Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn- Cẩm Thủy- Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Lễ hội là hoạt động phản ánh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hóa của một
cộng đồng dân cư trong một không gian cụ thể và là môi trường tương đối tốt để
lưu giữ những giá trị truyền thống qua các thời đại.
Trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất nhưng ở mỗi vùng quê đều mang
nét riêng biệt, đặc trưng của con người nơi đó, tạo nên bức tranh văn hóa lễ hội
Việt Nam phong phú và đa dạng.

1


Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa đã trở thành phong tục tập quán
của các dân tộc Việt Nam, là nhu cầu lớn, không thể thiếu trong đời sống văn
hóa của nhân dân. Khi nói đến lễ hội ở Thanh Hóa, chúng ta không thể không
nhắc đến lễ hội chùa Ngọc Châu Tự. Là trung tâm văn hóa truyền thống, chùa
Ngọc Châu Tự còn có tên gọi là chùa Chặng- là nơi lưu giữ những giá trị văn
hóa truyền thống, là nơi để con người gửi gắm mong ước một cuộc sống hạnh
phúc.
Em chọn đề tài: “Chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn- Cẩm Thủy- Thanh
Hóa” nghiên cứu làm rõ vai trò và vị trí của nó trong đời sống văn hóa của nhân
dân trong vùng . Đây không chỉ là nơi để cho mọi người hành hương lễ phật, nơi
có các đệ tử nhà phật tìm về mà còn là nơi để du khách có thể tham quan vãn
cảnh chùa, tìm hiểu di tích lịch sử của chùa, chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế hay
để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên hòa quện nơi đây.
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải
rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Lễ hội ở Việt Nam bao
giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay


nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con
người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một
cuộc sống tốt lành, yên vui. Với tư tưởng “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”, lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, luôn hướng tới một
đối tượng linh thiêng cần được suy tôn những vị anh hùng chống ngoại xâm gắn
với làng xã như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng
nhân dân. Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay
hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước
mình.

2


Trong những năm qua, Đảng, nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm tới
vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để
làm sống dậy mọi tiềm năng văn hóa như là một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, thực hiện theo nghị quyết Trung
Ương V khóa 8 “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”.
Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự là lễ hội lớn của nhân dân trong xã và các vùng
lân cận, là nét đẹp văn hóa truyền thống. Đi sâu vào tìm hiểu lễ hội để giớ thiệu
cho mọi người biết đến, đồng thời qua đó thấy được quá trình biến đổi , xu
hướng biến đổi và hội nhập của lễ hội cùa Ngọc Châu Tử trong truyền thống văn
hóa hiện đại, đẻ có cái nhìn đúng và đầy đủ nhất về tổng thể văn hóa truyền
thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy em chọn đề tài: “Lễ hội chùa
Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn- huyện Cẩm Thủy- Tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Đề tài: “Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn- huyện Cẩm ThủyTỉnh Thanh Hóa” nghiên cứu nhằm mục đích đưa lễ hội chùa Ngọc Châu Tự
không chỉ người dân trong xã, trong tỉnh biết đến mà còn ra cả ngoài tỉnh ,
nghiên cứu để hiểu rõ hơn về lễ hội.

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích hiểu rõ hơn về núi Chặng và di tích chùa
Ngọc Châu Tự, kiến trúc và quy mô của chùa cũng như ảnh hưởng của lễ hội đến
đời sống của cộng đồng dân cư nơi đây. Đồng thời nghiên cứu để bết được lễ hội
trong cuộc sống hiện đại vừa giữ được giá trị truyền thống tốt đẹp lại vừa phù
hợp với cuộc sống hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu

3


Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về diễn biến của lễ hội chùa Ngọc Châu
Tự ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, nghiên cứu không gian văn hóa và và tác
động của lễ hội đối với đời sống nhân dân trong vùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu tại núi Chặng và chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thông qua phương pháp sau:
-Phương pháp thu thập thông tin
-Nghiên cứu tư liệu, tài liệu, văn bản…
-Phương pháp phỏng vấn
-Phương pháp nghiên cứu lịch sử,
-Phương pháp điền dã, quan sát,
-Phương pháp liên nghành,
-Phương pháp tổng hợp.
5. Bố cục: gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về xã Cẩm Sơn và chùa Ngọc Châu
Chương 2: Lễ hội ở chùa Ngọc Châu ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy,
tỉnh Thanh Hóa.

Chương 3: Lễ hội chùa Ngọc Châu đối với đời sống nhân dân địa
phương.

Chương 1

4


KHÁI QUÁT VỀ XÃ CẨM SƠN VÀ CHÙA NGỌC CHÂU

1.1. Tổng quan
1.1.1. Vị trí địa lý

về Xã Cẩm Sơn
và điều kiện tự nhiên

Xã Cẩm Sơn là xã nằm ở khu vực trung tâm của huyện Cẩm Thủy, thuộc hữu
ngạn sông Mã.


Phía bắc giáp thị trấn Cẩm Thủy và xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy.



Phía đông giáp các xã Cẩm Ngọc và Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy.



Phía nam giáp xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy.




Phía tây giáp các xã Cẩm Châu và Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy.
Năm 2009, sau khi thị trấn nông trường Thống Nhất (huyện Yên Định) được

giải thể, 114,95 ha diện tích tự nhiên và 205 người do thị trấn nông trường
Thống Nhất quản lí đã được chuyển về xã Cẩm Sơn
1.1.2.

Đời sống kinh tế.
Năm 2011, xã Cẩm Sơn có tổng 1564 số hộ, tổng số nhân khẩu là 6859.

Trong đó chủ yếu người dân làm nghề nông. Tuy những năm gần đây, đời sống
nhân dân có những thay đổi và ổn định hơn nhưng do người dân chủ yếu sinh
sống chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp- ngành kinh tế phụ thuộc vào thời tiết
rất nhiều, nên nhiều hộ gia đình còn gặp khó khăn do nguồn thu nhập chủ yếu
dựa vào nông nghiệp khi bị mất mùa thì lâm vào cảnh nghèo túng.
Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp Ủy đảng và chính quyền đã kịp thời hướng
dẫn, giới thiệu kĩ thuật và giống mới cho nhân dân, sự nỗ lực và kinh nghiệm sản
xuất của người dân nên đời sống kinh tế của nhân dân vẫn ổn định và phát triển.

5


Cẩm Sơn có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế và văn hóa bên ngoài, tiếp giáp với thị trấn Cẩm Thủy. Trong những năm
qua kinh tế xã có nhưng thay đổi lớn, nhiều hộ kinh doanh buôn bán nâng cao
đời sống cho gia đình và đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã.
Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, người dân trong xã còn làm lâm nghiệp trồng
luồng, keo, cây ăn quả, có sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như công

nghiệp khai thác đá xây dựng và đá vôi làm xi măng đã tạo công ăn việc làm cho
nhiều người dân địa phương.
Đặc biệt là trồng mía trong những năm gần đây đã mang lại nguồn thu nhập
cao,tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong xã, góp phần ổn định và
nâng cao đời sống vật chất cho người dân.
Bên cạnh đó còn có các ngàng nghề dịch vụ khác như kinh doanh, buôn bán…
đáp ứng nhu cầu, nâng cao đời sống cho nhân dân.Trong xã có chợ thuận tiện
cho việc mua bán.
1.1.3. Đời sống tinh thần.
Trong những năm gần đây, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được
coi trọng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Về văn hóa thông tin: phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa
luôn được nhân dân hăng hái thực hiện. Tính đến năm 2012 xã Cẩm Sơn có 10
trên trổng số 12 làng được công nhận là làng văn hóa và hai cơ quan văn hóa.
Hoạt động văn hóa thông tin diễn ra sôi động trên toàn xã , thực hiện tốt các
thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ địa phương: Chào mừng các ngày lễ lớn
trong năm, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa,
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống gia đình văn hóa cơ sở” và
tiếp tục đẩy mạnh “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

6


Chí Minh”… Điểm bưu điện văn hóa xã phát huy có hiệu quả, báo, tạp chí phục
vụ cán bộ và nhân dân trong xã được chú trọng.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thực hiện chủ trương
xã hội hóa văn hóa – thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn hóa ở ku dân cư
lành mạnh, góp phần tạo nên cuộc sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú.
Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương V khóa 8 “ Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

Công tác bảo vệ trùng tu tôn tạo di tích được chú trọng, các hoạt động lễ
hội, đón nhận di tích gắn hoạt động văn hóa truyền thống được khơi dậy…
Dân số xã Cẩm Sơn là dân số trẻ với bền văn hóa mở cửa, việc các lớp thanh
niên tiếp xúc với nền văn hóa mới là rất dễ dàng . Bên cạnh tiếp thu và sáng tạo
những cái tốt đẹp, các loại văn hóa phẩm đồi trụy vẫn tổn tại, tệ nạn xã hội vẫn
xảy ra.
Đặc biệt Cẩm Sơn là một xã miền núi có đông dân tộc anh em sinh sống.
Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau nên nhưng tập tục mê tín dị
đoan vẫn tồn tại.
Con người Việt Nam dễ dung hòa các loại tôn giáo, tín ngưỡng nên việc đi
lễ chùa không chỉ dành cho những người theo đạo Phật mà ngay cả những người
bên lương, người theo các đạo khác có thể đáp ứng nhu cầu tâm linh và hưởng
thụ văn hóa.
1.2. Chùa Ngọc Châu Tự
1.2.1.Lịch sử hình thành
Chùa Ngọc Châu Tự tọa lạc trong ngọn núi Chặng, cách trung tâm huyện
Cẩm Thủy 3km về phía Nam. Chùa Ngọc Châu Tự trước đây có tên gọi là chùa
Chặng. Tương truyền chùa Chặng có tự thời Hậu Lê, cách đây 522 năm. Chuyện
kể rằng trước đây trước núi Chặng là dòng sông Mã. Khi nhà vua đi đánh giặc
7


Minh qua đây, bị gặc phát hiện vua đã vào núi lánh tạm. Tong lúc mệt mỏi, nhà
vua thiếp đi. Trong cơn mê man nhà vua đã nói rằng: “Vua còn thì quận chúa
mất, vua mất thì quận chúa còn”. Quần thần nghê thấy thế đã rút kiếm vây chém
quận chúa( Quận chúa Ngọc Hoa). Khi tỉnh dậy vua hỏi sự thể ra sao, quần thần
mới tâu lại sự việc cho vua. Xót thương cho quận chúa, vua đã lập đàn tế mong
cho linh hồn quận chúa được siêu thoát. Sau khi tế xong thì thả xác xuống sông
Mã. Ban ngày thì xác trôi đi, đêm về thì xác quận chúa lại nổi lên ở hòn đá cạng
của hang nơi lập đàn tế.

Làm lễ xong nhà vua chỉnh đốn quân sĩ lên đường dẹp giặc, ba trận liên tiếp
tháng giặc Minh. Lúc về khi qua ngọn núi Chặng, nhà vua đã sắc phong cho
ngọn núi lánh tạm là ngọn núi Chặng( chặng dừng chân) còn hòn đá nơi xác
quận chúa trôi về là hòn đá bạc tựa như thân phận bạc bẽo của người phụ nữ.
Chùa Chặng có tên từ thời đó.
Trải qua thăng trầm của lịch sử và biến cố của thời gian chùa Chặng đã trở
thành nơi gắn bó máu thịt của biết bao thế hệ. Trong kháng chiến cứu nước, chùa
Chặng đã trở thành nơi che trở bộ đội và cất giấu vũ khí, trong thời bình nó là
tiền thân của bệnh viện tâm thần tỉnh Thanh Hóa. Khi bệnh viện được dời đi,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của sư thầy chùa Chặng đã
dần được tôn tạo và phát triển.
Những năm 1980 tại ngôi chùa này đã có những hoạt động tâm linh nhưng
mãi đến năm 2003 chùa mới có những bước tôn tạo, tu sửa mới và chùa Chặng
có tên là chùa Ngọc Châu Tự.
1.2.2. Di tích chùa Ngọc Châu Tự.
Chùa Ngọc Châu Tự là một ngôi chùa cổ và là một ngôi chùa có cái độc đáo,
là chùa ở trong một hang đá trong núi, bậc tam quan của chùa nằm ngay ở của
hang. Đây là một ngôi chùa cổ lưu giữ bia đá đề năm 1509 và một tấm bia để
8


năm 1654 ghi lại việc quy hoach lại ruộng chùa và sửa chữa chiếc chuông đá của
chùa.
Phía tay trái cách 100m có lăng mộ thờ quận chủa Ngọc Hoa, phía dưới lăng
mộ này có phiến đá bạc. trong cung chính, cung thờ phật vẫn còn hai phiến đá
khắc chữ nho thời xưa để lại.
Bên trong nóc chùa còn có những viên gạch cũ, trên vách núi còn những đuôi cá
chép uốn lượn rất đẹp . Đặc biệt bên trong mái chùa vẫn còn phiến đá có hình
tượng phật nhập thết bàn.(ảnh 4)
Với những di vật cổ như: phiến đá bạc, phiến đá cổ, những viên gạch cổ…mang

đậm giá trị văn hóa truyền thống có từ lâu đời, giá trị lịch sử và là tinh hoa văn
hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời là nơi lưu giữ và minh chứng lịch sử, truyền
thống văn hóa tốt đẹp có từ xa xưa được lưu truyền cho thế hệ mai sau.
Khi về Cẩm Thủy, là địa điểm du lịch lý tưởng. Ngoài suối cá thần Cẩm Lương,
chùa Rồng thì du khách không thể không đến chùa Ngọc Châu, một nơi có cảnh
đẹp có núi cao, co cánh đồng rộng lớn và gần trung tâm huyện nên giao thông
thuận lợi, cùng di tích lịch sử và truyền thống của chùa.
1.2.3. Kiến trúc và quy mô chùa Ngọc Châu Tự.
Chùa Ngọc Châu Tự nằm ở một vị trí đặc biệt, phía trước là cánh đồng bạt
ngàn, xa xa là những ngôi làng nhỏ . Bản thân chùa cũng nằm trong những hang
động nên có cách bài phụng riêng.
Chùa Ngọc Châu Hướng về phía bắc, lúc đầu chùa được làm trong hang đá
tự nhiên thuộc dãy núi Chặng, phía trước và xung quanh núi là cánh đồng lúa,
một quang cảnh thiên nhiên đẹp. khi ta đến chùa cảm giác thanh bình, thanh tịch
với không gian thoáng đãng, mát mẻ.
Do lịch sử để lại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài, chùa bị xuống
cấp, có thời gian là nơi cất dấu vũ khí. Trong những năm đầu hòa bình là bệnh
9


viện tâm thần, tiền thân của bệnh viện tâm thần Thanh Hóa. Đến đầu nhưng năm
90 chùa mới được tu sửa và tôn tạo.
Ngôi chùa được trải qua nhiều lần tu sửa và xây mới. Trong đó năm 2005
nhà chùa tôn tạo ngôi chính định Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách. Năm
2010 tiến hành tôn tạo nhà Gia Tiên, cổng Tam Quan , dựng nhà sàn. Mới đây
chùa đã làm lễ đúc đồng- một trong những ý nghĩa rất lớn đối với tăng ni, phật
tử và nhà chùa.
Ngôi chùa được chia làm ba cung chính: cung chính điện nằm đối diện với
cổng chùa là cung thờ phật; bên tay phải là cung thờ mẫu; bên tay trái là nhà thờ
gia tiên.

Cung thờ phật thờ bốn bậc: bậc một thờ pho Tam Thế; bậc hai thờ phật Di
Đà; bậc ba thờ phật ngàn mắt ngàn tay; bậc bốn thờ phật Cửu Long tượng trưng
cho đức phật sản sinh. Ngoài ra ban thờ phật còn thờ ban Đức Ông, ban Đức
Thánh Hiền, hai ông Hộ Pháp, mười vua Thập Điện.
Cung thờ mẫu thờ Tam tòa Thánh mẫu, ngũ vị Tôn công, Đứ Trần Chiều,
chúa Thượng Ngàn, bên trong còn có ba hậu cung khác.
Cung thứ ba thờ gia tiên, cung này thờ pho tượng Địa Tang và di ảnh những
người đã khuất được gửi vào chùa.
Ngoài ba cung chính, chùa Ngọc Châu Tự còn có hai nhà sàn được dựng lên
trong khuôn viên chùa để khách thập phương có chỗ nghỉ ngơi, bên tay phải của
chùa có nhà khách.
Phía ngoài cung chính đi về phía tay phải theo sườn núi cách khoảng 100m
có tượng phật Quan Âm. Đây là nơi du khách và tăng ni phật tử có thể bộc bạch
nỗi lòng và tìm kiến sự an lành thanh tịnh.

10


Đi về phía tay trái cách 100m có lăng mộ thờ quận chúa Ngọc Hoa, phía
dưới lăng mộ có phiến đá bạc. Tất cả đều mang dấu ấn của sự thành kính và tôn
nghiêm.

Chương 2
LỄ HỘI CHÙA NGỌC CHÂU

2.1. Chuẩn bị lễ hội
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa đã trở thành một phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là nhu cầu lớn và không thể thiếu trong đời
sống văn hóa hiện nay của nhân dân. Hoạt động lễ hội góp phần làm phong phú
thêm đời sống tinh thần cho nhân dân và nâng cao đời sống văn hóa cơ sở.

Lễ hội hay còn gọi là hội lễ là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp
mang tính cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ
không – thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật được sùng bái
để tỏ ra những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm.
Giáo sư Đinh Gia Khánh coi lễ hội cổ truyền như là (Thời điểm mạnh) của cuộc
sống; Là cái mốc của một chu trình kết thúc và tái sinh; Là cuộc đời thứ hai bên
cạnh cuộc đời thực; Là trạng thái thăng hoa từ đời sống thực tế; Là hình thức
tổng hòa văn hóa nghệ thuật; Là một hiện tượng văn hóa mang tính trội.
Để tổ chức một lễ hội diễn ra tốt đẹp thì khâu chuẩn bị là quan trọng nhất.
Chuẩn bị lễ hội cần phải kĩ lưỡng, sắp xếp sao cho phù hợp để có một lễ phù hợp
với truyền thống vốn có, phần hội mag tính giáo dục, vui chơi giải trí lành mạnh,

11


làm sao lễ hội diễn ra phù hợp với thuần phong mĩ tục, tránh tình trạng mê tín dị
đoan, vui chơi không lành mạnh trong lễ hội.
Công tác tuyên truyền tổ chức căng treo băng zôn khẩu hiệu căng ngang qua
đường Hồ Chí Minh và đường vào chùa để nhân dân trong và ngoài xã biết, về
với lễ hội.
Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự diễn ra trong ba ngày, từ mùng 5 đến mùng 7
tháng Giêng âm lịch hàng năm. Để lễ hội diễn ra tốt đẹp cần phải chuẩn bị trước.
Ngay từ đầu tháng 12 năm trước, tỉnh Hội phật giáo Thanh Hóa, trụ trì chùa
Ngọc Châu Tự cùng các tăng ni phật tử phối hợp với chính quyền xã chuẩn bị
các nghi lễ truyền thống để phục vụ cho lễ hội diễn ra tôn nghiêm, đúng theo quy
định truyền thống.
2.1.1.Về phần lễ:
Trước khi diễn ra tổ chức lễ hội, ủy ban nhân dân xã Cẩm Sơn đã thành
lập Ban tổ chức lễ hội, bao gồm thành viên của những ban, ngành, đoàn thể có
liên quan đến việc tổ chức Lễ Hội được chính quyền địa phương quyết định

thành lập. Mỗi thành viên của Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm cụ thể và ban tổ
chức lễ hội phân công từng tiểu ban: Tổ an ninh, tổ bán vé, dịch vụ….
Chuẩn bị tốt các phần nghi lễ truyền thống, lên danh sách những người
tham gia nghi lễ, trong đó trụ trì chùa Ngọc Châu Tự là Đại Đức Thích Tâm
Định- phó trưởng ban đại diện phật giáo huyện Cẩm Thủy đại điện cho chùa
mời ban Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, mời trụ trì và các tăng ni phật tử ở chùa Độc
Cước ở Sầm Sơn lên tham gia lễ hội.
Đặc biệt năm 2011 ban tổ chức đã khôi phục nghi lễ rước kiệu đến thánh
mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử và kiệu Long Đình , Thần Linh cầu cho phúc
thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Ban tổ chức cần sắp xếp
phân công công việc cụ thể: cử người mang kiệu ra kiểm tra, lau dọn sạch sẽ để
12


nghi lễ rước kiệu được diễn ra vào đúng ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, đúng
nghi thức và an toàn, phối hợp với cán bộ văn hóa xã, thôn để tìm người khiêng
kiệu. Người khiêng kiệu phải là chàng trai khỏe mạnh, trang phục được chuẩn bị
sẵn, phù hợp với lễ hội. Trước khi lễ hội được diễn ra cần phải diễn tập để lễ hội
diễn ra tốt đẹp, tránh tình trạng sơ xuất làm mất đi sự tôn nghiêm của lễ hội.
Những người được phân công công việc gì thì cần làm tròn trách nhiệm:
trưởng ban đại diện là trụ trì Đại Thích Tâm Định, chú Phạm Văn Mười là phó
ban tổ chức, anh Lê Thế Hoan là cán bộ văn hóa xã Cẩm Sơn cùng tăng ni phật
tử trong chùa.
2.1.2.Về phần hội:
Nhân dân trong chùa không chỉ đến để lễ phật mà còn để tham quan cảnh
chùa, đặc biệt lễ hội diễn ra vào những ngày đầu năm nên người dân đến chùa để
vui xuân, trẩy hội, tham gia những trò chơi vui chơi lành mạnh, đáp ứng nhu cầu
văn hóa tinh thần của nhân dân.
Khâu chuẩn bị phần hội cũng được chú trọng. Trong phần hội, ban tổ chức
đã xây dựng các tiết mục, các trò chơi dân gian và hiện đại, thể thao văn nghệ tạo

nên sự phong phú cho phần hội.
Trong phần hội có các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, ném còn, tổ tôm, bài
điếm, cớ tướng, trống chiêng, trống rạp, hát xưởng. Ban tổ chức chọn những
người biết chơi các trò chơi này, tạo thành các đội để tham gia. Đặc biệt xã Cẩm
Sơn là một xã miền núi, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống nên các trò chơi
như ném còn , trống chiêng, trống rạp được nhiều người biết.
Về trò chơi hiện đại như bóng chuyền nam nữ, cầu lông, văn nghệ thì ngay
từ tháng 12 nhà chùa đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Cẩm Sơn để xã đưa về
các thôn trong xã , mỗi một thôn là một đội bóng chuyền nam nữ để tham gia thi
đấu trong ba ngày lễ hội. Về văn nghệ nhà chùa mời đòn hát về và còn có cả
13


những tiết mục của thanh niên các thôn, các em học sinh của hai trường tiểu học
và trung học cơ sở đóng trên địa bàn.
Chuẩn bị trước sân khấu và loa đài, phông rạp, sân diễn ra các trò chơi, trang
phục, cờ chùa sao cho phù hợp với lễ hội truyền thống.
Để tránh tình trạng mất trật tự và an toàn cần có ban bảo vệ là những công
an xã và công an thôn để lễ hội diễn ra tôn nghiêm tránh tình trạng đánh nhau,
cướp giật trong lễ hội.
2.1.3.Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác và quản lí lễ
hội:
Tổ chức lễ hội phải có sự thống nhất của làng, được sự cho phép của chính
quyền địa phương và tuyệt đối tuân thủ quy chế về tổ chức lễ hội.
Luật di sản văn hóa do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa X, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 29/ 6/ 2001 và có hiệu lực thi hành từ 01/
01/ 2002.
Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng về việc thực hiện nếp sống văn

minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ ban hành quy
chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18-1-2006 về Quy chế quản lý các hoạt động
văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

14


Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ văn hóa thể thao
và du lịch về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội tại mục 3, Điều 12 về tổ
chức lễ hội.
Nghị quyết HĐND tỉnh Thanh Hóa khoa 13 kỳ họp thứ 9 ngày 11/1/1998 về việc
cưới, việc tang, lễ hội.
Quyết định số 1323/1998/QĐ-UB ngày 29/6/1998 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc ban hành quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội:
Điều 2 :- Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
- Bảo tồn có chon lọc, kế thừa đổi mới những phong tục,tập quán tốt đẹp
của dân tộc, loại bỏ dần những hình thức, lỗi thời lạc hậu trong việc cưới, việc
tang, lễ hội.
-Tổ chức việc cưới,việc tang, lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa
lãng phí thời gian, tiền của, phô trương hình thức.
- Triệt để chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi trong việc cưới, việc
tang, lễhội.
- Xoá bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan.
Điều 3 :- Thực hiện nếp sống mới trong việc cưới,việc tang, lễ hội là một

trong những tiêu chuẩn để "Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá" ở mỗi gia
đình , mỗi làng, bản, xóm, thôn, khối phố,. Trong đó cán bộ, đảng viên phải là
những người gương mẫu từ giác thực hiện và vận động các gia đình khác cùng
thực hiện.
Điều 13:- Tổ chức lễ hội phải trang trọng, văn minh, phù hợp với tuần
phong mỹ tục, kể cả lễ hội dân gian truyền thống và hiện đại, tính chất nội dung
lễ hội phải cụ thể, mang tính giáo dục, vui tươi lành mạnh và tiết kiệm.
15


Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để tổ chứccác hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần
bán thánh, vụ lợi, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Công văn số 1118-UD/UBND ngày 29/12/2011 của UBND huyện Cẩm
Thủy về việc hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền – TDTT, mừng Đảng
mừng xuân Nhâm Thìn 2012.
2.2. Diễn biến lễ hội.
Hàng năm vào ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch , hàng ngàn
người tư khắc nơi hành hương về ngôi chùa Ngọc Châu Tự hay còn gọi là chùa
Chặng nằm dưới chân núi Chặng thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy tỉnh
Thanh Hóa để tham gia lễ hội đầu xuân. Lễ hội gồm hia phần, phần lễ và phần
hội được diễn ra tôn nghiêm, tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, an lành, vui
chơi giải trí .
2.2.1. Phần lễ.
Lễ rước kiệu Long Đình ở chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn huyện Cẩm
Thủy tỉnh Thanh Hóa được diễn ra vào ngày chính của lễ hội . Vào 9 giờ sáng
ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm tổ chức rước kiệu và dâng lễ được
diễn rất trang trọng và tôn nghiêm với sự tham gia của trụ trì, tăng ni, phật tử,
nhân dân trong xã và nhân dân các huyện lân cận. Rước kiệu Long Đình thể hiện
sự thành kính, cầu phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa. Rước kiệu phải đúng thủ
tục không có sai xót gì xảy ra thì người dân trong xã tin vào một năm mưa thuận

gió hòa , kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao.
Ngay từ sáng sớm, đội hình rước kiệu tập trung ở chùa, chuẩn bị trang phục
và nghe ban tổ chức hướng dẫn lại để tránh sai xót.
Trình tự được sắp xếp một cách phù hợp, theo đúng truyền thống. Đi đầu là
đội rước cờ hội, đội đánh chiêng trống, tiếp theo là người rước tàn long và đội

16


kiệu; cuối cùng là những tăng ni phật tử, khách tham quan và quần chúng nhân
dân
Lễ rước kiệu được bắt đầu ở ngay cung chính điện là cung thờ phật. Đoàn
rước kiệu đi đến ngã ba của xã Cẩm Sơn, khoảng 1km thì quay lại. Lễ rước kiệu
có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân địa phương. Lễ rước
kiệu đã diễn ra tốt đẹp thì năm đó người dân có một cuộc sống bình an, ấm no,
hạnh phúc, mùa màng bội thu. Còn nếu xảy ra sự cố thì nhân dân tin đó là điềm
báo năm đó sẽ khó khăn. Lễ rước kiệu là một hoạt động mang tính cộng đồng
cao nhất.
Trong cung thờ mẫu có thờ mẫu Liễu Hạnh- một trong tứ bất tử. Mẫu đệ
nhất danh hiệu: mẫu thượng thiên, thiên tiên thánh mẫu, Liễu Hạnh Quỳnh Hoa
công chúa, tam thế sinh hóa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương Mã
Hoàng công chúa.
Văn Kiều Thỉnh hát rằng: “Thỉnh mời đệ nhất Thiên Tiên sắc phong Chế
Thắng xe loan ngự về”. Về dâng lễ, các lễ cần được sửa soạn sẵn, mọi lễ đều
được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại đền chùa. Kế
đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải dùng hia tay kính cẩn đặt lễ vật, đặt
cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng, chỉ sau
khi đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương . Khi làm lễ cần phải
làm lễ từ ban công vào trong cung chính ở gian giữa, sau đó lễ từ trong ra ngoài
ở gian bên.

Khi chúng ta đi lễ chùa cần phải đi theo tuần tự, đế cổng chùa phải vào cửa
phụ bên tay trái; còn nếu vào ngày lễ hội thì phải đi cổng chính rồi vào cung
chính điện; nằm đối diện với cổng chùa là cung thờ phật rồi sang thờ mẫu bên
tay phải và đi theo sườn núi về phía bên tay phải là khoảng 100m là phật Quan
Âm; tiếp đến cung bên trái là thờ gia tiên; khi lễ xong cần ra theo cổng trái của
17


cửa chùa, được gọi là cổng Tam Quan, thường chỉ mở hai cổng phụ , vào ngày
lễ, ngày rằm mới mở cổng chính. Đi theo quy luật như vậy có ý nghĩ mang lại sự
may mắn, những gì cầu mong sẽ thành sự thật.
Trong ba ngày lễ hội của chùa còn có ban viết sớ phục vụ cho khách thập
phương về chùa làm lễ thắp hương, ban tiếp nhận công đức để tu sửa, nâng cấp
chùa.
Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự được diễn ra ở những ngày đầu năm mới cầu
cho mưa thuận gió hòa, là nhu cầu lớn và không thể thiếu trong đời sống văn hóa
hiện nay của nhân dân. Lễ hội được tổ chức phù hợp với thuần phong mĩ tục,
tính chất, nội dung lễ hội cụ thể, mang tính giáo dục, vui tươi, lành mạnh, tiết
kiệm; khôi phục lại các nghi thức truyền thống, trò chơi dân gian như ném còn,
cờ tướng…kết hợp với các trờ diễn hiện đại, các môn thi đấu thể thao, văn nghệ
phù hợp với nội dung của lễ hội, theo đúng quy định của pháp luật.
Lễ hội được diễn ra an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, người dân tham gia lễ hội
có ý thức cao, bảo vệ môi trường; đặc biệt đội bảo vệ luôn sát sao trực trong suốt
thời kì lễ hội nên không có tình trạng gây gỗ đánh nhau xảy ra. Bên cạnh đó lễ
hội chùa Ngọc Châu tự vẫn còn tình trạng cướp giật, móc túi do khách chủ quan
lơ là, tình trạng vứt rác bừa bãi vẫn còn, khinh doanh lấn chiếm lòng đường đi
vào chùa cần được khắc phục.
2.2.2.Phần hội.
Phần hội trước đây có các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn, tổ tôm,
cờ tướng, trống chiêng, hát xướng; nay có thêm các trò chơi bóng chuyền nam

nữ, cồng chiêng, văn nghệ…tạo nên sự phong phú cho phần hội, đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí cho người dân. Khuôn viên của chùa rất
rộng nên có thể tổ chức nhiều trò chơi cùng một lúc.

18


2.2.2.1.Trò chơi dân gian.
* Đẩy gậy: Trong xã có 12 thôn, mỗi thôn chọn ra một người to khỏe nhất
để tham gia. Trò chơi được tổ chức vào sáng mùng 5. Gậy được làm từ một cây
gỗ dài khoảng 1m, hình tròn đường kính 0,4mm. Ở giữa hai người chơi là một
đường kẻ, ai đẩy đối phương lùi lại phía sau là người chiến thắng.
* Ném còn: trờ chơi được tổ chức vào chiều mùng 5, gồm có hai đội. Dùng
một quả còn làm bằng vải, bên trong có một vật nặng khoảng 200 gr. Qủa có gắn
đuôi là một dải lụa nhiều màu sắc. Ở giữa dựng một cột cao khoảng 3m, trên
ngọn có treo một vòng tròn đường kính 35cm. Người chơi được chia làm hai
nhóm đứng đối diện nhau, cách cột khoảng 7m. Mội nhóm cử lần lượt từng
người ném còn sao cho quả còn chui qua vòng tròn treo trên ngọn cây là được
điểm. Khi ném người chơi cầm trái còn quay để lấy đà nhằm kĩ nà ném trúng.
Bên đối phương sẽ bắt quả còn của đội bạn, nếu bắt được sẽ được tính điểm. Quả
còn trong tay đối phương cũng sẽ được ném qua để lấy điểm.
* Cờ tướng: Trong chơi cờ tướng, quân cờ là người thật nên còn được gọi là
cờ người. bàn cờ là sân đất rộng đủ đường đi nước bước cho 32 người, được tổ
chức vào chiều mùng 6 của lễ hội. Số lượng cần thiết là 16 nam và 16 nữ, trong
đó phải chọn ra hai tướng: nam là tướng ông, nữ là tướng bà. Ngoài ra không thể
thiếu người tổng cờ( trọng tài) là người thứ 33 trực tiếp giúp ban giám khảo theo
dõi cuộc thi đấu. Về trang phục, một bên trang phục màu đen, một bên trang
phục màu đỏ , khi ra sân, bàn cờ trở nên rực rỡ dưới trời xuân. Trước ngực mỗi
người được chọn có treo tên quân cờ được viết bằng chữ Hán, hai tướng có chỗ
ngồi riêng, luật chơi như chơi cờ tướng. Bên cạnh những trò chơi náo nhiệt thì cờ

tướng thể hiện sự tinh tế, trầm tĩnh, có gía trị dưỡng tinh thần và như muốn tạo
nên sự cân bằng đối với cuộc đua tài, đồng thời bổ sung và nâng cao giá trị văn
hóa truyền thống của lễ hội.
19


2.2.2.2. Hoạt động thể thao và văn nghệ.
Hoạt động thể thao có thi đấu bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ. Trong
xã Cẩm Sơn có 12 thôn, mỗi thôn có một đội nam và một đội nữ được tổ chức
trong ba ngày, từ mùng 5 đến mùng 7 để tìm ra đội chiến thắng. Đây là một trò
chơi lành mạnh, thu hút nhiều người xem, tạo không khí cho lễ hội.
Bóng chuyền là một môn thể thao trong đó hai đội được ngăn cách bởi một
tấm lưới. Mỗi đội cố gắng ghi điểm bằng cách đưa bong chạm phần sân đối
phương theo đúng luật quy định. Mỗi thành viên trong một đội bắt đầu phần
đánh từ ngoài đường biên cuối sân qua lưới và sang phần sân đối phương. Đối
phương không được để bóng chạm đất bên phần sân mình. Họ được phép chạm
bóng tối đa ba lần. hai lần đầu thường được chuẩn bị cho tấn công, cố gắng trả
bóng qua lưới sao không cho đội bên kia không thể chặn bóng để bóng không
chạm đất sân đội mình. Mỗi một trận đấu có một trọng tài ngồi trên cao ở ngay
đầu lưới chắn để quan sát và ghi điểm, điều khiển trận đấu theo đúng luật chơi.
Những trận đấu bóng chuyền là những trận đấu hay và gay cấn, đặc biệt các đội
nam đã thu hút một lượng lớn người xem và cổ vũ tạo nên không khí náo nhiệt,
vui tươi. Càng vào vòng trong tranh giải nhất thì trận đấu càng hay, cả hai đội
đều giỏi và luôn theo sát nhau về điểm số, tạo sự hồi hộp, thú vị cho người xem.
Năm 2011, đội bóng chuyền nam của thôn Cầu Mây đạt giải nhất, đội
Hoàng Giang đạt giải nhì; đội bóng chuyền nữ làng Mùn đạt giải nhất, đội làng
Đại Đôàng đạt giải nhì.(ảnh 5)
Văn nghệ được diễn ra vào cả ba tối vào ba ngày lễ hội. Sân khấu được dựng
ngay trước sân của nhà Gia Tiên, đây là cung bên trái cuả chùa, trong đó có đoàn
văn nghệ do nhà chùa mời về diễn; có các tiết mục văn nghệ như múa, hát do các

thôn đăng kí, trẻ nhỏ thanh niên đều có thể tham gia.Nội dung các tiết mục văn
nghệ, các bài hát nói về Phật, về tình yêu quê hương, đất nước, những bài truyền
20


thống cách mạng. Những tiết mục văn nghệ cũng thu hút nhiều tầng lớp nhân
dân đến xem.
Đặc biệt trong sáng ngày mồng 6 có tiết mục múa lân do các bạn thanh niên
khỏe mạnh trong xã trình diễn. Tiết mục đã được trải qua nhiều tháng luyện tập
nên đặc sắc được mọi tầng lớp nhân dân yêu thích và hưởng ứng.
2.3

Công tác quản lý lễ hội:
Trong năm 2011, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở các địa phương đã
được chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện theo những quy định tại các văn bản
của Chính phủ và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thực hiện có hiệu quả công
tác quản lý nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ trong việc khai thác, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội. Lễ hội được tổ chức phù
hợp với thuần phong mỹ tục, điều kiện kinh tế của mỗi địa phương, tạo không
khí lành mạnh. phấn khởi cuốn hút du khách. Lễ hội đã thực sự hấp dẫn và cuốn
hút du khách tham gia, lượng du khách tham dự lễ hội tăng cao, trong mùa lễ hội
xuân năm 2011, số lượng người về dự các lễ hội tăng vượt trội so với các năm
trước.(ảnh 7)
mạnh, tiến Phần lễ tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính, chương
trình tham gia phần hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục
tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt
động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các
dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Trong những năm gần đây, thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa truyền thống, chùa Ngọc Châu đã được tu sửa, tôn tạo. Trông coi

quản lý tại chùa là ông Trần Văn Doãn thay mặt nhân dân duy trì việc thắp
hương lễ bái trong các ngày thường, các ngày tuần tiết…

21


Đó là sự chuyển động đúng hướng, đáng trân trọng và nên khuyến khích.
Lễ hội đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo các tầng lớp,
góp phần tích cực vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa đa dạng, phong phú của
các cộng đồng, tăng cường mối cố kết, giúp cho mọi người hướng thiện, và tăng
cường ổn định xã hội để phát triển.
Lễ hội là một chân dung văn hóa tiêu biểu của cộng đồng. Bởi vậy, tăng
cường công tác nghiên cứu, hướng dẫn và quản lý lễ hội theo hướng tôn trọng
các giá trị truyền thống, hướng thiện, tổ chức an toàn, nề nếp là yêu cầu khẩn
thiết đối với các cấp chính quyền, nhất là đối với các cơ quan văn hóa.
Nhìn chung, hoạt động lễ hội đầu năm 2009 có nhiều chuyển biến tích
cực, các lễ hội được địa phương tổ chức mang đậm nét văn hóa truyền thống. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh đã trực tiếp bám sát cơ sở chỉ đạo công tác
tổ chức lễ hội và hoạt động tín ngưỡng theo quy chuẩn, an ninh trật tự được đảm
bảo, cảnh quan môi trường khu vực lễ hội và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
được quan tâm, phần lễ được rút gọn, văn tế hoàn toàn sử dụng tiếng quốc ngữ.
Riêng việc thực hiện nghi thức truyền thống trong lễ hội được đã được chú trọng.
Đây là điểm quan trọng, bởi nghi lễ được tiến hành trang trọng dựa trên nguyên
tắc bảo tồn những nghi lễ truyền thống vốn có của từng lễ hội, đồng thời phát
huy các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian lành mạnh. Tổ chức quy hoạch,
sắp xếp hợp lý các điểm vui chơi và dịch vụ để đảm bảo tính tôn nghiêm của khu
vực hành lễ, trông giữ xe đúng quy định, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý
nghiêm khắc các hoạt động mê tín dị đoan, tuần tra bảo vệ di tích phòng chống
chộm cắp cổ vật, phòng chống cháy nổ
Bên cạnh những cố găng nỗ lực trên, tình trạng nâng giá dịch vụ vẫn còn ở

nhiều lễ hội, thực hiện nếp sống văn hoá trong lễ hội còn yếu thể hiện sự chen
lấn xô đẩy, nói năng tùy tiện, xả rác không đúng nơi quy định… Một số hiện
22


tượng như : Tổ chức lễ hội chưa thực sự phát huy hết những giá trị truyền thống
của lễ hội, hiện tượng tăng giá dịch vụ, níu kéo khách, còn có hiện tượng đánh
bạc, một số ấn phẩm văn hóa- tín ngưỡng không rõ đơn vị xuất bản vẫn còn bày
bán, ảnh hưởng không tốt trong dư luận. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu
kém là chính quyền các cấp và ngành văn hoá, thể thao và du lịch ở một số địa
phương chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát, còn buông lỏng trong công tác quản lý,
điều hành hoạt động lễ hội. Ý thức của người dân khi tham gia lễ hội còn chưa tự
giác trong việc thực hiện nếp sống văn minh, trong giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi
trường. Những vấn đề mới phát sinh chưa được kịp thời phát hiện, điều chỉnh, xử
lí kịp thời. Tính dự báo số lượng người đến với lễ hội chưa sát với thực tế, dẫn
đến công tác tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ còn yếu.
Chương 3
LỄ HỘI CHÙA NGỌC CHÂU ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG
3.1. Gía trị của lễ hội chùa Ngọc Châu đối với đời sống nhân dân trong
vùng:
3.1.1.Lễ hội chùa Ngọc Châu thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của
cộng đồng người Việt.
Việt Nam là một nước có truyền thống nhớ về cội nguồn, nhớ về những
người có công đối với dân tộc. Không chỉ thờ thần thánh, đức phật, những thế
lực siêu nhiên mà còn tưởng nhớ, ghi ơn và thờ những người có công với đát
nước như mẫu Liễu Hạnh, ban thờ Đức ông, ban Đức thánh hiền…Đây là những
người có công với đất nước khi mất đi đã được nhân dân tôn thờ lên thần thánh

23



để tưởng nhớ công ơn và mong muốn sự phù hộ cho nhân dân một cuộc sống an
bình và hạnh phúc.
Trở về nguồn cội là bản chất, đồng thời là giá trị văn hóa và lịch sử của lễ
hội, là nhu cầu vĩnh hằng của con người. Đặc biệt, khi quá trình giao lưu văn hóa
quốc tế và vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng quan
trọng, thì việc trở lại với cội nguồn tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng và gốc gác
văn hóa chính là biểu hiện giá trị văn hóa cũng như tính nhân bản của hoạt động
lễ hội
Tính chất tự quản, tinh thần dân chủ, nội dung nhân bản cũng là giá trị văn
hóa cần chú ý. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tổng hòa trong
đó con người tự tổ chức, chi phí, tự vui chơi và cùng vui chơi. Hơn thế cả cộng
đồng cùng tham gia sáng tạo và tái hiện, cùng hưởng thụ những sinh hoạt văn
hóa - tâm linh trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và bản
thân họ. Họ không chỉ sùng bái, thành kính biết ơn hay chỉ thầm dâng những
khát vọng, cầu mong của riêng mình với thần linh, không chỉ giao hòa với tự
nhiên mà còn trực tiếp sáng tạo, tái sáng tạo giá trị văn hóa. Ở lễ hội hôm nay ý
thức tự quản còn đậm, song tinh thần dân chủ, giá trị nhân bản có phần mai một,
vì thế, nảy sinh vấn đề tìm lại gốc gác trong lễ hội truyền thống.
Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền
thống trong tâm thức của nhân dân. Lễ hội là dịp để tưởng nhớ công ơn của
những người có công với dân tộc; lễ hội còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ hướng
về cội nguồn, tổ tiên, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn- truyền thống quý
báu của nhân dân ta.

24


3.1.2. Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí trong

nhân dân.
Chùa Ngọc Châu Tự là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của đại đa số người
dân trong huyện. Hàng năm ngôi chùa thu hút hành ngàn lượt khách du lịch và
tăng ni phật tử khắp mọi miền về đây lễ phật. Khách đến đây không chỉ để lễ
phật mà còn để tham quan, tìm hiểu về chùa cũng như cảnh vật xunh quanh. Đây
là một noi thú vị cho khách đến tham quan , với dãy núi đá vôi chạy dài nhiều
hang động, với cánh đồng lúa bao la tạo nên không gian rộng lớn . Đặc biệt trong
ngày lễ hội, người dân đến với lễ hội ngoài sự hòa nhập hết mình trong lễ hội,
tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như ném còn, cờ tướng, bóng chuyền…
đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.
Đi lễ chùa tạo cho con người cảm giác thanh tịnh, tôn nghiêm, trang trọng;
vừa tạo không khí, cảm giác vui vẻ, tấp nập tạo cho con người thấy thoải mái, an
bình và gặp nhiều may mán, đặt niềm tin vào cuộc sống.
Lễ hôi có sức lôi cuốn và trở thành nhu cầu hưởng thụ, vui chơi giải trí, là
địa điểm tụ hội của các bạn thanh thiếu niên, là nơi gặp gỡ, giao lưu bạn bè trong
dịp lễ hội này.
3.1.3.Lễ hội chùa Ngọc Châu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người
dân.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt cộng đồng được tổ chức theo phương pháp
cảnh diễn hóa với nhiều nội dung, hình thức phong phú nhằm vừa tôn vinh
những giá trị truyền thống thiêng liêng, vừa thõa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần
của con người và góp phần thắt chặt các mối quan hệ xã hội. Lễ hội là một loại
hình sinh hoạt văn hóa có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia.
Trong bất kì một xã hội nào đều tồn tại sự bất công, đau khổ, sự chênh lệch
giàu nghèo. Cẩm Sơn là một xã miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa, người dân sinh
25


×