Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Bài tập hết môn Bệnh thông thường 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

[Date]

BÀI TẬP HẾT MÔN
BỆNH THÔNG THƯỜNG 2


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Đề bài:
1. Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn cộng đồng về chủ đề: bong gân, trật
khớp.
2. Trong thời gian đi thực địa (sinh viên năm thứ 2_ĐH Y tế Công cộng) bạn và
một bạn cùng nhóm đang ở Trạm y tế xã (không có them người nào nữa) thì được
người dân địa phương báo qua điện thoại: cách TYT khoảng 200m, có một người
bị ong đốt – xin cấp cứu. Bạn hãy xử trí tình huống nêu trên.

A. TƯ VẤN CỘNG ĐỒNG VỀ BONG GÂN, TRẬT KHỚP:
2


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

I. BONG GÂN
1. Thông tin chung:
1.1. Định nghĩa:
Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra
sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương.
Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay... Tai nạn này
thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột
khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức.


Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những
hậu quả đáng tiếc.

1.2. Phân loại:
Dây chằng có thể tổn thương ở nhiều mức độ:
Độ 1: Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt.
Độ 2: Hoặc nhiều bó bị đứt nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến
chứng.
Độ 3: Thể nặng, dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng
khớp kèm theo nhiều biến chứng.
3


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

1.3. Nguyên nhân:
Bong gân thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp
đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao:
Do bị trượt chân khi chạy hay đi.
Do mang giày cao gót.
Do dây chằng bị kéo căng khi bị ngã, khi nâng, nhấc một vật nặng.
Do tai nạn.
Chơi thể thao.
1.4. Di chứng:
- Các loại bong gân độ 2 và nhất là độ 3 nếu không được điều trị hoặc điều trị
không đúng cách sẽ để lại di chứng dai dẳng đau nhức, hạn chế vận động khớp và
4


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

sưng nề bao khớp kéo dài. Đó là chứng viêm bao khớp vô khuẩn mạn tính sau chấn
thươngdo dây chằng liền bằng mô liên kết lỏng lẻo không chịu đựng được sức co
kéo bình thường.
- Với bong gân độ 3 dây chằng sẽ kéo dài hơn bình thường gây di chứng lỏng khớp
mạn tính, khớp hoạt động yếu không vững chắc, lâu dần sụn mặt khớp bị mài mòn
gây nên chứng hư khớp, các gai xương phát triển dần dần hạn chế vận động khớp
và gây đau đớn.
2. Các triệu chứng lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng:
• Có các biểu hiện đau tự nhiên theo 3 thì (ngay khi bị tai nạn đau nhói như bị
điện giật - tiếp theo là cảm giác tê bì, không thấy đau nữa - một thời gian sau
lại đau nhức nhối dù nằm yên không cử động).
• Sưng nề.
• Giảm hoặc mất cơ năng.
• Có thể nghe tiếng “rắc”khi chấn thương (thường độIII).
- Triệu chứng thực thể:
• Sưng nề, tím xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và
biến loạn vận mạch.
• Đau chói khi ấn vào dây chằng chấn thương.
• Dấu hiệu lỏng lẻo khớp (độIII).
• Dấu hiệu tràn dịch khớp.
• Khám các tổn thương kèm theo.
- X quang: Trong bong gân độ 1, độ 2 và phần lớn độ 3 dấu hiệu X quang xương
khớp hoàn toàn bình thường. Tổn thương chỉ thấy trên X quang ở một số
trường hợp bong gân độ 3 như sau:- Nếu tổn thương dây chằng ở điểm bám vào
xương sẽ thấy hình ảnh mảnh xương mẻ (chẳng hạn mẻ gai mâm chày là dấu
hiệu đứt dây chằng chéo rước khớp gối).- Với bong gân độ 3 có thể thấy khe
khớp toác rộng hơn phía bên khớp lành đối diện nếu cùng chụp theo một quy
cách
Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa,

phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp,
phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy
xương.
3. Cách xử trí:
5


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Trong trường hợp bong gân, công tác sơ cứu tại chỗ rất đơn giản. Bạn áp dụng
phương pháp R.I.C.E là viết tắt của bốn từ sau:




-

Rest (nghỉ ngơi)
Ice (chườm lạnh)
Compression (băng ép)
Elevate (nâng cao).
Băng ép: Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù
nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ
tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động
khớp trong tư thế cơ năng, không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức,
bầm tím thêm chỗ bị bong gân.
- Chườm lạnh: Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong
4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù
nề.
- Nâng cao: Nâng cao hay đưa cao chổ cơ thể bị đau tạo cho nó có vị trí cao hơn
tim của bạn để làm giảm sưng phù. Ví dụ nếu bị bong gân khớp cổ tay, có thể

đeo tay cao hơn ngực trái khi đứng, hoặc gác tay lên gối khi nằm ngủ. Nếu bị
trật mắt cá chân, có thể kê gối cao ở gót chân khi nằm và hạn chế đi lại.
- Nghỉ ngơi: Hãy để chổ bị đau nghỉ ngơi hoàn toàn bằng cách đừng dùng các cơ
vùng bị đau cho các hoạt động thường nhật.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để
gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc
giảm đau, thuốc giảm phù nề, viêm. Trong một số trường hợp tổn thương dây
6


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
chằng lớn có thâm tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh. Không
dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.
Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở
lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6
tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở
khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp
với bất động trong 6 tuần.
 Hãy gọi cấp cứu ngay nếu:
Bạn nghe thấy tiếng khục khi khớp bị thương, hoặc bạn không thể cử động được
khớp. Điều này có thể có nghĩa là dây chằng đã bị đứt hoàn toàn. Trên đường tới
bác sỹ, hãy liên tục chườm lạnh.
Bạn bị sốt, và vùng bị bong gân đỏ và nóng. Có thể bạn bị nhiễm trùng.
Bạn bị bong gân nặng. Điều trị không thích hợp hoặc chậm trễ có thể làm khớp
mất ổn định lâu dài hoặc đau mạn tính.
Bạn không đỡ sau 2-3 ngày đầu.
 Điều trị bảo tồn:
- Đối với bong gân độ 1 chỉ cần bất động khớp như trên trong 2-3 ngày khi hết đau
là có thể tập vận động khớp.

- Điều trị bảo tồn đối với bong gân độ 2-3 quan trọng nhất là cố định khớp bằng
nẹp bột trong khoảng 6-8 tuần. Trong thời gian băng bột bệnh nhân nên tập lên gân
các cơ bị bất động và tập vận động các khớp không bị cố định.
- Sau thời gian băng bột, cho bệnh nhân tập vận động khớp nhẹ nhàng không gây
đau, tập tăng dần từ nhẹ đến mạnh, chú ý tập tăng lực cả các cơ quanh khớp.
 Điều trị phẫu thuật:
- Cách điều trị tốt nhất đối với bong gân độ 3 khi dây chằng bị đứt hoàn toàn là
phẫu thuật khâu áp khít hai đầu đứt rồi bất động vùng tổn thương 4-6 tuần, sau đó
cho tập vận động sớm có kiểm soát với mức độ tăng dần.
- Điều trị phẫu thuật được chỉ định phổ biến đối với bệnh nhân là vận động viên
thể thao dưới 40 tuổi và thường được tiến hành vào tuần lễ thứ 3 sau chấn thương,
khi máu tụ và phù nề đã hết sẽ cho kết quả tốt.
7


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
4. Một vài loại bong gân thường gặp:
4.1. Bong gân khớp cổ chân:
4.1.1. Thông tin chung:
Bong gân cổ chân hay còn gọi là “lật sơ mi”. Bong gân cổ chân là tình trạng rách
hay đứt dây chằng bao quanh cổ chân (Hình).Tuy nhiên, bong gân cổ chân có
nhiều mức độ mà các dấu hiệu, cách điều trị và thời gian phục hồi khác nhau.
Bong gân cổ chân là tổn thương rất thường gặp ở những vận động viên tập luyện,
thi đấu thể thao, nhưng nó cũng có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày như đi trên
nền mấp mô hoặc bước hẫng. Chẳng hạn phụ nữ mang guốc cao đi trên nền gồ ghề.

4.1.2. Triệu chứng lâm sàng:
- Triệu chứng bong gân bên ngoài cổ chân bao gồm: sưng nề và bầm tím, đau nhói
khi ấn phía bên ngoài cổ chân, ngay dưới mắt cá ngoài.
- Nếu khi bị trẹo chân có cảm giác đau nhói như điện giật ở phía ngoài cổ chân và

có cảm giác nghe như tiếng “rắc” thì thường là bong gân độ 3.
- Khi làm vận động thụ động lật ngửa bàn chân vào trong (cùng chiều với cơ chế
chấn thương) bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở phía ngoài cổ chân, thấy cổ chân toác
ra nhiều hơn so với vận động được thực hiện ở cổ chân bên kia.
- Chụp X quang ở tư thế giữ toác cổ chân sẽ thấy phần khe khớp phía ngoài toác
rộng hơn so với khớp đối diện.
4.1.3. Điều trị:
8


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Điều trị bong gân bên ngoài cổ chân thường dùng phương pháp bảo tồn là chính,
chỉ điều trị phẫu thuật đối với bong gân độ 3 ở các vận động viên thể thao tuổi
dưới 40 hoặc khi đứt dây chằng chày mác dưới.
Các bài tập luyện trở lại với một Wobble Board giúp hai khớp cổ chân tìm lại sự
thăng bằng và cơ thể cảm nhận được sự phối hợp của các di chuyển ở hai khớp.
Người ta thấy rằng những người bị chấn thương có tập luyện trở lại với Wobble
Board đã giảm được nhiều sự tái bong gân khớp cổ chân.
Video: />Hoặc, trong giai đoạn sớm sau chấn thương, khi đã giảm đau và phù nề, người chơi
cần tập luyện khớp cổ chân với bài tập không có áp lực. Chân duỗi thẳng, ngón
chân hướng lên trên, gót ở dưới. Lật bàn chân qua trái, rồi qua phải mỗi bên 15 lần;
gấp cổ chân vào rồi lại duỗi cổ chân ra, cũng làm 15 lần. Chú ý không tập gắng sức
đến mức đau cổ chân. Sau khi tập tiếp tục chườm lạnh cổ chân.

Tăng dần số lần tập “không tải” như trên cho đến khi hoàn toàn thấy thoải mái và
bước không bị đau. Khi đó người chơi dùng sức nặng của thân mình để tập cổ chân
như hình dưới đây.

9



Bài tập hết môn bệnh thông thường 2





Phòng ngừa bong gân khớp cổ chân:
- Mang băng bảo vệ cổ chân (ankle brace) …

10


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

... hoặc, dùng băng quấn quanh cổ chân (ankle taping)

4.2. Bong gân ở khớp gối:
4.2.1.

Thông tin chung:
Bong gân đầu gối là tổn thương một hoặc nhiều dây chằng ở đầu gối.
Khớp gối có bốn dây chằng chính:

11


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Dây chằng chéo trước (ACL): thường bong gân trong một trong những chuyển
động đầu gối sau: đột ngột dừng lại, tác động trực tiếp ra bên ngoài của đầu gối,

cẳng chân…
Dây chằng chéo sau (PCL): thường bong gân do tác động trực tiếp vào phía trước
của đầu gối. Trong vận động viên, chấn thương PCL là phổ biến nhất trong số
những người chơi bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục…
Dây chằng trung gian (MCL): có thể bị tàn phá bởi một đòn trực tiếp sang một bên
ngoài của đầu gối, cẳng chân, các loại cú đánh có thể xảy ra trong bóng đá, khúc
côn cầu, bóng bầu dục. MCL có thể bị tổn thương bởi một xoắn đầu gối nghiêm
trọng trong khi trượt tuyết hay đấu vật.
Dây chằng bên (LCL): đây là khả năng dây chằng đầu gối ít nhất bị bong gân vì
hầu hết các chấn thương LCL được gây ra bởi một cú đấm vào mặt trong của đầu
gối, và khu vực đó thường được che chắn bởi các chân đối diện.

 Cơ chế chấn thương:
Có 3 cơ chế bong gân chính:

12


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
- Bong gân do khớp gối bị dạng xoay ngoài và gấp: có thể thấy tổn thương ở điểm
góc sau trong (có khi làm bong rách cả sụn chêm trong), ở dây chằng bên trong, ở
dây chằng chéo trước và ở dây chằng chéo sau.
- Bong gân do cơ chế khớp gối khép xoay trong và gấp: có thể thấy các tổn thương
ở điểm góc sau ngoài, dây chằng bên ngoài, dây chằng chéo trước, dây chằng chéo
sau.
- Bong gân do cơ chế khớp duỗi quá mức sẽ thấy tổn thương dây chằng chéo trước,
dây chằng chéo sau.
3.2.2. Phân độ bong gân khớp gối:
Tổn thương dây chằng khớp gối cũng được phân loại theo 3 mức độ (1, 2, 3). Tuy
nhiên việc đánh giá bong gân khớp gối về tổng thể được phân loại như sau:

- Bong gân nhẹ khớp gối: bong gân độ 1 hoặc độ 2 một dây chằng bên, khớp vững
vàng, có điểm đau chói khi ấn vào dây chằng bị tổn thương, không có tràn dịch
khớp.
- Bong gân khớp gối mức độ trung bình: bong gân độ 3 một dây chằng bên, có
điểm đau chói khi ấn lên dây chằng, có cử động bên lỏng lẻo, không có tổn thương
ở trục quay trung tâm.
- Bong gân khớp gối mức độ nặng: có tổn thương ở trục quay trung tâm, có tiếng
“rắc” khi bị tai nạn, mất cơ năng chi, tràn dịch khớp thấy sớm, có dấu hiệu lỏng lẻo
khớp.

3.2.3. Triệu chứng lâm sàng:
13


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
 Các triệu chứng của một bong gân đầu gối thay đổi tùy theo dây chằng cụ thể
mà bị rách:
- ACL bong gân:
Đầu gối sưng đáng kể trong vòng vài giờ sau khi chấn thương.
Đầu gối đâu nghiêm trọng.
Đổi màu đen và xanh xung quanh đầu gối.
Đầu gối bất ổn: cảm giác đầu gối bị thương sẽ khóa hay đưa ra nếu cố gắng đứng.
- Bong gân PCL:
Đầu gối sung nhẹ, có hoặc không có sự bất ổn đầu gối.
Khó khăn trong việc di chuyển nhẹ đầu gối.
Đau nhẹ ở mặt sau của đầu gối, tồi tệ hơn khi bạn quỳ.
- MCL bong gân:
Đau đầu gối và sung.
Oằn đầu gối về phía bên ngoài.
Một khu vực của sự âu yếm hơn MCL bị rách (ở phía bên trong của đầu gối).

- Bong gân LCL:
Đau đầu gối và sung.
Oằn đầu gối về phía bên ngoài.
Một khu vực của sự dịu dàng trong LCL bị rách (ở phía ngoài của đầu gối)
 Chẩn đoán X quang: chỉ có giá trị khi có mẻ xương ở một số vị trí điển hình:
+ Mẻ xương ở bờ lồi cầu ngoài xương đùi là tổn thương ở đầu bám trên dây chằng
bên ngoài và gân cơ khoeo.
+ Mẻ xương ở lồi cầu trong xương đùi là tổn thương đầu bám trên của dây chằng
bên trong.
+ Mẻ các gai mâm chày là tổn thương các dây chằng chéo.
+ Mẻ chỏm xương mác là là tổn thương đầu bám dưới của dây chằng bên ngoài.
14


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
+ Mẻ bờ trước mâm chày trong là tổn thương đầu bám dưới của dây chằng bên
trong.
Trong nhiều trường hợp tổn thương dây chằng hoàn toàn không có hình ảnh trên X
quang.
3.2.4. Điều trị:
Điều trị bong gân khớp gối cũng dựa theo nguyên tắc điều trị bong gân nói chung.
- Đối với bong gân nhẹ, điều trị bảo tồn bằng bó bột đùi - bàn chân, giữ khớp gối ở
ta thế duỗi thẳng và cho tập đi sớm ngay khi còn bột.
- Đối với bong gân trung bình cũng bó bột như trên, song để khớp gối ở tư thế gấp
nhẹ giúp cho thương tổn dây chằng không bị kéo căng và cũng cho tập đi sớm.
- Chỉ định phẫu thuật chọn lọc cho bong gân nặng đối với bệnh nhân là vận động
viên trẻ dưới 40 tuổi và những trường hợp đặc biệt khác.
5. Một số lưu ý khi điều trị bong gân:
5.1. Những điều không nên làm:
- Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tai

nạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh viện khi có kết hợp với gãy
xương vì thế dẫn đến hàng loạt sai lầm do tự điều trị.
- Người dân thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là
sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng
tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn
thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại
thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.
- Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của
sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối
không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng
khớp sau này.
- Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh đều cố gắng vận động mà không
tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính,
có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được.
5.2. Một số phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị bong gân:
 Thuốc đắp ngoài:
15


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Một số loại lá thuốc thường được dùng để trị bong gân như lá chìa vôi, lá bạc thau,
lá đau xương, lá cúc tần, lá thầu dầu tía, lá ngải cứu, lá náng hoa trắng. Bạn có thể
dùng một loại hoặc kết hợp 2 - 3 thứ lá trên, mỗi thứ 1 nắm tay, rửa sạch, giã nát
trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp vào chỗ chấn thương. Khi nào khô lại thay
miếng khác. Nên dùng 3 vị phối hợp với nhau sẽ tốt hơn chỉ dùng độc vị.
 Thuốc uống trong: dùng một trong các bài:
Bài 1: nghệ vàng 2 củ, thái mỏng sao rượu, cỏ xước 12g thái mỏng sao rượu, vỏ
cây gạo 16g bỏ vỏ ngoài, thái mỏng sao rượu, cây lá lốt 16g sao vàng. Tất cả cho
vào nồi, đổ nước 3 bát sắc còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2: tua rễ si 50g (không có tua thì dùng cành si 60g, chặt từng khúc 3cm, sao

vàng), sắc đặc lấy 1 bát, pha thêm tí rượu trắng, cho bệnh nhân uống trong ngày.
 Trong thời gian điều trị, cần kết hợp xoa bóp và ăn các món cháo, canh thuốc
sau:
- Xoa bóp: chủ yếu xoa bóp huyệt giải khê, khâu khư, chiếu hải và thái khê nơi
cổ chân đau. Huyệt giải khê nằm giữa đường lằn ngang phía trước khớp cổ
chân, giữa hai khối gân cơ của ngón chân. Huyệt khâu khư ở chỗ lõm tự nhiên
trước mắt cá ngoài. Huyệt chiếu hải nằm ở dưới mắt cá trong 1 tấc. Huyệt thái
khê nằm ở lõm giữa mắt cá trong và gân gót chân, vị trí đầu mắt cá trong.
- Phương pháp xoa bóp: ngồi bệt xuống sàn, chân không bị bệnh co gối lại để
ngang dưới đùi chân kia. Cẳng chân bị bệnh chống lên, ngón cái của tay cùng
phía ấn miết lên huyệt rồi thả tay ra, làm liên tục mỗi huyệt 14 lần. Cuối cùng
nắm xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ 36 lần rồi xoay ngược chiều
kim đồng hồ 36 lần. Hai tay xoa vào nhau cho nóng ấm rồi xoa bóp lên khớp cổ
chân bị bệnh. Làm liên tục trong 3 phút.
 Món ăn hỗ trợ khi bị bong gân:
• Bài 1: Cháo thịt cua: cua 2 con, gạo 50g. Trước hết lấy thịt cua và gạch cua để
sẵn. Gạo vo sạch đổ vào nồi, thêm nước nấu cháo, cháo chín cho thịt cua, gạch
cua cùng với gừng sống, dấm, xì dầu đun sôi lên là được. Ăn trong bữa cơm.
Công hiệu: nuôi dưỡng khí huyết, liền xương tiếp gân, chữa trật khớp sưng
đau.
• Bài 2: Canh xương sống lợn, đan sâm: xương sống lợn 500g, đậu tương 250g,
đan sâm tím 50g. Đan sâm rửa sạch bỏ tạp chất cho vào nồi, đổ nước vừa đủ
luộc đan sâm trong 1 giờ, dùng nước này để nấu xương lợn, đậu tương tới chín
16


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
nhừ, cho một ít quế bì, gia vị, thấy nước sôi là được. Chia 2 - 3 lần trong ngày.
Công hiệu: bổ xương sinh tủy hoạt huyết giảm đau, chữa cổ chân trẹo trật khớp
sưng đau.

• Bài 3: Gà ác nấu tam thất: gà trống xương đen 1 con 500g, tam thất 5g, hoàng
tinh, muối vừa đủ. Giết gà mổ bỏ lòng ruột, rửa sạch; tam thất cho vào nồi, cho
rượu muối rồi ninh nhừ. Ăn kèm trong bữa cơm. Công hiệu: bổ hư cứng gân
nối xương, chưa gãy xương, cổ chân trật khớp sưng đau nhức.
6. Phòng tránh bong gân:
Để phòng tránh bong gân và căng cơ, nên:
• Cố gắng tránh bị té ngã (ví dụ như rải cát hoặc muối lên chỗ đóng băng ở
những bậc cầu thang trước nhà hoặc vỉa hè)
• Đi giày vừa vặn
• Mua giày mới nếu gót giày mòn một bên
• Tập thể dục hàng ngày
• Tránh tập luyện hoặc chơi thể thao khi đang mệt hoặc bị đau và nên chuẩn bị
tình trạng thể chất thích hợp để chơi thể thao
• Khởi động và co duỗi trước khi chơi thể thao
• Chạy trên các bề mặt bằng phẳng
• Duy trì cân nặng khỏe mạnh
• Có chế độ ăn uống cân bằng để giữ cơ chắc khỏe.

17


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

II. TRẬT KHỚP
1. Thông tin chung:
1.1.Định nghĩa:
Trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị
lệch lạc.
Những vị trí trật khớp thường gặp:
Khớp xương hàm dưới: biểu hiện xương hàm dưới bị trẹo qua một bên;

Khớp xương cổ: biểu hiện trẹo chỗ khớp xương trụ cổ và xương đầu;
Xương sống: biều hiện cụp, trẹo đốt xương sống;
Xương vai: biểu hiện trật khớp chỗ hai khớp xương đai vai và xương cánh tay;
Xương cánh tay: biều hiện xương hoằng cốt cánh tay và vai bị trật ra;
Đốt xương ngón tay: biều hiện trật giữa các đốt xương;
Xương bàn tọa: biểu hiện trật ở khớp xương đùi và đai hông;
Đầu gối: biều hiện xương bánh chè đầu gối bị lật lại hay trật ra;
Mắt cá: biều hiện chỗ khớp xương ống chân và bàn chân trẹo ra ngoài.


Video về trật khớp: />
1.2.Phân loại:
- Theo thời gian. Có 3 loại:
• Trật khớp cấp cứu: bệnh nhân đến khám trong vòng 48 giờ sau khi bị tai nạn
• Trật khớp đến sớm: bệnh nhân đến khám trong vòng 3 tuần sau khi bị tai nạn
• Trật khớp đến muộn (còn gọi là trật khớp cũ): bệnh nhân đến khám sau 3
tuần
- Theo giải phẫu và X quang. Có 3 loại:
• Trật khớp hoàn toàn: các mặt khớp di lệch hoàn toàn
• Bán trật: các mặt khớp di lệch không hoàn toàn
• Gãy trật: trật khớp kèm gãy xương mặt khớp
- Theo mức độ tái phát. Có 3 loại:
18


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
• Trật khớp lần đầu
• Trật khớp tái diễn: khớp bị trật từ lần thứ hai trở lên
• Trật khớp thường trực: khớp bị trật ra rồi tự nắn vào thường xuyên khi vận
động

- Theo thể lâm sàng. Có 4 loại:
• Trật khớp kín.
• Trật khớp hở: trật khớp kèm vết thương thấu khớp
• Trật khớp kèm biến chứng thần kinh mạch máu
• Trật khớp khóa (trật khớp kẹt): trật khớp kèm gãy xương mặt khớp, mảnh
xương gãy lọt vào khớp gây kẹt không nắn được
Ngoài ra, mỗi tuổi thường có một loại trật khớp.
Trẻ em: Trật khớp khuỷu.
Người lớn: Trật khớp vai, khớp háng.
Hay gặp trật khớp: Ở tuổi trẻ, tuổi lao động.
Nam nhiều hơn nữ.
1.3.Nguyên nhân:
Chấn thương thể thao, nhất là trong các môn thể thao va chạm và dễ gây ngã như
bóng đá, bóng -chuyền, thể dục dụng cụ.
Chấn thương không do thể thao. Va đập mạnh vào khớp trong tai nạn giao thông
cũng hay gây trật khớp.
Do bị ngã.
Do bệnh lý: viêm xương khớp háng, trật khớp vai do liệt cơ delta, do trật khớp bẩm
sinh.
 Cơ chế chấn thương:
• Cơ chế chấn thương gián tiếp: là chủ yếu, như ngã chống tay gây trật khớp
vai, khớp khuỷu.
• Cơ chế trực tiếp: Có thể gây nên trật khớp hở. Loại này hiếm gặp.

1.4.Di chứng:
19


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: Không thể chơi các môn thể

thao, đi đứng khó khăn… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ
bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp…
• Teo cơ, cứng khớp trong tư thế xấu: Khớp khuỷu luôn ở tư thế duỗi…
• Thoái hoá khớp: hay gặp ở trật khớp háng trung tâm, trật khớp vai, gối.
• Tiêu chỏm-khớp: tiêu chỏm xương đùi (do tổn thương mạch nuôi chỏm).
• Vôi hoá quanh khớp: làm ảnh hưởng cơ năng của khớp.
2. Các triệu chứng lâm sàng:
 Triệu chứng cơ năng:
Khớp bị trật có thể:
• Biến dạng hoặc nhô ra ngoài
• Sưng nề hoặc bầm tím
• Đau nhiều
• Không cử động được
• Cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở gần nơi tổn thương – ở bàn chân trong trường
hợp trật khớp gối hoặc ở bàn tay trong trường hợp trật khớp khuỷu
 Triệu chứng thực thể: thăm khám một cách trình tự: nhìn, sờ, đo.
- Nhìn:
• Xem có vết thương, dịch khớp chảy ra không?
• Nhìn màu sắc da trên vùng khớp.
• Một số hình ảnh trật khớp điển hình như: Vai vuông trong trật khớp vai, dấu
hiệu nhát rìu trong trật khớp khuỷu.
- Sờ:
• Dấu hiệu hõm khớp rỗng: Đây là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp, dễ
phát hiện ở những khớp nông như là khớp vai, khớp khuỷu, khó phát hiện ở
các khớp lờn như khớp háng.
• Sờ thấy chỏm ở vị trí bất thường (chỗ gồ bất thường): Sờ thấy chỏm xương
cánh tay ở rãnh Delta -ngực trong trật khớp vai, đầu dưới xương cánh tay
ghồ lên ở phía trước khuỷu trong trật khớp khuỷu.
• Cử động đàn hồi (dấu hiệu lò xo): Kéo chi ra khỏi vị trí trật khớp, rồi thả chi
ra, chi sẽ về tư thế ban đầu (dấu hiệu Berger trong trật khớp bả vai). Đây là

một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp.
20


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
• Ngoài ra có thể sờ thấy điểm đau, sưng nề vùng khớp.
- Đo chi: Thấy biến dạng toàn chi: lệch trục, chi ngắn.
• Mất biên độ vận động bình thường của khớp.
• Đo chi tìm dấu hiệu biến dạng điển hình này, đây cũng là dấu hiệu chắc chắn
của trật khớp.
- Khám mạch máu thần kinh: Bắt mạch quay, mạch trụ ở chi trên; bắt mạch chày
trước, chày sau ở chi dưới, khám cảm giác và vận động ở đầu ngón để tránh bỏ
sót thương tổn.
- Triệu chứng x quang: chụp x quang giúp xác định chắc chắn trật khớp và xác
định có tổn thương kèm theo không.

3. Cách xử trí:
Ngay sau chấn thương cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị
đau để làm dịu và giảm sưng. Sau đó, dùng băng cuộn hay vải cố định khớp bị trật
lại rồi đưa người bị thương đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra.
- Hạn chế di chuyển, cử động:
Việc đầu tiên cần làm khi bị trật khớp là không nên di chuyển, cử động để tránh
lực tác động lên khớp đang bị sai. Nhiều người không hiểu điều đó nên ra sức lắc,
xoay khớp, nắn bóp hoặc cố cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban
21


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
đầu. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh
hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.

- Cố định khớp:
Nếu chỉ ngồi im, hạn chế di chuyển, cử động vẫn chưa ổn, bạn phải cố định khớp ở
tư thế đúng với vị trí trước đó. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định
nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương. Ví dụ, bạn bị trật khớp khuỷu tay, hãy
dùng một miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần
khớp khuỷu tay đang bị đau.
- Đến bệnh viện:
Thông thường, trật khớp được chúng ta coi là bệnh không nguy hiểm, nếu nó
không quá đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn thì hẳn là chẳng ai
đến bệnh viện để khám chữa hay điều trị với chứng bệnh này. Nhưng nếu bạn bị
trật khớp và cảm thấy không quá đau sau khi đã cố định khớp và chườm lạnh thì
bạn cũng nên đến cơ sở y tế để các bác sỹ kiểm tra và điều trị.
- Chăm sóc vết thương sau khi điều trị:
Sau khi đã được các bác sỹ giải quyết êm thấm vấn đề trật khớp, một trong những
vấn đề không kém phần quan trọng tiếp theo chính là việc chăm sóc vết thương sau
khi bị trật khớp này. Bạn nên làm những việc như sau:
• Xoa và uống thuốc bổ trợ khớp đều đặn theo chỉ dẫn. Không dùng những loại
thuốc lạ nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
• Ngay sau khi vừa tháo băng hoặc mới hồi phục, bạn không nên trở lại chơi
bóng ngay, mà phải kiên trì ngừng chơi trong thời gian quy định của bác sĩ.
Vì khi đó các khớp mới lành lại và chân còn yếu, nên có thể bị tái phát trở lại
nếu bạn bắt chúng đương đầu với những cú va chạm mạnh.
• Đồng thời tránh tối đa các lực tác động mạnh lên khớp chân bằng cách giảm
hoạt động thường ngày, tránh đạp xe hoặc va chạm phải các đồ vật trong
nhà…
• Nếu bị đau trở lại hoặc vết thương sưng tấy lên thì cần đến gặp bác sĩ để
được khám lại và điều trị kịp thời.
4. Một số loại trật khớp thường gặp:
4.1.Trật khớp vai:
4.1.1.

Thông
tin
chung:

22


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

- Trật khớp vai là là sự di lệch của chỏm xương cánh tay ra khỏi ổ chảo.
- Trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất trong các loại trật khớp và thường
gặp ở người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50 - 60 % tổng số trật khớp
- Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do:
• Ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và
xoay ngoài.
• Chấn thương trực tiếp vào khớp vai từ sau mỏm vai ít thấy (thường do tai
nạn xe hoặc ô tô cán).
• Trong lao động gặp trật khớp vai ở công nhân khuân vác, đang vác trên một
vai, một tay quàng ngược lên trên ôm lấy vật vác. Bị vấp ngã vật vác tì trên
cánh tay dang làm trật khớp.
4.1.2. Phân loại:
 Trật khớp vai mới:
- Trật khớp vai trước, xuống dưới, vào trong.
Hầu hết đến 95% là trật khớp vai ra trước, khi bị trật ra trước thì chỏm xương
xuống dưới và vào trong, gồm có:
• Chỏm ngoài mỏm quạ (còn gọi là bán trật)
• Chỏm dưới mỏm quạ (chiếm khoảng 80% trật khớp loại này)
• Chỏm trong mỏm quạ.
• Chỏm dưới xương đòn, trong lồng ngực.
- Trật xuống dưới ổ chảo, cánh tay quặt ngược lên (ít gặp).

- Trật ra sau, rất hiếm (5%) vì có xương bả vai án ngữ.
 Trật khớp vai cũ: Là trật khớp đến muộn trên 3 tuần.
 Trật khớp vai tái diễn: Là trật khớp mà có tần suất trật đi trật lại trên 10 lần
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng:
 Trật khớp vai ra trước, xuống dưới, vào trong
23


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2
- Lâm sàng:
• Bệnh nhân đến khám, tay lành đỡ tay đau
• Nhìn thấy vai bên trật ngắn hơn, bờ vai vuông (dấu hiệu gù vai).
• Sờ thấy ổ chảo lõm, sờ được chỏm xương lồi tròn ở đáy rãnh denta- ngực, ở
hõm nách.
• Cánh tay dạng chừng 20 độ, khuỷu rời xa thân mình một ít, ấn khuỷu vào
thân mình thả ra thì bật lại về vị trí cũ (dấu hiệu lò xo).

- X quang:
• Xác định kiểu trật.
• Xem có gãy bong mấu động to kèm theo hay không.

Hình ảnh trật khớp vai trên phim
 Trật khớp vai xuống dưới:
Cánh tay quặt ngược lên trời, khuỷu gấp nhọn, bàn tay sờ đầu.
Xquang: chỏm xương trật xuống dưới ổ chảo.
 Trật khớp vai ra sau:
24


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

- Cánh tay khép, cẳng tay như dán chặt, nằm ngang trước lồng ngực, cổ bàn tay
ruỗi tối đa. nhìn dáng vẻ như của một người ghê sợ một vật gì không muốn
đến gần.
- Xquang phim thẳng, đọc không kỹ dễ tưởng khớp vai bình thường. Phim
nghiêng thấy rõ chỏm xương trật ra sau.
4.1.4. Biến chứng của trật khớp vai:
 Thương tổn thần kinh:
Gặp khoảng 15% số trường hợp. Nhất là liệt dây thần kinh mũ. Biểu hiện bằng mất
cảm giác vùng cơ den-ta, và sau khi nắn xong thì không dạng được cánh tay. Nên
sau khi nắn trật khớp phải kiểm tra khả năng co cơ delta và cảm giác vùng mỏm
vai.
Có trường hợp liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay. Liệt thần kinh thường phục hồi
sau 1 - 8 tuần.
 Thương tổn mạch máu:
Có khoảng 1% trường hợp động mạch nách bị tắc do thương tổn lớp áo giữa và lớp
áo trong. Có khi bị rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc có khi chỉ bị co
thắt. Sau khi nắn trật khớp cần kiểm tra bằng cách bắt mạch, cần thiết thì chụp
động mạch để xử trí tùy theo thương tổn.
 Gãy xương kèm theo:
- Gãy rời mấu động to gặp khoảng 30% số trường hợp. Thường sau khi nắn
trật khớp thì mảnh gãy sẽ về lại vị trí giải phẫu tốt.
- Vỡ bờ ổ chảo
- Biến dạng chỏm xương cánh tay kiểu dạng Hill- Sachs
- Gẫy cổ xương cánh tay: có thể gẫy cổ phẫu thuật.
 Thương tổn đai xoay vai:
Chiếm đến 55% bệnh nhân bị trật khớp vai ra trước và tăng đến 80% các bệnh
nhân trên 60 tuổi gây đau vai kéo dài, dạng và xoay ngoài vai yếu.
4.1.5. Điều trị:
 Điều trị trật khớp vai mới:
- Vô cảm cần gây mê để nắn, thêm thuốc dãn cơ, nắn nhẹ nhàng quan trọng hơn

là nắn cố lấy được.
- Nắn:
• Phương pháp Hypocrat bệnh nhân nằm ngửa, người nắn ngồi bên cạnh, độn gót
chân vào nách, đạp chân tựa vào thành ngực kéo cánh tay dạng 20 độ, từ từ, có
25


×