ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Bài tập hết môn:
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Học viên: Đặng Trần Cường
K9 – Cao học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
Hà Nội – 2014
MỤC LỤC
ST
T
NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
II XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN
1. Đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý
2. Đánh giá hoạt động của tổ chức
III THIẾT KẾ PHIẾU HỎI
IV KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1. Quá trình khảo sát
2. Quá trình nhập và phân tích dữ liệu
V
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHIẾU HỎI
1. Chức vụ, giới tính và thâm niên công tác
2. Kết quả phân tích phiếu hỏi năng lực cán bộ lãnh đạo
quản lý
3. Kết quả phân tích phiếu hỏi hoạt động của tổ chức
I. CỞ SỞ LÝ LUẬN
Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh
đạo bẩm sinh. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải
có ý chí, có nỗ lực quyết tâm, có tích luỹ kinh nghiệm, biết không
ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi để hoàn thiện mình. Những
hướng dẫn sau đây sẽ phần nào giúp bạn vượt qua được quy trình
này. Để quản lý và truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn làm
việc trong một môi trường có năng suất cao nhất, bạn cần PHẢI
THỂ HIỆN, PHẢI BIẾT và PHẢI THỰC HIỆN . Những yếu tố này
không đến một cách tự nhiên, tuy nhiên, bạn có thể làm được
điều này thông qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi cũng như quá
trình làm việc, kinh doanh thực tế. Những nhà lãnh đạo thành
công không bao giờ cảm thấy bằng lòng với kết quả hiện tại, cho
dù có thể họ đã đạt được những kết quả mỹ mãn nhất. Trước tiên,
bạn hãy xác định cho mình thế nào là năng lực lãnh đạo . Năng
lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh
hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và
một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho
có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng
chính các kỹ năng leadership của mình, chẳng hạn như lòng tin,
sự tôn trọng, cách ứng nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ
năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản lý, nhà giám sát,
trưởng các phòng ban,… sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ
đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công
ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh
đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi
vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác
biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt
được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn
thuần là “sai khiến” người khác. Học thuyết về năng lực lãnh đạo
của Bass (công bố vào 1989 & 1990) chỉ ra rằng có ba con đường
để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó hai con đường đầu
tiên tìm cách giải thích tại sao chỉ có một số ít người thành công
mà thôi. Học thuyết này là: - Một vài đặc điểm tính cách cá nhân
có thể dẫn chúng ta đến vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên. Đây
là Thuyết Tính Cách (Trait Theory). - Một sự kiện quan trọng hay
tình huống khủng hoảng có thể khiến một cá nhân phải vượt lên
chính mình, nhờ đó hình thành nên các phẩm chất lãnh đạo khác
thường từ một con người bình thường. Đây là Thuyết Sự Kiện Lớn
(Great Events Theory). - Mọi người đều có thể trở thành nhà lãnh
đạo, nếu muốn. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể học hỏi các kỹ
năng lãnh đạo. Đây là Thuyết Lãnh đạo chuyển biến Theory).
Thuyết này được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, và
bài viết này cũng dựa trên quan điểm đó.
Khái niệm lãnh đạo quản lý đã được đề cập đến từ lâu ở
nhiều lĩnh vực, theo Hampill & Coons, 1957 thì lãnh đạo là hành vi
của một cá nhân nào đó nhằm chỉ đạo các hoạt động của một
nhóm để thực hiện mục tiêu chung. D.Katz & Kahn, 1978 thì cho
rằng lãnh đạo là sự tác động nhằm gây ảnh hưởng đối với cấp
dưới thông qua các chỉ đạo, chỉ thị của tổ chức. Lãnh đạo là quá
trình gây ảnh hưởng lên các hoạt động của tổ chức nhằm hướng
tới các mục tiêu chung (Rauch & Behling, 1984). Jacobs & Jaques,
1990 cũng cùng quan điểm khi đưa ra khái niệm lãnh đạo là quá
trình đưa ra mục tiêu để đạt tới thông qua nỗ lực của tập thể.
Theo E.H. Schein, 1992 lãnh đạo là khả năng vượt ra khỏi văn hoá
hiện thời để khởi thuỷ những thay đổi có tính cách mạng nhưng
phù hợp, hay lãnh đạo là sự khớp nối tầm nhìn, giá trị cốt lõi, và
tạo ra môi trường mà ở đó mọi cái sẽ được thực thi một cách hoàn
hảo (Richards & Engles, 1986. Đối với Drath & Palus, 1994 thì lãnh
đạo là quá trình làm cho mọi người trong tổ chức cảm nhận được
những gì họ đang làm nhờ đó mọi chuyện sẽ thấu hiểu và cam kết
thực hiện những gì họ sẽ làm. Và House et al, 1999 cho rằng lãnh
đạo là khả năng gây ảnh hưởng, động viên khuyến khích của một
người nào đó để làm cho cấp dưới đóng góp công sức của mình
cho sự thành công của tổ chức. Kotter đưa ra khái niệm “lãnh đạo
là quá trình khởi xướng, xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài,
lựa chọn chiến lược, tác động, ảnh hưởng tìm kiếm sự tự nguyện
tham gia của mọi người nhằm tập hợp, điều hoá, phối hợp các mối
quan hệ, dẫn dắt, tạo động lực để mọi thành viên trong tổ chức
cùng thực hiện nhiệm vụ đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã xác
định”. Nhà quản lý muốn gây ảnh hưởng hay động viên khuyến
khích cấp dưới, thì những yếu tố năng lực chuyên môn, chức vụ,
phẩm chất cá nhân…là không thể thiếu và chính những yếu tố
này sẽ tạo nên quyền lực lãnh đạo cho nhà quản lý.
Tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc,
giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho
chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu
chung của doanh nghiệp.
Công tác tổ chức gồm có hai nội dung cơ bản:
-Tổ chức cơ cấu: Tổ chức cơ cấu quản lý (chủ thế quản lý) và
tổ chức cơ cấu sản xuất – kinh doanh (đối tượng bị quản lý);
-Tổ chức quá trình: Tổ chức quá trình quản trị và tổ chức quá
trình sản xuất – kinh doanh;
Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp ‘Organon’ nghĩa là ‘hài hòa’, từ
tổ chức nói lên một quan điểm rất tổng quát “đó là cái đem lại
bản chất thích nghi với sự sống” .
Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những
hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với
nhau một cách có ý thức.
Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì
công tác tổ chức là “việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để
đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người
quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, và là việc tạo
điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh
nghiệp”.
Tổ chức có nội dung rất rộng lớn liên quan đến công tác xây
dựng một doanh nghiệp như xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý
doanh nghiệp (Có bao nhiêu cấp quản lý, tổ chức các phòng ban
chức năng, phân công trách nhiệm và quyền hạn của các phồng
ban cũng như của mỗi cá nhân…), xây dựng hệ thống sản xuất và
kinh doanh (có những bộ phận sản xuất và kinh doanh nào, phân
công chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận…
Tổ chức về cơ cấu bộ máy là việc phân chia hệ thống quản lý
thành các bộ phạn và xác định các mối quan hệ giữa chúng với
nhau tức là chúng ta xác định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ
của các bộ phận trong bộ máy và lựa chọn, bố trí cán bộ vào các
cương vị phụ trách các bộ phận đó.
+Tổ chức cơ cấu bộ máy gồm các nội dung sau:
+Xác định những hoạt động cần thiết để đạt được các mục
tiêu chung của tổ chức.
+Nhóm gộp các bộ phận này thành các phòng ban hoặc các
bộ phận.
+Giao quyền hạn, trách nhiệm để thực hiện các hoạt động.
+Quy định các mối quan hệ theo chiều dọc và ngang bên
trong tổ chức.
Công tác tổ chức đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh
nghiệm và những phẩm chất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
Một trong những nhiệm vụ của công tác tổ chức là xác định
biên chế. Xác định biên chế bao gồm việc bổ nhiệm và duy trì các
chức vụ đã bổ nhiệm theo yêu cầu đặt ra bởi cơ cấu tổ chức, nó
gắn liền với việc đặt ra những yêu cầu cần làm cho một công việc
hoặc nghề nghiệp, và nó bao gồm cả việc tuyển chọn những
người đảm nhận các chức vụ.
Hiện nay, đánh giá năng lực lãnh đạo cán bộ quản lý và hoạt
động của tổ chức thực sự trở thành một nhiệm vụ cần thiết của xã
hội, kết quả đánh giá sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo có thể nắm
bắt được năng lực lãnh đạo của từng người cũng như nắm bắt
được tình hình của tổ chức để từ đó có kế hoạch cải tiến, chỉnh
sửa kịp thời nhằm không ngừng nâng cao vai trò của mỗi người
trong tập thể cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của tổ
chức.
II. XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN
Trên cơ sở yêu cầu xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực lãnh
đạo quản lý (11 tiêu chuẩn – tương ứng 11 học viên cao học K9-Đo
lường và đánh giá trong giáo dục phụ trách), tôi xin chọn tiêu chuẩn:
“Đánh giá năng lực của nhân viên và Năng lực và chất lượng
bên tron và hoạt động bên ngoài của tổ chức kinh doanh” để
tiến hành phân tích nội hàm tiêu chuẩn để xây dựng các tiêu chí/ chỉ
báo và xây dựng phiếu hỏi tương ứng. Nội dung phân tích nội hàm của
tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Tiêu
chuẩn
Tiêu chí Chỉ báo Câu hỏi
Đánh giá
năng lực
của nhân
viên
Hiệu quả
công việc
Chất lượng công việc Là nhà quản lý , lãnh
đạo trong tổ chức,
Ông/Bà có thực hiện
những việc sau đây hay
không ?
Thời gian hoàn thành
công việc
Nếu có , Ông/ Bà thực
hiện với mức độ như thế
nào ?
Tiêu
chuẩn
Tiêu chí Chỉ báo Câu hỏi
Năng
lực cán
bộ
1. Bồi dưỡng
nâng cao trình
độ chuyên môn
Có bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên
môn
Tổ chức của ông/bà
dành bao nhiêu tiền
cho hoạt động nâng cao
trình độ chuyên môn
trong một năm?
2. Kế hoạch
đào tạo cán bộ
Có kế hoạch đào tạo
cán bộ
Tổ chức ông/ bà gửi đi
bao nhiêu người đi học
đào tạo cao học, NCS
trong một năm?
Kế hoạch đào tạo cán
bộ như thế nào?
3. Sáng kiến
kinh nghiệm
Có sáng kiến kinh
nghiệm
Tổ chức của ông/bà có
bao nhiêu sáng kiến
kinh nghiệm trong một
năm?
III Thiết Kế Phiếu Hỏi
PHIẾU KHẢO SÁT
VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC
Nhằm đánh giá thực trạng chất lượng quản lý, lãnh đạo trong tổ
chức; kính mong ông/bà đưa ra ý kiến bằng cách tích X vào các ô
tương ứng mà ông/bà cho là phù hợp:
I. Tiêu chuẩn: Đánh giá năng lực của nhân viên
Là nhà quản lý, lãnh đạo trong tổ chức, ông/bà có thực
hiện những việc sau không? Nếu có, ông/bà thực hiện với
mức độ như thế nào?
1. Thường xuyên 2. Ba tháng một lần 3. 6 tháng một
lần 4. một năm
1 2 3 4
1 Đánh giá chất lượng công việc của nhân viên
2
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân
viên
(Chỉ chọn 1 trong các phương án)
Lựa chọn
của
ông/bà
3
Đánh giá mức độ thực hiện công việc của nhân
viên theo tiêu chí:
a
Không đảm bảo được yêu cầu
b Đảm bảo đúng yêu cầu
c Đảm bảo tốt yêu cầu
d Hoàn thành tốt nhất, được khen thưởng
4 Đánh giá thời gian hoàn thành công việc
a Hoàn thành công việc chậm so với thời hạn
b Hoàn thành công việc đúng thời hạn
c Hoàn thành trước thời hạn
d Hoàn thành xuất sắc trước thời hạn
II. Tiêu chuẩn: Năng lực cán bộ
1. Tổ chức của ông/bà dành bao nhiêu tiền cho hoạt động
nâng cao trình độ chuyên môn trong một năm?
2. Tổ chức ông/ bà gửi đi bao nhiêu người đi học đào tạo cao
học, NCS trong một năm?
3. Kế hoạch đào tạo cán bộ như thế nào?
4. Tổ chức của ông/bà có bao nhiêu sáng kiến kinh nghiệm
trong một năm?
Ghi chú: Những thông tin tự đánh giá trên của anh (chị) sẽ
được đảm bảo bí mật để phục vụ cho mục đích khảo sát!
Cám ơn sự hợp tác giúp đỡ của anh (chị)!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xã hội học giáo dục – GS.TS.Lê Ngọc Hùng , Viện Xã hội học-
Học viện Chính trị hành chính Quốc gia HCM
2. Năng lực lãnh đạo – Leadership – Tác giả Richard L. Hughes
3. Phát triển kỹ năng lãnh đạo – Tác giả John Adair