Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu về sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm trưng bày tại Bảo tang Lịch sử Quốc Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 24 trang )

Mở đầu
1.

Lý do chọn đề tài
Thực chất đồ gốm cổ lưu truyền lại tới ngày nay đã vượt ra ngoài giá trị sử
dụng, nó có giá trị như một chính thể nghệ thuật. Nó vượt qua cả giới hạn thời
gian và ý nghĩa khởi nguyên để tụ lại đó một mảnh tâm hồn. Và trong ý thức của
chúng ta ngày nay, nó mang ý nghĩa là tư liệu lịch sử vô giá.
Gốm không chỉ là tinh thần của dân tộc mà còn là bản sắc văn hóa được giữ
gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó cũng là quá trình bảo tồn sự sống của tổ
tiên ta.
Hiện nay, gốm Việt nói chung và gốm Chu Đậu nói riêng đã được quan tâm
nghiên cứu. Song các đợt khai quật khảo cổ học tại trung tâm gốm Chu Đậu
cũng chỉ giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy ở đây phần lớn các hiện vật là dấu vết
của lò nung, các mảnh vỡ. Còn các sản phẩm nguyên lành, cao cấp dùng cho
trao đổi buôn bán thì thấy rất ít. Chính vì thế, cuộc khai quật thành công tàu đắm
cổ Cù Lao Chàm tại Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1997 - 2000, không những
đã đánh dấu một bước hình thành và phát triển của ngành khảo cổ học dưới
nước hơn 240.000 hiện vật nguyên vẹn và hàng vạn ngàn mảnh vỡ các loại.
Trong số đótheo sự nghiên cứu, đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước thì hầu hết hiện vật thu được là đồ gốm có nguồn gốc từ Chu Đậu
– Hải Dương – Một trung tâm sản xuất gốm sứ cổ lớn của nước ta thế kỷ XIV XVII, được phát hiện và khai quật năm 1986. Sưu tập gốm Chu Đậu trong tàu
đắm cổ Cù Lao Chàm thực sự không chỉ là những cổ vật có giá trị to lớn về mặt
kinh tế mà nó còn là nguồn tư liệu quan trọng bổ sung vào việc nghiên cứu lịch
sử gốm sứ Việt Nam nói chung và Chu Đậu nói riêng ở tất cả phương diện như:
loại hình hoa văn, màu men, kỹ thuật,… Đồng thời, với kết quả này khi nghiên
cứu về nó, phần nào chúng ta còn được cung cấp những thông tin quan trọng về
tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật của Việt Nam lúc bấy giờ.
Qua những lần tham quan và học hỏi tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, em
cũng đặc biệt chú ý tới sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao
1




Chàm triều Lê sơ, thế kỷ XV không chỉ vì vẻ đẹp nghệ thuật của nó mà còn là về
ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó đem lại.
2.

Mục đích tìm hiểu đề tài
Tìm hiểu về sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
trưng bày tại Bảo tang Lịch sử Quốc Gia nhằm góp thêm tư liệu quan trọng
trong việc nghiên cứu gốm Chu Đậu nói riêng và gốm Việt Nam thế kỷ XV nói
chung ở các mặt như: loại hình, hoa văn, màu men, kỹ thuật, niên đại…
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu sưu tập gốm độc bản cũng như di
vật có trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, phần nào giúp chúng ta thấy được mối
quan hệ buôn bán, trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế
giới dưới thời Lê Sơ thế kỷ XV.

3.

Bố cục của đề tài
Chương 1: Giới thiệu chung về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Gốm Chu
Đậu.
Chương 2: Sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Chương 3: Nhận thức về giá trị của bộ sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu
đắm cổ Cù Lao Chàm.

2


Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
VÀ GỐM CHU ĐẬU
1.1.

Giới thiệu về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Đây là các bảo tàng
thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Việt Nam được ra đời từ rất sớm.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những bảo tàng được thành lập
sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Loui Finô (Louis Finot)
- một bảo tàng thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, xây dựng năm 1926,
khánh thành năm 1932. Năm 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản
công trình văn hóa này và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện
vật, chuyển đổi nội dung từ bảo tàng nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử. Ngày
3/9/1958 BTLSVN chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Kiến trúc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam nguyên là Sở Thương chính Đông
Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Hệ thống trưng bày của Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam được các cán bộ bảo tàng đầu tiên của Việt Nam xây dựng
và đi vào hoạt động phục vụ công chúng từ ngày 6-1-1959.
- Hệ thống trưng bày chính của bảo tàng - cuốn sử sống của dân tộc Việt
Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến ngày nay. Với
diện tích trưng bày gần 4.000 m2, với khoảng 10.000 tư liệu hiện vật, hệ thống
trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện theo nguyên tắc trưng bày niên biểu,
lấy sự phong phú của sưu tập hiện vật làm ngôn ngữ biểu đạt chính, kết hợp giữa
trưng bày phản ánh giai đoạn và sự kiện lịch sử với trưng bày sưu tập theo
hướng trưng bày mở, tạo điều kiện để có thể cập nhật những tư liệu hiện vật mới
do công tác nghiên cứu sưu tầm đem lại, làm cho "diện mạo" trưng bày luôn mới
mẻ, hấp dẫn người xem. Cùng mục đích ấy, bảo tàng thường xuyên tổ chức các
cuộc trưng bày chuyên đề và với hệ thống màn hình ti vi, màn hình cảm ứng
hiện đại với hình ảnh phong phú, sống động, những dữ liệu khoa học chân xác

3


ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách tham quan, các nhà nghiên cứu khi đến bảo
tàng.
- Hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện lưu giữ hơn
150.000 tiêu bản hiện vật, gồm nhiều chất liệu, nhiều sưu tập, hiện vật quý
hiếm: Sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa Núi Đọ, Hòa Bình - Bắc Sơn, Sưu
tập văn hóa Đông Sơn, Sưu tập gốm men cổ Việt Nam, Sưu tập điêu khắc đá
Chămpa, Sưu tập đồ đồng thời Lê - Nguyễn, sưu tập hiện vật về các nhân vật
cách mạng giai đoạn 1920- 1945, giai đoạn 1945- 1954, sưu tập hiện vật về
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, sưu tập hiện vật về Cách mạng Tháng
Tám, sưu tập báo chí cách mạng, sưu tập truyền đơn bí mật, sưu tập cờ, sưu tập
huân huy chương, sưu tập tặng phẩm của nhân dân Việt Nam và thế giới tặng
Chủ tịch Hổ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, sưu tập vũ khí
tự tạo, sưu tập các kỷ vật của các Anh hùng, liệt sĩ…
Trong những năm qua, kho cơ sở của bảo tàng liên tục được bổ sung
nhiều sưu tập mới có giá trị, đặc biệt là từ khu vực miền Trung, Tây
Nguyên, Nam Bộ và ngoài biển Đông từ các con tàu đắm cổ. Hệ thống kho cơ
sở được sắp xếp khoa học, trang thiết bị hiện đại, đạt được chuẩn mực của kho
lưu giữ hiện vật bảo tàng.
1.2.

Giới thiệu về Gốm Chu Đậu
Chu Đậu là một trung tâm sản xuất gốm sứ cổ nổi tiếng của nước ta. Nó có
một vị trí hết sức thuận lợi (phía Bắc giáp sông Kè, phía Tây giáp Bến cũ và
nằm ngay trên bờ sông Thái Bình – con sông lớn thứ hai ở Miền Bắc Việt Nam)
trong việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu, cũng như trao đồi, buôn bán sản phẩm
với các nước trong khu vực và thế giới.
Như vậy, có thể thấy Chu Đậu dường như đã hội tụ đầy đủ các yếu tố của

một trung tâm sản xuất gốm sứ.
Tuy các hiện vật nguyên lành thu được trong các đợt khai quật không được
nhiều, nhưng với số lượng hiện vật phong phú, đa dạng cộng với các sản phẩm
là dấu vết của lò nung như: bao nung, xỉ than, con kê, đất sét, các chống dính
4


sụn… đã cho phép chúng ta khẳng định Chu Đậu là một trung tâm sản xuất gốm
sứ lớn của Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời theo nhận
định của các nhà nghiên cứu thì trung tâm sản xuất gốm sứ Chu Đậu được bắt
đầu từ thế kỷ XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV, XVI và tàn lụi vào thế kỷ
XVII.
Việc nghiên cứu di chỉ Chu Đậu trước đây chưa được quan tâm nhiều, song
từ khi các đợt khai quật được tiến hành tại di chỉ này, cùng với việc đưa lên khỏi
lòng đất Chu Đậu các hiện vật thì các công trình nghiên cứu, các bài viết của các
chuyên gia trong và ngoài nước cũng lần lượt ra đời.
Sự kiện này đã đánh dấu một bước nghiên cứu tương đối tập trung, tổng
hợp và toàn diện về gốm Chu Đậu.
Đồng thời, cuộc khai quật thành công tàu đắm ở Cù Lao Chàm với loại
hình phong phú, hoa văn, màu men đa dạng, được xác định là gốm Chu Đậu thế
kỷ XV, đã bổ sung nhiều nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu gốm
Chu Đậu nói riêng và gốm Việt nói chung một cách toàn diện hơn và sâu hơn.

Chương 2
SƯU TẬP GỐM ĐỘC BẢN CHU ĐẬU Ở TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO
CHÀM TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
2.1. Khái quát chung về bộ sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm
cổ

5



Chúng ta đều biết, gốm Chu Đậu có vai trò rất quan trọng trong nghiên
cứu lịch sử gốm sứ Việt Nam.
Tuy nhiên, các đợt khai quật tại các di chỉ Chu Đậu phần lớn chỉ tìm thấy
các mảnh vỡ và các sản phẩm là dấu vết của lò nung còn các sản phẩm nguyên
lành rất hiếm. Chính vì thế việc tìm hiểu, nghiên cứu sưu tập gốm Chu Đậu
trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm sẽ giúp chúng ta có nhận thức về gốm Chu Đậu
được sâu hơn và rộng hơn ở tất cả phương diện như: loại hình, hoa văn, màu
men, kỹ thuật… Thấy được bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện đậm đà qua từng
trang trí hoa văn trên đồ gốm. Đồng thời, việc tìm hiểu, nghiên cứu còn giúp
chúng ta hiểu thêm về con đường tơ lụa trên biển Việt Nam cũng như hiểu được
tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ.
Theo các chuyên gia nghiên cứu tại cuộc khai quật tàu đắm cổ thì toàn
bộ những di vật trên tàu là đồ gốm men sản xuất tại lò gốm Chu Đậu – Hải
Dương dưới thời Lê Sơ thế kỷ XV.
Như vậy, sự kết hợp giữa các cuộc khai quật tại di chỉ Chu Đậu với các
sản phẩm gốm của Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, cho phép chúng ta một
lần nữa khẳng định Chu Đậu thực sự là một trung tâm sản xuất gốm sứ cổ lớn
không chỉ của Hải Dương mà của cả nước.
Tổng số hiện vật trục vớt được thống kê chính xác là 244.500 hiện vật.
Đây là một sưu tập hết sức phong phú và đa dạng. Việc tìm hiểu không thể đi
sâu được. Vì vậy trong đề tài này em xin dừng lại ở chỗ “Tìm hiểu một số hiện
vật gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm trưng bày tại Bảo tàng
Lịch

sử

Quốc gia”. Đây là những đồ gốm sứ thuộc sưu tập độc bản lựa chọn trong tổng
số 240.000 hiện vật các loại, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử

Quốc gia. Tuy không phải là đại diện của từng loại hình nhưng cũng đủ thấy sự
phong phú về loại hình, đa dạng về màu men, hoa văn trang trí.
2.2. Cái nhìn chi tiết về một vài hiện vật thuộc bộ sưu tập gốm độc bản
Chu Đậu ở tàu đắm cổ
6


2.2.1. Loại hình
* Đĩa:
Là loại hình có số lượng tương đối đa dạng với nhiều kiểu dáng và hoa
văn phong phú. Có thể kể ra một số loại như sau:
+ Đĩa hoa lam:
Loại này có kiểu dáng chính là miệng loe, gờ miệng dày, phía trong gờ có
rãnh lõm hình lòng máng, thành cong lòng phẳng, chân đế thấp rộng. Hầu hết
các đĩa trang trí theo kiểu vẽ lam, thành ngoài vẽ cánh sen kép, bên trong có
xoắn ốc, trong lòng đĩa thường vẽ 3 tầng hoa văn bao quanh ô chính giữa: Tầng
một vẽ bằng chữ “tỉnh”, tầng 2 vẽ dây hoa lá, tầng 3 vẽ cánh hoa (hoặc mây
cụm). Chính giữa lòng đĩa thường vẽ chim mỏ dài, chân cao, thiên nga với cây
cỏ, cá quả ngửa bụng đớp mồi, cá uốn mình trong đám cỏ nước, lợn và cây cỏ…
miêu tả rất hiện thực. Có chiếc vẽ hình người đội ngũ, ngồi khoanh chân, xoay
lung lại…
Ngoài ra đĩa hoa lam còn có một số loại khá đặc biệt khác, đó là:
Loại 1: Đĩa miệng loe ngang:
Loại đĩa này có miệng loe ngang, thành vát, lòng phẳng, đế thấp và rộng,
đường kính rộng 37,7cm . Thành ngoài đĩa vẽ bằng cánh sen kép, trong lòng vẽ
băng dây hình sin và ba hình rồng mây, men vẽ màu xanh sẫm, men phủ màu
trắng xanh.
Loại 2: Đĩa miệng tròn:
Đĩa có đường kính miệng khoảng 23-24cm, miệng tròn, trong lòng thường
vẽ một băng hoa dây lá giữa hai đường chỉ men lam. Ở chính giữa vẽ một cành

hoa lá hoặc cảnh…
+ Đĩa kết hợp vẽ lam và vẽ nhiều màu trên men trắng rất đa dạng về loại
hình và đề tài trang trí.
Loại đĩa này phổ biến là men lam được vẽ dưới men trắng nung lần thứ
nhất, nhiệt độ cao. Còn men nhiều màu vẽ trên men nung lần thứ 2. Qua thời

7


gian ngâm dưới nước biển đến nay, phần vẽ màu đã bay đi mất nhiều, chỉ còn
dấu vết màu đỏ, xanh lục và vàng. Loại đĩa này thường có 2 kiểu chính là:
Loại 1: Loại đĩa tròn, miệng loe ngang, gờ miệng khắc hình cánh hoa,
thành cong lòng phẳng, đế thấp và rộng. Đường kính miệng trung bình 27-28cm.
Thành trong của đĩa thường vẽ bổ ô cánh sen, còn chính giữa lòng đĩa vẽ nhiều
đề tài khác: phượng và mây, gà chọi nhau, mãng xà đánh nhau…
Loại 2: Đĩa tròn, miệng loe ngang, gờ cắt khắc thành vát, đế thấp và nhỏ.
Thường vẽ hình sư tử và mây, cá và hoa sen, chim đậu cành cây…
* Tước (chén chân cao):
Căn cứ vào hình dáng hoa văn, màu men trên hiện vật có một số loại:
Loại 1: Tước miệng loe, thành vát, chân đế tròn. Gờ trong miệng và ngoài
thành vẽ băng hoa văn chữ “tỉnh”, hoa dây lá và hoa chanh, viền đế tô nâu, cao
11,2cm.
Loại 2: Tước miệng cúp, thân phình chân đế cao, dáng như búp sen xung
quanh, vẽ băng hoa dây hình sin và dây hoa lá, cao 9,5cm.
Ngoài tước vẽ lam còn có tước men ngọc có cánh sen khắc chìm, chân
đế cao, miệng có gờ nổi. Có loại trong lòng có 2 vòng tròn vẽ lam, ngoài phủ
men nâu, vạch chìm dọc và ngang tạo thành các ô vuông nổi nhỏ.
* Bình:
Đây là loại hình rất đa dạng. Căn cứ vào hình dáng hoa văn của hiện vật
có thể phân thành một số loại sau:

Loại 1: Bình miệng loe
Loại bình này có miệng loe, cổ eo, vai phình, thân thuôn, vai gắn 4 núm,
xung quanh vẽ ô tram, chim và cây, sư tử, ngựa và mây, hoa dây 6 bông hoặc 8
bông, sóng nước, cánh sen kép bên trong có xoắn ốc.
Loại 2: Bình miệng đấu (bình dáng chân đèn)
Bình cao khoảng 19,8cm, là loại hình khá độc đáo với miệng đấu, cổ cao
hình trụ, thân dáng chóe, đế lõm. Từ miệng tới chân vẽ các băng hoa văn cánh
sen, khóm lan, hoa dây, cánh sen kép viền đế tô nâu.
8


Loại 3: Bình tỳ bà (hay còn gọi là bình ngọc hồ xuân)
Loại bình này đều có dáng tương tự nhau là: miệng loe, cổ eo cao, bụng
phình chân đế thấp. Mặt cắt dọc của những bình này giống như cây đàn tỳ bà.
Trên thân bình trang trí vẽ lam thường phân chia thành bốn tầng hoa văn,
theo trình tự từ trên xuống dưới: Lông công, cánh sen kép, chim và cỏ cây, cánh
xen kép. Sự khác nhau thường thấy giữa các loại bình này chính là ở tầng thứ 3:
có thể là 4 chữ Hán: “vinh – hoa – phú – quý” trong ô xen kẽ các mảng hoa
trong hình thoi, trường hợp khác có thể là mảng mây hay cá măng chéo nhau
như hình dấu nhân, hoặc chim, thú bướm và mây… Ngoài loại bình vẽ lam trên
còn có loại bình men nâu bị bong nhiều chỗ, phía ngoài không trang trí hoa văn
hoặc có loại bình miệng loe cổ cao có trang trí hai mặt hổ phù, thân dáng chóe,
nền đế tô nâu.
* Ấm:
Trong sưu tập độc bản này, ấm cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau và
thường được trang trí hoa văn vẽ lam kết hợp với nhiều màu. Ấm có một số loại
sau:
Loại 1: Ấm miệng loe có nắp
Ấm cao 28cm (tính cả nắp), miệng loe dáng bình tỳ bà, quai cong, phủ men
xanh không trang trí hoa văn.

Loại 2: Ấm hình chim
Loại ấm này khá phong phú và đa dạng, chiều cao của ấm thường trong
khoảng 26,0 - 26,1cm. Toàn bộ ấm được tạo hình thành một con chim, hai cánh
chim được đắp nổi, vẽ lam, lông vẽ nhiều màu. Sát đế có họa tiết cánh sen nổi,
đầu chim có hình lá sen. Có loại chim có bình ở cổ, miệng ấm là đầu chim, quai
cầm có hình lá, hoặc có loại khác ấm hình chim hai cánh đắp nổi vẽ màu đã bị
bay hết, đầu chim có hình lá sen.
Loại 3: Ấm hình quả

9


Ấm có dáng hình trái đào, thân vẽ 2 sư tử hý cầu vẽ lam, tô màu, đế màu
nâu sẫm. Miệng ấm ở dưới đáy. Ấm cao 16,3cm, đường kính bụng 13cm, đường
kính đáy 77cm.
Loại 4: Ấm hình rồng
Toàn bộ ấm được tạo hình con rồng uốn khúc hình chữ U, đầu rồng làm
vòi, mào và bờm rồng uốn song, thân rồng co lại, đuôi vểnh lên. Vảy và vây
rồng vẽ men nhiều màu đã bong tróc chỉ còn dấu vết. Ấm cao 19,2cm, đế dài
13,5cm, đế rộng 65cm.
Ngoài ra còn có 1 loại ấm miệng loe, cổ eo, thân phình có 2 hay 3 núm nhỏ
vòng quanh vai, phủ men màu nâu không trang trí hoa văn.
* Hộp:
Là loại có số lượng rất phong phú với các cỡ to nhỏ khác nhau. Nhìn
chung, cấu tạo mỗi hộp gồm hai phần thân và nắp ghép lại, thân dáng đấu, gờ
miệng nổi để mộc, đế thấp và lõm. Nắp hộp tròn dẹt, mặt nắp phẳng. Một số hộp
có thêm ngăn giữa hình chiếc đĩa không chân. Trong sưu tập này thường có 1
kiểu dáng phổ biến là:
Loại 1: Hình quả cam
Hai phần, thân và nắp gần bằng nhau, một số trường hợp còn tạo nhiều múi

nổi, dọc theo chiều cao.
Loại 2: Hộp hình trụ, mặt nắp và đế phẳng, 2 phần thân và nắp gần bằng
nhau.
Đề tài trang trí hoa văn trên nắp hộp rất phong phú và đa dạng gồm: hoa
lá, phong cảnh, sơn thủy, nhà cửa, nhân vật, các loại thú 4 chân như ngựa; hổ;
trâu; voi… Nhiều loại nắp hộp còn thấy vẽ cảnh người đội nón phi ngựa, hươu
ngậm cành lá, người chèo thuyền, mẹ bồng con…
2.2.2. Kỹ thuật
- Chất liệu:
Theo nghiên cứu của một số nhà khảo cổ học trong và ngoài nước thì thành
phần cấu tạo nên gốm độc bản của Chu Đậu gồm: đất sét, tro trấu, một số men
10


đá, cao lanh, trong đó thành phần chính là đất sét trắng và cao lanh vì sản phẩm
chủ yếu là đồ gốm sứ. Theo quan sát cụ thể thì thấy rằng đất sét tạo thành gốm
đã trải qua công đoạn tinh lọc cũng như khử các tạp chất khá kỹ, vì thế xương
gốm rất mịn và tương đối trắng. Tuy nhiên, do ngâm dưới nước biển lâu ngày
nên xương gốm ở đây có màu xám đục…
- Kỹ thuật tạo hình:
Đồ gốm độc bản Chu Đậu trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm được tạo dáng
chủ yếu bằng kỹ thuật bàn xoay để chuốt thành phôi, sau khi chuốt xong phơi
khô rồi mới đem vẽ các họa tiết và tráng men.
- Kỹ thuật trang trí hoa văn:
Ngoài kỹ thuật vẽ lam dưới men và vẽ nhiều màu trên men được coi là
phổ biến, điển hình của kỹ thuật trang trí hoa văn thời Lê Sơ thế kỷ XV, thì
chúng ta còn thấy xuất hiện nhiều kỹ thuật trang trí hoa văn như là: kỹ thuật
khắc chìm, in khuôn, đắp nổi, trên trang trí hoa văn gốm.
2.2.3. Niên đại
Theo nhận xét, đánh giá của một số nhà nghiên cứu về gốm cho biết thì

toàn bộ sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ không tìm thấy một hiện vật
nào có ghi niên đại rõ rang, chính xác. Song qua nghiên cứu đối chiếu, so sánh
sưu tập gốm độc bản của Chu Đậu ở tàu đắm cổ với các hiện vật gốm cổ Chu
Đậu hiện có trong nước và ngoài nước thì chúng ta lại có khá nhiều cứ liệu để
tìm ra niên đại của chúng.
Trước hết với đồ gốm hoa lam ta có chiếc bình gốm nổi tiếng ở Bảo tàng
Topkapy Saray – Thổ Nhĩ Kỳ có ghi niên đại tuyệt đối bằng chữ Hán trên vai
của chiếc bình là “Thái Hòa bát niên, Nam Sách Châu, Tượng nhân Bùi Thị hý
bút.” Tam dịch là “Năm Thái Hòa thứ 8 (1450), châu Nam Sách, người thợ họ
Bùi vẽ chơi.” Qua so sánh đối chiếu với màu men hoa văn trang trí trên chiếc
bình gốm này ta thấy chúng tương tự như các loại men, hoa văn trang trí trên đồ
gốm hoa lam trong sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm

11


như: hoa mẫu đơn, cánh sen, hoa cúc, hay hoa dây hình sin trang trí trên các loại
đĩa, bình,…
Nhiều cuộc khai quật trên đất liền ở vùng Đông Nam Á cũng tìm thấy
những di vật tương tự như gốm ở tàu đắm cổ có niên đại thế kỷ XV Việt Nam.
Trong chính con tàu cổ cũng tìm thấy rất nhiều hiện vật có niên đại thế kỷ XV
đó là: 4 đồng tiền thời Minh có niên đại năm 1368 và 1408, một số loại đĩa bát
của Trung Quốc theo giám định chung thì được làm tại lò Cảnh Đức Trấn vào
giữa thế kỷ XV, các đĩa men ngọc thì được xác định làm ở lò Long Tuyền vào
khoảng đầu thế kỷ XV.
Như vậy, thông qua việc so sánh về loại hình, hoa văn, màu men giữa
các sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm với các hiện vật
sưu tập trong các cuộc khai quật tại các di chỉ trong và ngoài nước, các tàu đắm
cổ trong khu vực và các di vật trong chính con tàu thì hoàn toàn cho phép chúng
ta có thể xác định niên đại của bộ sưu tập gốm cổ này một cách dễ dàng là có

niên đại vào khoảng thế kỷ XV.

12


Chương 3
NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ CỦA BỘ SƯU TẬP GỐM ĐỘC BẢN
Ở TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM
3.1.

Sưu tập gốm độc bản Chu Đậu Cù Lao Chàm là bằng chứng của nghề gốm
Việt Nam thế kỷ XV phát triển rực rỡ
Do ưu thế có số lượng lớn và còn giữ được nhiều tiêu bản nguyên vẹn, sưu
tập gốm độc bản của Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đã đóng góp nguồn
tư liệu quan trọng vào việc nhận thức đồ gốm men Chu Đậu nói riêng và gốm
men Việt Nam thời Lê Sơ thế kỷ XV nói chung. Đồng thời với loại hình phong
phú, hoa văn, màu men đa dạng, đây cũng là một trong những tư liệu chuẩn để
dựa vào đó chúng ta có thẻ giám định loại hình, hoa văn, màu men và niên đại
cho các sưu tập gốm có ở trong và ngoài nước, mà trước đó không dễ gì xác
định được.
Có thể thấy sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
có một vị trí, ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nghiên cứu gốm Việt Nam. Nó
thực sự là nguồn tư liệu quý báu để chúng ta có thể hiểu sâu, toàn diện về gốm
Chu Đậu nói riêng và gốm sứ Việt Nam thế kỷ XV nói chung ở tất cả các mặt
như loại hình, hoa văn, màu men, kỹ thuật. Sưu tập đã đánh dấu một mốc về sự
phát triển rực rỡ của gốm Việt Nam thế kỷ XV trong tiến trình lịch sử gốm dân
tộc.

3.2.


Qua nghiên cứu tìm hiểu sưu tập gốm giúp ta hiểu biết về lịch sử văn hóa –
xã hội và nền mỹ thuật của Việt Nam thế kỷ XV.
Bộ sưu tập góp phần phản ánh sinh động một xã hội ổn định với kinh tế
phát triển về mọi mặt. Sự phát triển ngoại thương đã kích thích các nghề thủ
công phát triển, đặc biệt là nghề gốm.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu sưu tập gốm độc bản Chu Đậu này cho ta một cái
nhìn toàn diện về hình ảnh đất nước, thiên nhiên con người Đại Việt thế kỷ XV.
Hơn thế còn bổ sung cho ta những hiểu biết về nền mỹ thuật thời Lê Sơ. Trong
nền mỹ thuật Lê Sơ, bên cạnh tính chất cung đình, kinh viện, còn có một nền mỹ
13


thuật dân gian giàu chất liệu tươi mát và sáng tạo. Những điều này đã giúp
chúng ta thấy rõ mạch truyền thống của nền mỹ thuật thời Lý – Trần vẫn còn
tiếp tục được duy trì và phát huy trong thời Lê Sơ. Đòng thời cũng khơi mạch
mở màn cho nền mỹ thuật Việt Nam mang đậm chất dân gian được bắt đầu từ
thế kỷ XVI và bùng lên mạnh mẽ ở thế kỷ XVII. Đặc điểm đó giờ đây đã thấy
rất rõ ngay từ thế kỷ XV trong sưu tập gốm men độc bản của Chu Đậu ở tàu
đắm cổ Cù Lao Chàm.
3.3.

Sưu tập gốm độc bản Chu Đậu ở tàu cổ Cù Lao Chàm đã góp phần sinh
động vào việc nghiên cứu giao thương quốc tế trên biển Việt Nam trong lịch
sử
Việt Nam là một nước có vị trí thuận tiện cả về giao thông đường bộ lẫn
đường biển. Từ sớm, con đường biển qua Việt Nam đã được các nước Đông,
Tây khai thác để buôn bán cũng như truyền giáo.
Với tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, có thể nói thế kỷ XV là một thời kỳ mà Việt
Nam tiếp tục tham gia một cách tích cực vào con đường tơ lụa trên biển, trong
đó mặt hàng quan trọng nhất là đồ gốm.

Đó là một trong những nhận thức về giá trị của bộ sưu tập gốm độc bản
Chu Đậu ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm.

14


KẾT LUẬN
Gốm là sản phẩm mang tính chất xã hội cao vừa có tính văn hóa lại vừa có
tính kinh tế. Nó không chỉ có khả năng phản ánh nhiều khía cạnh về đời sống
kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật của quá khứ, mà còn là vật đánh dấu những
giai đoạn những nền văn hóa, những khu vực địa phương.
Chính vì vậy, việc xác định niên đại cũng như tìm hiểu phong cách, vẻ
đẹp truyền thống của nền nghệ thuật gốm cổ dân tộc còn là công việc lâu dài và
liên tục, không mệt mỏi và đầy hứng thú của các nhà nghiên cứu.
Trong đề tài tìm hiểu này, thông qua những giá trị nghệ thuật, hoa văn,
màu men, kỹ thuật, loại hình… được thể hiện trên sưu tập gốm độc bản của Chu
Đậu, chúng tôi hy vọng: gợi một vài cảm nghĩ tìm hiểu về tài năng, cuộc sống
thiên nhiên còn người quá khứ và mặt nào đó gây cảm hứng, lòng tự hào cho
những người quan tâm đến gốm cổ.

15


PHỤ LỤC

Tên bộ sưu tập

Đĩa

16



Tước (chén miệng cao)

Âu

17


18


Hũ trang trí kỳ lân

19


Bình

20


21


Bình tỳ bà

Hộp
22



Ấm hình rồng

23


24


Ấm hình chim phượng

Chân đèn

25


×