CHUYÊN ĐỀ
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Phòng 1, VKSND tỉnh Bình Định
Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Đây là hoạt động mở đầu của quá trình giải quyết vụ án
hình sự nhằm phát hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở tiếp nhận tin báo, tố giác,
về tội phạm và kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác
minh và xác định có dấu hiệu tội phạm hay không để quyết định việc khởi tố
hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động
này được thực hiện ngay từ khi giải quyết tin báo về tội phạm. Do vậy, việc
thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của Viện
kiểm sát có vị trí, vai trò và ý nghĩa trọng yếu để bảo đảm mọi hành vi phạm tội,
người phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Thực tiễn
thực hành quyền công tố cho thấy, nếu kiểm sát tốt việc giải quyết tố giác, tin
báo tội phạm sẽ quyết định chất lượng Cáo trạng, thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử. Và ngược lại: đồng thời, thông qua hoạt động
này để có cơ sở xác định việc khởi tố là đúng người, đúng tội và bảo đảm các
căn cứ để xử lý tội phạm, bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội đều phải được xử
lý theo quy định của pháp luật, tránh làm oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Kiểm sát
tốt việc giải quyết tin báo và tố giác tội phạm cũng sẽ giúp cho việc đồng ý hoặc
hủy bỏ quyết định không khởi tố của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra
chính xác và có căn cứ.
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc giải quyết
tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như đã nêu trên, nên trong
những năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và Lãnh đạo Viện KSND
tỉnh Bình Định nói riêng đã hết sức quan tâm đến lĩnh vực công tác này và đã đề
ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát tin báo tội phạm.
1
Để thực hiện tốt quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các
đạo luật có liên quan về tư pháp; đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng công
tác kiểm sát giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố trong năm
2016 và những năm tiếp theo, nhằm xây dựng một nền tư pháp công khai, minh
bạch, không để xảy ra oan sai, chống bỏ lọt tội phạm. Trên tinh thần chỉ đạo của
Lãnh đạo Viện; Phòng 1 tiến hành xây dựng Chuyên đề “Thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc
giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố”
Trên tinh thần đó, Chuyên đề sẽ nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung
về tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015; tìm hiểu đánh giá thực trạng công tác kiểm sát việc thụ
lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố trong thời gian từ
01/12/2014 – 31/3/2016. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như
những tồn tại hạn chế để tìm ra nguyên nhân; đồng thời đề ra giải pháp nhằm
góp phần nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian đến.
Cơ cấu của Chuyên đề: Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo có
những nội dung chính sau:
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIN BÁO, TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ
KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ 2015
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC THỤ LÝ, GIẢI
QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỪ 01/12/2014 – 31/3/2016
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
KIỂM SÁT VIỆC THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ
KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRONG THỜI GIAN TỚI.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỐ GIÁC, TIN BÁO TỘI
PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ.
Trước khi Thông tư liên tịch số 06 ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố của Liên ngành Trung ương được ban hành thì
quy định của pháp luật trên lĩnh vực này còn rất hạn chế. Việc ra đời Thông tư
liên tịch số 06/2013 đã tạo ra sự chuyển biến mới trong nhận thức và áp dụng
pháp luật trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trên
tinh thần pháp điển hóa Thông tư liên tịch số 06; Bộ luật tố tụng hình sự 2015
đã quy định đầy đủ các nội dung như: Khái niệm, trách nhiệm, thủ tục tiếp nhận,
thời hạn, thủ tục giải quyết, tạm đình chỉ việc giải quyết, phục hồi giải quyết,
nhiệm vụ và trách nhiệm của Viện kiểm sát . . .Cụ thể như sau:
1. Khái niệm về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:
- Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu
hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
- Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ
quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về
tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị
bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Đồng thời tại Điều 4 còn quy định khái niệm nguồn tin về tội phạm.
Theo đó nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin
về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
2. Trách nhiệm và thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm đấu tranh phòng chống tội phạm là sự
nghiệp của toàn dân, trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng là lực lượng nòng
cốt; Bộ luật TTHS 2015 quy định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; cơ quan tổ chức khác tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm. Mọi tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời; cơ quan tổ chức có trách nhiệm
tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố.
thể.
Bộ luật TTHS cũng quy định cụ thể thủ tục tiếp nhận theo từng nhóm chủ
3
- Thủ tục tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Nếu cơ
quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp
nhận (có thể ghi âm, ghi hình việc tiếp nhận); nếu tố giác, tin báo tội phạm và
kiến nghị khởi tố được gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương
tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Viện kiểm sát có trách nhiệm
chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có
liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Thủ tục tiếp nhận của Công an phường, thị trấn, đồn Công an, Công an
xã: Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và
chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan
cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển
ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ
quan điều tra có thẩm quyền.
- Đối với cá nhân, tổ chức khác: sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội
phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn
cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan
điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
3. Thời điểm thông báo việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố
Điều 9, Thông tư liên tịch số 06/2013 quy định: Sau khi tiếp nhận thông
tin liên quan đến tội phạm, Cơ quan điều tra phải tiến hành phân loại, xác minh
sơ bộ ban đầu, nếu xác định thông tin đó là đó là tố giác, tin báo tội phạm, kiến
nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì trong thời hạn
03 ngày làm việc, Thủ trưởng cơ quan điều tra phải ra quyết định phân công giải
quyết và gửi ngay 01 bản đến Viện kiểm sát để kiểm sát. Việc không quy định
thời hạn đối với hoạt động “từ khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm
cho đến khi xác minh sơ bộ xác minh thông tin đó là tội phạm” là thiếu chặt chẽ,
có thể bị lạm dụng kéo dài thời hạn trong thời gian này. Khắc phục hạn chế trên;
Khoản 5, Điều 146 Bộ luật TTHS 2015 quy định “Trong thời hạn 03 ngày kể từ
ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra,
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
Viện kiểm sát có thẩm quyền”. Như vậy, việc xác minh sơ bộ ban đầu chỉ được
phép thực hiện trong thời hạn 03 ngày phải thông báo cho Viện kiểm sát. Đây là
nội dung cần hết sức chú ý trong việc tiếp nhận, phân loại, xác minh nguồn tin
về tội phạm nhằm đảm bảo việc giải quyết được khẩn trương, đúng thời hạn luật
định, bảo đảm trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát.
4
4. Thẩm quyền và các biện pháp giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố
Một trong những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện thủ tục khởi tố vụ
án hình sự là phải quy định rõ thẩm quyền giải quyết của các cơ quan và đề cao
trách nhiệm, tính chủ động của Viện kiểm sát trong việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trên cơ sở đó, Bộ luật TTHS 2015 quy
định thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gắn
với thẩm quyền điều tra. Cụ thể là, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của mình. Nhằm bảo đảm nguyên tắc ‘phân công,
phối hợp, kiểm soát quyền lực”. Bộ luật quy định Viện kiểm sát chủ yếu thực
hiện trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; tuy
nhiên khi có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, Điểm c, Khoản 2,
Điều 145 Bộ luật TTHS quy định Viện kiểm sát phải trực tiếp xác minh, tố giác
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong 02 trường hợp đó là: (1) Trường
hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra,
xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (2)Trường hợp phát
hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản
nhưng không được khắc phục.
5
Đồng thời, nhằm tạo thuận lợi cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm,
Bộ luật hình sự 2015 quy định các biện pháp xác minh tố giác, tin báo tội phạm,
kiến nghị khởi tố gồm: a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; b) Khám nghiệm
hiện trường;c) Khám nghiệm tử thi; d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá
tài sản. Mặt khác, Bộ luật TTHS 2015 cho phép triệu tập người bị tố giác, người
bị kiến nghị khởi tố để thu thập thông tin và quy định việc dẫn giải họ chỉ được
thực hiện khi qua kiểm tra xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan
đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt
không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
5. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cho phép kéo dài thời hạn giải
quyết tối đa không quá 04 tháng, song sử dụng quy định rất chặt chẽ: Thời hạn
ban đầu là 20 ngày, nếu vụ việc xác minh thuộc trường hợp phức tạp hoặc phải
kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo,
kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp vẫn
không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh đối với loại vụ việc phức tạp này thì
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm
quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
6. Về tạm đình chỉ và phục hồi việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố.
Để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy
định chế định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và quy định các trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết bao gồm:
- Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài
tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;
- Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan
trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án
nhưng chưa có kết quả.
Cùng với việc bổ sung quy định về tạm đình chỉ, Bộ luật TTHS năm 2015
đã bổ sung quy định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố. Căn cứ phục hồi việc giải quyết là khi lý do tạm đình chỉ không còn,
đồng thời luật cũng quy định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.
6
7. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Tuy nhiên, đối với từng trường hợp tranh chấp thẩm quyền cụ thể, Bộ luật quy
định hợp lý thẩm quyền giải quyết của từng cấp kiểm sát. Theo đó:
- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm
quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có
thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơ quan điều tra quân
sự cấp quân khu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung
ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơ quan điều tra quân sự
khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,
Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra
trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC THỤ LÝ, GIẢI
QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỪ 01/12/2014 – 31/3/2016
1. Tình hình thụ lý và kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố.
Tổng số tố giác, tin báo tội phạm đã thụ lý: 1.513 tin. Trong đó, cũ
chuyển sang 90 tin, mới thụ lý 1423 tin.
Đến 31/3/2016 đã giải quyết xong 1368 tin, tỷ lệ 90,4%.
Trong đó: + Khởi tố vụ án: 847 tin – chiếm tỷ lệ 61,9% trên tổng số tin đã
giải quyết.
+ Không khởi tố vụ án: 521 tin.
7
- Tổng số tin còn tồn: 145 tin báo. Trong đó: Quá hạn 05 tin (Quy
Nhơn: 01 tin, Vĩnh Thạnh: 03 tin, Phòng 3: 01 tin)
Qua công tác kiểm sát, Viện KSND 2 cấp đã ra Quyết định hủy quyết
định khởi tố 01 vụ/01 bị can (Hoài Ân 01 vụ, Quy Nhơn 01 bị can); hủy 02
Quyết định không khởi tố vụ án (An Nhơn, Quy Nhơn); không phê chuẩn lệnh
bắt khẩn cấp 01 trường hợp (Tuy Phước); không phê chuẩn 03 lệnh bắt bị can
để tạm giam (Quy Nhơn). Viện KSND 2 cấp đã tiến hành kiểm sát trực tiếp 06
đơn vị và ban hành 06 kết luận, 32 kiến nghị1 (Tỉnh 02, huyện 30) yêu cầu Cơ
quan điều tra khắc phục vi phạm về thời hạn giải quyết tin báo tố giác về tội
phạm và yêu cầu UBND thành phố Quy Nhơn khắc phục vi phạm về trình tự,
thủ tục của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
Đối với các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều phân
công cán bộ, Kiểm sát viên vào sổ thụ lý và ra Quyết định phân công Kiểm sát
viên kiểm sát tố giác, tin báo về tội theo quy định của Thông tư liên tịch số
06/2013. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát theo dõi quá trình xác minh,
thu thập tài liệu chứng cứ của cơ quan điều tra; đồng thời phối hợp chặt chẽ với
Điều tra viên trong quá trình thụ lý giải quyết. Hàng tháng và hàng quý 02 cơ
quan 02 cấp (Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát) thống nhất đối chiếu sổ sách về
số liệu thụ lý, giải quyết các tin báo để hoàn thành báo cáo thống kê.
Nhiều đơn vị đã chủ động thực hành quyền công tố ngay từ khi kiểm sát
giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, đơn cử như sau khi khám nghiệm hiện
trường Kiểm sát viên cùng với Điều tra viên cùng nghiên cứu tài liệu, đánh giá
chứng cứ, xem xét việc bắt khẩn cấp đối tượng nghi vấn. . .Do vậy, ngay từ khi
có tin báo tội phạm phát sinh, Kiểm sát viên đã nắm chắt nội dung vụ án và định
được hướng xử lý. Qua đó tạo sự chủ động trong quá trình kiểm sát giai đoạn
tiếp theo, góp phần quan trọng trong việc chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
2. Nhận xét, đánh giá
2.1. Những kết quả đạt được
Phần lớn các tố giác, tin báo tội phạm đều được tiến hành thụ lý, phân
loại, xác minh, để giải quyết kịp thời. Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm kiến nghị khởi tố các cơ quan liên ngành đã thực hiện đúng các trình tự,
thủ tục quy định trong Thông tư liên tịch để tiến hành xác minh, điều tra; Viện
kiểm sát đã chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn trong công tác kiểm
8
sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; những tố giác, tin báo tội phạm phức
tạp đều được đưa ra họp liên ngành để thảo luận, bàn bạc để thống nhất quan
điểm giải quyết; việc phòng, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm được thực hiện triệt
để hơn; việc để quá hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm ngày càng được hạn
chế. Qua đó đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
- Công tác thỉnh thị liên ngành cấp trên của liên ngành cấp huyện được
chú trọng và thực hiện kịp thời hơn, nên đã hạn chế những sai sót, vi phạm có
thể dẫn đến oan sai, lọt tội.
- Đối với những thông tin tội phạm, qua xác minh điều tra, nếu có dấu
hiệu tội phạm thì đưa vào tin báo tội phạm và được tiến hành xác minh, giải
quyết theo quy định; những thông tin tội phạm không có dấu hiệu tội phạm thì
được phân loại để theo dõi, giải quyết khi phát hiện có tình tiết mới;
- Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp nên rất ít trường hợp VKS yêu cầu
hủy, quyết định hủy Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Quyết định không
khởi tố vụ án, từ chối phê chuẩn QĐ khởi tố bị can, Lệnh bắt khẩn cấp, tạm
giam...
- Việc tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã được Viện kiểm sát 02 cấp chú trọng
và đề cao đúng mức. Trong nhiều trường hợp, khi có tố giác, tin báo về tội
phạm phát sinh, Kiểm sát viên đã chủ động tiếp cận tài liệu mà Cơ quan điều tra
mới thu thập được để qua đó phân tích, đánh giá chứng cứ và bàn với Điều tra
viên hướng giải quyết đối với tin báo để báo cáo Lãnh đạo Viện chỉ đạo ngay từ
ban đầu, trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì trao đổi với Điều tra viên
tham mưu cho Lãnh đạo họp liên ngành để bàn bạc và đề ra hướng giải quyết
đúng quy định của pháp luật.
Đơn cử một số tin báo mà Kiểm sát viên đã làm tốt trách nhiệm công tố
trong kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
* Tin báo thứ nhất: Do mâu thuẫn từ trước, vào sáng ngày 30/12/2015,
bà Nguyễn Thị Quá (1975) ở Nhơn Sơn, Ân Nghĩa, Hoài Ân và ông Nguyễn
Duy Thanh (1972) nhà ở cạnh bên xảy ra xô xát đánh nhau. Bà Quá dùng 01
đoạn cây gỗ đánh trúng vào vùng đầu của ông Thanh gây thương tích phải đưa
đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu và điều trị, với tình trạng thương
tích chấn thương sọ não, hôn mê bất tỉnh. Kết quả giám định ông Thanh bị tổn
hại sức khỏe là 95%.
9
Sau khi xảy ra vụ án, vợ ông Thanh là bà Huỳnh Thị Hương (1973), con
gái ông Thanh là Nguyễn Thị Nhàn và người thân của ông Thanh nhiều lần có
đơn báo cáo phản ánh yêu cầu xử lý vụ việc theo pháp luật. Ngoài ra, gia đình
ông Thanh còn có đơn khiếu nại vượt cấp, cho rằng cán bộ chính quyền địa
phương, cán bộ điều tra bao che không đưa vụ án ra xử lý theo pháp luật. Vụ
việc trên được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Ân tiếp nhận tin
báo tội phạm từ ngày 31/12/2015. Qua công tác kiểm sát tin báo trên thấy
thương tích của ông Nguyễn Duy Thanh là rất nghiêm trọng, bà Quá cũng đã
thừa nhận hành vi dùng cây đánh trúng đầu ông Thanh. Do vậy, đây là tin báo
tội phạm đã rõ. Tuy nhiên đã tiếp nhận tin báo trên hơn 02 tháng nhưng Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Ân vẫn chưa ban hành quyết định
giải quyết tin báo tội phạm gây bức xúc cho bên bị hại. Qua công tác kiểm sát,
Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Ân đã ban hành kiến nghị số 49/KN-VKS
ngày 22/3/2016 yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Ân khắc
phục vi phạm trong công tác xử lý tin báo tội phạm và đến nay Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an huyện Hoài Ân đã ra Quyết định khởi tố vụ án và Quyết
định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Quá.
* Tin báo thứ hai: Vào khoảng 21 giờ 30 ngày 17/10/2015 sau khi hát
Karaoke xong nhóm đối tượng gồm: Trần Lê Nhật, Nguyễn Văn Thương, Trần
Đình Tân, Trần Anh Tú cùng một số đối tượng tổ chức uống rượu tại ngã tư
đường bê tông giữa đồng ruộng thuộc xã, đến khoảng 22 giờ 30 cùng ngày thì
có anh Lê Trung Hiếu điều khiển xe mô tô 77Y1-0129 chở phía sau là Lê Trung
Trí-1990 cùng trú đi theo đường bê tông giữa đồng ruộng theo hướng BắcNam. Khi đi ngang qua nhóm thanh niên đang ngồi nhậu thì Trần Anh Tú nói
lớn “bọn Thái Lai kia nè bay, rượt đánh chết mẹ nó”. Nghe vậy, nhóm của Nhật
lần lượt điều khiển xe và cầm theo hung khí rượt đuổi theo nhóm của Lê Trung
Hiếu sau đo xảy ra đánh nhau.Hậu quả: Hiếu bị nứt sọ, bầm tím mắt trái, gây tụ
máu ngoài màng cứng trán đỉnh trái.
Qua công tác kiểm sát nhận thấy đây là vụ án có dấu hiệu đồng phạm với
nhiều đối tượng tham gia, trong quá trình lấy lời khai thì các đối tượng này khai
không rõ ràng, lời khai có mâu thuẫn giữa các đối tượng, người chủ mưu trong
vụ án này không xác định rõ. Vì vậy, Kiểm sát viên phân công thụ lý kiểm sát
tin báo đã chủ động phối hợp với Điều tra viên xây dựng kế hoạch điều tra, xác
minh, đề ra yêu cầu điều tra để Điều tra viên điều tra làm rõ. Sau khi đã có kết
quả xác minh, quan điểm của Điều tra viên và Kiểm sát viên còn chưa thống
nhất nên đã đưa tin báo này họp hai ngành để thảo luận, bàn bạc để thống nhất
10
quan điểm giải quyết. Nhờ đó mà kết quả giải quyết tin báo này đúng thời hạn,
tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Tin báo thứ ba: Khoảng 8h ngày 25/01/2016, nhận được tin báo bà
Đào Thị Ngọc Thảo phát hiện kẻ gian đột nhập vào nhà lấy đi 01 laptop hiệu
Azus màu đen trị giá 15.000.000 đồng. Sau khi nhận được tin báo VKS
huyện Vân Canh cử ngay cán bộ KSV kịp thời xuống hiện trường kiểm sát
khám nghiệm hiện trường. Qua quá trình xác minh thu thập chứng cứ,
khoanh vùng đối tượng. 02 cơ quan VKS – Công an tiến hành họp liên ngành
xác định đối tượng là Diệp Phúc Lâm người cùng địa phương. Từ khi tiếp
nhận tin báo đến khi ra Quyết định khởi tố vụ án chỉ trong vòng 20 ngày. Có
thể thấy công tác nghiệp vụ ban đầu và sự phối hợp nhịp nhàng của VKS –
CQĐT chính là yếu tố đẩy nhanh quá trình giải quyết tin báo tội phạm.
2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Việc xử lý tin báo tội phạm từng lúc từng nơi còn chậm, có việc quá hạn
luật định. Một số tin báo tội phạm trong quá trình giải quyết chưa thực hiện đầy
đủ các quy định của Thông tư liên tịch số 06 của Liên ngành Trung ương trong
công tác tiếp nhận xử lý tin báo tội phạm như Cơ quan điều tra chưa thực hiện
tốt quy định về việc phải gửi ngay quyết định phân công giải quyết tin báo tố
giác tội phạm.
Nhiều đơn vị chưa duy trì thường xuyên các cuộc họp lãnh đạo Liên
ngành theo định kỳ hàng tháng; Việc đề ra yêu cầu xác minh giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Điều 6 Quy chế giải
quyết tin báo chưa được thường xuyên, chất lượng chưa cao.
Công tác phối hợp giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên có nơi, có lúc chưa
thật sự chặt chẽ nên ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng giải quyết tin báo, còn
xảy ra trường hợp khi khám nghiệm hiện trường, Cơ quan điều tra không thông
báo cho Viện kiểm sát để cử Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát khám
nghiệm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; điển hình có một số vụ án
Viện KSND cấp huyện đã để xảy ra những tồn tại, thiếu sót đó là:
- Vụ thứ nhất: Vụ án hình sự “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ” xảy ra vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 01.3.2015 tại
đoạn đường nhựa ĐT 639B Bình Đê, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn do
Lê Anh Tuấn điều khiển xe mô tô BKS 77C1-04860 và Nguyễn Đức Phương
điều khiển xe mô tô BKS 77N9-0380 gây tai nạn giao thông với bà Lê Thị Mịnh
đang đi xe đạp cùng chiều phía trước; hậu quả bà Mịnh bị chết do xuất huyết
đường tiêu hóa/chấn thương vỡ lách; phẫu thuật cắt lách.
11
Trong quá trình kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm vụ tai
nạn giao thông của Cơ quan CSĐT Công an huyện Hoài Nhơn nói trên; Kiểm
sát viên được phân công chưa làm hết trách nhiệm trong việc xác định trách
nhiệm hình sự của những người có liên quan trong vụ án; đó là hành vi giao cho
người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (không
có giấy phép lái xe theo quy định); dẫn đến việc, vụ án được điều tra, truy tố và
khi Tòa án ND huyện Hoài Nhơn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm (đối với vụ án
rút kinh nghiệm) Hội đồng xét xử đã phát hiện việc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
phải hoãn xét xử, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung để làm rõ hành
vi theo Điều 205/BLHS.
- Vụ thứ hai: Vụ án Lê Văn Thủ, Trần Nhật Kiên, bị khởi tố về tội “Cố
ý gây thương tích” quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự; xảy ra vào khoảng
17h30’ ngày 22/02/2015 tại bãi biển trước quán Sao Đêm thuộc thôn Hải Nam,
xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trong vụ án này, Lê Văn Thủ và Trần Nhật Kiên đều là các bị can và
cũng là người bị hại do hành vi phạm tội của các bị can đã gây ra cho nhau.
(Thủ bị thương tích 13%; Kiên 10%)
Tuy nhiên, vụ án nói trên xảy ra rõ ràng, có nhiều người chứng kiến,
nhưng quá trình thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm của Cơ quan điều tra Công
an TP Quy Nhơn đã không thực hiện đầy đủ theo các quy định của Thông tư số
06/2013 về trình tự, thời gian giải quyết; chậm phân công Điều tra viên, điều
tra, xác minh sự việc; thời hạn giải quyết kéo dài. Nhất là việc xác định thương
tích của các bị can chưa được cụ thể rõ ràng; Công tác trưng cầu giám định có
nhiều điểm chưa phù hợp với các tình tiết khác của vụ án, dẫn đến việc xử lý vụ
án khó khăn, phải trả điều tra bổ sung hai lần, vụ án kéo dài.
* Nguyên nhân hạn chế và tồn tại.
- Nguyên
nhân khách quan:
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa đầy đủ, rõ ràng, khó
khăn cho công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố. Thông tư 06/2013 mặc dù đã cụ thể hóa một số quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003, tuy nhiên có nội dung còn quy định chưa rõ dẫn
đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất, đầy đủ. Thời hạn
giải quyết tin báo còn ngắn chưa phù hợp để xử lý các vụ việc phức tạp, nhất là
các tin báo về trên lĩnh vực kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
12
Pháp luật thực định chưa quy định cụ thể các biện pháp, tạo điều kiện cho
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả trách nhiệm của mình,
chưa quy định chế tài xử lý vi phạm trong trường hợp không thực hiện nhiệm
vụ, trách nhiệm luật định.
Công tác xác minh có nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những tin báo ,
tố giác về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều
địa bàn, nhiều cơ quan tổ chức khác nhau.
Có cơ quan điều tra phối hợp chưa tốt chưa thực hiện tốt quy định của
Thông tư về phân công Điều tra viên, tổ chức, xac minh, trao đổi, thông báo kết
quả giải quyết cho Viện kiểm sát; do thiếu can bộ, Điều tra viên nên có xu
hướng đẩy trách nhiệm tiếp nhận tin báo cho Công an xã, phường.
Hoạt động bổ trợ tư pháp còn hạn chế như: Hoạt động định giá tài sản,
như cây cảnh, hay đồ gỗ cũng chưa quy định rõ ràng nên cơ quan giám định còn
lúng túng dẫn đến kèo dài thời hạn hoặc kết qua giám định chưa phù hợp.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Một số cán bộ, Kiểm sát viên chưa thật sự đề cao ý thức trách nhiệm,
còn tư tưởng “Dĩ hòa vi quý”; trong hoạt động thực thi chức trách nhiệm vụ
thường hay củng cố chứng cứ buộc tội, hầu như không quan tâm đến việc tìm
kiếm chứng cứ gỡ tội. Do vậy đã không đưa ra được những quan điểm phản
biện có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm, tham mưu cho lãnh đạo Viện có
biện pháp chấn chỉnh những thiếu sót, vi phạm của Cơ quan điều tra.
+ Năng lực của một số cán bộ, Kiểm sát viên chưa ngang tầm nhiệm vụ
và thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trong kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố.
+ Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở một vài đơn
vị cấp huyện chưa thật khăng khít, vẫn còn biểu hiện tư tưởng “quyền anh,
quyền tôi”.
3. Những bài học kinh nghiệm khi tiếp nhận việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Một là, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát các tố giác tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố phải theo dõi chặt chẽ từ khi tiếp nhận, thụ lý, vào
sổ tố giác, tin báo về tội phạm. Bảo đảm có Kiểm sát viên trực 24/24 giờ trong
ngày để tiếp nhận tố giác, tin báo, 100% tố giác, tin báo về tội phạm đã thụ lý
13
đều có Quyết định phân công Kiểm sát viên. Đối với loại tố giác, tin báo chưa
thể phân loại thì vào sổ theo dõi tình hình chung và tiếp tục xác minh. Khi thấy
tin báo phức tạp, hoặc có vướng mắc, Kiểm sát viên cần kịp thời báo cáo lãnh
đạo để xử lý.
- Hai là, hàng tuần, Kiểm sát viên được phân công làm nhiệm vụ kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm phải cập nhật, theo dõi
việc phân loại của Cơ quan điều tra để báo cáo với lãnh đạo VKS. Hàng tháng
tiến hành rà soát số liệu tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tiếp
nhận, đã phân loại xử lý để xác định những việc Cơ quan điều tra đã làm và
những việc chưa làm, từ đó có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện, hạn
chế để xảy ra tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết mà không có lý do chính
đáng; kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, tăng cường phối hợp với Cơ quan điều
tra khi kế thúc việc xác minh. Yêu cầu Cơ quan điều tra phải gửi hồ sơ xác minh
cùng văn bản kết thúc xác minh đến Viện kiểm sát cùng cấp để thống nhất quan
điểm xử lý trước khi ra quyết định cuối cùng.
- Ba là, phải duy trì việc tổ chức giao ban định kỳ với liên ngành, để kịp
thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hướng giải quyết đối với tố giác, tin
báo phức tạp. Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra họp bàn phân loại xử lý
tố giác, tin báo về tội phạm. Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ tài liệu Cơ quan điều
tra đã xác minh thu thập được, chú ý các tài liệu là căn cứ xác định có hay
không có sự việc phạm tội xảy ra. Đối với những tin báo sắp hết thời hạn xác
minh nhưng thấy chưa rõ cơ sở để xác định có hay không có tội phạm xảy ra thì
yêu cầu Cơ quan điều tra khẩn trương xác minh tiếp để kết thúc việc giải quyết
đúng hạn.
- Bốn là, Viện kiểm sát có trách nhiệm tổng hợp vi phạm của cơ quan
điều tra, chủ trì và đề xuất kế hoạch kiểm tra, phối hợp liên ngành kiểm tra,
kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận và giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra cùng cấp; tham mưu cho lãnh đạo Viện
yêu cầu, kiến nghị và quyết định các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác này.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI
QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ.
Một là, tiếp tục quán triệt, nghiên cứu để nắm vững quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự 2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014 về trách nhiệm, thủ tục,
14
thẩm quyền, thời hạn, các biện pháp giải quyết cũng như nhiệm vụ, quyền hạn
của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Đồng thời nắm chắt quy định của pháp
luật về hình sự để giúp cho Kiểm sát viên đưa ra quan điểm giải quyết đối với
tin báo được chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Hai là, Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện; Trưởng phòng 1, Trưởng
phòng 3 cần nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra cán bộ, Kiểm
sát viên quản lý, theo dõi chặt chẽ nguồn tố giác, tin báo về tội phạm. Hàng
tháng, Lãnh đạo Viện chủ động phối hợp với Lãnh đạo Cơ quan điều tra nắm
chắc số lượng, kết quả giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố để chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo việc thụ lý, giải quyết đúng quy định
của pháp luật. Phân công cán bộ, Kiểm sát viên mở sổ sách theo dõi, quản lý
việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm; phân công Kiểm sát viên có trình độ
nghiệp vụ, kinh nghiệm nghiên cứu, phân tích và đề xuất đối với những trường
hợp phức tạp.
Lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp cần chú trọng đến việc tổng kết thực tiễn,
xây dựng chuyên đề, tổ chức tập huấn đối với công tác này một cách có chất
lượng để thông qua đó thảo luận, phổ biến những biên pháp, kinh nghiệm công
tác, giúp cán bộ, Kiểm sát viên năm vững chuyên môn, tích cực chủ động, nâng
cao chất lượng công tác.
Ba là, Cán bộ, Kiểm sát viên chú trọng đúng mức đến việc phân loại, thụ
lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, xem đây là khâu quan trọng
trong quá trình kiểm sát. Để làm tốt nội dung này cán bộ, Kiểm sát viên phải có
trách nhiệm kiểm tra, xem xét việc sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan điều tra đã
phân loại chưa? việc thụ lý có đầy đủ và đúng thẩm quyền hay không. Những
trường hợp tố giác hoặc tin báo chỉ có nội dung tranh chấp về dân sự, vi phạm
hành chính, vi phạm luật lao động, các khiếu nại về hoạt động tư pháp…thì trao
đổi với Cơ quan điều tra không thụ lý; trường hợp này cán bộ tiếp nhận lập biên
bản, hướng dẫn, giải thích cho cá nhân hoặc tổ chức cung cấp nguồn tin biết để
liên hệ cơ quan chức năng khác tiếp nhận giải quyết theo thẩm quyền; không
phải tiếp nhận đơn thư, tài liệu nếu cá nhân hoặc tổ chức đã tố giác sau khi được
giải thích hướng dẫn đã tự nguyện rút lại đơn thư, tài liệu. Đối với các tố giác,
tin báo có dấu hiệu về hình sự thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm mở sổ thụ lý
để giải quyết. Viện kiểm sát kiểm tra theo dõi chặt chẽ kết quả giải quyết của
Cơ quan điều tra. Song song với kiểm sát việc thụ lý, cán bộ, Kiểm sát viên phải
kiểm sát chặt chẽ các thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, như các
quyết định phân công, tài liệu xác minh, thời hạn thụ lý, giải quyết có đúng
15
pháp luật không. Sau khi đối chiếu số tố giác, tin báo về tội phạm do Cơ quan
điều tra thụ lý để cập nhật sổ sách theo dõi, Viện kiểm sát phải có quyết định
phân công Kiểm sát viên kiểm sát từng tố giác, tin báo về tội phạm. Hàng tuần
đối chiếu sổ sách với Cơ quan điều tra để xác định tố giác, tin báo về tội phạm
nào chưa được xử lý hoặc xử lý quá hạn luật định thì báo cáo đề xuất Lãnh đạo
Viện ra để đôn đốc hoặc có văn bản kiến nghị Cơ quan điều tra khẩn trương xác
minh, làm rõ và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Bốn là, tăng cường công tác quản lý chỉ đạo điều hành, nâng cao ý thức
trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết tin
báo tố giác, tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, hướng dẫn, kịp thời phát hiện những thiếu sót của cán bộ, kiểm sát viên
trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát trên lĩnh vực này để khắc
phục kịp thời.
Thông qua công tác phối hợp tốt giữa liên ngành, cần giải quyết dứt điểm
nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài. Đồng thời, qua việc cập nhật thường xuyên,
liên tục của Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ số vụ việc tiếp nhận, phân loại
thụ lý của Cơ quan điều tra, hạn chế số vụ việc vi phạm thời hạn giải quyết và
chấn chỉnh kịp thời đối với Điều tra viên không có hoạt động điều tra trong thời
gian dài, hạn chế án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi đã khởi tố hoặc giải
quyết đúng thời hạn các trường hợp có khiếu nại khi ban hành quyết định không
khởi tố vụ án.
Năm là, thông qua công tác kiểm sát từng vụ việc, cán bộ, Kiểm sát viên
cần quan tâm mở sổ theo dõi ghi chép cụ thể khi phát hiện vi phạm của Cơ quan
điều tra. Định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm 01 lần Viện kiểm sát tiến hành trực tiếp
kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ
quan điều tra nhằm phát hiện những vi phạm, thiếu sót để kiến nghị yêu cầu sửa
chữa, khắc phục, rút kinh nghiệm. Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc
những vi phạm lặp đi lặp lại có thể kiến nghị theo từng vụ việc cụ thể hoặc tập
hợp những vi phạm để kiến nghị chung.
IV KIẾN NGHỊ VÀ ĐỂ XUẤT
Một là, việc tổ chức thực hiện quy định của Luật tổ chức VKSND năm
2014 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cho thấy trách nhiệm của Kiểm sát
viên là rất nặng nề. Để hoàn thành tốt nhiệm vu của mình, ngoài việc tự đào tạo
đầu tư về trí tuệ trong việc nghiên cứu quy định của Pháp luật để áp dụng vào
thực tiễn; , Kiểm sát viên cần phải có nhiều thời gian để tham gia và các hoạt
động tố tụng của Cơ quan điều tra để đảm bảo đúng quy định của pháp luật và
16
tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều
tra. Do vậy, Lãnh đạo Viện cần quan tâm, tăng biên chế, bố trí cán bộ phù hợp,
có năng lực, tâm huyết cho Khối (bộ phận) hình sự. Và đây là điều kiện tiên
quyết, góp phần quan trọng đến chất lượng công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nói riêng
và xử lý án hình sự nói chung.
Hai là, Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều
tra trên linh vực giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố phù hợp với những nội dung mới của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015; Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Chỉ thị của đồng chí Bí
thư Tỉnh ủy Bình Định về việc thi hành các đạo luật trên địa bàn tỉnh Bình Định
trong năm 2016.
Ba là, tăng cường công tác đào tạo mang tính chuyên sâu cho Kiểm sát
viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, nhất là việc đào
tạo chuyên đề trên từng lĩnh vực, từng loại án.
Dù có sự đầu tư, nghiên cứu công phu trong quá trình xây dựng Chuyên
đề; tuy nhiên do thời gian có hạn, cộng vào đó là trình độ nhận thức của tác giả
còn ở mức độ nhất định; kinh nghiệm thực tiễn chưa thể bao quát trên tất cả các
lĩnh vực; do vậy, nội dung chuyên đề chắc chắn sẽ còn không ít những hạn chế
thiếu sót: Rất mong sự đóng góp chân tình của đồng nghiệp để giúp cho việc
xây dựng chuyên đề lần sau được tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
17
18