Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BAI DU THI VAN DUNG KIEN THUC LIEN MON GIAI QUYET CAC TINH HUONG TIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 13 trang )

Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống .
MẶT TRỜI VÀ SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Nêu được ảnh hưởng của Mặt trời tới sự sống trên Trái đất về:
a) Tác động có lợi:
+ Cung cấp nhiệt lượng và ánh sáng.
+ Tạo ra ngày đêm luân phiên cũng như tạo ra sự phong phú về mùa trên
Trái đất.
+ Ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí trên Trái đất.
+ Tạo ra gió và điểu khiển chu trình nước trên Trái đất.
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của con người.
b) Ảnh hưởng có hại:
+ Gây ra hiệu ứng nhà kính.
+ Tia cực tím gây ung thư, đục thủy tinh thể và những vấn đề về sức khỏe
khác.
+ Gió Mặt trời thổi bay khí quyển Trái đất.
+ Bão từ gây rối loạn trong liên lạc vô tuyến, ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe của con người.
c) Tìm hiểu một số biện pháp nhằm giảm tránh các tác hại của Mặt trời đến sự
sống trên Trái đất.
+ Biện pháp giảm thải các khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
+ Các giải pháp tránh tác hại của tia cực tím và bão từ đến sức khỏe của
người dân.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
“ Ông mặt trời óng ánh
Tỏa bóng hai mẹ con…”
Ngay từ những ngày còn thơ bé mới chập chững đến trường được cô giáo


dạy cho bài thơ trên em đã có nhiều thắc mắc bắt mẹ phải giải thích về Mặt trời
như: “ Mẹ ơi! Tại sao Mặt trời cứ đi theo con hả mẹ ? Mà con đứng lại Mặt trời
cũng đứng theo con?” Hay “ Mẹ ơi ! Sao Mặt trời lại màu đỏ ?” “ Mẹ ơi ! Sao
buổi tối con không thấy Mặt trời đâu cả hay là Mặt trời cũng phải về nhà đi ngủ
Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
không được đi chơi giống con hả mẹ? Mà nhà Mặt trời ở đâu thế mẹ ?”............
Trước những câu hỏi trẻ con của em mẹ đều giải thích theo những cách để em có
thể hiểu và chấp nhận không hỏi vặn vẹo lại nữa như: “Mặt trời yêu con sợ con
đi bị ngã nên đốt đèn đi theo để soi đường cho con” rồi “Mặt trời rất là ngoan, tối
không phải để mẹ tự về nhà để ăn cơm rồi đánh răng, rửa sạch tay chân lên
giường đi ngủ đấy. Cho nên ai cũng yêu quý Mặt trời! ”. Và cứ như thế Mặt trời
và em trở thành những người bạn thân thiết tự bao giờ, mặc dù chỉ có em nói
chuyện với Mặt trời và câu trả lời được nhà ngoại giao thiên tài là mẹ truyền đạt
lại chứ Mặt trời có trả lời lại đâu.
Tình yêu của em dành cho Mặt trời đã hình thành như thế đó, cho đến tận
bây giờ được học nhiều môn học hơn như Vật lí, Địa lí, Sinh học …. đọc nhiều
sách về Thiên văn học hơn em biết những câu trả lời của mẹ có nhiều điều không
đúng khiến em càng khát khao tìm hiểu về Mặt trời tìm lại câu trả lời chính xác
cho những gì mình đã thắc mắc hồi bé. Đó chính là lí do để em nghiên cứu và
tìm hiểu về ngôi sao gần chúng ta nhất luôn chiếu sáng : MẶT TRỜI với đề tài
“ MẶT TRỜI VÀ SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT”
Trong đề tài này, em dành một phần nhỏ để tìm hiểu về cấu trúc và ảnh
hưởng của Mặt trời lên Trái đất, đặc biệt là chu kì hoạt động của nó có liên quan
mật thiết tới sự sinh tồn và phát triển trên Trái đất – ngôi nhà chung của nhân
loại. Qua đề tài này em mong rằng mình có thể đem đến một cái nhìn tổng quát
và sinh động hơn về mối quan hệ Mặt trời – sự sống trên Trái đất.

4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống này chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn
của các môn học:
- Địa lí: Giúp em giải thích về ảnh hưởng của Mặt trời đến Trái đất với hiện
tượng ngày đêm và các mùa trong năm. Sự tạo thành gió và chu trình nước trên
Trái đất.
- Vật lí : Cung cấp cho em thêm kiến thức về cấu trúc cũng như năng lượng của
Mặt trời. Giúp em biết được sự hấp thụ và phản xạ các bức xạ của Mặt trời. Giải
thích được hiện tượng hiệu ứng nhà kính, bão từ, tia cực tím….
- Sinh học : Giúp em giải thích về quá trình quang hợp của cây xanh nhờ vào ánh
sáng Mặt trời.
- Văn học: Giúp em sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài
thuyết trình này.

Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
- Tin học: Giúp chúng em tra cứu thông tin trên mạng Internet, soạn thảo và trình
bày văn bản.
5. Bài thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Nhìn từ Trái đất, Mặt trời có vẻ rất nhỏ bé đúng như câu đố “ Bằng cái
đĩa, xỉa xuống ao. Ba mai chín cuốc mà đào chẳng lên”, nhưng thực tế Mặt trời
là một quả cầu khổng lồ với đường kính lớn hơn Trái đất 100 lần và cách xa
chúng ta 150 triệu km. Mặt trời ảnh hưởng rất lớn đến Trái đất, đặc biệt là chu kì
hoạt động của nó liên quan mật thiết tới sự sinh tồn và phát triển trên Trái đất –
ngôi nhà chung của nhân loại.
Nếu không có Mặt trời, sự sống trên Trái đất không thể tồn tại.
Thực vậy, Trái đất của chúng ta là một cỗ máy khổng lồ, một hệ thống vô

cùng phức tạp, nó cần năng lượng để hoạt động và năng lượng đó được lấy từ
quả cầu lửa lúc nào cũng phát ra ánh sáng và nhiệt lượng khủng khiếp chính là
Mặt trời - nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ -lò phản ứng nhiệt hạch tạo ra
một nguyên tử Heli từ bốn nguyên tử Hidro giúp sinh ra nhiệt và ánh sáng.

Sự phân bố năng lượng Mặt Trời trên Trái đất
Mỗi năm Trái đất tiếp nhận một năng lượng khoảng 1,7.10 17W tương
đương với năng lượng sinh ra bởi 1,7 tỉ nhà máy điện. Năng lượng Mặt trời khi
đến Trái đất nó cung cấp cho rất nhiều phản ứng, chu trình và hệ thống. Nó điểu

Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
khiển sự đối lưu của khí quyển và đại dương, giúp cây cối phát triển, giúp nhiệt
độ Trái đất ổn định, và rồi sự sống có thể tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Con
người đã biết lợi dụng nguồn năng lượng khổng lồ đó phục vụ cho nhu cầu của
mình như phơi, hong khô đồ vật để bảo quản được lâu hơn (lúa, ngô, cá…..),
phơi nước biển tạo thành muối phục vụ sinh hoạt hay cao hơn nữa là sử dụng các
thiết bị hiện đại thu năng lượng từ ánh sáng Mặt trời để đun nước nóng và cung
cấp điện năng thay thế nguồn điện từ các nhà máy vận hành bằng nguyên liệu

Năng lượng MT giúp trái cây chín

Năng lượng MT làm bốc hơi nước
( khô quần áo, làm muối từ nước
biển)

Năng lượng MT giúp phơi khô lúa, ngô, cá….


Pin Mặt trời và bình nước nóng sử dụng
năng lượng Mặt trời

hóa thạch.
Bức xạ Mặt trời khi chiếu đến Trái đất không phân bố nhiệt đồng đều trên
bề mặt các lục địa và đại dương. Sự phân bố nhiệt chênh lệch này tạo ra áp suất
cao và áp suất thấp. Khi Mặt trời làm nóng không khí ở một khu vực, áp suất tại
đó sẽ giảm đi. Không khí ở vùng lân cận có áp suất cao hơn sẽ lập tức tràn vào,
đây chính là cơ chế tạo nên gió. Như vậy không có Mặt trời sẽ không có gió
trên Trái đất. Mỗi giờ đồng hồ, Mặt trời phóng thích ra một năng lượng khổng
lồ vào Trái đất, trong đó 0,2% chuyển thành năng lượng gió, tương đương với 50
-100 lần tổng năng lượng sinh khối chuyển từ tất cả cây cối trên Trái đất. Gió là
một nguồn năng lượng quan trọng và có tiềm năng rất lớn - đây là dạng năng
lượng sạch, phong phú và là nguồn cung cấp gần như là vô tận. So với hầu hết
các dạng năng lượng truyền thống những thuận lợi mà gió đem lại cho môi
Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
trường là rất rõ ràng. Năng lượng gió góp phần thay thế các nhà máy điện vận
hành bằng nguyên liệu hóa thạch, từ đó giúp cải thiện không khí tại địa phương
(Tỉ lệ thải khí CO2 của các hệ thống điện gió chỉ bằng 1% so với nhà máy điện
than và 2% so với các nhà máy điện gas), giảm bớt các hiện tượng ô nhiễm môi
trường như mưa axit, giảm khí thải hiệu ứng nhà kính, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân.( Gió làm mát, thông thoáng nhà cửa, làm sạch
môi trường, không khí, tàu thuyền lợi dụng sức gió ra khơi đánh cá, gió làm phát

Gió phát tán hạt –

phấn hoa

Tàu thuyền ra khơi

Hệ thống điện
gió ngoài khơi

Hệ thống liên kết điện
Mặt trời – điện gió

tán hạt và phấn hoa….)
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Mặt trời lên Trái đất là thứ mà
bạn đang trải qua hàng ngày: hiện tượng ngày và đêm. Chúng ta vẫn thường nói
“ Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây” trong khi khoa học thì nói rằng Mặt
trời là trung tâm của vũ trụ, tức là nó không chuyển động, vậy tại sao chúng ta
vẫn thấy Mặt trời chuyển động có hướng từ Đông sang Tây? Đó là do Trái đất
chuyển động tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, người quan sát lại ở
trên Trái đất nên cứ tưởng mình đang đứng yên còn Mặt trời thì chuyển động
theo chiều ngược lại và đó gọi là chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một
ngày đêm.
Ai cũng biết rằng, ngày thì sáng còn đêm thì tối. Vì sao lại thế? Trái đất
của chúng ta là một vật thể hình cầu, đặc và không thể tự phát. Sở dĩ có ánh sáng
trên Mặt đất là nhờ có Mặt trời tỏa sáng gửi những tia nắng của mình tới Trái
đất. Trái đất hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa phần, trên nửa
đó là ban ngày, nửa còn lại sẽ là ban đêm. Nếu Trái đất đứng yên thì nửa luôn
được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi, nửa kia là ban đêm vĩnh viễn. Rất
may mắn là Trái đất tự quay quanh trục của mình nên toàn bộ bề mặt Trái đất
được chiếu sáng đều đặn, ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng, chính điều này
Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4



Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
đã đảm bảo sự sống tồn tại trên Trái đất. Bất kì nơi nào trên Trái đất đều nhận
ánh sáng và nhiệt lượng từ Mặt trời vào ban ngày và sau đó sẽ mất nhiệt vào ban

Ngày và đêm trên Trái đất

đêm.
Bốn mùa trên Trái đất cũng là một bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan
hệ giữa Trái đất và Mặt trời. Trái đất nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông
chủ yếu do lượng nhiệt trái đất thu nhận được nhiều hay ít từ Mặt trời.
Trái đất quay quanh mặt trời ở góc nghiêng 23,5 độ. Góc này gây ra việc
một số vùng trái đất xa hơn mặt trời và một số vùng gần hơn. Một nửa bán cầu
đối diện với Mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn - ở những nơi này sẽ là
mùa hè, và sẽ là mùa đông ở bán cầu bên kia. Ảnh hưởng này không lớn lắm ở
gần Xích đạo – nơi đây nhận được lượng ánh sáng Mặt trời mỗi ngày gần tương
đương nhau trong suốt cả năm. Trong khi, ở hai cực, không nhận được một chút
ánh sáng Mặt trời nào trong suốt mùa đông, đây là một trong những lý do khiến
thời tiết ở nơi đây lại băng giá như vậy.

Hiệu ứng Coriolis, một sản phẩm sinh ra do Trái đất tự quay giúp tạo nên
nhiều loại gió, như gió Tín phong thổi đến xích đạo, hay loại gió Tây ôn đới thổi
từ đường chí tuyến đến vòng cực. Những hình thái gió mùa này giúp cho không
khí và hơi ẩm di chuyển giữa các vùng, và tạo nên sự đa dạng về mùa.
Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 

Những hình ảnh dưới đây là đặc trưng cho các mùa tại khu vực ôn đới và hàn
đới:

Mùa xuân, thực vật
bắt đầu phát triển trở
lại.

Mùa hè, thực vật phát
triển mạnh mẽ

Mùa thu, cây cối bắt đầu
ngả sang màu vàng và
rụng lá.

Mùa đông,
thực vật ngủ đông

Trong khi nhiều người chỉ nghĩ đơn giản, sự khác biệt giữa ngày và đêm
(hay mùa hè và mùa đông) là một điều tất nhiên, thì thực tế sự thay đổi về ánh
sáng và nhiệt độ tạo nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động của các hệ thống
trên Trái đất. Một trong số đó là sự lưu thông không khí trên Trái đất - không
có Mặt trời, chúng ta cũng không có không khí để thở.
Phần lớn trong bầu khí quyển Trái đất là khí N2. Oxy chỉ chiếm 21% trong
không khí chúng ta hít thở. Trên Trái đất sẽ không có khí oxy, nếu không có cây
xanh. Cây xanh (và một số loài vi khuẩn), bằng quá trình quang hợp, sử dụng
năng lượng ánh sáng Mặt trời chuyển hóa carbon dioxid và nước thành glucose
và khí oxy qua phản ứng:
6CO2 + 12H2O + ánh sáng -> C6H12O6 + 6O2+ 6H2O

Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4



Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
Nói cách khác, trong khi chúng ta hít khí O2 và thải ra khí CO2 , thì cây
xanh lại ngược lại. Như vậy, nếu không có Mặt trời cung cấp ánh sáng cho quá
trình quang hợp, chúng ta sẽ không thể có không khí để thở. Nếu không có cây
cối cung cấp lương thực cho con người và các loài động vật khác, chúng ta cũng
sẽ không có gì để ăn. Hiển nhiên, cây cối rất quan trọng cho sự tồn tại của loài
người. Không chỉ vì nó cung cấp khí oxy và thức ăn, chúng còn giúp điều chỉnh
lượng khí CO2 còn gọi là khí nhà kính trong khí quyển. Chúng còn giúp phòng
tránh sự xói mòn, bạc màu của đất do gió và nước. Thêm nữa, chúng còn đưa hơi
nước vào không khí trong quá trình quang hợp. Lượng hơi nước này, tiếp tục
tham gia vào chu trình nước, được điều khiển bởi Mặt trời.

Vòng tuần hoàn nước trên Trái đất

Mặt trời tác động rất lớn đến nguồn nước của chúng ta. Nó làm nóng các
đại dương ở gần xích đạo, ngược lại, nước ở hai cực thì lạnh đi. Chính vì lẽ đó
mà tồn tại các dòng biển nóng và lạnh, chúng di chuyển một lượng lớn nước ấm
và nước lạnh đi khắp nơi, ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu khắp thế giới. Mặt
trời cũng điều khiển chu trình nước, nó làm bay hơi khoảng 495.10 6 m3 hơi nước
vào khí quyển mỗi năm. Hãy nhớ lại xem, bạn bơi xong lên bờ và nằm phơi
nắng, chỉ một lúc sau cơ thể bạn sẽ lại khô như trước khi bơi. Khi ấy, quá trình
bay hơi đã xảy ra. Ngược lại, nếu bạn từng thấy hơi nước đọng trên thành cốc trà
đá, thì bạn đã thấy hiện tượng ngưng tụ rồi đấy. Đây chính là hai quá trình chính,
trong chu trình nước. Nếu không có Mặt trời khởi phát quá trình bay hơi, chu
trình nước sẽ không tồn tại. Trên Trái đất sẽ không có mây, mưa hay thời tiết, sẽ
không có nguồn nước ngọt để sử dụng. Nước trên Trái đất sẽ chỉ ở yên trên mặt
đất, chính xác hơn, nước sẽ bị đóng băng, do không có Mặt trời để sưởi ấm, và

Trái đất sẽ băng giá mãi mãi.

Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
Bức xạ do Mặt trời phát ra chiếu đến chúng ta đó là sự sống của toàn nhân
loại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì chúng ta cũng luôn
chịu những ảnh hưởng nặng nề do nó gây ra. Lượng bức xạ lớn mà Trái đất thu
được trong những tháng hè khiến thời tiết trở nên oi nóng, nền nhiệt độ trung
bình ngày khá cao, độ ẩm không khí hạ thấp là một trong nguyên nhân gây ra
cơn đột quỵ ở người mắc bệnh huyết áp, tim mạch. Nắng và nóng của mùa hè có
thể đem đến nhiều điều bất lợi như say nắng, say nóng, rôm sảy, bỏng nhẹ và có
thể cả chứng ung thư. Kèm theo với nắng là sự phát triển của nấm mốc, vi
khuẩn, viurs và các loại côn trùng gây bệnh cho người.
Quang phổ của ánh sáng Mặt trời gồm rất nhiều loại tia, nhưng có liên
quan trực tiếp đến con người là 3 tia: tia tử ngoại bước sóng 280-400 nm có khả
năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da và say nắng. Tia hồng
ngoại (800- 5000nm) tác dụng sinh nhiệt – đi sâu qua các lớp da làm tăng nhiệt
độ các dịch thể tại vùng đó và dẫn truyền vào sâu hơn nhờ tuần hoàn máu. Năng
lượng cao nhất khi ánh sáng đi theo đường ngắn nhất và trực tiếp ( khi giữa trưa
và Mặt trời ở đỉnh đầu). Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và
làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn nửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não –
làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ. Tia cực tím còn có tác hại
trực tiếp lên gien, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền. Chúng có thể gây
tổn thương các gien ức chế ung thư và kiểm soát sự tăng sinh của tế bào kết hợp
với tác động tạo ra các gốc tự do làm gia tăng sự lão hóa, tạo điều kiện cho ung
thư xuất hiện. Mặt Trời rất sáng, vì thế nhìn trực tiếp vào Mặt Trời rất có hại
cho mắt nhất là vào lúc trưa nắng sẽ làm cho các sắc tố quang hình trong con

ngươi mất màu tạm thời, có thể tạo ra hiện tượng đom đóm mắt và mù tạm thời.
Chính vì thế trong dân gian mới có câu: “ Một mẹ sinh được vạn con. Rạng
ngày chết hết chỉ còn một cha. Mặt mẹ xinh đẹp như hoa. Mặt cha nhăn nhó
chẳng ma nào nhìn ”.

Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
Nhiệt độ cao vào mùa hè là một trong nguyên nhân dẫn tới cháy rừng và
những đợt hạn hán kéo dài gây thiệt hại về tính mạng và kinh tế của con người.
Bên cạnh đó nhiệt độ hạ thấp do lượng nhiệt thu được ít từ Mặt trời vào mùa
đông khiến độ ẩm cao, tiết trời lạnh, khí hậu lúc khô hanh lúc lại ẩm ướt kèm
theo các cơn mưa phùn rả rích là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh
sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác mạnh vào mùa đông thì các bệnh
hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất do sức đề kháng của cơ thể con
người bị suy giảm. Một số nước trên thế giới phải gánh chịu hậu quả của những
cơn bão tuyết lớn và kéo dài khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Gió Mặt trời, bản chất là một luồng dịch chuyển mang điện tích, nó có
khả năng thổi bay bầu khí quyển Trái đất nếu không có từ trường Trái đất làm
hàng rào bảo vệ. Gió mặt trời tác động lên các đường sức từ của Trái đất gây ra
bão từ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của Trái đất : rối loạn sóng vô tuyến
hay mất điện trên diện rộng, gây nguy hiểm cho người bị tim mạch vì từ trường
có ảnh hưởng mạnh đến sự tuần hoàn của các cơ quan trong cơ thể con người.
Không những thế, trên Trái đất còn có một số loài vật xác định hướng đi bằng từ
trường của Trái đất ( cá hồi, các loài chim di trú….) vì vậy nếu xảy ra hiện tượng
bảo từ sẽ ảnh hưởng mạnh đến đời sống của các loài động vật này.
Khí quyển Trái đất chúng ta rất kén chọn, nó đào thải nghiêm ngặt những
bức xạ điện tử do Mặt trời phát ra, nó chỉ trong suốt với ánh sáng nhìn thấy

được, các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại liền kề cũng như những sóng vô tuyến
trong dải rất hẹp. Tất cả những bức xạ còn lại đều bị đào thải ( phản xạ hoặc hấp
thụ) làm cho khí quyển ở những lớp trên cùng bị nóng lên và bị ion. Các bức xạ
Mặt trời có bước sóng ngắn đến được bề mặt của Trái đất đều bị đất liền và đại
dương hấp thụ sau đó nóng lên và lại bức xạ ở khu vực hồng ngoại sóng dài.
Loại bức xạ này thì trong
suốt đối với N2 và O2
nhưng không trong suốt
đối với khí CO2 và H2O
nên chúng bị giữ lại ( CO 2
và H2O hấp thụ bức xạ
này), dẫn đến nhiệt lượng
do các bức xạ này mang
lại không được phân tán ra ngoài vũ trụ làm cho nhiệt độ trung bình của Trái đất

Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
tăng lên hiện tượng này gọi là hiệu ứng nhà kính- đây là một trong những
nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trên Trái đất.
Trải qua hàng triệu năm tiến hoá, với sự xuất hiện của thảm thực vật trên
Trái Đất, quá trình quang hợp của cây cối lấy đi một phần khí CO 2 trong không
khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định trên Trái Đất. Tuy nhiên từ
khoảng 100 năm nay, con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm giữa
năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất
vào Vũ trụ. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm trở lại
đây: CO2 tăng 20%, CH4 tăng 90%,…) đã làm tăng nhiệt độ Trái Đất lên 2 oC.
Nếu hiệu ứng nhà kính tiếp tục diễn ra, nhiệt độ môi trường tiếp tục tăng

lên sẽ làm ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của hành tinh chúng ta: nắng nóng
và hạn hán kéo dài,cháy rừng xảy ra ở khắp nơi, mưa bão triền miên với cường
độ lớn gây ngập lụt thiệt hại lớn về người và tài sản, băng ở hai cực sẽ tan ra,
mực nước biển dâng cao nhấn chìm các thành phố có địa hình thấp như
NewYork, Hồ Chí Minh…..; sức khỏe và cuộc sống của con người bị đe dọa ( số
lượng người chết vì nóng sẽ tăng nhanh, dịch bệnh, đói nghèo, nạn khủng bố và
tệ nạn xã hội cũng gia tăng nhanh chóng )....

Băng tan, hạn hán, lũ lụt, nghèo đói, bệnh tật, tội phạm ngày càng gia tăng ….
Hậu quả nặng nề của sự ấm lên toàn cầu.

Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác
động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu
người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các
nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những
trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra
những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá
mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ
qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận
Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã
tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại
Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ
người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái
đất.

Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn
của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở
nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong
tương lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trường
thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân.
Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống
theo hướng tiết kiệm năng lượng. Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết bị
điện, điện tử khi ra vào phòng ở hoặc nơi làm việc là góp phần tiết kiệm năng
lượng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu năng lượng và các chi phí phải trả. Hãy
nói không với hành động xả rác bừa bãi và nói có với việc sử dụng và tái chế các
rác thải sinh hoạt có thể, thực hiện đúng phương châm “ Tắt khi không sử dụng”.
Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của
BĐKH để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với những
người “ra quyết định”. Ví dụ: Bạn là người có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất
thì nhất quyết phải nói không với “công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu
và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính”.
Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong
hiện thực cuộc sống là sự đóng góp thiết thực nhất của chúng ta. Hiện nay, trên thế
giới đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lượng sạch như
năng lượng Mặt Trời, sức gió, sóng biển... để tạo ra những sản phẩm thân thiện với
môi trường. Trong xây dựng đã chú ý đến kiến trúc sinh thái, trong du lịch đã xuất
hiện nhiều hơn sản phẩm du lịch sinh thái... đây đều là những hướng đi tích cực.
Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao
đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm...về những vấn đề môi trường
(như hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự
ly thích hợp hoặc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn
chế và tiến tới không dùng túi ni lông, cố gắng sử dụng nước sạch tiết kiệm...).
Việc tuyên truyền, trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến
cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn


Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4


Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Mặt trời và sự sống trên Trái đất 
nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạn đưa vấn đề bảo vệ
môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn.
Trên đây là một số hiểu biết của em về Mặt trời trong mối quan hệ với sự
sống trên Trái đất. Mặc dù là đề tài yêu thích, với sự nỗ lực rất lớn của bản thân
trong việc tìm kiếm và thu thập tài liệu, thêm nữa là sự tận tình chỉ bảo của Cô
hướng dẫn nhưng trong khoảng thời gian ngắn, đề tài lại mang tính rộng lớn mà
lượng kiến thức của em thì còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót và
hạn chế. Em mong rằng đây sẽ là bước khởi đầu cho chính bản thân mình trong
quá trình khám phá và tìm tòi tri thức, là điểm tựa là niềm tin để em thêm đam
mê khoa học. Với tình yêu Mặt trời ngay từ hồi bé, em hứa sẽ trở thành nhà môi
trường học nhí đem hiểu biết nhỏ bé của mình tuyên truyền cho bạn bè, người
thân có những động thái nhằm bảo vệ mối quan hệ hữu nghị Mặt trời – Trái đất.
Em hứa sẽ cố gắng phấn đấu học thật giỏi để mai sau thành người công dân có
ích cho nước nhà.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Địa lý, Sinh học, Tin học, Ngữ
văn vào môn Vật lý, rất quan trọng, giúp cho các hiện tượng Vật lý trở nên bao
quát, đầy đủ ý hơn, hình ảnh sống động hơn, có sức thuyết phục hơn. Hiện nay,
khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, các kiến thức về môn Tin học
và việc sử dụng thành thạo Internet giúp học sinh tiếp thu các thông tin mới,
những tiến bộ về khoa học kĩ thuật của loài người.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng
tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống;
giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng
giải quyết tình huống trong cuộc sống.


Phạm Thị Hồng Thảo – Nguyễn Thu Hằng – Lớp 10 A7 Trường THPT Hậu Lộc 4



×