Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MAKETING DỊCH vụ của CÔNG TY THƯƠNG mại và DỊCH vụ đất mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
---------- o0o ---------TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
(Năm học : 2015 – 2016)

Chủ đề :

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MARKETING DỊCH VỤ CỦA CÔNG
TY Ổ PHẦN TM & DM ĐẮT MỚI

Giảng viên hướng dẫn

:TS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

Học viên thực hiện

: NGÔ THẾ KHANG

Mã số học viên

: 2381059011

Lớp

: Quản lý và tổ chức vận tải K23.2

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


MỞ ĐẦU


Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh. Về mặt từ vựng, Marketing
được cấu tạo từ từ ngữ căn bản Market (thị trường) và tiếp vị ngữ -ing (diễn tả một trạng
thái chủ động). Vì vậy nghĩa đen của nó là “làm thị trường” hay nói cách khác nó hàm
chứa những biện pháp năng động nhắm đến việc tác động vào một thị trường nào đó.
Thuật ngữ “Marketing” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường
ở trường Đại học Tổng hợp Michigan - Mỹ.
Đến năm 1910 tất cả các trường Đại học Tổng hợp quan trọng ở Mỹ bắt đầu giảng
dạy môn học Markeitng. Suốt trong gần một nửa thể thế kỷ, sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, nó được truyền bá sang Tây Âu và Nhật
Bản. Bộ môn Marketing đầu tiên của Châu Âu được thành lập tại thành phố Graz (Áo)
năm 1968. Một năm sau đó, tại thành phố Manster của CHLB Đức, một bộ môn
Marketing nữa của Châu Âu cũng đã ra đời…
Quá trình quốc tế hóa của Marketing đã phát triển rất nhanh. Ngày nay hầu hết các
nước Châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu và Châu Phi đều đã giảng dạy và ứng dụng
Marketing trong sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả.
Khi mới ra đời và suốt trong thời kỳ dài, Marketing chỉ giới hạn trong phạm vi
lĩnh vực thương mại. Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ để tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng
những hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra (đã có sẵn) nhằm đạt lợi nhuận cao. Người ta
gọi Marketing trong giai đoạn này là Marketing truyền thống (Traditional Marketing) hay
Markeitng thụ động (Passive Marketing).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế thế giới cũng như từng nước có
nhiều thay đổi là: kinh tế tăng trưởng mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh; cạnh
tranh trên thị trường gay gắt; giá cả hàng hóa biến động mạnh; rủi ro trong kinh doanh
nhiều, khủng hoảng thừa diễn ra liên tiếp… Những tác động trên đã buộc các nhà kinh
doanh phải có những phương pháp mới để ứng xử hợp lý với thị trường. Các hoạt động
của Marketing truyền thống không giải quyết được mâu thuẫn trên nên Marketing hiện
đại (Modern Marketing) hay Marketing năng động (Dynamic Marketing) đã ra đời.
Marketing ngày nay đóng vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách
hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị
trường. Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ
dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1. Khái niệm và phân loại Marketing
1.1.1. Khái niệm Marketing
- Marketing truyền thống: Marketing theo quan điểm truyền thống là toàn bộ các
hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển một cách tối
ưu các loại hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm mục đích lợi
nhuận. Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị trường của người bán (nhà sản
xuất).
- Marketing hiện đại:
“Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến
dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.
Ủy ban Hiệp hội Marketing Mỹ.
“Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nỗ lực thiết yếu nhằm khám phá,
sang tạo, thỏa mãn và gợi lên những nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận”.
Định nghĩa của Học viện Quản lý Malaysia
“Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh
doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về
một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng
nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.”
Viện Marketing Anh Quốc
“Marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra những khả năng câu
khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn
nhu cầu mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu”
Philip Kotler
Những khái niệm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu,

mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và
các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing. Những khái niệm
này được minh hoạ trong hình sau:


Nhu cầu,
mong
muốn và
yêu cầu

Sản
phẩm

Giá trị,
chi phí và
sự hài
lòng

Trao đổi,
giao dịch
và các mối
quan hệ

Thị
trường

Marketing
và người
làm
Marketing


- Đặc trưng của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại:
Qua các định nghĩa trên ta thấy được đặc trưng của Marketing truyền thống và
Marketing hiện đại:

Bảng 1.1: Đặc trưng của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
Đặc trưng

Marketing truyền thống

Marketing hiện đại

Mục tiêu

Tìm kiếm những thị trường có lợi
nhất cho việc tiêu thụ những sản
phẩm đã sản xuất. Sản xuất xong
rồi tìm thị trường. Sản xuất là
khâu quyết định toàn bộ quá trình
tái sản xuất; các biện pháp đều
nhằm vào mục tiêu bán đc những
hàng đã được sản xuất ra (bán cái
đã có).

Nhằm tạo ra những sản phẩm
phù hợp nhất với nhu cầu của
người tiêu dùng. Thị trường
là điểm xuất phát đồng thời
cũng là khâu cuối cùng của
toàn bộ quá trình tái sản xuất

hàng hóa (phải tìm được thị
trường mới tiến hành sản
xuất).

Phương tiện

Bán hàng và quảng cáo. Hoạt
động diễn ra chủ yếu trong khâu
lưu thông, phân phối.

Vận dụng tổng hợp các chiến
lược Marketing

Lợi nhuận tối đa trên cơ sở
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
của người tiêu dùng. Phương
Kết qủa
châm: “Bán cho thị trường
cái mà thị trường cần chứ
không phải cái mà mình có”.
Tuy có sự khác nhau như vậy nhưng Marketing hiện đại và Marketing truyền thống
vẫn có sự giống nhau và gắn bó nhất định. Marketing truyền thống chỉ như là 1 bộ phận
nhỏ trong các chính sách của Marketing hiện đại. Marketing hiện đại đầy đủ hơn, rộng
lớn và bao gồm Marketing truyền thống. Nếu như Marketing truyền thống là toàn bộ
Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở
khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Các
biện pháp đều nhằm vào mục tiêu
bán đc những sản phẩm đã được
sản xuất ra (bán cái đã có)



nghệ thuật nhằm để tiêu thụ ở khâu lưu thông, thì cao hơn thế Marketing hiện đại không
chỉ bao gồm các biện pháp để bán hàng mà còn từ việc phát hiện ra nhu cầu, sản xuất
hàng hóa theo nhu cầu đó và đưa đến tiêu thụ cuối cùng. Nếu Marketing truyền thống chỉ
góp phần tiêu thụ những nhu cầu đã có thì bao quát hơn Marketing hiện đại còn hình
thành nhu cầu mới, thay đổi cơ cấu nhu cầu, và làm cho nhu cầu ngày càng phát triển
đồng thời tiêu thụ nhiều những nhu cầu tiêu thụ cung ứng.
Marketing hiện đại ra đời, để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Ngày
nay, khách hàng có quyền lực hơn bao giờ hết, họ có thể kiểm soát việc sản phẩm, dịch
vụ tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào, như thế nào, đồng nghĩa với nó là họ sẽ có nhiều sự lựa
chọn, họ ít khi trung thành với một nhãn hiệu nào đó.
1.1.2. Phân loại Marketing
 Theo quan điểm quy mô hệ thống:
- Marco – Marketing: Ứng dụng cho các hệ thống lớn (toàn quốc, khu vực toàn
cầu…) nhằm điều tiết, điều chỉnh sự phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi khu vực và
toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã biết sử dụng Marco – Marketing như một công cụ hữu
hiệu để điều tiết thị trường, cân đối cung cầu, kết hợp kế hoạch với thị trường, hạn chế
chấm dứt khủng hoảng thừa…
- Micro – Marketing: Ứng dụng cho các hệ thống nhỏ (các công ty, xí nghiệp, nhà
hàng, khách sạn…). Những thành công trong kinh doanh ở các lĩnh vực này không tách
rời khỏi hoạt động Marketing hữu hiệu đã được tiến hành. Khái niệm Marketing nói
chung thường đồng nhất với Micro – Marketing. Trong nghiên cứu, giảng dạy Marketing,
người ta thường ưu tiên chọn Marketing của một hãng, một xí nghiệp để nghiên cứu.
 Căn cứ theo các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội:
- Marketing hàng hóa: bao gồm cả hoạt động thương mại dịch vụ
- Marketing phi hàng hóa: Marketing chính trị, xã hội…
 Căn cứ theo phạm vi các giai đoạn của quá trình tái sản xuất hàng hóa:
- Marketing trong lĩnh vực sản xuất: Marketing công nghiệp, Marketing nông
nghiệp, Marketing xây dựng…
- Marketing trong lĩnh vực thương mại: Marketing nội thương, Marketing xuất nhập

khẩu…
- Marketing trong lĩnh vực dịch vụ: Marketing du lịch, Marketing ngân hàng,
Marketing bảo hiểm…


 Căn cứ theo phạm vi địa giới lãnh thổ:
- Marketing nội địa, Marketing quốc tế
- Marketing nước đang phát triển, nước đã phát triển…
1.2. Vai trò, chức năng, nguyên tắc và các quan điểm Marketing
1.2.1. Vai trò của Marketing
Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin
khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên
thị trường. Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sự thay đổi sở
thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh. Nhu cầu của khách hàng
thay đổi, các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách. Vì vậy
Marketing hiện đại có vai trò là:
- Xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới.
Marketing xác định rõ phải sản xuất cái gì, bao nhiêu, sản phẩm có đặc điểm như thế nào,
cần sản xuất nguyên liệu gì, giá bán nên là bao nhiều…
- Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình
thực hiện các sản phẩm mới, và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công
của một sản phẩm.
- Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn
bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền
của công ty.
1.2.2. Chức năng của Marketing
- Chức năng thích ứng:
- Chức năng phân phối:
- Chức năng tiêu thụ sản phẩm:
- Chức năng yểm trợ, khuếch trương:

c) Các nguyên tắc Marketing:
- Nguyên tắc chọn lọc và tập trung:
- Nguyên tắc giá trị khách hàng:
- Nguyên tắc lợi thế khác biệt hay dị biệt hóa:


- Nguyên tắc phối hợp:
- Nguyên tắc quá trình (Principle Of Process):
1.3. Chất lượng dịch vụ
1.3.1. Khái niệm, phân loại và đặc trưng dịch vụ
a) Định nghĩa dịch vụ:
C. Mác cho rằng : "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoa, khi mà
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục
để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển".
Như vậy, với định nghĩa trên, C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch
vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh.
 Cấu trúc dịch vụ:
Đối với dịch vụ, do tính vô hình và tính không tách rời, việc phân chia thành 3 cấp
độ xem ra không còn phù hợp. Do vậy nhiều nhà nghiên cứu đề nghị chia thành 2 lớp:
- Cấp độ thứ nhất: Dịch vụ cơ bản, đáp ứng lợi ích cơ bản của khách hàng.
Dịch vụ cơ bản (Core service) là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của chính khách hàng, là
lý do chính để khách hàng mua dịch vụ (tương tự như sản phẩm cốt lõi). Về thực chất
khách hàng không mua một dịch vụ mà mua một lợi ích cơ bản mà nó mang lại. Tuy
nhiên dịch vụ cơ bản không phải là lý do làm cho khách hàng lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ này hay khác. Dịch vụ cơ bản là cơ sở để khách hàng lựa chọn loại dịch vụ trong số
các nhà cung cấp cùng loại dịch vụ đó.
- Cấp độ thứ hai: Dịch vụ thứ cấp, bao gồm cả lớp sản phẩm hoàn chỉnh (hữu hình)
và sản phẩm nâng cao.
Dịch vụ
thứ cấp

Dịch vụ
cơ bản

Hình 1.1. Cấu trúc dịch vụ


Dịch vụ thứ cấp (Secondary service) tương ứng với cấp sản phẩm hữu hình và sản
phẩm nâng cao. Nói cách khác, dịch vụ thứ cấp là sự kết hợp của các yếu tố vô hình và
hữu hình.Các yếu tố vô hình là các dịch vụ kèm theo làm tăng thêm lợi ích cho khách
hàng. Nhờ các dịch vụ thứ cấp mà nhà cung cấp dịch vụ giúp cho khách hàng phân biệt
dịch vụ của mình với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Các dịch vụ thứ cấp rất đa dạng và
thay đổi theo sự cạnh tranh trên thị trường. Nó giúp khách hàng lựa chọn tiêu dùng dịch
vụ của nhà cung cấp nào, tức là nó giúp cho nhà cung cấp dịch vụ tăng khả năng cạnh
tranh. Trong các dịch vụ thứ cấp, có những loại bắt buộc phải có thì mới có thể thực hiện
được dịch vụ cơ bản, và các dịch vụ không bắt buộc phải có. Ví dụ muốn sử dụng dịch vụ
Internet thuê bao thì phải đăng ký account, dịch vụ cấp hóa đơn, thu tiền tại nhà hay
chuyển khoản.
Những thành phần cấu thành trong mức dịch vụ thứ cấp:
+ Các đặc tính (Features): Các đặc tính sẽ tạo ra các dịch vụ khác nhau cùng thỏa
mãn một loại nhu cầu cốt lõi, nhưng nhằm vào các đoạn thị trường khác nhau. Cùng là
dịch vụ vận chuyển hành khách bằng máy bay nhưng có các loại vé khác nhau: Hạng
nhất, hạng nhì, hạng ba… Tàu hỏa thì có thể có ghế ngồi, giường nằm cứng, mềm…
+ Kiểu cách (Styling): Kiểu cách của một sản phẩm hữu hình tạo ra cho nó một nét
riêng biệt. Đối với dịch vụ cũng vậy. Kiểu cách (hay phong cách) hình thành bởi sự kết
hợp giữa các yếu tố hữu hình như trang trí nội thất nơi phục vụ kiểu cách màu sắc đồng
phục của nhân viên giao dịch…và yếu tố vô hình như phong cách giao tiếp với khách
hàng của đội ngũ nhân viên giao dịch.
+ Đóng gói (Packaging): Do tính vô hình của dịch vụ, đóng gói ở đây không phải là
dùng bao bì gói bọc. Đóng gói dịch vụ là các kết hợp các yếu tố vô hình và hữu hình để
tạo nên một dịch vụ tổng hợp cung cấp cho khách hàng. Các cách đóng gói khác nhau tạo

ra các gói dịch vụ khác nhau, mang lại tính đa dạng của dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu đa
dạng của thị trường, như vậy tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Nhãn hiệu (Brand): Nhãn hiệu của dịch vụ ngày nay được các doanh nghiệp rất
coi trọng. Nó giúp cho khách hàng nhận biết được dịch vụ, phân biệt được dịch vụ của
doanh nghiệp với các dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
+ Các yếu tố hữu hình: Các doanh nghiệp dịch vụ thêm các yếu tố hữu hình vào
dịch vụ thứ cấp các yếu tố: như trang trí nội thất, nơi giao dịch, logo, đồng phục của nhân
viên, các ấn phẩm quảng cáo, giao dịch, các thiết bị phục vụ cung cấp dịch vụ như xe cộ,
máy móc…


+ Chất lượng dịch vụ: Chất lượng là yếu tố quan trọng mà khách hàng đánh giá và
so sánh giữa các dịch vụ cạnh tranh. Hàng hóa hữu hình có thể thiết kế và sản xuất theo
một tiêu chuẩn định lượng trước. Tuy nhiên đối với dịch vụ, do rất khó đo lường chất
lượng, khó xác định mức độ quan trọng của các yếu tố chất lượng đối với khách hàng, và
do đó khó quản lý, duy trì chất lượng không đồng đều. Bản chất vô hình của dịch vụ làm
cho các nhà cung cấp dịch vụ khó khăn khi thiết kế dịch vụ sao cho khách hàng chấp
nhận được.
b) Phân loại dịch vụ:
- Phân loại theo vai trò của dịch vụ trong sản phẩm cung cấp cho khách hàng:
+ Dịch vụ thuần túy: Là loại dịch vụ có vai trò cốt lõi trong sản phẩm cung cấp cho
khách hàng, không có hoặc hầu như không có sự tham gia của hàng hóa hữu hình kèm
theo như: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đào tạo, dịch vụ tư vấn pháp luật, quản lý và hôn
nhân…
+ Dịch vụ bổ sung thêm (Additional services): Là các dịch vụ cung cấp thêm cho
khách hàng (ngoài dịch vụ chính hoặc hàng hóa chính) làm tăng thêm lợi ích cho khách
hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho nhà cung cấp dịch vụ
- Phân loại theo đối tượng trực tiếp của dịch vụ:
Theo đối tượng trực tiếp của dịch vụ, ta có 4 loại dịch vụ như sau


Bảng 1.2: Phân loại dịch vụ theo đối tượng
Đối tượng tiếp nhận dịch vụ
Con người

Vật thể

Các dịch vụ dành cho cơ thể con người

Các dịch vụ dành cho tài sản của
con người

+ Chăm sóc sức khỏe

+ Chuyên chở hàng hóa

+ Chuyên chở khách

+ Sửa chữa công nghiệp

+ Dịch vụ thẩm mỹ

+ Dịch vụ gia đình

+ Khách sạn, nhà hang

+ Xây dựng, bưu chính

Các dịch vụ dành cho tinh thần con người

Các dịch vụ dành cho quyền sở hữu của

con người


+ Giáo dục

+ Ngân hang

+ Thông tin liên lạc

+ Tiết kiệm

+ Phát thanh truyền hình

+ Bảo hiểm

+ Giải trí

+ Kế toán

+ Du lịch
+ Pháp luật
- Phân loại theo mức độ hữu hình của sản phẩm cung cấp cho khách hàng
+ Những sản phẩm hữu hình kèm theo cung cấp cho khách hàng
+ Môi trường vật lý trong đó quá trình tiêu thụ dịch vụ xảy ra (nơi chốn, trang thiết
bị, người cung cấp dịch vụ).
+ Các yếu tố hữu hình khác hiện diện trong quá trình cung cấp dịch vụ (như quá
trình tạo ra dịch vụ…).
- Phân loại theo mức độ sử dụng lao động cung cấp dịch vụ:
Có các dịch vụ cần nhiều lao động cung cấp dịch vụ như ca nhạc, bưu chính, y tế
giáo dục. Ngược lại, có các dịch vụ có thể dùng máy móc thiết bị để cung cấp dịch vụ

cho khách hàng như bán vé tự động, soát vé tự động, rút tiền tự động, điện thoại thẻ.
- Phân loại theo tần suất mua và sử dụng:
Có những dịch vụ được tiêu dùng thường xuyên, nhanh chóng, thường có giá trị
thấp và người tiêu dùng hầu như không cân nhắc khi mua như: dịch vụ xe buýt công
cộng, dịch vụ điện thoại thẻ. Mặt khác có các dịch vụ mua không thường xuyên có giá trị
cao do vậy quá trình mua kéo dài và người tiêu dùng được cân nhắc cẩn thận như: Du
lịch nước ngoài, đăng ký một kênh Internet trọn gói thuê riêng.
c) Đặc trưng của dịch vụ:
- Tính không mất đi: Kỹ năng dịch vụ không mất đi sau khi đã cung ứng.
- Tính vô hình hay phi vật chất: Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay
giác quan chứ ta không thể "sờ mó" sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo
lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng.
- Tính không thể phân chia: Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng
thời. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn để lưu kho sau đó
mới đem tiêu thụ.


- Tính không ổn định và khó xác định được chất lượng: hất lượng dịch vụ thường
dao động trong một biên độ rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (ví dụ, người
cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng phục vụ).
- Tính không lưu giữ được:
- Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ: thể
hiện ở chất lượng dịch vụ không ngừng được tinh vi hoá, chuyên nghiệp hóa và quan
trọng hơn là sự xuất hiện liên tục những dịch vụ mới.
1.3.2. Khái niệm chất lượng dịch vụ
Theo TCVN và ISO – 9000: “ Chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm
dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua”.
“Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng
có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ,
thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp”.

Trên góc độ nhà sản xuất cho rằng “chất lượng dịch vụ là việc bảo đảm cung cấp
dịch vụ theo đúng kịch bản với kỹ năng nghiệp vụ cao của nhân viên cung ứng và đội ngũ
cán bộ quản lý”.
Quan điểm dựa trên giá trị cho rằng “chất lượng là phạm trù của giá trị và giá cả,
bằng việc xem xét mối quan hệ tương ứng giữa tính năng dịch vụ những giá trị tạo ra và
giá cả”.
Quan điểm người sử dụng, quan điểm này cho rằng “chất lượng dịch vụ có được
trên cơ sở nhận thức và cảm nhận của người tiêu dùng dịch vụ”. Quan điểm này đồng
nhất chất lượng với tối đa sự thỏa mãn.
1.3.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ
Có thể phân tích chất lượng dịch vụ thành 2 thành phần cấu thành chủ yếu như sau:
- Chất lượng trên phương diện kỹ thuật (hay phần cứng của chất lượng): Chất lượng
trên phương diện kỹ thuật được thể hiện qua các chỉ tiêu, cho nên có thể đo lường đánh
giá định lượng được. Chất lượng trên phương diện kỹ thuật là một căn cứ quan trọng để
đánh giá chất lượng dịch vụ. Ví dụ thời gian chờ đợi của khách hàng để được phục vụ,
mức độ nhanh chóng, chính xác, an toàn của dịch vụ…
- Chất lượng trên phương diện chức năng (hay phần mềm của chất lượng): Chất
lượng chức năng mang tính chất chủ quan của chính khách hàng và nó có thể được thể


hiện qua yếu tố “Hình ảnh công ty”, “thương hiệu”, nhiều khi cùng 1 loại dịch vụ có công
dụng không khác nhau mấy nhưng thương hiệu sẽ làm nên thành công.
Mong đợi của khách
hàng

CHẤT LƯỢNG DV

Kết quả nhận được

Hình ảnh của công ty


Chất lượng trên phương diện kỹ
thuật

Chất lượng trên phương diện
chức năng

Hình 1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ
1.3.4. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
Việc đánh giá chất lượng dịch vụ khó khăn vì nó có những đặc điểm thực sự khác
biệt so với sản phẩm hữu hình dẫn đến các cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề chất
lượng dịch vụ.

Chủ yếu là
sản phẩm
vô hình

Chủ yếu là
sản phẩm
hữu hình

Đánh giá
theo lòng tin

Khám bệnh
Sửa xe

Khám răng

Dịch vụ

pháp lý

Đánh giá do
kinh nghiệm

Sửa chữa
TV

Giữ trẻ
Cắt tóc

Điểm nghỉ
mát

Nhà hàng
Xe hơi

Nhà ở

Đồ gỗ gia dụng

Đồ trang sức
Quần áo

Đánh giá do
tìm kiếm

Hình 1.3. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ trong ngành tiếp thị được xem xét qua 5 khoảng cách:



+ Khoảng cách thứ nhất là giữa kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ với
sự nhìn nhận của nhà quản trị về kỳ vọng của khách hàng.
+ Khoảng cách thứ hai xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc
chuyển đổi nhận thức về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính chất lượng của
dịch vụ.
+ Khoảng cách thứ ba xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao dịch vụ
cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định.
+ Phương tiện quảng cáo và thông tin cũng tác động vào kỳ vọng của khách hàng về
dịch vụ. Đây là khoảng cách thứ tư.
+ Khoảng cách thứ năm xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng bởi
khách hàng và chất lượng họ cảm nhận được.
Chatluongdichvu = F { KC _ 5 = ( KC _ 1, KC _ 2, KC _ 3, KC _ 4 )

Trong đó: KC_1, 2, 3, 4, 5: Khoảng cách 1, 2, 3, 4, 5

}


Nhu cầu
cá nhân

Kinh nghiệm
Khách hàng

Thông tin
truyền miệng

Dịch vụ kỳ vọng
Khoảng cách 5


Khoảng cách 4
Dịch vụ chuyển giao

Thông tin đến
khách hàng

Khoảng cách 3
Chuyển đổi cảm nhận
của Công ty thành tiêu
chí chất lượng

Nhà tiếp thị

Khoảng cách 1

Dịch vụ cảm nhận

Khoảng cách 2
Nhận thức của Công ty
về kỳ vọng của
khách hàng

Hình 1.4. Mô hình chất lượng dịch vụ 5 khoảng cách
- Tin cậy (Reliability): Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời
hạn ngay trong lần đầu tiên.
- Đáp ứng (Responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên
phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
- Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cách phục vụ
lịch sự, niềm nở với khách hàng.

- Đồng cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách
hàng.
- Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân
viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ.


1.4. Marketing hỗn hợp (Marketing – Mix)
1.4.1. Marketing hỗn hợp cho sản phẩm
Marketing hỗn hợp là việc sử dụng phối hợp hài hòa hợp lý các công cụ hay các nội
dung trong chiến lược Marketing nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nó gắn liền với các mô
hình thành phần của Marketing hỗn hợp của Mc Carthy và thường được gọi là mô hình
4P. Công ty sử dụng các công cụ 4P của mình để theo đuổi các mục tiêu Marketing trong
thị trường mục tiêu. Mô hình 4P bao gồm:
- Sản phẩm (Product)
- Giá cả (Price)
- Chiêu thị (Promotion)
- Phân phối (Place)
Phần bên ngoài của 4P là môi trường Marketing. Môi trường là các biến mà
doanh nghiệp không thể kiểm soát được (Uncontrollable Variables). Môi trường
Marketing bao gồm môi trường vi mô và vĩ mô. Môi trường vi mô gồm đối thủ cạnh
tranh, nhà cung cấp và Marketing trung gian, cuối cùng là cộng đồng. Môi trường vĩ mô
là môi trường dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, chính trị, thiên nhiên và công
nghệ.
Môi trường vĩ mô Marketing tạo nên cơ hội và đe dọa cho công ty (cũng như đối
thủ cạnh tranh). Nhà Marketing phải biết tận dụng các cơ hội và vượt qua, khắc phục
những khó khăn để đề ra được các kế hoạch Marketing phù hợp.
Môi trường,
kinh tế, dân số
Đối thủ
cạnh tranh

Giá cả

Môi
Sản phẩm
Môi
Cộng trường
trường Nhà
Thị trường
cung
đồng chính trị,
văn hóa,
mục tiêu
pháp
xã hội cấp
Phân
Chiêu thị
luật
phối
Marketing
trung gian
Môi trường, thiên nhiên,
công nghệ


Hình 1.5. Marketing và các biến số môi trường
Marketing cũng được hiểu theo một cách đơn giản thông qua môi hình 5R của
McCarthy (1960). Đó là quá trình sản xuất đúng sản phẩm, đúng giá cả, đúng kênh phân
phối, đúng phương thức chiêu thị đến khách hàng mục tiêu (Right Target: Customers,
Right Product, Right Price, Right Place, Right Promotion).
Những mô hình này tuy đơn giản dễ nhớ nhưng bỏ sót một công cụ rất quan trọng

trong Marketing hiện đại. Một trong số những công cụ đó là định vị thương hiệu
(Positioning) cho thị trường mục tiêu, mà tầm quan trọng của nó thường được các nhà
Marketing gọi là Big P.
Lauterborn (1990) đề nghị mô hình 4C tương ứng với mô hình 4P
Nhà sản xuất 4P
1. Sản phẩm
(Product)
2. Giá cả
(Price)
3. Phân phối
(Place)
4.Chiêu thị
(Promotion)

Nhà sản xuất 4C
1. Nhu cầu và ước muốn
(Consumer Solution)
2. Chi phí
(Consumer Cost)
3. Tiện lợi
(Convenience)
4. Thông tin
(Communication)

Hình 1.6. Mô hình 4P và 4C
1.4.2. Marketing hỗn hợp cho dịch vụ
Marketing dịch vụ phát triển trên cơ sở kế thừa những kết quả của Marketing hàng
hóa. Tuy nhiên, hệ thống Marketing Mix cho hàng hóa không hoàn toàn phù hợp với
những đặc điểm của dịch vụ. Do vây hệ thống Marketing – Mix 4P cần phải được thay
đổi, bổ sung về mặt nội dung cho phù hợp với hoạt động tiếp thị cho loại hàng hóa đặc

biệt là dịch vụ. Theo đó người ta tiến hành bổ sung thêm 3 thành tố (3P) để tạo thành
Marketing Mix 7P. Trong đó 3 chữ P thêm gồm:
- Con người: Đối với hầu hết các ngành dịch vụ thì con người (People) đóng vai trò
quyết định, đặc biệt là những nhân viên tuyến đầu tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ
vừa là người tạo ra, vừa là người bán trực tiếp do đó mọi lời nói, cử chỉ, dáng điệu, cách
ăn mặc… đều tác động tới tâm lý khách hàng.


- Các yếu tố hữu hình (Physical Evidence): Do dịch vụ có nhược điểm lớn là vô
hình nên cần phải chú trọng tới các yếu tố hữu hình trong khi cung cấp cái vô hình vì đó
là bằng chứng (Evidence) cho một dịch vụ tốt. Các yếu tố hữu hình có thể xuất hiện ở nơi
giao dịch, các sản phẩm kèm theo, thiết bị, phương tiện…
- Quá trình (Process): Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và khách
hàng lại là một đối tượng tham gia trực tiếp trong quá trình đó nên đánh giá sự hoạt động
của quá trình là 1 cách để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ. Do đó yếu tố quá trình
cần được hết sức quan tâm trong hoạt động Marketing dịch vụ.
PHẦN II : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV ĐẤT MỚI

Tên gọi : Công ty CP TM & DV Đất Mới.
Tên giao dịch : ALC Ltd.
Tên viết tắt : ALC
Trụ sở chính : Cát Lái – Quận 2- TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (08) 37425107, Hotline: 0964875555

Fax (08) 3742437
Website : www.alcvietnam.com
Email :

Logo


Vốn điều lệ : 100.000.000.000 Đ.VN


Ngành nghề kinh doanh :

a) Giao nhận và Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
b) Phân phối thiết bị nhà bếp cao cấp.
c) Sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nội thất cao cấp thương hiệu CASTA

Tầm nhìn
ALC xác định tầm nhìn là trở thành tập đoàn kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam
trong lĩnh vực giao nhận vận tải (logistics), sản xuất đồ gỗ nội thất và phân phối
hàng hóa. Tận dụng mọi cơ hội để trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành hàng
đầu tại khu vực trước năm 2015.
2.1 Các dịch vụ chính của ALC
2.1.1 Đại lý làm thủ tục Hải Quan và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
ALC cung cấp giải pháp và dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao
gồm các khâu như : khai báo Hải Quan, xếp dỡ, kiểm đếm, đóng gói, lưu kho, lưu bãi
container, bảo quản hàng hóa, giao nhận hàng tại kho nhà máy, thay mặt khách hàng
đăng ký vận chuyển theo lịch tàu (booking), vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến
điểm cuối cho khách hàng;
2.1.2 Đại lý vận tải biển và hàng không
Dịch vụ Đại lý vận tải biển và hàng không được ALC chú trọng vào
các hoạt chính sau:


• Môi giới vận chuyển quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ gom hàng lẻ (LCL); xúc
tiến công tác giao nhận, xếp dỡ, đóng gói hàng tại cảng/sân bay cho hàng FCL và
LCL; đăng ký vận chuyển theo lịch tàu (booking).
• Dịch vụ Đại lý tàu biển cho các tàu Quốc tế bao gồm thủ tục xuất nhập cảnh, kiểm

kiện (tally), cung ứng nhiên liệu, thực phẩm, giải quyết các khiếu kiện, tranh chấp pháp
lý về hàng hóa.
2.1.3 Giao nhận hàng triễn lãm quốc tế
Dịch vụ Giao nhận hàng triễn lãm là một mảng nghiệp vụ đặc thù của logistics,
được xem là một trong những thế mạnh của ALC thông qua việc cung cấp các dịch vụ
liên quan đến việc khai báo Hải Quan, quản lý các khâu vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản,
lắp đặt hàng hóa cho các Hội chợ, triễn lãm Quốc tế trong và ngoài nước.
2.2 Các họat động sản xuất kinh doanh chính của ALC
2.2.1 Kinh doanh phân phối sản phẩm TEKA
Với tư cách là Đại lý phân phối độc quyền của sản phẩm TEKA tại Việt Nam,
ALC thực hiện việc cung cấp và mở rộng thị trường cho sản phẩm thiết bị nhà bếp,
thiết bị vệ sinh cao cấp hiệu TEKA.

2.2.2 Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm gỗ nội thất cao cấp CASTA
Cung cấp các sản phẩm gỗ nội thất cao cấp CASTA với các tính năng ưu việt của sự
sang trọng, hiện đại và tiện dụng.
2.3 Quá trình hình thành và phát triển
ALC được thành lập vào năm 1994 dưới hình thức công ty TNHH hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực giao nhận hàng triển lãm và công trình. Từ khi thành lập đến nay,
công ty đã không ngừng phát triển và trở thành một công ty đa ngành nghề có nhiều chi
nhánh tại Việt Nam, hàng trăm đại lý, đối tác trong nước và trên khắp thế giới. Các yếu tố


cạnh tranh mà công ty luôn hướng đến nhằm phục vụ tốt nhất cho quý khách hàng:
• Chất lượng: Đối với chúng tôi, chất lượng dịch vụ là yếu tố then chốt đem lại
thành công của ALC. Sự cam kết về chất lượng ở đây được thể hiện bởi hệ thống quản lý
chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên
môn cao, gắn bó mật thiết trong công việc, với tinh thần hợp tác và đáp ứng nhu cầu của
quý khách hàng.
• Tiết kiệm chi phí: Chúng tôi luôn xem lợi ích của khách hàng cũng chính là lợi

ích của công ty. Do đó, việc tìm ra phương cách tối ưu nhất giúp khách hàng giảm thiểu
tối đa mọi chi phí do thuế và các dịch vụ khác là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của chúng tôi.
• Tiết kiệm thời gian: Với sự tinh thông lộ trình và bằng kinh nghiệm nhiều năm
trong lĩnh vực giao nhận, vận tải hàng hóa, chúng tôi cam kết giao hàng cho khách hàng
đúng lúc.
• Thế mạnh tài chính: Chúng tôi đã và đang thực hiện một đường lối vững chắc
trong việc sử dụng lợi nhuận tái đầu tư vào việc phát triển chung và vào trang thiết bị,
điều này giúp chúng tôi duy trì việc phát triển công ty, và do vậy, làm gia tăng lợi ích cho
quý khách hàng.
• Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin: Chúng tôi tin rằng sử dụng hiệu quả kỹ
thuật tin học là một trong những yếu tố then chốt trong việc duy trì thế cạnh tranh. Do đó,
đầu tư vào hệ thống IT và phát triển mạnh đội ngũ quản lý kỹ thuật là việc mà chúng tôi
luôn quan tâm thực hiện.

2.3.1. Các cột mốc phát triển
Năm 1994 : Thành lập Công ty ALC Hà Nội


Năm 1995 : Thành lập Công ty ALC Hồ Chí Minh.
Năm 2001 : Trở thành Đại lý Độc quyền phân phối các sản phẩm Thiết bị nhà bếp
cao cấp do Tây Ban Nha và Đức sản xuất mang thương hiệu TEKA.
Thành lập Khối Kinh doanh và phân phối thiết bị nhà bếp cao cấp.
Khai trương hoạt động Phòng Trưng bày và Giới thiệu sản phẩm thiết bị nhà bếp
cao cấp hiệu TEKA (Showroom).
Năm 2002 : Thành lập Khối kinh doanh đồ gỗ nhà bếp cao cấp mang
thương hiệu CASTA.
Năm 2006 : đầu tư 10.000 m2 đất gần KCN Cát Lái, TP Hồ Chí Minh
phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất.
Năm 2007 : Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Á CHÂU nâng vốn điều

lệ thành 100 tỷ đồng.
Năm 2008: Chuyển thành công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Đất Mới
Năm 2009; Đầu tư xây dựng văn phòng chính và nhà máy sản xuất Casta trên diện
tích 20.000m2 ở KCN Cát Lái, Q2- TPHCM
Năm 2011: Văn phòng và nhà máy Casta chính thưc đi vào hoạt động.
Năm 2012: Nâng vốn điều lệ lên 150 tỷ và bắt đầu phân phối thiết bị bếp Cata của
Tây Ban Nha.
Năm 2013: Khai trương Showroom thứ 2 tại TP.HCM trưng bày các sản phẩm tủ
bếp và thiết bị Teka, Cata.
Năm 2014: Mở rộng sản xuất tại nhà máy Cát Lái đông thời trở thành nhà phân
phối độc quyền của Kuppersbusch.


Năm 2015: Xây dựng nhà máy mới rộng 80.000m2 tại Long Khánh – Đồng Nai.
2.4 Sơ lược quá trình hoạt động
Giao nhận Vận tải (Logistics)
Từ khi thành lập Công ty TNHH
Thương

Mại & Dịch Vụ Đất Mới (ALC)

đến nay,
với bề dày 21 năm phát triển, được xem là lĩnh vực kinh doanh truyền thống
củaCông ty ALC, Khối Logistics đã nâng tầm thương hiệu ALC trở thành một trong
những doanh nghiệp hàng đầu trong hoạt kinh doanh giao nhận vận tải tại TP.Hồ Chí
Minh. Với chiến lược phát triển có định hướng, ALC đã chủ động nắm bắt được thời cơ
và nhu cầu phát triển của thị trường ngày một tăng mạnh về giao nhận vận tải, đồng
thời đẩy mạnh đầu tư phát triển các nguồn lực để nâng cao năng lực dịch vụ, lấy mục tiêu
thõa mãn đến mức cao nhất các yêu cầucủa khách hàng làm trọng tâm phát triển của
doanh nghiệp. Đến nay, Khối Logistics của Công ty ALC đang nắm giữ trong tay một

bộ máy hoạt động ổn định và có hiệu quả, bao gồm:
 200 nhân viên có trình độ tác nghiệp chuyên nghiệp trong tất cả các khâu
hoạt động logistics.
 Mạng lưới 5 văn phòng tác nghiệp vệ tinh đặt gần cụm cảng, sân bay, khu
công nghiệp và nhà máy khách hàng có khả năng nắm bắt và xử lý nhanh nhất các thông
tin về giao nhận hàng hóa xuất khẩu.
 Đoàn xe vận chuyển container gồm 65 xe đầu kéo (USA và Nhật Bản) và 192
rơ-moóc được tổ chức vận hành 24/24, đảm bảo đáp ứng xuyên suốt và kịp thời các
yêu cầu vận chuyển của khách hàng.
Khách hàng chính của Khối Logistics ALC chủ yếu là các Công ty có vốn đầu
tư nước ngoài đến từ Mỹ, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,… có mối quan hệ hợp
tác với Công ty ALC qua nhiều năm như: Procter & Gamble Vietnam (8năm), Poh
Huat Furniture (6 năm), ICI Paint Vietnam, White Horse Ceramics (6 năm), Huada


Furniture Vietnam (5năm), SC Johnson Vietnam (6 năm), Furniweb (10 năm) …
 Trang bị đầy đủ các phương tiện và thiết bị hiện đại cho công tác đóng gói, xếp
dỡ quản lý kho vận như: xe nâng, băng chuyền, pallet truck …
Về mảng dự án, công trình:
ALC là đơn vị chuyên nghiệp trong việc tổ chức giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ
hàng hóa, máy móc thiết bị siêu trường siêu trọng phục vụ cho các dự án công trình lớn
đòi hỏi trình độ giao nhận tác nghiệp ở mức độ cao có sự phối hợp của các phương tiện,
thiết bị chuyên dụng như cẩu trọng tải lớn, xà lan,… Các công trình mà ALC trực tiếp
tham gia trên 90% khối lượng công việc về giao nhận có thể kể đến là: Thủy Điện Hàm
Thuận-Đami, Cao Ốc Hải Thành Kotobuki (nay là Khách sạn Legend Sài Gòn), Nhà
máy Khí hóa lỏng Dinh Cố, Nhà máy Toyota Vĩnh Phúc, Nhà máy điện Phú Mỹ - KCN
Nhơn Trạch….

Về mảng dịch vụ giao nhận triển lãm Quốc tế
Khối logistics đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong ngành với 35% thị phần giao

nhận cho các cuộc Hội chợ triển lãm Quốc tế hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện
nay, ALC đang là đối tác chính cho các nhà tổ chức triển lãm Quốc tế như: VINEXAD
(Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Việt nam), VASEP (Hiệp hội Chế Biến
và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam), Crown

Van

Line

(Taiwan),

Curio

Pack

(Malaysia), Transit Air Cargo (Singapore), Fair Express (Germany), Sun Expo
(Thailand), Premier Logistics (Korea) …
Về mảng Vận tải Quốc tế:
ALC hiện đang duy trì quan hệ hợp tác với hơn 80 đại lý
hãng tàu (Freight Forwarder) trên thế giới. Ngoài ra, ALC còn
có quan hệ đối tác với nhiều hãng vận tải biển và hàng không
lớn như: Maersk Sealand, China Shipping, Cosco, Hapag


Lloyd, Wan Hai, NYK, Sinokor, OOCL, Yang Ming, Schenker …. Trong việc xúc
tiến khai thác chuyên chở hàng đi các tuyến Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Sản lượng
hàng năm luôn ở mức tăng trưởng cao bình quân đạt từ 10-20% /năm.

Như vậy, với uy tín và chất lượng dịch vụ ngày một hoàn thiện, Khối
Logistics Công ty ALC đã tạo dựng được lòng tin và sự thỏa mãn đối với nhiều khách

hàng lớn, đem được hình ảnh về một dịch vụ luôn luôn sát cánh cùng với sự phát triển
của khách hàng.
Phân phối thiết bị nhà bếp cao cấp
Theo đà phát triển của nền kinh tế, mặt bằng về dân trí và cuộc sống của xã hội không
ngừng phát triển kéo theo nhu cầu về các loại sản phẩm cao cấp phục vụ cho cuộc sống
ngày một tăng.
Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường và nắm bắt được nhu cầu của xã hội,
ALC đã mạnh dạn triển khai và thiết lập mảng hoạt động kinh doanh sản phẩm thiết bị
nhà bếp cao cấp. Đầu năm 2001, bắt đầu bằng việc thiết lập quan hệ đối tác với Nhà Sản
xuất hàng đầu Châu Âu về Thiết bị nhà bếp và thiết bị vệ sinh cao cấp, ALC đã chính
thức trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp cho nhãn
hiệu này tại Việt Nam.

Trên nền công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm TEKA không chỉ thể hiện tính tiện
dụng, sáng tạo mà còn tạo dựng một phong cách hiện đại, sang trọng đối với người sử
dụng. Chính vì vậy, trong gần 7 năm thâm nhập và xúc tiến thị trường, sản phẩm TEKA
đã nhận được sự tín nhiệm và đánh giá cao của người tiêu dùng, đặc biệt là các chủ
đầu tư kinh doanh bất động sản cao cấp. Hiện nay, khoảng hơn 40% các dự án căn hộ
cao cấp tại TP.Hồ Chí Minh và 10% tại Hà Nội sử dụng các sản phẩm hiệu TEKA. Có
thể nhắc đến một số dự án lớn như:


- Khu Căn hộ Cao cấp BOTANIC(Q.Phú Nhuận)
- Khu Căn hộ Cao cấp PASTEUR COURT (Q.1)
- Khu Căn hộ Cao cấp SAIGON PEARL (Q.1)
- Khu Căn hộ Cao cấp AVALON
LANCASTER (Q.1)
Về mảng phân phối bán lẻ :
ALC đã thiết lập quan hệ đại lý phân phối bán lẻ với hơn 200 Công ty, Siêu thị, Cửa
hàng tập trung tại các tỉnh và thành lớn là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa (Đồng

Nai), Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt vv.
Theo chiến lược phát triển của Công ty, hoạt động kinh doanh các sản phẩm cao cấp sẽ
được tiếp tục mở rộng phát triển đến thị trường tiềm năng như Huế, Đà Nẳng (miền
Trung), Cần Thơ, Hải Phòng … đồng thờităng cường đa dạng hóa về chủng loại sản
phẩm nội thất cao cấp (cho phòng khách, phòng ngủ).


×