Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi liên quan tới Luật La Mã và đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.23 KB, 19 trang )

d.c luat la ma
6.3K 4 6

Nhóm 1: nhóm các chủ thể
Câu 2: Năng lực pháp luật của cá nhân trong xã hội La Mã Năng lực pháp luật
không phải là bản chất tự nhiên của mỗi con người, ng Lma hiểu khái niệm này
như đặc tính của các chủ thể có khả năng thực hiện ng.vụ và là người có quyền
năng nhất định.Khả năng này đương nhiên phụ thc vào thành phần chủng tộc,
địa vị xh,giới tính,năng lực của từng cá nhân, vị thế trg gia đình, vị thế về tài sản,
vị thế tham gia tố tụng. Các yếu tố tạo thanh 1 năng lực pl hoàn chỉnh cho 1 chủ
thể + Status libertatis - địa vị tự do: khái niệm này dùng để phân biệt cd tự do
hay nô lệ. + status civitatis - địa vị công dân: khái niệm này dùng để phân biệt cd
LM hay cd La tinh hay người ngoại tộc + status familiae - địa vị gia đình : dùng để
phân biệt chủ thể độc lập trong gia đình, các gia chủ ,con cái phụ thc vào gia
chủ. è NLPL của cá nhân trong xh LM yêu cầu 3 yếu tố cơ bản: là người tự do, có
quốc tịch LM và và giữ vị trí độc lập trong gia đình. Và NLPL của cá nhân phụ thc
vào địa vị của từng người.Có thể thay thế địa vị của từng cá nhân nếu có sự thay
đổi ở các địa vị: +thay đổi ở địa vị tự do là qtrong nhất +thay đổi ở địa vị cd là ở
mức trung bình +thay đổi ở địa vị gia đình là ít nhất.
Câu 3: Bắt đầu và chấm dứt sự tồn tại của cá nhân với tư cách chủ thể. Bắt đầu
với tư cách là chủ thể Tư cách chủ thể của người LM là người tự do khi cá nhân đó
là người tự do.Trong trường hợp: nô lệ được trả tự do. Đứa trẻ khi sinh ra là con
của người mẹ tự do( k phụ thc vào cha) và khoảng thời gian người nữ tì mang
thai là người tự do dù sau đó là nữ tì. Đk khi sinh ra được coi là chủ thể: khi sinh
ra đứa trẻ có cơ thể độc lập so với cơ thể của mẹ. Đứa trẻ khi sinh ra phải còn
sống tại thời điểm đó. Nếu đưa trẻ đó được sinh non mặc dù vẫn còn sống thì
vẫn không được coi là chủ thể. Đứa trẻ sinh ra đáp ứng đủ 3 đk trên n là quái thai
thì cũng k đc coi là chủ thể. Trong trường hợp nô lệ đc trả tự do thì địa vị pháp lí


của nô lệ là công dân LM nhưng không bao giờ ngang bằng được với những


người tự do từ khi sinh ra. Người nô lệ đc trả tự do là chủ thể hay không còn phụ
thuộc vào địa vị pháp lí của chủ nô, hình thức trao trả chủ nô... b.Chấm dứt với
tư cáh là chủ thể Chấm dứt sự tồn tại của cá nhân với tư cách với tư cách là chủ
thể: khi cư dân mất đi sự tự do của mình trong các trường hợp như: Bị lĩnh án tù
chung thân hay tử hình Do phạm tội và bị đi đày Do cư dân đó bán nước, chạy
theo kẻ địch
Câu 4: Địa vị pháp lí của công dân LM.Các yếu tố làm hạn chế năng lực hành vi
của công dân LM a.Địa vị pháp lí - Công dân LM là người có quốc tịch LM và có
các quyền: + quyền kết hôn hợp pháp + quyền tham gia các giao dịch và quyền
sở hữu tài sản + quyền bầu cử, ứng cử + quyền gia nhập quân đội, tham gia lễ hội
và các hđ xh Những người được coi là công dân LM + Đc sinh ra từ gđ LM, bố mẹ
có quan hệ hôn nhân hợp pháp +Ng nc ngoài đc ban tặng danh hiệu công dân
LM do đc đặc ân của hoàng đế ĐV phụ nữ LM trg nhiều thế kỉ năng lực pl bị hạn
chế so với ng đàn ông nhất là vào thời kì chiếm hữu, ng phụ nữ phải phụ thc
hoàn toàn vao ng chồng và ng bố.Về sau, phụ nữ đã lớn tuổi có quyền đlập về tài
sản trg qh giao dịch
b.Những yto làm hạn chế NLPL của công dân LM - Về độ tuổi, giới tính: +Trẻ em
dưới 7t htoan k có NLHV, k đc tham gia vào thực hiện giao dịch dân sự, trừ những
giao dịch phục vụ cho nhu cầu cần thiết và phù hợp với lứa tuổi và phải đặt dưới
sự giám hộ. +Trẻ em từ 7t-14t đv nam, từ 7t-12t đv nữ có NLHV một phần, đc
tham gia thực hiện những giao dịch đảm bảo, duy trì đc lợi ích của mình.Khi thực
hiện 1 giao dịch mà phát sinh 1 ngĩa vụ hay chấm dứt 1 quyền phải ddc sự đồng
ý của gia chủ hoặc ng đỡ đầu vào thời điểm thực hiện giao dịch đó. + TRẻ em
>14t đv nam, >12t đv nữ k có dấu hiệu của các bệnh tâm thần thì đc coi là ng có
NLHV toàn phần và đc tham gia các giao dịch. + ng đủ từ 14 đv nam, đủ từ 12t đv
nữ đến 25t là ng có đầy đủ NLHV .Họ đc quyền có ng bảo hộ, lập di chúc, kết
hôn.Tuy nhiên phụ nữ có 1 số hạn chế: khi thực hiện n giao dịch lớn về tài sản
phải đc sự đồng í của ng dám hộ hợp pháp, khi kết hôn phải đc sự đồng ý của gia
chủ(<25t) nếu k sẽ mất quyền thừa kế. Tình trạng phá tán tài sản: Do sự kém



hiểu biết, thiếu ý chí, k kiểm soát đc chi tiêu bình thường.nếu 1 ng ở trg tình
trạng như vậy theo ycau của n ng họ hàng thân thích, quan tòa tuyên ng đó vào
tình trạng phá tán tài sản thì ng đó k thể định đoạt đv n giao dịch làm thuyên
giảm tài sản và xác lập ngĩa vụ Tình trạng sức khỏe: n người mắc bệnh tâm
thần,trí tuệ kém đều k có NLHV và phụ thc vào ng giám hộ. N người bị dị tật như:
câm, điếc thì k có quyền kí các hợp đồng truyền miệng. Sự thuyên giảm danh dự
công dân LM: + Những ng từ chối làm nhân chứng: bản thân cd đó k bao giò dc
làm nhân chứng và k có quyền mời ng khác làm nhân chứng cho giao dịch của
mình + những ng công dân đc coi là bất thường: . Là công dân LM làm 1 số nghề
phi đạo đức . Khi cd LM phạm 1 số tội do vi phạm n nghĩa vụ liên quan tới tính
trung thực trg giao dịch, vi phạm hợp đồng ủy quyền. Những cd này sẽ k đc phép
đại diện cho ng khác tham gia tố tug, và bản thân họ cũng k thể mời ng khác đại
diện cho mình tham gia tố tụng. . Trong trường hợp nếu 1 ng để lại di sản thừa kế
trong di chúc cho ng đc coi là bất lương thừa kế, n người họ hàng có thể khởi
kiện tước quyền thừa kế do có hành vi ô nhục, k tôn trọng ng chết.
Câu 6: Địa vị pháp lí của nô lệ. Bắt đầu và chấm dứt tình trạng nô lệ a. Địa vị
pháp lí -Nô lệ là người k có quyền công dân LM và k đc coi là con ng trong xh
LM.Nô lệ trog nhà nc LM chỉ đc coi là công cụ biết nói và đc xếp ngang hàng với
đất đai, nhà cửa, gia súc của cd LM. -Tuy nhiên địa vị xh của nô lệ k giống nhau
trong mỗi thời kì lịch sử.Vào thời kì cổ xưa số lg nô lệ còn rất it và thường sống
chung cùng gđ chủ nô và sự khác biệt về đk sống k rõ nét lắm.Càng ngày số lg nô
lệ càng lớn và họ bắt đầu sống tách biệt với chủ nô. -Chủ nô có quyền bán , giết
nô lệ và họ k đc pl công nhận về hôn nhân. - Nô lệ không có quyền sở hữu tài
sản, trog 1 số trường hợp nô lệ đc chủ nô giao việc quản lí tài sản để buôn bán
hoặc đất đai để canh tác n những tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ
nô.Và tài sản đó đc gọi là Peculium.Nhiều trường hợp chủ nô cho phép nô lệ sd
tài sản Peculium để giao dịch và chủ nô chịu trách nhiệm với những giao dịch
mà nô lệ thực hiện với người t3.Quan hệ tài sản của nô lệ và người t3 nếu có
tranh chấp sẽ được giải quyết như sau: + Nếu chủ nô giao tài sản là Peculium cho

nô lệ thì chủ nô phải chịu n thiệt hại do nô lệ gây ra trg phạm vi giá trị Peculium


đã giao cho nô lệ + Nếu chủ nô giao tài sản là Peculium cho nô lệ dùng vào việc
thg mại và bị mắc nợ > tài sản Peculium thì khi đó Peculium đc chia theo tỉ lệ
thuận theo giá trị tài sản của các chủ nô đã dùng vào việc giao dịch. + Nếu nô lệ
giao kết hợp đồng theo lệnh của chủ nô thì chủ nô phải chịu toàn bộ=tài sản của
mình về việc nô lệ k thực hiện hợp đồng với ng t3. +chủ nô chỉ phải chịu trách
nhiệm về tài sanrtrong phạm vi những khoản lợi thu đc di sự hđ của nô lệ mang
lại +Chủ nô phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trng n công việc mà chủ nô ra lệnh
cho nô lệ + Trong trường hợp chủ nô giao cho nô lệ quản lí điền trang thì chủ nô
phải hoàn toàn trách nhiệm về những thiệt hại do nô lệ gây ra trong thời gian nô
lệ phải quản lí đó Bắt đầu tình trạng nô lệ Nô lệ là những tù binh chiến tranh, là
những con nợ không có khả năng trả cho chủ nợ Những người làm nghề đánh cá
và buôn bán ở Địa Trung Hải bị bọn hải tặc bắt và cướp đem bán làm nô lệ. Nô lệ
là những người có xuất thân từ gia đình mẹ là nô tì. Chấm dứt nô lệ Nô lệ đc
chấm dứt khi họ đc giải phóng.và địa vị của nô lệ đc giải phóng phụ thuộc vào
địa vị của gia chủ thả tự do, nếu gia chủ của họ là cd LM thì họ là cd LM
Câu 7. Địa vị pháp lý của người được trả tự do? Trình bày Do sự thay đổi lực lượng
sản xuất (LLSX) trong XH, vai trò của nô lệ không thể thấy trong các hoạt động
của sản xuất Nông nghiệp, thủ CN, thương mại, quản lý gia súc... dần đến tình
trạnh chủ nô giải phóng nô lệ của mình là sự định đoạt của chủ sở hữu tư sản
dưới 2 hình thức: _ Chính thức: chủ nô có quyền lập di chúc trả lại tự do cho nô
lệ, và nô lệ được trả tự do khi có người nhận thừa kế; thủ tục rất phức tạp. Khi
luạt XII bảng được công bố có quy định hình thức giải phóng nô lệ mời được quy
định theo phương thúc chủ nô đến trước quan chấp chính đống vai một nguyên
cáo của "vụ kiện", còn nô lệ đóng vai bị cáo trong "vụ kiện" và chủ nô tuyên bố
nô lệ dược trả tự do & bên "bị cáo" là nô lệ cùng chấp nhận sự tuyên bố của
nguyên cáo, quan chấp chính tuyên án cho nô lệ được trả tự do sau khi đã rõ các
tuyên bố trên. _ Không chính thức: nô lệ chỉ tự do trên thực tế mà không được tự

do trên cở sở. Trong số các nô lệ được giải phóng có vị trí thấp kém nhất là
những người trước đó đã từng bị tù tội hoặc làm võ sĩ giác đấu. Những người đó
không được côn nhận là Công dân LM phải sống cách LM 100 dặm. Địa vị của


người được giải phóng trong XH LM là nô lệ được trả tự do phục thuộc vào địa vị
của gia chủ thả tự do, nếu gia chủ là công dân LM thì họ là công dân LM. Người
nô lệ được giải phóng bị cấm đoán như: + Không được kết hôn với nghệ sĩ, các
quý tộc. + Địa vị pháp luật phụ thuộc vào địa vị của gia chủ là người giải phóng. +
Không dược kiện gia chủ cũ & vẫn phải có nghĩa vụ tôn trọng gia chủ cũ& không
cần cũng phải phục vụ chủ cũ một cách tận tâm. + Tỏ thái độ bất nhã với chủ đã
giải phóng cho mình thì có thể gia chủ cũ bắt trở về thân phận nô lệ.
Câu 8. Pháp nhân trong Luật Tu LaMa. Năng lực chủ thể. Bắt đầu & chấm dứt
pháp nhân. Phân loại pháp nhân? Trình bày _ Luật LaMa (LLM) không nêu khái
niệm của pháp nhân như một chủ thể trong quan hệ Luật tư pháp LaMa. Theo
Luật XII bảng thì các Nhà thờ của tôn giáo, các xưởng thợ, các hội buôn được
tham gia các QHXH với các chủ thể khác là cá nhân, tính chất về lĩnh vực tài sản
& nhân thân để phụ vụ cho nhu cầu tồn tại & phát triển của tính chất. _ Năng lực
chủ thể: + Nhà nước là một chủ thể pháp lý có quyền thực hiện chức năng quyền
lực trong quan hệ công pháp; chức năng trao đổi, phan chia ruộng đất, cho thuê
đất và các công trình công cộng trong quan hệ tư pháp. + Thị tộc có một số
quyền năng về tài sản và phi tài sản. + Năng lực hành vi của pháp nhân được
thực hiện thông qua người đại diện. Tuy trong một số trường hợp không cần thể
hiện ý chí của người xác lập quyền thì pháp nhân có thể tham gia quan hệ này
mà không cần ý chí của người đại diện. VD: Trong những quan hệ được lợi về tài
sản không theo pháp nhân. + Pháp nhân không gánh chịu thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra. _ Bắt đầu & chấm dứt pháp nhân: + Bắt đầu: Vào thời Vương
chính & Cộng hòa: các pháp nhân được tự do lập hội một cách phù hợp. Thời kỳ
đế chế: do mâu thuẫn với lợi ích của đế chế nên các pháp nhân hoạt động ít hoạt
động trừ Nhà thờ & Giáo hội. Về sau quy định này có chút thay đổi: pháp nhân có

được thành lập nhưng pahir xin phép (Nghị viện & hoàng đế). + Chấm dứt: Khi đã
được mục đích thành lập. Khi số người tham gia không đủ 3 người. Hoạt động
của các pháp nhân Nhà nước có thể bị đình chỉ bằng quyết định của các cơ quan
hữu quan của Nhà nước. Khi không cón mục đích hoạt động như ban đầu không
bị tiêu tán tài sản. Khi hoạt động của các pháp nhân đó không phù hợp với quy


định của Pháp luật. _ Phân loại pháp nhân: + Chính trị - XH: Nà nước LM, thành
phố tự quản, thuộc địa của LM. + Nghiệp đoàn: Hội huynh đệ: thành lập dựa trên
cơ sở sự sùng bái về thân tộc. Phương hội.
Nhóm 2: Quyền đối với vật Câu 10: Phân loại vật? Trình bày Xung quanh chúng ta
có rất nhiều đồ vật khác nhau. Dưới góc độ pháp lý không phải cái gì cũng được
coi là đồ vật. Chúng ta chỉ xem xét đồ vật khi nó tách khỉ những gì liên quan đến
m
ó một cách độc lập. Đồ vật tồn tại dưới 2 dạng: _ Đv hữu hình: có thực thể. _ Đv
vô hình: Không có thực thể; VD: quyền tài sản. Đây không phải các phân loại vật
hiểu theo đúng nghĩa mà cách phân loại các thành phần trong tài sản. Theo đối
tượng sở hữu, đồ vật được phân ra thành: _ Đv thuộc sỏ hữu cá nhân. _ Đv không
thuộc sở hữu các nhân: + Theo quy định luật thần thánh: Nhà nước chỉ có ý
nghĩa linh thiêng. + Theo quy luật con người: sở hữu chung. Trong số những đồ
vật thuộc sở hữu cá nhân: Xuất phát từ thủ tục thủ đắc đồ vật Mancipatio đồ vật
được phân thành: _ Resmancipi: là một đồ vật mà công dân LM có quyền trao đổ
theo quy định của pháp luật: đất đai, dịch vụ nông nghiệp, nô lệ... _ Res
necmancipi: đồ vật nhỏ, không cần thông qua hình thức mancipi Khi hình thức
thủ đắc mancipatio không còn phù hợp, đồ vật lại được phân thành: _ Động sản
(Res mobiles) là những đồ vật có thể thay đổi vị trí trong không gian, không suy
chuyển giá trị hoặc bị tổ hại về đặc tính. _ Bất động sản: là những đồ vật không
thể thay đổi vị trí của mình trong không gian mà lại không bị tổn hại đến đặc
tính. VD: đất đai & những gì gắn liền với đất đai: nhà cửa, công trình xây dựng...
Xét trên tiêu chí khác thì có: _ Đv cấm lưu thông: thuốc độc, sách quý... _Đv được

phép lưu thông. + Vật thay thế được (cùng loại): đó là những đồ vật cùng hình
dáng, không thể phân biệt chúng với những đồ vật cùng loại khác. Việc xác định
chúng dựa vào ý chí các bên, khi các bên không thỏa thuận thì tuân theo quy
định của pháp luật. + Vật không thay thế được (đặc định): có thể xác định được
chúng theo những đặc tính riêng. + Đv đơn giản: đồ vật theo quan niệm tự nhiên
không có yếu tố cấu thành là một chỉnh thể đơn nhất. + Đv phức tạp: có yếu tố
cấu thành, có chức năng riêng biệt không phải chính thể thống nhất. Theo quy


định của pháp luật: _ Đv tạo thành = phương thức tự nhiên; VD: đàn ong, đàn gia
súc... _ Đv tập hợp; VD: của hồi môn, di sản thừa kế... + Vật chính: sự tồn tại của
nó quan trọng hơn, nó có thể tồn tịa độc lập & được làm rõ hơn khi có kèm vật
phụ. + Vật phụ. Về mặt nguyên tắc pháp luật quy định chuyển giao vật chính thì
phải chuyển giao vật phụ (trừ thỏa thuận khác). Chế độ pháp lý vật chính không
chi phối chế độ pháp lý vật phụ. VD: khung tranh & bức tranh, con ngựa với yên
cương ... + Đv mang lại hoa lợi: thông thường một đồ vật thuộc chủ sở hữu phát
sinh hoa lợi thì hoa lợi thuộc chính chủ sở hữu. Bản thân vật mang hoa lợi bao
giờ cũng thuộc chủ sở hữu. + Bản thân hoa lợi: có thể không thuộc về chủ sở
hữu. Theo ý chí: hoa lợi thuộc về ai phụ thuộc vào nội dung của những thỏa
thuận vay mượn, cho thuê, gửi giữ ... Không theo ý chí: trong thời gian đó người
khác có đồ vật của chủ sở hữu thì hoa lợi tọa ra thuộc về ai? Vì vậy bản thân hoa
lợi được chia thành: a, Được tách rời & chưa được tách rời. b, Đã chế biến & chưa
chế biến. c, Thu hoạc tren thực tế & đáng lẽ ra phải thu hoạch.
Câu 11: quyền chiếm hữu *Khái niệm:chiếm hữu chính là sự chiếm dụng thực tế
nhưng là sự chiếm dụng có liên quan đến hậu quả pháp lý mà trc hết nó đc PL
bvệ. Sự bvệ chiếm hữu từ phía PL ko phụ thuộc chủ thể chiếm hữu có quyền sở
hữu đối với đồ vật chiếm dụng hay ko. *Các yếu tố cấu thành quyền chiếm hữu :
- Phải có thực tế nắm giữ, chi phối đồ vật(corpus possessinis) - ý chí chiếm hữu
(animus possessionis). Tuy nhiên ko phải ý chí chiếm hữu nào cũng đc coi là ý
chí chiếm hữu. Chiếm hữu với ý nghĩa pháp lý phải có 2 thành tố:thực tế chiếm

giữ vật và coi vật đó là của mình mà ko phụ thuộc vào ý chí của người khác.
*Phân biệt quyền chiếm hữu và quyền chiếm giữ
quyền chiếm hữu -ko theo ý chí của chủ sở hữu
-TH:mất, ăn cắp, ăn cướp -trong nhiều trường hợp chiếm hữu do chủ sở hữu thực
hiện
-ng chiếm hữu có thể tự mình bvệ quyền chiếm hữu với mọi hành vi xâm phạm
-thực tế nắm giữ, quản lý tài sản và coi tài sản đó là của mình mà ko phụ thuộc
vào ý chí của ng khác quyền chiếm giữ -theo ý chí của chủ sở hữu


-TH:vay mượn,thuê,gửi giữ -thường thì chủ sở hữu ko thực hiện chiếm giữ đồ vật
-ng chiếm giữ muốn bảo vệ đồ vật phải thông qua người cho thuê
- là ng thực tế nắm giữ quản lý đồ vật nhưng ko coi vật đó là của mình.
*Xác lập và chấm dứt quyền chiếm hữu - xác lập quyền chiếm hữu :cần phải có 2
thành tố: thực tế chiếm giữ vật( corpus) và ý chí coi vật đó là của mình(animus)
+việc xác định thực tế chiếm giữ vật theo ngtắc chung rất dễ dàng:người nào
đang có vật ng đó đc coi là ng chiếm giữ vật. ví dụ người đang cày trên 1 thửa
ruộng, đang sinh sống trong 1 ngôi nhà, đang đi trên con ngựa...đc coi là ng
đang chiếm giữ vật đó. +Nhưng x/định ý chí chiếm hữu coi vật đó là của mình lại
ko đơn giản vậy.việc x/đ ý chí chiếm hữu cần phải làm rõ mục đích chiếm hữu
(causa possesiones) dựa trên cơ sở pháp lý dẫn đến việc chiếm hữu đới với
vật.Một ng nhận đc 1 tài sản thông qua mua bán, khi đó ng bán chuyển cho ng
mua tài sản, quyền sở hữu đối với tài sản;1 ng khác cũng nhận đc tài sản đó
nhưng thông qua hợp đồng thuê. Cả 2 đều thực hiện hành vi với ý chí chiếm hữu
còn ng thuê chỉ là ng chiếm giữ. Để chứng minh animus, luật La Mã áp dụng
ngtắc:ko ai có thể thay đổi căn cứ chiếm hữu cho chính bản thân,tức là kẻ chiếm
hữu ko bao giờ là ng giữ đồ vật đơn thuần. Cuộc sống đa dạng bởi nhiều ph/thức
lưu thông cho thấy xảy ra nhiều trg hợp ngược lại với ngtắc trên: Khi hết hạn hợp
đồng giữ, ng đó có thể mua lại đồ vật từ ng gửi. Trong trường hợp này vật đã đc
chuyển trên 1 căn cứ mới ko lặp lại lần thứ 2. ý đồ chiếm hữu trên căn cứ mua

bán thay đổi: ng giữ->ng chiếm hữu . Người chủ sở hữu vừa là ng chiếm hữu đồ
vật, bán đồ vật với thoả thuận cùng ng mua rằng anh ta tạm thời giữ đồ vật để sử
dụng trong 1 khoảng thời gian nào đó.ng chiếm hữu trở thành ng giữ. Ý chí
chiếm hữu còn có thể đc thực hiện qua ng đại diện với đk: Ng đại diện đủ thẩm
quyền(theo luật định, hợp đồng) chủ sở hữu phải thể hiện ý chí chiếm hữu của
mình từ trứơc ng đại diện có ý đồ ko phải lấy đồ vật cho bản thân mà là cho ng
uỷ quyền - Chấm dứt quyền chiếm hữu :khi +Thiếu 1trong 2 thành phần: corpus
hoặc animus +Thực tế nắm giữ, kiểm soát vật ko còn +Ng chiếm hữu tuyên bố ý
định từ bỏ việc chiếm hữu + Vật ko còn tồn tại do sự kiện khách quan làm vật


tiêu huỷ. *Bảo vệ chiếm hữu : - Xác định sự kiện chiếm hữu và sự kiện vi phạm
chiếm hữu - Ko cần chứng minh quyền đối vật Nếu ng chiếm giữ đồ vật bất hợp
tác,chủ sở hữu có quyền phát đơn kiện theo luật tố tụng petitorium để đòi lại đồ
vật của mình. Bảo vệ bằng những điều cấm của quan toà. Chỉ có thể khẳng định
quyền sở hữu thông qua xét xử, toà án và pháp luật bvệ cho những ng kiện kẻ
chiếm giữ đồ vật thực tế.
Câu 12: kn quyền sở hữu.Nội dung.căn cứ xã lập và chấm dứt.Quyền sở hữu
chung.bảo vệ quyền sở hữu 1. Khái niệm: Pháp Luật La Mã được xác lập trên cơ
sở tư hữu trong đó đất đai và nô lệ được coi là các Tư liệu sản xuất quan trọng
bậc nhất trong xã hội mà sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Những tư
liệu này cùng với những vật quan trọng khác như nhà ở, gia súc... được gọi là Res
mancipi, còn lại được gọi là Res nec mancipi. Sự phân biệt này có ý nghĩa về mặt
pháp lí, việc chuyển dịch quyền sở hữu những tài sản thuộc Res mancipi phải
được thực hiện thông qua nghi thức trọng thể với nhiều biểu tượng nhất định,
phải tuyên bố theo những công thức nhất định với sự có mặt của những người
làm chứng. Tuy nhiên, có những vật không thuộc quyền sở hữu, và tuy không
phải là cấm lưu thông, vật đó không thuộc ai nhưng lại thuộc tất cả mọi người
(nước sông, không khí...). Việc phân định thành vật tự do lưu thông, hạn chế lưu
thông căn cứ vào chế độ pháp lí của vật đó tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử nhất

định. Ngoài cách phân loại trên còn căn cứ vào sự thiêng liêng của vật mà những
vật đó nhằm mục đích phục vụ cho tôn giáo hoặc mục đích công cộng (nhà thờ,
mồ mả...). những tài sản công hoặc tài sản phục vụ cho những mục đích tôn giáo
không thuộc sở hữu tư nhân và tài sản lưu thông.
2. Nội dung: vào thời La Mã, các luật gia không có những khái niệm đồng nhất về
quyền sở hữu mà chỉ nêu ra những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu bao gồm:
_ Quyền sử dụng vật (Ius Utendi): có quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ vật
phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó _ Quyền thu nhận thành quả và lợi
nhuận (Ius Fuendi): theo nguyên tắc người chủ sở hữu là người hưởng thành quả
và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình _ Quyền định đoạt vật (Ius
Abutendi): gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phân pháp lí của vật _


Quyền chiếm hữu vật (Ius Possidendi) _ Quyền đòi lại vật (Ius Vidicandi) Một
nguyên tắc chung được đặt ra là chủ sở hữu có toàn quyền với tài sản của mình
và thực hiện mọi hành vi mà pháp luật không cấm. Điều đó có nghĩa quyền sở
hữu cũng bị hạn chế ở mức độ nào đó. Sự hạn chế này tùy thuộc từng thời kì lịch
sử nhất định, từng loại tài sản mà khác nhau như: hạn chế với bất động sản liền
kề, không được tùy tiện giết nô lệ... 3.Căn cứ xác lập a. Căn cứ nguyên sinh: là
những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu đối với một vật được xác lập mà không phụ
thuộc vào quyền trước đó đối với tài sản (lần đầu tiên được xác lập đối với vậtvật không thuộc quyền sở hữu của ai, chiếm hữu theo thời hiệu, chủ sở hữu từ
bỏ quyền sở hữu...) - đối tượng của quyền sở hữu:Vật được phép lưu thông (tự
do lưu thông, hạn chế lưu thông).Bản thân vật được phép lưu thông phải là sở
hữu cá nhân. - Những vật không thuộc quyền sở hữu của ai. Luật LaMã tồn tại
nguyên tắc: " Vật không thuộc quyền của ai thì ai là người chiếm giữ tài sản đầu
tiên sẽ là chủ sở hữu đối với tài sản đó, với ý định chiếm hữu cho mình" Vd: cá
dưới sông, thú trong rừng, vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu... - Vật mà
chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên. Để xác định vật mà chủ sở
hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên phải căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể. Tuy nhiên theo luật pháp La Mã không được phép đánh đồng vật bị

vứt bỏ với vật bị đánh mất hoặc bị cất dấu. - Nếu người nào đó nhặt được mảnh
giẻ cũ, quần áo rách rưới thì có thể xem những thứ nhặt được là đồ vật bị vứt bỏ.
- Nếu thấy một đồ vật tương đối giá trị thì không được xem là đồ vật bị vứt bỏ mà
chắc là đồ vật bị đánh rơi. - Nếu một người tìm thấy một vật có giá trị (tiền, kim
khí, đá quý..) không được coi là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ nếu người tìm thấy
những vật này mà cất giữ, coi đó là của mình thì theo Luật Lamã họ đồng nghĩa
với người đã trộm cắp tài sản đó. Và họ có nghĩa vụ tìm và trả lại cho chủ sở hữu
và yêu cầu trả những chi phí mà họ đã bỏ ra. - Vật bị chôn, giấu. Vật bị cất giấu
vẫn được xem là đồ vật có chủ. Nếu bị cất giấu quá lâu và không tìm ra chủ thì
chúng được gọi là vật bị chôn cất. Theo luật La Mã thời cổ thì chủ nhân vị trí vật
bị chôn cất (chủ yếu là đất) được xem là chủ sở hữu đồ vật đó. từ thế kỉ thứ 2
SCN, đồ vật bị cất giấu là sở hữu của chủ nhân vị trí chôn cất và của người tìm ra
chúng (mỗi bên hưởng một nửa).


- Quyền sở hữu được xác lập theo thời hiệu. Theo quan niệm của các luật gia
Lamã thì một người chiếm hữu tài sản trong một thời gian nhất định và thực
hiện các quyền như chủ sở hữu mà không có bất kì tranh chấp nào thì sẽ được
công nhận quyền sở hữu với vật mà họ đã chiếm hữu ngay tình Bởi: - Trong thời
gian đó người chủ thực sự có đủ thời gian để tìm lại tài sản của mình nhưng đã
không tìm và suy đoán là họ đã từ bỏ quyền sở hữu. - Nếu họ không tìm thấy,
không phát hiện được tài sản của mình là do người chiếm hữu ngay tình đang
chiếm hữu thì đã mất quyền khởi kiện để đòi lại. Về mặt khách quan thì quyền
sở hữu đồ vật nói trên thuộc về người khác. Người thứ 2 này có thể phát đơn kiện
và chứng minh được quyền sở hữu của mình tại toà xét xử. trong trường hợp này
thì người thủ đắc ngay thẳng phải trả lại đồ vật. Tuy nhiên nếu thời hiệu kiện đòi
quá hạn thì người thủ đắc thiện chí hoàn toàn có thể là chủ sở hữu đồ vật. Cần
công nhận người chiếm hữu theo thời hiệu là chủ sở hữu tài sản mà họ đã chiếm
hữu để bảo đảm tính ổn định của lưu thông. Quy định thời hiệu chiếm hữu để trở
thành chủ sở hữu được quy định khác nhau tuỳ từng thời kỳ lịch sử. - Trong Luật

XII bảng: thời gian ngắn + Đất đai: 2 năm + Các vật khác: 1 năm - Người thủ đắc
theo thời hiệu được công nhận là chủ sở hữu đồ vật nếu chiếm giữ đồ vật theo
thời hiệu nói trên và đồ vật đó không phải do ăn cắp mà có. - Sau này với sự phát
triển của xã hội và tránh sự lạm dụng của người chiếm hữu theo thời hiệu thì
thời hiệu được kéo dài hơn: + Đối với người sống trong 1 tỉnh thời hiệu là 10 năm
+ Với những người khác tỉnh là 20 năm. + Với vật bị mất do trộm cắp thì không
xác định thời hiệu. - Điều kiện để trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu dưới thời
Hoàng đế Justinian: + Cần thiết phải chiếm giữ đồ vật. + Người chiếm hữu phải là
người chiếm hữu ngay tình đang thực tế chiếm hữu vật. + Chiếm hữu phải dựa
trên cơ sở của pháp luật về chiếm hữu + Thời hiệu chiếm hữu với động sản là 3
năm; bất động sản là 10-20 năm + Vật phải được phép lưu thông và không phải
là vật bị mất trộm. Đối tượng thủ đắc quyền sở hữu được các luật gia La Mã tính
đến cả những đồ vật tái chế và đồ vật liên kết. - Theo các luật gia La Mã thì đồ vật
tái chế thuộc quyền sở hữu của người chế tác ( nếu người chế tác là chủ sở hữu
nguyên liệu, hoặc đã trả tiền nguyên liệu ), hoặc thuộc quyền sở hữu của người
có nguyên liệu (nếu anh ta trả tiền công cho người chế tác ). - Còn đối với những


đồ vật liên kết ( một đồ vật có các thành phần cấu thành thuộc một số chủ sở
hữu ) thì vật đó thuộc quyền sở hữu của những ai có thành phần cấu thành cơ
bản trong đó, hoặc sở hữu vẫn thuộc về các chủ nhân thành phần đồ vât, tức là
xuất hiện quyền sở hữu chung. b. Căn cứ phái sinh: là những căn cứ mà từ đó
quyền sở hữu được xác lập đối với vật phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước
đó(chuyển dịch quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu) 4.Chấm dứt quyền sở
hữu Chấm dứt quyền sở hữu: quyền sở hữu được chấm dứt trong các trường
hợp: o Vật bị tiêu hủy hay do quy định của pháp luật trở thành vật cấm lưu thông
o Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản o Chủ sở hữu bị tước bỏ quyền
sở hữu(bị tịch thu tài sản, người khác xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu)
5.Quyền SH chung Trong sở hữu chung, mỗi một chủ sở hữu đều có một quyền
sở hữu. Cho nên sự chấm đứt quyền sở hữu của một người sẽ dẫn tới sự gia tăng

quyền sở hữu của a sở hữu đều phải dựa vào sự thống nhất ý kiến. Mỗi người đều
có quyền đòi được chia tài sản chung vào bất cứ lúc nào cần thiết. Trong trường
hợp không thoả thuận được phân chia tài sản, quan toà có thể phân chia tài sản
thành các phần và xác định cụ thể từng chủ sở hữu chung có quyền đối với
những phần cụ thể trong khối tài sản chung đó. Nếu tài sản là vật không chia
được thì áp dụng theo nguyên tắc người nhận tài sản trong số các chủ sở hữu
phải thanh toán giá trị phần còn lại tài sản cho các đồng chủ sở hữu khác. Chủ
thể của quyền sở hữu có thể là một người hoặc nhiều người, bởi lẽ mỗi một chủ
sở hữu có phần của mình được phân chia chính xác theo tỷ lệ toán học đối với
vật. Ví dụ: chủ của 1/2 hay 1/3 vật. Vật chỉ có thể được định đoạt với sự đồng ý
của tất cả các đồng sở hữu chủ, Luật Lama không phân chia quyền sở hữu hoặc
sở hữu có thời hạn. Câu 13: Quyền đối với tài sản của ng khác *Khái niệm:quyền
đối với tài sản của ng khác cũng là 1 dạng vật quyền . quyền đối với tài sản của
ng khác là quyền của 1 chủ thể có quyền đối với tài sản ko phải thuộc sở hữu cảu
mình. *phân loại: -quyền sử dụng tài sản của ng khác(servitus) - quyền thuê đất
dài hạn -quyền cầm cố Câu 14: servitus *Khái niệm:servitus là nghĩa vụ độc lập,
thường xuyên, ko phải....và thụ động của chủ sở hữu, ng mà có thể mất quyền
năng chống lại ng mang quyền servitus đó về việc sử dụng 1 phần or toàn phần
đối với 1 tài sản nào đó, or có trách nhiệm ko sử dụng 1 đồ vật nào đó bằng 1


phương thức mà anh ta có trc khi xác lập servitus . *Phân loại: - servitus đất
đai(quyền địa dịch) - servitus cá nhân(quyền dụng ích) *Xác lập servitus : -Quan
hệ servitus xhiện sớm nhất là servitus đất đai. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng giữa
các bất động sản liền kề với nhau dựa vào ngtắc: đảm bảo....đã là đồ vật thì phải
đc khai thác 1 cách bình thường. VD: mảnh đất B ở vị thế bao bọc bởi những
mảnh đất khác xung quanh, nhu cầu đi qua mảnh đất là khác, coi mảnh đất
khác là A Nếu xác lập thông qua quyền đối nhân tức là làm thay đổi quyền và
nghĩa vụ của các bên . quá trình này ko đảm bảo quyền lợi của mảnh đất.....
Trong trường hợp này PL quy định:nếu các bất động sản liền kề như vậy thì

chúng có quyền ảnh hưởng lẫn nhau tức là mảnh đất B có quyền có 1 lối đi qua ,
ko phụ thuộc hành vi của A. Về thực chất Bmãi mãi có quyền có lối đi qua A mà
ko phụ thuộc ai là chủ sở hữu của chúng. - Sau khi mô hình này đã trở nên phổ
biến, ng La Mã phát triển lên 1 chút và xhiện 1 số mô hình khác đó là quyền dụng
ích, tức là 1 ng có thể sử dụng tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở hành vi đơn
phương của chủ sở hữu, quyền này đc áp dụng với các đồ vật. - Về cơ bản theo cổ
pháp servitus đc xác lập = trình tự mancipatio đối với servitus đất đai; in jure
cession đối với servitus khác. - Ngoài ra xác lập servitus = chuyển nhượng, = thoả
thuận nghi thức,= thoả thuận ko theo nghi thức. *Chấm dứt servitus : - do thiên
tai -do ng có thẩm quyền quyết định -do nghĩa vụ làm chấm dứt - đối tượng là đồ
vật bị hư hỏng. *Bảo vệ servitus thông qua các hình thức kiện:action confessoria
Câu 17: Quyền thuê đất dài hạn *Khái niệm: La Mã khi mới xuất hiện, tức là vào
thời kì đầu lãnh thổ rất nhỏ, tập trung chủ yếu ở thành Rôma. Sau này lãnh thổ
La Mã dần dần đc mở rộng do chiến tranh, ban đầu lãnh thổ La Mã đc chia cho
các chiến binh đầu tiên. Khi nhà nước La Mã chính thức hthành nó thuộc sở hữu
của nhà nước. tuy nhiên nhà nước La Mã ko thể cai quản hết, do S quá rộng và
ko đủ nhân lực. nhà nước La Mã đã chia đất cho quý tộc. Đến lượt mình các quý
tộc(chủ sở hữu)lại cho thuê. Nhằm tạo đk cho ng thuê ổn định trên mảnh đất
thuê của mình, đã xhiện quyền thuê đất dài hạn. Trên thực tế, chủ sở hữu chỉ tồn
tại trên danh nghĩa, xác lập bằng hợp đồng thuê, ng thuê có quyền sở hữu, dịch
chuyển đồ vật, để lại di chúc nếu như ko rơi vào những trường hợp hạn chế thì
chủ sở hữu ko bao giờ có quyền đòi lại. *Phân biệt quyền thuê đất dài hạn với


các loại quyền khác: -quyền thuê đất dài hạn:ng thuê có quyền sở hữu , dịch
chuyển đồ vật,thừa kế nếu như ko rơi vào những hạn chế thì chủ sở hữu ko có
quyền đòi lại -quyền sử dụng tài sản của ng khác: trong quá trình sử dụng tài sản
của ng khác(chủ sở hữu) phục vụ cho việc khai thác của mình, ng chiếm giữ phải
tôn trọng quyền sở hữu của chủ sở hữu. ->Có quyền năng độc lập và thường
xuyên -Cầm cố: chỉ tồn tại khi có nghĩa vụ chính, nhằm bảo đảm nghvụ chính đc

thực hiện và chỉ đc áp dụng khi nghvụ chính ko thực hiện hoặc thực hiện ko
đúng ->ko thường xuyên *phân loại quyền thuê đất dài hạn: - sử dụng đất của ng
khác để sx nông nghiệp để canh tác - emphyteusis:ng thuê đất có quyền sử dụng
đất đai đó, thậm chí thay đổi mục đích sử dụng của mảnh đất với đk ko làm cho
tình trạng của mảnh đất xấu đi, đc hưởng hoa lợi từ mảnh đất nhưng hang năm
phải trả tiền thuê đất - thuê đất thành phố để xây dựng - superficies: ng thuê đất
có quyền sử dụng và thừa kế tất cả những công trình thuộc mảnh đất.
Câu 18: Quyền cầm cố a. Khái niệm quyền cầm cố : Quyền cầm cố là một dạng
quyền đối với tài sản của người khác nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ
nghĩa vụ đang tồn tại. b.Đặc điểm của quyền cầm cố
cầm cố)

- Vật cầm cố (đối tượng

Nó luôn luôn là đối tượng cầm cố cho dù thay đổi chủ sở hữu đối với

vật cầm cố (quyền cầm cố được bảo vệ tuyệt đối với bất cứ hành vi nào xâm
phạm đối tượng cầm cố).

Để một vật là đối tượng cầm cố vật đó phải là vật

được phép lưu thông (tự do lưu thôg và hạn chế lưu thông) và không phải là vật
bị mất trộm.Vật cầm cố là tài sản

Đối tượng cầm cố gồm : động sản, bất động

sản; đồ vật thay thế được và không thay thế được, vật đơn nhất, vật chia được và
không chia được, vật chính và vật phụ và đồ vật phát sinh lợi tức và lợi tức.
dụ: đất đai, dịch vụ nông nghiệp, nô lệ, gia súc làm sức kéo.




Có hai dạng vật

cầm cố ( servitus) : vật thể và cá nhân · Vật thể: đây là quyền đối với đất đai của
người khác xác lập chủ sở hữu của một thửa đất khác · Cá nhân : là quyền tài sản
đối với đồ vật của người khác. - Quyền cầm cố chỉ tồn tại khi có nghĩa vụ chính,
nhằm bảo đảm nghĩa vụ chính được thực hiện và chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ
chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

- Chủ nợ luôn có

quyền ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm cố (quyền thanh toán khoản nợ trước


tiên so với các chủ nợ khác)
Cum Creditore)

c. Các hình thức cầm cố

1. Bán đợ (Fudicia

Bán đợ tức là kể từ thời điểm xác lập quan hệ vay thì đồ vật là

đối tượng cầm cố thuộc về quyền sở hữu của chủ nợ.Khi đến thời hạn trả nợ thì
con nợ phải thực hiện nghĩa vụ với chủ nợ. Trog trường hợp con nợ thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ: thì chủ nợ phải hoàn trả lại cho con nợ những đồ vật mà con nợ đã
cầm cố,và con nợ cũng có quyền đòi lại.nếu chủ nợ bán đồ vật đó rồi thì con nợ
không có quyền đòi lại mà chỉ có quyền yêu cầu chủ nợ bồi thường. Trong
trường hợp con nợ k thực hiện nghĩa vụ đầy đủ: con nợ không có quyền đòi lại

đồ vật đã cầm cố và bị mất đồ vật đó hoàn toàn.

2. Cầm cố trao tay (Pignus)

Con nợ chuyển cho chủ nợ vật cầm cố nhưng không chuyển giao quyền sở
hữu tài sản cầm cố, chủ nợ nhận vật cầm cố là người chiếm giữ tài sản cầm cố
nhưng được bảo hộ như người chiếm hữu tài sản. Trong trường hợp con nợ thực
hiện đúng nghĩa vụ, chủ nợ phải trả lại cho con nợ đối tượng cầm cố. Nếu k thực
hiện đg nghĩa vụ của con nợ:Đối tượng cầm cố sẽ được chủ nợ đem bán đấu
giá.Chủ nợ lấy đủ số tiền,còn lại thuộc về con nợ.Nếu thiếu thì con nợ sẽ tiếp tục
phải trả n sê k còn đối tg câm cố.

3. Thế chấp (Hypotheca)

Con nợ

không chuyển giao đối tượng cầm cố cho chủ nợ mà vẫn giữ tài sản cầm cố, có
quyền khai thác và sử dụng tài sản cầm cố để đáp ứng nhu cầu của mình. Trong
trường hợp con nợ không thực hiện, hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, chủ nợ
có quyền yêu cầu bán tài sản (đối tượng cầm cố) để thoả mãn quyền yêu cầu của
mình trong nghĩa vụ chính. Chủ nợ lấy đủ số tiền,còn lại thuộc về con nợ.Nếu
thiếu thì con nợ sẽ tiếp tục phải trả n sẽ k còn đối tg cầm cố.
quyền cầm cố như thế nào.

d. Việc thiết lập

Để thiết lập quyền cầm cố pháp luật La Mã không

yêu cầu phải thực hiện dưới hình thức nhất định nào, điều này dẫn đến tính
không ổn định của chế định cầm cố.


Cầm cố được thực hiện trên cơ sở những

hợp đồng không văn bản giữa người có quyền và người có nghĩa vụ, thậm chí
không cần hợp đồng. Một khi nó mang tính chất của cầm cố và được công nhận
bởi tập quán (vd: Đồ đạc của người thuê dọn đến ở nhà thuê trở thành vật cầm
cố đối với chủ cho thuê). Cầm cố cũng có thể được thực hiện bởi các quan chấp
chính nhằm cưỡng chế thi hành án.

Vào thời kỳ quân chủ việc cầm cố phải

thực hiện theo hình thức viết có sự chứng kiến của 3 người làm chứng nhằm bảo


đảm hiệu lực của hợp đồng câm cố.

e. Khi nào thì quyền cầm cố chấm dứt.

- Đối tượng cầm cố bị tiêu huỷ: Cầm cố chấm dứt khi nghĩa vụ có bảo đảm
được xoá bỏ. Sự xoá bỏ này phải mang tính hoàn toàn. Vd: Cầm cố hai chiếc
nhẫn cho công việc trị giá 100 sester, không có nghĩa là trả lại một chiếc nhẫn
khi người có nghĩa vụ thanh toán 50 sester.

- Sát nhập tài sản là đối tượng cầm

cố thành tài sản của bên nhận cầm cố: người có quyền có quyền giữ vật cầm cố
sau khi người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nếu như giữa họ vẫn còn một nghĩa
vụ khác (không có cầm cố) chưa thanh toán (pignus Gordianum)

- Sát nhập tài


sản là đối tượng cầm cố thành tài sản của bên nhận cầm cố:Cầm cố cũng chấm
dứt khi người có quyền thực hiện nghĩa vụ của mình. Vd: Bán vật, từ bỏ quyền
của mình khi vật bị phá huỷ hoặc mua lại vật từ người có nghĩa vụ.
Nhóm 3: nghĩa vụ Câu 19. Khái niệm nghĩa vụ . Nghĩa vụ tự nhiên, tính nhân thân
trong quan hệ nghĩa vụ. Thay đổi chủ thể, trong quan hệ nghĩa vụ. Chuyển
quyền yêu cầu , chuyển nghĩa vụ , nghĩa vụ với nhiều trái chủ và thụ trái ( nghĩa
vụ liên đới, nghĩa vụ theo phần ). Khái niệm nghĩa vụ: Vào thời kỳ đầu thì những
QPPL chưa hình thành nhưng người ta đã biết đến một dạng : TN: người nào xâm
phạm đến người khác thì phải chịu TN. Người La mã áp dụng nguyên tắc" máu
trả máu" tức là nghĩa vụ thể hiện dưới sự trả thù nhằm vào nhân thân con nợ.
Sau này , Xh phát triển, chủ nợ nhận ra mình ko bao giờ lấy lại đc thiệt hại của
mình dẫn tới xác lập thỏa thuận con nợ sẽ phải gánh chịu 1 dạng trách nhiệm
tương xứng. KN: Trong chế định của hoàng đế Justinian " nghĩa vụ là những rang
buộc pháp lí và theo đó chúng ta buộc phải làm một việc gì đó phù hợp với pháp
luật nhà nước chúng ta". Nghĩa vụ tự nhiên.: là 1 dạng nghĩa vụ không bị cưỡng
chế thi hành thông qua phương thức kiện. Về mặt pháp lí , NV tự nhiên vẫn có
nghĩa là căn cứ phát sinh quyền của chủ nợ đối với tài sản thu nhận được do con
nợ thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ vẫn được coi là hợp pháp . Tính
nhân thân trong QHNV. Vào thời kì đầu QHNV mang tính nhân thân 1 cách tuyệt
đối là QH chỉ rang buộc giữa chủ nợ và con nợ mà thôi không có liên quan tới bất
cứ ai cả. Dẫn đến những hệ lụy: QHNV không đc chuyển giao, không tất cả những
dạng đại diện xác lập giao dịch, không có dạng hợp đồng vì lợi ích người thứ 3.


Điều này rất bất hợp lí không tạo đk cho người ta vay nợ. Cùng với sự phát triển
kinh tế và các QH thương mại, tính nhân thân trong nghĩa vụ dần dần thay đổi .
Đồng nghĩa với việc xuất hiện thay đổi chủ thể trong QH nghĩa vụ. Thay đổi chủ
thể trong QHNV: tức là thay đổi chủ nợ và con nợ. + NV có thể được chuyển giao
khi 1 trong 2 chủ thể chết đi. Nhu cầu chuyển giao QHNV này phải nảy sinh khi

các chủ thể còn sống với lập luận rằng : người thừa kế là người kế tục nhân thân
của người chết thì nó sẽ thụ trái với nguyên tắc nhân thân. Chính bởi vậy nên
người thừa kế phải tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ mà người chủ để lại. Hình
thành nên các dạng thay đổi chủ thể trong QH nghĩa vụ khi chủ thể còn sống.
Thay đổi chủ nợ: ( chuyển quyền yêu cầu) : con nợ phải được thông báo . Quá
trình này được thực hiện thông qua ủy quyền , chủ nợ ủy quyền cho người thứ 3
thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với con nợ dựa tren sự tin tưởng. Chủ nợ
phải chịu trách nhiệm về hiệu lực của quyền yêu cầu đối với người thứ 3 nhưng
ko phải chịu TN về việc con nợ có thực hiện đc nghĩa vụ hay ko. Thay đổi con nợ.(
chuyển nghĩa vụ) vì nhân thân của con nợ rất quan trọng đối với chủ nợ nen
chuyển nghĩa vụ phải đc sự đồng ý của chủ nợ. Nghĩa vụ đối với nhiều trái chủ
và thụ trái. + Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ nhiều người trong đó mỗi chủ nợ đều
có quyền yêu cầu mỗi con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với mình và ngược lại.
Nghĩa vụ liên đới đc thể hiện dưới các dạng: .Liên đới chủ động (nhiều chủ nợ)
:một trong số các chủ nợ có quyền yêu cầu với con nợ hoặc con nợ thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ với 1 chủ nợ.QHNV chấm dứt. . Liên đới bị động( nhiều con nợ)
chủ nợ có quyền yêu cầu 1 trong số các con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với
mình, khi con nợ thực hiện đầy QHNV chấm dứt. . Liên đới hỗn hợp( nhiều chủ
nợ, nhiều con nợ) 1 trong số các con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với 1 trong số
các chủ nợ. + Nghĩa vụ theo phần:Nghĩa vụ bao giờ cũng được phân chia cho các
con nợ , chủ nợ chỉ phải gánh vác phần nghĩa vụ của mình , mỗi chủ nợ chỉ có
thể đòi con nợ phàn quyền của mình.
Câu 22: nghĩa vụ phát sinh như từ hợp đồng : dùng để chỉ nghĩa vụ phát sinh giữa
các bên mà giữa họ k có sự thỏa thuận nhưng vét về tính chất và nội dung của
ng.vụ thì hình như giữa các bên có một hợp đồng. Các loại nghĩa vụ như từ HĐ: 1.


Điều hành công việc của người khác không có sự uỷ quyền. Người thực hiện cv
đã tự nguyện th.hiện công việc vì lợi ich của ng khác mà k có sự ủy quyền của ng
có công việc dựa trên lập luận: đồ vật tồn tại trg thế giới tn chưa đem lại lịch ich

2. Được lợi về tài sản không có căn cứ từ tài sản của người khác. Thông thường
tài sản của một người được tăng thêm hay nghĩa vụ về tài sản "được giảm" đi
phải dựa trên những căn cứ nhất định. Trong trường hợp này họ đã "làm giàu,
được lợi" có căn cứ. Tuy nhiên, nếu tài sản của một người tăng thêm hay nghĩa
vụ của họ giảm đi là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tài sản của người khác mà
không có căn cứ được gọi là được lợi không có căn cứ. Nó được hiểu như căn cứ
phát sinh nghĩa vụ trong những trường hợp giàu lên mà không có căn cứ.
Nguyên tắc được áp dụng ở đây là: Không ai được làm giàu bằng sự thiệt hại cho
người khác. Các luật gia La Mã cho rằng mọi hành vi chiếm giữ không có căn cứ
sẽ làm phát sinh nghĩa vụ như từ hợp đồng giữa người chủ sở hữu và người
chiếm giữ. Theo đó người chiếm giữ phải trả lại đồ vật hoặc giá trị tương đương
đồ vật nếu đó là đồ vật có thể thay thế được. Căn cứ vào đối tượng của việc làm
giàu các luật gia La Mã phân biệt các hình thức kiện khác nhau: Kiện đòi một
khoản tiền; kiện đòi một vật; kiện đòi khoản lợi khác... a, Condictio indebiti(Trả
nhầm một khoản nợ) : Nghĩa vụ phát sinh do sự trả nhầm một khoản nợ mà
đáng ra họ không phải trả, người nhận khoản " trả nhầm" phải hoàn trả lại phần
đã nhận được. Để thực hiện yêu cầu này cần phải có những tiền đề sau: + Đó
không phải là nghĩa vụ tự nhiên. + Không tồn tại khoản nợ đó + Việc trả nợ được
thực hiện do nhầm lẫn. Nếu người trả biết không có nợ thì việc trả nợ đó coi như
là ngầm tặng. Nếu người nhận biết điều đó thì người nhận được coi như kẻ cắp.
b, Condictio causa datorum: được xem như phương tiện đòi hoàn trả đồ vật để
trao cho ai đó để được hứa sẽ đưa một cái gì hoặc làm một cái gì đó( hành động
vô danh trao vật) nhưng người được trao vật lại không đưa hoặc không làm
( không hoàn thành trách nhiệm).Người trao vật được quyền đòi lại đồ vật và
những thiệt hại gây ra từ việc đó,ví dụ : A trao vật cho B B hứa làm cho A hoặc
trao gì đó cho A B vi phạm A dùng condictio causa datorum để bảo vệ lợi ích cho
mình. c, Condictio ob turpem vel ob injusta: là hình thức kiện dùng để bảo vệ
người đã trao cho ai đó một vật gì đó để người này không thực hiện một việc



phạm pháp nhưng lại không thể được. d, Condictio ob causam finitam: bảo vệ ai
đó trao vật cho người khác với mục đích cụ thể nhưng mục đích đó không thành
e, Condictio furtiva: là hình thức kiện để đòi lại tài sản bị đánh cắp. f, Condictio
certae rei: Khiếu nại đòi hoàn trả một đồ vật nhất định. g, Conditio incerti: Khiếu
nại đòi hoàn trả tài sản làm giàu. h, Condictio sine causa: hình thức khiếu nại đòi
hoàn trả những gì bị lấy mất mà không có căn cứ. 3- Communio incidens- Hình
thức liên phối ngẫu nhiên Nó có thể xuất hiện trên cơ sở thừa kế hoặc hợp đồng
tặng có điều kiện hay do làm lẫn lộn đồ vật một cách ngẫu nhiên ( confusio và
conixtio). Từ thời điểm xác lập một liên phối như thế, giữa các thành viên ngẫu
nhiên đã phát sinh những nghĩa vụ nhất định.
Câu 23. Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL. Các quan hệ nghĩa vụ phát sinh như từ
VPPL cùng giống với quan hệ nghĩa vụ do VP. Tuy vậy, chúng có sự khác nhau. +
Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL xuất hiện cho dù không có hậu quả nhưng có
mối nguy cơ xuất hiện hậu quả xấu ( đối vật nằm trong tình trạng có thể rơi ) +
Có thể xuất hiện trong TH người thực hiện hành vi không có lỗi. + Có thể có nếu
người thực hiện không biết đối tượng bị hại là người, động vật, hay đồ vật.
Câu 24 Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL. Các quan hệ nghĩa vụ phát sinh như từ
VPPL cùng giống với quan hệ nghĩa vụ do VP. Tuy vậy, chúng có sự khác nhau. +
Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL xuất hiện cho dù không có hậu quả nhưng có
mối nguy cơ xuất hiện hậu quả xấu ( đối vật nằm trong tình trạng có thể rơi ) +
Có thể xuất hiện trong TH người thực hiện hành vi không có lỗi. + Có thể có nếu
người thực hiện không biết đối tượng bị hại là người, động vật, hay đồ vật.



×