều kiện để
tiếp xúc với nhiều cảnh đời bất hạnh và có những trải nghiệm sâu sắc (0,75 điểm).
- Mặt khác, ông còn am hiểu tâm lí con người, hiểu chỗ mạnh, chỗ yếu và mọi uẩn
khúc, trạng thái tâm lí của con người, vì vây nhân vật của ông thường có những trạng
thái tâm lí phức tạp, tinh tế (0,75 điểm).
- Chứng minh qua hai đoạn trích (6,0 điểm).
+ Trao duyên: Nguyễn Du hiểu bi kịch tình yêu tan vỡ, hiểu hoàn cảnh ép
buộc nàng Kiều phải lựa chọn giữa hiếu và tình. Tác giả đã thể hiện sâu sắc mâu
thuẫn nội tâm của Thuý Kiều trước khi trao duyên và sau khi trao duyên, đồng thời
ca ngợi nhân cách cao đẹp của Kiều: vị tha và đức hy sinh (3,0 điểm).
+ Nỗi thương mình: Tác giả thấu hiểu và cảm thông với cuộc sống tủi nhục,
đau đớn, ê chề của Kiều ở chốn lầu xanh và khát vọng muốn vươn tới một cuộc sống
thanh cao của nàng. Qua đó, ta thấy được ý thức về nhân phẩm của nàng Kiều, tuy
“gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” ( 3,0 điểm).

Điểm
0,5
2,0

7,5

25


×