SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
Trường THPT Hàn Thuyên
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Họ và tên giáo viên: Trần Quang Thêu
Điểm
Tổ: LÝ
Phần ghi nhận xét
Câu hỏi
1/ Module THPT 19: Hãy nêu những lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục khi thiết kế và
trình diễn bài giảng bằng Microsoft Office Powerpoint.(10đ)
2/ Module THPT 20: Thầy/Cô có nhận xét gì về việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường hiện
nay ? Chỉ rõ những hạn chế và đề xuất biện pháp khắc phục.(10đ)
Trả lời
Câu 1: Module THPT 19: Những lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục khi
thiết kế và trình diễn bài giảng bằng Microsoft Office Powerpoint:
1. Không thể chạy chữ xung quanh hình
Để thực hiện được việc này, cần đặt chữ và hình vào cùng một slide, chỉnh kích
thước hình tùy ý, click phải vào hình và chọn Send to Back. Sau đó, tăng khoảng cách
giữa các từ đè lên hình cho đến khi nào hình ảnh không còn bị che bởi chữ nữa. Tuy đơn
giản, nhưng cách làm thủ công này khá mất thời gian và có một nhược điểm rất lớn, đó là
phải làm bước này cuối cùng, vì chỉ cần thay đổi bất kỳ thông số nào của chữ, sẽ phải thực
hiện lại việc chỉnh sửa khoảng cách giữa các từ để tạo ra khoảng trống cho hình.
2. Thay đổi Font chữ hàng loạt
Muốn thay đổi font chữ đã chọn cho tất cả các slide mà không phải mất công thực
hiện thao tác này cho từng trang? Tất cả những gì phải làm là nhấn vào mũi tên nhỏ bên
cạnh nút Replace ở tab Home, chọn Replace Fonts và chọn font chữ cần thay đổi.
3. Chọn phiên bản Powerpoint nào?
Một trong những tai nạn đáng tiếc nhất với những file PowerPoint nói riêng và
Microsoft Office nói chung đó là việc không thể mở file lên chỉ vì khác phiên bản. Giữa
phiên bản Office 2003 về trước và 2007 về sau có rất nhiều sự thay đổi, mà thay đổi lớn
nhất nằm ở định dạng của văn bản. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này ở đuôi của
file, chẳng hạn như file .doc và file .docx. Vấn đề nằm ở chỗ trong khi những phiên bản
Office 2007 trở về sau có thể đọc được cả định dạng mới và cũ, thì những phiên bản từ
2003 trở về trước không thể đọc được những file mới.
Nhằm tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc này, cách tốt nhất là hãy cẩn thận lưu cả hai
định dạng mới và cũ. Ngoài ra, để PowerPoint có thể lưu slide của bạn mặc định ở định
dạng cũ, có thể vào Option của PowerPoint (Office > Powerpoint Option ở PowerPoint
2007 hoặc File > Option ở PowerPoint 2010), chọn Save. Ở dòng Save file in this format,
chọn PowerPoint 97 – 2003.
4. Màu chữ không rõ ràng khi dùng máy chiếu
Khi phải trình chiếu slide thông qua máy chiếu, đặc biệt là những máy chiếu có chất
lượng thấp, điều phải chấp nhận là màu sắc hiển thị không thể hoàn hảo như trên màn hình
máy tính, chưa kể đến những tác động tiêu cực do ánh sáng môi trường. Chính những điều
đó có thể gây ra tình trạng chữ khó đọc do hòa lẫn vào màu nền.
Để tránh tình trạng này xảy ra, cách tốt nhất là nên chọn những cặp màu font – nền
có tính tương phản cao và dễ chịu cho mắt người xem. Tiêu biểu là bốn cặp màu: trắng –
đen, đỏ - xanh da trời, xanh lá – hồng và xanh dương – vàng.
5. Font chữ bị thay đổi khi trình chiếu trên máy tính khác
Mất cả một khoảng thời gian rất lâu để chọn lựa font và màu sắc phù hợp cho slide,
nhưng khi mở bằng một máy tính khác, bất chợt nhận ra đây không phải là font mà mình
đã chọn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của slide thuyết trình mà còn
kéo theo cả những rắc rối về mặt trình bày, chẳng hạn như việc đặt hình vào giữa chữ
được đề cập ở trên.
Để tránh gặp phải trường hợp này, cách tốt nhất khi lưu một slide thuyết trình, nên
nhúng cả những font chữ đã dùng trong quá trình thiết kế slide, bằng cách vào mục
Option của PowerPoint, chọn Save và đánh dấu chọn cho mục Embed fonts in the file.
6. File âm thanh trên slide không nghe được
Cũng như font, những file audio kèm theo slide thuyết trình cũng là những thứ có
thể biến mất nếu bạn không cẩn thận khi mang slide sang máy tính khác. Tuy nhiên khác
với font, để giải quyết vấn đề này, không chỉ đơn thuần là nhúng file âm thanh đó vào
slide, bởi với mỗi phiên bản PowerPoint khác nhau đều có những cách thức chèn file âm
thanh khác nhau, vì thế khi nhúng một file âm thanh trong một slide PowerPoint 2010 thì
ngay cả PowerPoint 2007 cũng có thể không đọc được.
Cách tốt nhất để mang một file âm thanh vào slide thuyết trình đó chính là link trực
tiếp đến file âm thanh đó thay vì nhúng vào slide. Để làm việc này, trước tiên phải tạo một
folder chứa cả slide và những file âm thanh. Với PowerPoint 2007, vào phần PowerPoint
Option, chọn mục Advanced, kéo xuống phần Save, tại mục Link sound with file size
greater than, hãy chỉnh sao cho thông số này nhỏ hơn dung lượng file audio nhỏ nhất.
Khác với PowerPoint 2007, phiên bản 2010 không có tùy chọn này, vì vậy mỗi khi chèn
một file âm thanh, trong bảng Insert Audio, chọn file mình cần bằng cách click chuột vào
file đó, vào menu Insert nằm ở góc dưới bên phải của bảng và chọn Link to File. Từ đây,
mỗi khi muốn di chuyển slide thuyết trình, chỉ việc copy cả một thư mục đi thì chắc chắn
sẽ không xảy ra trường hợp thất lạc file âm thanh nữa.
Câu 2:Module THPT 20:Những nhận xét về việc sử dụng thiết bị dạy học
(TBDH) ở trường hiện nay. Cùng những hạn chế và biện pháp khắc phục:
1. Nhận xét:
- Cùng với cơ sở vật chất trường, lớp học thì TBDH đầy đủ là một trong những
điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhất là việc sử
dụng TBDH sẽ tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều; tạo động lực khuyến
khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, phát
triển năng lực thực hành. Có được các TBDH thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết
năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của
học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với
môn học.
- Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy,làm cho tiết học trở
nên sinh động,dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến
thức lâu và sâu hơn. Thiết bị dạy học mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương
pháp dạy và hình thức học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo,dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rông rãi.
- Người giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức
cho học sinh. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp
vụ vững vàng và biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học.
- Người giáo viên phải xác định được đối tượng học sinh mà có kiến thức ra sao ?
Cần phải dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng này? Người giáo viên phải biết sử
dụng thiết bị dạy học để làm cho tiết dạy trở nên sinh động,dể hiểu.Lý thuyết được kết hợp
với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn.Từ đó phát huy được tính
tích cực của học sinh và kích thích làm cho học sinh say mê và yêu thích học.
- Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng ngay từ đầu năm học
trường cũng đã đầu tư trang bị hệ thống máy tính , máy chiếu, đồ dùng dạy học.
- Bên cạnh đó nhà trường đã trang bị, nâng cấp phòng máy, phòng học bộ môn, nối
mạng internet, trang bị máy chiếu, mua thêm các trang thiết bị dạy học để thay thế cho các
thiết bị đã bị hỏng hoặc không sử dụng được. Giúp cho giáo viên sử dụng có hiệu quả vào
dạy- học.
- Tất cả giáo viên rất tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Học hỏi kinh nghiệm để chất lượng dạy-học ngày được nâng lên.
+Tất cả số học sinh đã cố gắng vươn lên trong học tập nhưng kiến thức hạn chế nên
kết quả chưa cao.
2. Hạn chế:
+ Đối tượng học sinh: đầu vào thấp, đa số các em đều bị hổng kiến thức ở các cấp
học dưới. Vì vậy mà các em :
• Khả năng ghi nhớ kiến thức chậm.
• Kỹ năng tính toán yếu.
• Ý thức học tập còn yếu, chưa đầu tư thích đáng thời gian học ở nhà.
• Hiểu biết khoa học tự nhiên, vận dụng vào thực tiễn còn yếu.
Đa phần học sinh chưa xác định đúng động cơ và mục đích học tập,chưa thể
hiện được ý thức phấn đấu vươn lên.
3. Một số giải pháp:
- Thực hiện các chuyên đề như: sử dụng thiết bị có hiệu quả vào đổi mới phương
pháp dạy.
– học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai
trò tối ưu của nó.
- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác.
- Đồ dùng trực quan có nhiều loại, đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan
tạo hình,... Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục
đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.
- Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những
câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên
phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích,
hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết
phân tích suy luận vấn đề. (Bắt học sinh đọc bài trước ở nhà)
-Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm
dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng
lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng
quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm bài dạy.
- Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị phải tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động
mọi học sinh cùng tham gia vào việc học.
- Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học:
+ Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài
dạy. Dụng thiết bị dạy học đưa ra lượng kiến thức phù hợp với tầm hiểu biết của học sinh.
+ Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học, giáo viên phải
chuẩn bị mượn thiết bị, chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ
dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy.
+ Đối với các giờ thực hành,thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học hợp
lý để tất cả mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành.Tránh tình trạng chỉ một vài
học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì lười nhác, không tập trung chú ý.