Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời tại thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.38 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Ngay nay, thế giới đang sống trong bầu không khí toàn cầu hóa nhộn
nhịp và khẩn trương, với sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường. Xu thế hội
nhập quốc tế mở ra những thuận lợi đồng thời thách thức sự phát triển của
mỗi quốc gia. Từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển đã và
đang huy động mọi nguồn lực của nước mình vào cuộc, tạo ra sự cạnh tranh
vô cùng lớn. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các nước với nhau mà ngay
trong từng lĩnh vực, các tổ chức, doanh nghiệp, công ty của một quốc gia. Để
khẳng định tiếng tăm của mình với các bạn hàng và đông đảo nhân dân thế
giới thì quảng cáo là hình thức được lựa chọn hàng đầu. Quảng cáo ngày càng
1


đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, với
đời sống xã hội nói chung. Nhờ có quảng cáo mà sản phẩm của những hãng
nổi tiếng đến được với người tiêu dùng khắp năm châu. Do đó, quảng cáo
cũng giúp người dân định hướng, chọn lựa những sở thích tiêu dùng của mình
một cách hợp lý, nâng cao cuộc sống của chính mình . ở Việt Nam, tên tuổi
của phần lớn các thương hiệu còn mờ nhạt trên thị trường quốc tế thì quảng
cáo là điều rất cần thiết. Đây là một trong những lĩnh vực mà tuổi thọ không
lớn so với các lĩnh vực khác ở nước ta, song đã có những bước phát triển đáng
kể . Từ chỗ hoạt động quảng cáo do nhà nước đảm nhiệm, đã xuất hiện một số
công ty, doanh nghiệp tư nhân chuyên về quảng cáo và đạt doanh thu tương
đối lớn góp phần tăng ngân sách nhà nước. Sự đa dạng hóa về hình thức,
phong phú về nội dung quảng cáo đã tạo cho Việt Nam một dáng vẻ mới. Đặc
biệt, hình thức quảng cáo ngoài trời bằng panô, áp phích cho các sản phẩm
trong và ngoài nước đã tô điểm khuôn mặt của những đô thị, thành phố lớn.
Tại Vĩnh Phúc nói chung và Thị xã Phúc Yên nói riêng, xuất hiện ngày


càng nhiều những tấm quảng cáo ngoài trời đã mang lại cho thị xã Phúc Yên
những lợi ích nhất định, đồng thời chúng gây ra không ít hậu quả, mặc dù nhầ
nước đã quy hoạch, quy định rất nhiều lần. Tuy nhiên cho tới thời điểm này,
việc quản lý hình quảng cáo ngoài trời đang là một bài toán khó, đòi hỏi các
cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà quản lý văn hóa phải đi tìm lời
giải bằng nhiều cách khác nhau, nhằm tiến toái mục tiêu chung là sự phát
triển mọi mặt của đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng tư cách là một nhà quản lý văn
hóa tương lai, tôi xin chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động quảng
cáo ngoài trời tại thi xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc.

2


2. Mục đích trọn đề tài
Khẳng định vai trò của quảng cáo trong đời sống hiện đại. Đồng thời
tìm hiểu công tác quản lý của nhà nước bằng văn kiện cũng như sự thi hành
chúng trên thực tế đối với lĩnh vực quảng cáo. Khảo sát thực tế việc quảng
cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã Phúc Yên để thấy được những hiệu quả hạn
chế trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Đề ra những ý kiến, giải
pháp nhằm thực hiện và nâng cao hiệu lực quản lý đối với hoạt động tuyên
truyền quảng cáo ngoài trời tại Thị xã. Từ những mục tiêu trên, đề tài đi đến
mục đích là khẳng định tầm quan trọng của quảng cáo trong việc thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển, khẳng định danh
tiếng củaViệt Nam trên thị trường quốc tế.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp : nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, thu
thập tài liệu, phân tích tổng hợp.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề nóng hổi trong lĩnh vực quảng cáo

vạch ra được những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý, đưa quảng cáo
vào trật tự để đạt hiệu quả tối ưu, đem lại lội ích nhiều mặt cho quốc gia.
5. Đóng góp của đề tài.
Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển hoạt động quảng cáo, mang
lại lợi ích cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp và cho nhà nước.
6. Bố cục đề tài.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Quảng cáo
và giới thiệu về thị Xã Phúc Yên.

3


Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về Quảng cáo trên địa
bàn Thị xã Phúc Yên.
Chương 3. Một số đề xuất và giải pháp trong công tác quản lý nhà nước
về Quảng cáo.

4


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
QUẢNG CÁO VÀ GIỚI THIỆU THỊ XÃ PHÚC YÊN.
1.1. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực Quảng cáo.
1.1.1.

Khái niệm về quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước là sự tác động, thách thức, điều khiển mang tính quyền
lực Nhà nước thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước bằng phương tiên,

công cụ, cách thức tác động của bộ máy Nhà nước đối với các lĩnh vực của
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống
xã hội theo đường lỗi quan điểm của Đảng cầm quyền.
Theo nghĩa hẹp Quản lý hành chính Nhà nước đồng nghĩa với Quản lý
Nhà nước ở chỗ: Quản lý Nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục
tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước
nói cung, còn thực hiện các hoạt động chấp hành, tính chất hành chính Nhà
nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy Nhà nước và củng cố chế độ công tác
nội bộ của mình.
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về Văn hóa.
Quản lý Nhà nước về Văn hóa là quá trình tác động có định hướng,
đảm bảo các hoạt động Văn hóa thông tin ở cơ sở phát triển lành mạnh, làm
cho các chương trình, kế hoạch công tác Văn hóa- Thông tin đặt ra được thực
hiện tốt nhất, hiệu quả nhất và tuân theo các quy định của Hiến pháp và Pháp
luật về lĩnh vực Văn hóa- thông tin. Trong đó có việc cấm đoán theo quy chế
do Nhà nước ban hành, khi cần thiết có thể xử phạt theo quy định của Pháp
luật.
5


Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa bao gồm các mảng cơ bản sau:
- Quản lý nhà nước đối với Văn hóa nghệ thuật
- Quản lý nhà nước đối với Văn hóa xã hội
- Quản lý nhà nước đối với Di sản văn hóa…
1.1.2.Khái niệm quảng cáo.
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc
giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là
hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người

muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng
để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

-

Các hình thức quảng cáo ngoài trời:
Quảng cáo bằng băng rôn.
Quảng cáo bằng bảng, biển, pa nô.
Quảng cáo bằng biển đèn neon sign, bạt thả gắn khung ốp.
Quảng cáo bằng biển hộp đèn.
Quảng cáo bằng màn hình điện tử.

-

Quảng cáo bằng tờ rơi, áp phích.1.

1.1.2. Vai trò của quảng cáo.
-

Thông tin nhanh chóng cho thị trường về đặc điểm, tính năng của sản

-

phẩm.
Góp phần hỗ chợ cho việc bán hàng, giảm chi phí phân phối vì khách

-

hàng tự tìm đến sản phẩm là chính.
Trang bị cho khách hàng những kiến thức tốt nhất để lựa chọn sản


-

phẩm cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Tăng giá thành sản phẩm mà khách hàng vẫn vui lòng chi trả vì nó đã
giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và yên tâm
hơn khi sử dụng.

6


-

Điều này làm tăng doanh thu vì có nhiều khách hàng biết đến và lựa

-

chọn.
Quảng cáo kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần ở
giai đoạn phát triển bảo vệ thị phần khi thị trường đã ổn định.

1.1.3. Các văn bản quản lý nhà nước về quảng cáo.
-

Văn bản cấp trung ương :
Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định

-

chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.

Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hóa



Thông tin hướng dẫn thực hiện nghị định số 24/2003/NĐ – CP ngày
13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành pháp lệnh
-

quảng cáo.
Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT ngày 08/12/2005 của Bộ Văn hóa
Thông tin sửa đổi, bổ sung một số quy định của thông tư số
43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính

-

phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
Thông tư số liên tịch số 03/2005/TT - BVHTT – UBTDTT ngày
27/01/2005 của Bộ Văn hóa Thông tin và Ủy ban Thể Dục Thể Thao

-

hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực Thể Dục Thể Thao.
Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hóa
Thông tin hướng dẫn thực hiện nghị định số 24/2003/NĐ – CP ngày
13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành pháp lệnh

-

quảng cáo.

Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong

-

hoạt động văn hóa- thông tin.
Chỉ thị số 172/CT-BVHTTDL ngày 06/9/2012 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai Luật Quảng cáo.

7


-

Thông tu số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa,
thể thao và Du lịch về quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện một số

-

điều của Luật Quảng cáo.
Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, du

-

lịch và quảng cáo.
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy

-

định chi tiết thi hành một số điều quả Luật Quảng cáo.

• Văn bản cấp tỉnh :
Quyết định số 59/2007/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 10
năm 2007 ban hành quy định về quản lý hoạt động quảng cáo- cổ động

-

trực quan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Kế hoạch số 06 mở lớp tập huấn về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh
vực quảng cáo, hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công
cộng.

1.2.

Giới thiệu khái quát về thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc.

1.2.1.

Giới thiệu khái quát về Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, tiếp Giáp Thủ đô Hà Nội , thị

Xã Phuc Yên có diện tích hơn 12 nghìn ha, dân số hơn 10 vạn người; có địa
hình đa dạng : có đồi rừng bán sơn địa, có đồng bằng, đô thị, có hai dân tộc
sinh sống là dân tộc Kinh và dân tọc Sán Dìu. Vốn là đô thị cổ có từ hàng
trăm năm nay , trải qua nhiều biến động cả về địa lý, địa giới hành chính lẫn
đời sống kinh tế - xã hội, Thị xã Phúc Yên được tái thành lập và chính thức
đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo Quyết định số 153/2003/CP của
Chính Phủ.
Sau nhiều năm thăng trầm của lịch sử và thời gian , thị xã Phúc Yên
vẫn giữu được bản sắc văn hóa với những nét đẹp truyền thống vốn có của
mình. Mỗi tên dường, tên làng, tên Phố, mỗi địa danh, con người Phúc Yên đi


8


vào lịch sử , gắn liền với các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Phúc
Yên và của dân tộc.
Được thiên nhiên ban tặng có vị trí địa lý thuận lợi, có hệ thống giao
thông phong phú: đường bộ có các tuyến Quốc lộ 2, quốc lộ 23, đường xuyên
Á Hà Nội – Lào Cai đi qua; đường sắt Hà Nội – Lào Cai, giáp sân bay Quốc
tế Nội bài, tạo cho Phúc Yên tiềm lực , lợi thế để mở rộng thị trường, thu hút
đầu tư , giao lưu kinh tế, văn hóa. Vì vậy, Phúc Yên được tỉnh Vĩnh Phúc xác
định là vùng kinh tế trọng điểm trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
1.2.2.

Chức năng nhiệm vụ của phòng văn hóa thông tin.
1. Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND

huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về: Văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, báo chí, xuất bản, chuyển phát, viễn
thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và
các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao, du lịch trên địa bàn huyện.
2. Phòng Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng chịu sự chỉ đạo quản lư về tổ chức biên chế và hoạt động của
UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Vĩnh Phúc
Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND Thị xã ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn,
05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển vãn hoá, gia ðình, thể

dục, thể thao và du lịch; phát triển thông tin và truyền thông; chương trình,
biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực
quản lý nhà nước được giao.

9


2. Trình Chủ tịch UBND Thị xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông thuộc
thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thị xã
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch kế
hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự
nghiệp văn hoá thể dục thể thao và du lịch, về lĩnh vực thông tin và truyền
thông; chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; chống bạo
lực trong gia đình.
4. Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực
hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao;
xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng
phòng trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng gia
đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di
tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh: bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch
trên địa bàn Thị xã.
5. Giúp Uỷ ban nhân dân Thị xã thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy
phép thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật và
theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân Thị xã.
6. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao,
các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá,
thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của

phòng trên địa bàn.
7. Giúp Uỷ ban Nhân Dân Thị xã quản lý nhà nước đối với tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ

10


chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch; lĩnh vực thông tin và truyền thông theo quy
định của pháp luật.
8. Giúp Uỷ ban Nhân Dân Thị xã trong việc tổ chức công tác bảo vệ an
toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát viễn
thông, công nghệ thông tin, Internet, phát thanh.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du
lịch trên địa bàn; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh
vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp
luật.
10. Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn thị trấn, xã
quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
11. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình thể
dục, thể thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban
Nhân Dân các thị trấn, xã.
12. Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân
trên địa bàn huyện thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông
và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; quảng cáo; báo
chí; xuất bản.
13. Giúp Uỷ ban Nhân Dân Thị xã quản lý nhà nước đối với mạng lưới
phát thanh, truyền thanh cơ sở.

14. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp
vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
11


15. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, thông tin và
truyền thông với Uỷ ban Nhân DânThị xã, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
Sở Thông tin và Truyền thông.
16. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của phòng về lĩnh
vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông
theo quy định của pháp luật, phân công của Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã.
17. Quản lý tài chính; tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp, uỷ quyền của Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ Ban Nhân Dân, Chủ tịch Uỷ
Ban Nhân Dân Thị xã giao theo quy định của pháp luật.

12


Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
TUYÊN TRUYỀN QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN
– VĨNH PHÚC.
2.1. Thực trạng quảng cáo ngoài trời tại Thị xã Phúc Yên.
2.1.1.


Tổng số bảng, biển quảng cáo trên địa bàn thị xã Phúc Yên.
Tại thị xã Phúc Yên : Đây là địa bàn trung tâm của các hoạt động tuyên

truyền, quảng cáo cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
quảng cáo, thông tin tuyên truyền. Các bảng, biển tuyên truyền, quảng cáo
tương đối đa dạng về kiểu dáng và số lượng trong đó tiêu biểu tại các khu
vực: Thị xã Phúc Yên, Tiền Châu; Phúc Thắng; Xuân Hòa. . . Trong giai đoạn
2013-2014 Các doanh nghiệp vừa, vừa nhỏ hoạt độg kinh doanh trên lĩnh vực
quảng cáo không ngừng tăng về số lượng cũng như năng lực thực hiện các
công trình tuyên truyền, quảng cáo hiện đại, có quy mô lớn. Toàn thị xă hiện
nay có trên 500 doanh nghiệp lớn và nhỏ, hàng năm thực hiện treo khoảng
4000 lượt băngrôn thương mại
Biển quảng cáo tấm lớn:

2 khu công nghiệp lớn là HONDA và

TOYOTA đóng trên địa bàn và thực hiên treo 2 biển quảng cáo tấm lớn, và
các doanh nghiệp khác thực hiên khoảng 200 bảng quảng cáo tấm lớn giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ và hàng nghh ìn lượt bảng tấm nhỏ phục vụ kinh doanh
tại các hộ gia đình.
2.1.2.

Thực trạng quảng cáo ngoài trời.
Hoạt động tuyên truyền quảng cáo được thực hiện với nhiều hình thức

đa dạng phong phú, trong đó tập trung vào một số hình thức trình như : tấm
bảng lớn, panô nhỏ gắn cột điện, đặc biệt là băngrôn.

13



Không đúng nội dung, không đúng vị trí hoặc vượt số lượng cho phép,
quá thời hạn không tháo dỡ; các hành vi quảng cáo rao vặt, treo dán trái phép
các loại áp-phích trên gốc cây, trụ điện, tường nhà...; các bảng hiệu kinh
doanh lấn chiếm lề đường, vỉa hè; các công trình xây dựng cao ốc tự quảng
cáo băng-rôn, căng bạt giới thiệu các nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp vật
tư... chồng lấn lên nhau làm mất mỹ quan khu vực, nhất là ở các vị trí cửa
ngõ, các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố.
Phát hiện nhiều cơ sở treo biển quảng cáo cỡ lớn che kín mặt tiền nhà
Các tờ rơi, quảng cáo tràn lan, cái cũ chồng lên cái mới, cái to chồng
cái nhỏ, có những cái đã từ rất lâu mà không được vệ sinh. Các bức tường
loang lổ, lem nhem, bong cả vôi vữa với những tờ rơi quảng cáo này. Những
bức tường vừa mới xây xong thì ngay ngày hôm sau đã chi chít số điện thoại
khoan cắt bê tông, thông tắc bể phốt…
Quảng cáo bằng băng rôn: không đúng kích thước, không ghi số giấy
phép.
Hoạt động tuyên truyền,quảng cáo ngoài trời đã phát huy được hiệu
quả, phục vụ cho công tác truyền thông phát triển kinh tễ - xă hội của thị xă.
Tuyên truyền,quảng cáo đã thể hiện là vai trò kênh thông tin quan trọng,
truyền tải một cách kịp thời, sinh động, hiệu quả các sản phẩm của doanh
nghiệp đến với các tầng lớp nhân dân trong thị xã.
Tất cả các hình thức quảng cáo trực quan ngoài trời diễn ra trên địa bàn
thị xã ( kể cả có phép và không có phép ) đều không vi phạm những điều cấm
trong pháp lệnh quảng cáo.

14


2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về Quảng Cáo ngoài trời.
2.2.1.Thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời.

a)

Hồ sơ cấp phép bao gồm :
1. Đơn xin thực hiện quảng cáo
2.Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch

vụ quảng cáo (đối với doanh nghiệp dịch vụ quảng cáo) hoặc bản sao có giá
trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghề, hàng hóa (đối với
doanh nghiệp, cá nhân tự quảng cáo);
3.Bản sao co giá trị pháp lý giấy đăng ký chất lượng hàng hóa hoặc các
giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hóa đối với hàng hóa quảng cáo mà pháp
luật quy định phải đăng ký chất lượng;
4.Mẫu (maket) sản phẩm quảng cáo.
5.Văn bản thẩm định cơ quản có thầm quyền xây dựng đối với bảng,
biển, panô, màn hình treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời mà pháp luật quy định
phải thẩm định về kết cấu xây dựng.
6.Đối với quảng cáo khuyế mãi phải có giá trị pháp lý xác nhận về nội
dung chương trình khuyến mãi phải của cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại.
7.Đối với công ty quảng cáo phải hợp đồng quảng cáo giữa công ty
quảng cáo và công ty muốn quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ.
8.Phải có hợp đồng thuê địa điểm nơi quảng cáo nếu nơi đó được công ty
quảng cáo thuê lại của đối tác thứ ba để quảng cáo.
b)

Cơ quan cấp phép :

1. Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho các đối
tượng: Quảng cáo trên bảng, biển, pano, băng rôn, màn hình đặt nơi công
15



cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông,
vật thể di động;
2. Bộ Văn hóa Thông tin cấp Giấy phép cho việc ra phụ trang, phụ
bản, chuyên trang quảng cáo đối với báo in; các chương trình, kênh chuyên
trang quảng cáo hoặc quá thời lượng quảng cáo cho phép trên đài truyền hình,
đài phát thanh.
c)

Thời gian.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông
tin, Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép.
Trường hợp không cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, lĩnh
vực quảng cáo nói riêng đã được Phòng Văn hóa – Thông tin Thị xã triển khai
thông qua các hình thức tuyên truyền : các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở
( đặc biệt là các đội thông tin lưu động, đôi văn nghệ cơ sở ). Tuy nhiên, nhận
thức của các tổ chức cá nhân tham gia quảng cáo còn hạn chế, vi phạm Pháp
lệnh quảng cáo. Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh quảng cáo còn
chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời.
2.2.3.Hoạt động cấp phép và thanh tra, kiểm tra.
Hoạt động quảng cáo ngoài trời được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Vĩnh Phúc thực hiện đúng các quy trình thẩm định, cấp phép, việc cấp giấy
phép quản lý hoạt động được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của Nhà
nước.
Hàng năm, Phòng Văn hóa – Thông tin đã tham mưu với Ủy ban Nhân
Dân Thị xã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xử lý các vi phạm

của các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực Văn hóa trong đó có lĩnh vực Quảng
16


cáo ngoài trời. Bên cạnh đó Phòng Văn hóa – Thông tin còn phối hợp với
Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch và tổ chức
công tác thanh tra kiểm định kỳ hoặc đột xuất hoạt động quảng cáo Thị xã
Phúc Yên.
Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội địa phương hàng năm Đảng
chính quyền các xã phường cũng đã bám sát vào các văn bản pháp quy của
Nhà nước về Quản lý Văn hóa để duy trì trật tự về công tác Quảng cáo ngoài
trời.
2.2.4.Hành vi vi phạm trong lĩnh vực Quảng cáo , hình thức và mức phạt.
Nghị định số 158/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
Văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng
cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo,
đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao
thông và cây xanh nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số
một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng
minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông,
an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Điểm a Khoản
2 Điều 63, Khoản 3 Điều 66 Nghị định này;
17



c) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc; xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; định kiến về giới; định kiến về người khuyết
tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp
nhận quảng cáo trái ý muốn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
theo quy định;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi
chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và
nhân phẩm của cá nhân;
b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu
quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng,
hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân
khác;
c) Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành
động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,
an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;

18


d) Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong

các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng,
nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức
phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch
vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3
Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều
78 Nghị định này;
b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng,
khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo
với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây
nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng
cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69
và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;
c) Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người
tiếp nhận quảng cáo;
d) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể
hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia;
đ) Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:

19


a) Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước;
b) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2
Điều 63 Nghị định này;
c) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trừ trường hợp

quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 63 Nghị định này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại Điểm a
Khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Điểm a và
Điểm b Khoản 5 Điều này.
Điều 52. Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng
cáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng
tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu,
tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể
thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm

20


được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài;
chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam,
tiếng nước ngoài;
b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước
ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng
Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng
Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d
Khoản 2 Điều 66 Nghị định này;
c) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt
trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo

có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh,
truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, trừ trường hợp quy định tại
Điểm a Khoản 2 Điều 68, Khoản 2 Điều 69 và Khoản 1 Điều 70 Nghị định
này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại
Khoản 1 Điều này.
Điều 53. Vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo
quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường
hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm b Khoản 3 Điều 69, Điểm a
Khoản 2 Điều 70 Nghị định này;
21


b) Không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo
quy định khi quảng cáo tài sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại
Khoản 1 Điều này.
Điều 60. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo,
băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí
đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo

trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, trừ trường hợp quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều 68 Nghị định này;
c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng về nội dung quảng cáo
trên bảng, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng
cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:

22


a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại
vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
thuận;
b) Không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn đã hết hạn ghi trong
thông báo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo
không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên
truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;
b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định
trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị,
chính trị - xã hội;
c) Quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực
bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới
điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao
thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;

đ) Sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo
trên bảng, băng-rôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi
quảng cáo sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời.

23


5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi
xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20
mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi
xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông
kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có
sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi
xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông
trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2,
3 và 4 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại
Khoản 6 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và
Khoản 7 Điều này.
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo.
2.3.1.Ưu điểm :
Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, các tổ chức cá nhân được
nhà nước cho phép hoạt động kinh doanh đều xây dựng được các biển, bảng,
panô quảng cáo phù hợp với các quy định hiện hành.


24


Phòng Văn hóa – Thông tin đã hướng dẫn các xã, phường thực hiện
quảng cáo bằng các hình thức : Băng rôn, cờ phướn, bảng, biển ở các trung
tâm công sở và khu vực tập trung đông người nhằm pháp huy hiệu quả của
công tác tuyên truyền.
Một số các loại hình quảng cáo cần phải có giấy phép của Sở Văn hóa,
Thông tin và Du lịch như : Biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo sinh lời, hội chợ...
Thực hiện đúng theo quy định. Phòng Văn hóa – Thông tin đã phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nắm bắt thực hiện.
Tất cả các hình thức quảng cáo trực quan ngoài trời diễn ra trên địa bàn
thị xã ( kể cả có phép và không có phép ) đều không vi phạm những điều cấm
trong pháp lệnh quảng cáo.
2.3.2. Nhược điểm
Nhiều tổ chức, cá nhân đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể thực hiện
việc quảng cáo trực quan như : Băng rôn, biển, bảng, tờ rơi không đúng quy
định của pháp lệnh quảng cáo như : treo băng rôn qua đường, vi phạm về màu
sắc của băng rôn hoặc chưa có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn tiến hành
quảng cáo mà Phòng Văn hóa – Thông tin chưa nắm bắt được.
Việc treo các băng rôn quảng cáo chưa đảm bảo thẩm mỹ cnc lộn xộn
ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Công tác tuyên truyền về các quy định quảng cáo còn hạn chế, dẫn đến
nhiều người dân nhận thức chưa đầy đủ để thực hiện.
Công tác phối hợp các ban ngành của thị xã để kiểm tra xử lý còn chưa
thường xuyên

25



×