Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng kỹ thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.66 KB, 12 trang )

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng kỹ
thương Việt Nam
3.1. Định hướng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới
3.1.1 Công tác huy động vốn
- Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là huy động vốn từ dân
cư.
- Gắn huy động vốn với hiệu quả sử dụng vốn.
- Cơ cấu theo kỳ hạn và khách hàng.
- Tiếp tục đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn
3.1.2 Công tác tín dụng
- Tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ xấu, là năm chất lượng tín dụng và chuyển
dịch cơ cấu tín dụng , cơ cấu khách hàng.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng xem xét cho vay.
- Củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh của Ngân hàng kỹ thương trên toàn
quốc.
3.1.3 Công tác dịch vụ
- Tiếp tục đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm với mục tiêu đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
- Tích cực tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch
vụ ngân hàng hiện đại.
- Mở rộng hoạt động thanh toán trong nước, trả kiều hối WU và kinh doanh
ngoại tệ.
- Trên nền tảng đã có tiếp tục phát triển sản phẩm dịch vụ trả lương qua tài
khoản đối với các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp. Thực hiện tốt công tác
chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc, nhận lương qua thẻ ATM, tiếp thị các khách
hàng mới sử dụng dịch vụ BSMS…
3.1.4 Công tác kiểm tra, kiểm soát
Tăng cường công tác tự kiểm tra kiểm soát đảm bảo các nghiệp vụ đều được
kiểm tra giám sát phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai sót…
Nguyễn Mạnh Thắng 1 Lớp TCDN-K21


1
3.1.5 Công tác quản trị điều hành
- Bám sát chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mục tiêu nhiệm vụ
ngành, tổ chức quán triệt đến mọi cán bộ nhân viên và triển khai kịp thời với tinh
thần chủ động, sáng tạo.
- Lấy kế hoạch kinh doanh làm điều hành, chấp hành nghiêm chỉnh, kỷ cương
của Tổng Giám Đốc.
3.1.6 Công tác khác
- Tổ chức đại hội công nhân viên chức để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2009..
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, xây dựng cơ quan đoàn kết thống nhất.
- Tiếp tục chăm lo xây dựng chính sách vật chất, tăng cường bồi dưỡng nâng
cao về mọi mặt cho cán bộ.
- Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn hiệu quả
tuân thủ hạn mức tín dụng và cơ cấu tín dụng Techconbank.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng
3.2.1 Giải pháp trực tiếp
* Ngân hàng cần có các hình thức huy động vốn trung, dài hạn thích hợp và đa
dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta dần đi vào ổn định, hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng kỹ thương đã được cải thiện đáng kể phù hợp với sự đổi mới
CNH,HĐH đất nước. Đó là việc ngân hàng thay đổi cơ cấu nâng cao dần tỷ trọng cho
vay trung, dài hạn,nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng ngày càng được
nâng cao để theo kịp sự phát triển của Việt Nam cũng như hội nhập với kinh tế thế
giới. Do vậy ngân hàng cần đa dạng hoá các loại hình huy động vốn phù hợp với từng
thời điểm, áp dụng lãi suất linh hoạt lãi suất huy động kịp thời và phù hợp với sự thay
đổi của thị trường, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát . Hoàn thiện các
loại tiền gửi truyền thống, xây dựng thêm các hình thức huy động vốn mới như huy
động tiết kiệm dài hạn với các mức lãi suất cao hơn mức lãi suất ngắn hạn, đưa thêm
các chỉ tiêu,công cụ để đánh giá chất lượng tín dụng chính xác hơn. Các công cụ đó

có thể hữu danh hoặc vô danh, có thể chuyển nhượng tự do mua bán trên thị trường.
Ngoài ra, ngân hàng cần thực hiện nghiệp vụ chiết khấu các kỳ phiếu, trái phiếu chưa
Nguyễn Mạnh Thắng 2 Lớp TCDN-K21

2
đến hạn thanh toán, bên cạnh các công tác tuyên truyền, quảng cáo để thu hút các
nguồn vốn trung, dài hạn trong và ngoài địa bàn. Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải
chuyển hoá năng động, hợp lý các nguồn vốn ngắn hạn vừa đảm bảo nhu cầu vừa có
khả năng thanh toán cao.
Tập trung thu hút vốn dân cư, tìm kiếm các dự án đầu tư nước ngoài lớn và lâu
dài…
* Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay,
thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng.
Thẩm định dự án nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kỹ thuật của dự
án đầu tư như: qui mô đầu tư, thiết bị công nghệ, năng lực công suất máy móc, khối
lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ…trên cơ sở đó để đi đến đầu tư.
Ngân hàng kỹ thương trong thẩm dịnh đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhưng để hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần chú ý, ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ,
tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp lý về kinh doanh, về dự án vay, thẩm định
tính hiện thực, tính khả thi của các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo về hiệu quả,
khả năng vay trả.
Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế, tính
toán nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Với giác độ là người cho vay vốn,
ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý, tính toán của người
vay vốn. Không chỉ dừng lại tính toán của người vay mà ngân hàng luôn luôn phải
đặt các vấn đề phẩn biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính toán của người vay để
làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu quả cao hay thấp của dự án vay có quan
hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định khả năng vay tốt hay xấu của dự án.
Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưa đủ
mà điều kiện quan trọng là: Trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm

bảo không, trả nợ trong bao lâu, lịch trả nợ như thế nào?
Vì vậy, ngoài việc thẩm định lai hiệu quả kinh tế của dự án vay, ngân hàng cần
phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ, hiện thực khả thi,
lịch trả nợ trả lãi cụ thể.
* Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi
đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.
Nguyễn Mạnh Thắng 3 Lớp TCDN-K21

3
Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên là khâu quyết định cho vay đối với dự
án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần
quan trọng. Khi một dự án trung, dài hạn được cho vây theo đúng mục đích, đúng
lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn
vay ở đây là kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước xem có sử dụng đúng
mục đích hay không. Việc kiểm tra này thông qua các chứng từ hoá đơn, giá cả…
Nếu doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng thì
đó là cơ sở cho sự phát triển vốn lần sau. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai
mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát
mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến
trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng
có thể phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý ngay.
Việc đôn đốc thu nợ lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm, là kỷ
luật đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín
dụng phải theo dõi hằng ngày. Ngân hàng đồng thời phải gửi báo cáo cho doanh
nghiệp có nợ xấu chuẩn bị nguồn trả vào trước kỳ hạn trả. Việc thu nợ lãi đúng kỳ
hạn sẽ không có nợ xấu thể hiện sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì
cần xem xét để ra hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế
độ tín dụng quy định, không tuỳ tiện ra hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ xấu
thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi,

tránh để nợ nần dây dưa.
Để xử lý nợ quá hạn thì ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh
nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong SXKD. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn
trong sản xuất để giảm nợ xấu.
Cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ
nuôi nợ.
* Ngân hàng cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung, dài
hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất luôn đe doạ các ngân hàng bởi cấp độ của
khoản vay trung, dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm
đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản vay trung, dài hạn không chỉ đòi hỏi đối
Nguyễn Mạnh Thắng 4 Lớp TCDN-K21

4
với ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ, bởi mức độ của khoản
vay trung, dài hạn là rất lớn , gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay. Ngân hàng tài
trợ và các bên có liên quan. Chính vì vậy, biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn
trong thế chấp và bảo lãnh là hết sức cần thiết đối với ngân hàng. Việc dự báo rủi ro
tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng
ngay từ khâu phán quyết càng cao. Đương nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi ro
tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường xuyên
không phải chỉ trước khi phán quyết mà cả trong suốt quá trình đưa vốn vay ra cho
đến khi hết nợ gốc và lãi vay.
Vì vậy, khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ, người ta tính toán cả phương
án: Phương án lạc quan nhất, phương án trung bình nhất. Để an toàn và phòng ngừa
các rủi ro tiềm ẩn, có một phương án thường dùng là lấy phương án sản xuất xấu nhất
để xem xét. Nếu phương án này vẫn trả được nợ và lai vay với ngân hàng trong giới
hạn cho phép thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết đã có thể yên tâm về khoản vay
được duyệt.
Thế chấp và bảo lãnh cho việc vau vốn là chìa khoá an toàn cuối cùng cho việc

vay vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm bảo nguyên tắc và
chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà nước, áp dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo nhưng không tuỳ tiện. Tuyệt đối không coi thế chấp cầm cố là “ Bùa hộ mệnh ”
trong cho vay, không thể coi chìa khoá là an toàn đặc biệt mà chỉ coi là chìa khoá an
toàn cuối cùng trong việc đảm bảo tín dụng. Thực hiện việc thế chấp, bão lãnh đúng
quy định và cho lãi vay phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía doanh nghiệp chứ
không phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp.
* Mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Ngân hàng tiếp tục điều chỉnh cơ chế cho vay và đầu tư phải phù hợp với cơ
cấu thành phần kinh tế quốc dân. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng để phân chia
rủi ro và quan trọng là không phân biệt thành phần kinh tế, thực hiện chính sách
khách hàng để cho vay.
Hiện nay, ở chi nhánh ngân hàng kỹ thương Việt Nam tỷ trọng cho vay trung,
dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn quá nhỏ bé. Mặc dù quy định
cho vay về thành phần kinh tế này đòi hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng không vì thế
Nguyễn Mạnh Thắng 5 Lớp TCDN-K21

5

×