Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người dao tuyển ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.57 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀN THỊ QUỲNH GIAO

DÂN CA NGHI LỄ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62 22 01 25

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – năm 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế

Phản biện 1: ..................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

Phản biện 2: ..................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

Phản biện 3: .................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại
.....................................................................................................................................................................................................



vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện Học viện
Khoa học xã hội Việt Nam; Thư viện Viện Văn học.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung di cư đến Việt Nam
khá sớm. Trên con đường di cư cũng như khi “cắm bản” tại vùng đất mới. Ở
vùng đất mới điều kiện vật chất gặp nhiều khó khăn nhưng không vì thế mà họ
đánh mất đi đời sống văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của mình. Trong
nền văn hóa ấy, nổi bật lên là kho tàng dân ca nghi lễ phong phú về thể loại và
đặc sắc về nội dung – một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của người Dao
Tuyển. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển không chỉ phản ánh phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm mà còn là bản sắc văn hóa mang nét đặc
trưng riêng của tộc người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng. Do
vậy, nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đặt trong cơ tầng văn hóa
tộc người Dao sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn đời sống văn hóa của tộc người
này.
Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển phong phú về thể loại, số lượng, có
vai trò quan trọng trong thực hành nghi lễ vòng đời đồng thời phản ánh được
đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của đồng bào, chứa đựng trong nó văn
hóa truyền thống của tộc người. Ở đó thế giới tâm linh (thế giới quan, vũ trụ
quan) và triết lý nhân sinh quan được phản ánh rõ nét. Từ những bài dân ca
nghi lễ được thực hành trong đời sống văn hóa ta thấy được đặc tính văn hóa
cũng như những tâm tư, tình cảm của cộng đồng cư dân người Dao Tuyển.
Song nó vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu đúng với tiềm năng và thực

trạng vốn có.
Người Dao Tuyển ở Việt Nam cư trú trên những địa bàn có điều kiện
sinh tồn khác nhau. Vì thế, ở mỗi địa phương người Dao Tuyển lại có những
sắc thái văn hóa riêng, điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nguồn
mạch văn hóa Dao nói chung. Việc sử dụng dân ca trong thực hành nghi lễ vừa
thể hiện tính thống nhất trong đời sống tinh thần tộc người, vừa biểu hiện nét
khác biệt của người Dao Tuyển so với các nhóm Dao khác. Luận án nghiên
cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam nhằm góp phần chỉ ra
những nét đặc thù và phổ quát của loại hình nghệ thuật này.
Bản thân nghiên cứu sinh là một người mang dòng máu và tâm thức văn
hóa của người Dao, sinh tồn trong môi trường văn hóa ấy nên có vốn hiểu biết
nhất định về đời sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình. Khi
tiến hành khảo sát, nghiên cứu về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, nghiên
cứu sinh có điều kiện tiếp cận thực tế, sưu tầm, tìm hiểu các nghi lễ trong đời
sống văn hóa của tộc người. Do đó, trong đề tài nghiên cứu của luận án, nghiên
cứu sinh hy vọng sẽ trình bày được những hiểu biết của mình về dân ca nghi lễ
của người Dao Tuyển từ góc nhìn khoa học của một người trong cuộc. Đồng
thời nghiên cứu sinh cũng mong muốn thông qua luận án góp một phần vào
việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Dao
Tuyển ở Việt Nam.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung phản ánh, phương thức phản
ánh của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển trong đời sống văn hóa tộc người (đời
sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần) thông qua việc phân tích,
diễn giải các văn bản dân ca nghi lễ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án tiến hành tập hợp, hệ thống, đối chiếu tư liệu trên các văn bản đã
được công bố đồng thời điền dã, khảo sát thêm một số tư liệu mới, quan sát
thực tế bối cảnh diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển.
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ với
tư cách là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ giữa bối cảnh diễn xướng
với các lễ thức tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét dân ca
nghi lễ như một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính nguyên hợp đồng thời
dựa vào những đặc trưng văn hóa tộc người để có cơ sở lý giải ý nghĩa cơ bản
của một số hình ảnh nghệ thuật thẩm mĩ. Để từ đó làm nổi bật lên mối quan hệ
mật thiết giữa văn hóa và dân ca nghi lễ người Dao Tuyển.
Trong luận án, ở một mức độ cho phép chúng tôi sẽ cố gắng so sánh dân
ca nghi lễ của người Dao Tuyển với dân ca nghi lễ của một số ngành Dao khác
để tìm ra sự tương đồng, nét văn hóa đặc trưng của dân ca nghi lễ người Dao
Tuyển với dân ca nghi lễ của dân tộc Dao nói chung, nhằm làm rõ tính chuyên
biệt và phổ quát của các loại hình dân ca nghi lễ người Dao Tuyển.
Luận án, đặt dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa, với mong muốn làm rõ
những khía cạnh phản ánh của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa vật chất
và đời sống văn hóa tinh thần nhằm góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của
loại hình dân ca này trong cộng đồng người Dao Tuyển nói riêng và người Dao
nói chung ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài dân ca trong nghi lễ vòng
đời của người Dao Tuyển, cụ thể là: dân ca trong nghi lễ cấp sắc, dân ca trong
nghi lễ đám cưới và dân ca trong nghi lễ tang ma qua các công trình sưu tầm,
nghiên cứu đã được xuất bản.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi một mặt căn cứ vào các thư tịch, văn bản dân ca nghi lễ đã
được tuyển chọn và giới thiệu, cụ thể: Lễ cưới người Dao Tuyển, xuất bản năm
2001; Thơ ca dân gian người Dao Tuyển xuất bản năm 2005; Thơ ca dân gian

người Dao Tuyển (Song ngữ: Việt – Dao) xuất bản năm 2011; Đám cưới người
Dao Tuyển xuất bản năm 2011; Những bài ca giáo lý xuất bản năm 2012. Mặt
khác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điền dã sưu tầm, đối chiếu các bài dân ca
nghi lễ của người Dao Tuyển đã được xuất bản các bài dân ca nghi lễ trong
thực tiễn sinh hoạt, thực hành nghi lễ của họ từ quá khứ tới hiện tại. Việc khảo
sát, đối chiếu dân ca trong thực tiễn sinh hoạt thực hành nghi lễ của người Dao
Tuyển được chúng tôi tiến hành trên các địa bàn có sự sinh tồn của người Dao
2


Tuyển ở nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang ... Trong đó tập trung
chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lào Cai – địa phương có số lượng người Dao Tuyển
sống tập trung đông nhất ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường
Khương, Bắc Hà và thành phố Lào Cai – nơi văn hóa truyền thống của người
Dao Tuyển còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Tại địa bàn tỉnh Lào Cai, với
điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng núi cao, nhất là đối với các huyện vùng
sâu, vùng xa, biên giới là nơi cư trú lâu đời của người Dao Tuyển thì sự tác
động của các yếu tố văn hóa ngoại lai đến đời sống kinh tế, văn hóa của cộng
đồng Dao Tuyển chậm hơn các khu vực khác. Do vậy, các phong tục, tập quán,
tín ngưỡng nơi đây ít bị biến đổi so với các địa phương khác có người Dao
Tuyển cư trú.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra điền dã, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi
thực địa ra các địa phương như tỉnh Sơn La, Yên Bái… đó là những tỉnh có
người Dao Tuyển sinh sống với số lượng ít hơn và mật độ phân bố thưa thớt
hơn ở Lào Cai để có một cái nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của dân ca
nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Ngoài phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội nhân
văn, thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định việc triển khai trên

nguyên tắc phương pháp luận riêng sau đây:
Đặt dân ca nghi lễ trong bối cảnh diễn xướng folklore: Chúng tôi không
nghiên cứu dân ca nghi lễ như là một thành tố tồn tại độc lập mà đặt trong bối
cảnh diễn xướng của tộc người để tìm hiểu dân ca trong mối quan hệ với các
thành tố văn hóa khác. Đồng thời đặt dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
trong bối cảnh diễn xướng để có những luận giải về đời sống văn hóa vật chất
và đời sống văn hóa tinh thần thông qua các yếu tố nghệ thuật và phương thức
phản ánh.
Vận dụng linh hoạt lý thuyết tính nguyên hợp ở phương diện chức năng
của folklore: Cụ thể là trong luận án chúng tôi đặc biệt chú ý đến chức năng
thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người
Dao Tuyển. Song do đặc thù của loại hình dân ca nghi lễ và cũng do sự quy
định của mã ngành nghiên cứu nên trong luận án chúng tôi chỉ đi sâu nghiên
cứu tính chất thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ biểu hiện trực tiếp thông
qua chủ thể diễn xướng, không gian, thời gian diễn xướng, ngôn ngữ, thể thơ
trong các nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích ngữ
văn; phương pháp so sánh lịch sử và so sánh loại hình; phương pháp nghiên
cứu liên ngành; phương pháp sưu tầm điền dã.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất: Qua khảo sát của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại chưa có
một công trình nghiên cứu nào đi sâu, tìm hiểu một cách hệ thống, khoa học về
dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển. Luận án là công
3


trình đầu tiên cung cấp một bức tranh cơ bản về diện mạo dân ca nghi lễ của
người Dao Tuyển ở Việt Nam theo từng tiểu loại đã và đang tồn tại trong đời
sống văn hóa của người Dao Tuyển.

Thứ hai: Từ các cuộc điều tra điền dã, chúng tôi có sự so sánh, đối chiếu
giữa các văn bản hóa của dân nghi lễ với các văn bản dân ca nghi lễ được thực
hành trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển hiện nay. Điều này, giúp
chúng ta hiểu sâu hơn về đặc điểm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như
quy luật sản sinh, diễn biến, lưu truyền của dân ca nghi lễ đặt trong bối cảnh
văn hoá tộc người.
Thứ ba: Bằng việc tiến hành khảo sát, giải mã dân ca trong đời sống văn
hóa của người Dao Tuyển, bước đầu chúng tôi hệ thống dân ca nghi lễ theo các
loại hình nghi lễ như sau: dân ca trong nghi lễ cấp sắc, dân ca trong nghi lễ
đám cưới, dân ca trong nghi lễ tang ma. Khi tiến hành nghiên cứu từng tiểu loại
dân ca nghi lễ ấy, chúng tôi sẽ chỉ ra chức năng và ý nghĩa nội dung và giá trị
nghệ thuật của các tiểu loại dân ca nghi lễ ấy.
Thứ tư: Đề tài cũng góp phần thực hiện chủ trương chính sách bảo tồn,
phát huy các di sản văn hóa truyền thống của các tộc người Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn,
cũng sẽ là tài liệu giúp cho các nhà nghiên cứu văn học, nghiên cứu văn hóa
người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung, có hướng tiếp cận mới với
thể loại dân ca này cũng như có cách đánh giá, nhìn nhận mới về các giá trị của
dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển nói riêng và các
dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung.
7. Cơ cấu của luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ
sở lý luận và đối tượng nghiên cứu; Chương 2: Diễn trình diễn xướng dân ca
nghi lễ của người Dao Tuyển; Chương 3: Sự phản ánh thế giới tâm linh và đời
sống con người trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển; Chương 4: Các
yếu tố nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Dao và dân ca nghi lễ Dao
Theo khảo sát của chúng tôi, tình hình nghiên cứu về người Dao và dân
ca nghi lễ Dao ở Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 ít được các nhà nghiên cứu
quan tâm đến, các công trình giai đoạn này gần như chỉ thiên về giới thiệu sơ
lược nguồn gốc, địa bàn cư trú, trang phục… Tiêu biểu là nhà bác học Lê Quí
Đôn với Kiến văn tiểu lục (1778), tiến sĩ Hoàng Bình Chính với cuốn Hưng
hóa xứ phong thổ lục (1778), nhà sử học Phạm Thận Duật với Hưng Hóa ký
lược. Có thể thấy, mặc dù chưa đi sâu tìm hiểu và khám phá về tộc người Dao
4


thành các công trình chuyên biệt, nhưng các tác giả thời phong kiến của Việt
Nam bước đầu đã có ý thức đề cập đến nguồn gốc, phong tục, tập quán của
người Dao một cách tương đối có hệ thống. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ thế
kỷ XVIII, người Dao ở Việt Nam đã được quan tâm tìm hiểu, ghi chép.
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam, một số cha cố và sĩ quan Pháp đã có
những tìm hiểu, ghi chép về người Dao nhằm hiểu hơn về tộc người này.
Từ sau năm 1945: tình hình nghiên cứu về người Dao và dân ca Dao có sự
khởi sắc hơn giai đoạn trước đó, song có thể thấy ở tất cả các hướng nghiên
cứu không có công trình nghiên cứu sâu nào về dân ca nghi lễ của người Dao.
Trong số các công trình được giới thiệu, chúng tôi thấy một số bài dân ca nghi
lễ của dân tộc Dao như các bài dân ca nghi lễ cấp sắc, các bài dân ca nghi lễ
đám cưới đã được tuyển chọn và giới thiệu. Căn cứ vào những công trình
nghiên cứu về dân tộc Dao và văn học Dao chúng tôi tạm chia thành ba hướng
nghiên cứu chính, đó là: nghiên cứu khái quát về người Dao, nghiên cứu
chuyên sâu về văn hóa Dao, văn học dân gian Dao.
Nhìn từ quá trình sưu tầm, biên soạn và dịch thuật văn học dân gian của
người Dao, chúng tôi nhận thấy nổi bật một số vấn đề như sau: Về thời gian,

việc sưu tầm và nghiên cứu về người Dao được tiến hành khá sớm (từ năm
1778), song đến nay nhiều công trình vẫn chỉ tồn tại dưới dạng tư liệu, chưa
được công bố trên các tạp chí chuyên ngành; Về số lượng, các ấn phẩm về
người Dao, được in ấn xuất bản từ năm 1963 cho đến năm 2012 bao gồm 20 bộ
sách với rất nhiều tác phẩm thuộc các thể loại như truyện cổ, thơ ca dân gian,
tục ngữ, câu đố... Trong đó, đáng chú ý là những bài dân ca của dân tộc Dao đã
được các tác giả nói trên sưu tầm và giới thiệu. Đây chính là nguồn tư liệu
phong phú phục vụ cho việc tham khảo và sử dụng trong quá trình khảo sát,
nghiên cứu của chúng tôi.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về người Dao Tuyển và dân ca nghi lễ Dao
Tuyển
Đến nay, những công trình nghiên cứu chuyên biệt về người Dao Tuyển
hầu như vắng bóng ngoại trừ cuốn Nhà ở truyền thống của người Dao Tuyển ở
Lào Cai của tác giả Chảo Văn Lâm xuất bản năm 2015, đi sâu mô tả cấu trúc,
quy trình, chức năng và sinh hoạt văn hóa trong ngôi nhà của người Dao Tuyển
Lào Cai. Riêng về dân ca của người Dao Tuyển, cho đến nay, Trần Hữu Sơn là
tác giả có nhiều công trình nghiên cứu và sưu tầm: Đầu tiên là cuốn Lễ cưới
người Dao Tuyển (2001), cuốn thứ hai là cuốn Thơ ca dân gian người Dao
Tuyển (2005), cuốn sách này được tác giả tái bản, bổ sung thêm phần chữ Nôm
Dao năm 2011, xuất bản dưới tên Thơ ca dân gian người Dao Tuyển (Song
ngữ: Việt- Dao), cuốn thứ ba là Đám cưới người Dao Tuyển (2011), cuốn thứ
tư là Những bài ca giáo lý.
Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi cũng dành sự chú ý cho những
công trình chưa được xuất bản nghiên cứu về văn hóa và dân ca của người Dao
Tuyển. Cụ thể: Năm 1997, Sở văn hóa tỉnh Lào Cai đã sưu tầm được gần 40
bài hát hội đầu xuân của người Dao Tuyển, đây là những bài hát trao duyên dịp
đầu xuân của trai gái người Dao Tuyển nhưng đến nay tập bài hát này vẫn chỉ
5



nằm dưới dạng bản thảo tại phòng tư liệu của sở văn hóa tỉnh Lào Cai. Năm
2008, tác giả Phạm Vinh Quang đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đề tài Thơ ca dân gian của người Dao
Tuyển ở Lào Cai. Năm 2010, tác giả Phan Thị Hằng với luận văn thạc sỹ tại
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đã lựa chọn đề tài Lễ cấp sắc và tang
ma của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
Như vậy, nhìn chung tình hình nghiên cứu về tộc người và văn học dân
gian người Dao Tuyển ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua còn tồn tại một số
điểm như sau:
1. Cho đến nay chưa có một chuyên khảo chuyên biệt nào của các nhà
nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu về lịch sử tộc người, quá trình thiên và văn
hóa của người Dao Tuyển cũng như dân ca nghi lễ của họ.
2. Các bộ sách dân ca người Dao Tuyển đã được xuất bản tập trung chủ
yếu là sưu tầm các bài dân ca nghi lễ của tộc người này, nhưng lại chưa có một
chuyên khảo nào chỉ ra mối liên hệ giữa dân ca với các nghi lễ trong đời sống
văn hóa của người Dao Tuyển.
3. Những thể loại văn học dân gian khác của người Dao Tuyển như: Tục
ngữ, câu đố, truyện cổ tích, truyện cười chưa được sưu tầm và biên soạn thành
công trình riêng. Từ những công trình đó, luận án vừa kế thừa thành tựu vừa
mở ra một vấn đề mới với hướng tiếp cận riêng đó là đặt dân ca nghi lễ trong
bối cảnh diễn xướng foklore để thấy được đời sống văn hóa, tinh thần phong
phú của tộc người Dao Tuyển.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm
Ở đây chúng tôi xin làm rõ một số khái niệm liên quan đến nội dung luận
án như: dân ca, dân ca nghi lễ, đời sống văn hóa, tộc người và văn hóa tộc
người… nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển.
1.2.2. Cơ sở lý luận
Đối với người Dao Tuyển dân ca nghi lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Bởi trong dân ca nghi lễ phản ánh đầy đủ về thế giới quan, vũ trụ quan, nhân

sinh quan của tộc người. Khi những lời ca trong các nghi lễ cất lên cũng là lúc
tâm tư, tình cảm của họ hướng về thế giới siêu nhiên, hướng về thế giới tổ tiên
để khẩn nguyện, cầu xin sự che chở của thần linh để họ có cuộc sống an lành,
hạnh phúc nơi trần gian. Vì vậy, khi tìm hiểu dân ca nghi lễ không thể tách rời
chúng ra khỏi các nghi lễ và bối cảnh diễn xướng của nó. Trên quan điểm ấy,
luận án coi dân ca nghi lễ như một sự kiện xã hội tổng thể và đặt nó trong bối
cảnh văn hóa tộc người. Để khai mở được những lớp lang ẩn chứa sâu trong
dân ca nghi lễ, chúng tôi sử dụng lý thuyết bối cảnh diễn xướng folklore làm cơ
sở nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển.
1.3. Khái quát về người Dao Tuyển và dân ca nghi lễ người Dao Tuyển ở
Việt Nam
1.3.1. Khái quát về người Dao Tuyển
Dao Tuyển là tên gọi của một bộ phận người Dao thuộc nhóm Dao Làn
Tiẻn, đây là tên gọi mang tính địa phương của bộ phận người Dao này ở Lào
6


Cai. Ở Lai Châu người Dao Tuyển được gọi là Dao đầu bằng; ở Hà Giang
người Dao Tuyển được gọi là Dao áo dài; ở Tuyên Quang tên Dao Chàm được
dùng chỉ tới nhóm Dao Tuyển. Theo ý kiến thống nhất của các nhà dân tộc học
thì người Dao Tuyển có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, di cư sang Việt
Nam qua nhiều con đường khác nhau trong một khoảng thời gian dài. Quá
trình thiên di của người Dao Tuyển vào Việt Nam bằng hai tuyến đường chính
là đường biển và đường bộ.
Theo thống kê của Trần Hữu Sơn người Dao Tuyển cư trú rải rác chủ yếu
ở bốn tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Lai Châu, với khoảng 45.000
người, thì ở địa bàn Tỉnh Lào Cai có tới 31.325 người, chiếm gần 70%. Như
vậy, xét theo mức độ tập trung dân cư thì người Dao Tuyển sinh sống chủ yếu
ở Lào Cai tại các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Cam Đường, Bắc Hà
và Mường Khương. Dù sinh sống ở các vùng miền khác nhau nhưng người

Dao Tuyển có chung cội nguồn lịch sử, ngôn ngữ. Tuy nhiên ở mỗi vùng khác
nhau người Dao Tuyển lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng mà nguyên nhân
là do điều kiện địa lý, môi trường sinh thái, giao lưu kinh tế, văn hóa với các
dân tộc anh em.
Người Dao Tuyển cư trú chủ yếu ở vùng núi phía Bắc vì thế họ có cách
ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi họ sinh sống vô cùng
đặc biệt. Họ luôn coi môi trường tự nhiên như một người bạn thân thiết, thủy
chung gắn bó, họ tôn trọng và bảo vệ tự nhiên theo cách riêng của mình, nên
họ có một hệ thống các luật tục để bảo vệ tự nhiên như: Luật tục bảo vệ nguồn
nước, luật tục bảo vệ rừng, luật tục bảo vệ đất canh tác…
Người Dao Tuyển từ xưa tới nay vẫn luôn nói với nhau là “người Dao
ta”, dù là nhóm Dao nào thì cũng đều được sinh ra từ quả bí nên trong cách
xưng hô giữa các nhóm Dao có sự tương đồng. Người Dao Tuyển và các nhóm
Dao khác phân biệt vai thứ, anh em bằng cách “ai nhìn thấy mặt trời trước”
người đó là anh (chị), bất kể là con dì hay con chú, trong làng bản cũng như
vậy. Người Dao Tuyển có 5 họ chính là: Họ Bàn, họ Lý, họ Đặng, họ Triệu, họ
Tráng, trong quá trình cộng cư, cộng sinh người Dao Tuyển hiện nay có tới 12
họ.
Trong mỗi gia đình người Dao Tuyển, người chồng giữ vị trí chủ gia
đình, tuy nhiên người chủ gia đình phải trải qua lễ cấp sắc, theo phong tục của
họ nếu bố chết con trai trưởng sẽ thay thế vị trí chủ gia đình. Người chủ gia
đình có trách nhiệm phân công lao động, đảm nhiệm các công việc nặng nhọc.
Người Dao Tuyển quan niệm trời đất là do Cao Vương và Bình Vương
tạo ra. Mặt đất rộng hơn bầu trời, nên Cao Vương đã tạo ra mặt trời chiếu sáng
trần gian rồi mới có “nhân loài”, “núi cao núi đối núi”, “ các thầy với các
cô”. Đó cũng chính là nét độc đáo trong quan niệm về trời đất của người Dao
Tuyển là mặt trời xuất hiện trước, rồi mới đến con người và vạn vật.
Người Dao Tuyển quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần
xác. Nếu hồn rời khỏi cơ thể đi “lang thang” ở đâu đó, con người rơi vào trạng
thái đau ốm. Khi bị ốm người Dao Tuyển làm lễ cúng để gọi hồn về với xác

nhưng nếu gọi mãi mà hồn với xác không nhập vào với nhau, cái chết sẽ xảy ra
7


với con người. Người Dao Tuyển quan niệm: “Sinh, tử, nhân hồn tầm lưỡng
cực/ Ngũ vận tuần hoàn với luân xe” (Có nghĩa là: “Sinh ra là người ở thế giới
cực dương/ Chết đi là hồn ở thế giới cực âm/ Con người như bánh xe quay
vòng qua năm vận”) nên họ có những nghi lễ (làm ma) cho người chết rất khác
biệt so với các dân tộc khác.
1.3.2. Khái quát về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Trong đề tài nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung đi sâu vào
nghiên cứu ba loại dân ca tiêu biểu trong nghi lễ vòng đời là dân ca nghi lễ cấp
sắc, dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma. Bởi đây là ba nghi lễ
lớn trong vòng đời của một người Dao Tuyển, còn nghi lễ đặt tên mặc dù được
coi là nghi lễ đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của một con người nhưng nó chỉ là
một nghi lễ nhỏ, không có sự tham góp của cả cộng đồng, chủ thể diễn xướng
chỉ là cha đứa trẻ, hoặc ông nội. Nghi lễ này không mời thầy cúng và chỉ sử
dụng duy nhất một bài dân ca nghi lễ đó là bài La jủng kẻng (Bài hát đặt tên).
Dân ca của người Dao Tuyển cũng giống như dân ca của các nhóm Dao
khác nó được hình thành từ thơ và ca, bởi thơ và ca gắn liền với nhau. Các bài
dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chiếm một vị trí đáng kể, có 83/ 90 bài
dân ca được sử dụng trong nghi lễ cấp sắc và tang ma, còn 07 bài dân ca đó là
các bài: Hiến hương, Hiến hoa, Hiến đèn, Hiến trà, Hiến cơm, Hát dâng trống,
Hát dâng thanh la được sử dụng chung cho phần hát dâng hiến của 2 nghi lễ.
Nghi lễ đám cưới ngoài 43 bài dân ca được sử dụng trong các nghi lễ chính thì
còn có tới 58 bài dân ca được ông mối hát đơn xin ma tổ tiên phù hộ cho việc
xin dâu thành công, hát xin nghỉ trạm, hát xin được vào làng… Bên cạnh đó
một số truyện thơ của dân tộc như: Trường ca Bàn Hộ, Truyện Bàn Vương, Inh
tòi dung (Hát Anh Đài), Ly hương ca, Cửu giang ca... cũng được người Dao
Tuyển sử dụng trong các nghi lễ vòng đời. Các bài ca ấy người Dao Tuyển gọi

là Có, bởi nội dung những bài dân ca nghi lễ (đồng thời là những bài cúng) ấy
đã “phản ánh quan niệm của người Dao về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc muôn
vật, nguồn gốc loài người nói chung và nguồn gốc người Dao nói riêng”, các
bài “Dằm ja jủng” được người Dao Tuyển ghi chép trong các sách dạy hát (dạy
cúng) bằng chữ Nôm Dao.
Các bài dân ca nghi lễ có ý nghĩa quan trọng với cuộc đời mỗi người
Dao Tuyển, bởi thông qua các bài ca người đọc, người nghe hiểu được những
khát vọng, những mong muốn của con người với thế giới tự nhiên với thế giới
thần linh.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, từ những lát cắt về dân ca nghi lễ, về văn hóa tâm linh...
chúng ta có thể hình dung một cách khái quát về lịch sử cư trú, những đặc
trưng cơ bản về văn hóa tộc người và dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển.
Những vấn đề đó mang tính chất tiền đề cho việc tìm hiểu, nghiên cứu
chuyên sâu về nội dung phản ánh và nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của
người Dao Tuyển. Bên cạnh đó, việc trình bày tổng quan về lịch sử vấn đề
nghiên cứu, khái niệm, thuật ngữ, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của
8


luận án….cũng là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu từng vấn đề cụ thể trong quá
trình khám phá dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển.
Chương 2
DIỄN TRÌNH DIỄN XƯỚNG DÂN CA NGHI LỄ
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN
Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu mảng các
bài dân ca nghi lễ trong sinh hoạt gia đình với ba loại hình tiêu biểu đó là: Dân
ca nghi lễ cấp sắc, dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma. Ba loại
hình dân ca nghi lễ tiêu biểu của người Dao Tuyển được chúng tôi xem xét
trong quy trình diễn xướng dân ca, cụ thể như sau:

2.1. Dân ca trong nghi lễ cấp sắc
Chúng tôi thiết lập bảng biểu theo diễn trình các nghi lễ sử dụng dân ca
trong bối cảnh buổi lễ cấp sắc của người Dao Tuyển như sau:
Bảng 1: Diễn trình nghi lễ cấp sắc của người Dao Tuyển
Bối cảnh diễn xướng
Bài ca
Sáng ngày thứ nhất: Mở chay đàn Thầy cúng chính hát bài Mời thầy Công
mời Công Tào, Thánh Sư
Tào, Thánh Sư.
Buổi trưa ngày thứ nhất: Lễ mời Thầy cúng chính và hai thầy cúng phụ
các thần Bàn Vương, Ngọc Hoàng hát bài Mời thần:…
về giúp các Thánh, Sư bảo vệ
người cấp sắc
Buổi chiều ngày thứ nhất: Dâng Các thầy hát bài Mời sư thầy.
lễ mời các thầy của các thầy cúng
về giúp sức
Tại cửa lầu nơi ngự của thần Đế Sau khi mời các sư thầy các thầy cúng
Mẫu
sẽ hát bài Mời Thần Đế mẫu.
Tại cửa nơi địa ngục, cửa Lạnh, Các thầy hát xin mở các cửa để người
cửa Huyền môn (đây là các cửa cấp sắc đi qua, các thầy hát bài Ngọc nữ
tượng trưng)
hát xin qua cửa.
Đêm thứ nhất: Trước bàn thờ các Hát bài Ngọc nữ lên đèn, lên hương,
thầy làm lễ khai quang cho người Ngọc nữ về đàn, Tạ ơn Pháp sư, Tạ ơn
cấp sắc
Ngọc Hoàng..
Lễ Đồng tử giáng sinh tại Mai Sơn Các thầy hát bài Ngọc nữ lên đèn.
Buổi trưa ngày thứ hai : Lễ cấp Thầy cúng chính hát bài Trao ấn tín.
ấn tín

Chiều ngày thứ hai: Lễ dạy đệ tử Các thầy cúng dạy người cấp sắc các
kinh giáo lý
bài kinh Đạo làm con, đạo làm trò, biết
ơn các Thánh Sư…
Tối ngày thứ hai : Trước Choong Các thầy cúng cùng đệ tử của các thầy
tàn, các thầy cúng trao lại con cho múa và hát bài Dâng trống, dâng thanh
cha mẹ
la, dâng tiền.
Sáng ngày thứ ba: Các thầy cúng Các thầy hát bài Ngọc nữ hát giáng
9


thực hiện nghi lễ đưa người thụ lễ
từ Mai Sơn giáng sinh về dương
thế đã có đủ âm binh và ấn tín trở
thành đệ tử của Công Tào, Thánh
Sư trước Choong tàn.
Trưa ngày thứ ba: Lễ cấp Lương
liệu bổng lộc cho người cấp sắc.
Chiều ngày thứ ba: Lễ chúc mừng
Tân Ân (tức là chúc mừng người
thụ lễ đã được cấp sắc).
Đêm ngày thứ ba: Lễ dâng hiến

sinh.

Thầy cúng chính hát bài Cấp lương liệu
bổng lộc.
Các thầy cúng hát bài Mừng Tân Ân.


Các thầy hát các bài ca dâng hiến: Hiến
hoa, Hiến cơm, Hiến rau, Hát dâng
bảng, Hát tiễn thần…
Dựa vào bảng mô tả diễn trình dân ca nghi lễ cấp sắc đã nêu ở trên chúng
tôi phân ra thành hai chặng đoạn sử dụng các bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc,
đó là: Các bài dân ca trước khi thực hành nghi lễ cấp sắc và các bài dân ca
trong khi thực hành nghi lễ cấp sắc.
2.2. Dân ca trong nghi lễ đám cưới
Diễn trình nghi lễ cưới xin của người Dao Tuyển được tiến hành theo các
nghi thức cụ thể, chúng tôi lập bảng biểu các nghi thức có sử dụng các bài dân
ca như sau:
Bảng 2: Diễn trình nghi lễ cưới hỏi của người Dao Tuyển
Bối cảnh diễn xướng
Các bài dân ca
Lễ so tuổi
Không có bài dân ca mang tính chất cố
định nào được diễn xướng, chỉ có
những câu ca đối đáp tự do
Lễ dạm ngõ
Ông mối hát bài hát cố định: So duyên,
sau đó hai bên hát những bài hát giao
duyên tự do
Lễ ăn hỏi
Ông mối và ông cậu cô dâu hát đối đáp
về các lễ vật thách cưới như: Thách lợn,
rượu, gạo, gà… Các bài hát này thường
là những lời hát tự do có thể do hai bên
tự ứng tác hoặc cũng có thể là dựa vào
những lời hát cố định có sẵn để ứng tác.
Lễ cưới, gồm các nghi thức sau: Hát đối đáp 15 bài dân ca về các nội

Thành hoàng ải (Ải thôn)
dung sau: Cửa ải, lý do đến ải, đưa tiền
cúng thành Hoàng làng, hát hỏi các sự
vật ở quanh cửa ải, nguồn gốc ra đời
của đồng tiền Ti Lộ…
Hát đối đáp 38 bài về các nội dung sau:
Hát ở sân nhà gái (trong nghi Các lễ vật nhà trai mang đến nhà gái để
thức trao lễ vật cưới)
xin dâu, hát về công lao sinh thành của
10


cha mẹ, hát về nguồn gốc ra đời của
các lễ vật, hát về công lao của các vị
thần đã xe duyên và phù trợ….
Hát đối đáp 32 bài về các nội dung sau:
Hát ở trước bàn thờ nhà gái Bình “Lạy éng”, nguồn gốc trầu cau,
(trong nghi thức trầu cau)
nguồn gốc lúa ngô, nguồn gốc chè,
thuốc lào, trình báo ma tổ tiên…
Hát ở cửa buồng cô dâu (Trong Hát đối đáp 36 bài về các nội dung sau:
nghi thức trao tờ bản mệnh)
Trình hồng thư cho nhà gái, làm lễ xe
duyên âm cho cô dâu chú rể, bàn giao
“Clong gai” (12 hồng lễ)…
Cửa nhà gái (trong nghi thức Hát đối đáp 38 bài về các nội dung sau:
vượt ải bố mẹ)
Xin vượt qua ải bố mẹ, lại lễ cho nhà
trai, hát cảm ơn ông mối…
Hát ở ngoài sân ban đêm tại nhà Các bài hát tự do được hai bên nhà trai

trai
gái tự ứng tác hát để chào tạm biệt
nhau.
Nhìn vào bảng mô tả diễn trình nghi lễ nêu trên chúng ta có thể thấy bối
cảnh diễn xướng được gắn liền với các lời ca trong từng nghi lễ và trong từng
không gian thời gian.
2.3. Dân ca trong nghi lễ tang ma
Chúng tôi xin trình bày diễn trình các nghi lễ có sử dụng dân ca trong
nghi lễ tang ma trong bối cảnh diễn xướng qua bảng biểu về các nghi lễ ấy như
sau:
Bảng 3: Diễn trình nghi lễ tang ma của người Dao Tuyển
Bối cảnh diễn xướng
Bài ca
Nghi lễ làm ma tươi
được diễn xướng trong Thầy cúng hát bài: Nhập quan ca.
các bối cảnh sau: Lễ
nhập quan
Lễ khởi trống
Thầy cúng hát bài: Khởi trống.
Lễ báo ân
Thầy cúng hát bài: Báo ân.
Lễ hưởng thực
Thầy cúng hát bài: Mời cơm, mời rượu, mời trà.
Nghi thức đưa ma
Thầy cúng hát bài: Thập diện ca, ra đồng ca.
Lễ hạ huyệt
Thầy cúng hát bài: Thập biệt ca
Nghi lễ làm ma khô,
được diễn xướng trong Thầy cúng hát bài: Tiễn hồn
các bối cảnh sau: Lễ cải

táng
Lễ phá ngục
Thầy cúng hát bài: Phá ngục ca
Thầy cúng hát bài: Bài ca dâng nhà táng
Lễ dâng nhà táng

11


Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy bối cảnh diễn xướng được gắn
liền với các lời ca trong từng nghi lễ ma tươi, ma khô và trong từng không gian
thời gian.
Tiểu kết chương 2
Trong quá trình thực hành các nghi thức cấp sắc, đám cưới, tang ma, các
bài dân ca được người Dao Tuyển sử dụng gắn trực tiếp với quá trình diễn tiến
của các nghi thức ấy. Dân ca được ra đời và vận hành trong đời sống tộc người
với tư cách như một thành tố văn hóa tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa tộc
người. Đó là một hệ thống các giá trị của văn hóa phản ánh những cá tính riêng
của tộc người. Dân ca trong thực hành nghi lễ của người Dao Tuyển từ xa xưa
đã trở thành tiếng nói tâm tình, tiếng nói tâm linh của cộng đồng. Ở đó không
chỉ là ứng xử giữa con người với con người mà còn là ứng xử giữa con người
với thế giới siêu nhiên bí ẩn mà họ tin rằng đang chi phối cuộc sống con người
nơi trần gian.
Từ việc phác họa diện mạo của dân ca nghi lễ ở chương này chúng tôi
mô tả lại quá trình diễn ra của các nghi lễ. Mỗi nghi lễ ấy được tiến hành qua
nhiều bước với nhiều lễ thức khác nhau ứng với từng bài ca nghi lễ. Song
qua các lễ thức và các bài dân ca các quan niệm, tập quán, tín ngưỡng của
tộc người được phản ánh rõ nét. Đặc biệt các nghi lễ ấy cho đến tận ngày nay
vẫn được duy trì và đảm bảo được các nguyên tắc, các luật tục, các quan
niệm về thế giới quan, nhân sinh quan của tộc người, điều đó thể hiện sự đa

dạng và thống nhất trong văn hóa tộc người Dao Tuyển.
Chương 3
SỰ PHẢN ÁNH THẾ GIỚI TÂM LINH VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
TRONG DÂN CA
NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN
Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chứa đựng những nét văn hóa
truyền thống của cộng đồng, ở đó phong tục tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo
được “phát lộ” trong tiến trình thực hành nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma.
Trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển còn phản ánh cả những tư tưởng,
tình cảm, thế giới quan, vũ trụ quan, những quy tắc ứng xử giữa các thành viên
trong gia đình, dòng tộc và trong cộng đồng, những yếu tố văn hóa tinh thần
vừa cụ thể vừa trừu tượng được lồng kết qua những lời ca nghi lễ của người
Dao Tuyển.
3.1. Dân ca nghi lễ phản ánh thế giới quan của người Dao Tuyển
Khái niệm thế giới quan chúng ta có thể hiểu như sau: “Thế giới quan bao
gồm những hiểu biết rộng lớn nhất về sự vận hành của thế giới, con người có
khuynh hướng xem xét những gì họ đã biết và dựa trên hiểu biết này mà tìm ra
những manh mối giúp họ hiểu được phần nào những điều họ còn băn khoăn,
ngỡ ngàng”. Qua dân ca nghi lễ chúng ta chỉ ra sự vận hành của thế giới ảnh
hưởng như thế nào đến những quan niện, tín ngưỡng, tâm lý… của người Dao
Tuyển.
12


Đối với người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng, Đạo giáo
được coi là một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tín ngưỡng của họ.
Đạo giáo cũng ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về vũ trụ của họ. Người Dao
Tuyển quan niệm vũ trụ có ba tầng, bốn thế giới được phân bố theo một trục
dọc: tầng cao nhất là Ngọc Hoàng, các vị thần thánh và tổ tiên, tầng thứ hai là
thế giới của con người đang sống, phía dưới đáy các con sông là tầng thứ ba

của thế giới, ở tầng thứ ba này được chia ra làm 2 thế giới, thế giới sinh sống
của thủy thần và thế giới sinh sống của “Trăm họ Thủy Tiên”. Ba tầng của vũ
trụ có mối quan hệ qua lại không tách rời nhau.
Xuất phát từ quan niệm về vũ trụ có ba tầng, người Dao Tuyển cho rằng
những con người “nhỏ bé ở dưới đất” nếu như không được cấp sắc thì khi chết
không được về với tổ tiên, lúc sống không được cúng bái cha mẹ, không được
công nhận là con cháu Bàn Vương…. Cũng do ảnh hưởng của Đạo giáo nên
người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng quan niệm Ngọc Hoàng là
người “hóa cách” giúp người Dao Tuyển vượt qua mọi khó khăn. Bàn Vương
(hay còn gọi là Bàn Cổ) là người sinh ra vạn vật và con người trong thế giới tự
nhiên. Bàn cổ, Ngọc Hoàng và các vị thần sinh sống ở tầng thứ nhất (tầng trời),
con người sinh sống ở tầng thứ hai và người chết linh hồn chưa được luân hồi
sẽ sinh sống ở thế giới thứ 2 của tầng thứ ba vũ trụ. Do vậy, Bàn Vương được
người Dao Tuyển coi như một tiểu vũ trụ mênh mông, huyền bí, tạo ra châu
thành, mặt trời, biển, rừng đồng thời cũng là ông tổ của người Dao Tuyển có
sức mạnh siêu nhiên hộ mệnh, chi phối mọi duyên số, công danh, sức khỏe,
đường đời của vạn vật trong tự nhiên cũng như con người.
Đạo giáo đã phát huy được ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trong tín
ngưỡng thờ thần của người Dao Tuyển, bởi nó xuất phát từ lòng tin của họ là
xung quanh cuộc sống con người có một thế giới vô hình, ở đó các vị thần linh
luôn theo dõi và phù trợ cho con người. Với lòng tin đó nên khi mở đầu các
nghi lễ, thầy cúng chính phải thực hiện nghi lễ mời thần về trợ giúp trong suốt
quá trình thực hành nghi lễ, các thần được mời về là: Ngọc Hoàng, Bàn Vương,
Tam Thanh, Tam Nguyên, Bà Mụ… Đặc biệt người Dao Tuyển luôn mơ ước
mình sẽ được đặt chân vào không gian thiêng Mai Sơn. Để thực hiện được mơ
ước này, những người đàn ông Dao Tuyển phải trải qua nghi lễ cấp sắc, khi đó
họ sẽ được các thầy công nhận là đệ tử của Đạo Giáo, cũng có nghĩa là họ được
đặt chân vào không gian thiêng của Mai Sơn. Có như vậy, khi họ lấy vợ, sinh
con, khi già chết đi… những người đàn ông Dao Tuyển mới được các vị thần
linh ở Mai Sơn về trợ giúp.

Không gian thiêng ấy không chỉ bó hẹp ở Mai Sơn mà nó còn trải dài ra
tận cửa biển, ở không gian đó người Dao Tuyển đã lưu giữ lại ký ức vượt biển
trong quá trình di cư của tộc người. Cũng từ không gian thiêng nơi cửa biển ấy,
chúng ta thấy thấp thoáng hiện ra thời gian lịch sử của tộc người Dao Tuyển.
Trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, thời gian lịch sử được nhìn từ phía
hiện thực phản ánh, là sự đồng hiện của ba mảng lớn: lịch sử tộc người, quá
trình di cư và quá trình định cư tại vùng đất mới. Thời gian lịch sử thể hiện
trong dân ca nghi lễ là thời gian quá khứ xác định, thông qua những lời ca
13


người nghe nhận biết được những mốc lịch sử cụ thể của tộc người như: vào
triều đại nhà Tùy, Đường, Tống… người Dao nói chung trong đó có người Dao
Tuyển di chuyển từ “phương Bắc” sang phía Đông Tây; Rồi đến đời Minh,
Thanh… họ bắt đầu di cư đến Giao Chỉ... Như vậy, thời gian lịch sử trong dân
ca nghi lễ của người Dao Tuyển chính là thời gian diễn xướng vì thời gian lịch
sử và thời gian diễn xướng hòa vào làm một và không thể phân biệt rạch ròi.
Dân ca nghi lễ được chủ thể diễn xướng và người tham dự nghi lễ hát lên như
chính mình là người đang sống trong giai đoạn lịch sử đó.
3.2. Dân ca nghi lễ phản ánh vũ trụ quan của người Dao Tuyển
Vũ trụ quan trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển bao gồm mọi thứ
đang tồn tại, đã tồn tại và sẽ tồn tại. Ở vũ trụ ấy con người mơ ước “thông
quan” với thế giới thần linh qua những làn điệu dân ca nghi lễ của dân tộc
mình. Trong ba loại dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển mà luận án tập trung
nghiên cứu thì dân ca trong nghi lễ tang ma bộc lộ rõ nét nhất quan niện về vũ
trụ quan dân gian của tộc người. Chính vì vậy, mà trong phần nghiên cứu về vũ
trụ quan trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chúng tôi tập trung nghiên
cứu trong loại dân ca nghi lễ tang ma để thấy được rõ, quan niệm về vũ trụ của
tộc người Dao Tuyển.
Dân ca trong nghi lễ tang ma có các bài: 1/ Bài Nhập quan ca là bài hát để

nhập hồn và xác người chết vào quan tài; 2/ Bài Thập diện ca đây là bài hát các
thầy cúng hát lên để dẫn dắt linh hồn người chết qua các cửa, các chướng ngại
vật để “Lên đến Dương Châu”; 3/ Các bài Cúng đám gồm các bài ca Từ biệt,
Dâng hiến và Đưa ma. Các bài hát này được thầy cúng chính xướng lên trong
các nghi thức chính của đám ma kết hợp với trống, chiêng và kèn Pí lè. Trong
tín ngưỡng của người Dao Tuyển, khi một người chết đi có nghĩa là họ đã được
trở về với tổ tiên ở Mai Sơn. Tuy nhiên, muốn người chết nhanh chóng tìm được
về với cội nguồn thì người sống phải thực hiện đầy đủ những nghi lễ tang ma
theo đúng phong tục của tộc người.
Trong tiềm thức của người Dao Tuyển chết có nghĩa là họ được trở về với
cội nguồn và trở về với vũ trụ “hỗn độn, đen ngòm”. Song đối lập với vũ trụ “hỗn
độn, đen ngòm” của người chết là vũ trụ phân khai thành trời đất của “kẻ hiện
là dương” đang ở “Cõi trần sinh sống”. Họ luôn coi khi kết thúc cuộc sống ở
cõi trần, trở về cuộc sống nơi cõi âm, đi qua 10 cửa nơi cõi âm, vượt qua cầu
Nại Hà họ trở về cõi trời nơi mà linh hồn con người trú ngụ để chờ tái sinh.
Thông qua các bài ca nghi lễ chúng ta thấy, người chết luôn mong muốn
được quay lại cõi trời nên sau khi chết xuống 18 tầng địa ngục con cháu phải
làm lễ phá ngục, đưa linh hồn đi qua tình trạng hỗ mang của vụ trụ trở về tầng
trời rồi, ở đó họ chờ ngày được tái sinh quay trở lại mặt đất, bắt đầu một cuộc
sống mới nơi cõi trần. Trong bài Thập diện ca thông qua diễn xướng của thầy
cúng chính, linh hồn của người chết đã phải “đối thoại” với các ma canh ở 10
cửa, khát vọng hóa thân, đầu thai trở lại thành con người sống ở trần gian, để ma
canh cửa báo lại với Ngọc Hoàng mong muốn của họ: Ở cửa “Tần quảng điện
đế vương” linh hồn người chết xin được “phục sinh” để qua cửa không “bị
chìm”; ở cửa “Sở giang điện vương đế” linh hồn người chết phải “giải tội
14


tình”, “Giải thích oan uổng trên dương thế” để khi được tái sinh họ sẽ tránh
được mọi “phiền hà”; ở cửa “Tông đế điện vua” xin mở rộng, thông đường đến

ngục Minh ty để linh hồn không phải “ưu sầu” trên quãng đường tối tăm, mờ
mịt đó; ở cửa “Ngũ quan điện vương đế” linh hồn xin ra khỏi ngục tối để được
lên trời, tránh gặp các loài vật, thú dỡ ngăn cản; ở cửa “Diên la đế” linh hồn xin
Diêm la đế cho được tái sinh ở đời sau; ở cửa “Minh Vương Đô Thị đế” linh
hồn mong được con cháu báo hiếu để có cuộc sống “Phúc đầy cửu dương”,
“Vui vẻ ngao du đất không đêm”; ở cửa “Minh Ty Bình Đẳng đế” linh hồn
mong muốn nhanh được “Thác sinh đời sau được phong lưu”; ở cửa “Thái Sơn
Điện Vương đế” linh hồn mong khi được “hoàn dương” ở “Kiếp sau linh hồn
được trường thọ”; ở cửa “Kiều Hà điện ngọc đế” linh hồn mong muốn được
các ma dẫn qua “Cầu vàng cầu bạc” để không bị “sẩy chân rơi Nại Hà”; ở cửa
thứ 10 cũng là cửa của “ đế vương” qua được cửa này linh hồn sẽ được thác ở
kiếp sau và lên thẳng “thiên đường nơi tiên cảnh”.
Trong quan niệm của người Dao Tuyển, người chết là “mắt nhắm rồi”,
“Dung nhan khép lại”, tắt thở khi đó con cháu mời thầy cúng về để giao tiếp với
hồn, bởi hồn là cái mà người thường không nhìn, sờ, nắm, bắt được, hồn không
chết như thân xác nó chỉ chuyển từ không gian sống cùng con cháu vào không gian
“… chiếc quan tài nhỏ xinh”, đến không gian mộ. Người Dao Tuyển cho rằng con
người có “ba hồn, chín vía” nên hồn thứ nhất sẽ nằm trong không gian mộ, hồn
thứ hai sẽ được con cháu đón từ không gian mộ về không gian linh vị “Điện biệt
tam hồn ở linh vị”, hồn thứ hai sẽ ở nhà cùng con cháu, hồn thứ ba sẽ “luân
chuyển linh hồn” và “Lên đến Dương Châu, án gia tiên”. Theo như thầy cúng Lý
Vần Sẩu, Bản Lầu, Mường Khương, Lào Cai thì hồn gắn chặt với xác ở không
gian mộ gọi là “hòn thỉn thuung” (hồn xác), còn hồn ở không gian nhà và không tổ
tiên Dương Châu được gọi là “hòn” (linh hồn), phần “hòn” sẽ có một hành trình
đầy gian nan vất vả từ linh vị xuống âm phủ.
3.2. Dân ca nghi lễ phản ánh triết lý nhân sinh quan của người Dao Tuyển
Triết lý nhân sinh quan là quan niệm về cuộc sống của con người. Nhân
sinh quan phản ánh sự tồn tại trong xã hội của con người. Nội dung biểu hiện
của nó chính là những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người
trong mỗi chế độ xã hội cụ thể.

Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển phản ánh được những quy tắc ứng
xử trong tình yêu. Nét đẹp trong tình yêu đôi lứa, trong hôn nhân, gia đình của
người Dao Tuyển được hình thành và phát triển trên nền tảng của tình yêu gắn
liền với sự chung thủy. Đó được coi là nền tảng vững chắc để duy trì hạnh
phúc gia đình và chống lại chế độ đa thê. Trai gái người Dao Tuyển thường
tham gia các cuộc hát “Páo dung” được tổ chức vào những dịp đầu xuân, hát
hội… để chọn vợ, chọn chồng. Khi trai gái đã vừa ý nhau họ thường mượn
những lời “Páo dung” để bày tỏ tới người bạn tình của mình mơ ước xây dựng
một gia đình đầm ấm, hạnh phúc trong tương lai. Khi đã yêu nhau hướng đến
xây dựng gia đình họ luôn luôn thể hiện khát vọng “thủy chung”, “mãi mãi dài
lâu ở bên nhau”. Chung thủy trong tình yêu nên trai gái người Dao luôn mong
ước người yêu của mình không thay lòng đổi dạ, chung thủy trước sau như một.
15


Họ “ước nguyện” thủy chung với nhau không chỉ ở kiếp này mà họ còn thề
nguyền sẽ chung thủy với nhau cả ở kiếp sau.
Trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển quan niệm về lao động sản
xuất, thích ứng với tự nhiên cũng được phản ánh rõ nét thông qua việc ca ngợi
những sản vật do chính bàn tay lao động họ làm ra như: chuối, chè, trầu cau,
rượu trắng, thịt lợn, gạo, rau cải, măng trúc… những sản vật ấy gắn liền với
đời sống văn hóa vật chất của tộc người. Trong các nghi lễ cấp sắc, đám cưới,
tang ma của người Dao Tuyển, các sản vật ấy vừa là lương thực, thực phẩm,
vừa là lễ vật dâng lên các thần, tổ tiên, vừa là lễ vật của nhà trai đem sang nhà
gái, vừa là lễ vật để con cháu báo hiếu với linh hồn người chết, bởi vậy trong
các bài dân ca trong nghi lễ có rất nhiều lời ca hát về nguồn gốc ra đời cũng
như giá trị của các loại sản vật này.
Không chỉ phản ánh những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, dân ca nghi lễ
của người Dao tuyển còn phản ánh niềm tin tín ngưỡng của tộc người. Niềm tin
tin tín ngưỡng của người Dao Tuyển thể hiện qua hình ảnh các vị thần chẳng

khác gì những vị khách đặc biệt của gia đình, của làng bản được mời về để
chứng kiến các nghi lễ, cũng như chứng kiến niềm vui, sự bình an cho gia đình,
cho bản làng. Họ mong muốn các khách mời đặc biệt “Thánh thần” cùng các
“tân khách” sẽ vui vẻ, no say khi về tham dự các nghi lễ lớn trong vòng đời của
họ.
Tiểu kết chương 3
Thế giới tâm linh và đời sống con người trong dân ca nghi lễ của người
Dao Tuyển thể hiện ở quan niệm của tộc người về thế giới quan, vũ trụ quan,
bởi trong ý niệm của họ thế giới của thần linh, thế giới của người sống, thế giới
của người chết, nằm trên một trục dọc thẳng đứng. Song ở mỗi thế giới cuộc
sống của thần linh, con người, hồn xác là hoàn toàn khác biệt.
Phân tích sự phản ánh thế giới và đời sống con người trong dân ca nghi
lễ của người Dao Tuyển, chúng ta thấy rõ hơn sự nhìn nhận của họ về thế giới
vũ trụ, thế giới tâm linh và những quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo của tộc
người, cách ứng xử với đời sống, kinh tế, chính trị trong sinh hoạt hàng ngày,
cách ứng xử với thế giới thần linh, ứng xử với linh hồn người chết. Qua dân ca
nghi lễ còn thấy được ý nghĩa giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống và khát vọng
hạnh phúc của tộc người… Tất cả những điều đó đã được dân ca nghi lễ đề cập
đến và được đặt trong mối liên hệ mật thiết giữa thế giới của người sống, thế
giới phàm tục và thế giới linh thiêng, thế giới của ma lành. Những thế giới này
đã tồn tại bất biến trong dân ca nghi lễ bao đời nay của người Dao Tuyển.
Chương 4
CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG DÂN CA NGHI LỄ NGƯỜI
DAO TUYỂN
Đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của người Dao
Tuyển, chúng tôi chọn lọc nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật như:
nghệ thuật diễn xướng, dấu ấn văn hóa tộc người trong ngôn ngữ, thể thơ trong
dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển… với mục đích làm hơn giá trị nghệ thuật
16



của thể loại dân ca này để từ đó hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp tinh thần,
những tinh hoa văn hóa của tộc người Dao Tuyển.
4.1. Nghệ thuật diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Dân ca nghi lễ được hình thành, phát triển, tồn tại trong môi trường diễn
xướng (không gian và thời gian nghệ thuật), trong đó vai trò của chủ thể diễn
xướng là cơ sở quan trọng cho việc sáng tạo, ứng tác, bảo tồn các bài dân ca
nghi lễ. Nếu như, chủ thể diễn xướng giúp cho việc sáng tạo, ứng tác các bài
dân ca nghi lễ được dễ dàng hơn đồng thời cũng qui định cả khuôn khổ, lề lối,
ứng tác của các bài dân ca nghi lễ thì không gian và thời gian nghệ thuật trong
dân ca nghi lễ, thông qua diễn xướng đưa người nghe thoát khỏi thời gian,
không gian hiện tại để đắm chìm vào một thế giới linh thiêng. Trạng thái của
chủ thể diễn xướng được thể hiện bằng những biến đổi diễn xướng mà chủ thể
diễn xướng đặt trong trong bối cảnh không gian, thời gian, do vậy chủ thể diễn
xướng sẽ không thể tách rời khỏi bối cảnh không gian và thời gian của nghi lễ.
Mỗi một nghi lễ, nghi thức cúng đều có những bài dân ca nghi lễ tương
ứng, được diễn xướng bởi chủ thể diễn xướng. Trong các nghi lễ cấp sắc, cưới
hỏi, tang ma mỗi một nghi thức là một cuộc biểu diễn và ở mỗi nghi thức đó
thầy cúng chính là chủ thể diễn xướng. Như vậy các bài dân ca nghi lễ được
chủ thể diễn xướng, xướng lên cùng với các hoạt động nhảy múa (múa thiêng)
với mục đích để mua vui cho ma lành, cho ma tổ tiên. Trong nghi lễ đám cưới
chủ thể diễn xướng và khán giả có thể trao đổi vị trí cho nhau, còn trong nghi
lễ cấp sắc và tang ma vai trò người diễn xướng và khán giả hoàn toàn tách biệt
nhau. Khán giả trong những nghi lễ cấp sắc, tang ma chỉ có tác động gián tiếp
thông qua sự có mặt và hành vi tham dự nghi lễ của họ. Bởi theo quan niệm
của người Dao Tuyển các bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc, nghi lễ tang ma là
các bài dân ca có chứa yếu tố thiêng dùng để thông quan với thế giới thần linh
nên chỉ những người đàn ông Dao Tuyển đã được cấp sắc, được cấp âm binh,
giỏi chữ Nôm Dao, sống có đạo đức mới được diễn xướng các bài dân ca
thiêng ấy.

Mỗi nghi lễ đều có những bài dân ca tương ứng, chính vì vậy thầy cúng
chính phải là người am hiểu các nghi thức trong lễ cấp sắc, tang ma biết cúng,
thuộc các bài dân ca trong nghi lễ. Khi thực hiện các nghi lễ này chủ thể diễn
xướng phải sử dụng các bài dân ca sao cho phù hợp với bối cảnh diễn xướng,
các bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc, tang ma là những bài hát theo môtíp có
sẵn. Trong nghi lễ cấp sắc, thầy cúng chính là chủ thể diễn xướng trong các
nghi lễ. Mở đầu nghi lễ cấp sắc thầy cúng chính hát bài mời Công tào, tiếp đến
chủ thể diễn xướng thường hát các bài Hiến hương, Hiến hoa, Hiến cơm, Dâng
muối… để làm lễ cúng Bà Mụ, nhờ có Bà Mụ che chở, nâng đỡ mà đứa trẻ
được sinh ra khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật. Trong nghi lễ tang ma người
diễn xướng cũng là thầy cúng chính, hai thầy cúng phụ chỉ đóng vai trò hát,
múa phụ trợ cho thầy cúng chính. Người Dao Tuyển quan niệm con người có
hai phần hồn và xác, khi hồn không về với xác thì cái chết sẽ xảy ra. Khi trong
gia đình có người chết, họ phải mời được một thầy cúng giỏi, thuộc các bài hát
trong nghi lễ tang ma đến thực hiện các nghi lễ làm ma tươi, ma khô đồng thời
17


hát phụ họa với tiếng khóc than của con cháu để đưa người chết về cõi Tiên.
Như vậy, trong từng bối cảnh diễn xướng chủ thể diễn xướng sẽ có những bài
dân ca nghi lễ phù hợp, từ đó chúng ta thấy được vai trò then chốt chủ thể diễn
xướng trong từng bối cảnh cụ thể.
Đám cưới của người Dao Tuyển được tiến hành qua nhiều bước với
những nghi lễ bắt buộc như: Lễ so tuổi, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Để thực
hiện các nghi lễ này nhà trai phải nhờ một ông mối đồng thời là chủ thể diễn
xướng chính để thực hành các nghi lễ cưới xin cũng như hát đối đáp với nhà
gái trong các nghi lễ ấy. Vì thế, ông mối phải là người hiểu biết tập quán cưới
xin, thuộc nhiều bài hát, có khả năng ứng tác, khéo léo trong cư xử. Để được
mời làm ông mối, thì người đàn ông đó phải đạt được những tiêu chuẩn như
sau: nhất thiết phải có vợ đầy đủ, đông con, có đủ con trai, con gái, gia đình

phải hạnh phúc, hòa thuận, có đạo đức, có quan hệ xã hội tốt, nếu là người có
địa vị trong xã hội thì càng tốt, phải là người địa phương am hiểu các phong
tục, tập quán, ăn nói lịch sự, có tài ứng đối linh hoạt và tất nhiên là người giỏi
thơ phú, trong mọi tình huống có thể “ứng khẩu thành thơ”. Các bài hát trong
nghi lễ đám cưới thường là các bài hát đã có sẵn từ trước hoặc theo các môtíp
ổn định, song trong cuộc trao đổi các ông mối có thể ứng tác và sáng tác thêm.
Vì thế, số lượng của các bài dân ca đám cưới của người Dao Tuyển là khá lớn,
ngoài những bài ca mang tính chất cố định được diễn xướng bởi ông mối thì
còn các bài ca được diễn xướng tự do dưới sự tham gia của các thành viên
tham dự đám cưới.
Như vậy,có thể thấy chủ thể diễn xướng có vai trò đặc biệt quan trọng
từng bối cảnh diễn xướng của các nghi lễ vòng đời của người Dao Tuyển. Chủ
thể diễn xướng là người dẫn dắt những người tham dự trực tiếp cũng như
những người tham dự với tư cách là khán giả trong từng nghi lễ. Ở mỗi nghi lễ
chủ thể diễn xướng phải hát các bài dân ca, mặc lễ phục, diễn những động tác
nhảy múa sao cho phù hợp với từng nghi lễ. Vì thế, muốn được làm chủ thể
diễn xướng (thầy cúng chính) thì trong các nghi lễ quan trọng của gia đình, của
cộng đồng chủ thể diễn xướng phải thuộc và sử dụng thành thạo các bài dân ca
nghi lễ, có khả năng giao tiếp được với thế giới thần linh và phải là người được
cộng đồng nể trọng về mọi mặt. Chủ thể diễn xướng trong dân ca nghi lễ người
Dao Tuyển luôn phải đặt mình trong thời gian và không gian diễn xướng và
ngược lại. Bởi thời gian và không gian diễn xướng tạo nên lề lối, quy cách diễn
xướng dân ca nghi lễ cho chủ thể diễn xướng. Nếu không có thời gian, không
gian diễn xướng sẽ không có chủ thể diễn xướng, đặc biệt là nghi lễ tang ma.
Nghi lễ tang ma của người Dao Tuyển thời gian diễn xướng phụ thuộc vào quy
luật sinh – tử của con người, còn không gian diễn xướng thì gắn chặt với nghi
lễ trong đám ma, không gian ấy là bắt buộc không có sự dịch chuyển bởi nếu
dịch chuyển vô hình chung chủ thể diễn xướng làm ngược lại ý các thần tai họa
sẽ giáng xuống cho chính chủ thể diễn xướng và chủ thể nghi lễ.
4.2. Ngôn ngữ trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển

Như chúng ta đã biết giữa ngôn ngữ với nền văn hoá của một tộc người
chắc chắn nó phải có một mối quan hệ qua lại nhất định. Bởi ngôn ngữ trực
18


tiếp “phản ánh cách tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn
hoá dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy”. Qua đó
chúng ta thấy, giữa văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết và qua lại
với nhau, điều đó là tiền đề cho chúng tôi khám phá ra những nét đặc sắc của
văn hoá tộc người Dao Tuyển thông qua ngôn ngữ của họ. Có thể thấy, ngôn
ngữ và văn hoá của tộc người Dao Tuyển luôn có một mối quan hệ nhất định,
đó chính là “cách nghĩ”, “ cách tư duy” của riêng người Dao Tuyển mà ở các
dân tộc khác không có. Trong bài nghiên cứu “Thử đề xuất phương pháp xác
định mức độ gần gũi về tư duy ngôn ngữ giữa các dân tộc” đăng trên tạp chí
ngôn ngữ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Tồn đã cho rằng trong số các kiểu tư
duy khác nhau cùng tồn tại ở con người hiện đại, mỗi dân tộc sẽ có thiên hướng
nổi trội hay “ưa thích” một kiểu nào đó. Theo chúng tôi, chính điều này là sự
biểu hiện đặc trưng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở một tộc người.
Để làm rõ những nét đặc trưng văn hoá của người Dao Tuyển thông qua
ngôn ngữ, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai vấn đề sau: ngôn ngữ của người Dao
Tuyển phản ánh rõ nét nền văn minh nông nghiệp lúa nước - cách thức chia cắt
thế giới khách quan; ngôn ngữ người Dao Tuyển thể hiện văn hóa – tâm lý tộc
người qua cách tri nhận về không gian.
Ngôn ngữ được sử dụng trong dân ca nghi lễ người Dao Tuyển là một
trong những phương tiện chính để lưu truyền văn hóa tộc người. Thông qua
phương thức truyền khẩu các bài dân ca nghi lễ, vai trò của ngôn ngữ trong
việc trong việc duy trì, nuôi dưỡng, trao truyền văn hóa của tộc người được
thực hiện một cách có hiệu quả. Muốn được cấp sắc người thụ lễ phải học
thuộc được các bài kinh giáo lý, muốn rước được dâu các ông mối phải hát
được các bài hát đối đáp trong các nghi lễ, muốn đưa được hồn người chết về

với tổ tiên con cháu phải hát phụ họa với ông thầy bài hát tiễn hồn… Điều đó
chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc ngôn ngữ phản ánh văn hóa của tộc
người. Như vậy, vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá tộc người là
một vấn đề quá hiển nhiên trong ngôn ngữ. Tuy nhiên để thấy được tính chất
văn hoá của tộc người thông qua ngôn ngữ thì không phải chỉ cần dựa vào một
vài sự kiện mà ngôn ngữ biểu thị là khẳng định được, mà cần phải nghiên cứu
một cách nghiêm túc; đồng thời, phải hiểu được những tín hiệu văn hóa ẩn sâu
trong ngôn ngữ thì mới tìm ra được nét đặc trưng văn hoá tộc người.
4.3. Thể thơ trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Người Dao Tuyển di cư từ phương Bắc đến sinh sống tại Việt Nam, nên
hầu hết các thể thơ được sử dụng trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển là
lối thơ cổ phong bẩy chữ. Trong thơ cổ phong người ta chia ra làm hai loại - đó
là cổ phong ngũ ngôn (năm lời) và cổ phong thất ngôn (bẩy lời) vì vậy thơ cổ
phong có thể dài, ngắn khác nhau. Các bài thơ cổ phong dài gọi là cổ phong
trường thiên và các bài thơ cổ phong ngắn gọi là cổ phong đoản thiên. Những
bài dân ca lao động, dân ca giao duyên được nam nữ đối đáp với nhau trong
các dịp lễ hội, các bài dân ca nghi lễ đám cưới thường được viết theo lối cổ
phong đoản thiên, còn các bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc, tang ma được viết
theo lối cổ phong trường thiên. Số câu trong thể thơ cổ phong cũng không tuân
19


theo qui định cụ thể, đoản thiên có thể là bốn câu, sáu câu, tám câu cũng có khi
trên mười câu; còn trường thiên là những bài thơ dài nghiêng về trần thuật,
hoặc biểu cảm trước một đề tài dài, diễn biến liên tục; vì thế thường được sắp
xếp thành từng phần có cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, hợp lý. Vì thế, thơ cổ phong
phóng túng, hàm súc, cô đọng hơn, ít bị gò bó ràng buộc trong niêm luật, số
câu nên nó không bị những đòi hỏi khắt khe về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc như
thơ Đường luật.
Vần trong thơ cổ phong được sử dụng một cách tự do hơn thơ Đường

luật, có những bài dân ca chỉ sử dụng duy nhất một vần (gọi là độc vận), nhưng
cũng có khi dùng nhiều vần trong một bài (gọi là liên vận). Vần bằng và vần
trắc có khi được dùng kết hợp cả hai nhưng cũng có lúc nó được dùng riêng
từng loại một. Các bài dân ca nghi lễ trong chu kỳ vòng đời của người Dao Tuyển,
vần được sử dụng nhiều nhất là vần chân (chữ cuối của hai câu chẵn kế tiếp vần
với nhau). Song bên cạnh đó chúng ta cũng bắt gặp lối gieo vần lưng trong dân
ca nghi lễ của người Dao Tuyển. Cách gieo vần này thường là tiếng cuối của
câu thứ nhất gieo vần với tiếng thứ tư của câu kế tiếp. Có thể thấy các bài dân
ca nghi lễ theo thể thơ cổ phong bẩy chữ là những bài tuân thủ đúng niêm luật
chặt chẽ trong từng câu. Các từ thứ nhất, thứ ba, thứ năm có thể viết tự do
không tuân thủ theo luật bằng, trắc (nhất, tam, ngũ bất luận), nhưng các từ thứ
hai, thứ tư, thứ sáu phải được viết theo đúng luật bằng, trắc (có nghĩa tiếng thứ
hai là trắc thì tiếng thứ tư là bằng, tiếng thứ sáu lại là trắc và ngược lại). Vì thế,
đây là thể thơ truyền thống của người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói
chung, chúng được sử dụng rỗng rãi trong các thể loại dân ca.
Tiểu kết chương 4
Về mặt nghệ thuật, dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển là loại hình nghệ
thuật mang tính nguyên hợp, đó là sự kết hợp nhiều hành động, hành vi khác
nhau trong thời gian và không gian diễn xướng nhất định. Khác với tác phẩm
văn học viết dùng kể đọc, dân ca nghi lễ là những bài ca dùng để hát, để cúng
trong môi trường thực hành nghi lễ. Để biểu hiện những bài ca này người thầy
cúng đồng thời vừa hát vừa kết hợp với âm nhạc, vũ đạo, đó là loại âm nhạc và
vũ đạo thiêng.
Sự phản ánh văn hóa tộc người trong các bài dân ca nghi lễ của người
Dao Tuyển được biểu hiện rất cụ thể. Qua hệ thống ngôn từ dân ca nghi lễ
những đặc trưng văn hóa tộc người được bộc lộ một cách sinh động, đó là trạng
thái tâm lí, tình cảm con người, hình ảnh của đời sống sinh hoạt… Bên cạnh
đó, các thể thơ trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển cũng là phương tiện
nghệ thuật truyền thống truyền tải mọi mơ ước, khát vọng của cộng đồng.


20


KẾT LUẬN
1. Dân ca nghi lễ là một loại hình ca hát trong các nghi lễ dân gian của
dân tộc Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng, chủ yếu xuất phát từ
cuộc sống, lao động và niềm tin vào thế giới thần linh để rồi được lưu truyền,
uốn nắn, gọt giũa trong cộng đồng người Dao nói chung và người Dao Tuyển
nói riêng. Các bài dân ca nghi lễ được cộng đồng người Dao lưu truyền từ nơi
này đến nơi khác, từ thời này qua thời khác, thường khó xác định được gốc
xuất phát bắt đầu từ đâu. Vượt qua mọi thử thách của thời gian, dân ca nghi lễ
của người Dao Tuyển là thể loại ca hát dân gian còn giữ được bản sắc văn hóa
tộc người một cách trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó nó còn là một kho tàng vô giá
về văn chương, là nơi gìn giữ được trọn vẹn nhất các bước thực hành trong
nghi lễ vòng đời của tộc người. Dân ca nghi lễ có vị trí quan trọng đối với đời
sống văn hóa của người Dao Tuyển, bởi thông qua các bài dân ca nghi lễ,
người nghe, người xem hình dung được một cách đầy đủ trọn vẹn diễn trình
diễn xướng các bài dân ca. Đặc biệt thông qua các bài dân ca ấy họ thể hiện
được mơ ước, khát khao chinh phục thế giới và đặc biệt họ muốn được đặt
chân vào thế giới thần linh để cảm nhận được cái thiêng và cái phàm, hướng
cái tâm của mình đến Dương Châu nơi mà tổ tiên của họ sinh sống, nơi mà chỉ
có những cái tốt, cái đẹp. Còn những điều xấu xa, những tội ác tày trời sẽ
không có nơi trú ngụ.
2. Chính vì dân ca nghi lễ luôn song hành cùng các nghi lễ vòng đời của
mỗi người Dao Tuyển nên nó là một bộ phận quan trọng tạo nên kho tàng dân
ca đồ sộ, đặc sắc và độc đáo của tộc người. Nền dân ca nghi lễ ấy cho đến nay
vẫn tồn tại hàng ngày trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Trên thực tế người
Dao Tuyển là một tộc người sống ở vùng núi cao, ít có điều kiện giao lưu kinh
tế, văn hóa xã hội với các dân tộc khác nên những nét riêng của nền văn hóa
tộc người vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển

với nhiều tiểu loại tương ứng với nhiều hình thức sinh hoạt khác nhau như: dân
ca trong lễ đặt tên, dân ca trong lễ cấp sắc, dân ca trong nghi lễ đám cưới,dân
ca trong nghi lễ tang ma… Mỗi tiểu loại lại có chức năng riêng, gắn bó đời
sống hiện thực, thỏa mãn nhu cầu tâm linh chính đáng được đặt ra trong cuộc
sống của cộng đồng cư dân.
3. Người Dao Tuyển là tộc người sống tương đối biệt lập với các tộc
người khác nên dân ca nghi lễ ít có sự pha trộn, cho đến nay các bài dân ca ấy
21


vẫn giữ được tương đối toàn vẹn về ca từ, giai điệu. Các bài hát dân ca nghi lễ
của người Dao Tuyển giúp chúng ta hiểu được cuộc sống thực cũng như thế
giới tâm linh của họ. Duy trì hát dân ca trong các nghi lễ tạo nên một sức sống
mới về giữ gìn văn hóa truyền thống của tộc người Dao Tuyển, bởi chính các
bài dân ca nghi lễ giúp họ gìn giữ được một cách trọn vẹn các nghi lễ mà cha
ông truyền lại. Đặc biệt, việc nghiên cứu các bài dân ca nghi lễ giúp chúng ta
có cái nhìn toàn diện hơn về những giá trị độc đáo được bảo lưu trong văn hóa
cổ truyền của tộc người. Những bài dân ca nghi lễ chính là mạch nguồn dẫn
chúng ta bước chân vào thế giới tâm linh vô cùng phức tạp và cũng đầy bí ẩn
của tộc người Dao Tuyển. Qua dân ca nghi lễ, những trạng thái tâm lý của con
người cũng được bộc lộ rõ nét, chức năng thực hành của nó trong nghi lễ thông
qua ngôn ngữ riêng (ca từ trong các bài dân ca nghi lễ) của tộc người.
4. Qua việc tìm hiểu các bài dân ca nghi lễ trong lễ cấp sắc, đám cưới,
tang ma giúp chúng ta hiểu thêm về chủ thể, không gian, thời gian... được thể
hiện qua nghệ thuật diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển. Trong
các bài dân ca nghi lễ ấy, các nghệ sĩ dân gian (thầy cúng) đã vận dụng thành
công thể thơ cổ phong truyền thống của người Dao để tạo nên những câu ca có
vần, nhịp, hài hòa về thanh điệu. Đặc biệt là sự kết hợp thành công giữa âm
điệu bài hát với các nhạc cụ truyền thống của dân tộc như kèn pí lè, chiêng
nhỏ, trống… Trong quá trình sáng tác người nghệ sĩ không chỉ chú ý tới ngôn

từ mà còn có cách gieo vần linh hoạt tạo nên nét âm hưởng riêng cho dòng dân
ca nghi lễ của dân tộc mình. Sự kết hợp giữa yếu tố ngôn ngữ với các nghi
thức trong từng nghi lễ đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho các bài dân ca và
trực tiếp làm cho các bài dân ca nghi lễ trở nên hấp dẫn hơn với người nghe,
người xem.
5. Trong ba loại dân ca nghi lễ mà luận án tập trung nghiên cứu thì ở dân
ca nghi lễ tang ma đã bộc lộ rõ quan niệm của người Dao Tuyển về vũ trụ quan
dân gian của tộc người. Các bài dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển thể hiện
được một hệ thống các quan niệm của họ về thế giới tâm linh và thực tại của
cộng đồng thông qua thế giới thần thoại. Tập trung phân tích hai bài Nhập
quan ca và Thập diện ca, đặc biệt thông qua phương pháp điền dã thực địa, tiếp
cận trực tiếp với các thầy cúng, với thực hành nghi lễ để thu thập thông tin,
chúng tôi đã đưa ra được mô hình về vũ trụ quan dân gian của tộc người và sơ
đồ đường đi của linh hồn cũng chính là mô hình tái sinh luân hồi của người
22


Dao Tuyển. Theo đó, vũ trụ ba tầng được sắp xếp theo trục dọc, ở tầng thứ ba
hình ảnh các con sông tồn tại song song cùng với 18 tầng địa ngục, tái hiện lại
cho chúng ta thấy quá trình vượt khỏi địa ngục của linh hồn bắt buộc phải qua
được sông nước. Linh hồn người chết muốn về được Dương Châu ngoài việc
phải qua được 9 con sông ở tầng âm phủ, họ còn phải trải qua những khó khăn
thử thách nơi âm phủ, để có thể đến được nơi có cuộc sống đẹp như trong
huyền thoại…
6. Một trong những nhân vật quan trọng luôn giữ vai trò liên lạc giữa thế
giới người sống và thế giới thần linh trong suốt quá trình diễn ra các nghi lễ
cấp sắc, đám cưới, tang ma là thầy cúng chính. Trong đám cưới thầy cúng
chính dưới vai trò là ông mối, có trách nhiệm chính trong mọi lễ thức của đám
cưới, vì thế sau lễ cưới, ông mối (thầy cúng chính) được đôi vợ chồng trẻ coi
như bố mẹ nuôi, vào dịp lễ tết phải đến thăm, khi chết phải để tang... Còn trong

nghi lễ cấp sắc và tang ma, thầy cúng chính có nhiệm vụ thông ngôn giữa thế
giới người sống với thế giới thần linh để dẫn dắt người được cấp sắc, linh hồn
người chết đến được Mai Sơn, trở thành đệ tử của Đạo giáo.
7. Tinh thần thực tiễn và tính thế tục hóa trong dân ca nghi lễ của người
Dao Tuyển cho thấy sự vận động mạnh mẽ, đa chiều, vừa phức tạp, vừa thú vị
giữa các giá trị truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, qui luật tất yếu của đời
sống văn hóa và quyền lực tinh thần của dân tộc luôn thôi thúc sự tồn tại của
những nghi lễ tín ngưỡng để đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, đời sống văn
hóa của cộng đồng. Được soi sáng bởi lý thuyết nghiên cứu văn hóa và những
kiến giải xoay quanh các nghi thức trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển,
chúng tôi qua đề tài luận án Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người
Dao Tuyển ở Việt Nam muốn khẳng định một ý thức giữ gìn và sự trường tồn
của các nghi thức trong những bài dân ca nghi lễ, trong đó trầm tích nhiều giá
trị văn hóa và văn học dân gian đặc sắc.

23


×