Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Chủ đề 1:
Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn cho cộng đồng (trong thời gian
khoảng 90 phút, có sự hỗ trợ của máy chiếu/projector) về chủ đề: Chườm
(nóng/lạnh, ướt/khô) và áp dụng một số kiểu chườm trong thực tiễn.
A. Giới thiệu:
- Hầu hết mọi người khi gặp tình trạng sưng, viêm hay tổn thương thì đều
dùng nước đá hoặc miếng dán có nhiệt hoặc túi nhiệt để chườm hoặc dán. Đây
là phương pháp điều trị không cần toa kê của bác sĩ và được sử dụng trong
nhiều thế kỷ nay.
- Chườm là ứng dụng nhiệt trị liệu. Chườm nóng, chườm lạnh có ý nghĩa
rất quan trọng trong công tác chăm sóc bệnh nhân, điều trị một số bệnh nhiễm
khuẩn và một số trường hợp chấn thương. Chườm nóng, chườm lạnh là những
thủ thuật khá đơn giản thường được áp dụng song khi áp dụng đòi hỏi phải hiểu
rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả của sức nóng, lạnh trên cơ thể, đồng thời phải quan
sát, theo dõi sát bệnh nhân để tránh làm bệnh nhân nóng quá, lạnh quá gây bỏng
da vùng chườm.
B. Chườm nóng / chườm lạnh:
Khi bị đau một vùng nào đó trên cơ thể, người ta thường áp dụng phương
pháp chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn lúng túng vì
không biết bệnh nào chườm nóng, bệnh nào chườm lạnh, bệnh nào không nên
chườm, thời gian chườm bao lâu… Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh
phải tùy thuộc vào cơ chế, tác dụng của từng trường hợp.
I. Chườm nóng:
1. Áp dụng: Chườm nóng được dùng trong những trường hợp bệnh lý sưng đau
mạn tính như:
- Cơn đau dạ dày, gan hoặc thận.
- Viêm thanh quản thể co rít, viêm phế quản.
- Chườm nóng cho trẻ thiếu tháng, người già khi trời rét.
- Đau khớp dạng thấp.
- Đạu bụng do lanh.
- Ngực bụng đầy trướng, đại tiểu tiện không thông.
Page 1
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
2. Không áp dụng:
- Viêm ruột thừa.
- Viêm phúc mạc.
- Nhiễm độc nặng
- Các bệnh nhiễm khuẩn gây mủ nặng.
- Các trường hợp xuất huyết.
- Các trường hợp đang chảy máu, 24 giờ đầu sau khi chấn thương (vì dễ gây
chảy máu trở lại do giãn mạch).
- Những bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc đang có bệnh ngoài da.
- Đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Các vùng có khối u, ung thư, lao chưa ổn định.
- Bị chấn thương khớp khi chơi thể thao nếu chườm nóng hoặc xoa dầu có
thể gây tràn dịch khớp hoặc cháy máu trong dẫn đến hoại tử.
•
Lưu ý: Khi chườm nóng lên vết thương, bạn vẫn có thể được áp dụng
nhưng chỉ khi vết thương đã lành, ổn định, lúc đó chườm nóng có thể giúp
mau tan máu bầm. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận, bởi chườm nóng quá, lâu
quá có thể khiến da bị tổn thương thêm. Chườm nóng sớm quá khi vết
thương chưa kịp lành sẽ khiến tình trạng xuất huyết nặng thêm. Đặc biệt,
nên lưu ý các vết thương ở vùng cẳng chân, chườm nóng không đúng lúc
gây xuất huyết dễ dẫn đến chèn ép khoang, gây sưng tấy, nhiễm trùng,
nguy hơn là hoại tử. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi chườm.
Page 2
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
3. Tác dụng:
- Nhiệt độ nóng có tác dụng làm giãn mạch, tăng cung cấp oxy cho các mô,
tăng dinh dưỡng cho các mô, tăng tưới máu cho vùng chấn thương, có tác
dụng kháng viêm.
- Làm cho thân nhiệt bệnh nhân ấm lên.
- Làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng khớp, giảm đau,
tăng cảm giác dễ chịu, sự thư giãn.
- Gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ giúp cho quá trình vết
thương được nhanh hơn, làm giảm sự sung huyết ở sâu.
- Trị chứng cứng đơ ở cổ: Người bị chứng đơ cổ nhẹ có thể chườm nóng vào
chỗ cứng đơ đồng thời phối hợp với việc vận động vùng cổ. Đầu từ từ cong
về phía trước, nhẹ nhàng chuyển động theo hướng trước sau và trái phải.
- Phòng trị bệnh đau cột sống: Các chứng bệnh cột sống trong giai đoạn đầu
như cứng cổ, nhức mỏi hoặc sau khi bị nhiễm lạnh cảm thấy hơi đau nhức có
thể chườm nóng để cải thiện các triệu chứng trên, thúc đẩy máu lưu thông,
giảm nhẹ chứng co rút cơ bắp, phòng chống bệnh cột sống.
Page 3
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
- Giảm đau lưng mãn tính: Khi đau lưng dùng khăn chườm nóng có thể giảm
nhẹ triệu chứng đau nếu tình hình quá nghiêm trọng bạn nên đến ngay bệnh
viện kiểm tra.
- Giảm đau nhức vùng mông : Cơ bắp vùng mông cứng lại một nửa nguyên
nhân là do đau nhức vì không hoạt động, ngồi lâu hoặc đau căng da. Lúc này
bạn có thể nắm sấp dùng khăn chườm nóng vào chỗ đau, có thể giảm nhẹ
được đau nhức.
Page 4
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
- Chấn thương do ngã: Khi vận động bị chấn thương không nên lập tức
chườm nóng. Sau khi bị thương 2-3 hôm, nếu không chảy máu hoặc không
sưng tấy, lúc này có thể chườm nóng để giảm nhẹ đau nhức.
4. Kỹ thuật chườm nóng:
•
Chườm nóng có 2 loại là chườm nóng khô và chườm nóng ướt.
- Chườm nóng khô: dùng nguồn nhiệt tác dụng lên vùng cần chườm như hơi
ấm xủa than, nước ấm đựng trong chai, trong túi, gạch nóng… Chườm nóng
khô sức thấm không sâu nên chỉ áp dụng cho các cơn đau dạ dày, đau phần
mềm hoặc đau do các bệnh cơ xương khớp. Chủ yếu để bệnh nhân dễ chịu,
giảm đau và để mặt ngoài cơ có đủ máu.
- Chườm nóng ướt: dùng khăn hoặc gạc thấm ngâm vào nước nóng rồi
chườm trực tiếp lên chỗ đau. Chườm nóng ướt sức thấm sâu hơn, làm cho
bắp thịt đang co cứng giãn ra, tăng tuần hoàn, tăng sức hấp thụ các chất.
•
Kỹ thuật chườm nóng đòi hỏi cao hơn chườm lạnh vì không ít trường hợp
đã bị bỏng do túi chườm. Dưới đây là kỹ thuật chườm nóng khô và chườm
nóng ướt:
4.1. Chườm nóng khô:
a. Chuẩn bị bệnh nhân
- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân biệt về thủ thuật sắp làm.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân những điều cần thiết.
b. Chuẩn bị dụng cụ
Page 5
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
- Túi chườm: số lượng tùy theo tình trạng bệnh nhân, có thể thay túi chườm
bằng chai nước nóng, nướng gạch nóng.
- Chườm nóng khô nhiệt độ nước từ 50–600C.
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước (nếu ko có nhiệt kế có thể dùng tay để
cảm nhận nhiệt độ của nước).
- Bao túi hoặc khăn.
- Kim băng.
- Chất nhờn, thường dùng dầu Parafin.
- Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể.
c. Tiến hành:
- Kiểm tra xem túi có bị thủng không. Kiểm tra nhiệt độ của nước, dùng nhiệt
kế để đo nhiệt độ, điều chỉnh nhiệt độ theo đúng chỉ định.
- Ðuổi hết không khí trong túi chườm ra: đặt túi chườm trên mặt phẳng, ép túi
chườm để cho nước dâng lên đến cổ túi chườm. Đổ nước nóng vào túi:
khoảng 1/2 - 2/3 dung tích túi. Vặn chặt nắp và dốc ngược túi chườm để kiểm
soát xem nắp túi có bị rò rỉ không. Nếu bị rò rỉ thì phải thay ngay.
- Lau khô và cho túi chườm vào bao hoặc dùng khăn bọc túi chườm lại,
không đặt túi chườm trực tiếp lên da bệnh nhân.
- Ðặt người bệnh nằm tư thế phù hợp. Ðặt từ từ túi chườm lên vùng định
chườm (Ðể miệng túi quay lên trên). Hỏi bệnh nhân xem có nóng quá không:
nếu nóng quá có thể cho thêm nước lạnh vào túi chườm hoặc lót thêm vải
quanh túi chườm...
- Cố định túi chườm vào vùng chườm. Xoa dầu nhờn khi người bệnh kêu
nóng rát (không xoa dầu lên vết thương).
- Thay nước khi cần: thường khoảng 20-40 phút thay nước một lần. Hết giờ
thì lấy túi chườm ra. Lau khô dầu trên da (nếu bôi).
d. Những điểm cần lưu ý:
- Phải đo nhiệt độ của nước chườm theo đúng chỉ định.
- Thường xuyên theo dõi da bệnh nhân vùng chườm, nhất là những người già,
trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh nhân rối loạn cảm giác.
- Không cho bệnh nhân đè lên túi chườm.
Page 6
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
- Không nên chườm quá lâu. Thông thường mỗi lần chườm từ 20 - 40 phút.
Nếu cần thì 2-3 giờ sau cho chườm lại vì chườm lâu làm cho da mềm, các lỗ
chân lông giãn ra vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn da, cơ.
4.2. Chườm nóng ướt
Chườm nóng ướt cũng gồm nhiều phương pháp. Phương pháp phổ biến
nhất là dùng khăn hoặc gạc tẩm nước nóng vừa phải rồi đắp lên vùng định
chườm. Chườm nóng ướt được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Vết thương hở.
- U nhọt.
- Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ như khi đau mắt.
a. Chuẩn bị bệnh nhân: Như phần chườm nóng khô.
b. Chuẩn bị dụng cụ:
- Dung dịch chườm 40-50oC (hoặc dùng cồn Boric 2%, dung dịch NaCl
0,9%, rượu quế, rượu hồi, rượu ngải cứu... Nếu chườm lên vết thương hở thì
dung dịch chườm phải đảm bảo vô khuẩn).
- Gạc miếng hoặc khăn bong (kích thước của gạc hay khăn tùy thuộc vào diện
tích vùng chườm). Nếu đắp lên vết thương hở thì phải chuẩn bị gạc vô khuẩn.
- Kẹp hoặc kìm.
- Tấm nylon hoặc vải dày (phủ ngoài gạc hoặc khăn để giữ sức nóng được
lâu).
- Dầu nhờn: Parafin
- Nhiệt kế.
c. Tiến hành:
- Kiểm tra dung dịch, gạc/khăn chườm (nhiệt độ, vô khuẩn – nếu cần).
- Cho bệnh nhân nằm tư thế thích hợp.
- Nhúng gạc hoặc khăn vào dung dịch. Vắt cho ráo bằng kìm/kẹp.
- Mở rộng khăn ra, từ từ đắp lên vùng chườm. Phủ tấm nylon hoặc vải dày
lên trên lớp gạc hoặc khăn chườm.
- Thay gạc hoặc khăn chườm khi hết nóng (trung bình 10 phút thay 1 lần)
- Lấy gạc hoặc khăn ra khi không chườm nữa.
- Lau khô da bệnh nhân, xoa dầu nhờn (xoa dầu nhờn khi bệnh nhân kêu
nóng rát. Không xoa đầu lên mặt vết thương).
- Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
- Trường hợp chườm ở mặt: Dùng gạc vuông 5x5 cm. (nếu có một mắt đau
thì phải che mắt lành lại. Cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên mắt đau để
tránh gạc đè lên mắt đau).
d. Những điểm cần lưu ý :
- Phải đo nhiệt độ của nước chườm, thường xuyên theo dõi da vùng chườm
(nhất là người già, trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn cảm giác…)
- Không nên chườm quá lâu. Thời gian mỗi lần chườm từ 20-40 phút. Sau đó
cho bệnh nhân nghỉ một vài giờ rồi lại chườm tiếp nếu cần vì chườm quá lâu
sẽ làm cho da mềm, các lỗ chân lông dãn ra, vi khuẩn dễ xâm nhập.
Page 7
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
II. Chườm lạnh:
1. Áp dụng: Chườm lạnh được sử dụng trong các chấn thương cấp tính, điển
hình là các chấn thương phần mềm, bong gân (giãn dây chằng, đứt dây chằng)
thường gặp trong chấn thương thể thao…
- Nội khoa:
+ Xuất huyết nội ngoài nguyên nhân xuất huyết do phổi.
+ Sốt cao trong các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Bệnh ở não, màng não
+ Trong một số trường hợp đau bụng, đau ngực.
- Ngoại khoa:
+ Viêm màng bụng, viêm ruột thừa, viêm phần phụ.
+ Chấn thương sọ não
+ Sau mổ cắt tuyến giáp (trong bệnh cường tuyến giáp).
- Sản khoa:
+ Nhiễm khuẩn sau đẻ, áp xe vú.
2. Không áp dụng:
+ Tuần hoàn cục bộ kém.
+ Xuất huyết phổi.
+ Thân nhiệt thấp.
+ Bệnh nhân táo bón.
+ Người già yếu, thân nhiệt thấp.
3. Tác dụng:
+ Khi chấn thương gây nên đứt hoặc rách dây chằng thì nhiệt độ lạnh có tác
dụng co ngưỡng kích thích của các sợi cơ, gây co mạch làm giảm lượng máu
lưu thông ử vùng tổn thương, giúp giảm nhẹ bớt tình trạng chảy máu tại chỗ
bị chấn thương (giảm xuất huyết).
+ Chườm lạnh làm giảm co thắt cơ dẫn đến cải thiện tuần hoàn kết quả là
làm giảm rồi loạn chuyển hóa ở vùng bị chấn thương.
+ Làm giảm dịch tiết tại chỗ, giảm phản ứng viêm, khu trú nhiễm khuẩn và
giảm sự xung huyết do co mạch.
+ Làm giảm đau do làm chậm sự dẫn truyền thần kinh, tạo ra tình trạng tê bì,
chườm lạnh có tác dụng như thuốc giảm đau.
Page 8
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
+ Giúp hạ nhiệt độ.
+ Chườm đá là phương pháp trị vết bầm tím khá hiệu quả. nhất là những
người hay chơi thể thao luôn sử dụng chườm lạnh để làm giảm vết bầm tím
và đau nhức nhanh chóng, bởi vì chườm đá lạnh sẽ giúp ức chế hoạt động
của các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vị trí bầm tím do đó giảm đau,
đồng thời làm giảm bớt sự xung huyết tại chỗ bầm tím, làm vị trí đó bớt sưng
tím.
4. Kỹ thuật chườm lạnh:
Để đạt được hiệu quả cao nhất, chườm lạnh cần phải được tiến hành ngay ở
những phút đầu tiên sau khi bị chấn thương. Trong 48-72 giờ đầu, việc chườm
lạnh cần được tiến hành thường xuyên.
4.1. Chườm lạnh bằng đá
a. Chuẩn bị bệnh nhân: Như chuẩn bị bệnh nhân để chườm nóng.
b. Chuẩn bị dụng cụ:
- Túi chườm: Số lượng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
- Vồ đập đá (nếu cần).
- Chậu đựng đá đập nhỏ. Ðá dập nhỏ vừa phải, ngâm đá vào chậu nước một
lát để đá bớt sắc cạnh tránh làm thủng túi chườm.
- Bao túi hoặc khăn.
- Băng vải, kim băng.
- Bột talc.
- Nhiệt kế.
c. Tiến hành:
- Kiểm tra xem túi có bị thủng không.
- Cho đá vào túi chườm khoảng 1/2 - 2/3 túi. Số lượng đá cho vào tùy thuộc
vào nơi chườm.
- Ðuổi không khí ra khỏi túi chườm.
- Vặn chặt nắp túi chườm rồi dốc ngược túi chườm (để kiểm tra xem nắp túi
có khít không, có rò rỉ không).
- Lau khô và cho túi vào bao hoặc dùng khăn bọc lại (không đặt trực tiếp túi
chườm lên da bệnh nhân).
- Cho bệnh nhân nằm tư thế thuận tiện.
- Ðặt từ từ túi chườm lên vùng định chườm (đặt từ từ để tránh gây cảm giác
lạnh đột ngột cho bệnh nhân). Vị trí chườm: thường chườm ở hai bên cổ,
nách, bẹn hoặc trên vùng đau.
- Cố định túi chườm: có thể treo túi chườm (nếu có thể) hoặc dùng gối chèn
để giữ túi chườm ở đúng vị trí.
- Thỉnh thoảng kiểm tra toàn trạng bệnh nhân tại chỗ chườm và túi chườm,
nếu bệnh nhân rét, khó chịu, thân nhiệt hạ thì thôi không chườm nữa, phải
luôn giữ da vùng chườm khô ráo.
Page 9
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
- Đổ bớt nước trong túi ra và cho thêm đá vào để duy trì nhiệt độ chườm nếu
cần thiết, thường sau khoảng 2-3 giờ thay đá trong túi một lần.
- Lấy túi chườm ra khi không chườm nữa: thời gian chườm có thể ngắn hoặc
kéo dài tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và chỉ định.
- Lau khô da vùng chườm, rồi xoa bột talc (để tuần hoàn tại chỗ lưu thông trở
lại).
- Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
d. Những điềm cần lưu ý:
- Trường hợp cần làm hạ thân nhiệt thì phải dùng nhiều túi chườm. Đặt túi
chườm ở những vùng da mỏng, nơi có nhiều mạch máu lớn chạy qua.
- Không đặt túi chườm kéo dài, thỉnh thoảng phải ngừng chườm một vài giờ
sau đó chườm lại.
- Ngừng chườm ngay khi theo dõi thấy da bệnh nhân tím tái, bệnh nhân kêu
tê, mất cảm giác vùng chườm, thân nhiệt giảm xuống dưới mức bình thường.
- Với trường hợp chấn thương cấp tính, chườm lạnh chỉ có tác dụng trong 2-3
giờ đầu, nếu trễ quá không còn tác dụng.
4.2. Tắm hạ nhiệt độ:
- Tắm hạ nhiệt độ là phương pháp dùng khăn thấm nước lạnh hoặc nước có
pha cồn để đắp và lau lên các phần của cơ thể để giúp hạ nhiệt độ, làm giảm
sự kích động, làm êm dịu thần kinh. Thủ thuật thường được áp dụng cho trẻ
em.
- Trường hợp áp dụng: Các trường hợp bệnh nhân sốt cao (thân nhiệt trên
39oC, co giật mê sảng).
- Không áp dụng cho những trường hợp sau:
+ Trẻ sơ sinh, người già yếu.
+ Nhiễm khuẩn trên da.
a. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Thông báo và giải thích về thủ thuật sắp làm cho người bệnh biết.
- Hướng dẫn người bệnh những điều cần biết nếu ngườ bệnh là trẻ nhỏ, người
bệnh không tiếp xúc được, cần giải thích cho người nhà biết.
b. Chuẩn bị dụng cụ:
- Chậu đựng nước tắm, nước tắm có nhiệt độ từ 15 - 30 oC hoặc nước có pha
cồn 50% theo tỷ lệ 1/2 nước + 1/2 cồn, nhiệt độ của nước tùy theo tuổi, tình
trạng bệnh và trường phái Âu – Mỹ ( Ở Châu Âu để làm giảm nhiệt độ cơ thể
thì dùng nhiệt độ cao tức là dùng nước nóng có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ
thể 20C để chờm cho người lên cơn sốt. Ở Mỹ để hạ sốt cũng sử dụng phương
pháp dùng nhiệt độ cao nhưng dùng nước nóng có thấp hơn nhiệt độ cơ thể
100C để chờm vì Mỹ cho rằng khi dùng nhiệt độ cao thì lỗ chân lông sẽ dãn
ra, phần ngoại biên dãn nở làm nhiệt toát nhanh hơn và nhanh hạ sốt.Nhưng
sốt sẽ quay trở lại và có thể cao hơn
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước.
- Khăn.
- Một tấm nylon, bình phong che (để tránh nơi làm có gió lùa).
Page 10
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
c. Tiến hành:
- Lấy mạch, nhiệt độ, đo huyết áp, đếm nhịp thở. Trong suốt thời gian tiến
hành thủ thuật phải luôn lưu ý đến mạch, và nhịp thở của bệnh nhân (nếu
người bệnh rét run, mạch nhanh, nhịp thở có những phản ứng bất thường thì
phải ngừng lại ngay).
- Kéo bình phong che người bệnh.
- Ðo nhiệt độ của nước, điều chỉnh nhiệt độ của nước nếu nước quá nóng,
lạnh quá.
- Tiến hành tắm cho người bệnh.
- Quan sát người bệnh trước khi rời đi. Lấy mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết
áp sau khi thực hiện thủ thuật 30 phút.
d. Những điểm cần lưu ý:
- Luôn quan sát, theo dõi sát tình trạng chung của người bệnh bệnh. Ngừng
ngay thủ thuật khi người bệnh có những phản ứng, biểu hiện bất thường.
- Không tắm quá lâu: trẻ em thường tắm trong vòng 15-20 phút. Người lớn
tắm trong khoảng 30 phút.
- Không đắp khăn ướt lên trên bụng và ngực.
C. Một số bài thuốc chườm dân gian:
- Bài thuốc từ lá náng:
+ Để làm thuốc, náng hoa trắng thường chỉ được dùng ngoài. Khi bị ngã
hay va chạm mạnh, chân tay bị tụ máu, sưng đau, bong gân, lấy lá, rửa
sạch, cắt miếng, đập hơi dập, hơ nóng rồi đắp và day nhẹ vào chỗ sưng và
băng lại, ngày làm một lần.
+ Lá chìa vôi, lá cúc tần, lá ngải cứu, lá náng, lá thầu dầu tía; giã nát 1
trong 3 loại trên, trộn giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp vào chỗ sưng đau,
ngày 2 lần.
- Bài thuốc từ lá na: Lá na 20g, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g;
tất cả giã nát rồi hơ lửa cho nóng, đắp vào vùng bị bong gân, ngày đắp 1 lần.
- Bài thuốc từ nghệ vàng:
Page 11
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
+ Giã nhỏ 40g nghệ vàng với 40 lá cúc tần, thêm 30ml rượu, sao với độ
nóng vừa phải rồi bó vào chỗ bong gân, ngày làm 1 - 2 lần.
+ Giã nhỏ 40g nghệ vàng với 40g lá ngải cứu, thêm 30ml rượu trắng và
30ml giấm, sao nóng, bó vào chỗ sưng đau, ngày 1 - 2 lần.
- Bài thuốc từ lá cây bông sứ: Giã nhuyễn lá cây bông sứ (hoa đại), trộn với
muối ăn, đắp lên chỗ sưng đau do bong gân. Lấy lá bông sứ khác hơ nóng rồi
đắp lên trên, dùng băng băng lại để giữ thuốc, ngày làm 2 - 3 lần.
- Chữa mụn nhọt: Lá tươi, giã, hơ nóng đắp.
• Lưu ý: Việc chườm nóng bằng các loại lá như lá láng, lá na…, hay xoa các
loại dầu nóng là những kinh nghiệm dân gian, chỉ có tác dụng giảm đau khi
bị bong gân nhẹ. Tuy nhiên, nó có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu
chấn thương nặng và có chảy máu trong. Trong ạt, dẫn tới viêm trường hợp
này, việc chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn và máu chảy ồ khớp
hoặc thậm chí hoại tử.
Page 12
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Tài liệu tham khảo chủ đề 1:
Giáo trình cấp cứu ở cộng đồng_ Trường Đại học y tế công cộng_ Khoa y
học cơ sở.
- Bài giảng Chườm
- />- />- />- />Video:
/> />-
Chủ đề 2: Trong thời gian đi thực địa, bạn và một bạn cùng nhóm đang ở
tại trạm y tế xã (không có thêm người nào nữa) thì được người dân địa
phương báo qua điện thoại: cách trạm y tế khoảng 200m, có một người chết
đuối – xin cấp cứu. Bạn hãy xử trí tình huống trên.
CÁCH XỬ TRÍ:
Khi nhận được tin báo qua điện thoại: cách trạm y tế khoảng 200m, có một
người chết đuối – xin cấp cứu (trong khi trạm y tế xã chỉ có em và một bạn cùng
nhóm), em và ban em không thể cứ vậy cuống cuống bỏ trạm mà đi được. Cả 2
Page 13
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
đứa sẽ cố gắng bình tĩnh hết mức để sáng suốt xử lí tình huống như những gì đã
được trang bị sẵn từ trường học.
Lưu ý:
Luôn lắng nghe người gọi tới cần giúp đỡ.
Yêu cầu người cứu trợ loại bỏ hết nguy hiểm trước nếu có thể trươc khi cấp cứu
theo hướng dẫn tránh là nạn nhân tiếp theo.
Bình tĩnh, tự tin, luôn theo trình tự kỹ thuật ABC trong quy trình hướng dẫn
thực hiện cho người gọi tới.
Xử trí nhanh không quá 5 phút trước khi nạn nhân đuối nước ngừng thở tránh
tổn thương não không hồi phục vì thiếu oxi.
Bước hướng dẫn thực hiện ngắn gọn cho người nghe hiểu và dễ làm theo.
Xử trí tình huống:
Sau khi nhận được điện thoại báo tin, dù 1 đứa hay cả 2 đứa ngay lập tức
chạy đến hiện trường thì cũng không thể kịp thời cấp cứu nạn nhân vì nạn nhân
bị đuối nước cần được cấp cứu ngay trong 4-5 phút đầu nếu không nạn nhân có
nguy cơ chết não do thiếu oxi dẫn tới tử vong. Do đó, em quyết định sau khi
nhận thông báo chúng em sẽ không đến ngay hiện trường mà ở lại trạm, yêu cầu
người thông báo bật loa ngoài điện thoại để những người xung quanh có thể
nghe thấy và trợ giúp dễ dàng hơn trong thao tác thực hiện. Em sẽ trục điện
thoại để hướng dẫn các bước cấp cứu nạn nhân, bạn em sẽ gọi cứu trợ từ bệnh
viện huyện và thông báo bác trạm trưởng.
A. Phân tích tình hình hiện trường, nạn nhân:
Lập tức hỏi ngay người cấp cứu:
- Bác hãy bình tĩnh nói rõ cho cháu nghe. Nạn nhân là trẻ em hay người lớn?
- Nạn nhân đã được vớt lên bờ chưa? Có nhiều người ở đó không?
+ Thông thường nạn nhân sẽ được vớt lên bờ trước khi gọi yêu cầu cấp
cứu.
+ Nếu trong trường hợp nạn nhân chưa được vớt lên bờ nhanh nhẹn tìm
ngay que dài hoặc bất cứ thứ gì nén xuống mà nạn nhân có thể nắm được kéo
lên bờ. Ở đó có ai biết bơi, khỏe mạnh hoặc hai người biết bơi có thể nhảy
xuống cứu nạn nhân. An toàn là trên hết tránh để người cứu lại là nạn nhân tiếp
theo. Cấp cứu ngay ở dưới nước: nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt
nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào
bờ. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân,
nếu xử trí chậm nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó.
Page 14
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Yêu cầu nhanh chóng đặt nạn nhân ở nền cứng, bằng phẳng, thoáng khí. Mọi
người xung quanh tản ra xa để tạo không khí thoáng đãng, cung cấp đủ oxi cho
nạn nhân.
- Địa điểm nơi xảy ra đuối nước. (Để bạn em chạy ra khỏi trạm tìm thêm người
trọ giúp tơi nơi xảy ra đuối nươc, gọi cấp cứu từ bệnh viện huyện và thông báo
cho bác trạm trưởng).
B. Thực hiện sơ, cấp cứu nạn nhân:
Lúc này nạn nhân đã được đưa lên bờ và đặt nằm ngửa trên nền cứng,
phẳng, thoáng khí. Yêu cầu người cứu hộ thực hiện nhanh đúng theo hướng dẫn.
1. Khai thông đường thở:
- Nới rộng quần áo nạn nhân.
- Quỳ ngang ngực nạn nhân.
- Chỉnh lại tư thế cho nạn nhân nằm ngửa, một tay vòng dưới cổ nâng nhẹ lên tay
kia đè lên trán nạn nhân sao cho nạn nhân ưỡn cổ tối đa.
-
•
- Bóp cằm cho miệng nạn nhân mở ra xem có dị vật trong miệng không?
+ Lấy rong rêu đất cát nếu có trong miệng nạn nhân ra, không cố gắng móc có
thể gây thụt sâu.
+ Từng đối tượng có nhiều cách lấy khác nhau ra:
Người lớn: kéo người nạn nhân về phía mình,vỡ mạnh vùng xương bả vai, luân phiên
vỗ vai và ấn bụng cho đến khi vật gây nghẽn ra ngoài.
Page 15
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Trẻ nhỏ: vác ngược trẻ nhỏ ra sau cho nước và dị vật ra ngoài hoặc dùng
một tay ấn bụng. Sau khoảng 1 phút thì yêu cầu dừng lại và đặt nhanh
xuống.
+ Nếu không lấy ra được yêu cầu người cứu nạn dừng lại chuẩn bị khai thông
đường thở (không mất nhiều thời gian trong việc lấy dị vật ra).
2. Hô hấp nhân tạo:
a. Thổi ngạt: trường hợp đuối nước ta thực hiện thổi ngạt miệng mũi.
•
-
Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ tối đa trên một mặt phẳng rắn chắc
Một tay giữ đầu nạn nhân ngửa hẳn ra phía sau, tay kia đỡ dưới cằm
đẩy lên để nạn nhân ngậm kín môi vào.
Người cứu hộ hít thật sâu rồi ngậm môi kín quanh mũi nạn nhân, thổi
mạnh từ từ cho tới khi ngực nạn nhân căng lên. Thổi liên tục như vậy 4
lần.
b. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn:
- Sau khi thổi ngạt liên tiếp 4 lần như vậy thìdừng lại, bỏ tay ra khỏi mũi nạn
nhân, áp tai gần miệng hoặc mũi nạn nhân xem nạn nhân đã thở lại được
chưa?
-
Nếu nạn nhân chưa tự thở được thì kiểm tra lại tư thế và tiếp tục thổi
ngạt (em sẽ đếm nhịp cho người cứu hộ thực hiện) với tần số phụ thuộc
vào đối tượng nhất định:
+ 10-12 lần/phút đối với trẻ lớn và người lớn.
+ 20 lần/ phút đối với trẻ từ 1-8 tuổi.
Page 16
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
-
3.
-
Thổi ngạt theo chu kì cứ 4 lần thổi ngạt liên tiếp thì dừng lại kiểm tra
nhịp thở, nhịp tim của nạn nhân. Làm như vậy cho tới khi nạn nhân tự
thở lại tốt được.
Khi nạn nhân tự thở được thì cho nằm ở tư thế thoải mái.
Ép tim:
Trường hợp kiểm tra thấy nạn nhân ngừng thở và tim ngừng đập thì yêu
cầu người cứu hộ phải thực hiện đồng thời hô hấp nhân tạo và ép tim.
Khi xác nhận mạch không đập yêu cầu người cứu nạn đang nghe điện
thoại thông báo nhanh cho mọi người xung quang “nạn nhân đã ngừng
thở, ngừng tim cần làm hô hấp nhân tạo và ép tim” và yêu cầu trợ giúp
của nguời bên cạnh nếu có người.
+ Quỳ bên cạnh ngang vai nạn nhân.
+ Xác định đường thằng nối hai đầu ti, hai
bàn tay chồng lên nhau lấy mu bàn tay dưới
đặt nghiêng về bên trái trên đường kéo vừa
nãy. Ép tim vừa đủ xuống khoảng 4-5cm ở
người lớn với tần số 80-100 lần/phút còn trẻ
em thì nông hơn 2,5-3,7cm với tần số 100
lần/phút. Không đè lên mũi xương ức tránh
làm tổn thương các cơ quan bên trong cơ
thể.
+ Khi chỉ có duy nhất một người cứu hộ: Ép tim 15 lần rồi thổi ngạt 2 lần,
làm liên tục như vậy 5 chu kỳ thì dừng lại 5 giây để kiểm tra mạch và nhịp thở.
Người cứu hộ lưu ý không vội ngừng ép tim khi thấy tim đập trở lại mà phải ép
tim cho đến khi mạch ngoại biên đập trở lại. Nếu mạch ngoại biên đã đập trở lại
nhưng nạn nhân vẫn chưa tự thở được thì phải tiếp tục thổi ngạt.
+ Trường hợp có 2 người cứu hộ thì sau khi người cứu hộ 1 thổi ngạt 5 lần
liên tiếp thì người cứu hộ 2 ép tim 15 lần liên tiếp rồi làm liên tục chu kỳ cứ thổi
ngạt 1 lần thì ép tim 5 lần. Sau mỗi một chu kỳ như vậy thì dừng lại kiểm tra
nhịp thở và mạch của nạn nhân.
Page 17
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
4.
-
-
-
5.
C.
-
-
Hai người cứu hộ lưu ý không vội ngừng ép tim khi thấy tim đập trở lại mà
phải ép tim cho đến khi mạch ngoại biên đập trở lại. Nếu mạch ngoại biên đã
đập trở lại nhưng nạn nhân vẫn chưa tự thở được thì phải tiếp tục thổi ngạt.
Khi nạn nhân tự thở lại được và mạch đập trở lại:
Cho nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái. Tháo bỏ quần áo ướt, lau khô người cho
nạn nhân, đắp chăn khăn cho nạn nhân nếu có người mang giúp tới( tránh thân
nhiệt nạn nhân giảm).
Kéo nạn nhân nghiêng về bên phải nằm trong tư thế hồi sức, đầu nạn nhân
hướng chéo lên cao hơn so với thân người, tai trái nạn nhân kéo vuông với ngực,
chân trái kéo vuông góc với thân người. Giúp nạn nhân hồi sức tốt hơn và đề
phòng trường hợp nạn nhân ói( khi sắp chết đuối rất dễ bị ói) giúp nạn nhân
không bị sặc, tràn vào phổi. Hỗ trợ nạn nhân khi nạn nhân ói kéo người nạn
nhân về phía trước cho chất ói thoát ra nhanh hơn.
Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn cả khi nạn nhân tự thở.
+ Thỉnh thoảng áp tai(hoặc dùng đầu ngón tay) vào miệng hoặc mũi nạn
nhân kiểm tra nhịp thở.
+ Thân nhiệt của nạn nhân có thể đưa tay cảm nhận.
Nếu nạn nhân vẫn ngừng thở ngừng tim sau sơ cứu:
Sau khoảng 20 phút sơ cứu hô hấp nhân tạo và ép tim mà nạn nhân vẫn
không tự thở, tim ngừng đập. Kiểm tra thấy nạn nhân đã mất tri giác, cấu véo
vào đùi nạn nhân không phản ứng gì, đồng tử giãn chứng tỏ nạn nhân đã tử
vong. Lúc đó ta sẽ nhờ người dân xung quanh, chính quyền địa phương xác
định thân nhân cho nạn nhân để người nhà nạn nhân đưa về làm lễ an táng.
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế:
Sau khi sơ cứu nạn nhân xong và nạn nhân đã tự thở trở lại, bạn em sẽ ở lại trực
trạm còn em sẽ lập tức tới hiện trường xảy ra đuối nước. Trong thời gian chờ xe
cấp cứu đến, em sẽ động viên, an ủi và thường xuyên theo dõi mạch, nhịp thở
của bạn nhân. Đồng thời cảm ơn người cứu hộ đã thực hiện tốt các bước sơ cấp
cứu nạn nhân, người thông báo và sự giúp đỡ, hợp tác của những người dân
xung quanh giúp nạn nhân qua khỏi cơn nguy hiểm.
Sau khi xe cấp cứu đã đến em sẽ hỗ trợ y tá chuyển nạn nhân lên xe cứu thương
về bệnh viện huyện điều trị và đi cùng luôn. Trong thời gian chờ người nhà nạn
nhân đến em sẽ chăm sóc, theo dõi tình hình nạn nhân.
-
-
Tài liệu tham khảo chủ đề 2
Giáo trình cấp cứu ở cộng đồng_ Trường Đại học y tế công cộng_ Khoa y
học cơ sở.
Bài giảng cấp cứu cộng đồng.
Page 18
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Cấp cứu ban đầu- sách đào tạo điều dưỡng trung cấp- Th.S Nguyễn Mạnh
Dũng, nhà xuất bản Y Học Hà Nội năm 2008.
- />Video:
/>-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Page 19
Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
BÀI TẬP HẾT MÔN
BỆNH THÔNG THƯỜNG 2
Chủ đề:
1.
2.
Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn cho cộng đồng (trong thời gian
khoảng 90 phút, có sự hỗ trợ của máy chiếu/projector) về chủ đề: Chườm
(nóng/lạnh, ướt/khô) và áp dụng một số kiểu chườm trong thực tiễn.
Trong thời gian đi thực địa (sinh viên năm thứ II – đại học Y tế công
cộng), bạn và một bạn cùng nhóm đang ở tại tram y tế xã (không có thêm
người nào nữa) thì được người dân địa phương báo qua điện thoại: Cách
trạm khoảng 200 mét có một người bị chết đuối – xin cấp cứu. Bạn hãy
xử trí tình huống trên.
Họ và tên: Nguyễn Thùy Linh
Lớp: K12B
Mã sinh viên: 1313000168
Hà Nội, 5/2015
Page 20