Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Các vấn đề mang tính chất toàn cầu và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.09 KB, 16 trang )

CÁC VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHẤT TOÀN CẦU
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI VIỆT NAM

I.
1.

CÁC VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHẤT TOÀN CẦU
Khái niệm và nguồn gốc lịch sử của các vấn đề mang tính chất toàn cầu
1.1 Khái niệm
Các vấn đề có tính chất toàn cầu là những vấn đề liên quan đến lợi ích và sự
sống còn của tất cả các quốc gia trên thế giới.
1.2 Nguồn gốc lịch sử
Nó hình thành và phát triển khách quan trên cơ sở sự phát huy tác dụng của
các quy luật tự nhiên và cả các quy luật kinh tế xã hội, do chính hoạt động của loài
người nói chung lại là một tác nhân quan trọng đưa tới sự hình thành và phát triển
của các vấn đề có tính chất toàn cầu.
Biểu hiện và hiện trạng
2.1 Các vấn đề toàn cầu liên quan đến nguồn lực phát triển
Vấn đề liên quan đến nguồn lực phát triển bao gồm những khía cạnh như dân
số, vấn đề lương thực, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu và năng
lượng,…
2.

Vấn đề về dân số
Cụ thể là thời kỳ đồ đá số lượng tổ tiên con người hiện đại chỉ mới là 150 triệu
người. Tuy nhiên dân số cứ thế tăng lên 1 tỷ người qua mỗi thời kỳ, từ năm 1930 đến
năm 1960 thì tăng 3 tỷ tuy nhiên đến năm 1974 chỉ mất 14 năm để dân số thế giới
tăng thêm 4 tỷ. Và hiện nay năm 2016 dân số đang đạt mốc 7,4 tỉ người. Trong hai
thế kỷ qua, dân số thế giới đã tăng 7 lần, hiện có 7,3 tỷ người và cuối thế kỷ XXI sẽ
lên tới 11 tỷ người. 50 năm trước, tốc độ tăng dân số của thế giới là 2%/năm, nhưng
năm 2015 chỉ còn 1,2%. Hiện nay, mỗi phụ nữ có trung bình 2,5 con, trong khi năm


1950 có tới 5 con.


Thực tế là dân số tăng nhanh ở khu vực nước nghèo, kém phát triển và ngược
lại ở những khu vực nước giàu thì tỷ lệ gia tăng dân số lại ở mức thức. Hơn 60%
dân số tập trung ở khu vực châu Á, châu Phi, chỉ có 40% dân số tập trung ở khu
vực còn lại châu Âu, châu Mỹ.

Việt Nam là một trong 20 nước có dân số cao nhất thế giới, và hiện nay Việt
Nam đang xếp thứ 14.
Vấn đề về lương thực hiện nay
Vấn đề cấp bách hiện nay là an ninh lương thực thế giới. Bất chấp những tiến
bộ khoa học xã hội không thể phủ nhận, vẫn có hàng trăm, thậm chí hàng triệu
người trên Trái đất không có đủ thức ăn mỗi ngày. Theo báo cáo của Tổ chức Nông
lương Liên Hiệp Quốc (FAO), trong giai đoạn 2012 – 2014, 11,3% dân số thế giới
thường xuyên sống trong cảnh thiếu ăn kinh niên, tương đương 805 triệu người.
Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy trong số các châu lục, châu Phi là nơi mà


đói nghèo hoành hành nhất. Tại đây, 25% dân số phải sống trong cảnh đói thức ăn
mặc dù rất nhiều những biện pháp chính sách của cộng đồng quốc tế đã được thực
hiện. Điều tra của tổ chức “Người bạn của Trái đất” cho hay, lượng thức ăn thừa
trong mỗi tiệc cưới là khoảng 105kg, đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng
200 em nhỏ đang bị đói.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo tổ chức WHO thì hàng triệu người bị nhiễm bệnh mỗi năm và trong số
đó rất nhiều người là do ăn phải thực phẩ không sạch không an toàn. Ví dụ như
bệnh tiêu chảy đã giết 1,5 triệu trẻ em mỗi năm. Năm 2006, ở Châu Âu phát hiện
tồn dư dioxin trong sản phẩm thịt gia súc do 1.500 trang trại sử dụng cỏ khô bị
nhiễm dioxin làm thức ăn súc ăn. Năm 2006 dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện ở

44 nước ở Châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông. Cuối năm 2008 phát hiện
thịt lợn nhiễm dioxin ở Ireland, lượng dioxin trong thức ăn cho lợn cao hơn từ 80
đến 200 lần mức an toàn cho phép. Sau đó Ireland đã phải tiêu hủy hơn 100.000
con heo nghi ngờ nhiễm chất này.
Tháng 12-2015: Khoảng một tấn chân gà, tim heo, mề gà quá hạn sử dụng hơn
sáu tháng được phát hiện trong kho hàng của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Chế
biến thực phẩm Hà Nội. Lô hàng này chứa trong các thùng giấy, ghi nhập khẩu từ
Mỹ, Brazil, đã và đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi hôi thối.
Vấn đề về năng lượng và nguyên liệu
Tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đang bị giảm sút mạnh, sử dụng quá mức
và có nguy cơ không thể tái tạo.Theo các số liệu của Eni Spa, trong năm 2012 sản
lượng dầu khai thác trên toàn cầu được ước tính lên tới 86,89 triệu thùng / ngày,
nhiều hơn 2,9% so với năm 2011. Các số liệu tìm kiếm, thăm dò và nhận định về
trữ lượng dầu toàn cầu của Văn phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG)
tại Đức cho biết, dưới lòng đất chỉ còn có khoảng 1.255 tỉ thùng, đủ để cho con
người sử dụng trong 42 năm tới. Với tốc độ khai thác như hiện nay, trong vòng 30
năm nữa nguồn dầu lửa dưới lòng đất không còn nhiều và 50 - 60 năm nữa sẽ hoàn
toàn cạn kiệt. Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu dầu
lửa thế giới sẽ tăng đến 116 triệu thùng/ ngày vào năm 2030 so với 86 triệu
thùng/ngày như hiện nay. Tức là vào thời điểm đó, thế giới chỉ được cung cấp chưa
đến 1/3 nhu cầu dầu lửa.Than đá và khí đốt cũng ở tình trạng tương tự.Theo ước


tính của các chuyên gia, trữ lượng than đá và khí đốt tự nhiên chỉ còn khoảng 909 tỉ
tấn và sẽ cạn kiệt trong 155 năm nữa.
Vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái
Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết
mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm.Theo thống kê của báo Môi
trường(moitruong.com.vn) vào ngày 05/12/2015: Nhiệt độ trung bình của Trái Đất
hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng

13. 000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt
Trái Đất tăng khoảng 0, 6-0, 7 độ C và dự báo sẽ tăng 1, 4-5, 8 độ C trong 100 năm
tới. 1. 000. 000 chim biển, 100. 000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng hay bị
nghẹt thở bởi các loại rác plastic. 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô
nhiễm. 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói
mòn với tốc độ 1m/ năm. Đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu
không thể canh tác là hai ảnh hưởng chủ yếu của quá trình hoang mạc hóa. Tình
trạng này đang đe dọa cuộc sống của gần 1 tỉ người trên Trái Đất. Châu Phi có thể
chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ hoang mạc húa ở lục địa đen
tiếp tục như hiện nay.
2.2.

Liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Ví dụ : vấn đề nợ nước ngoài, vấn đề thất nghiệp và lạm phát, vấn đề chiến
tranh thương mại, vấn đề khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế ,…….
2.3.

Vấn đề nợ nước ngoài
Vấn đề nợ nước ngoài đang phát triển với gia tốc ngày càng cao, cuốn hút vào
đó mọi quốc gia ,không phân biệt quốc gia có trình độ cao hay thấp:
• Sau thế chiến II, các nước rơi vào tình trạng nợ nước ngoài chủ yếu là các
nước bại trận hoặc các nước phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc.
• Đến những năm 70 thì tình trạng nợ nước ngoài lại trở thành gánh nặng đối
với những nước đang và chậm phát triển.
• Những năm đầu của thế kỉ XXI, ngay cả các quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng
cao cũng rơi vào tình trạng nợ nước ngoài chồng chất . Tổng trữ lượng nợ
nước ngoài của các nước đang phát triển đã tăng 437 tỉ USD lên mức 4.000
tỉ USD vào cuối năm 2010, trung bình 21% tổng thu nhập quốc dân (GNI).
=> Hậu quả: là đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của các quốc gia:



Là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công.
Gây nên sự phụ thuộc. của các quốc gia đi vay nợ trên các mặt về kinh tế,
văn hóa, xã hội, chính trị
• Tạo sức ép trả nợ dẫn đến chính phủ các nước phải liên tiếp phát hành trái
phiếu để bù đắp trả nợ => giảm uy tín của quốc gia,mất niềm tin của nhân
dân vào chính phủ.
• Nếu nợ vay quá lớn không thể trả được sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ nối tiếp
theo đó là khủng hoảng tài chính tiền tệ gây ra sự đổ vỡ của nền kinh tế xã
hội của quốc gia đó.
VD: Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp
Giữa năm 2015, Hy Lạp đang đứng gần nguy cơ vỡ nợ hơn bao giờ hết hiện
có khối nợ nước ngoài khổng lồ 243 tỷ EURO (271 tỷ USD), trong đó Đức là chủ
nợ lớn nhất đều đã đến thời gian đáo hạn
Năm 2010, các chính phủ thuộc Eurozone cấp cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ
nhất trị giá 52 tỷ EURO. Năm 2012, Hy Lạp tiếp tục vay 142 tỷ EURO trong gói
cứu trợ thứ hai, trong đó nguồn vốn chủ yếu lấy từ quỹ cứu trợ tài chính của
Eurozone.
EU đứng trước quyết định có nên để Hy Lạp ở lại hay không .Nếu để Hy Lạp
vỡ nợ sẽ dẫn đến 1 loạt các hệ lụy tiếp theo :
+ Khủng hoảng tài chính
EU lo lắng rằng nếu Hy Lạp ra đi, các ngân hàng Pháp và Đức vốn cho Hy
Lạp vay sẽ bị đe dọa. Một hiệu ứng domino tồi tệ có thể xảy ra sau khi Hy Lạp vỡ
nợ. Thị trường tài chính tại các nước yếu trong eurozone sẽ bị chao đảo nếu ECB
để Hy Lạp ra đi, khiến người dân Bồ Đào Nha, Ireland và Italy ồ ạt đi rút tiền tại
các ngân hàng. Lo ngại tiền tệ mất giá, các công ty cũng sẽ buộc phải rút lượng lớn
tiền khỏi các quốc gia này, gây ra khủng hoảng tài chính không chỉ khu vực EU mà
tác động cả nền kinh tế thế giới .




-

Vấn đề khủng hoảng tài chính
Đặc biệt là khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ năm 2007 và lan rộng trên
toàn thế giới năm 2008.
Hậu quả:
Phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới. Trước hết là
đối với nước Mỹ. ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng
kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng


-

-

hoảng “3 trong 1”. Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty
tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ.
Cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm
phá sản nhiều ngân hàng, công ty tài chính, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở nhiều nước
trên thế giới, gây suy giảm nghiêm trọng các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư
quốc tế và kinh tế thế giới nói chung
Cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã làm tổn thất 50 nghìn tỷ USD trong tổng tài
sản tài chính của thế giới, các nước đang phát triển châu Á là chịu thiệt hại nặng nề
hơn cả với tổng giá trị bị thiệt hại là 9,6 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng giá trị GDP
trong một năm của những nước này. Hơn 20 nước chính thức tuyên bố rơi vào suy
thoái kinh tế, hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, gặp khó khăn và suy
giảm tốc độ tăng trưởng ở các mức độ khác nhau.
Liên quan đến khía cạnh xã hội:
Ví dụ: vấn đề phân cực giàu nghèo, bệnh dịch SARS, dịch cúm gia cầm, lở

mồm long móng, tai xanh đối với gia súc, vấn đề bệnh tật xã hội công nghiệp hiện
đại , vấn đề bành trướng tôn giáo, vấn đề xung đột chủng tộc và sắc tộc ….
Vấn đề chủ nghĩa khủng bố
- Thế kỷ 21, có 2 dấu mốc lớn của chủ nghĩa khủng bố quốc tế là sự kiện
11/9/2001 và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vào tháng
6/2014. Loạt tấn công khủng bố 11/9 là đòn đánh chính diện vào siêu cường Mỹ
ngay trên đất Mỹ, còn sự xuất hiện của vương quốc “caliphate” IS vào giữa năm
2014 là thách thức lớn đối với toàn nhân loại và trật tự thế giới.
- Chủ nghĩa khủng bố hiện nay là chủ yếu nói đến chủ nghĩa khủng bố Hồi
giáo hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bạo lực. Hành vi khủng bố Hồi giáo có thể
được thực hiện bởi các cá nhân đơn độc hoặc các tổ chức chặt chẽ tồn tại ở nhiều
nơi, từ Trung Đông, châu Phi, Trung Á, Kavkaz, Nam Á, đến Đông Nam Á. Nhưng
xét trong các năm gần đây nói chung và năm 2015 nói riêng thì có thể thấy, xu
hướng khủng bố Hồi giáo vẫn mạnh nhất ở Trung Đông (theo nghĩa hẹp, không bao
gồm Bắc Phi), đặc biệt là khu vực Iraq, Syria, và bán đảo Arabia.
- Hai mạng lưới khủng bố quốc tế mạnh nhất hiện nay là al-Qaeda và IS.Đầu
năm 2015, thế giới và nước Pháp rúng động với vụ tấn công của khủng bố Hồi giáo
nhằm vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo.
2.3.1.4


- Giữa năm 2015, bầu không khí Trung Đông lại u ám thêm khi IS không
những không bị chặn đứng sau nhiều vụ oanh kích mà còn bành trướng thêm, đe
dọa “nhuộm đen” cả Iraq và Syria
- Cuối năm 2015 ,bất ngờ xảy ra loạt vụ tấn công đẫm máu ở Paris vào ngày
13/11 khiến 130 người chết.
II.

a.


TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM
1. Tác động tích cực
1.1. Về kinh tế
Thông qua tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ, tạo cơ
hội để các nguồn lực phát triển kinh tế,mở rộng thông tin, trao đổi hàng hóa mạnh
mẽ, thúc đẩy sản xuất.
Đến nay, chúng ta đã thiết lập được quan hệ kinh tế thương mại với trên 170
quốc gia, nền kinh tế, đã ký gần 60 hiệp định kinh tế thương mại song phương, đa
phương, trong đó có toàn bộ các nước, các nền kinh tế phát triển, thị trường lớn.
Cùng với đó, quá trình hội nhập đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường
và đối tác kinh tế thương mại, tăng cường xuất nhập khẩu cho nước ta. Kim ngạch
xuất khẩu của nước ta trong năm 2007 đạt 46 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm trở lại
đây và đang có triển vọng nâng cao trong những năm tới.


Hiện nước ta có quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và lãnh thổ, với nhiều tập
đoàn và các công ty đa quốc gia lớn. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã trở thành bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 16% GDP
cả nước, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thông qua hội nhập, chúng ta còn tranh
thủ được nguồn ODA khá lớn, đến nay đạt khoảng 37 tỷ USD.
Vốn FDI vào Việt Nam năm 2015, bao gồm vốn đăng ký và giải ngân, đã
tăng khoảng 4 lần sau với năm 2006. Mức vốn FDI đăng ký trên 70 tỷ USD năm
2008 là mức cao nhất trong 10 năm qua trước hiệu ứng Việt Nam gia nhập WTO.
Tuy nhiên, vốn FDI giải ngân năm 2008 ở mức khiêm tốn.
Dù vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm qua rất ổn định, và đóng
góp của doanh nghiệp FDI với nền kinh tế Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.


b.


Tiếp thu thành tựu Khoa học – kỹ thuật, công nghệ của nhân loại, kinh nghiệm
quản lý.
Hội nhập cũng có nghĩa là chúng ta có khả năng tiếp thu khoa học và công
nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, nhạy
bén với thời cuộc.

c.

Thúc đẩy cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong nước với hàng hóa nước
ngoài, buộc các nền kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, mở rộng
nền kinh tế tri thức, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, phát triển nền
kinh tế hiện đại, hiệu quả, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang từng bước đưa hoạt động của các doanh
nghiệp vào môi trường cạnh tranh.Nhiều doanh nghiêp đã đổi mới công nghệ, đổi
mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh
tranh để tồn tại và phát triển. Khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp đã tăng
lên. Mặt tích cực của quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới là đã giúp
các doanh nghiệp việt nam hình thành tư duy và nếp làm ăn mới, năng động, sáng
tạo để phù hợp với môi trường kinh tế thế giới.


10 năm qua, năng suất lao động đã có sự tăng trưởng khá mạnh, từ mức hơn
22 triệu đồng/người thì sau 10 năm đã lên gần 80 triệu đồng/người.
Cùng với sự phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội của nước ta cũng được
nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, Việt Nam là nước có tốc
tăng năng suất lao động cao hơn nhiều so với Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan
Nguồn: Tổng cục Thống kê.


Về chính trị
Đổi mới cơ chế quản lí, mở rộng và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước,
khẳng định và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
1.2.

a.

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới không những giúp chúng ta khắc phục
được tình trạng bị bao vây cấm vận mà còn từng bước tham gia vào các cơ chế hợp
tác quốc tế: khởi đầu là việc khôi phục lại quan hệ với nhiều nước và các trung tâm
kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Tây Âu; tiếp đó tham gia các cơ chế hợp tác khu
vực (ASEAN), liên khu vực (AFTA, APEC), và toàn cầu (WTO).


Khi quan hệ với các nước được thắt chặt,VN có thể kí kết được những hiệp
định đối tác song phương, đa phương nhằm mục đích phát triển đất nước, mau
chóng đưa VN trở nên có tiếng nói trong khu vực và đất nước
Trong năm 2015, Việt Nam lập kỉ lục về kí kết hiệp định thương mại tự do:

Về văn hóa
Có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, nâng cao
trình độ dân trí, được tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ kỹ thuật tiên
tiến, tăng nhanh quá trình đô thị hóa.
1.3.

a.

Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng
có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát
huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới

của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú.


Trong văn hóa Việt Nam đã có sự hiện diện của không ít các giá trị có tính
chất thực hành, các hành vi văn hóa vốn có từ các nguồn gốc khác nhau như Trung
Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nga, Mỹ... Cùng với sự phát triển, sự hiện diện của các giá trị
đó ngày càng được tăng cường bởi sự mở rộng hợp tác quốc tế cùng sự lan tỏa với
cường độ cao của văn hóa, văn minh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
trên pham vi toàn cầu.
b.

Ngoài ra, khi hội nhập, toàn cầu hóa, VN có thể giới thiệu lịch sử, đất nước, con
người và văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng của giao lưu, hội nhập văn hóa
ngày nay.Thông qua việc giới thiệu đó mà cộng đồng quốc tế ngày một hiểu biết
sâu sắc về ta và làm bạn với ta. Trong quá trình hội nhập văn hóa, chúng ta không
chỉ tiếp nhận các giá trị từ thế giới mà đồng thời chúng ta cũng phải đóng góp với
những giá trị văn hóa của ta với cộng đồng quốc tế làm phong phú, đa dạng giá trị
văn hóa của nhân loại.
2. Tác động tiêu cực
2.1. Về chính trị

-

-

-

Thế giới ngày càng phát triển không ngừng và các quốc gia luôn có xu hướng mở
rộng quan hệ với bên ngoài

Khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức trên khu vực hay trên thế giới thì đều phải
tuân theo những quy đinh, định chế của tổ chức đó. Vì vậy đã hạn chế năng lực
điều hành của nhà nước, không chỉ trong quan hệ với bên ngoài mà còn ở các chính
sách trong nước. Bản báo cáo công tác WTO về việc Việt Nam gia nhập liệt kê rất
rõ, rất chi tiết các cam kết của Việt Nam mà nhìn ở một góc độ nào đó, là sự thu
hẹp việc can thiệp của nhà nước vào kinh doanh.
Khi kinh tế phát triển và mở rộng thì các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn, sự giao
lưu, trao đổi giữa các quốc gia dễ dàng hơn do vậy nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia
cùng tăng cao. Các bất đồng, xích mích, không cùng quan điểm nhiều khi sẽ làm
căng thẳng các mối quan hệ.
Vấn đề Biển Đông hiện nay vẫn là một vấn đề nóng của Việt Nam, và sức ảnh
hưởng của nó đã lan tỏa ra toàn bộ khu vực các nước có vùng lãnh hải ở Biển Đông
và các nước phương Tây
2.2.

Về kinh tế


-

-

Nền kinh tế thế giới càng phát triển theo xu hướng chuyển từ nền kinh tế công
nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì những yếu tố được coi là lợi thế như: tài
nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp,… của nước ta sẽ dần
yếu đi.
Vấn đề nợ nước ngoài của nước ta ngày càng tăng cao qua các năm: Theo số liệu
thống kê hằng quý từ ngân hàng phát triển Châu Á(ADB) cho thấy, nợ nước ngoài
của Việt Nam ở mức trung bình khoảng 19-20%GDP trong những năm 2000-2002
đã lên trên 30% trong vài năm gần đây. Theo thống kê thì năm 2014 nợ công 1,3

triệu tỷ đồng nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 2,7 triệu tỷ đồng….Số tiền nợ nước
ngoài của nước ta ngày càng lớn dẫn đến nền kinh tế nước ta có thể ngày càng bị
phụ thuộc vào nước ngoài. Nó là một mối đe dọa đối với nước ta kể cả trên phương
diện kinh tế, chính trị và ngoại giao. Nhiều địa phương trên nước ta đang có tính
dựa dẫm, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp ODA gây ra nhiều bất cập.

Vấn đề chiến tranh thương mại: như chiến tranh thương mại giữa Mỹ- Trung Quốc
đã làm ảnh hưởng đến nươc ta rất nhiều. Khi mà chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
xay ra thì Mỹ đã hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách ra hàng


-

loạt các công cụ như về thuế, trợ cấp thương mại trong nước, cấm vận hàng
hóa,..Khi đó Trung Quốc có thể sẽ tồn lượng hàng hóa đó sang Việt Nam một măt
để thanh lí được hàng hóa dư thừa một mặt mượn uy tín xuất khẩu của Việt Nam để
xuấ khẩu hàng hóa kém chất lượng sang thị trường Mỹ. => Gây ra không chỉ thiệt
hại về kinh tế mà còn làm mất uy tín của hàng hóa xuất khẩu của Việt Namg. Bên
cạnh việc “lợi dụng” Việt Nam làm “sân sau” cho mình, việc Việt Nam “chuyển
hướng” sẽ đem đến nhiều nguy cơ khác cho Việt Nam. Khi mà sự bất đối xứng
thương mại Việt - Trung là hết sức nghiêm trọng cả về lượng, chất, thì Việt Nam
luôn đứn trước những nguy cơ mà thiệt hại sẽ khó có thể lường trước được.
Vấn đề khủng hoảng tài chính- tiền tệ: Ví dụ minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ của thế giới năm 2008 xuất phát
từ Mỹ. Nươc ta năm 2008, giá trị thương mại hàng hóa chiếm hơn 160% GDP; FDI
đóng góp gần 30% tổng đầu tư xã hội; các nhà đầu tư nước ngoài (vào đầu tháng
9/2008) đã chiếm tới 25% mức vốn hóa thị trường cổ phiếu và khoảng trên 1/3 tổng
giá trị trái phiếu. Chính vì vậy, nền kinh tế và cả hệ thống tài chính Việt Nam không
thể tránh khỏi những “chấn động” trong cơn bão khủng hoảng tài chính và sự suy
thoái kinh tế toàn cầu.Thời gian này nền kinh tế Việt Nam liên tục xuất hiện những

dấu hiệu của suy thoái kinh tế: sự giảm sút kim ngạch xuất nhập khẩu, giảm nguồn
vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, xu hướng tụt dốc của
chứng khoán, những khó khăn của cán cân thanh toán quốc tế…


Về xã hội
Tăng trưởng nhanh dẫn đến bất bình đẳng ngày càng tăng cao. Chỉ số bất bình
đẳng ở nước ta đều có xu hướng tăng ở tất cả các tiêu chí. Gia tăng bất bình đẳng ở
nước ta biểu hiện rõ giữa hai khu vực thành thị và nông thôn:
+ Năm 2006 hệ số Gini của cả nước là 0,424 trong khi thành thị là 0,393 và
Nông thôn là 0,378.
2.3.

+ Năm 2008 hệ số Gini cuả cả nước là 0, 434 trong khi thành thị là 0,404 và
nông thôn 0,385.
Về môi trường sinh thái: Ngày càng bị đe dọa
Nhiều khu công nghiệp xử lý chất thải không đúng quy định gây ra ô nhiễm đến
nguồn nước sinh hoạt người dân và để lại rất nhiều hậu quả to lớn. Ví dụ như vụ
VEDAN ….
Các tài nguyên bị cạn kiệt vì khai thác quá mức...
Bệnh tật ngày càng gia tăng và lây lan giữa các nước.…
Dạo gần đây hàng hóa Trung Quốc vào nước ta có nhiều sản phẩm không đảm bảo
vấn đề an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân.
2.4.

-

-

III.


GIẢI PHÁP
1. Nhà nước cần ra các chính sách, chiến lược sao cho phù hợp với từng giai
đoạn, từng chặng đường.


2.

3.

Hạn chế sự phụ thuộc vào các nguồn viện trợ từ nước ngoài: hạn chế vay
nước ngoài bằng cách cân đối thu-chi của mình, quản lý tốt các khoản vay
các khoản viện trợ.
Phát triển kinh tế cần đi đôi với việc đảm bảo các lợi ích về xã hội như: phân
phối thu nhập lại sao cho giảm hệ số bất bình đẳng thu nhập, bảo vệ môi
trường.….



×