Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạntại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.84 KB, 12 trang )

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạntại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Nam Hà Nội
- Cùng với mục tiêu chung của toàn ngành , Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát: “Tập trung sức
toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề
án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010 đã được phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính mạnh,
tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và
khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ
năng lực, cạnh tranh. Tập trung đầu tư vào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công
nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, nâng cao năng lực tài chính và
phát triển giá trị Thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp thực hiện Văn
hoá doanh nghiệp”.
- Mục tiêu cụ thể của Chi nhánh là “Phấn đấu được nâng hạng Chi
nhánh”. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong các năm, cố gắng đưa
Chi nhánh vươn lên ngang tầm với những đơn vị “mạnh” trên địa bàn Hà
Nội. Thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đăng ký với Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam.
3.1.2.Định hướng nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Căn cứ vào kết quả đạt được những năm qua và tình hình thực tiễn,
những xu hướng triển vọng trong thời gian tới, kế hoạch hoạt động kinh doanh
của chi nhánh dự kiến năm 2008 có những mục tiêu sau :
- Tổng nguồn vốn tăng 18% : đạt 9.450 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ địa phương tăng 23% : đạt 2400 tỷ, trong đó, dư nợ cho vay


ngắn hạn là 960 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ.
- Nợ xấu ( nhóm 3 – nhóm 5) : dưới 3% dư nợ.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng : Coi trọng công tác
kiểm tra sau, quản lý chặt dư nợ, kiên quyết giảm thấp nợ xấu và thu hồi
các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.
- Mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Kế hoạch tín dụng vẫn
dc giao trên cơ sở đăng ký và tuỳ thuộc vào khả năng quản lý nợ của từng
đơn vị.
- Mở rộng thêm khách hàng , nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế
hộ gia đình. Định kỳ phân loại nợ, tổ chức đánh giá, phân tích các khoản
nợ, xếp hạng khách hàng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thông tin
khách hàng , thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Có chính sách khách hàng phù hợp : phân loại khách hàng , ưu đãi về lãi
suất cho vay , phí dịch vụ... đối với khách hàng truyền thống, khách hàng
đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
- Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ.
3.2.Giải pháp
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
3.2.1.1. Chính sách tuyển dụng
Đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng
trong Ngân hàng, vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, Ngân hàng cần xem xét kỹ,
lựa chọn chính xác đúng người đúng việc. Có như thế mới giúp Ngân hàng hoạt
động tốt được. Một cán bộ tín dụng có đủ năng lực và trình độ luôn biết mình
phải làm gì, không phải làm gì trong từng tình huống cụ thể. Trong khâu tuyển
dụng, Ngân hàng nên đưa ra các tình huống thực tế để kiểm tra trình độ của các
ứng viên, kiểm tra cả về nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ và tin học.
Ngoài ra, trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng cũng nên kiểm tra cả những
kiến thức về thực tế, về giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng vì đây là
những kỹ năng không thể thiếu ở một người cán bộ tín dụng.
3.2.1.2. Chính sách đào tạo

Bên cạnh việc chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, Ngân hàng phải
không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các
lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ . . . Để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, và của ngành Ngân hàng nói riêng
thì yêu cầu cần thiết với các cán bộ tín dụng là ngoại ngữ và tin học, đây là hai
yếu tố rất quan trọng, giúp họ tự tin hơn trong công việc, vì thế Ngân hàng cần
tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho
họ học tập và nghiên cứu.
Hoạt động tín dụng có liên quan hầu hết đến các ngành, các thành phần
kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp
luật Việt Nam và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn, chồng chéo đảm bảo vừa đúng
pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các cán bộ tín dụng phải am hiểu
pháp luật một cách sâu sắc. Để làm được điều này, Ngân hàng cần thường
xuyên có những cuộc hội thảo về những lĩnh vực luật pháp có liên quan.
Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt độn tín dụng, ngoài những kiến
thức cơ bản về nghiệp vụ, cần:
- Nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngành Ngân
hàng nói riêng.
- Có khả năng phân tích chỗ sai, chỗ đúng của chính sách chế độ từ đó
biết cần làm gì và tránh gì
- Có kiến thức về ngoại ngữ và tin học.
Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng và tiến hành
thẩm định dự án có trách nhiệm đề xuất lãnh đạo ra quyết định đồng thời giám
sát dự án này. Quyết định đúng hay sai của ban lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều
vào đội ngũ này. Do vậy, ngoài các yêu cầu chung, đòi hỏi họ phải là người
trung thực, khách quan, kiên định rõ ràng, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những
cái sai, có ý thức bảo vệ tài sản của Ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn về
nghiệp vụ, đối với các cán bộ này yêu cầu phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất
định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và các vấn đề có liên quan.
Trong điều kiện hiện nay, tồn tại tiêu cực là tất yếu, khó tránh khỏi khách hàng

dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, lập hồ sơ giả, thế chấp giả . . . Để phát hiện các
hành vi sai trái này cán bộ cần có năng lực nghề nghiệp trong kiểm tra, thẩm
định dự án. Cần có thái độ đúng mực khi giao tiếp với khách hàng lầm đầu.
Định kỳ, Ngân hàng nên kiểm tra các cán bộ tín dụng trên một số lĩnh vực:
Nghiệp vụ, pháp luật, tiếng anh, tin học.
Ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân, đối với các dự án nhỏ, cán
bộ có thể tự quyết định sau khi đã xem xét. Có như thế sẽ nâng cao hơn trách
nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với Ngân hàng.
3.2.2.Tăng cường công tác kiểm tra sau khi giải ngân
Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng được coi là một biện
pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát sẽ giúp Ngân hàng
kiểm soát được hành vi của khách hàng, đảm bảo đồng vốn sẽ được sử dụng
đúng hiệu quả và đúng mục đích. Việc giám sát tiền vay hiện nay ở Ngân hàng
mới tập chung chủ yếu vào việc xem xét các báo cáo tài chính mới nhất, một số
giấy tờ hóa đơn liên quan . . . định kỳ cán bộ tín dụng đến cơ sở kiểm tra, tuy
nhiên việc gián sát như vậy sẽ khó phát hiện kịp thời các biến cố xảy ra trong
doanh nghiệp, nhất là tính trung thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp
đưa ra. Vì vậy, việc giám sát tiền vay cần phải được thực hiện như sau:
- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận nghiêm túc để đảm bảo việc đánh
giá, xem xét được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản vay,
bao gồm:
+ Đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng để đảm bảo rằng khách
hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán
+ Đánh giá chất lượng và tình hình của tài sản thế chấp
+ Xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để đảm bảo
rằng Ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế
chấp của khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ
+ Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng và sự
thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng hoặc giảm nhu cầu
tín dụng của người vay.

- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên các khoản vay lớn (bằng cách
Ngân hàng sẽ tiến hành cho vay theo phương thức cho vay từng lần) bởi vì việc
không tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình
tài chính của Ngân hàng
- Tiến hành theo dõi thường xuyên hơn với các khoản cho vay có vấn đề.
3.2.3.Xây dựng chính sách cho vay ngắn hạn hợp lý
Chính sách cho vay ngắn hạn phản ánh cương lĩnh tài trợ ngắn hạn của
Ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên
trong Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự

×