ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA
BỘ MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THANH OAI A - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đức Ngọc
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học GD, thư viện
trường ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành chương trình
đào tạo, hoàn chỉnh đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Đức Ngọc - người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Sở GD - Đào tạo thành
phố Hà Nội, ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em HS trường THPT Thanh Oai
A - Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tham gia trả lời phiếu điều tra, cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên để tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ và những tình cảm quý báu mà các thầy cô giáo, các
cơ quan và bạn bè đã dành cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Đề tài tuy đã được nghiên cứu kỹ và bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng,
song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận
được các ý kiến chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để có thể
bổ sung, hoàn thiện luận văn, góp phần cung cấp một cơ sở khoa học cho việc xây
dựng CĐR bộ môn Toán tại trường THPT Thanh Oai A, thành phố Hà Nội đáp ứng
yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Xuân Trƣờng
1
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Danh mu ̣c chữ viế t tắ t .............................................................................................. iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mu ̣c sơ đồ ....................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA
MÔN TOÁN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .... Error! Bookmark not defined.
1.1.Tổng quan nghiên cứu: ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Thuật ngữ chuẩn đầu ra:........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Chuẩn kiến thức kỹ năng ...................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Năng lực ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Kiến thức kỹ năng là cơ sở để hình thành năng lựcError!
Bookmark
not defined.
1.1.5. Chuẩn đầu ra theo năng lực: ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.6. Phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục phổ thông ....... Error!
Bookmark not defined.
1.1.7. Chuẩn đầu ra cấp học ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.8. Chuẩn đầu ra môn học: ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.9. Vai trò, chức năng của chuẩn đầu ra trong vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học môn Toán ở trường THPT ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.Chương trình nhà trường: ......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Chương trình nhà trường: ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phát triển chương trình nhà trường: ...... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các bước xây dựng chương trình nhà trườngError!
defined.
2
Bookmark
not
1.3.Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra môn Toán:Error!
Bookmark
not
defined.
1.3.1. Quy trình chung: ................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Quản lý quá trình xây dựng chuẩn đầu ra bộ môn Toán bậc THPT
Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN
ĐẦU RA MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG THPT THANH OAI A – HÀ NỘI .... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Đặc điểm KT-XH huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .................. Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động huyện Thanh OaiError! Bookmark not
defined.
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH huyện Thanh OaiError! Bookmark not
defined.
2.2. Sơ lược trường THPT Thanh Oai A ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quy mô trường lớp ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đội ngũ cán bộ, GV bộ môn Toán: ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Học sinh ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Cơ sở vật chất ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Nhu cầu học tập bộ môn Toán của HS trong nhà trường: ............. Error!
Bookmark not defined.
2.3. Các chủ trương, chỉ đạo về đổi mới chương trình và mục tiêu gắn với
CĐR môn Toán bậc THPT .............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Các chủ trương, chỉ đạo của Bộ GD&ĐTError!
Bookmark
not
defined.
2.3.2. Các chủ trương, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà NộiError! Bookmark not
defined.
3
2.4. Những yếu tố tác động tới QL việc xây dựng CĐR môn Toán bậc THPT .
........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Đề án xây dựng chương trình nhà trường của Bộ GD-ĐT: ........... Error!
Bookmark not defined.
2.4.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn Toán bậc THPT hiện hành: .... Error!
Bookmark not defined.
2.4.3. Sách giáo khoa và sách tham khảo bộ môn Toán bậc THPT: ....... Error!
Bookmark not defined.
2.4.4. Thực trạng của địa phương và nhà trường:Error!
Bookmark
not
defined.
2.5. Nhận thức về vai trò của CĐR bộ môn: ... Error! Bookmark not defined.
2.6. Thực trạng QL của nhà trường về xây dựng CĐR môn Toán .......... Error!
Bookmark not defined.
2.6.1. Thực trạng chỉ đạo quá trình biên soạn và sử dụng bộ chuẩn kiến thức
kỹ năng bộ môn Toán ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Thực trạng quản lý xây dựng chuẩn đầu ra môn Toán ở trường THPT
Thanh Oai A .................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
CHUẨN ĐẦU RA BỘ MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG THPT THANH OAI A HÀ NỘI ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả: ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Những biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng xây dựng CĐR môn
Toán bậc THPT tại trường THPT Thanh Oai A - Hà NộiError!
not defined.
4
Bookmark
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ CBQL và GV
bộ môn Toán về CĐR môn Toán cấp THPT .. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức thành lập bộ phận chuyên môn, lập kế hoạch, chỉ
đạo thực hiện biên soạn, thử nghiệm và phổ biến CĐR bộ môn Toán, KTĐG
và điều chỉnh ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo phối kết hợp giữa các bộ phận chuyên môn của
nhà trường trong quá trình biên soạn và phổ biến CĐR môn Toán cấp THPT ..
...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Biện pháp 4: Thực hiện thanh tra, KTĐG và điều chỉnh việc thực hiện
xây dựng CĐR môn Toán bậc THPT.............. Error! Bookmark not defined.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp............... Error! Bookmark not defined.
3.4. Kết quả khảo cứu về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp ......... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị ................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................11
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 101
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, hoà cùng xu thế phát triển chung của thế giới nước ta
đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về
chất lượng và QL chất lượng trong tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Từ
các cấp lãnh đạo đến tầng lớp nhân dân đều quan tâm đến chất lượng mọi mặt của
cuộc sống, chất lượng môi trường, chất lượng sản phẩm và nhất là chất lượng GD.
Ngày 4/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
nghị quyết số 29-NQ/TW đã được ban hành. Nghị quyết này ra đời với mục đích về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế.
Với quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT có 7 vấn đề đã
được nêu ra, trong đó các quan điểm mang tính kỹ thuật và gắn liền với GD phổ
thông và có thể thực hiện từng bước ngay tại các nhà trường phổ thông trong các
năm trước mắt cũng như lâu dài. Đó là: Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi
mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi
mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các
cơ sở GD&ĐT, việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người
học; đổi mới ở tất cả các bậc học.[2]
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển
những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết
chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ
thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp
phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;
GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội.[ 2]
6
Một trong các nội dung của nghị quyết đã chỉ rõ: “ Trên cơ sở mục tiêu đổi
mới GD&ĐT, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc
học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo
đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh
giá chất lượng giáo dục, đào tạo”. [2, Tr 5]
Trong những năm gần đây, trước nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới, xu thế
biến đổi mạnh của nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ và ngoại ngữ là
những điều kiện, phương tiện cần thiết đối với mọi tầng lớp xã hội và các thành
phần kinh tế ở các nước đã và đang phát triển. Trong nhà trường phổ thông Việt
Nam, Toán là một trong những môn học bắt buộc và cùng với môn Ngữ văn được
quan tâm ngay từ những lớp đầu khi trẻ bắt đầu tới trường.
Hiểu biết đầy đủ về bộ môn mình giảng dạy có mục đích, vai trò như thế nào
trong hệ thống các môn học của bậc học nói chung và mục tiêu cụ thể của từng tiết
học nói riêng là rất cần thiết đối với mỗi người GV trong công tác giảng dạy và GD.
Tuy nhiên qua quan sát thực tế và kinh nghiệm dạy học nhiều năm chúng tôi thấy tỷ
lệ GV hiểu đúng và sử dụng có hiệu quả mục tiêu/CĐR là không nhiều, chủ yếu các
giờ học chỉ đáp ứng yêu cầu chuyển tải hết kiến thức mà sách giáo khoa môn học
cung cấp đến với HS phục vụ cho thi cuối lớp, cuối cấp mà thôi.
Vấn đề chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức cho HS sang GD với mục tiêu
hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của HS đòi hỏi sự thay đổi trong
nhận thức của người thầy, một trong các yếu tố quan trọng của thay đổi nhận thức
đó là việc người thầy có hiểu biết đầy đủ về CĐR đối với bộ môn mình đang trực
tiếp giảng dạy và tự xây dựng được CĐR của bộ môn mình đang dạy trên cơ sở mục
tiêu/CĐR chung của Bộ GD&ĐT phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể của nhà
trường. Bên cạnh đó cũng có một thực tế khác đó là do đã thoát ly giảng dạy, bận
bịu với quá nhiều việc, hay chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của CĐR
các môn học bậc THPT nói chung và môn Toán nói riêng, nên công tác tổ chức chỉ
đạo, KT, đánh giá việc sử dụng mọc tiêu/CĐR môn Toán ở trường THPT Thanh
Oai A – Hà Nội cũng chưa được thực hiện thường xuyên và đạt được hiệu quả cao,
BGH nhà trường thường ít có thời gian dự giờ, có nơi chưa thực sự đi sâu, đi sát,
7
tháo gỡ kịp thời những băn khoăn, vướng mắc của GV trong việc triển khai yêu cầu
này.
Xuất phát từ những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là GV
và là cán bộ QL chúng tôi băn khoăn về chất lượng GD đối với bộ môn Toán và
mối quan hệ với công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh
Oai A – Hà Nội.
Để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ của mình với tiêu đề : “Quản lý quá trình xây dựng chuẩn đầu ra bộ
môn Toán ở trƣờng Trung học phổ thông Thanh Oai A- Hà Nội”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của chúng tôi đó là: “ Vai trò của công tác
QL các hoạt động xây dựng CĐR bộ môn Toán bậc THPT như thế nào? Và cần
những biện pháp QL như thế nào để nâng cao hiệu quả của những hoạt động xây
dựng CĐR đối với môn Toán ở trường THPT Thanh Oai A - Hà Nội?”
3. Giả thuyết khoa học
- Hoạt động xây dựng CĐR đối với môn học nói chung và bộ môn Toán bậc
THPT nói riêng là một vấn đề khá mới mẻ đối với GV THPT. Việc sử dụng CĐR
bộ môn trong quá trình giảng dạy bộ môn Toán là một yêu cầu bắt buộc để người
GV hình dung được người học cần đạt được những kỹ năng nào, những phẩm chất
gì đối với từng bài học, từng khối lớp và cả chương trình cấp học, để chuyển tải
CĐR đến người học một cách tốt nhất có thể phù hợp với từng đối tượng người học
và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, của nhà trường. Để việc đổi mới PPDH môn
Toán ở trường THPT Thanh Oai A - Hà Nội thực sự đạt hiệu quả thì vấn đề xây
dựng CĐR môn Toán bậc THPT ở trường THPT Thanh Oai A cần được đặt ra và có
sự lãnh đạo, QL việc thực hiện của đội ngũ các nhà QL.
- Việc nâng cao nhận thức về CĐR bộ môn Toán và áp dụng một số biện pháp
QL phù hợp từ lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và KTĐG sẽ góp phần xây dựng CĐR
tốt nhất có thể, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán hiện nay ở
trường THPT Thanh Oai A nói riêng và các trường THPT nói chung nhằm đáp ứng
công cuộc đổi mới toàn diện trong GD đào tạo nói chung và GD bậc THPT nói
riêng.
8
4. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, tác giả xác định mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả
công tác giảng dạy các bộ môn nói chung và môn Toán nói riêng. Tìm ra một số
biện pháp QL khả thi trong việc xây dựng CĐR bộ môn Toán THPT góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT Thanh Oai A nói riêng và các
trường THPT trong huyện Thanh Oai nói chung.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
CĐR bộ môn Toán bậc THPT ở trường THPT Thanh Oai A - Hà Nội.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
QL quá trình xây dựng CĐR bộ môn Toán ở trường THPT Thanh Oai A - Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác QL xây dựng CĐR bộ môn Toán bậc
THPT ở trường THPT Thanh Oai A - Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2016. Tuy
nhiên do thời gian không cho phép, đồng thời đây là các nghiên cứu thử nghiệm đầu
tiên ở bậc học THPT nên luận văn chỉ giới hạn quản lý quá trình xây dựng CĐR
môn Toán về năng lực chuyên biệt, không xây dựng CĐR môn Toán về phẩm chất
và năng lực chung.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận:
7.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng CĐR bộ môn Toán bậc THPT thông
qua công tác QL xây dựng CĐR bộ môn Toán ở trường THPT Thanh Oai A
7.3. Khảo sát thực trạng tai trường THPT Thanh Oai A:
Khảo sát thực trạng hiểu biết về CĐR nói chung, bộ môn Toán bậc THPT nói
riêng và thực trạng công tác QL quá trình xây dựng CĐR bộ môn Toán ở trường
THPT Thanh Oai A và phân tích nguyên nhân của thực trạng;
7.4. Đề xuất các biện pháp quản lý:
9
Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp QL
khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác QL xây dựng CĐR bộ môn Toán ở
trường THPT Thanh Oai A - Hà Nội.
8.
Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về QL các
hoạt động chuyên môn nhà trường; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ
bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ
sở lý luận cho đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề
CĐR bộ môn bậc THPT nói chung và môn Toán nói riêng, QL quá trình sử dụng
mục tiêu bộ môn và quá trình xây dựng CĐR bộ môn Toán nói riêng. Đối tượng
khảo sát sẽ là GV, cán bộ QL nhà trường từ bộ môn đến BGH.
- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về
một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn và tập
trung vào GV và CBQL
8.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng
Dựa trên các số liệu thống kê được về chất lượng học lực của HS về bộ môn
Toán qua từng năm học gần đây; về thực trạng QL hoạt động giảng dạy bộ môn
Toán của CBQL qua các nguồn số liệu, nhằm đưa ra những nhận định, phân tích,
đánh giá thực trạng và giải pháp QL việc sử dụng mục tiêu môn học và xây dựng
CĐR đối với môn Toán ở trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội.
9.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận:
Tổng kết lý luận về công tác QL xây dựng, sử dụng CĐR bộ môn Toán bậc
THPT hiện nay ở trường THPT Thanh Oai A, chỉ ra những thành công và mặt hạn
chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số phương pháp QL hiệu quả cho
hoạt động này.
Ý nghĩa thực tiễn:
10
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác QL việc xây dựng CĐR
bộ môn Toán đầy đủ về năng lực chung và phẩm chất cũng như các bộ môn khác ở
các trường THPT trong cả nước.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng chuẩn đầu ra môn Toán bậc
THPT.
Chương 2: Thực trạng quản lý quá trình xây dựng CĐR môn Toán ở trường
THPT Thanh Oai A – Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lý quá trình xây dựng chuẩn đầu ra bộ môn
Toán ở trường THPT Thanh Oai A - Hà Nội.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đặng Quốc Bảo, Bùi Tiến Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và QL
GD. Nxb GD, Hà Nội.
2.
Đặng Quốc Bảo , Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai vấn đề và giải pháp. Nxb chính trị Quốc gia, Hà nội.
3.
Đặng Quốc Bảo (2009), Vấn đề “ Quản lý” và “ Quản lý nhà trường”. Tài
liệu giảng QLGD, trường ĐHGD-ĐHGQ, Hà Nội.
4.
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát
triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm
vụ đến năm 2000.
5.
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.
6.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ
năng môn Toán lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
7.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (25/6/2013), hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT về thí
điểm phát triển chương trình nhà trường phổ thông.
8.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông
tổng thể.
9.
Đại học Quốc Gia Hà Nội (2010), Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện
chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Nguyễn Hải Châu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới GD trung học phổ
thông. Nxb GD, Hà nội.
11. Nguyễn Hải Châu, Hoàng Thị Xuân Hoa, Vũ Thị Lợi, Đỗ Tuấn Minh,
Hoàng Văn Vân (2007), Những vấn đề chung về đổi mới GD trung học phổ
thông- Môn Tiếng Anh. Nxb GD, hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb GD, Hà
Nội.
12
13. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI. Nxb Giáo dục , Hà Nội
14. Phạm Quang Huân (2006), Giáo viên THPT với vấn đề quản lý chất lượng
quá trình dạy học, Tạp chí Khoa học Giáo dục - Viện CL-CTGD, Số 6/2006.
15.
Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Nxb Giáo dục , Hà Nội.
16. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục nhà trường. Viện KHGD, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), QL, lãnh đạo nhà trường thế kỷ XXI. Nxb
ĐHGQ Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2012), Lý luận đại cương về quản
lý. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục. Học
viện QLGD, Hà Nội
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Tâm lý học quản lý. Tài liệu giảng dạy Cao học
QLGD, trường ĐHGD-ĐHGQ, Hà Nội, 2010.
21. Lê Đức Ngọc (2014), Tài liệu tập huấn kỹ thuật xây dựng chương trình nhà
trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.
22. Lê Đức Ngọc (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng chuẩn đầu ra cho trường
phổ thông.
23. Lê Đức Ngọc (2015), Phát triển chương trình nhà trường, Tài liệu giảng dạy
Cao học QLGD, Hà Nội.
24. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Giáo
dục.
25. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật giáo dục.
26. Trung tâm Từ điển học – Vietlex (2009), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
27. Chu Cẩm Thơ (2014), Bàn về những năng lực toán học của học sinh phổ
thông, journal of science of HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1
13
28. Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa (2006), Đổi mới
phương pháp dạy Tiếng Anh ở trung học phổ thông Việt Nam. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
29. Phạm Viết Vƣợng (2012), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
30. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The
Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.
31.
Pohl, M. (2000). Learning to Think, Thinking to Learn:
Models and Strategies to Develop a Classroom Culture of Thinking.
Cheltenham, Vic.: Hawker Brownlow.
14