Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu hai nền triết học phương đông và triết học phương tây thời kỳ cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.75 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình khám phá thế giới, giải đáp những câu hỏi về nguồn gốc của con
người, nguồn gốc của thế giới và vị trí của con người trong thế giới làm hình thành ở
con người những quan niệm nhất định, trong đó có những yếu tố cảm xúc và trí tuệ,
tri thức và niềm tin… Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của hoạt
động thực tiễn, tư duy của con người không ngừng được “mài sắc”. Sự ra đời của
triết học cho thấy tính tích cực của tư duy con người đã đạt được bước chuyển biến
về chất nhờ sự xuất hiện của tầng lớp lao động trí óc trong xã hội cổ đại.
Từ khi ra đời, triết học đóng vai trò quan trọng trong nhận thức cũng như hoạt
động của con người, Ph. Ăngghen viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. Nhưng tư duy lý luận chỉ là một
đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải
được phát triển hoàn thiện mà muốn hoàn thiện thì cần nghiên cứu toàn bộ triết học
từ thời đại trước.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung và lịch sử triết học nói riêng, triết học
phương đông và triết học phương tây cổ đại giữ một vị trí hết sức quan trọng. Việc
nhận thức một cách đầy đủ những giá trị của hai nền triết học này là một vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đó là lý do mà em chọn
đề tài “Tìm hiểu hai nền triết học phương đông và triết học phương tây thời kỳ cổ
đại”.
1
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRIẾT HỌC
Trong lịch sử nhân loại ở Phương Đông cũng như Phương Tây, triết học ra đời từ
rất sớm. Tuy nhiên, trong thời kỳ nguyên thủy con người chỉ mới có mầm mống của
tư duy triết học ở trình độ thấp, mang tính chất huyền thoại. Triết học chỉ thực sự tồn
tại với tư cách là một môn khoa học khi nhân loại bước sang xã hội chiếm hữu nô lệ
(ở Phương Tây, tại Hy Lạp khoảng thế kỷ thứ VII trc CN, ở Phương Đông như Trung
Quốc, Ấn Độ…chế độ chiếm hữu nô lệ còn xuất hiện sớm hơn). Lúc đầu, triết học
bao gồm tri thức của hầu hết các môn khoa học, triết học thậm chí còn coi là “khoa


học của các khoa học”. Qua thời gian và lịch sử do nhu cầu ngày càng đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu thế giới nên các khoa học cụ thể dần dần tách ra khỏi triết học để trở
thành một môn nghiên cứu độc lập. Đổi tượng nghiên cứu của triết học cũng từng
bước được xác lập. Bản thân quan niệm về triết học cũng có sự thay đổi trong lịch sử.
Triết học ra đời do kết quả của sự tách biệt giữa lao động chí óc và lao động chân
tay. Bên cạnh đó, triết học ra đời còn do tư duy nhân loại đã phát triển ở trình độ cao
– trình độ hệ thống hóa, khái quát hóa và trừu tượng hóa. Triết học ra đời vào khoảng
thế kỷ VIII-VI TCN gắn liền với sự ra đời của các nền văn minh cổ đại như Trung
Quốc, Ấn Độ, Hy lạp… “Triết” theo nghĩa chữ Hán là trí – Sự hiểu biết của con
người, là sự truy tìm bản chất của đối tượng trong quá trình nhận thức thế giới.
“Triết” theo nghĩa Án Độ là Darshna,là sự chiêm ngưỡng, suy ngẫm con người đến
2
chân lý, là sự hiểu biết nói chung. “Triết học” theo tiếng Hy lạp là Philosophya ( sự
ham mê hiểu biết cộng với sự thông thái). Như vậy dù là ở Phương Đông hay phương
tây, Triết học thời cổ đại đều có nghĩa là sự hiểu biết, sự nhận thức chung của con
người về thế giới.
Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin: “Triết học là hệ thống các quan điểm lý
luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới”. Ăngghen khẳng
định “vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học đặc biệt là của triết học hiện đại, là quan hệ
giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
- Mặt thứ nhất, tư duy và tồn tại (ý thức và vật chất) cái nào có trước cái nào có
sau? Cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Tùy theo cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học mà người ta phân chia thành hai
trường phái: duy vật và duy tâm.
+ Triết học duy vật cho rằng vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức. Con
người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới, chỉ có những gì con người chưa biết
chứ không có cái gì con người không biết. Có những sự vật và hiện tượng mà các thế
hệ hôm nay chưa biết nhưng cùng với sự phát triển của thực tiễn, của khoa học thì
các thế hệ mai sau hoàn toàn có thể sẽ nhận thức được.

+ Triết học duy tâm (dù là duy tâm chủ quan hay duy tâm khách quan) đều cho
rằng ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất. Nhìn chung thì triết học duy tâm phủ
nhận khả năng nhận thức của con người nếu có nhận thức được thì con người chỉ có
thể nhận thức được cái bề ngoài chứ không thể nhận thức được bản chất bên trong
của các sự vật hiện tượng.
Bên cạnh cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, lịch sử
triết học còn diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp: biện chứng và siêu hình.
- Phương pháp biện chứng khẳng định các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến và vận động, phát triển không ngừng.
3
- Phương pháp siêu hình nhìn nhận thế giới trong sự cô lập, tách rời nhau, tĩnh tại
bất biến, nếu có vận động thì chỉ là sự tăng giảm về số lượng mà không có sự biến
đổi về chất.
Trên cơ sở nhận thức những vấn đề chung nêu trên, chúng ta có thể đánh giá, so
sánh đặc điểm triết học Phương Tây và Triết học Phương Đông cổ đại thông qua
quan niệm của các nhà triết học tiêu biểu.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY.
1. Phương Đông - Trung Quốc - Ấn Độ cổ đại
Về mặt địa lý, Phương Đông cổ đại trải dài từ Ai Cập, Babilon tới Ấn Độ, Trung
Quốc…Phương Đông cổ đại là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại .
Trung Quốc và Ấn Độ là những trung tâm phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh ấy.
 Trung Quốc cổ đại:
Trung Quốc cổ đại bao gồm nhiều quốc gia nhỏ, chủ yếu nằm rải rác ở lưu vực
sông Hoàng Hà, Dương Tử…chế độ nô lệ ở Trung Quốc hình thành sớm với những
đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ không điển hình. Sự phân hóa giai cấp không
rõ rệt và nô lệ không phải lực lượng sản xuất chủ yếu…Ngay từ thời ký nhà Hạ nền
văn minh Trung Quốc cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên hầu hết các lĩnh
vực kinh tế xã hội.
Đến thời ký Xuân Thu-Chiến Quốc (là thời kỳ chuyển biến từ XH nô lệ sang

XH phong kiến), XH ở vào tình trạng hết sức đảo lộn. Sự tranh giành địa vị của các
thế lực cát cứ đã đẩy TQ vào những cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Đây
cũng chính là giai đoạn lịch sự đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Sự chuyển biên sôi động của thời đại cũng làm xuất hiện nhiều nhà tư tưởng
lớn. Có thể nói đây cũng chính là thời kỳ triết học phát triển rực rỡ nhất. Lịch sử gọi
đây là thời kỳ: “Bách gia chư tử”. Với những tên tuổi lớn như: Khổng tử, Lão Tử,
Mạc Tử… và những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng như nho giáo, lão giáo…
 Ấn Độ cổ đại
4
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất nằm ở phía nam Châu Á được bao bọc bởi Ấn
Độ Dương và dãy Hymalaya hùng vĩ. Đây là vùng đất có những yếu tố địa lý trái
ngược nhau vừa có núi cao, vừa có biển sâu, vừa có sông Ấn chảy về phía Tây lại
vừa có sông Hằng chảy về phía Đông, vừa có đồng bằng phì nhiêu, lại vừa có sa mạc
khô cằn…Khoảng 2500 năm trước CN, ở Ấn Độ đã có một nền văn minh tương đối
phát triển gọi là nền văn minh sông Ấn của người Dravida bản địa. Từ thế ký thứ XV
xã hội Ấn Độ đã diễn ra một biến động lớn, những người Arya từ Trung Á xâm nhập
vào Ấn Độ, họ định cư và từng bước đồng hóa người bản địa. Người Arya bắt đầu
xác lập nền văn minh thứ hai trên đất Ấn Độ gọi là nền văn minh Veda.
Đặc điểm kinh tế- xã hội nổi bật của Ấn Độ cổ đại là chế độ quốc hữu hóa
ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn. Trên cơ sở đó sự phân hóa
giai cấp không rõ rệt. Trong xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp hết sức nghiệt ngã với 4
đẳng cấp cơ bản: Tăng lữ (Brahman), Quý tộc (Ksytriya), bình dân (Vaisya) và tôi tớ,
nô lệ (Ksudra).
Người Ấn Độ cổ đại đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về thiên văn
học, toán học, y học và kiến trúc. Tiêu biểu như việc phát minh ra lịch 365 ngày, giải
thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, trong toán học đã phát hiện ra số
thập phân, quan hệ giữa cạnh huyền và cạnh góc vuông…Văn hóa Ấn Độ mang dấu
ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa tâm linh…
Tất cả những đặc điểm trên là những tiền đề làm nảy sinh và phát triển phong phú
của những tư tưởng triết học.

2. Phương Tây-Hy Lạp cổ đại
Đại biểu cho triết học Phương Tây cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại. Hy lạp cổ đại
là một vùng đất đai rộng lớn bao gồm miền Nam bán đảo Ban căng thuộc châu Âu,
nhiều hòn đảo ở biển Êgie và cả miền ven biển của bán đảo Tiếu Á. Đây là vùng đất
có điều kiện địa lý thuận lợi, là cửa ngõ nối liền Phương Tây với Phương Đông, tài
nguyên thiên nhiên phong phú, mưa thuận gió hòa, giúp cho ngành nông nghiệp, thủ
công nghiệp, và thương nghiệp phát triển mãnh mẽ.
5
Vào thời kỳ cổ đại ở Hy Lạp đã có nền kinh tế xã hội và văn hóa tương đối phát
triển. Một số ngành khoa học như toán học, vật lý, thiên văn học đã đạt được những
thành tựu rất quan trọng.
Cơ cấu xã hội-giai cấp cũng có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc. Những
mâu thuẫn và xung đột xã hội ngày càng trở lên quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc đấu
tranh giữa hai tập đoàn chủ nô: chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc.
+ Chủ nô dân chủ là bộ phận tiến bộ của giai cấp chủ nô. Họ đại diện cho lực
lượng xã hội đang lên. Chủ nô dân chủ thường đề xuất những chủ trương dân chủ, cải
cách và hạn chế quyền lực của chủ nô quý tộc.
+ Chủ nô quý tộc là bộ phận bảo thủ, thậm chí là phản động của giai cấp chủ
nô. Chủ nô quý tộc đại diện cho quan hệ sản xuất thống trị, họ có quyền lực rất lớn
trong xã hội; do vậy, chủ nô quý tộc thường tìm mọi biện pháp, bao gồm cả thủ đoạn
để duy trì sản xuất và trật tự xã hội cũ.
Những đặc điểm kinh tế xã hội và văn hóa đã tạo điều kiện cho triết học ra đời và
phát triển rực rỡ, từ triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại đã xuất hiện mầm mống cho hầu
hết các loại thế giới quan triết học sau này. Khi đánh giá về những thành tựu của triết
học Hy Lạp, trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen có viết “ Đó là một
trong những lý do làm cho trong triết học cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, chúng
ta phải luôn trở lại với thành tựu của các dân tộc nhỏ bé đó, cái dân tộc mà năng lực
hoạt động toàn diện của nó đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào
khác có thể mong ước được trong lịch sử của nhân loại”.
III.NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ CỔ ĐẠI.
Có thể nói các trào lưu triết học Phương Đông cũng như Phương Tây đều tập
trung xoay quanh trả lời câu hỏi: Thế giới bắt đầu từ đâu, thế giới sẽ đi đến đâu? Bản
chất của thế giới là gì? Điều này cho thấy, các nhà triết học đều mong muốn vượt qua
ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại để giải đáp những gì diễn ra xung quanh và
6

×