Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Phát triển bền vững đô thị hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.04 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN MÔN:

DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Thu

Lớp:
K54KHMT

Hà Nội – 4/2015

1


MỤC LỤC

2


Đặt vấn đề
Mặc dù đô thị ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội văn minh, nhưng sự
hiểu biết của con người về đô thị và đô thị hóa vẫ còn ít ỏi. Và trong bối cảnh đó,
vấn đề phát triển đô thị bền vững vẫn còn nằm ở phía trước, đặt ra những vấn đề
cần giải quyết đối với từng quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung.
Công cuộc đổi mới ở VN bắt đầu được khởi xướng từ năm 1986 nhằm định hướng


lại nền kinh tế VN từ một nền kinh tế chủ yêu dựa trên kế hoạch hóa tập trung
sang một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ chế thị trường đã mang lại nhiều kết quả
đáng khích lệ. Các thành tựu đạt được về kinh tế, xã hội đã tạo điều kiện cho phát
triển mạnh mẽ KT –XH đất nước, đồng thời cũng tiềm ẩn các tác động tiêu cực tới
tài nguyên thiên nhiên và môi trường của đất nước.
Trong phát triển đô thị, quá trình biến đổi có ý nghĩa nhất là đô thị hóa. Có nhiều
quan điểm cho rằng đô thị hóa càng nhanh thì càng tốt, càng thúc đẩy được sự phát
triển của xã hội. Nhưng, chúng ta đều biết rằng đô thị hóa là một tiến trình rất
phức tạp, bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lực lượng ản xuất, trong
phân bố dân cư, dân số, trong kết cẩu nghề nghiệp, trong lối sống, trong văn hóa .
Xét trên nhiều khía cạnh, đô thị hóa là một quá trình phức tạp và chứa nhiều mâu
thuẫn nội tại, là tổng hợp kết quả của nhiều quá trình phát triển xã hội và chính
bản thân đô thị hóa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội.
Vì sự phức tạp, đa chiều kích ấy, đô thị hóa làm tăng thêm các vấn đề của xã hội
đô thị như tội phạm, sự nghèo đói, không có việc làm, bệnh thần kinh, gia đình tan
rã, xung đột xã hội, sung đột sắc tộc, ma túy, ô nhiễm…..và một loạt vấn đề khác
mà người ta gọi chung là “ Khủng hoảng đô thị”. Cuộc khủng hoảng này được thể
hiện rõ rệt với các hiện tượng: 1/ Sự phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc; 2/ Môi
trường bị ô nhiễm nặng nề; 3/ Các tệ nạn xã hội tăng trưởng nhanh; 4/ Cuộc sống
văn hóa bị rối loạn.
Việc “ Khủng hoảng đôt thị” đặt ra vấn đề phải có một đường lối phát triển tổng
hợp của các tiến bộ về kinh tế, tiến bộ về xã hội và cả về văn hóa, cần phải phát
hiện ra xu hướng phát triển tương lai của đô thị. Trong trào lưu của tư tưởng phát
triển bền vững, và với mục tiêu trên, các nhà khoa học áp dụng tư tưởng phát triển
bền vững vào lĩnh vực phát triển đô thị.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng em xin được trình bày sự phát triển của
thủ đô Hà Nội và đánh giá sự phát triển bền vững của một thành phố đang trên đà
tăng trưởng mạnh và tiêu biểu cho sự phát triển nhanh, mạnh của quá trình đô thị
hóa đã và đang diễn ra tại Việt Nam.


3


A. Đô thị và phát triển bền vững đô thị
I.

Các khái niệm cơ bản

1. Khái niệm đô thị

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu là lao động
phi nông nghiệp; có cơ sở hạ tầng thích hợp; là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có
vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền đô thị hay tỉnh,
huyện.
-

-

-

Đặc trưng của đô thị
Là môi trường nhân tạo, có cấu trúc không gian lãnh thổ đặc biệt do con người
hoàn toàn chủ động xây dựng, cải tạo và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi
trường theo ý muốn chủ quan của mình để phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xã
hội .Con người nắm quyền quyết định, điều khiển sự phát triển của đô thị
Các đô thị là những hệ sinh thái nhân văn không khép kín. Môi trường và cuộc
sống của các đô thị có quan hệ mật thiết với vùng ngoại vi và các vùng phụ cận để
trao đổi nguồn năng lượng, các dạng vật chất và thông tin”. (UNDP, 1990).
Đô thị tập trung nhiều vấn đề mang tính toàn cầu:



-

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá quá nhanh gây phá huỷ một phần
cảnh quan sinh thái tự nhiên, gây thay đổi các thành phần môi trường.
• Tốc độ tăng dân số lớn do tỷ lệ sinh tự nhiên và di dân từ các vùng khác
đến.
• Dân số đô thị tập trưng quá lớn gây khó khăn, bế tắc trong tổ chức, quy
hoạch môi trường sống.
Sự phân cách, chênh lệch mức sống và các điều kiện khác giữa thành thị và nông
thôn.
Đô thị có tính điểm hoặc vùng cục bộ như một một nền kinh tế hoạt động có tính
độc lập tương đối với các vùng khác.
Đô thị có tính chất kế thừa về kinh tế - xã hội - văn hoá của vùng miền hình thành
đo thị

Khái niệm “ Phát triển bền vững”
Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong các văn kiện của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 (chuơng trình nghị sự 21)là: "Phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với
bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với
môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".
2.

4


II. Phát triển đô thị bền vững.

1. Khái niệm “ Phát triển đô thị bền vững”.
Khái niệm phát triển đô thị bền vững không nằm ngoài khái niệm phát triển bền
vững. Nội dung của khái niệm phát triển bền vững được lồng trong khung cảnh đô
thị.
Đô thị bền vững là khi nó đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ
bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất
lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu
phát triển của thế hệ tương lai. Khuôn khổ đó phải thể hiện thống nhất
giữa quy hoạch, kế hoạch, quản lý phát triển và hành động thực hiện với
sự đồng thuận của mọi thành phần xã hội: Nhà nước, tư nhân, cộng
đồng; mọi cấp độ; địa phương, thành phố và quốc gia”.
2. Nguyên tắc cơ bản của PTBV thành phố:
 Khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên: Mọi hoạt động phát triển











KT – XH tại một thành phố cần sử dụng TNTN hoặc tài nguyên nhân văn,
trong đó có nguồn tài nguyên tái tạo và nguồn tài nguyên không tái tạo. Vì
vậy, việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn TNTN tại đô thị là nguyên tắc
hàng đầu của sự PTBV thành phố. Sự PTBV cần đảm bảo cho việc lưu lại
cho các thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì
mà thế hệ trước được hưởng. Như vậy, trong quá trình khai thác tài nguyên

cần phải thực hiện các giải pháp ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái MT
như suy thoái về ĐDSH, mất đi các giá trị văn hóa truyền thống..
BVMT và giảm thiểu chất thải: Việc khai thác TNTN bừa bãi, thiếu các
biện pháp BVMT và giảm thiểu chất thải tại đô thị sẽ gây suy thoái MT, tác
động có hai tới quá trình phát triển KT – XH tại thành phố. Vì vây, BVMT
và giảm thiểu chất thải tại đô thị là một trong những nguyên tắc PTBV của
thành phố.
Phát triển bền vững gắn với việc bảo tồn tính đa dạng: Quá trình ĐTH có
thể xâm hại việc bảo tồn tính đa dạng tại đô thị là một trong những nguyên
tắc PTBV thành phố.
Phát triển thành phố phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH: Phương án khai thác TNTN tại đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát
triển KT-XH của thành phố và vùng.
Chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư đô thị: Trong quá trình khai thác tài
nguyên phục vụ cho các dự án phát triển của thành phố, UBND thành phố
cần tuân thủ nguyên tắc chia se lợi ích với cộng đồng đô thị sống xung
quanh khu vực dự án.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư đô thị: Việc tham gia của
cộng đồng dân cư đô thị vào hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát
triển KT – XH tại đô thị không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện
5


đời sống mà còn nâng cao trách nhiệm của họ đối với bảo vệ TNTN và môi
trường.
 Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng dân cư đô thị và
các đối tượng liên quan: Sự tham khảo ý kiến của các chủ đầu tư với các
cộng đồng dân cư đô thị là cần thiết và quan trọng nhằm tranh thủ sự ủng
hộ của cộng đồng, tăng cường tính khả thi cả dự án, có các biện pháp giảm
thiểu các tác động tiêu cực và tăng cường sự tham gia, đóng góp của quần
chúng địa phương.

 Chú trọng việc đào tạo, nâng cao nhận thức MT: Sự PTBV đòi hỏi đội ngũ
những người thực hiện có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhận thức
đúng đắn về sự cần thiết phải bảo vệ TN và MT.
 Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu: Công tác NCKH, công nghệ
là yếu tố quan trọng cho sự phát triển KT-XH bền vững tại thành phố.
Trong quá trình phát triển, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh
cần nghiên cứu để có những giải pháo phù hợp cho sự PTBV.
3. Độ đo của phát triển bền vững.
a. Độ đo kinh tế
Độ đo kinh tế của sự PTBV được tính trên giá trị tổng sản phẩm quốc dân (GDP)
hoặc GNP. Tuy nhiên, với cách tính này, để phát triển kinh tế phải tiêu tốn tài
nguyên và tạo ra các chất thải nguy hại. Do vậy, trong độ đo này cần phải tính đến
việc hạn chế nhu cầu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo và mức độ sinh thái tài
nguyên, vật liệu từ các chất thải.
Bên cạnh các giá trị bình quân GNP, GDP, cần quan tâm tới sự chênh lệch các giá
trị đó ở các tầng lớp dân cư khác nhau.Độ đo kinh tế của sự PTBV trên quy mô
toàn cầu còn được thể hiện ở mức độ và quy mô duy trì viện trợ của các nước công
nghiệp phát triển cho các nước đang phát triển; sự công bằng về kinh tế và trao đổi
thương mại giữa hai nhóm nước trên thể hiện ở khía cạnh: tăng giá nguyên liệu
thô, hạ giá thiết bị, xóa nợ nước ngoài và trừng phạt kinh tế đối ngoại với các nước
đang phát triển.
b. Độ đo môi trường
Độ đo môi trường của sự PTBV có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành
phần MT không khí, nước, đất, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên
không tái tạo; việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn
của xã hội dành cho BVMT; khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt
động KT –XH, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với MT, ý thức BVMT của người
dân.
c. Độ đo xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, PTBV đã trở thành chiến lược chung của cả LHQ và các

quốc gia trên thế giới. Do vậy, BVMT và PTBV là mục tiêu mang tính chất chính
trị của tất cả các quốc gia trên thế giới. PTBV đòi hỏi tự do thực sự của công dân,
các thông tin về kế hoạch phát triển Chính phủ và chất lượng môi trường nơi họ
6


đang sống. PTBV đòi hỏi sự công bằng về các quyền lợi xã hội, như: Có công ăn
việc làm, đảm bảo quyền lợi KT – XH khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người
giàu và người nghèo trong xã hội...PTBV đòi hỏi phải thay đổi chính sách xã hội
cho phù hợp như: chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ xu hướng già hóa
của xã hội phát triển. Trong khi đó, đối với các nước kém phát triển và đang phát
triển có nền kinh tế yếu kém, cần có các chính sách tổng hợp về hành chính, kinh
tế, hỗ trợ kỹ thuật và giáo dục để giảm tốc độ gia tăng dân số.
d. Độ đo văn hóa
PTBV đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và phong cách sống có hại cho MT
chung của TĐ như thói quen sinh nhiều con ở các nước đang phát triển theo triết
lý: “ trời sinh voi, trời sinh cỏ”; thói quen tiêu dùng lãng phí của công dân các
nước công nghiệp phát triển. PTBV đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới
thay cho tập tục cũ lạc hậu và xác lập các tập tục phù hợp với quá trình ĐTH đang
diễn ra trên Trái Đất, con người cần phải thay đổi các thói quen lành mạnh của nền
văn minh đô thị.
Độ đo văn hóa của PTBV còn là “văn hóa xanh”. Văn hóa xanh là nền văn hóa
phù hợp với sự PTBV, đó là toàn bộ các hoạt động văn hóa của con người dựa trên
đạo đức thế giới và đời sống cộng đồng. Văn hóa xanh thể hiện trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đô thị; các quan hệ xã hội con người như thái độ
con người hướng tới sự giảm nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Trong văn hóa xanh có cả thái độ đúng đắn của con người đối với các hiện tượng
tiêu cực trong xã hội như: chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội đang làm mai
một cuộc sống tốt đệp của nền văn minh nhân loại. Như vậy, trong PTBV luôn
phải đảm bảo phát triển cân đối cả 3 lĩnh vực KT –XH, tài nguyên và MT giống

như một cái kiềng 3 chân.
4. Các tiêu chí đánh giá PTBV đô thị.
Sự phát triển bền vững đô thị cũng phải hướng tới đạt 3 mục tiêu cơ bản là:
+ Thành phố bền vững về kinh tế, thể hiện ở quá trình tăng trưởng liên tục, ổn
định lâu dài các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian.
+ Thành phố bền vững về tài nguyên và MT, thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên
một cách hợp lí, đảm bảo bảo tồn ĐDSH, không có những tác động tiêu cực đến
môi trường. Bền vững về tài nguyên và môi trường là việc sử dụng các tài nguyên
không vượt quá khả năng tự phục hồi của chúng, sao cho đáp ứng được các nhu
cầu hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng
được nhu cầu của các thế hệ mai sau.
+ Thành phố bền vững về văn hóa - xã hội, thể hiện ở việc mang lại những lợi
ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định của xã hội, đồng thời bảo tồn các
giá trị văn hóa.

7


 Nhóm tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá PTBV thành

phố.
a. Nhóm các tiêu chí về kinh tế:
- Sự phát triển công nghiệp: Hiện trạng phát triển CN bao gồm các KCN,
KCX, các xí nghiệp lớn nằm độc lập, các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ và các
làng nghề truyền thống...phải được thu thập từ sở công nghiệp, cũng như ban
quản lí các KCN.
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp: Hiện trạng phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp phải được thu thập từ sở NN&PTNT.
- Thương mại, du lịch: Hiện trạng phát triển thương mại, du lịch phải được thu

thập từ Sở thương mại và du lịch.
- Hệ thống giao thông vận tải: Thông tin hiện có liên quan đến các hệ thống
giao thông vận tải đô thị ( VD: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không..) phải được thu thập từ các cơ quan chính quyền và các khảo sát bổ
sung.
Các thông số cần thiết như sau:
+ Đường bộ: Mật độ đường bộ ( km/km3), chất lượng của các con đường, tổng
số xe cộ, loại xe, số lượng của mỗi loại xe, mật độ giao thông ( số lượng
xe/giờ), số lượng trạm xe buýt, số lượng hành khách...
+ Đường sắt: chiều dài của các tuyến đường sắt chạy qua thành phố, số lượng
ga xe lửa, số lượng hành khách...
+ Đường thủy: Chiều dài các đường sông chạy qua các thành phố, số lượng
cảng, hành khách, mật độ tàu thuyền, khối lượng hàng hóa được vận chuyển
bằng đường thủy..
+ Đường hàng không: số lượng sân bay ở trong các thành phố, mật độ máy
bay, số lượng hành khách, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không.
- Hệ thống cấp điện , trạm biến thế và đường dây cao áp: Tình trạng hiện tại
của các hệ thống cấp điện ( VD: các trạm thủy điện, nhiệt điện, khả năng
phát điện, công suất phát điện..) phải được thu thập từ các công ty điện lực.
b. Nhóm các tiêu chí về xã hội:
- Dân số, sự phát triển dân số, sự phân bố dân cư: thông tin sẵn có liên quan
đến dân số đô thị, sự phát triển dân số, sự phân bố dân số và mật độ, số
người nghèo đô thị...phải được thu nhập từ sở y tế, ủy ban dân số và kế
hoạch hóa gia đình.
- Sức khỏe và bệnh tật: tình trạng hiện nay về dịch bệnh và sức khỏe công
cộng phải được mô tả, đặc biệt là các dịch bệnh và sức khỏe có liên quan
đến ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, không khí và nước, cũng như các tai nạn
giao thông đô thị. Sự chú ý đặc biệt phải được giành cho việc đánh giá các
dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng trong các khu vực dân cư gần kề các

KCN và dọc theo các đường giao thông chính.
- Di sản văn hóa lịch sử: Sự phát triển đô thị không được kiểm soát sẽ làm
mất đi các di sản văn hóa như các di tích lịch sử và tượng đài, di sản văn
8


hóa và nguồn lợi du lịch. Ô nhiễm tập trung cao trong không khí và nước có
thể làm tăng nhanh hơn sự ăn mòn và hủy hoại tài nguyên văn hóa trong
các thành phố.
c. Nhóm các tiêu chí về môi trường:
- Hệ thống cấp nước: Hiện trạng các hệ thống cấp nước ( VD: Các nguồn tài
nguyên nước mặt và nước ngầm, chất lượng nước, nhà máy cấp nước,mạng
lưới phân phối nước, các nhu cầu cấp nước, phần trăm dân số đô thị được
sử dụng nước máy...) phải được thu thập từ sở giao thông vận tải, sở Công
nghiệp, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT cũng như các công ty cấp nước.
- Hệ thống thoát nước: Hiện trạng của các hệ thống cống thải và thoát nước (
VD: các con sông, kênh, suối, mật độ hệ thống cống thải ( km/km2), nước
thải nội thành, nước mưa chảy tràn, nước thải công nghiệp, các thiết bị xử lí
nước thải...) phải được thu thập từ Sở giao thông vận tải, sở công nghiệp,
Sở TN&MT cũng như công ty xử lí nước thải.
- Hệ thống quản lí CTR và chất thải nguy hại: Hiện trạng của các hệ thống
thu gom và tiêu hủy chất thải rắn ( VD: tải lượng rác nội thành ( tấn/ngày),
tải lượng rác công nghiệp, các phương tiện thu gom, quá trình xử lí và tiêu
hủy...) và các nghĩa trang phải được thu thập từ sở GTVT, Sở Công nghiệp,
Sở TN& MT cũng như các công ty xử lí chất thải rắn.
- Cây xanh đô thị: Tình trạng hiện tại của các vành đai cây xanh đô thị phải
được thu thập từ sở GTVT, Sở TN&MT cũng như các công ty quản lý công
viên, cây xanh.
- Nghĩa trang và mai táng: Các số liệu về nghĩa trang và mai táng cần phải
được thu thập.

Các tiêu chí KT –XH và MT sử dụng để đánh giá PTBV thành phố.
A. Các tiêu chí về kinh tế
Tiêu chí
Nội dung
1. Tăng trưởng kinh tế Mức tăng thực GDP ( tính theo giá cố định)
2. Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân đầu người ( tính theo phương pháp sức
mua tương đương PPP)
3. Xuất, nhập khẩu
Cán cân thương mại (B)
Thâm hụt tài khoản vãng lai (D)
4. Lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI)
5. Việc làm
Tỷ lệ có việc làm
6. Phân phối thu nhập Chỉ số phản ánh độ bất bình quân trong phân phối ( GINI),
tỷ lệ đói nghèo.
7. Thu ngân sách
Mức huy động thuế so với GDP
8. Đầu tư trong nước
Tỷ lệ đầu tư so với GDP
9. Thu hút đầu tư nước Số vốn/ số dự án thu hút đầu tư
ngoài
10. Hỗ trợ của quốc tế Quy mô ODA thực huy động
9


B – Các tiêu chí về xã hội
Tiêu chí
Nội dung
1.Tăng dân số

Tự nhiên ( Sinh – tử)
2. Sức khỏe
Tỷ lệ tử vong trẻ em
3. Nước sạch
Tỷ lệ dùng nước sạch
4. Dinh Dưỡng
Tiêu dùng calo/người/ngày
5. An ninh lương thực
Sản lượng lương thực quy thóc
6.Giáo dục
Số năm đi học trung bình(N), tỷ lệ dân số biết chữ
7. Phát triển phụ nữ
Tỷ lệ phụ nữ biết chữ
8. Các chỉ tiêu về phát Tuổi thọ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
triển y tế
9. Chỉ tiêu cho các nhu Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục
cầu xã hội
C – Các tiêu chí về MT.
Tiêu chí
Nội dung
1. Ô nhiễm không khí So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí với tiêu chuẩn
và tiếng ồn
môi trường
2. Ô nhiễm nguồn So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước và nước thải
nước và nước thải
với tiêu chuẩn MT
3. CTR và chất thải Tình hình quản lí CTR đô thị và công nghiệp, bao gồm cả
nguy hại
chất thải nguy hại
4.Cây xanh đô thị

Tỷ lệ diện tích cây xanh che phủ, tỷ lệ diện tích cây xanh
bình quân trên đầu người
5.Tiết
kiệm
năng Tiêu dùng năng lượng bình quân
lượng
6.Đa dạng sinh học
7. Ngập úng
8.Tác động MT của
giao thông đường bộ
9.Tác động MT của
giao thông đường thủy
10.Chỉ tiêu ngân sách
cho BVMT
11.Quản lí MT

B.
I.

Suy thoái đa dạng sinh học
Tình trạng thoát nước và ngập úng vào mùa mưa
Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông
Số vụ bị sự cố tràn dầu/tràn hóa chất/ đâm,va tàu
Tỷ lệ ngân sách dành cho MT
Số cán bộ làm công tác MT, số vụ kiện cáo về MT

Phát triển bền vững đô thị Hà Nội.

Khái quát chung về thủ đô Hà Nội.
10



Hà Nội, Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị kinh tế
văn hóa lớn của cả nước, với những đặc điểm và lợi thế về điều kiện tự nhiên
và về kinh tế xã hội, thực sự đã trở thành lực hút của dòng di dân ngoại tỉnh về
Hà Nội.
1. Vị trí địa lí :

Thành phố Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ trù phú (diện tích Hà Nội mở rộng
lên tới 3.324, 92 km2). Hà Nội nằm ở phía hưũ ngạn sông Đà, hai bên sông
Hồng và chi lưu các sông. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có
các sông: Đuống, Cầu, Nhuệ…
+ Phía Bắc Hà Nội giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;
+ Phía Nam giáp Hà Nam;
+ Phía Tây giáp Hòa Bình;
+ Phía Đông giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.
Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
và khoa học lớn; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
2. Điều kiện tự nhiên:

-Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới
gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít. Do nằm
trong vùng nhiệt đới nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời
rất dồi dào (nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6 0C), độ ẩm trung bình hàng năm
là 79%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 mm.
- Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi:
+ Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số
huyện phía Đông của Hà Tây cũ, chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên.
+ Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì,
Quốc Oai, Mỹ Đức.

3. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
a. Dân số

- Hà Nội là một thành phố lớn và đông dân, có mặt độ dân số cao. Theo số liệu
thống kê 1/4/2009, dân số Hà Nội vào khoảng 6.448.837 người (chiếm khoảng
7,5% dân số cả nước); mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1926 người/km 2,
cao gấp 7,4 lần so với cả nước . Từ năm 2001 đến năm 2009, tại Hà Nội trung bình
có hơn 100.000 trẻ em ra đời, tỷ lệ nhập cư về Hà Nội trung bình khoảng 100.000
người/năm. Như vậy, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương
đương một dân số huyện lớn.
b. Văn hóa – xã hội
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông, du lịch, giáo dục, chính trị
lớn của cả nước. Hà Nội hiện có trên 4000 di tích và danh thắng, trong đó xếp
hạng quốc gia trên 900 di tích và danh thắng. Với hàng trăm đền, chùa, công trình
kiến trúc, danh thắng nổi tiếng, nhiều lễ hội, các món ăn ngon, các làng nghề
11


truyền thống, Hà Nội trở thành một trung tâm du lịch lớn, du khách có dịp khám
phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa – nghệ thuật được xây dựng qua nhiều thế
hệ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
- Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc
đa dạng và mang dấu ấn riêng. Về mặt kiến trúc, có thể chia Hà Nội ngày nay
thành bốn khu vực: khu phố cũ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy
hoạch.
c. Giao thông vận tải
Hà Nội là trung tâm và đầu mối giao thông của cả nước. Từ Hà Nội, ta có thể đi
khắp mọi miền đất nước bằng bất cứ phương tiện nào:
+ Đường bộ có giao thông công cộng (xe bus, taxi) phủ khắp thành phố,
giao thông cá nhân (xe máy, ô tô). Đặc biệt ở Hà Nội có loại hình xích lô

thường dùng để phục vụ khách du lịch. Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ
các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, nước ngầm, Mỹ Đình tỏa đi
khắp mọi miền đất nước theo các quốc lộ 1 xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên,
Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hòa Bình,
Sơn La.
+ Ngoài ra, Hà Nội cũng là đầu mối của tuyến giao thông đường sắt xuyên
Việt và liên vận quốc tế.
+ Hà Nội cũng là trung tâm đường không với cảng hàng không sân bay
Nội Bài.
+ Hà Nội cũng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nằm cạnh hai con sông
lớn là sông Hồng và sông Đà, tạo thuận lợi cho việc vận tải bằng đường
sông. Hà Nội hiện có 5 cây cầu bắc qua sông Hồng: cầu Thăng Long, cầu
Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy để phục vụ
cho việc giao thông của thành phố giữa hai bờ sông Hồng, nối liền thành
phố với các tỉnh phía Bắc và phía Đông Bắc của Tổ quốc.
d. Kinh tế
Hà Nội là Thủ đô và cũng là Thành phố có diện tích lớn nhất đông dân thứ hai sau
thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước, với
các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế
của thành phố.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây dựng hoàn chỉnh 9 khu công
nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp,
trong đó có một số sản phẩm mới của ngành công nghiệp điện tử, công
nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu… đã đứng vững trên thị trường. Thời
gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển các ngành các lĩnh vực và
sản phẩm công nghệ cao… Với những đặc điểm và lợi thế đó, Hà Nội thực
sự là mảnh đất rất hấp dẫn đối với dân nhập cư.
12



So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có
tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến
trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam.
Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với
du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng
nghề truyền thống...
e. Y tế
Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2009, thành phố Hà Nội
có 651 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 41 bệnh
viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế; thành phố Hà Nội có 2.819 bác sĩ,
2.416 y sĩ và 3.750 y tá. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 10.066
giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung
bình ở Hà Nội 643 người/giường bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh
viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp.
Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là
của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt
Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng
quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh
viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển.
f. Giáo dục
Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở thành trung tâm
giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 15 cho tới cuối thế kỷ 19, Hà Nội luôn là
một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệ thống khoa bảng,
nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung vào bộ máy quan lại.
Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội
có: 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ
thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Bên cạnh các trường công lập, thành
phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công.

Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội
có khoảng 70 trường Đại học, 20 trường Cao đăng, 60 trường Trung cấp, dạy
nghề, nhiều trung tâm đào tạo của nước ngoài. Hàng năm có rất nhiều học sinh,
sinh viên đổ về học tập. Các trường đại học tập trung trong khu vực thành phố Hà
Nội đều là những trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt
Nam, đào tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng phục vụ cho nhu cầu phát triển
của đất nước.
-

II. Đánh giá sự phát triển của thành phố Hà Nội
1.Đánh giá sự phát triển bền vững về mặt kinh tế
a.Đô thị hóa gắn với sự phát triển kinh tế và nâng cao mật độ kinh tế

13


Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng
chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá ở Thủ đô Hà Nội. Hà Nội là một trong
những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với
1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn
phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất
công nghiệp. Đi đôi với việc là thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất cả nước,
các chỉ số phản ánh kinh tế và thu nhập của Hà Nội cũng có những động thái
tăng trưởng khả quan.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội
Tiêu chí
Đơn vị tính

1996-2000 2001-2005 2006-2009


Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế

%

16,1

19,2

27,1

Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh

%

10,2

11,5

11,2

Mật độ kinh tế

Tỷ đồng/km2

160

324,5

826,1


Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng/người

10,33

17,5

26,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ KH&ĐT
b.Đô thị hoá gắn với quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại
Công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng có chọn lọc, tập trung vào
các ngành được ưu tiên đầu tư và các ngành có trình độ công nghệ cao. Giá trị sản
xuất công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng trung bình 17,2%.
+ Thứ nhất, đó là sự phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất,
các trung tâm dịch vụ trên địa bàn thành phố. Hà Nội là địa phương có nhiều
khu công nghiệp nhất trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hầu hết các khu
công nghiệp (KCN) Hà Nội đều nằm ở các vị trí khá đắc địa về giao thông.
Các KCN nằm chủ yếu ven các quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng), đường cao tốc
Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 2 (Hà Nội – Lào Cai). Điều này đã tạo sự hấp
dẫn cho các nhà đầu tư. Các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội luôn thể
hiện sự vượt trội về mọi mặt so với các khu công nghiệp của các tỉnh trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ví dụ như: tỷ lệ lấp đầy đạt 85,1% (so với bình
quân chung toàn vùng là 70%); tỷ lệ vốn trên lao động đạt 34,3 nghìn USD/lao
động (so với mức chung của toàn vùng là 25 nghìn); năng suất lao động đạt
72,3 triệu USD/lao động; v.v… Sự phát triển các khu công nghiệp đã đem lại
cho Hà Nội khoảng 3,5 tỷ USD giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
+ Thứ hai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm dần tỷ

trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân Thủ đô (GDP) và
tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP.
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10,73%/năm, trong đó :
14


+ Dịch vụ 10,35%,
+ Công nghiệp - Xây dựng 12,78%.
+ Nông nghiệp 2,62%.
 Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành

dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Dịch vụ được ưu tiên phát triển và là ngành có giá trị tăng thêm lớn, tăng
trưởng bình quân đạt 10,35%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6%/năm, trong
đó xuất khẩu địa ph¬ương tăng 36,4%/năm. Nhập siêu từng bước được kiểm soát.
Kim ngạch nhập khẩu tăng 14,7%/năm, trong đó nhập khẩu địa phương tăng
15,1%/năm.
Ngànhxây dựngtăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm trung bình tăng
12,2%/năm, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng các ngành
sản xuất và dịch vụ. Giai đoạn 2006 – 2010, tổng diện tích nhà ở xây mới đạt gần
11 triệu m2.

15


- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn đã đạt được kết
quả nhất định và vẫn duy trì sự tăng trưởng. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy
sản trên 1 ha tăng, năm 2010 đạt 141 triệu đồng/ha. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Tổng sản lượng lương
thực vẫn đạt trên 1 triệu tấn/năm.

Năm 2007 cơ cấu như sau: trồng trọt 46,34%, chăn nuôi 46,31%, thủy sản 5,53%,
dịch vụ NN 1,82%;
Năm 2010 cơ cấu như sau: trồng trọt 41,74%, chăn nuôi 50,96%, thủy sản 4,33%,
dịch vụ NN 2,97%.
Thu ngân sáchtrên địa bàn đạt kết quả tốt, liên tục vượt dự toán được giao
hàng năm. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân đạt
25,3%/năm.
- Huy động nguồn lựccho đầu tư phát triển được chú trọng. Hà Nội luôn là một
trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Công tác xã hội hóa đầu tư được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tổng vốn
đầu tư xã hội trên địa bàn tăng liên tục, bình quân đạt 33%/năm, giai đoạn 20062010 đạt 600,6 ngàn tỷ đồng.
Các chỉ tiêu kinh tế đạt được đến cuối năm 2010
(1). Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt: 10,73%/năm.
(2). Cơ cấu kinh tế cuối năm 2010 :
16


+ Dịch vụ: 52,5%;
+ Công nghiệp - xây dựng: 41,6%;
+ Nông nghiệp: 5,9%.
(3). GDP bình quân/người cuối năm 2010: 37 triệu đồng ;
(4). Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt: 600.602 tỷ đồng ;
(5). Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt: 21,62%/năm ;
c. Hiện trạng giao thông đô thị
Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị lại yếu kém, không bắt kịp với đòi hỏi của
thực tế:
+ Chỉ có 8% diện tích đất dành cho giao thông, trong nội thành chỉ có 5%, trong
khi tiêu chuẩn quốc tế phải là từ 20 -25% diện tích đất dành cho giao thông.
+ Quy mô đường hiện nay, tính tất cả các loại đường chính chỉ là
0,74km đường/km2, nếu tính cả đường cấp quận, huyện cũng chỉ là 1,24km

đường/km2, trong khi quy chuẩn quốc tế yêu cầu là từ 6,5 đến 8km đường/km2.
+ Chỉ tiêu mét dài đường trên người cũng rất thấp, hiện nay con số này
là 0,15 mét đường/người dân, trong khi tiêu chuẩn phải là 0,45 mét đường/người
dân.
 Những con số này cho thấy Hà Nội đang rất thiếu đường. Với hạ tầng giao
thông như hiện nay,
Hà Nội chỉ đáp ứng được hơn 40% lưu lượng giao thông.
Tình trạng gia tăng quá nhanh của phương tiện cơ giới cá nhân dẫn đến Hà
Nội đã trở thành thủ đô có tỉ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng thấp
nhất và tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân cao nhất trong các thủ đô ở chân Á .
Theo khảo sát của cục Y tế Giao thông vận tải, nồng độ bụi trong không khí và ô
nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội cao hơn mức Tiêu chuẩn cho phép, trong đó các hoạt
động giao thông vận tải chiếm tới 70% nguồn ô nhiễm này. Hàng năm tai nạn giao
thông là nguyên nhân gây tử vong cướp đi hàng trăm sinh mạng, năm 2008 đã xảy
ra 1113 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 868 người. Trên thực tế, thực
trạng tắc nghẽn giao thông hiện nay của Hà Nội chưa đến mức trầm trọng như
tình trạng trước đây tại 1 thủ đô khác trong khu vực- có thể kể đến Bangkok,
Manila – nhưng giao thông đang là yếu tố cản trở cuộc sống hàng ngày, suy giảm
chất lượng và đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của thành phố.
Tác động
- Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội tăng
lên chóng mặt. Trung bình lượng ôtô hàng năm là 10%, xe máy xấp xỉ 15%. Sự
gia tăng về số lượng các phương tiện tham g
gia giao thông là nguyên nhân làm gia tăng lượng khí thải vào không khí.
Lượng bụi ngày càng gia tăng trong không khí là nguyên nhân của các bệnh
đường hô hấp và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Âm thanh hỗn tạp của còi xe, tiếng động cơ, tiếng ồn tại các công trường xây
dựng và hàng loạt tạp âm khác làm cho môi trường không khí trở nên chật chội
ngột ngạt
17



2. Đánh giá sự phát triển bền vững về mặt xã hội
a. Dân số
- Sau khi mở rộng địa giới hành chính, TP Hà Nội thay đổi lớn về quy mô và cơ
cấu dân số. Dân số thành phố lên đến gần 7 triệu người, gần gấp đôi dân số của Hà
Nội cũ và là thành phố đông dân thứ hai cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh. Cùng
với tốc độ tăng dân số trên 2% mỗi năm, thành phố đang phải đối mặt với chênh
lệch giới tính khi sinh và nguy cơ bùng nổ số người sinh con thứ ba.
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến cuối tháng 11/2011:
+ Tổng số sinh của toàn thành phố là 115.900 trẻ, tăng 14,24%, trong đó có
8.472 trẻ là con thứ ba trở lên, tăng 185 trẻ (2,25%) so với cùng kỳ năm trước.
+ Tỷ số giới tính khi sinh là 115 trẻ trai/100 trẻ gái. Tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh xảy ra khá trầm trọng ở khu vực ngoại thành, đặc biệt là
khu vực Hà Nội mở rộng, mức chênh lệch giới tính lên tới 120-130 nam/100 nữ,
thậm chí có huyện trên 130 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính khi sinh của đồng bằng
sông Hồng cao nhất cả nước, trong đó có Hà Nội.
Bên cạnh tình trạng báo động về mất cân bằng giới tính khi sinh, số người sinh
con thứ ba cũng có nguy cơ bùng nổ, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Thống kê chưa đầy đủ toàn thành phố có 120 đảng viên, cán bộ, công chức sinh
con thứ ba trở lên, tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Các quận, huyện
có số người sinh con thứ ba tăng mạnh cũng chủ yếu rơi vào khu vực mở rộng như
các huyện Thạch Thất, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai và Thanh Trì…
b.Các chính sách xã hội
- An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo tốt hơn. Thành phố đã hỗ trợ 22.500
hộ thoát nghèo, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 dự kiến còn
4,5%. Hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây dựng thay thế và sửa chữa gần 3.300 nhà
hư hỏng cho các hộ nghèo, cấp trên 346.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và
đối tượng xã hội, tạo khoảng 135.800 việc làm mới. Xét duyệt 1.700 dự án vay
vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với số tiền 204 tỷ đồng, giải quyết việc làm

cho khoảng 1.700 lao động... Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân Thủ đô, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trung tâm, người có
hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Cuộc
vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội
thanh lịch, văn minh được thực hiện và đạt kết quả tích cực.
c.Lao động, việc làm:
- Năm 2010 qua kết quả tổng hợp nhanh của hai kỳ điều tra lao động việc làm,
tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có việc làm chiếm 66,50%.
- Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,11% giảm so với 1/4/2009 hơn 1%.
d. Hiện trạng sử dụng nước sạch
Theo báo cáo, hiện mới chỉ có 84% dân số nông thôn Hà Nội đang được sử
dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 32% dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu
chuẩn của Bộ Y tế. Thế nhưng nghịch lý là hiện có hàng chục công trình xây dựng
nước sạch tại vùng nông thôn ngoại thành có giá trị tiền tỷ đang bị đắp chiếu.
18


- Trong những năm qua, thành phố đã đầu tư được 102 trạm cấp nước có công
suất 400-2.000m3/ngày cấp nước cho khoảng 15% dân cư nông thôn, chủ yếu là
các thị trấn, thị tứ và một số vùng đông dân cư. Phần lớn dân cư khu vực nông
thôn đang sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng đào, giếng khoan, nước mưa, hệ
thống cấp nước đô thị... Nguồn nước khai thác từ các giếng khoan, giếng đào chủ
yếu là mạch nước ngầm, nên chất lượng nước từ các giếng không bảo đảm tiêu
chuẩn vệ sinh do bị ô nhiễm môi trường và nhiễm các kim loại nặng như sắt,
mangan, chất hữu cơ, amoni... Khoảng 10,95 dân số nông thôn đang sử dụng
nguồn nước mưa và các nguồn nước khác, về cơ bản sử dụng hợp vệ sinh. Với cư
dân sử dụng nước mặt từ ao, hồ, sông... do không được xử lý nên chất lượng chưa
bảo đảm. Do chưa được đầu tư hoặc công trình chưa hoàn thiện, bị xuống cấp nên
xảy ra tình trạng một bộ phận dân cư thiếu nước sinh hoạt, phải bỏ tiền đi mua như
ở huyện Thạch Thất.

Một số chỉ tiêu văn hoá - xã hội đạt được đến cuối năm 2010
(1). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%/năm.
(2). Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010: 35%.
(3). Tỷ lệ hộ nghèo1 năm 2010 còn 4,5%.
(4). Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ phổ cập bậc THPT và
tương đương năm 2010 đạt: 80% .
(5). Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 đạt: 97,2%.
3. Đánh giá sự phát triển bền vững về mặt môi trường đô thị.
3.1 Hệ thống cấp thoát nước
-Theo quy hoạch tổng thể, nơi thoát nước thải của Hà Nội có khoảng 111 hồ, ao
trong đó nội thành có 17 hồ với tổng diện tích 1426 ha. Các hồ, ao này tiếp nhận
nước thải, nước mưa của khu vực thoát nước xung quanh, sau đó tiêu thoát qua
mương thoát nước.Xử lý nước thải đang là một thách thức lớn.
Thành phố với hơn 2,7 triệu dân tổng lượng nước thải của thành phố khoảng hơn
500.000 m3/ngày đêm, trong đó lượng nước thải sinh hoạt khoảng 400.000m3,
nước thải công nghiệp 85.000-90.000m3 (Hà Nội có 5 KCN tập trung, 13 cụm
công nghiệp vừa và nhỏ, mới có KCN Bắc Thăng Long, Sài Đồng có trạm xử lý
nước thải).
Nước thải qua hệ thống cống, mương đô thị chảy ra 4 con sông thông nối nhau: Tô
Lịch, sông Lừ, sông Sét, Kim Ngưu theo dòng sông Châu Giang chảy vào sông
Nhuệ-Đáy, hồ Yên Sở ra các tỉnh lân cận. Những sông này, nước bị ô nhiễm
nghiêm trọng do các chất hoá học, hữu cơ. Hàm lượng DO ở hầu hết các điểm đo
trên các sông Nhuệ, Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét dao động từ 1,6 - 5 mg/l, trong
đó DO ở sông Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch đều có giá trị thấp hơn 2mg/l. Trên 99%
1

19


các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có hàm

lượng các chất ô nhiễm hữu cơ không đảm bảo tiêu chuẩn đối với nguồn nước sử
dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
3.2 Chất thải rắn
- Trung bình tổng lượng chất thải rắn ở thành phố Hà Nội hiện khoảng 5.000
tấn/ngày, trong đó có
+ Khoảng 3.500 tấn chất thải sinh hoạt ở đô thị.
+ 1.500 tấn ở nông thôn.
Hà Nội đang phải gánh chịu nguy cơ ô nhiễm môi trường do sự gia tăng đột biến
về khối lượng và thành phần các loại chất thải rắn.Việc vận chuyển rác thải ở Hà
Nội chủ yếu do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Hà
Nội với khối lượng khoảng 3.000 tấn/ngày và một số doanh nghiệp thu gom rác
thải các huyện ngoại thành.
Riêng tại khu vực nông thôn, các vùng ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn thành
lập đội thu gom rác, trong đó có 148 xã chuyển rác đi xử lý. Rác thải chủ yếu được
chuyển đi chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Nhà máy
Xử lý rác Cầu Diễn, Seraphin Sơn Tây,…
Chất thải công nghiệp chiếm khoảng 750 tấn/ngày, mới được thu gom 90%,
chất thải nguy hại khoảng 97 - 112 tấn/ngày (chiếm 13 - 14%) trong khi đó mới
chỉ thu gom 58 - 78,4 tấn/ngày (chiếm 60 - 70%). Đặc biệt hiện nay, các kim loại
được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất điện tử được đánh giá là có nhiều
chất có độc tính cao. Ngoài các thành phần hữu cơ polyme, các kim loại nặng, kim
loại bán dẫn còn có các chất As, Se, Sb, Hg... Do đó, chất thải rắn của công nghiệp
được cho là một trong số những chất thải nguy hại cho môi trường sinh thái và đời
sống con người.
- Chất thải y tế của một số bệnh viện đã được thu gom và xử lý tập trung tại lò
đốt chất thải rắn y tế Cầu Diễn với công suất 5 tấn/ ngày, phần tro xỉ được đóng
rắn và chôn lấp, một số bệnh viện huyện có lò đốt nhưng hoạt động cầm chừng.
Việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện tượng thất
thoát. Bên cạnh đó, trong quá trình CNH - HĐH đất nước, phế thải xây dựng
chiếm tỷ lệ 1000 tấn/ngày mà vẫn chưa được thu gom triệt để.

Các chuyên gia môi trường nhận định, chất thải rắn nếu không được xử lý an toàn
sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và
không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người. Tuy nhiên, do công cụ, phương tiện, nhân lực, phương thức thu gom
vận chuyển còn hạn chế, chưa triệt để nên rác thải còn tồn đọng ở đô thị cũng như
ở nông thôn. 3 trong 5 bãi chôn lấp rác của thành phố sắp bị lấp đầy, nhiều bãi
chôn lấp ở nông thôn không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường...
3.3 Chất lượng môi trường nước
Nước mặt, nước thải và nước ngầm của thành phố đều đang bị ô nhiễm ở mức độ
khác nhau:
20


a. Ô nhiễm nước sông
Hà Nội được mệnh anh là thành phố của các sông hồ, có nhiều dòng sông chẩy
qua. Môi trường nước sông đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế
xã hội như: sự ra đời hàng loạt các khu đô thị, các khu công nghiệp cùng vơí các
hoạt động tiểu thủ công nghiệp và chất thải bệnh vện, các khu dân cư đông đúc,
các làng nghề… Nước thải ô nhiễm của các hoạt động đó hầu như chưa được xử lý
và đổ thẳng ra sông, hồ đã làm chất lượng môi trường nuớc sông biến đổi theo
chiều hướng tiêu cực và xu thế bị ô nhiễm mỗi ngày một tăng cao.
- Các sông nội thị ( 4 con sông thoát nước phía nam) và sông Cầu Bây ( Gia
Lâm ): tiếp nhận khoảng 700.000m3/ngày đêm nước thải đô thị và sản xuấ. Chất
lượng nước ở hầu hết các con sông nội thành hà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng ( BOD5 sông Tô lịch vượt 7,13 lần, sông Kim Ngưu vượt 6,64 lần, sông Sét
vượt 2,84 lần, sông Lừ vượt 5,28 lần ) và xu thế tiếp tục bị ô nhiễm do nước thải
chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông. Dự kiến đến năm 2020 mức ô nhiễm moi
trường nước của các sông nội thành Hà Nội sẽ tăng gấp 2 lần nếu không có giải
pháp hiệu quả.
- Nước Sông Hồng : Kết quả phân tích chất lượng nước Sông Hồng tại thành phố

Hà Nội cho thấy, chất lượng nước Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội các chỉ tiêu
quan trắc đều đạt TCVN 5942-1995 (loại B) ngoại trừ chỉ tiêu BOD 5, COD, NH4+,
Coliform và dầu mỡ khoáng tại hạ lưu mương thoát nước của trạm bơm Yên Sở ,
vị trí cầu Long Biên (do nước thải từ chợ Long Biên và từ khu dân cư tập trung ).
Kết quả này cho thấy nước Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội chưa bị ảnh hưởng
lớn bởi nước thải công nghiệp, sinh hoạt của thành phố xả vào qua trạm bơm Yên
Sở. Hơn nữa Sông Hồng có lưu lượng lớn, khả năng tự pha loãng cao nên đã tự
làm sạch lượng nước của thành phố xả vào sông.
- Nước Sông Nhuệ : Chất lượng nước sông không đạt tiêu chuẩn do hàm lượng
nitrit vẫn rất cao (từ 0,88 đến 1mg/l), BOD cao trên mức tiêu chuẩn cho phép với
chất lượng nước loại A. Như vậy chất lượng nước sông khi chảy ra khỏi Hà Nội
(địa phận tỉnh Hà Tây cũ) vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép trong phục vụ sinh
hoạt, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn cho phép đối với nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.
- Nước Sông Đáy : Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng nước các kênh, mương, sông nhánh dồn vào trên suốt chiều
dài của sông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm nguồn nước sông
Đáy và từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống trên toàn lưu vực.
Nguyên nhân chủ yếu là do dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận rất nhiều nguồn
nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt trên phạm vi rộng. Chất
lượng nước sông Đáy đang bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ và vô cơ như
COD vượt tiêu chuẩn cho phép 3,54 lần, BOD5 vượt 3,2 lần.
- Nước Sông Bùi : Sông Bùi bắt nguồn từ Thuỷ Xuân Tiên (Chương Mỹ) đến Ba
Thá (Ứng Hoà) hợp lưu với sông Đáy. Nước sông Bùi bị ô nhiễm do nước thải sản
xuất và sinh hoạt từ thị xã Hoà Bình đổ về.
21


- Nước Sông Tích : Chất lượng nước sông Tích bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm hữu
cơ và kim loại nặng. Một số chỉ tiêu phân tích như BOD 5 vượt 1,05 lần, Fe vượt

1,41 lần.
b. Ô nhhiễm nước các hồ
-Trên địa bàn Hà Nội có tổng số 156 hồ. các hồ nội thành có độ sâu trung bình 23m, có khả năng tự làm sạch khá lớn. Tuy nhiên có một số hồ bị ô nhiễm nặng vì
phải trực tiếp nhận nước thải xả vào. Cao độ đáy hồ dần dần bị nâng lên do lớp
bùn bị lắng đọng tích luỹ dần, đạt tới chiều dày 0,5-1m. Diện tích hồ bị thu hẹp
dần, điển hình là các hồ Văn Chương, Linh Quang và hồ Giám.
+ Các hồ ở đầu hệ thống thoát nước do phải tiếp nhận trực tiếp nước thải nên
bị nhiễm bẩn nặng, thường ở mức độ polyxaprophit và a- mezoxaprophit, điển
hình là các hồ Văn Chương, Giám, Linh Quang, Ngọc Khánh, Trúc Bạch… ở
vùng đầu hồ, BOD5thường lớn trên 40-50mg/l, DO<2mg/l. Vùng giữa hồ BOD 5 :
20-30mg/l ; DO thấp dưới 5mg/l.
+ Một số hồ có mức độ ô nhiễm thuộc loại b- mezoxaprophit, như hồ Giảng Võ,
Thành Công, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn … Những hồ này, ở giữa hồ thường có
BOD5 : 15-20mg/l ; DO : 5-7mg/l.
Các Hồ Hoàn Kiếm, Thủ Lệ, Đống Đa… do lượng nước thải xả vào ít, dung tích
hồ lại khá lớn nên mức độ ô nhiễm thuộc loại Oligoxaprophit.
Hồ Tây có diện tích mặt nước lớn (446 ha) và có lượng nước thải xả vào không
đáng kể, nên phần lớn chất lượng nước hồ ở vùng Oligoxaprophit (ở giữa hồ
BOD5 từ 15-20mg/l, DO >6mg/l). Nhưng ở vùng ven bờ, đặc biệt là khu vực gần
cống xả từ hồ Trúc Bạch sang, BOD5 có thời điểm đạt tới 25-28mg/l.
+ Các hồ ở ngoại thành (hồ Yên Sở, Linh Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân…) thường
được sử dụng để nuôi cá. Do việc bơm trực tiếp nước thải từ các sông mương vào
nên vùng đầu hồ thường có BOD5 lớn (trên 30mg/l), hàm lượng NH4+ từ 5-15mg/l.
Trong hồ, nước thải được pha loãng để làm giảm lượng BOD 5 và NH4+ đồng thời
làm tăng DO nhằm đạt chất lượng nước nuôi cá.
c. Chất lượng nước ngầm
Sự nhiễm bẩn nước dưới đất (NDĐ) xảy ra cả ở tầng chứa nước Holocen (tầng
trên) và tầng chứa nước Pleistocen (tầng dưới-tầng sản phẩm). Các kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng nước ngầm đang bị ô nhiễm bởi các hợp chất vô cơ, các hợp chất
hữu cơ và nhiễm bẩn vi sinh, mà chủ yếu là ammoni (NH 4+), phân bố trên diện

rộng với hàm lượng cao. Diện tích nhiễm bẩn và hàm lượng các chất bẩn tăng dần
theo thời gian.
- Ô nhiễm các hợp chất vô cơ:
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước 6
tháng cuối năm 2008 qua phân tích thành phần hoá học nước dưới đất thì trong cả
hai tầng Holocen (qh) và Pleistocen (qh) chứa nước ngầm vùng Hà Nội cho thấy,
tại khu vực Hoài Đức có hàm lượng asen cao đến trên 0,2mg/l; tại khu vực Hà
Đông có hàm lượng amoni cao trên 100mg/l.
22


Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45-60m) là nguồn cung cấp cho các nhà
máy cũng bị nhiễm bẩn. Hiện các nhà máy nước Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân,
Linh Đàm đã bị nhiễm amoni và có hàm lượng sắt cao 1,2-1,95mg/l. Nước từ các
nhà máy đang đứng trước nguy cơ nhiễm bẩn bởi vẫn chưa có hạng mục xử lý
amoni. Duy nhất, nhà máy nước Nam Dư đang xây dựng hệ thống này với chi phí
khoảng 40 tỉ đồng.
- Ô nhiễm các hợp chất hữu cơ:
Tổng các hợp chất hữu cơ được nghiên cứu đồng thời với việc nghiên cứu các hợp
chất nitơ ở phía nam sông Hồng thông qua độ oxy hoá. Độ ôxy hoá trung bình của
nước ngầm luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (2mg/l), trong đó tầng chứa nước qh
cao hơn qp và đều có xu hướng tăng lên theo thời gian chứng tỏ nước ngầm đã và
đang bị nhiễm bẩn và nhiễm bẩn từ trên xuống. Vùng bị nhiễm bẩn cũng là ở phía
nam thành phố.
- Ô nhiễm bẩn vi sinh: Trong cả hai tầng chứa nước hàm lượng vi sinh đều lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép, chứng tỏ nước ngầm bị nhiễm bẩn trong đó tầng qh bẩn nặng
hơn tầng qp ; mùa khô bẩn nặng hơn mùa mưa. Nước bị nhiễm bẩn chủ yếu bởi
Fecal coliform.
- Ô nhiễm kim loại nặng: Nhiễm bẩn các kim loại nặng đáng chú ý là hàm lượng
asen.

d.Ô nhiễm nước thải
- Nước thải công nghiệp:
Thành phố hiện có: 26 khu công nghiệp, có khoảng 40 cụm và trên 50 điểm
công nghiệp làng nghề đã và đang được xây dựng.
Tổng khối lượng nước thải công nghiệp khoảng 100. 000 – 120. 000m3/ngày đêm,
lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20 –
30%. Chỉ có 3 khu công nghiệp tập trung mới ( khu Bắc Thăng Long, Phú nghĩa
và Quang Minh 1), 2 cum công nghiệp ( Ngọc Hồi và Phùng Xá ) có hệ thống xử
lý nước thải tập trung , còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử
lý nước thải.
- Nước thải sinh hoạt:
Tổng lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thành nội thị khoảng 700 000m3/
ngày đêm. Nước thải sinh hoạt phần lớn chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại
trước khi xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh, mương, ao. hồ. Hiện tại trên địa
bàn thành phố có 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công xuất thiết kế
đạt 48 5000m3/ngày đêm chiếm 6,9% là : Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng LongVân Trì, Khu đô thị mới Mỹ Đình.
- Nước thải bệnh viện:
Tổng số 48 bệnh viện và trung tâm Y tế do thành phố quản lý mới chỉ có 8 cơ sở
có hệ thống xử lý nước hải đang hoạt động, mọt số bệnh viện đang trong giai đoạn
xây dựng hệ thống xử lý, còn lại lượng nước thải bệnh viện không được xử lý, thải
trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.
- Nước thải từ các làng nghề, khu vực nông thôn:
23


Thành phố Hà Nội hiện có 1310 làng nghề, trong đó có 310 làng đã được công
nhận theo tiêu chí làng nghề, lượng nước thải làng nghề đều không qua xử lý.
Lượng nước thải không nhỏ từ sản xuất nông nghiệp ( hoạt động chăn nuôi, vệ
sinh chuồng trại….) cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường cần được quan tâm
giải quyết.

3.4. Chất lượng môi trường không khí
Môi trường không khí bị ô nhiễm ở khu vực nội thành Hà Nội theo thứ tự
mức độ từ cao đến thấp như sau : Nặng nhất là khu Thượng Đình, tiếp theo là Mai
Động, các khu vực khác như xung quanh các nhà máy Dệt kim Thăng Long, Giấy
Trúc Bạch.., ngoài ra ô nhiễm bụi, khí thải cao do hoạt động giao thông nội thị tại
nhiều tuyến đường như vành đai II, III, Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Phạm Văn
Đồng, Giải Phóng, Vĩnh Tuy, Minh Khai…
Khu dân cư và huyện ngoại thành Hà Nội đang gia tăng ô nhiễm không khí
do lượng khí thải lớn từ các phương tiện giao thông đang xâm hại nghiêm trọng
đến chất lượng không khí Hà Nội.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành phố
Hà Nội đang ở mức “báo động đỏ”. Nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều
vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Ngoài ô nhiễm do bụi, môi trường không
khí còn bị ảnh hưởng bởi các loại khí thải như SO 2, CO2, CO, NOx… Tuy nhiên
nồng độ các khí này vẫn nằm dưới TCCP.
a.Ô nhiễm không khí do bụi
Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá, nhiều khu đô thị mới được hình thành,
nhiều dự án cải tạo, xây dựng mới được triển khai nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh
môi trường của nhiều nhà đầu tư, chủ công trình chưa cao, thời gian thi công kéo
dài và đây là nguồn bụi chủ yếu gây ra ô nhiễm bụi không khí hiện nay.
Các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không được che
chắn theo đúng quy định, làm rơi vãi vật liệu trên đường; các xe chở cát, sỏi, phế
liệu không được rửa sạch trước khi rời khỏi khu vực bãi tập kết vật liệu và công
trường xây dựng đã gây bụi và mất mỹ quan đường phố.
Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy tại 250 điểm đo kiểm có
180 điểm đo có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 59372005) (chiếm 72%). Cụ thể:
+ Đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt TCCP 11 lần;
+ Đường Nguyễn Văn Linh vượt TCCP 10,8 lần;
+ Ngã ba đường Tam Trinh-Lĩnh Nam nồng độ bụi vượt TCCP 5,2 lần;
+ Đường Phạm Văn Đồng nồng độ bụi vượt TCCP 3,6 lần;

+ Giao của đường 71 và đường 32 (huyện Đan Phượng) nồng độ bụi
vượt TCCP 6,3 lần;
+ Giao của đường Láng-Hoà Lạc và đường 21 (huyện Thạch Thất)
nồng độ bụi vượt TCCP 4 lần;
24


+ Giao của đường 428-Pháp Vân tại ngã ba Guột nồng độ bụi vượt
TCCP 4,4 lần.
b. Ô nhiễm không khí do khí thải giao thông
- Trong những năm gần đây tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới
ở Hà Nội tăng mạnh, trung bình lượng ôtô hàng năm tăng 10%, xe máy tăng xấp xỉ
15%. Sự gia tăng về số lượng của các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là
các phương tiện chuyên chở vật liệu, đất đá phục vụ cho việc xây dựng, phát triển
cơ sở hạ tầng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm khí thải giao thông.
Chất lượng các phương tiện (xét về nồng độ khí thải) đang tham gia giao thông ở
Hà Nội chưa cao. Ý thức bảo vệ môi trường của các chủ phương tiện trong việc sử
dụng, bảo dưỡng xe cơ giới còn nhiều hạn chế.
- Theo kết quả quan trắc năm 2008 có:
+ 6/34 ngã tư nồng độ khí CO trung bình vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,03-1,55
lần;
+ 30/34 ngã tư có nồng độ SO 2 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,02-2
lần;
+ 32/34 ngã tư có nồng độ C 6H6 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1-3
lần.
Vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải của các phương tiện cơ giới gây ra đang là
thách thức lớn đối với quá trình phát triển đô thị của Hà Nội.
c. Ô nhiễm tiếng ồn
Mức ồn ở các trục đường giao thông Hà Nội nhìn chung chưa lớn lắm ngoại trừ
một số nút giao thông vào giờ cao điểm hoặc công trường xây dựng như bến xe

buýt Long Biên, chân cầu vượt đường Phạm Văn Đồng và ngã tư Ngô Gia TựĐức Giang độ ồn vượt 1,18 lần, các ngã tư còn lại vượt 1,05 – 1,15 lần, nhưng tác
hại ô nhiễm tiếng ồn vẫn lớn do đặc điểm kiến trúc thoáng mở của Việt Nam.
3.5 Cây xanh và diện tích mặt nước
Kết quả phân tích cho thấy sau 10 năm phát triển (1986-1996) diện tích đất cây
xanh của 4 quận nội thành cũ của Hà Nội đã giảm đi 12%, diện tích mặt nước ao,
hồ giảm đi 64,5%, ngược lại, diện tích xây dựng nhà tăng thêm 22,4%.
Hà Nội có diện tích cây xanh chưa tới 2m2/người. Năm 2006, cây xanh 9 quận
nội thành bình quân có 0,9m2/người, riêng Đống Đa chưa tới 0,05m2/người.
(Theo số liệu từ Hội thảo với chủ đề "Khai thác hiệu quả Công viên- Vườn hoa
thành phố Hà Nội" tổ chức ngày 17/3/2009 - Chương trình do Hội Quy hoạch
Phát triển Đô thị Việt Nam phối hợp với tổ chức Nhịp cầu Sức khỏe- HealthBrige
Canada). Trong khi đó, tỉ lệ này ở các thành phố trên thế giới là rất cao: Nhật
7,5m2/người, London 26,9m2/người; Berlin 27,4m2/người; New York
29,3m2/người; Moskva 24m2/người.
Còn theo số liệu tại Hội thảo "Hà Nội: thành phố thân thiện và sống tốt cho
cộng đồng" được tổ chức ngày 1-2/7/2009 cho biết: số cây xanh bình quân/người
25


×