Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

01 đề tài nghiên cứu về nghệ thuật hát quan họ trong đời sống văn hóa của người dân bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.69 KB, 22 trang )

NGHỆ THUẬT HÁT QUAN HỌ XỨ KINH BẮC ( TỈNH BẮC NINH )
Bố cục của đề tài nghiên cứu:
A. Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
B. Phần Nội Dung:
Chương I: Sơ lược về Dân ca Quan Họ
1.1. Kinh Bắc- chiếc nôi của Quan họ. Quan
1.2. Nguồn gốc của Dân ca Quan Họ.
1.3. Văn hóa Quan họ được hình thành dựa trên các yếu tố Văn hóa – Nghệ
thuật dân gian.
1.4. Dân ca Quan họ với các lễ hội truyền thống.
Chương II: Giá trị tư tưởng của lời ca
2. Đôi nét về lời ca
2.1. Giá trị tư tưởng của lời ca
2.2. Nghệ thuật thơ ca trong lời ca Quan họ
2.2.1. Sự mộc mạc và trau chuốt của các làn điệu Dân ca Quan họ.
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ ca.
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa xác định cụ thể để mở ra sự trừu tượng,
sự hàm ý phong phú, sâu rộng của lời ca.
A. Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Đoàn Dân ca Quan họ ra đời 1969 và ngày càng trưởng thành đến
ngày 14/07/1994 UBND tỉnh Hà Bắc ra quyết định thành lập trung tâm văn
hóa Quan họ. Ngày 10/05/1995 tổ chức lễ ra mắt trung tâm văn hóa Quan họ
và đi vào hoạt động. Đó là một sự nghiệp mới hết sức có ý nghĩa đối với sự
nghiệp chấn hưng văn hóa Quan họ. Quê hương ấy vậy là một vùng đất rộng


lớn, phía Bắc sông Hồng, nằm trong vùng văn hoá, văn minh châu thổ sông
Hồng, sông Thái Bình, giáp ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú,
Hải Hưng, Quảng Ninh ngày nay. Cư dân Hà Bắc có truyền thống cần cù,
thông minh sáng tạo trong lao động cho nên đến thế kỷ XI cùng với sự ra đời
của Đại Việt triều Lý, Kinh Bắc đã trở thành một vùng kinh tế mạnh của đất
nước, làm nền cho sự phát triển mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội Hàng
nghìn năm, trong lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất và con người Kinh Bắc
được lịch sử cả nước giao cho trọng trách là "đất phên dậu phía Bắc của
Thăng Long". Chính thế đứng và trọng trách lịch sử ấy đã hun đúc nên phẩm
chất anh hùng, mưu lược, quyết chiến thắng của người dân Bắc ninh Bắc
giang để họ viết nên những trang sử vàng chói lọi về lịch sử chống ngoại xâm.
Chính những phẩm chất, tình cảm cao quý này sẽ chi phối mọi sáng tạo của
người dân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật,
trong đó, có Quan họ.
1.2. Theo dòng chảy của thời gian, hiện nay dân ca quan họ vẩn là loại
hình sinh hoạt gắn liền, gần gũi và quan trọng ở Đồng bằng Bắc Bộ nói chung
và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Bên cạnh các đoàn nghệ thuật quan họ chuyên
nghiệp còn có 100% các làng của tỉnh Bắc Ninh đều có câu lạc bộ hát quan
họ. Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại phát triển của dân ca
quan họ, thì dân ca quan họ vẫn còn hiện tượng dị bản, các nghệ nhân ngày
một già đi trong khi đó giới trẻ ngày nay thiếu nhiệt huyết đam mê lại muốn
quay lưng lại với dân ca quan họ và đi theo các loại âm nhạc thị trường hiện
2
nay. Đã xuất hiện một số bất cập trong loại văn hóa này như: hát quan họ trên
sân khấu có dàn nhạc đệm, và thể hiện phong cách xa lạ so với lối hát truyền
thống. “Quan họ chèo” là hát quan họ giống hát chèo. “Quan họ tây” hát như
người nước ngoài nói tiếng việt nhưng không rõ âm, chuẩn tiếng mà chỉ lơ lớ.
Những năm gần đây lại có thêm khái niệm “Quan họ nhà hàng” là những hình
thức hát quan họ phục vụ trong các nhà hàng, trong các bữa tiệc… nhửng
kiểu hát này đang làm mờ dần đi phong cách và tính truyền thống của dân ca

quan họ. Tất cả những điều đó đang có tác động không nhỏ đến sự phát triển
lành mạnh của một loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc một vùng xứ Kinh
Bắc. Sự biến dạng từ quan họ gốc đến quan họ hiện đại là điều khó tránh
khỏi. Vấn đề quan trọng là cần nhận thức rạch ròi các khái niệm, xác định
chính xác hình thức nào cần bảo tồn và hình thức nào được phép cải tiến phát
huy. Đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu dân ca quan họ, đánh
giá những giá trị đóng góp của loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo này như:
1. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc, Dân ca quan
họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa - Viện Văn học, Hà Nội, 1962. 2. Nhiều tác giả,
Một số vấn đề về dân ca quan họ, Ty Văn hóa Hà Bắc, 1972. 3. Đặng Văn
Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý, Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát
triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. 4. Trần Linh Quý, Hồng Thao,
Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. 5.
Nhiều tác giả, Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh,
2000. 6. Tư liệu điền dã của tác giả năm 1992, 1997, 2006. Hồng Thao, 300
bài dân ca quan họ Bắc Ninh, Viện Âm nhạc, Hà Nội, 2002.
Các tác phẩm trên đã đi sâu vào nghiên cứu âm nhạc trong dân ca quan
họ hoặc chỉ coi sự hình thành và phát triển của nghệ thuật hát quan họ như
một yếu tố, môt tiền đề cho sự hình thành một loại hình nghệ thuật khác…
Song nghiên cứu dân ca quan họ từ một góc độ một loại hình nghệ thuật hát
trong đời sống văn hóa của người dân để từ đó gợi mở những giải pháp thích
3
hơp. Để phát huy tốt vốn di sản văn hóa đặc sắc này, cần phải có những khảo
sát, đánh giá đúng thực trạng của nghệ thuật hát quan họ.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu lịch sử và phát triển của dân ca quan họ ở Đồng bằng Bắc Bộ
nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, để nhận thấy nét độc đáo, đặc sắc của
một loại nghệ thuật mang tính chất rất rõ nét về văn hóa vùng miền nơi đây.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng trong nghệ thuật hát quan họ ở xứ Kinh Bắc,

nhằm đưa ra hường giải pháp để dân ca quan họ trở thành hoạt động có ý thức
trong đời sồng văn hóa cộng đồng, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát
triển hơn loại hình nghệ thuật này, tự hào hơn với vốn di sản văn hóa độc đáo
của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, khẳng định hơn nữa vai trò của Dân ca Quan họ
trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong nước, quốc tế.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài có tên: “ Nghệ thuật hát Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh” cho nên đối
tượng nghiên cứu sẽ là các yếu tố lịch sử, văn hóa – xã hội và thực trạng của
dân ca Quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu nghệ thuật hát Quan họ trong mối quan hệ văn hóa – xã hội
mà con người là chủ thể sáng tạo, cho nên các tài liệu mang tính lịch sử, văn
hóa – xã hội, nghệ thuật cũng được tham khảo và sử dụng, và tham khảo thêm
một số tài liệu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được
xuất bản, nghiệm thu và công bố.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về nghệ thuật hát quan họ trong đời sống văn hóa
của người dân Bắc Ninh. Đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích tổng
hợp, sưu tầm tư liệu, tóm tắt, trích lược, phê phán,các sách báo xuất bản hoặc
chưa xuất bản có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu.
4
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Lược sử về dân ca Quan họ
1.1 Kinh Bắc nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ Kinh Bắc là một trong
những vùng văn hóa lâu đời và phát triển nhất của người Việt ở vùng đất phía
Bắc Thăng Long, sông Hồng (chủ yếu là đất Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay).
Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ. Cũng trên mảnh
đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại
về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương
Vương Cùng với huyền thoại truyền thuyết là các di tích tiêu biểu như lăng

mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù
Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du Thành cổ Luy Lâu ở
xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp
nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật
giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên. Bắc Ninh
nổi tiếng với các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ
mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan; Các di
tích lịch sử, như: đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc,
đình làng Đình Bảng Địa danh Kinh Bắc đã được nói đến từ lâu với cái tên:
Bắc Giang Lộ hay Kinh Bắc Lộ, Bắc Giang thừa tuyên hay Kinh Bắc thừa
tuyên, Kinh Bắc trấn và cái tên Bắc Ninh (ước muốn yên bình cho một vùng
đất quan trọng phía Bắc Tổ quốc nằm xa kinh thành Huế) do vua Minh Mạng
đổi tên năm 1822. Vùng đất có độ tuổi hàng nghìn năm này là nơi giao lưu
của các luồng văn hóa lớn được du nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ Vì lẽ đó, văn
hóa Kinh Bắc mang nhiều nét “cung đình”, là một vùng văn hóa ít bị đứt gãy
về mặt thời gian nên các yếu tố văn hóa dân gian còn lưu lại đến ngày nay ít
nhiều đều được thừa hưởng nét văn hóa truyền thống. Đây chính là sự minh
chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ địa
phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến “Bắc Ninh là cái nôi phát
sinh của người Việt và văn hóa Việt” . Kinh Bắc còn là nơi khơi nguồn văn
5
hóa Quan họ. Nói đến Quan họ là nói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ
nhiều yếu tố văn hóa hóa nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu
dài, có nhiều tầng, nhiều lớp trong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa,
văn minh làng xã, thu hút và biểu hiện những ước mơ; tập hợp và hành động
chung cho những nguyện vọng, những khao khát của con người xứ Bắc từ
nhiều đời đối với quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên
bình diện văn hóa - xã hội. Nền văn hóa Quan họ là do các lối chơi quan họ
của cộng đồng xây dựng nên, luôn luôn được cộng đồng sàng lọc trong dòng
chảy lịch sử. Việc khôi phục và bảo tồn những tinh hoa nhất, bản sắc độc đáo,

đậm đà nhất trong nền văn hóa quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng
bài bản của quan họ, cách hát và kỹ thuật hát quan họ (quan họ cổ) và cuối
cùng là lối chơi quan họ. Làng Viêm Xá (làng Diềm), huyện Yên Phong có
đền thờ vua Bà. Truyền rằng, Vua Bà chính là người đã sáng tác ra các làn
điệu dân ca quan họ đầy tình tứ và quyến rũ. Nét đặc trưng, độc đáo nhất của
làng Diềm chính là “nghề chơi” quan họ với nghệ thuật và phong cách hát
quan họ vừa cổ xưa, vừa độc đáo, vừa phong phú,
điêu luyện. Trong số 49 làng Quan họ, làng Diềm còn duy trì được đội
quan họ đông tới hàng trăm người, đủ các thế hệ liền anh liền chị. Từng bọn
Quan họ, mỗi nhóm liền anh, liền chị khi gặp gỡ có thể cất giọng hát tuỳ theo
nhu cầu, tâm trạng cảm xúc. Việc truyền dạy hát quan họ được quan tâm ngay
trong gia đình, không phụ thuộc, hay chờ đợi việc tổ chức lớp học. Chính “cái
nôi” văn hóa này là nơi sản sinh ra văn hóa Quan họ với những làn điệu dân
ca quan họ trữ tình, đằm thắm; hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa mang tính
chất dân gian, nhưng lại nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi người chơi am tường
tiêu chuẩn, tuân theo lề luật. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá
không của riêng vùng Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong
sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa và
nay. Tất cả hợp lại mảnh đất tốt để dân ca quan họ, hay nói rộng hơn là những
sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời và phát triển.
6
1.2 Nguồn gốc của Dân ca Quan Họ : Khi cắt nghĩa "Quan họ", nhiều
người dùng lối phân tích ngữ nghĩa từ đơn, tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa
đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến
giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình" (nhạc của tầng lớp quan
lại), hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất
bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức
("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian
sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết
họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ

chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối
nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian. Một số
quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân
mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc
cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn
hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi
trở lại với dân gian.
Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu
và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm
những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm
nào được đa số các học giả chấp nhận.
1.3 Văn hóa Quan họ là tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa,
nghệ thuật dân gian Dân ca quan họ: Từ xa xưa dân ca quan họ đã là món ăn
tinh thần, một nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người dân Kinh Bắc. Đây là
những làn điệu dân ca đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ - thể loại dân ca
phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một
bài quan họ đều có giai điệu riêng. Có ít nhất 300 bài (giai điệu) quan họ đã
được ký âm (ghi âm bằng ký hiệu âm nhạc trên giấy), gồm những đoạn thơ,
bài thơ chủ yếu là thể lục bá do các nghệ nhân quan họ truyền thống bàn giao
cho các nhà sưu tầm lưu giữ cho đến hôm nay. Ngày nay, dân ca quan họ đã
7
phát triển và hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình
diễn. Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu
quan họ. Người chơi quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều làn
điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ,
chơi quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong
các đám giỗ chạp Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan họ với những
câu hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngân
lên trong không gian văn hoá quan họ. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu
quan họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao

và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa. Cũng vì lẽ đó,
sinh hoạt quan họ thường gắn liền với những sinh hoạt hội hè, ca hát, giao
lưu; gắn với đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động biết hưởng tới
cái đẹp. Dân ca quan họ mang nhiều nét độc đáo, được chia thành những loại
sau: Quan họ truyền thống : Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ, vùng
Kinh Bắc có tất cả 49 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ (44 làng ở
Bắc Ninh, 5 làng ở Bắc Giang) với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc, dân dã
mang nét đẹp riêng ,vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam. Kho băng
ghi âm quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu
giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Quan họ truyền thống
hát không nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội
xuân ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi
liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp
cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ… "Chơi quan họ"
truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng
thức (thưởng thức “cái tình” của bạn hát). Các làn điệu quan họ cổ tiêu biểu:
La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang,
Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý vẫn được
các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích và hát đến ngày nay. Quan họ
mới: Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ" là hình thức biểu diễn (hát)
8
quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng, như: Tết
đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch Từ sau năm 1954, quan họ được khai
thác làn điệu, đặt lời mới thành ra ca cảnh diễn trên sâu khấu. Thực tế, quan
họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD,
DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu.
Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán
thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không
còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra nhiều nơi, đến với thính giả
trong nước và các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu

diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát
tốp, hát có múa phụ họa Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo
hai cách: không có ý thức và có ý thức. Nét đặc trưng của quan họ chính là ở
hình thức hát đối đáp giữa một bên liền anh và một bên liền chị trong không
gian văn hoá Quan họ. + Hát hội (hát vui và hát thi-hát giải): hình thức "hát
vui đôi câu để vui xuân, vui hội, vui bàu, vui bạn" là hình thức ca hát Quan họ
chủ yếu ở hội.
Khi hát mỗi nhóm Quan họ thường sắm sửa trầu, cau, hương, nến, hoa
quả để vào đình làm lễ thánh và cũng là lễ trình dân. + Hát cầu đảo (cầu
mưa): Người Quan họ cũng như đông đảo cư dân nông nghiệp trên quê hương
Quan họ dùng tiếng hát thấu đến trời cao và thế giới thần linh mong muốn
mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân an, vật thịnh, âm dương ngũ
hành, đất trời và con người hoà hợp + Hát kết chạ: Các làng đã kết chạ anh
chạ em (có nơi gọi là kết ước, ăn giải), vào dịp có hội lễ, chạ anh chạ em
thường mời nhau sang dự hội, mời nhau sang ca vui ở hội hoặc ca những canh
hát thâu đêm trong nhà gọi là hát kết chạ. + Hát giải hạn: Sau khi thực hiện
xong các nghi thức cúng lễ giải hạn, gia đình thường mời từ 4-6 nhóm Quan
họ vừa nam, vừa nữ đến nhà ca một đêm Quan họ với niềm tin cái may sẽ
đến, cái rủi sẽ qua. Hát giải hạn không bị gò bó nhiều vào lề lối mà có thể chỉ
ca đối đáp một bài theo giọng La rằng. + Hát mừng: Hát nhân ngày vui, mở
9
tiệc khao (khánh thành nhà, con cái đỗ đạt, lên thọ, thăng quan tiến chức ).
Ngoài những nghi lễ mời họ hàng, dân làng đến ăn mừng thì trong vùng Quan
họ thường mời những canh hát Quan họ của nhiều nhóm kéo dài có khi vài
ngày đêm.Trong cuộc hát mừng này, Quan họ không phải tuân thủ lề lối
nghiêm ngặt mà hầu hết là ca những bài giọng Vặt nội dung lời ca sâu nặng
nghĩa tình, gắn bó keo sơn và không khí hát phải thật vui (tránh những bài có
lời ca ai oán, trách móc, than thân trách phận). + Hát đối đáp: tuân theo lề
luật: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời và hát đôi nam đối với nữ. + Hát
canh: Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát còn được gọi là canh ca; chẳng

hạn: ca một canh.
Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa thường diễn ra vào mùa xuân
hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa những nhóm
Quan họ nam và nữ mới nhau đến nhà "ca một canh cho vui bàu vui bạn, vui
xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc". Canh hát thường được giữ đúng các lề lối
như Quan họ đã định ra và thường kéo dài từ 7, 8 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng.
Ðôi khi, hội làng mở nhiều ngày, cũng có những canh hát kéo dài 2, 3 ngày
đêm. Trình tự một canh hát đúng lề lối có thể chia thành 3 chặng. Chặng đầu
tiên, người ta hát những giọng cổ cũng gọi là giọng lề lối. Vai trò của giọng
La rằng đặc biệt quan trọng trong việc chi phối nghệ thuật ca hát ấy, cả hai
bên sớm đi vào sự ăn nhập về cao độ, trường độ về sự vang, rền, nền,
nẩy của nghệ thuật ca hát. Chặng giữa tiếp theo sau chặng hát những bài
giọng cổ như trên. Lúc này, Quan họ hát sang những bài thuộc hệ thống mà
người Quan họ gọi là Giọng vặt. Vào chặng ca giọng vặt, không phải ca theo
một trình tự bắt buộc theo thứ tự tên các bài ca. Chặng cuối thường diễn ra
vào khoảng 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, có thể cuối hoặc gần cuối chặng hát giữa,
su lúc người Quan họ mời nhau xơi tiệc mặn và tiệc ngọt có nơi uống rượu,
có nơi không. Nếu nơi có uống rượu thì Quan họ chủ thường nâng chén rượu
hát bài ca chuốc rượu để mời bạn. Xong bữa tiệc và tuần trầu, nước, Quan họ
cũng có thể hát đối đáp thêm một số câu giọng vặt nữa rồi chuyển sang ca
những bài ca giã từ bạn, cũng tức là chuyển sang chặng cuối của canh hát.
10
1.4 Dân ca Quan Họ với các lễ hội truyền thống Tục lệ của các làng
Quan họ qui định chặt chẽ: Quan họ phần lễ là để thờ Thần, thờ Phật, nhằm
thỏa mãn nhu cầu tâm linh là “cầu may” - tức cầu cho Thần, Phật phù hộ cho
dân an vật thịnh, mùa màng phong đăng hòa cốc. Phần hội là diễn ra các tục
trò dân gian vui chơi giải trí như: tuồng, chèo, ca trù, quan họ, vật… nhằm
thư giãn sức dân sau những ngày mùa vụ vất vả trong năm. Khác với lễ hội
của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ thường có tục hát Quan họ
diễn ra cả phần lễ và phần hội. Quan họ phần lễ: Theo tục lệ của các làng

Quan họ gốc, hát thờ Thần được qui định chặt chẽ như: Chỉ có Quan họ
nam hoặc nữ của làng được hát. Trong hát thờ chỉ được hát những những
giọng lề lối (giọng cổ) như: Hừ la, La rằng, Tình tang, Cây gạo có nội dung
ca ngợi công đức của Thần. Tuyệt đối không được hát giọng vặt có nội dung
nam nữ yêu đương. + Quan họ phần hội: Quan họ phần hội là để Quan họ
nam và nữ của các làng hát đối đáp giao duyên nhằm tạo không khí vui vẻ,
giải trí với nhau. Hội của các làng Quan họ hấp dẫn và quyến rũ nhất chính là
phần Quan họ hát đối đáp giao duyên với nhau. Bởi các liền anh, liền chị
bằng những làn điệu, những lời ca ngọt ngào đầy tình cảm thể hiện những tâm
trạng yêu đương, nhớ nhung, đằm thắm, da diết, quyến luyến của những lứa
đôi. Hẳn vì thế, ở những hội Quan họ như Diềm, hội Lim, hội Ó, hội Nhồi
người ta thấy từng tốp Quan họ nam và nữ say sưa hát ở sân đình, sân đền,
sân chùa, trên đồi núi, quanh đình chùa có khi tràn cả xuống bờ ruộng, trên
thuyền giữa sông nước. Sau phần lễ là phần hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn
tham gia phần hát hội. Các liền anh, liền chị Quan họ từng tốp hát đối đáp
giao duyên say sưa bên nhau ở sân đình, sân chùa, tràn cả xuống những vạt
núi, đồi, ruộng và trên ao hồ quanh đình, chùa và đây chính là phần hấp dẫn
nhất của các lễ hội Quan họ. Sau khi tham gia hát hội, Quan họ chủ nhà đưa
bạn mình về “nhà chứa” để hát canh Quan họ với nhau. Vào canh hát Quan
họ, bao giờ Quan họ chủ nhà cũng mời trầu nước bằng những cử chỉ, lời ca
cung kính, tế nhị. Vào canh hát bao giờ người ta cũng hát đôi và hát đối theo
11
lề lối. Hát theo lề lối có nghĩa là các đôi Quan họ bắt đầu hát bằng hệ thống
giọng cổ như: Hừ la, La rằng, La hời, Tình tang, Cây gạo, Cái ả, Lên núi,
Xuống sông Hội Lim được coi là hội hát quan họ lớn nhất vùng Kinh Bắc
được tổ chức và trung tuần tháng Giêng âm lịch hàng năm, không khí lễ hội
rộn rã nhất và du khách thập phương cũng trảy hội đông nhất. Bên cạnh Hội
Lim, vùng Kinh Bắc còn nổi tiếng bởi Hội làng Diềm (6/2 âm lịch) nơi có đền
thờ Vua Bà, được coi là thủy tổ quan họ Ngoài hai Hội làng to nhất là Lim và
Diềm thì vùng Kinh Bắc còn nổi tiếng bởi những hội hát quan họ như: Bịu, Ó,

Nhồi, Bùi, Bò. Cách thức sinh hoạt văn hóa Dân ca Quan họ Sinh hoạt vǎn
hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức
khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường
phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn. Trong ba
chặng hát: Lề lối, giọng vặt, giã bạn – mỗi giai đoạn đều có những biểu
hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối
là các bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều
tiếng đệm, lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật
hát vang, rền, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và “đúng chất”
Quan họ. Về những bài hát Dân ca Quan họ, được phân chia ra nhiều thể
loại:Giao duyên, Thờ cúng tổ tiên, Cầu mưa, Cầu may mắn và thịnh vượng,
Cầu ân phúc của tổ tiên.
12
Chương II: GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA LỜI CA QUAN HỌ.
2. Đôi nét về văn bản lời ca.
Cho đến nay, chưa có con số chính thức cuối cùng về số bản lời ca
quan họ. Theo con số đi sưu tầm, ghi chép được của Ðoàn dân ca quan họ thì
có gần 250 bài bản lời ca. Có tài liệu nói có 500 bản lời ca. Nếu tính theo số
bài bản về bài hát (ca khúc và lời) thì có trên dưới 200 bản, và nếu mỗi bài ca
đều có 2 lời thì ta có trên dưới 400 bài lời ca. Ngay từ những năm 1970 đã cố
gắng sưu tầm nhưng củng chỉ thấy có một số lời ca, một số lời ca thứ hai của
một số bài được sáng tác mới trong những năm 1970, 1980… lời ca cho một
bài nào đấy, nhìn chung thì thống nhất trong cả vùng, nhưng cũng có những
dị bản. Ví dụ có làng hát:
Rủ nhau đi gánh nước thuyền Ðứt quang vỡ sải nước liền xuống sông
Nhưng làng khác nhất định hát.
Rủ nhau đi gánh nước thuyền Ðứt quang vỡ sải nước liền xuôi đông.
Tìm hiểu lời ca Quan họ như một yếu tố hợp thành bài ca Quan họ và
gằn liền với hoạt động ca hát Quan họ. Nhưng vẫn có thể và cần tách hệ thống
lời ca Quan họ như môt chỉnh thể thuộc thơ ca dân gian để dễ tìm hiểu. Chính

vì vậy, phương pháp tìm hiểu lời ca Quan họ có thể vận dụng được nhiều
phương pháp tìm hiểu và thưởng thức thơ nói chung, thơ ca dân gian nói
riêng. Quan họ có hệ thống lời ca riêng, đạt tới một trình độ riêng, đáp ứng
những nhu cầu văn hóa, nghệ thuật có nhiều nét riêng của sinh hoạt văn hóa
quan họ. Nhưng cũng như âm nhạc quan họ, lời ca quan họ đã du nhập, thu
hút tinh hoa của kho tàng thơ ca dân gian, dân tộc như: ca dao,tục ngữ, hệ
thống truyện thơ nôm, lời ca của hát chèo, tuồng, ả đào, ví, trống quân, vv
Chính vì vậy, khi tìm hiều lời ca quan họ cũng cần có những tri thức về thơ ca
dân gian, dân tộc để nhiều khi phải so sánh, đối chiếu, liên tưởng mới hiểu
đúng hoặc hiểu sâu một từ ngữ, một hình ảnh, hình tượng một lời ca. Khi
chúng ta có một hệ thống lời ca, am hiểu đặc điểm ra đời và lưu hành hệ
13
thống lời ca đó, có tri thức về thơ ca dân gian, dân tộc, hiểu và vận dụng được
các phương pháp tìm hiểu, thưởng thức thơ ca; đặt lời ca gắn liền với âm nhạc
và hoạt động ca hát quan họ chúng ta có thể hiểu được những giá trị nhiều
mặt của hệ thống lời ca quan họ.
2.1. Giá trị tư tưởng của lời ca Quan họ.
Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca quan họ là sự mơ ước, khát
khao về hạnh phúc của cuộc sống. + Khao khát thương yêu và được thương
yêu Trong lời ca quan họ cần lưu ý: người ta ít khi dùng chữ yêu mà hầu hết
dùng chữ thương; ít khi xưng hô, gọi nhau bằng những chữ chàng, nàng,
mình, ta, anh, em mà hay dùng chữ người, ngay cả trong những bài bộc lộ sâu
sắc những tình cảm của tình yêu nam nữ. Về chữ thương và chữ yêu, trong
khẩu ngữ dân gian xưa, cũng ít khi dùng chữ yêu nói về tình yêu nam nữ. Cho
đến đầu thế kỷ XX, khi đi đến nhà gái dạm hỏi, bà mối hoặc ông mối cũng
thường nói: "Hai cháu đã thương nhau ", hoặc "hai cụ đã thương đến các
cháu ", hoặc "đã thương thì thương cho chót ". Mấy chục năm gần đây, chữ
yêu thay thế dần chữ thương. Về chữ Người trong lời ca Quan họ: "Người ơi,
Người ở đừng về”. Chữ "người" chứa đọng những tình cảm đậm đà, sâu sắc,
tinh tế. Cần lưu ý một vài điểm như vậy để khi vào tìm hiểu nội dung lời ca

Quan họ chùng ta dễ tiếp nhận hơn. Khi đã được nghe trọn vẹn nhiều canh hát
Quan họ với hàng trăm bài ca nối tiếp nhau từ đầu đến cuối, đối đáp nam nữ,
tiếng bổng, tiếng trầm, thanh trong, thanh đục rồi suy ngẫm trước hệ thống
lời ca quan họ, nhiều người cảm thấy ngay từ canh hát đầu tiên, sau đó ngày
càng lắng đọng, ghi sâu trong tiềm thức, trong xúc cảm của ta về sự khao khát
yêu thương và được yêu thương giữa con người với con người. Mở đầu canh
hát người quan họ đã biểu lộ ngay nỗi vui mừng vừa trân trọng, vừa thân thiết
trước cảnh "sum họp trúc mai", "tứ hải giao tình", "bốn bể giao hoà ", với ý
nghĩa "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", "càng sâu nghĩa bể càng
dài tình sông" Một canh hát quan họ, trước hết, là sự sum vầy bầu bạn trong
14
tình sâu, nghĩa nặng, là sự thực hiện một khát khao gặp mặt, giao hoà, sau
nhiều ngày đêm khắc khoải, chờ mong tơ tưởng:
Ngày thì luống những âm thầm Ðêm nằm ít cũng tám, chín, mười lần
chiêm bao (Giọng La rằng) Thế rồi canh hát cứ tiếp diễn, tiến triển cùng với
sự thôi thúc, đan xen của hai tình
cảm mãnh liệt nhất của tuổi trẻ là tình yêu nam nữ và tình bạn thần
tiên. Người ta hát với nhau về ân sâu, nghĩa nặng, vì chỉ có ân sâu, nghĩa
nặng, chỉ có tình gắn liền với nghĩa, với ân thì thương yêu kia mới thật, mới
sâu, mới bền, mới chung thuỷ:
Nghĩa người tôi bắc lên cần Tạc lên bia đá, để bên dạ vàng Ðem
vàng mà bắc lên cân Bên vàng nặng chín, bên ân nặng mười
Canh hát càng về khuya thì tiếng hát quan họ càng bổng, trầm, non nỉ,
tình người quan họ càng nồng đượm, thiết tha.
Dây nào xe bốn chúng tôi Se chín lần kép, se mười lần đơn
Người quan họ nhìn nhau bằng một tấm lòng trân trọng lẫn nhau, trân
trọng con người, nền tảng của tình yêu, tình bạn, nên họ phát hiện tinh tế
những vẻ đẹp tâm hồn và hình thể của nhau. Sự phát hiện ấy lại được hát lên
cho nhau, vì nhau, nên tiếng hát kia càng thấm sâu vào xúc cảm người hát,
người nghe:

Trúc xinh, trúc mọc đầu đình Anh Hai xinh, anh Hai đứng một mình
cũng xinh Trúc xinh, trúc mọc bờ ao Anh Ba xinh, anh Ba đứng nơi nào cũng
xinh Trúc xinh, trúc mọc đầu chùa Không yêu em lấy đạo bùa cho phải yêu
Tóm lại, sự khao khát yêu thương và được yêu thương giữa người với
người, được biểu hiện ở nhiều sắc thái tình cảm của tình bạn, tình yêu nam
nữ cùng với những đỉnh điểm nghệ thuật của thơ ca, âm nhạc quan họ, đã
trở thành nội dung tình cảm, tư tưởng chủ đạo trong hệ thống lời ca quan họ,
góp phần tạo nên bất diệt của những giá trị quan họ. + Một tình yêu thiên
nhiên, tình yêu quê hương thắm thiết Trước hết, đó là một quê hương "sơn
thuỷ hữu tình", những "đường về Quan họ", những "đầu làng có chiếc giếng
15
khơi", những "cây gạo chon von", một "quán Dốc chợ Cầu", một "quán trắng
phố Nhồi",…. Từ biển mặn, đầm lầy, ô trũng, qua bao thế hệ nhọc nhằn, cần
cù và sáng tạo mới có một cảnh sắc quê hương ấy. Gắn liền với thiên nhiên,
cảnh sắc ấy là những con người "như trúc mọc ngoài trời", có vẻ đẹp tâm hồn
toả lên từ đôi mắt "lấp lánh, nhấp nhánh" như sao trời. Tình yêu ấy lại càng
sâu sắc khi người quan họ xây và giữ gìn quê hương mình không chỉ bằng mồ
hôi, tâm sức và trí tuệ mà còn bằng máu, nước mắt, bằng những mất mát, hy
sinh lớn lao trong suốt trường kỳ lịch sử giữ nước và dựng nước khi lịch sử
và đất nước đặt trọng trách cho quê hương này là "phên dậu phía Bắc
của Thăng Long". Chính những tình cảm chủ đạo ấy trước hết đã góp phần
hun đúc nên tâm hồn, tình cảm, tài năng của người Quan họ, và, cùng với
sức sống dài lâu nhiều khi kỳ diệu của tiếng hát Quan họ, những tình cảm chủ
đạo trên mãi mãi thấm sâu trong lòng người nghe Quan họ, góp phần tạo nên
những tâm hồn nhậy cảm, gắn bó với sự yêu thương giữa con người với con
người, giữa con người cùng muôn vật, muôn loài.
2.2. Nghệ thuật thơ ca trong lời ca Quan họ.
Hầu hết lời ca của các bài ca Quan họ là thơ lục bát hoặc lục bát biến
thể. Có tài liệu đã thống kê, phân loại thì thấy trong tổng số 285 bài lời ca
Quan họ in trong cuốn sách ấy, có 237 bài theo thể lục bát hoặc lục bát biến

thể, chiếm chừng 80%, 29 bài theo thể bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp, chiếm
12%, 19 bài theo các lối biến thể khác 8%. Thơ lục bát và một số thể thơ
trong lời ca Quan họ Một trong những đặc điểm của thể thơ lục bát là luật
bằng trắc thể hiện luật phối thanh của thể thơ này. Ví dụ:
Người về (B) em vẫn (T) khóc thầm (B) Ðôi bên (B) vạt áo (T) ướt
đầm (B) như mưa (B)
Như vậy, nếu theo lệ phổ biến như trên thì các thanh ở câu sáu chữ
cũng như ở câu tám chữ nếu đứng vào hàng chẵn như chữ thứ 2, 4, 6 phải
tuân theo luật bằng trắc như ví dụ kể trên, còn những chữ đứng vào hàng lẻ
như chữ thứ 1, thứ 3, thứ 5, thứ 7 không buộc phải theo luật bằng trắc thật
16
nghiêm ngặt. Như vậy, trong hệ thống lời ca Quan họ, người nghệ sĩ Quan họ
đã biết sử dụng tài tình biến hoá thể thơ lục bát và tạo nên những bài ca theo
thể thơ này có thể tồn tại độc lập mà vẫn có những giá trị nghệ thuật thơ ca ở
trình độ cao. Nhưng khi cần thiết, người Quan họ cũng sử dụng một số thể thơ
khác kể cả văn xuôi để làm lời ca và cũng có những thành công ở những mức
độ khác nhau. Ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ
Ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ đạt tới những thành tựu nghệ
thuật đặc sắc, độc đáo. Một ngôn ngữ khi thì mộc mạc đồng quê, khi thì trau
chuốt tài hoa nhưng bao giờ cũng giàu tính hình tượng, sâu đậm nghĩa tình.
Ngôn ngữ ấy đã thu hút nhiều tinh hoa của nghệ thuật ngôn ngữ thơ ca dân
gian, thơ ca bác học để rồi tạo nên sắc thái riêng với những giá trị nổi bật,
góp phần tạo nên những giá trị riêng của bài ca quan họ.
2.2.1. Sự mộc mạc và sự trau chuốt của các làn điệu Dân ca Quan họ.
Có một số lời ca quan họ, nếu tách riêng lời ca thành văn bản, thì bước đầu
tiếp xúc, có khi ta chưa thấy hết cái đẹp, cái hay của lời ca đó, nhất là cảm thụ theo
góc độ thi ca thuần tuý. Ví dụ, lời bài ca "Trên rừng 36 thứ chim"
Trên rừng ba mươi sáu thứ chim Thứ chim chèo bẻo, thứ chim chích
choè Trong Quan họ có người trồng tre
Sự mộc mạc của ngôn từ lời ca đã đưa ta đến bắt gặp một dáng dấp, một

phong cách, một dạng hình, một tâm hồn cũng hết sức mộc mạc nhưng rất
đáng yêu của con người lao động một thời, con người ấy phải được miêu ta bằng
ngôn từ ấy. Chính sự mộc mạc nghệ thuật, không giống sự dễ dãi của ngôn từ lời
ca quan họ đã gây xúc cảm cho từ người lao động ít đến những bậc đại khoa,
những thi sĩ có tài. Chính vì vậy người sáng tạo lời ca biết gạn lọc, lựa chọn
ngôn từ ở trình độ cao, có một trình độ tích luỹ, am hiểu sâu rộng về thơ ca dân
gian và cao hơn hết là sự rung cảm nghệ thuật tinh tế, chân thành.
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong lời ca.
Có những hình tượng đã quen thuộc và được khẳng định giá trị nghệ
thuật trong thơ ca và nghệ thuật tạo hình từ rất sớm, ví dụ hình tượng cây trúc
17
trong thơ ca và hội hoạ, điêu khắc từ nhiều thế kỷ. Hình tượng cây trúc ta
thường gặp ấy đã trở nên biểu tượng cốt cách, phẩm chất của người quân tử:
cứng rắn, vươn thẳng, sức sống dẻo dai, bền vững trước mọi thử thách; ý chí
kiên định; nhân cách thanh cao Nhưng hình tượng cây trúc trong lời ca
Quan họ lại mang những biểu tượng gần gũi với phong độ, cốt cách, phẩm
chất đẹp đẽ của người bình dân:
Hôm nay xum họp trúc mai Tình trong một khắc, nghĩa dài trăm năm
Hình tượng con đò, con thuyền được biểu hiện khá thành công trong
nhiều bài ca Quan họ.
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa xác định cụ thể để mở ra sự
trừu tượng, sự hàm ý phong phú, sâu rộng của lời ca.
Người Quan họ rất tài tình trong việc sử dụng nhũng từ có ý nghĩa xác
định cụ thể, để mở ra sự trừu tượng, sự hàm ý phong phú, sâu rộng, làm cho
lời ca ít lời mà sâu sắc, luôn luôn rộng mở về ý, khiến người nghe, người cảm
thụ phát huy được khả năng liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc. Thí dụ:
Năm canh, sáu khắc, người ơi! Người cười nửa miệng, em vui nửa lòng
Người cười nửa miệng, em vui nửa lòng: cửa nửa miệng, vui nửa lòng,
vừa là những hình ảnh cụ thể, là những từ mang tính xác định, nhưng lại để
người nghe rơi vào sự liên tưởng, tưởng tượng đạt tới cảm xúc. Ảnh hưởng

qua lại giữa lời ca Quan họ với thơ ca dân gian, dân tộc Lời thơ trong lời ca
Quan họ gắn bó, có ảnh hưởng qua lại đối với ca dao, lời các dân tộc khác, lời
thơ trong hệ thống truyện nôm khuyết danh, hoặc truyện nôm có tác giả, nhất
là với truyện Kiều. Cũng thấy những trường hợp lời ca Quan họ có những câu
giống với lời ca chèo, chầu văn và một số dân ca các vùng miền khác. ở đây
tìm hiểu thêm mối liên hệ giữa lời thơ Truyện Kiều và lời thơ trong lời ca
Quan họ, cũng là mối liên hệ giữa thơ ca dân gian với một tác phẩm thơ ca
thành văn vào bậc lớn nhất của Văn học Việt Nam, để từ đó tìm hiểu những
thủ pháp nghệ thuật mà người Quan họ đã xử lý trong mối quan hệ nhiều
chiều trên con đường sáng tạo lời ca. Trong nghệ thuật làm lời ca, người
18
Quan họ đã biết sử dụng thể loại thơ, nhất là thể loại thơ lục bát với tất cả mọi
dạng biến thể của thể loại này, biết thu hút những tinh hoa của nghệ thuật thơ
ca dân gian, dân tộc, nhất là những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc như Truyện
Kiều, biết sử dụng ngôn ngữ thơ ca để xây dựng nên những hình tượng trữ
tình đặc sắc, những đoạn thơ, câu thơ, ý thơ mới chỉ cần đọc diễn cảm, chưa
cần hát, đã khiến người nghe xúc động, bồi hồi vì tình, vì ý của thơ. Chính
vì những thành tựu trong nghệ thuật thơ ca như vậy, nên nhiều bài lời ca Quan
họ có giá trị độc lập của thơ ca. Liên kết những bài lời ca có giá trị thơ ca cao
với sự sáng tạo âm nhạc và những giọng hát hay, đẹp của người Quan họ,
chúng ta đã có những bài hát sống mãi. Một số làn điệu trong Dân ca Quan họ
• Giọng Hừ La Vui vẻ thế này ( Điếu đổ làn xe Phải duyên thì lấy chớ nghe ai
dèm) Vui bằng đám hội đốt cây nhang trầm • Giọng La Rằng Hôm nay lan
huệ sánh bày Đào đông muốn hỏi liễu tây vài lời…. • Giọng Đường Bạn Kim
loan ai hỡi kim loan Lại đây tôi kết nên đôi vợ chồng • Giọng Tình Tang Trèo
lên cây bưởi hái hoa Người ta hái hết đôi ta bẻ cành ………… cộng đồng làng
xã Cũng như các loại hình dân ca khác, Quan họ bắt nguồn từ nhu cầu hoạt
động văn nghệ của quần chúng nên rất khó xác định thời điểm xuất hiện.
Theo thần tích làng Diềm (thôn Viêm Xá - Hoà Long - Yên Phong - Bắc
Ninh), công chúa Nhữ Nam con vua Hùng du xuân gặp mưa to gió lớn dừng

chân ở làng Diềm và ở lại dạy dân làm ăn, giáo hoá lễ nghĩa. Những lúc nông
nhàn, bà dạy dân các làn điệu hát đối đáp nam Tục kết bạn Dân ca Quan họ-
Nét sinh hoạt văn hóa giao duyên đậm chất trữ tình của hai Tục rủ bọn nữ.
Nhờ có bà, dân làng no đủ cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Khi bà
mất, dân làng lập đền thờ và tôn làm Thành hoàng làng. Hội đền được tổ chức
vào ngày 6/2 âm lịch. Ngoài các nghi thức tế lễ dâng hương còn có các sinh
hoạt “bọn” Quan họ đặc sắc để tưởng nhớ đức Vua Bà thuỷ tổ Quan họ. Từ
làng Diềm, các làn điệu và lề lối hát đối Quan họ lan toả sang nhiều làng quê
khác. Theo truyền thuyết, vào thời Lý, dân ca Quan họ đã phổ biến hầu khắp
phủ Thiên Đức. Tuy nhiên, người có công tổ chức hát xướng và bổ sung nâng
19
cao dân ca Quan họ là quận công Đỗ Nguyên Thụy, quê Bình Cả - Nội Duệ -
Tiên Du - Bắc Ninh. Ông làm quan thời chúa Trịnh Cương, hiện ở quê còn di
tích lăng mộ đá và nhà thờ khá hoàn chỉnh được xây dựng từ năm 1734. Hát
Quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội
làng. Các cuộc Hát Quan họ có thể diễn ra ở trong nhà cũng như ngoài trời.
Phương thức sinh hoạt ở các làng khá đa dạng, song nhìn chung, ngoài một số
nét khác biệt, trong Hát Quan họ chứa đựng cả những nét có ở nhiều thể loại
hát đối đáp nam nữ của các tộc trên đất nước.Quan họ là hình thức hát đối
giữa liền anh - liền chị của hai cộng đồng làng xã. Hát đối đáp nam nữ như
hát Ví, hát Trống quân, hát Đúm… nhiều vùng đều có. Nó gắn với tục kết bạn
nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau.
20
KẾT LUẬN
Ngày 30-9-2009, "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" chính thức được kỳ họp
thứ tư Ủy ban Liên Chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
của UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân
loại". Sự kiện này không những chỉ tôn vinh những giá trị tiêu biểu độc đáo,
mà còn khẳng định sự trường tồn và sức lan tỏa rộng lớn của "Dân ca Quan
họ Bắc Ninh" trong cộng đồng thế giới.

Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được
lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền
khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại
hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng
chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian
bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã
mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở
trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào nước ta,
vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc
làm cấp thiết.
Ngày 20-1-2013, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức ra
mắt.Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiêm cứu, gìn giữ và phát triển dân ca
quan họ; nhiều hình thức giới thiệu dân ca quan họ mà đoàn thể nghiệm được
quần chúng nhân dân đánh giá cao và học tập làm theo, góp phần thúc đẩy
phong trào ca hát quan họ trong tỉnh cũng như lan tỏa rộng khắp cả nước.
Tháng 5/2012 NSƯT Thúy Hường được Nhà nước phong tặng danh
hiệu Nghệ sỹ nhân dân (NSND) – một phần thưởng cao quý sau những năm
tháng hoạt động không mệt mỏi của chị cho dân ca quan họ. Chị cũng là
NSND trẻ nhất trong 74 NSND của cả nước được phong tặng đợt này (45
tuổi).
21
Bên cạnh đó để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, tỉnh Bắc Ninh
tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những
giá trị đặc sắc và độc đáo của Dân ca Quan họ Bắc Ninh dưới nhiều hình
thức. Đặc biệt coi trọng vai trò truyền dạy của nghệ nhân, các nhu cầu sinh
hoạt văn hóa Quan họ trong cộng đồng. UBND tỉnh đã ban hành quy định về
hình thức công nhận và tôn vinh các nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh
nhằm động viên, khích lệ các nghệ nhân làm tốt vai trò lưu giữ và truyền dạy
Dân ca Quan họ trong cộng đồng; chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng, quy

mô các hoạt động sinh hoạt văn hóa Quan họ như liên hoan, hội thi, hội diễn,
lễ hội
Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tầng lớp thanh niên trẻ như
chúng ta cũng nên học hỏi, tìm hiểu và lắng nghe Dân ca nhiều hơn, đây cũng
chính là giá trị văn hóa, là niềm tự hào dân tộc với những nét đặc sắc riêng
của Việt Nam nói chung, của người dân xứ Kinh Bắc_ Bắc Ninh nói riêng.

Hà Nội, ngày 08/10/
Học viên: Vũ Tuyết Mai
22

×