Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAM: Tìm hiểu tính dị bản, tính cộng đồng và tính tự trị trong ứng xử dân gian Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.43 KB, 10 trang )

Nội dung thảo luận:
Tìm hiểu tính dị bản, tính cộng đồng và tính tự trị trong ứng xử dân gian
Việt Nam?
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1.

Khái niệm văn hoá dân gian

- Khái niệm văn hoá: văn hoá là toàn bộ những gì do con người sáng tạo
ra một cách có ý thức nhằm ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội những
ứng xử đó phải được cộng đồng chấp nhận và để phân biệt cộng đồng ấy với
cộng đồng khác.
- Khái niệm văn hoá dân gian:
Nói tới thuật ngữ này có một số người chưa xác định được rõ, hai chữ
“dân gian” vì lầm với một số chữ cùng âm khác nhĩa. Có ba chữ gian. Gian là
dối trá trong chữ gian tà, gian là vất vả trong chữ gian nan, còn gian trong dân
gian nghĩa là một cái khoảng cái khu rộng lớn, cái vùng, không gian là một
khoảng trời đất bao la. Trung gian là cái khoảng chính giữa. và dân gian là trong
khu vực trong địa hạt của dân.
Như vậy văn hoá dân gian là sáng tạo của dân, từ dân mà ra, và phục vụ
cho cuộc sống của dân. Văn hoá dân gian là ở mọi lĩnh vực, mọi không gian
môi trường và ở mọi thời điểm. Cả thế giới này cả nhân loại này đều có văn hoá
dân gian có cuộc sống có người dân thì có văn hoá dân gian…
2.

Tính dị bản

a.

Khái niệm:


Cùng một hiện tượng nhưng có những thay đổi khác nhau thì gọi là dị
bản.
1


b. Đặc điểm:
Tính dị bản là một thuộc tính quen thuộc ở tất cả các thành tố folklore vì
nó chủ yếu là lan truyền
Các tác phẩm văn học cũng có dị bản nhưng khác với văn hoá dân gian dị
bản folklore thường được biểu hiện ở 3 cấp độ:
Một là: dị bản cấu trúc cốt truyện tích trò, kết cấu được xây dựng khác
nhau mặc dù có chung nội dung
VD: có nhiều dị bản khác nhau trong đoạn kết truyện Tấm Cám.
cụ thể, đoạn kết truyện Tấm Cám trong sách giáo khoa chuẩn, dựa theo
Nguyễn Đổng Chi có nội dung: “ Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun
một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào
hố. Cám chết…”
trong khi đó ở sách nâng cao, dựa theo Chu Xuân Diên- Lê Chí Quế, lại
viết: “ theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và xuống ngồi
dưới, rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo.”
VD: So sánh thầy bói xem voi của Việt Nam và truyện cổ dân gian Ấn
Độ con voi và bốn người mù, người mù sờ voi trong kinh niết bàn và kinh
trường AHàm và truyện ngụ ngôn Việt Nam “ thầy bói sờ voi”
* Truyện cổ dân gian Ấn Độ (Nxb. KHXH, H.1982) kể như sau:
CON VOI VÀ BỐN NGƯỜI MÙ
Bốn người mù đi dò dẫm trên đường. Từ phía trước, một con voi đang
tiến lại.
- Kìa hãy tránh cho voi đi! Khách qua đường thét bốn anh mù.
Bị tính tò mò kích thích, họ hỏi :
- Thế con voi nó như thế nào? Cho chúng tôi xem với?

Khách qua đường bèn xin ông quản tượng dừng voi lại. Ông quản tượng
đồng ý dừng voi lại và bốn người mù lần đến sờ voi. Người thứ nhất sờ được
cái vòi, người thứ hai sờ cái chân, người thứ ba sờ cái bụng và người thứ tư túm

2


được cái đuôi. Sờ xong ông quản tượng liền đánh voi đi. Khách qua đường hỏi
bốn người mù:
- Thế nào? Bây giờ các anh đã biết được hình dáng con voi rồi chứ?
- Vâng, bây giờ thì chúng tôi biết rồi.
- Thế nó ra làm sao?
Người mù sờ được vòi nói:
- Nó giống như như con rắn to cuộn tròn lại.
Người mù sờ cái chân nói:
- Không phải, anh nhầm rồi. Nó giống như cái cột nhà chứ!
Người mù sờ cái bụng nói:
- Hai anh nhầm. Con voi giống như thùng chứa nước.
Người mù sờ đuôi nói:
- Các anh điều nói sai bét. Nó giống sợi dây tam cố dùng để buộc thuyền.
Thế là bốn người mù đều bị nhầm lại ba hoa với nhau.
Tuy vậy mỗi người trong bọn họ đã nói được một phần sự thực: ai biết
ngần nào thì nói ngần ấy.
(sđd, tr.337-338).
* Trong Kinh Niết Bàn và Kinh Trường A Hàm lại kể như sau:
NGƯỜI MÙ SỜ VOI
Ngày xưa có một ông vua sai đại thần dắt đến một con voi cho một bọn
người mù sờ xem. Sau đó vua hỏi: "Các ông đã biết voi chưa?"
- Biết rồi! Bọn người mù đáp.
- Thế voi như thế nào?

- Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.
- Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.
- Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.
Người sờ vòi lại bảo: "Voi giống như cái chày".
- Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.
- Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.
3


- Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.
- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.
Nhà vua nghe bọn mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:
Người mù đều rất đông
Tranh nhau nói sự thật
Voi vốn chỉ một thân
Thị phi lại bất đồng
(Trích theo Hồng Phi Mạc"Cầm hoa mỉm cười", BK.1999 tr.30,
tiếng Trung)
* Truyện ngụ ngôn Việt Nam do Trương Chính kể lại có khác:
THẦY BÓI SỜ VOI
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng
phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có
voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại
để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân,
thầy thì sờ đuôi.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

4


Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra
xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.
(Theo Trương Chính: Bình Giải ngụ ngôn Việt Nam, Nxb. Giáo dục,
1998)
Hai là: dị bản địa phương câu chuyện hay lời văn nơi này khác với nơi
kia do địa phương hoá đi sao cho phù hợp với tâm lý phong tục
VD: ca dao, dân ca đất Quảng
" Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Thử nơi mô ơn trọng nghĩa dày bằng ta"
Hay:
"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Nơi mô ơn trọng nghĩa dày bằng qua"
Ba là: dị bản nghệ nhân: khi trình bày câu chuyện, biểu diễn bài ca, điệu
múa nghệ nhân tự thêm thắt chi tiết, do một dụng ý hay một hứng khởi bất kì.
VD: Một số dị bản trong hát quan họ
-


Những cặp quan họ khác nhau có những cách hát quan họ khác nhau

-

Những thế hệ quan hệ quan họ khác nhau có những cách hát quan họ

khác nhau
-

Những vùng những làng quan họ khác nhau có cách hát quan họ khác

nhau
3.Tính cộng đồng: cùng với tính tự trị đây là hai đặc trưng cơ bản của
nông thôn Việt Nam

5


a, Khái niệm: tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng với
nhau mỗi người hướng tới những người khác trong cộng đồng, có lối sống
hướng ngoại chú trọng sự đồng nhất.
Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào sự đồng nhất, cùng họ là đồng
tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp cùng làng là đồng
hương…
Do đồng nhất cho nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau coi trọng người trong cộng đồng như anh chị em trong một
nhà: “tay đứt ruột xót”, “ chị ngã em nâng”, “ lá lành đùm lá rách”…
Do đồng nhất cho nên người Việt có tính tập thể rất cao, gắn bó với tập
thể hoà đồng với cuộc sống chung của tập thể.

Sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ bình đẳng
bộc lộ trong nguyên tắc tổ chức nông thôn, theo địa bàn cư trú, theo nghề
nghiệp, theo giáp.
Mặt khác lại cũng chính do đồng thất mà ở người Việt Nam, ý thức về
con người cá nhân bị thủ tiêu: người Việt rất ít xưng tôi mà luôn hoà tan vào các
mối quan hệ xã hội; với người này thì xưng em, với người kia là cháu, với
người khác nữa lại là anh chị…; thậm chí thích dùng đại từ ngôi thứ nhất số
nhiều như là ta với mình. Cách giải quyết xung đột theo lối hoà cả làng là hết
sức phổ biến. điều này khác hẳn với truyền thống văn hoá phương tây, nơi con
người được rèn luyện ý thức cá nhân từ khi còn nhỏ, đến tuổi thành niên con
người đã hoàn toàn sống tách biệt khỏi gia đình; chính vì vậy mà khi về già
người phương tây thường cô đơn, còn cụ gìa Việt nam thì được sống sum vầy
trong tình cảm của đàn con cháu.
Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay có thói dựa dẫm, ỷ lại
vào tập thể: “ nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì bèo nổi”. tệ hại hơn nữa là tình
trạng cha chung không ai khóc, lắm sãi không ai đóng cửa chùa…được biểu
hiện rất phổ biến trong các hành vi ứng xử hàng ngày, mà biểu hiện cụ thể là sự
thờ ơ, chối bỏ đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí của công..
6


Cùng với thói dựa dẫm ỷ lại là tư tưởng cầu an và cả nể làm gì cũng sợ
rút dây động rừng nên có việ gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau…
Một nhược điểm thứ 3 là thói cào bằng đố kị không muốn cho ai hơn
mình, xấu đều hơn tốt lỏi, không độc không bằng ngốc đàn, chết một đống còn
hơn sống một người,…để cho tất cả đều “ như nhau”, một thời đã có không ít
những cơ quan xí nghiệp điềm nhiên treo cao khẩu hiệu “ tất cả dàn hàng ngang
cùng tiến!”
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt
Nam, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối nó khẳng định đặc điểm tính

chủ quan của lối tư duy nông nghiệp; cái tốt nhưng là tốt riêng rẽ thì trở thành
xấu “ không độc không bằng ngốc đàn” ; ngược lại cái xấu nhưng là xấu tập thể
thì trở nên bình thường.
* Cùng với tính cộng đồng, tính tự trị khép kín là một đặc trưng nổi trội
khác của văn hoá truyền thống sản phẩm của phương thức sản xuất nông nghiệp
cũng là nguyên nhân tạo nên lối sống trọng lệ hơn luật và thói quen ứng xử “
phép vua thua lệ làng" mà hiện nay vẫn còn diễn ra rất phổ biến ở mọi nơi, mọi
lúc trong xã hội.
4.

Tính tự trị

a, Khái niệm: Tính tự trị là làng nào biết làng ấy các làng tồn tại biệt lập
với nhau, có tinh thần tự quản tự lập và có lối sống hướng nội.
b, Để phù hợp với phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước, người
Việt sống quần tụ trong không gian làng quê bao quanh làng là luỹ tre và cổng
làng, khiến cho làng nào biết làng ấy.
Từ chính cái đặc điểm ấy mà ta thấy.Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào
sự khác biệt
Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng này so với cộng đồng khác. Sự
khác biệt cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng mỗi làng mỗi
tập thể hoạt động độc lập với tập thể khác phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải
tự lo liệu nên con người Việt Nam có truyền thống cần cù, có tính chịu thương
7


chịu khó đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nó cũng tạo nên nếp
sống tự cấp tự túc, mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng
mình, mỗi nhà chuồng gà vườn rau ao cá tự đảm bảo nhu cầu về ăn. Có bụi tre
rặng xoan gốc mít tự đảm bảo nhu cầu về ở.

Mặt khác cũng chính do sự nhấn mạnh vào sự khác biệt đó mà người Việt
Nam có thói xấu là óc tư hữu, ích kỉ, bè ai người ấy chống, ruộng ai người ấy
đắp bờ; ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ, thân trâu trâu lo thân bò
bò liệu,…Óc tư hữu ích ích kỉ này sinh ra từ tính tự trị của làng xã Việt Nam và
đã luôn bị chính người Việt phê phán: của mình thì giữ bo bo, của người thì để
cho bò nó ăn, của người bồ tát của mình buộc lạt…
Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt- cơ sở của tính tự trị là óc gia
trưởng tôn ti: tính tôn ti sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông theo huyết
thống, tự thân nó không phải là xấu nhưng nó gắn liền với óc gia trưởng tạo nên
tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác trong quan
hệ xã hội tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý sống lâu nên lão làng áo mặc không
qua khỏi đầu thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội nhất
là khi mà thói gia đình chủ nghĩa, một nhược điểm sinh đôi cùng óc gia trưởng,
vẫn là một căn bệnh lan tràn trong xã hội – Đặc điểm môi trường sống quy định
đặc tính tư duy, cả hai quy định tính cách của dân tộc. Lối tư duy tổng hợp và
biện chứng của người nông nghiệp lúa nước, như ta đã biết, dẫn đến sự hình
thành nguyên lí âm dương và lối tư duy nước đôi. Cho nên tính cách dân tộc
việt nam thường mang tính nước đôi, người Việt đồng thời vừa có tinh thần
đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu ích kỉ và thói cào bằng, đố kị; vừa có
tính tập thể hoà đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương vừa có nếp sống dân chủ
bình đẳng lại vừa có sự thủ tiêu vai trò cá nhân và có tính cần cù nếp sống tự
cấp tự túc nhưng cũng lại có thói dựa dẫm ỷ lại. tất cả những cái tốt và cái xấu
ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở Việt Nam bởi lẽ tất cả cái tốt và cái xấu
ấy đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau tính cộng đồng và tính tự
trị
8


Tuỳ lúc tuỳ nơi mà mặt tốt hoặc xấu sẽ được phát huy: khi con người
đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe doạ sự sống còn của cả cộng

đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tinh thần tập thể; nhưng khi nguy
cơ ấy qua đi rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái địa phương lại nổi lên.

KẾT LUẬN
Con người Việt Nam được nảy sinh và nuôi dưỡng trong môi trường văn
hoá nông nghiệp tiểu nông cùng với tư tưởng Nho giáo và thể chế chính trị của
nhà nước quân chủ quan liêu nên lối sống trọng lệ hơn luật, trọng đức hơn trọng
pháp được bảo lưu lâu bền trong suốt cả hàng ngàn năm phong kiến ăn sâu vào
tâm lý tư duy ứng xử của dân gian Việt Nam.biểu hiện rõ nhất trong tính dị bản,
tính cộng đồng và tính tự trị

9


10



×