Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Ly hôn trong các gia đình người Việt theo Công giáo (qua nghiên cứu giáo xứ Chợ Mới, Nha Trang, Khánh Hòa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 198 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CAO KỲ HƢƠNG

LY HÔN TRONG CÁC GIA ĐÌNH
NGƢỜI VIỆT THEO CÔNG GIÁO
(QUA NGHIÊN CỨU GIÁO XỨ CHỢ MỚI
NHA TRANG, KHÁNH HOÀ)

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN GIAN
MÃ SỐ

: 62 22 01 30

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. LÊ HỒNG LÝ

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1


Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN....................................................11
1.1. Tình hình nghiên cứu.........................................................................................11
1.2. Một số vấn đề lý luận.........................................................................................35
1.3. Một số khái niệm được sử dụng trong luận án...................................................38
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................42
Chương 2 BỐI CẢNH ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ QUAN NIỆM CỦA GIÁO
DÂN CHỢ MỚI, CỦA GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ...........................................................43
2.1. Tổng quan giáo xứ Chợ Mới............................................................................. 35
2.2. Sự chuyển đổi của địa bàn trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.............50
2.3. Quan niệm của giáo dân Chợ Mới và của giáo lý Công giáo
về hôn nhân và gia đình.................................................................................62
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................76
Chương 3 THỰC TRẠNG LY HÔN Ở GIÁO XỨ CHỢ MỚI ...............................77
3.1. Khái quát tình hình ly hôn ở giáo xứ Chợ Mới..................................................77
3.2. Các tham số ly hôn ở giáo xứ Chợ Mới.............................................................82
3.3. Hậu quả việc ly hôn của người Công giáo.......................................................104
Tiểu kết chương 3...................................................................................................110
Chương 4 MỘT VÀI VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀN LUẬN TỪ CÁC TRƯỜNG
HỢP LY HÔN CỦA GIÁO DÂN CHỢ MỚI................................................111
4.1. Những nhân tố tác động đến ly hôn của người Công giáo...............................111
4.2. Tương đồng và khác biệt giữa các trường hợp ly hôn
của người Công giáo và người không Công giáo...........................................136
4.3. Hiện tượng thế tục hoá các giá trị tôn giáo......................................................143
Tiểu kết chương 4...................................................................................................149
KẾT LUẬN.............................................................................................................151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ.............................................................................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................155

PHỤ LỤC................................................................................................................177


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Luật Hôn nhân và Gia đình (HNVGĐ) năm 2000, đƣợc sửa đổi bổ sung
năm 2010, khẳng định ngay trong Lời nói đầu: “Gia đình là tế bào của xã hội,
là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo
dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình
tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.” [80, tr. 9; tr. 74]. Thế
nhƣng trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện tƣợng gia đình tan rã hoặc biến
thể đang gia tăng. Theo thống kê quốc gia, tình hình ly hôn tăng nhanh mỗi
năm: năm 2005 có 65.929 vụ, thì đến năm 2010 có 126.325 vụ [197].
Công giáo vốn đƣợc biết đến là tôn giáo chủ trƣơng gia đình chỉ một vợ
một chồng (đơn hôn) và không ly hôn (vĩnh hôn). Cho nên từ trƣớc đến nay,
khi viết về gia đình ngƣời Công giáo, đặc biệt là giá trị hôn nhân Công giáo,
không ít các nhà nghiên cứu cho rằng đó là hôn nhân có truyền thống bền
vững, đảm bảo sự yên ổn trong gia đình và thƣờng lấy đó làm thƣớc đo khi đề
cập đến hôn nhân của những thành phần xã hội khác. Thế nhƣng, trải qua thời
gian, đặc biệt từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, ly hôn trong các gia
đình Công giáo đang có chiều hƣớng gia tăng. Nếu trƣớc năm 1990, tức là
cách đây khoảng 20-25 năm, ly hôn trong Công giáo là hiện tƣợng hết sức
hiếm, hầu nhƣ không có, hoặc nếu có, chỉ vài ngƣời lén lút, thì hiện nay, giáo
dân có thể biết rõ ràng những ai ly hôn trong giáo xứ mình. Điều này cho thấy
giá trị hôn nhân của Công giáo đang bị tổn thƣơng, giáo lý về hôn nhân “bất
khả phân ly” và bí tích hôn phối đang trở nên bất khả toàn.
Nếu ly hôn giải phóng các cặp vợ chồng không đạt đƣợc mục đích của
hôn nhân, và nhờ đó ly hôn đem lại hạnh phúc cho một số ngƣời thì cũng đem

1



đến cho xã hội nhiều bất ổn về các mặt an ninh, an sinh, kinh tế, tâm lý, giáo
dục...đặc biệt là những tổn thƣơng tình cảm, kinh tế cho trẻ em. Mặc dù luật
pháp không cấm ly hôn, song việc cha mẹ ly hôn đã ảnh hƣởng lớn đến con
cái. Ở cộng đồng giáo dân, khi ngƣời Công giáo đem nhau ra toà ly hôn, họ sẽ
còn phải chịu thêm trách nhiệm do giáo lý và giáo luật quy định.
Vì thế, việc nghiên cứu ly hôn trong các gia đình Công giáo là hết sức
cần thiết, bởi vì tuy đã có một số công trình nghiên cứu ly hôn về các khía
cạnh qui mô và đặc điểm của ly hôn, độ dài của hôn nhân, ngƣời đứng đơn ly
hôn, các nguyên nhân ly hôn, luật pháp và chính sách về hôn nhân và ly hôn,
các hậu quả của ly hôn…dƣới các góc độ tâm lý, pháp luật, thống kê, xã hội,
kinh tế, giới…nhƣng vẫn còn khoảng trống về nghiên cứu ly hôn trong các
cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là hiện tƣợng ly hôn trong Công giáo ở khu vực
Nam Trung Bộ. Trong bối cảnh đó, đề tài Ly hôn trong các gia đình ngƣời
Việt theo Công giáo có tính cần thiết, góp phần làm hoàn chỉnh tổng thể các
nghiên cứu khoa học về thực trạng ly hôn ở nƣớc ta.
Các nghiên cứu về ly hôn càng có tầm quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng
hơn khi chúng đƣợc đặt trong một khung cảnh xã hội Việt Nam, văn hoá Việt
Nam đang chịu tác động mạnh mẽ của sự chuyển đổi từ cơ chế của nền kinh
tế tiểu nông, bao cấp sang cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần, và đang tăng
tốc trên con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghiên cứu ly hôn của
ngƣời Việt Công giáo trong giai đoạn này, bối cảnh này giúp thấu hiểu thêm
tác động đó, hoàn thiện bức tranh văn hoá xã hội của thời đại.
Mặt khác, bởi vì chúng ta đang sống trong thế giới phẳng, mọi hành vi
của ngƣời này tƣơng tác đến ngƣời khác, đến cả cộng đồng, và ngƣợc lại, cho
nên nghiên cứu trƣờng hợp ly hôn trong một cộng đồng ngƣời Việt theo tôn
giáo để tìm thấy ảnh hƣởng của xã hội, của văn hóa, tác động đến cả tôn giáo

2



vốn nghiêm khắc với ly hôn nhƣ Công giáo. Ngƣợc lại, các trƣờng hợp ly hôn
của ngƣời Việt Công giáo cũng phản ánh tình trạng gia đình trong xã hội hiện
nay.
Vì những lý do trên, việc chọn nghiên cứu ly hôn ở cộng đồng ngƣời
Việt Công giáo trong khung cảnh văn hoá, xã hội đất nƣớc ta hiện nay, là một
đóng góp cần thiết và hữu ích cho nghiên cứu chung về vấn đề đƣơng đại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu sinh đặt hai câu hỏi nghiên cứu 1) “Thực trạng ly hôn ở giáo
xứ Chợ Mới, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà trong bối cảnh xã hội
chuyển đổi hiện nay nhƣ thế nào?” và 2) “Thực trạng đó hiện nay nói lên điều
gì về quan niệm và lối sống của giáo dân ở đó trên phƣơng diện hôn nhân và
ly hôn?”.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận và thực ti n ly hôn
của ngƣời Công giáo tại một địa phƣơng cụ thể ở vùng đất Nam Trung Bộ,
nhìn nhận thực trạng của nó đã di n ra nhƣ thế nào và lý giải toàn diện về
hiện tƣợng xã hội này.
2.3. Nhiệm vụ của luận án
Từ đó nhiệm vụ của luận án là 1) Làm rõ bối cảnh xã hội tác động đến
vấn đề ly hôn của ngƣời Công giáo ở giáo xứ Chợ Mới, thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hoà; 2) Làm rõ quan niệm của ngƣời Việt Công giáo tại địa
phƣơng đó về hôn nhân và gia đình và vấn đề ly hôn; 3) Làm rõ thực trạng ly
hôn của ngƣời Việt Công giáo qua khảo sát tại địa phƣơng đó; và 4) Từ đó,
luận án sẽ hƣớng tới việc lý giải tại sao lại di n ra thực trạng đó và những hệ
lụy mà nó đem lại nhƣ thế nào?

3



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng ly hôn của ngƣời Công
giáo. Đối tƣợng khảo sát là các trƣờng hợp ly hôn ở địa bàn nghiên cứu. Có
những trƣờng hợp ly hôn, sau đó một hoặc cả hai bên tái hôn với ngƣời mới.
Những trƣờng hợp này trong đạo gọi là “rối không thể gỡ đƣợc”. Cụm từ này
đƣợc hiểu cách tƣơng đối, vì nếu ngƣời vợ hoặc chồng tái hôn với ngƣời
chồng mới, vợ mới, nhƣng lại ly hôn với ngƣời mới đó và sống độc thân trở
lại, thì tự bản thân ngƣời ấy đã gỡ rối đƣợc. Tuy nhiên, bình thƣờng thì hiếm
khi xảy ra trƣờng hợp này, nên mới có cụm từ “rối không thể gỡ” với hàm ý
ngƣời ngoài cuộc không thể gỡ đƣợc.
Trong luận án, chúng tôi không đề cập đến các trƣờng hợp:
- hôn nhân đồng giới,
- các trƣờng hợp ly thân tạm thời hay vĩnh vi n,
- các trƣờng hợp sống chung, sống thử mà không kết hôn theo luật Hôn
nhân và gia đình, hoặc theo luật lệ Công giáo,
- các trƣờng hợp kết hôn giả,
Thời gian khảo sát gồm các trƣờng hợp ly hôn từ 1990 đến 2014. Bởi vì
sau khi Nhà nƣớc chủ trƣơng Đổi mới năm 1986, xã hội chuyển biến mạnh
mẽ, nhất là các mặt văn hoá và kinh tế, đồng thời trong Công giáo Roma, việc
đổi mới bộ luật cũ 1917 sang bộ Giáo luật (Gl) mới 1983, đem lại những cách
nhìn ly hôn khác trƣớc.
Phạm vi khảo sát đƣợc thu hẹp ở giáo xứ Chợ Mới thuộc xã Vĩnh Ngọc,
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Việc chúng tôi chọn lựa địa phƣơng
này là vì các lý do sau:
Thứ nhất, đây là địa phƣơng nghiên cứu sinh đã đi thực địa từ những
năm 2000 nên khá quen với nhiều cƣ dân ở đây.

4



Thứ hai, đây là một trong số rất ít giáo xứ cổ xƣa nhất của giáo phận Nha
Trang, đã đƣợc hình thành từ trƣớc năm 1671, tức là đã tồn tại gần 350 năm.
Thứ ba, đây là một giáo xứ thôn quê nhƣng lại nằm ở ngoại ô thành phố,
đang trong tiến trình chuyển hoá từ nông nghiệp sang phi nông, cung cấp dịch
vụ cho thành phố du lịch Nha Trang.
Thứ tƣ, giáo xứ này đã có nhiều vị tử đạo nổi tiếng nhƣ nữ tu Anê Dần,
chủng sinh Giuse Hữu, đã cung cấp cho đạo mƣời linh mục, vài chục tu sĩ
nam nữ và hàng trăm ơn gọi tu trì, tức là có nếp sống “Công giáo nòi”.
Và cuối cùng, giáo xứ này tham gia tích cực vào các hoạt động, chủ
trƣơng của Nhà nƣớc, biểu hiện rõ nhất là linh mục quản xứ hiện nay đang là
thành viên của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Khánh Hòa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện đề tài này, nghiên cứu sinh sử dụng phƣơng pháp liên
ngành văn hoá học-xã hội học. Đó là quan sát, tham dự và chủ yếu là phỏng
vấn để tìm hiểu động cơ và ý nghĩa phía sau các hành động của chủ thể văn
hoá, cũng nhƣ sử dụng phƣơng pháp thống kê của xã hội học để xem xét các
số liệu nhƣ những dữ kiện gợi mở, hỗ trợ cho vấn đề đang nghiên cứu. Đồng
thời nghiên cứu sinh còn quan tâm phân tích-tổng hợp các tài liệu thứ cấp,
internet và thực địa, nhằm kế thừa những thành quả của các nghiên cứu có sẵn
và bổ sung những mặt khác của các nghiên cứu đó.
Nếu đối tƣợng quan sát là thực trạng ly hôn ở giáo xứ Chợ Mới, thì đối
tƣợng phỏng vấn sâu bao gồm trƣớc hết các bên ly hôn nhiều ngƣời hết sức có
thể, rồi đến ngƣời thân của họ là cha mẹ, anh chị em, họ hàng, và những
ngƣời có quan hệ là bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, trƣởng hoặc phó giáo
khu. Trên thực tế không phải tất cả các đôi ly hôn đều đƣợc phỏng vấn đầy đủ

5



hai bên và thân thuộc hai bên, do có một số ngƣời đã chuyển địa bàn sinh
sống đến chỗ khác, nên việc tìm gặp họ đối với chúng tôi là rất khó khăn…
Ngoài những đối tƣợng cần phỏng vấn sâu vừa kể trên, tôi còn phỏng vấn
ngẫu nhiên khoảng 30 đối tƣợng gồm những ngƣời quen, những ngƣời có mối
liên hệ với tôi nhƣ bạn bè, phụ huynh học sinh, trong những lần trò chuyện
bên bàn cà phê, hoặc thăm nhà họ, để nghe ý kiến của họ về hôn nhân và ly
hôn hiện nay. Họ khác nhau về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, địa phƣơng, tôn giáo, tình trạng gia đình còn độc thân hoặc đã kết
hôn, nên ý kiến họ khá phong phú, đa dạng.
Để đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cảm thấy thoải mái, tôi dành cho họ chủ
động về thời gian lẫn địa điểm phỏng vấn. Thông thƣờng thì vào các sáng
Chủ nhật, là thời gian họ nghỉ ngơi, và bên bàn cà phê góc quán ít ngƣời. Thời
gian và không gian này tạo bầu không khí thuận lợi nhất để nói “chuyện đời”
thay cho từ phỏng vấn khiến ngƣời nghe e ngại.
Cách phỏng vấn gồm phỏng vấn mở (để ngƣời đƣợc phỏng vấn thoải mái
bộc lộ suy nghĩ) và phỏng vấn hồi cố. Các câu hỏi đƣợc lồng vào câu chuyện
nhƣ gợi ý, thông cảm, hơn là điều tra. Tôi tự ghi chép vào khung điều tra thay
vì để ngƣời đƣợc phỏng vấn đọc bảng câu hỏi và trả lời vì nhƣ vậy họ sẽ đỡ
dè dặt hơn và tránh đƣợc trƣờng hợp đôi khi họ không trả lời, hoặc trả lời
không đúng sự thật. Việc phỏng vấn không thể đƣờng đột, mà phải tiến hành
cách chậm rãi theo kiểu vết dầu loang, từ vấn đề này sang vấn đề khác, từ
ngƣời này giới thiệu sang ngƣời khác.
Theo nguyên tắc đạo đức khoa học cũng nhƣ để ngƣời đƣợc phỏng vấn
yên tâm, tôi phải cam kết giữ bí mật nhân thân của họ bằng cách ẩn các thông
tin nhạy cảm khiến họ có thể bị nhận diện khi công bố kết quả nghiên cứu. Vì
thế, tất cả nhân vật nêu trong luận án này đều đã đƣợc thay đổi tên họ.

6



Tuy vậy, tôi không hề quên là trong vấn đề d gây tổn thƣơng nhƣ ly
hôn, những ngƣời trong cuộc và cả ngƣời thân của họ luôn đổ lỗi cho phía bên
kia. Vì thế, xác minh sự thật là việc cần thiết, bằng cách kiểm tra chéo qua
những ngƣời khác, một công việc không hề d dàng khi ngƣời cùng giáo xứ
thƣờng bênh vực nhau, nhất là khi một bên vợ hoặc chồng từ nơi khác kết hôn
với ngƣời trong xứ. Việc kiểm tra chéo đƣợc thực hiện thông qua các chức
việc giáo xứ, một vài tổ trƣởng của thôn xã và linh mục quản xứ, cũng nhƣ
qua đơn từ, xác minh của toà án, trong khả năng có thể đƣợc.
Về nguồn tƣ liệu, để có những thông tin đáng tin cậy nhất, tôi tìm số liệu
nơi linh mục quản xứ và các linh mục có thẩm quyền là chánh án và các thẩm
phán của Toà án hôn phối giáo phận Nha Trang với một số án quyết tiêu hôn
(có chọn lọc và đã đƣợc thay đổi họ tên, địa điểm), một số báo cáo tổng kết
hàng năm của giáo xứ gửi về Toà giám mục, hoặc của Toà giám mục gửi về
Toà thánh Roma. Bên cạnh đó, trên cƣơng vị giảng viên trƣờng Cao đẳng, tôi
còn xin đƣợc số liệu ly hôn chính thức, các thông tin mà toà án xử ly hôn, từ
những phụ huynh công tác ở Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Nha Trang,
và ở Toà án thành phố Nha Trang.
Việc nghiên cứu với tƣ cách ngƣời trong đạo đem lại cho tôi thuận lợi lẫn
khó khăn. Thuận lợi là có sự cởi mở, d trao đổi khi ngƣời phỏng vấn và
ngƣời đƣợc phỏng vấn cùng tôn giáo, mặc nhiên cùng “phe”, cùng quan điểm.
Các chức sắc tôn giáo tuy dè dặt, thận trọng nhƣng tin tƣởng vào thiện ý của
tôi, đã góp ý để làm rõ một số vấn đề về giáo luật hôn nhân và ly hôn, và cả
thực ti n các vị đã giải quyết. Đó là những lợi thế mà ngƣời nghiên cứu ngoại
đạo khó có đƣợc, dẫu đầu tƣ nhiều thời gian, công sức thâm nhập thực địa đến
đâu. Một cơ may khác là trong thời gian tôi thực địa, linh mục quản xứ địa
bàn tôi nghiên cứu vốn từng học chung trƣờng trung học cơ sở và trung học

7



phổ thông với tôi nhƣng lớp dƣới, đồng thời là em ruột của một ngƣời bạn
cùng lớp với tôi, cho nên việc xin tài liệu, hoặc tham khảo tình hình lại thêm
phần d dàng hơn những ngƣời đồng đạo khác. Nhờ uy tín của linh mục quản
xứ, việc tiếp xúc với ngƣời ly hôn cũng thuận lợi hơn.
Còn khó khăn cũng không ít, trƣớc hết vì vấn đề nghiên cứu vô cùng tế
nhị với ngƣời Công giáo, lại thuộc lĩnh vực cấm kỵ (tabou). Ngƣời ta tránh né
bàn đến ngƣời ly hôn vì cho rằng việc bàn luận đó đụng chạm đến ngƣời
khác, nói xấu ngƣời khác. Trƣớc đây, khi tôi nghiên cứu đề tài Hiếu kính tổ
tiên của người Việt theo Công giáo tại giáo xứ Chợ Mới, ngƣời dân sẵn lòng
cho chụp ảnh, ghi âm. Nhƣng với đề tài ly hôn đƣợc thực hiện tại cùng địa
phƣơng, giáo dân lại dè chừng, không nhiệt tình hợp tác, tuy họ biết tôi là
ngƣời đồng đạo, không có ý định bêu xấu địa phƣơng. Có lẽ họ vẫn còn tâm
lý cho rằng ly hôn tái hôn không phải là chuyện đáng đƣợc nêu lên, dù là
đƣợc ẩn danh. Vì thế, việc ghi hình, ghi âm hầu nhƣ không thể đƣợc với hầu
hết các cuộc phỏng vấn, vì ngƣời đƣợc phỏng vấn không đồng ý. Một khó
khăn khác là việc phỏng vấn khơi gợi lại nỗi đau buồn, bực tức hoặc nhục nhã
của ngƣời bị “chồng bỏ”, “vợ bỏ”, trong khi tình hình gia đình của họ vào lúc
này đã tạm lắng, tình trạng đã ổn định. Cho nên việc nhập vai ngƣời giúp họ
giải quyết gỡ rối -và đã thành công với một trƣờng hợp - khiến họ d dàng
thổ lộ chuyện cũ hơn. Thêm vào số các khó khăn đó, là những lần tôi gặp phải
các đối tƣợng phỏng vấn từ chối trả lời. Tôi chỉ còn cách kiểm tra họ gián tiếp
thông qua bè bạn, hàng xóm và ngƣời thân của họ, dĩ nhiên sau đó tôi trừ đi
phần trăm mức độ khả tín.
 Đó là trƣờng hợp vợ anh Phạm Văn Thái (chi tiết ly hôn sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng 3) sau khi ly hôn,
đã sinh bé trai và bán ngay cho ngƣời khác. Gia đình anh Thái hay tin đã tìm gặp ngƣời mua, chuộc lại đƣợc
cháu bé. Nhờ nghiên cứu, tôi biết trƣờng hợp này có thể tiêu hôn nên đã hƣớng dẫn anh gặp linh mục thẩm
phán Toà án hôn phối Giáo phận, làm đơn xin tiêu hôn. Tin vui là anh đã đƣợc xử hôn nhân vô hiệu vào ngày
9-6-2015 căn cứ trên giáo luật số 1101§2: Ngƣời vợ khi kết hôn đã loại bỏ một phần chính yếu của hôn nhân.
Từ nay, anh Thái có thể kết hôn với ngƣời mới cách hợp pháp.


8


Trong những lần đƣợc phỏng vấn, ai cũng lãng tránh việc không hoà hợp
tình dục dẫn đến ly hôn, vì sợ bị đánh giá là ngƣời ham mê dâm dục. Ngƣời
hỏi cũng tránh đi sâu vào vấn đề tế nhị đó. Vì thế, vấn đề này còn bỏ ngỏ.
Ngoài ra, vì là ngƣời trong đạo, cái nhìn của ngƣời viết thiếu tính mới mẻ
của ngƣời ngoài đạo, tức là thiếu sự ngạc nhiên để dừng lại đặt câu hỏi, đặt
vấn đề. Góc nhìn vấn đề của ngƣời viết d mang tính chủ quan, có quan điểm
nhân sinh của tôn giáo đã thành nếp trong ngƣời tín hữu.
Tóm lại, có cả khó khăn và thuận lợi, nhƣng nhìn chung thuận lợi là
chính, vì sự chia sẻ của các chức sắc tôn giáo, của giáo dân và những ngƣời
trong cuộc vẫn nhiều, mối thiện cảm và sự tin tƣởng của họ dành cho ngƣời
nghiên cứu vẫn vƣợt trội. Hơn thế, vị trí đồng đạo nhƣng không ở trong cùng
giáo xứ của ngƣời viết đem lại cái nhìn bức tranh toàn cảnh mà ngƣời trong
giáo xứ hoặc ngƣời ngoài Công giáo khó thấy đƣợc.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào nhận thức tốt hơn về vấn
đề hôn nhân và ly hôn hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng Công
giáo ở Việt Nam. Luận án bổ sung, hoàn thiện bức tranh nghiên cứu về tình
hình ly hôn ở nƣớc ta, đóng góp tƣ liệu cho nghiên cứu về văn hoá Công giáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án dùng những dữ liệu mới tại một địa phƣơng để
thảo luận với lý thuyết về ly hôn của tác giả ngƣời Anh là Mary Nicolette
Hart, và từ đó xem xét mức độ phù hợp của lý thuyết đó, hoặc bổ sung, kế
thừa các luận điểm.
Về mặt thực ti n, luận án góp thêm một nghiên cứu trƣờng hợp vào trong
các tranh luận về chủ đề đã và đang ngày càng đƣợc quan tâm trong các
ngành khoa học xã hội. Nó đồng thời cũng sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà


9


quản lý văn hoá và xã hội ở địa phƣơng tham khảo để xây dựng và hoạch định
các chính sách quản lý và phát triển. Luận án còn là cứ liệu khoa học giúp các
nhà nghiên cứu xã hội hiểu thêm về một bộ phận ngƣời Việt theo tôn giáo
trong vấn đề ly hôn, đóng góp phần nhỏ vào tổng thể văn hóa xã hội Việt Nam
hiện nay. Kết quả của luận án góp phần làm phong phú thêm những nghiên
cứu về gia đình và cũng là một nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
sinh, học viên cao học khi nghiên cứu về hôn nhân và gia đình.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, mục lục, bảng chữ viết tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu gồm 4 chƣơng, 12 tiết và tiểu kết mỗi
chƣơng với nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận
Chƣơng 2. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu và quan niệm về hôn nhân và gia
đình của giáo dân Chợ Mới.
Chƣơng 3. Thực trạng ly hôn ở giáo xứ Chợ Mới.
Chƣơng 4. Một số vấn đề đặt ra và bàn luận từ các trƣờng hợp ly hôn của
giáo dân Chợ Mới.

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.Tình hình nghiên cứu
Vào thập niên 1990-2000, tác giả Mai Huy Bích nhận định là ở Việt Nam

các nghiên cứu về ly hôn còn ít [16, tr. 122], điều này có thể thấy qua một số
nghiên cứu về gia đình nhƣng không đề cập sâu đến ly hôn, nhƣ tác giả
Nguy n Thị Thọ trong cuốn Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay,
các tác giả Nguy n Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh trong cuốn Nghiên cứu
gia đình và giới thời kỳ đổi mới, và Lê Ngọc Văn trong cuốn Gia đình và biến
đổi gia đình ở Việt Nam. Hoặc tác giả Nguy n Thế Long trong cuốn Gia đình,
những giá trị truyền thống đã nêu 4 truyền thống chính là hiếu học với đạo lý
tôn sƣ trọng đạo, đạo đức, tâm linh và thẩm mỹ. Vì không đề cập đến những
giá trị hôn nhân nhƣ l nghĩa, chung thủy...nên tác giả chỉ nói đến một chút về
tình yêu nam nữ trong tiểu mục văn hóa và hôn nhân [78, tr. 406-412] mà
phần lớn nói về văn hóa hơn là về hôn nhân.
Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có khá nhiều nghiên cứu hoặc
cận nghiên cứu bàn về ly hôn dƣới nhiều góc độ. Dựa vào các tài liệu khai
thác đƣợc, luận án tạm chia chúng thành hai nhóm theo hƣớng nghiên cứu sau
đây:
1.1.1.Những nghiên cứu về ly hôn nói chung
Trong cuốn Xã hội học gia đình, tác giả Mai Huy Bích đã dành 16 trang,
(từ trang 121-136) để đƣa ra các lý thuyết xã hội về ly hôn. Tác giả còn trình
bày việc ly hôn là một quá trình, tác động của ly hôn đến con cái về các mặt
tình cảm, kinh tế, nhân cách, di truyền…Đây là một nghiên cứu nghiêm túc,

11


cơ bản và có tính lý thuyết cao [16, tr. 121]. Luận án tiếp thu lý thuyết ba
nhân tố trong cuốn Xã hội học gia đình này để làm cơ sở lý luận cũng nhƣ để
đối chiếu với thực tế nghiên cứu.
Giáo trình Gia đình nhìn từ góc độ Xã hội học của Nguy n Thị Oanh
giảng dạy tại Khoa Phụ nữ, Đại học Mở-Bán công Thành phố Hồ Chí Minh,
đã dành chƣơng 7 [86, tr. 165] để đề cập đến các vấn đề của ly hôn nhƣ

nguyên nhân, quá trình, ảnh hƣởng, các vấn đề pháp lý của ly hôn, các vấn đề
của tái hôn...thông qua các bài báo, các thống kê tòa án vào thời điểm 1995.
Vì là giáo trình nên tác giả chỉ điểm sơ các mục chính nhƣ những gợi ý mà
không đi chuyên sâu vào vấn đề nào. Luận án sử dụng các gợi mở đó nhƣ
những đối chứng với thực tế nghiên cứu.
Trong cuốn Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về Hôn nhân
gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, tác giả Lê Thi đã dành 6
trang (từ trang 263-268) để nêu lên những lý do ly hôn của những ngƣời đƣợc
phỏng vấn nhƣ ngoại tình, bạo lực gia đình, không quan tâm đến nhau, chênh
lệch (tuổi, địa vị xã hội, trình độ…). Tác giả nhận xét rằng có những yếu tố
văn hóa xã hội tác động làm gia tăng tỉ lệ ly hôn, chẳng hạn thế hệ trẻ kết hôn
không hẳn vì tiền tài, địa vị, sinh con, mà để hạnh phúc lứa đôi về các mặt
tâm sinh lý, cho nên khi hết thỏa mãn về nhau, họ d ly hôn [110, tr. 273]. Ly
hôn đƣợc đề cập nhƣ một phần nhỏ trong toàn bộ, cho nên cần một nghiên
cứu chuyên sâu mới đề cập vấn đề rộng hơn.
Cuốn Xã hội học do Nguy n Mậu Dựng chủ biên, là tài liệu lƣu hành nội
bộ cho Đại học Đà Nẵng, trong phần Xã hội học gia đình [28, tr. 155], có
trình bày quan điểm của tác giả: “ly hôn là hiện tƣợng xã hội bất bình thƣờng
nhƣng nhiều khi là cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó
nhƣ một biện pháp nhằm củng cố chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Song

12


nó cũng đem đến sự bất hạnh cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là
con cái”. Tác giả cũng nêu một số nguyên nhân ly hôn nhƣ không tìm hiểu
nhau kỹ, mâu thuẫn sống chung, khó khăn kinh tế…[28, tr. 166]. Vì là một
phần trong giáo trình Xã hội học, ly hôn đƣợc đề cập sơ lƣợc dƣới góc nhìn
xã hội hơn là văn hoá, cho nên nghiên cứu ly hôn dƣới góc độ tôn giáo vẫn
còn bỏ trống.

Cuốn Model of Divorce in Contemporary Vietnam: A socio-economic
and structural analysis of divorce in the Red River Delta in 2000s (Mô hình ly
hôn ở Việt Nam đƣơng đại: Một phân tích kinh tế-xã hội và cấu trúc của ly
hôn ở đồng bằng sông Hồng trong những năm 2000) của Trần Thị Minh Thi
là một công trình công phu, nghiêm túc, mẫu mực cho các nghiên cứu về ly
hôn, đã đề cập đầy đủ chi tiết về ly hôn trong 8 chƣơng: quy mô và đặc điểm
của ly hôn, độ dài hôn nhân của những ngƣời ly hôn, ngƣời đứng đơn ly hôn
và các yếu tố tác động, các nguyên nhân ly hôn truyền thống và hiện đại và
các yếu tố tác động, phân chia tài sản và con cái sau ly hôn…Tuy nghiên cứu
chỉ khoanh vùng ở tỉnh Hà Nam và ở hai quận huyện đồng bằng sông Hồng,
nhƣng nó cũng đại diện đƣợc cho hầu hết các cuộc ly hôn ở nhiều địa phƣơng
khác về tính chất ly hôn. Nói hầu hết là vì vẫn còn khoảng trống cho các cuộc
ly hôn Công giáo, vốn vừa có nét chung với các cuộc ly hôn ngƣời Việt, lại có
nét riêng của ngƣời Việt theo tôn giáo, mà luận án khai thác.
Bài viết Ly hôn ở Đà Nẵng: Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối
với hệ thống thiết chế xã hội của tác giả Trần Văn Thạch nêu ra 8 loại
nguyên nhân ly hôn và 2 thiết chế xã hội là luật pháp và dƣ luận [105, tr. 76].
Các số liệu và nguyên nhân ly hôn cũng nhƣ thiết chế xã hội tác giả đƣa
ra ở Đà Nẵng có công dụng nhƣ một tham khảo cho luận án, vì luận án

13


đƣợc thực hiện ở một địa phƣơng khác, và ở vùng quê ven thị chứ không
hẳn ở thành phố.
Ngày 6 tháng 5 năm 2015 tại Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, nghiên
cứu sinh Phan Thị Luyện đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Học viện,
chuyên ngành Xã hội học với đề tài “Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua
nghiên cứu hồ sơ Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, Hà Nội”. Trên cơ sở
nghiên cứu hồ sơ dân sự sơ thẩm về các vụ việc ly hôn tại Tòa án nhân dân

quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2010 cho thấy,
trong xã hội hiện đại, xu hƣớng ly hôn có chiều hƣớng gia tăng, trong đó, phụ
nữ là nguyên đơn ly hôn chiếm tỷ lệ cao. Luận án đi sâu phân tích các nguyên
nhân dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hôn nhân thúc đẩy
ngƣời phụ nữ quyết định ly hôn, và các yếu tố tác động đến vấn đề ly hôn của
phụ nữ. Từ nghiên cứu thực ti n, luận án đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến ly hôn bao gồm: Tính tình không phù hợp là nguyên nhân chủ yếu
(chiếm tỷ lệ 51,5%); Ngoại tình (chiếm 12,2%) và các nguyên nhân khác nhƣ:
Ghen tuông, Bạo lực gia đình, Phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội; Nguyên
nhân kinh tế… Luận án không đề cập đến ly hôn trong các cộng đồng Công
giáo, nhƣng các thông số của luận án này có thể dùng để tham khảo, đối chiếu
với các trƣờng hợp ở địa bàn tôn giáo nghiên cứu.
Bài nghiên cứu Tình hình ly hôn hiện nay và nguyên nhân của nó
của Lê Phƣợng không thấy đề cập tình hình ly hôn mà chỉ đƣa ra hai loại
nguyên nhân ly hôn: nguyên nhân gián tiếp có nguồn gốc trƣớc ly hôn
bao gồm quan niệm tình yêu, thời gian tìm hiểu, động cơ kết hôn và sự
chuẩn bị kiến thức cần thiết về cuộc sống vợ chồng; nguyên nhân trực
tiếp đƣợc hình thành sau thời gian kết hôn nhƣ quan niệm sai lầm về tình
yêu và hôn nhân, thiếu bình đẳng giữa vợ chồng, mâu thuẫn giữa các thế

14


hệ, ngoại tình, quan niệm d dãi về ly hôn. Tác giả cũng lƣu ý mối quan
hệ qua lại giữa hai loại nguyên nhân này. Đây là một cách phân loại mới
lạ, đem lại kiến thức mới về nguyên nhân ly hôn [95, tr. 39]. Giới hạn
của bài viết tạp chí không cho phép tác giả triển khai sâu rộng hơn các ý
tƣởng đó, cho nên luận án này nhƣ một nghiên cứu dài hơi hơn để tiếp
tục vấn đề tác giả đã nêu.
Còn một số bài viết khác tuy có đề cập đến ly hôn, nhƣng chỉ đi lƣớt

qua vấn đề nhƣ một bộ phận nhỏ trong tổng thể, chứ không phải là
nghiên cứu về ly hôn thực sự, chẳng hạn bài Cẩm nang về nghiên cứu
gia đình trên thế giới (Handbook of world families) do Bert N. Adam và
Jan Trost chủ biên, đƣợc Trần Thị Cẩm Nhung giới thiệu [15, tr. 78] bao
gồm 30 quốc gia trên các châu lục bao gồm nhiều vấn đề nhƣ giới, dòng
họ, hình thành gia đình, bạo lực, già.... Hoặc bài Hôn nhân trong quá
trình đô thị hoá ở thành phố Đà nẵng của Trƣơng Diệu Hải An có nêu số
liệu ly hôn, lý do, trình độ học vấn, ngƣời đứng đơn xin ly hôn, số năm
sống trung bình trƣớc ly hôn...[1, tr. 15]; bài Nghiên cứu gia đình trong
bối cảnh mới của Lê Ngọc Văn nêu tình trạng và nguyên nhân ly hôn
trong nhiều vấn đề khác liên quan đến gia đình [135, tr. 3] Và còn nhiều
bài viết khác nói về ly hôn, tựu trung giống nhau về bản chất (tình hình
ly hôn, nguyên nhân ly hôn...) chỉ khác số liệu tuỳ từng thời kỳ và địa
phƣơng.
Nghiên cứu ly hôn ở nƣớc ngoài, có bài Một số vấn đề gia đình ở Nhật
Bản của Hoàng Hoa đã nêu nguyên nhân xa của ly hôn ở Nhật Bản là do
quá trình hiện đại hoá, pháp luật hợp pháp hoá thủ tục ly hôn, còn lý do
gần là do vợ chồng không phù hợp trong tính cách, hai ngƣời không còn
tình yêu và một phần khá lớn là lý do kinh tế [44, tr. 63]. Luận án sử

15


dụng một số nội dung bài viết này nhƣ tài liệu tham khảo về nguyên
nhân ly hôn ở một đất nƣớc đã phát triển cao để so sánh với nguyên nhân
ly hôn ở địa bàn nghiên cứu.
Bài viết Ly hôn ở Mỹ và những hậu quả của nó do Nguy n Thanh
lƣợc thuật, nêu ra những nhân tố gây thay đổi thể chế gia đình dẫn tới ly
hôn nhƣ chức năng gia đình thay đổi, phụ nữ đi làm độc lập kinh tế,
hạnh phúc cá nhân, thay đổi nhịp điệu và phong cách sống, ảnh hƣởng

cha mẹ giảm sút; và những nhân tố lịch sử, nhân tố xã hội kinh tế nhƣ
trình độ học vấn, nghề nghiệp thu nhập ổn định. Bài viết còn nêu hậu
quả ly hôn với bản thân, con cái, xã hội [106, tr. 104]. Cũng nhƣ ở trên,
bài viết có giá trị tham khảo vì chƣa bàn đến ly hôn ở cộng đồng tôn
giáo.
Bài viết The family, its members and society (Gia đình, các thành
viên của gia đình và xã hội), trong sách Hungarian sociology today, của
Laszlo Cseh-Szombathy do Chu Tiến Ánh lƣợc thuật, cho thấy ly hôn ở
Hunggari khá cao: cứ 100 đôi kết hôn thì có 30-40 đôi ly hôn. Đó là hậu
quả từ việc không thoả mãn mong đợi của một bên hoặc hai bên trong
quan hệ vợ chồng. Trƣớc kia kết hôn hầu hết do kinh tế cho nên không
có xung đột về tình cảm, ngày nay không bị ràng buộc về kinh tế lại
không biết xử lý các xung đột một cách thoả đáng thì gia đình rất d tan
vỡ vì nói chung, cuộc sống lứa đôi bao giờ cũng có những điều không
vừa ý cho mỗi bên [6, tr. 56]. Bài viết này cho ta biết thêm lý do ly hôn
tại một quốc gia Trung Âu theo Thiên Chúa giáo (gồm Chính thống giáo,
Công giáo, Tin Lành) nhƣng lại không nêu lý do ly hôn nào về tôn giáo.
Cho nên luận án còn có thể khai thác khía cạnh mà tác giả chƣa đề cập
đến.

16


Cuốn The Future of marriage của Bernard Jessie là cuốn sách đƣợc
một số nhà nghiên cứu nhƣ Lê Ngọc Văn, Mai Huy Bích, linh mục Lê
Ngọc Dũng sử dụng, trích dẫn. Sách đƣa ra rất nhiều chủ đề bàn luận
nhƣ mẫu hôn nhân châu Âu, mẫu hôn nhân Hoa Kỳ, bạn đời và tình dục,
quyền lực và tình dục, tƣơng lai của hôn nhân theo ý kiến của từng phái
nam, nữ...trong đó có chủ đề ly thân và ly hôn. Tác giả cho rằng nghề
nghiệp cũng nhƣ trình độ học vấn liên quan với ly hôn vì mức thu nhập,

và sự giáo dục của Nhà nƣớc về mọi mặt trong đó có bình đẳng giới, nữ
quyền...[155, tr.168]. Đây cũng là điểm cho luận án lƣu tâm khi điều tra
các trƣờng hợp ly hôn. Tác giả không bàn đến các cuộc ly hôn Công
giáo, hoặc ảnh hƣởng của tôn giáo đến đời sống gia đình. Luận án khai
thác khoảng trống này.
1.1.2. Những nghiên cứu về ly hôn Công giáo
Cuốn Văn hóa gia đình Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Khánh đề cập
đến văn hóa gia đình ngƣời Việt theo Thiên Chúa giáo nhƣ thờ cúng tổ tiên,
giáo dục con cái, nhƣng không bàn đến ly hôn. Trong chƣơng IV có tựa đề
“Vấn đề hiện nay”, tác giả đƣa ra những số liệu phong phú về nguyên nhân ly
hôn, cách thức luật pháp, luật tục xử ly hôn, dƣ luận xã hội ... của một số
vùng miền nƣớc ngoài nhƣ Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hoa
Kỳ...Luận án ghi nhận thông tin của tác giả rằng ở Philippines, đất nƣớc đa số
dân chúng là tín đồ Công giáo, từ năm 1988 trở đi - tức là sau khi Giáo hội
toàn cầu ban hành bộ Giáo luật mới 1983-, trong luật dân sự của quốc gia xuất
hiện điều khoản quy định ly hôn đƣợc chấp nhận khi cuộc hôn nhân không
còn khả năng tâm lý. Đó là những rối loạn tâm lý bắt nguồn từ đồng tính
luyến ái, nghiện rƣợu, chƣa trƣởng thành, thiếu trách nhiệm. Điều này cho
thấy sự đổi mới luật dân sự phù hợp với Giáo luật mới về hôn nhân: có nhiều

17


lý do để cuộc hôn nhân bất thành trong Giáo hội, từ đó có thể ly hôn trƣớc toà
án dân sự. Trƣớc năm 1988, nguyên do ly hôn ở Philippines giới hạn ở loạn
dâm, lừa bịp, đa thê, chƣa đủ tuổi [67, tr. 278]. Nhìn chung, sách nêu những
sự kiện chứ không đặt vấn đề tìm hiểu ly hôn.
Bài nghiên cứu “Vấn đề ly hôn - nhìn từ sự tác động của yếu tố văn hóa
truyền thống (Tham chiếu từ số liệu ở Tòa án Nhân dân Thành phố Huế)” của
Hoàng Thị Ái Hoa trong cuốn Thay đổi của văn hóa truyền thống ở Thừa

Thiên Huế - tiếp cận nhân loại học và sử học từ trong và ngoài nước do
Nguy n Hữu Thông và Suenari Michio chủ biên, bàn về ly hôn ở Huế. Huế là
thành trì của truyền thống, tuy chịu tác động từ truyền thống nhƣng vẫn đang
gia tăng ly hôn vì nhiều lý do: gia tăng gia đình hạt nhân, thay đổi quan niệm
về giới truyền thống, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, bạo hành...
Trong bài nghiên cứu, tác giả dành 8 dòng đề cập đến khó khăn của các phụ
nữ Huế theo Công giáo khi Giáo luật cấm ly hôn:
Vì vậy, mặc dù nhiều ngƣời sống trong tình trạng đau khổ cũng
chƣa mạnh dạn bày tỏ ý chí thoát ly cuộc sống “cơm không lành,
canh chẳng ngọt”. Số liệu các án ly hôn của tòa tuy không thống kê
thành phần tôn giáo, nhƣng ý kiến của các công chức Tòa án cũng
cho thấy rất rõ điều đó [45, tr. 61].
Bài nghiên cứu đề cập đến việc phụ nữ Công giáo chịu đựng cuộc sống
gia đình bất hạnh chứ không ly hôn, tức là cố giữ gia đình ổn định, trong khi
luận án nghiên cứu các gia đình đã ly hôn, nên không trùng lặp nội dung.
Cùng chung nhận định với Hoàng Thị Ái Hoa, trong bài Tình hình ly hôn
trong xã hội ta ngày nay, Nguy n Thị Ngọc Khanh, phó chánh án Toà án
nhân dân tối cao, cho biết:

18


Đối với đồng bào các vùng Thiên chúa giáo còn ảnh hƣởng khá
nặng nề của Giáo hội, cấm việc ly hôn, nên mặc dầu nhiều ngƣời
sống trong tình trạng đau khổ cũng chƣa mạnh dạn bày tỏ ý chí của
mình muốn thoát ly cuộc sống đó. Tuy nhiên, cũng đã có những vụ
ly hôn ở nhiều nơi do chị em đứng nguyên đơn. Năm nhiều nhất ở
miền Bắc có 280 vụ trong tổng số 16.000 vụ, ở miền Nam trong
6.880 vụ có 190 vụ. Điều đó cũng nói lên tác động tích cực của
Luật hôn nhân và gia đình tới ý thức giác ngộ quyền lợi của chị em

Công giáo [66, tr. 27].
Nhận định này đúng đắn dƣới góc độ luật pháp, và vào thời điểm 1983.
Còn luận án nhìn ly hôn dƣới góc độ văn hoá, xã hội và vào thời kỳ sau này
(1990-2014), tức là khai thác những yếu tố mới về giáo luật, biến chuyển xã
hội sau khi Đổi mới (1986). Luận án tiếp nối chứ không đối nghịch với
nghiên cứu trên.
Luận văn Thạc sĩ Hôn nhân khác tôn giáo: đặc điểm và tính bền vững
của Chu Văn Tiến, Khoa Xã hội học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu trƣờng hợp hôn nhân giữa
ngƣời Công giáo và ngƣời không theo Công giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải - Hợp
Thanh - Mỹ Đức - Hà Nội. Đề tài chỉ ra sự tác động của đạo Thiên Chúa giáo
tới tính bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo. Nghiên cứu của Chu Văn
Tiến có điểm rất gần với đề tài ly hôn của luận án là xem xét tính bền vững
trong hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và ngƣời không Công giáo, nhƣng luận
án xem xét thực trạng ly hôn, tức là hiện trạng của hôn nhân không bền vững,
trong đó có hôn nhân giữa ngƣời Công giáo với ngƣời lƣơng. Cho nên nội
dung luận án khác biệt với nội dung nghiên cứu của Chu Văn Tiến [119].

19


Luận án “Giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện
nay” của Đỗ Thị Ngọc Anh thuộc Khoa Triết học Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nêu lên đƣợc những đặc
tính chủ yếu của hôn nhân Công giáo nói chung: đó là một bí tích, có tính đơn
hôn và vĩnh vi n, tạo ra một Hội Thánh tại gia. Từ đó mới có những quan hệ
vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em trong một gia đình. Tác giả cũng đã nói
đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt giữa gia đình Công giáo và gia đình không
Công giáo cũng nhƣ nêu lên các vấn đề của gia đình Công giáo hiện nay nhƣ
cuộc sống tại những nơi xa lạ mới (khu công nghiệp, khu chế xuất), kế hoạch

hóa dân số, kết hôn với ngƣời ngoài đạo...,trong đó có vấn đề ly hôn. Nhƣng
tác giả không đào sâu vào vấn đề này, có lẽ vì ngoài phạm vi bài nghiên cứu.
Nhƣ thế, luận án này khai thác sâu một khía cạnh trong luận án của Đỗ Thị
Ngọc Anh.
Ngoài ra, rải rác trong nhiều bài viết, một số tác giả đề cập đến hôn nhân
và ly hôn Công giáo, nhƣ trong cuốn Cấu hình xã hội cộng đồng Công giáo
Bắc di cư tại Nam Bộ, Nguy n Đức Lộc đã viết:
Ở trong cái ấp này hiện tƣợng bỏ nhau rất là ít, chỉ có một vài
trƣờng hợp không thể chịu đƣợc nhau thì mới bỏ thôi. Ở đây mấy
thành phần đi linh tinh rất là hiếm…Cuộc sống nhƣ vậy cũng đƣợc,
chứ cứ tiền bạc nhiều mà sứt mẻ tình cảm thì cũng không thích. Kể
ra bên này [bên Công giáo] có cái đạo luật giúp cho gia đình hạnh
phúc êm ấm, xã hội không bị lộn xộn” [76, tr. 117].
Trong cuốn Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam, Nguy n Hồng
Dƣơng nhận xét: “Do Giáo luật quy định hôn nhân một vợ một chồng nên ít
có trƣờng hợp ly hôn ở làng Công giáo” [31, tr. 292] . Còn ở bài “Phác thảo
về tƣ duy và lối sống của ngƣời Công giáo Việt Nam” trong cuốn Nếp sống

20


đạo của người Công giáo Việt Nam do Nguy n Hồng Dƣơng chủ biên, tác giả
Nguy n Quang Hƣng nhận định: “Ngƣời Công giáo có điểm chung là chung
thủy trong hôn nhân…Ở thôn Hoàng III, nơi tập trung phần lớn dân Công
giáo của xã Cổ Nhuế, trong số hàng trăm hộ Công giáo, có hai cặp sống ly
thân, nhƣng vẫn ở vậy, có trách nhiệm nuôi con, không ra tòa ly dị. Ở Phùng
Khoang cũng chƣa thấy có trƣờng hợp ly dị…” [61, tr. 172]. Trong cuốn Tìm
hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo, Hà Huy Tú cũng nêu “tính bền
vững của gia đình Thiên Chúa giáo có tác dụng to lớn đến việc con cái
sống có đạo đức” [127, tr.84], “Thiên Chúa giáo xƣa và nay có nhiều yếu

tố tích cực, đóng góp cho xã hội một số nét văn hóa đáng quý, trong đó
có lĩnh vực tình yêu và hôn nhân. Tình yêu và hôn nhân đích thực là nền
tảng gia đình, gia đình là nền tảng xã hội” [127, tr.91]. Hoặc trong cuốn
Nghiên cứu tôn giáo nhân vật và sự kiện, Đỗ Quang Hƣng nhận xét:
“nhiều vấn đề cá nhân và gia đình ngƣời Công giáo Việt Nam còn khá
lạc hậu. Ở Việt Nam, họ chƣa đƣợc công khai bàn đến quyền ly dị và tái
kết hôn” [60, tr. 196]. Trong bài viết Nghi lễ, chuẩn mực và tính linh
hoạt trong đời sống của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay, tác giả
Nguy n Thị Thanh Mai nhận định rằng nhờ giáo lý, giáo luật cũng nhƣ
tính linh hoạt của giáo luật mà các gia đình Công giáo bền vững, không
bị tan rã trong giai đoạn xã hội và gia đình Việt đang chịu nhiều biến đổi
nhƣ hiện nay [82, tr 47]. Còn bài Nếp sống người Công giáo: sự giao
thoa giữa đức tin và văn hoá dân tộc của Phạm Huy Thông có nêu tình
hình ổn định của gia đình Công giáo, cụ thể ở xã Hải Vân, Hải Hậu, Nam
Định có 6.000 dân từ năm 1980 đến 2000 chỉ có hai đôi bỏ nhau. Xứ Sở
Hạ (Hà Nội) có 1.500 giáo dân, mà từ năm 1945 đến nay chỉ có một đôi

21


ly thân. Lý do là đức tin tôn giáo chi phối nhân cách của ngƣời Công
giáo, ảnh hƣởng đến nếp sống gia đình họ [117, tr. 31].
Tất cả các bài nghiên cứu, bài viết kể trên đều đề cập đến mặt bền vững
của hôn nhân ngƣời Công giáo, trong khi luận án lại khai thác mặt tan vỡ của
hôn nhân ngƣời Công giáo. Cho nên có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhƣng
không có sự trùng lặp.
Giới Công giáo quốc tế và trong nƣớc không thiếu những nghiên cứu về
ly hôn. Tuy nhiên trƣớc Công đồng Vatican II (1962-1965), Giáo hội nghiêm
cấm mọi tín hữu ly hôn, cho nên Công giáo không có nhu cầu nghiên cứu về
ly hôn. Bộ Giáo luật 1917 có điều luật 2356 kết án vạ tuyệt thông cho ngƣời

Công giáo ly hôn. Nhƣng do trào lƣu thế tục hóa mạnh mẽ, các quốc gia châu
Âu, kể cả Công giáo lẫn không Công giáo, cho đến năm 1930 đều đã quy định
các công dân nam nữ chung sống với nhau phải kết hôn dân sự, còn kết hôn
tôn giáo thì tùy ý các đôi vợ chồng. Một phần khác do ảnh hƣởng của đạo Tin
Lành, tôn giáo phát triển mạnh mẽ ở Bắc Mỹ và châu Âu, cho phép ly hôn, tái
hôn theo luật dân sự, cho nên số ngƣời Công giáo ly hôn gia tăng, buộc nhiều
nhà nghiên cứu vào cuộc.
Văn kiện rõ ràng nhất của công đồng Vatican II về hôn nhân là Hiến chế
mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay Gaudium et Spes (Vui mừng và
Hy vọng). Hiến chế khẳng định hôn nhân là chia sẻ đời sống giữa hai ngƣời
yêu thƣơng nhau. Việc sinh con không còn là một mục đích rõ ràng của hôn
nhân mà chỉ là một sự phát triển tự nhiên của hai ngƣời yêu nhau. Hôn nhân
là một giao ƣớc không thể phá vỡ đƣợc [92, tr. 412]. Vì vậy, ngay cả khi thiếu
con cái, hôn nhân vẫn tồn tại nhƣ một quy chế và một sự chia sẻ trọn vẹn đời
sống, và vẫn giữ đƣợc giá trị và tính bất khả phân ly của nó [92, tr. 416]. Văn
kiện khẳng định tính đơn hôn và vĩnh hôn của hôn nhân Công giáo, nhƣng

22


không nhắc đến mục vụ cho những ngƣời ly hôn. Điều này có thể đƣợc hiểu
là vào thời điểm đó, ly hôn nơi ngƣời Công giáo chƣa phải là vấn đề lớn.
Tông huấn Familiaris Consortio (1981) của Giáo hoàng Gioan-Phaolô II
bàn về bản chất gia đình ngƣời Công giáo dựa trên Kinh Thánh. Sau khi nêu
ra ánh sáng và bóng tối nơi gia đình ngày nay, Giáo hoàng Gioan-Phaolô cho
rằng, gia đình là một cộng đồng các ngôi vị có những bổn phận: phục vụ cho
sự sống (truyền sinh, giáo dục), tham dự vào việc phát triển xã hội, tham dự
vào cuộc sống và sứ mạng của Hội Thánh. Hội Thánh phục vụ các gia đình
bằng các bí tích, bằng các vị đảm trách (giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân
có chuyên môn...). Hội Thánh không chấp nhận hôn nhân thử, chung sống

không hôn nhân, ngƣời Công giáo chỉ kết hôn dân sự, hoặc ly hôn rồi tái hôn.
Hội Thánh xem đây là những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, cũng nhƣ hoàn
cảnh ly thân, ly hôn không tái hôn, không gia đình. Tông huấn đƣa ra những
hƣớng giải quyết cho từng loại trƣờng hợp, cũng nhƣ đặt ra thái độ chung là
khoan dung. Đây là văn bản chính thức đầu tiên phân biệt quan điểm giáo lý,
tín lý về hôn nhân-ly hôn với mục vụ cho những ngƣời ly hôn, hƣớng dẫn các
gia đình Công giáo cũng nhƣ các ngƣời có trách nhiệm mục vụ.
Bộ Giáo luật mới 1983 đã điều chỉnh lại một số luật về hôn nhân, đơn cử
Bộ Giáo luật cũ năm 1917 liệt kê 5 loại ngăn trở cấm chỉ và 13 ngăn trở tiêu
hôn. Còn Bộ Giáo luật 1983 bãi bỏ danh từ ngăn trở cấm chỉ và chỉ còn liệt kê
12 loại ngăn trở tiêu hôn mà thôi. Nhƣ thế, xét về góc độ các ngăn trở, Bộ
Giáo luật mới đơn giản hơn Bộ luật cũ. Năng quyền (xem Phụ lục 1 nghĩa của
từ này) mi n chuẩn trong Bộ luật mới cũng đƣợc mở rộng hơn cho các Đấng
Bản quyền địa phƣơng, tức là các giám mục đƣợc nhiều quyền tha, mi n,
chuẩn chƣớc trong nhiều vấn đề hơn. Giáo luật không còn nói đến vạ tuyệt

23


×