Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH: Thuyết minh về khu danh thắng Sapa Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.84 KB, 73 trang )

Môn: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Thuyết minh về khu danh thắng Sapa-Lào Cai

I/ Tổng quát về Sapa:
1.Vị trí
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1600 mét
so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km so với Hà Nội.
Là một thị trấn vùng cao, Sa Pa không chỉ nổi tiếng là một khu nghỉ mát thuộc
huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, mà nơi đây còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự
nhiên. Phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây,
cùng với những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi này, tất cả tạo nên bức
tranh hài hòa, quyến rũ và thơ mộng của đất trời vùng Tây Bắc Tổ quốc.
2.Tên gọi
Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại,
phát âm là Sa Pả hay Sa Pá tức "bãi cát", bởi ngày trước, khi có thị trấn Sa Pa thì
nơi đây chỉ có một bãi cát mà cư dân thường họp chợ. Ngồi ra, Sa cũng có thể
là cách nói lệch đi theo phiên âm tiếng Tàu là Sha cũng có nghĩa là Cát.
Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành SaPa và
họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau
đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được
thống nhất là SaPa.
Thị trấn SaPa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân
địa phương gọi là “hùng hồ”, tức “suối đỏ”. Từ hai chữ ban đầu, trải qua thời
gian cùng nhiều giả thuyết mà trở thành Sa Pa, cái tên vừa thân quen, vừa tiềm
ẩn biết bao điều kỳ diệu mà mỗi lần đặt chân đến vùng đất này là một lần được
khám phá.

1


Thị trấn Sa Pa như một viên ngọc, ẩn mình trong làn mây rồi bất chợt hiện


ra lung linh, rực rỡ dưới ánh nắng mùa xuân. Sa Pa đã trở thành nguồn cảm
hứng của các nghệ sĩ với biết bao mỹ từ đã dành cho miền đất này.
3.Lịch sử
Trước kia, SaPa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm
1897 chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân
tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào
năm 1898
Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn
thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ
Suối Tủng và làng SaPả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấnSaPa.
Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý,
khí hậu, thảm thực vật… SaPa bắt đầu được biết tới với khơng khí mát mẻ, trong
lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909 một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm
1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở SaPa và một năm sau, người Pháp
bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội –
Lào Cai hoàn thành, SaPa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Tổng
cộng, người Pháp đã xây dựng ở SaPa gần 300 biệt thự.
SaPa bị tàn phá nhiều trong Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Hàng
ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp
xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990,SaPađược xây dựng, tái thiết trở lại.
Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990,
lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003,SaPacó khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với
1.500 phòng. Lượng khách du lịch tớiSaPatăng lên từ 2.000 khách vào năm
1991 đến 60.000 khách vào 2002.
4.Khí hậu
Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ơn đới và cận nhiệt đới, khơng khí mát mẻ
quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa. Buổi sáng là tiết trời
mùa Xuân. Buổi trưa tiết trời như vào Hạ thường có nắng nhẹ, khi hậu dịu mát.
2



Buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời Thu và ban
đêm, là cái rét của mùa Đông.
Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi ở Việt Nam có tuyết. Nếu
may mắn, bạn sẽ được đắm chìm trong khơng gian của vùng ôn đới khi những
bông tuyết trắng phủ xuống vùng đất này. Hãy đắm mình trong cái giá lạnh của
vùng cao, thỏa thích ngắm nhìn và vui đùa với những bơng tuyết trắng. Là hiện
tượng thời tiết của các nước ôn đới, với Sa Pa đây là điều tuyệt vời mà tạo hóa
đã ban tặng, rất hiếm khi khách du lịch được gặp hiện tượng thời tiết hi hữu này.
II. Dân tộc thiểu số sinh sống ở Sapa.
SaPalà vùng đất xinh đẹp khơng chỉ vì cảnh quan mà cịn bởi sự hội tụ của
nhiều sắc tộc cùng chung sống. Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ khơng
khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H’Mơng Đen, Dao Đỏ,
Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tập
tục, phương thức canh tác…, cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú
và bí ẩn. Và tơi xin được giới thiệu về tộc người H’Mông và người Dao đỏ ở
Sapa:
1.

Người H’Mong ở Sapa

SaPalà vùng đất xinh đẹp khơng chỉ vì cảnh quan mà cịn bởi sự hội tụ của
nhiều sắc tộc cùng chung sống. Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ khơng
khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H’Mơng Đen, Dao Đỏ,
Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tập
tục, phương thức canh tác…, cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú
và bí ẩn. Và tơi xin được giới thiệu về tộc người H’Mông ở Sapa:
Dân tộc H’mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ởSaPa, chiếm khoảng
53% dân số. Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khu
vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán,

phần đơng họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Những tộc
người H’Mơng đầu tiên đến Sapa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên từ
khoảng 300 năm trước. Ở Sa Pa bản làng người H’mông sinh sống đông nhất là
3


Cát Cát – San Sả Hồ cách thị trấn Sa Pa 2 Km, Sa Pả, Lao Chải, Séo Mí Tỷ, và
Tả Giàng Phình.
Tên gọi khác: Mơng Đơ (Mơng Trắng), Mơng Lềnh (Mơng Hoa), Mơng Sí
(Mơng

Đỏ),

Mơng

Đú

(Mơng

Đen),

Mơng

Súa

(Mơng

Mán).

Nhóm ngơn ngữ :Mèo – Dao

Dân số: 558.000 người.
Đặc điểm kinh tế:
Sống nơi núi non hiểm trở, thiếu đất đai màu mỡ nhưng với kinh nghiệm
trồng lúa nước từ xa xưa, người H’mông đã san đắp những sườn núi, sườn đồi
thành những thửa ruộng bậc thang độc đáo, mỗi năm có thể trồng được hai vụ
lúa hoặc hai vụ ngơ. Du khách có dịp lênSaPavào mùa thu, lúc lúa chín rộ sẽ vơ
cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy vơ số ruộng bậc thang từ thấp lên cao, vàng óng
quanh co uốn lượn dọc theo sườn núi. Có thể nói đó là một trong những cảnh
quan đẹp nhất vùng núi cao Tây Bắc.
Khoảng vài chục năm trước, người H’Mơng có thói quen đốt rừng, phát
hoang để làm ruộng rẫy và sống du canh du cư. Nhưng nay thì thói quen này đã
chấm dứt và được Nhà Nước giao rừng, giao đất để tự quản, sinh sống, rừng Sa
Pa cũng hồi sinh, ruộng nương rộng lớn, trù phú và xanh tốt.
Mặc:
Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm.
Phụ nữ Hmơng Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực,
thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành. Phụ
nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ
nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả. Phụ
nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.
Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmơng Xanh đã có chồng cuốn tóc
lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngồi tạo thành hình như hai
cái sừng.
4


Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mơng Đen do
quần áo của họ tồn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người
H’Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa. Người
đàn ông thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áo

cánh ngắn tay bên ngồi khốc áo khơng tay kiểu như áo gilê có vạt dài q
mơng. Trên đầu đội một cái mũ bé tí, trịn, nơng, ơm lấy đỉnh đầu trơng như cái
mũ của Giáo hồng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổ
cẩm. Mũ của đám con trai còn được khâu thêm vào các dải vải màu hoặc các
đồng tiền lủng lẳng. Người phụ nữ cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội một
chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu. Bên
ngồi là một chiếc áo khốc khơng có tay, vạt dài gần tới gối như của đàn ông.
Chiếc áo khốc này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc. Để giữ
gìn, nhiều khi người ta mặc lộn mặt trái có màu trắng ra ngồi. Đặc biệt nhất là
phụ nữ H’Mông Sa Pa lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy. Họ
cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp. Trang trí trên y
phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình
vng, hình quả trám, hình chữ thập.Những ơ trang trí những đường diềm hình
chữ thập, chữ đinh, chữ cơng được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa
dạng, tài tình, kết hợp với các ơ hình quả trám hoặc tam giác có các đường viền
hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo
cho đồ án trang trí hoa văn của người H’mơng có vẻ linh hoạt, khơng những thể
hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí
hoa văn H’mơng có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các
trang trí của dân tộc khác.
Ngồi các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người
H’mơng cịn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình trịn, đường cong, hình
xốy trơn ốc hay các biến thể của nó là hai hình xốy trơn ốc được bố trí đối
xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S
là những loại họa tiết có đường cong, đường xốy dứt khốt thanh thốt, nhịp
5


nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hịa, khơng đơn điệu – chỉ thấy xuất hiện
trong trang trí y phục của người H’mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự

biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ
đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể
hiện đậm đà trong trang trí H’mơng.
Chắp vải mầu của người H’mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành
các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ
thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em. Mầu sắc ưa
dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây,
lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa
ghép thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều
khác biệt.
Kỹ thuật thêu của người H’mơng có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai
cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khống, khơng bị
gị bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân
tộc khác thường làm. Ngồi họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động
của mặt trời, trang trí H’mơng không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng
mang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.
Lễ hội
Trong những lễ hội truyền thống của người H’Mơng thì lễ hội Gầu Tào
diễn ngày 12 tháng giêng là đặc sắc nhất.Lễ hội thường tổ chức tại những thửa
ruộng rộng hay vùng đồi với mong ước cầu thần linh ban cho sự bình an, thịnh
vượng. Trong lễ hội cịn có các cuộc thi bắn cung, bắn nỏ, múa khèn, múa võ,
đua ngựa rất vui nhộn.
Đến đấy du khách có thể trực tiếp thấy cách sinh hoạt hằng ngày của họ,
cùng thưởng thức món thắng cố, tiết canh gà, rượu ngô, nhái nấu măng, bánh
ngô và món đậu xị… độc đáo.
Ăn:
6


Người Hmông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với

các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và
canh. Bột ngơ được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh
bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Người Hmông quen uống rượu
ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự tay
mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc phiện
tương đối phổ biến với họ.
Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmơng. Ðây là
món canh gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi bò (dê) cắt thành từng
miếng nhỏ được nấu chung trong chảo to. Người Hmơng thường nấu Thắng
cố khi nhà có bữa đám hay trong các chợ phiên.
Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmơng
Nhà:
Người Hmơng quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian
hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ. Nhà giàu thì tường trình,
cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván.
Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh. Lương thực được cất trữ trên
sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà.
Chuồng gia súc được lát ván cao ráo, sạch sẽ.
Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khn viên riêng cách nhau bằng bức
tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.
Phương tiện vận chuyển: Người Hmơng quen dùng ngựa thồ, gùi có hai
quai đeo vai.
Thờ cúng:
Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi
thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy
còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm
người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấy
khước.
7



Mỗi gia đình Hmơng đều có bàn thờ ở gian giữa nhà
Học: Chữ Hmông tuy được soạn thảo theo bộ vần chữ quốc ngữ từ những
năm sáu mươi nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự phổ biến.
2.

Dân tộc Dao Đỏ Sapa

Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng)
Tên gọi khác: Mán, Đơng, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Giang, Làn Tẻn,
Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu.
Nhóm địa phương: Dao Đỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ lạy, Dao
Đại Bản), Da Quần chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, Dụ
Cùn), Dao Lơ gang (Dao Thanh Phán, Dao Cóc
Mùn), Dao Tiền (Dao Đeo Tiền, Dao Tiểu Bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao
Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyền, Dao áo dài).
Dân số: người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người (năm 2009). (1)
Ngôn ngữ: Mông - Dao
Địa bàn cư trú: Dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào; Một số tỉnh trung
du và ven biển Bắc Bộ. Trong đó, phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà
Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai
Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên, sơn La, hào Bình, Phú Thọ. Phía Nam là các tỉnh
như: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông và miền Đơng Nam bộ
như: Đồng Nai, Bình Phước.
Tết:
Hàng năm, cứ đến đầu tháng 12 Âm lịch trở đi, khi mùa màng đã thu
hoạch xong, mỗi gia đình người Dao lại tổ chức ăn Tết “năm cùng”, để báo công
với ông bà tổ tiên thành quả của một năm lao động của gia đình. Bên cạnh đó,
người dao cịn có một tết đặc biệt. Đó là tết nhảy (người Dao gọi là Nhiang
chằm Đao) . Song lễ này không tổ chức ở mọi nhà, không phải năm nào cũng tổ

chức. Tết Nhảy chỉ làm ở “Nhà cái” (con trưởng, trưởng họ) tùy hoàn cảnh từng
người để chọn năm tổ chức, thường vài năm làm một lần. Nếu quá 10 năm thì bị
coi là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất, người có cơng tìm đất. Trong tết
8


Nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng
thanh la giục giã...
Hoạt động sản xuất:
Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước, với lĩ
thuật canh tác khá tiến bộ.
Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến của
người Dao. Tùy từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay hình thức
canh tác khác nổi trội lên như: Người Dao Quần trắng, dao áo dài, dao Thanh Y
chuyên làm ruộng nước. Người dao Đỏ thổ cach hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao
khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô. Các
loại rau màu quan trọng là bầu, bí, khoai. Về chăn ni, người Dao chăn ni
trâu, bị, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi. Ở vùng cao, có chăn ni dê, ngựa.
Về nghề thủ cơng: Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến. (Người Dao ưa dùng
vải nhuộm chàm). Hầu hết các xóm đều có nghề rèn để sản xuất nông cụ. Nghề
thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu là làm đồ trang sức. Bên cạnh đó, nhóm Dao
Đỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản (loại giấy dùng để chép sách cúng, sách
hát, sách truyện, viết sớ, tiền ma). Một số nơi cịn có nghề dầu thắp sáng, dầu ăn,
làm đường mật.
Trang phục
Với trí tưởng tượng phong phú cùng sự cần cù và đôi bàn tay khéo léo,
người phụ nữ dân tộc Dao Đỏ đã biến tấu những điều đơn giản trong cuộc sống
hàng ngày thành những họa tiết rực rỡ tạo nên sự ấn tượng và làm nên bản sắc
riêng cho dân tộc trong bộ trang phục truyền thống.
Phải mất rất nhiều công sức để trang trí hoa văn cho bộ trang phục của phụ

nữ Dao Đỏ. Để tạo thành bộ y phục đẹp người ta kết hợp 5 màu cơ bản, nhưng
chủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết. Họ đã tìm thấy trong thiên nhiên như cỏ, cây,
hoa lá, các loài động vật... để tạo nên những họa tiết trang trí cho bộ trang phục
thêm đẹp và rực rỡ.
9


Theo phong tục của người Dao Đỏ thì trong bộ y phục, quan trọng nhất là
chiếc áo dài có màu chàm hoặc màu đen. Bên trong chiếc áo dài, phụ nữ Dao
còn mặc một chiếc áo “lui ton” giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả
ngực, cổ trịn mở sau gáy. Một trong những thứ tạo nên nét độc đáo cho bộ y
phục không thể không kể đến khăn đội đầu và các đồ trang sức bằng bạc.
Chiếc khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa,
hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngồi vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao
khuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa
tiết của 5 lớp văn sẽ phơ ra ngồi, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. Tua len
làm bằng sợi len có tua rua bằng sợi tơ đỏ, ở lớp ngồi với nhiều màu, khơng chỉ
có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp để khi vấn giữ cho khăn chặt hơn. Các họa
tiết trên tua len gồm có hình sơm, hình gấp khúc, hình cây thơng...
Tiếp đến là chiếc áo bé. Họa tiết hoa văn trên áo bé, tập trung chủ yếu ở
phần ngực, cổ và lưng áo. Hoa văn được trang trí trên ngực áo bé là cách đính
cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo bé mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng
hoa bạc giữa hai hàng quả bơng len đỏ. Hoa văn trang trí trên thân sau áo bé
được thêu theo chiều dọc của áo, gồm các họa tiết hình cây thơng - với dân tộc
Dao, hình cây thơng chính là hình đi chó cách điệu; hình dấu chân hổ - chính
là hình chân chó cách điệu mà người Dao vẫn đang thờ; hình hoa kiệu; hình thập
ngoặc; hình răng cưa... được thêu ở hai bên, cúc hoa bạc đính ở giữa rất đẹp.
Khác với chiếc áo bé, hoa văn trang trí trên áo dài tập trung ở viền nẹp
ngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí các họa tiết hình sơm, hình dấu chân
hổ, hình răng cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc... Nẹp ngực mỗi bên đính 7

quả bơng len đỏ và các tua len được đính ở nơi xẻ tà.
Ở phần dây lưng, hoa văn trang trí tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết
hình sơm, hình dấu chân hổ, hình cây thơng, hình thập ngoặc và hình người mặc
váy. Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3 đến 4 vịng và buộc chặt ở phía sau.
Nhưng cầu kỳ, tỷ mỉ nhất vẫn là hoa văn trang trí trên quần. Họa tiết ở nửa
dưới của hai ống quần là các họa tiết thêu hình vng, hình chữ nhật màu đỏ 10


vàng - trắng, hình cây thơng, hình chữ vạn, hình quả trám; bên trong là các họa
tiết hình sơm, hình thập ngoặc, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình người mặc
váy.
Cuối cùng là hoa văn trang trí trên tạp dề. Hoa văn trang trí chủ yếu là hình
răng cưa, hình cây thơng, hình quả trám vng có chữ "Vạn"... Viền có các tua
len màu đỏ, khi đã mặc áo, quần, thắt lưng thì cuốn tạp dề ở ngồi cùng. Thắt
tạp dề không những để che phần vải không thêu hoa văn của áo dài mà còn tăng
thêm vẻ đẹp sang trọng của bộ lễ phục…
Có thể nói, hoa văn trang trí trên y phục của người phụ nữ Dao Đỏ khơng
chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong
phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử
dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hịa, vui tươi, trong sáng, góp phần tơ điểm
thêm cho vườn hoa trang phục đầy hương sắc của các dân tộc ở tỉnh Yên Bái nói
chung và bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ.
Điểm nhấn quan trọng trong bộ trang phục của phụ nữ Dao chính là khăn
vấn đầu. Khăn quấn đầu dài hơn 1 mét được thêu nhiều hoa văn sặc sỡ góp phần
làm nổi bật trang phục của người phụ nữ Dao. Khăn có 3 loại: khăn vng, khăn
chữ nhật và khăn dài. Ngồi trang phục chính, người phụ nữ Dao cịn ưa dùng
đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng: vòng cổ, nhẫn,
túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh. Có những
cơ gái Dao đeo 10 chiếc vịng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy bạc
đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.

Trang phục phụ nữ Dao đặc sắc và cầu kỳ bao nhiêu thì trang phục nam
giới lại đơn giản bấy nhiêu. Đó là những chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước
ngực và thường cài 5 cúc. Quần rất rộng đũng, có thể cử động trong mọi tư thế.
Cả nam, nữ và trẻ con người Dao đều thích đeo trang sức như vịng cổ,
chân, tay. Ngồi việc làm đẹp thì chúng cịn mang giá trị nhân văn, tín ngưỡng.
Theo truyền thuyết kể lại, người dân đeo trang sức bằng bạc thì sẽ trừ tà ma,
tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ.
11


Ngày nay, trang phục của người Dao đã bị mai một do tác động của kinh tế
thị trường và quá trình giao lưu văn hóa. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp tích cực, đặc biệt là
tổ chức các cuộc thi “Trang phục dân tộc” để người dân gìn giữ những gì mà cha
ơng đã để lại
Tết nhảy
Người Dao Đỏ đón xuân theo tập tục truyền thống tổ tiên từ nhiều đời nay.
Bắt đầu từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới, đồng bào dân tộc đã bắt tay
vào mổ lợn béo, gà trống thiến, làm bánh nếp… Đây chính là thời điểm các
thành viên trong dòng họ tụ tập quây quần tại nhà trưởng họ, cùng nhau nâng
chén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày càng làm ăn phát đạt, cháu con
khoẻ mạnh… và bàn việc tổ chức nghi lễ Tết nhảy.
Người Dao Đỏ chuẩn bị đón Tết khá cơng phu. Trước hết nam thanh niên
ôn luyện các điệu múa cổ truyền, các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới cho
chồng con đi chơi Tết. Tết nhảy sẽ diễn ra ở nhà ông trưởng họ, nên các thành
viên trong họ đều tấp nập giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.
Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả
"chái peng pi" tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần
linh về "ăn" Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện
bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng

trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mơ phỏng cảnh chim cị sải
cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được
diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của lồi hổ... Các điệu múa mang
tính hình tượng cao và độc đáo. Khơng biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những
vũ điệu vẫn được người Dao Đỏ lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinh
hoạt văn hóa khơng thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân.
Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dịng họ
tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tác
phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét
12


hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn
tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ơng tổ.
Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày
Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước
tắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt.
Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà,
xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu
dâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa
nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt... Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.
Trong Tết nhảy, người Dao đỏ cịn hát các điệu hát nói về cơng lao của
đấng tổ tiên, sự tích dịng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn... Mục
đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang
năm mới mọi người trong gia tộc, dịng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà
cho mùa màng bội thum, gia súc, gia cầm phát triển khơng bị dịch bệnh...
Trong Lễ hội cịn có hội hát giao duyên của trai gái trong bản và các trị
chơi mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: ném còn, bịt
mắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột mỡ, đi cầu tre… thu hút rất nhiều khách du lịch
trong nước và quốc tế đến tham gia và khám phá.

Văn hóa ẩm thực
Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi
để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những
ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngơ lúa, làm chuồng trại
gia súc. Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà cịn đồ xơi nhiều màu.
Ngồi các nguồn lương thực chính là gạo và ngơ, người Dao cũng có nhiều
món chế biến từ thịt và cá rất đa dạng.
Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem xào
gừng và nghệ. Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước
và thường cho thêm gừng. Một số món như thịt bị, thịt trâu cịn tươi cũng được
đem xào chín với gừng. Chỉ có lịng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng
13


được xào khô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít
rượu. Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như
thảo quả, quế, gừng, sả...
Món luộc: Để làm món thịt luộc, người Dao thường rửa sạch thịt và cắt
thành miếng to bằng bàn tay. Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi
bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín
đều thì vớt ra. Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với
rau ngót, mồng tơi. Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành
miếng nhà xếp vào bát, đĩa hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối.
Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích. Món thịt hầm thường
phải có thêm những thứ bổ trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su
hào... Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị như
rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng...
Món nấu (o khấu): Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các
món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng khơng phải là ít. Họ rất thích
ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều khi đậu phụ,

trứng gà cũng được đem nấu canh. Ngồi ra, họ cịn hay nấu canh thịt lợn nạc
với phở hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao... Khi bắt được những con cá
to họ cũng hay đem nấu canh với gia vị. Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc
lễ thường thấy xuất hiện nhiều món thịt nấu. Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ
thường đem rửa sạch, chặt đi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ.
Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản. Khi thấy chảo nóng thì cho
mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi
chín thì vớt ra.
Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lấy ít gan có cả
mật và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng.
Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho
mọi người cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn.
14


Đối với các món rau, trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canh
mặn hoặc nhạt là món chính. Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấu
canh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền,
măng, mướp, bầu, bí, khoai sọ.... Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá
non của cây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được xào, ít dùng nấu canh. Tuy
gọi là rau xào nhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tránh cho
rau bị cháy. Hiện nay, do ảnh hưởng văn hoá, người Dao cũng ưa thích món rau
luộc. Rất nhiều loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền...được họ đem luộc
ăn với nước chấm.
Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời. Tuy vậy, chỉ có đàn ơng Dao
là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách. Cịn nữ giới chỉ uống rượu thuốc để
chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè.
Nước uống thường ngày của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ,
lá cây rừng hoặc hạt vối, vừa mát vừa bổ. Hiện nay, nhiều gia đình người Dao
đã tự trồng chè nên nước chè xanh cũng bắt đầu trở thành đồ uống phổ biến của

họ.
Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình
đều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống. Về vị trí ngồi, hàng phía trên là nơi ngồi
của đàn ơng, cịn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và
trẻ con. Việc chia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong
nhà có khách hoặc các thành viên q đơng, khơng đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm.
Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uống
cho thuận tiện. Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu
nhỏ, cịn mâm trong gian khách có ơng, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn
tuổi.
Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâmphải chờ cho
đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa. Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời,
nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau. Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà
15


gắp cho các cháu nhỏ. Khi thịt gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùi
chân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn.
Trong bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng không quên mời và luôn tay gắp
miếng ăn ngon cho khách. Đúng theo tập quán trước kia, người Dao vừa ăn cơm
vừa uống rượu, khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chén
mời nhưng không chạm chén. Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của mình
mà uống nhiều hay ít mỗi khi nhấc chén uống rượu. Khi uống cạn chén khách cứ
tự nhiên để cho chủ nhà rót rượu xuống. Nếu cảm thấy khơng muốn uống nữa
thì lấy tay đẩy nhẹ miệng chai lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu xuống
chén của mình. Khi ăn cơm xong hoặc đang ăn khơng được để đũa lên miệng
bắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới cơm cúng
vong hồn người chết mới được để đũa như vậy.
Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, có
một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng

đồng quy định. Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xơi,
thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương
hầm... Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như
trong những ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt
gà cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ. Cịn trong đám ma
có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc
bi chuối rừng nấu với xương lợn. Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong
mâm, vị trí ngồi, ngơi thứ, vị thế trong dòng họ, chỗ ngồi theo tuổi tác và địa vị
của khách… thì tuỳ theo sự quy định của từng loại nghi lễ.

III. Các thắng cảnh ở Sapa
1.Nhà thờ đá cổ Sapa

16


Nhà thờ Sa Pa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng
che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra những lễ hội đầy
màu sắc của phố núi.
Nằm ở ngay trung tâm thị trấn, được xây dựng vào năm 1935. Đây được
coi là dấu ấn cịn lại vẹn tồn nhất của người Pháp từ khi họ đặt chân đến Sa Pa
xây dựng thị trấn này. Sau nhiều lần trùng tu, đến nay ngôi thánh đường vẫn lưu
giữ được vẻ đẹp gần nguyên gốc với tháp chuông cao 36m, các bức tường đá, hệ
thống mái và gian cung thánh. Bên trong giáo đường là 32 ơ cửa kính mầu, có
hình các màu nhiệm mân côi các chặng Thánh Giá và các thánh. Rất có thể, du
khách sẽ bắt gặp một buổi học hát thánh ca bằng tiếng H'mông của các em thiếu
nhi người H'mông ở đây. Một bức ảnh kỉ niệm với nhà thờ đá Sa Pa là điều
không thể thiếu đối với bất cứ ai đã từng đặt chân đến thị trấn xinh đẹp này.
Nhà thờ cổ cịn có tên là nhà thờ đá hay nhà thờ Đức Mẹ Mân .
Trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên cho cơng trình này, những

người kiến trúc sư Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng. Việc chọn
hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Cơng giáo: Đầu
di tích quay về phía Đơng, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên
Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa
Kitơ.
Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến
trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chng, vịm cuốn…
đều là hình chóp tạo cho cơng trình nét bay bổng thanh thốt. Tồn bộ nhà thờ
được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung
quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường
của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng
thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay
làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi,
17


rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào.
Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có
đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của
thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn
Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian.
Nhà thiên thần gồm: một tầng hầm, ba gian tầng trên là nơi cứu chữa người
bệnh tật, người lữ hành qua đêm, khu để xác, cơng trình vệ sinh, bếp ăn…; khu
vườn thánh có hai ngơi mộ, 5 cây Kháo Vàng trên trăm tuổi, trong đó 4 cây mọc
trên đá.
Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m,
trong tháp có quả chng cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang
trong vòng bán kính gần 1km. Hiện, trên bề mặt của chng cịn rõ nét ghi đúc,
số người qun góp tiền đúc chng…Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn
giữ nguyên sau lần trùng tu.

Nhà thờ Mân côi giữa khu trung tâm Sa Pa là điểm hẹn của nhiều du khách
mỗi khi có dịp đến đây. Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự
tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét dun dáng và
hồn của cơng trình kiến trúc tơn giáo.
Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa ln là địa điểm diễn ra
nhiều hoạt động văn hố truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước
Nhà thờ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên, nơi đây vào mỗi tối thứ 7
hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số
mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Với tiếng sáo, kèn lá, đàn mơi dìu
dặt, tha thiết và những điệu x chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ
người Mông, Dao... Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày
cuối tuần tạo cho không gian của Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lơi
cuốn lạ thường.
2. Núi Hàm Rồng
18


Núi Hàm Rồng , cao hơn 1800m so mới mực nước biển, là một ngọn núi
hình đầu rồng nằm ngay sát trung tâm thị trấn SaPa, đồng thời cũng là khu du
lịch sinh thái nổi tiếng của thị trấn xinh đẹp này. Hàm Rồng SaPa là một trong
số ít những ngọn núi của Việt Nam có hình tượng đẹp và rõ nét, gắn liền với đó
là truyền thuyết thú vị, ly kỳ.
Núi Hàm Rồng là một trong số ít điểm du lịch có được sự sáng tạo của con
người. Chất sáng tạo của con người được hoà quyện với vẻ đẹp tự nhiên tạo cho
nơi đây vẻ đẹp riêng mà khơng nơi nào có được. Bởi Hàm Rồng là một Sapa thu
nhỏ, nhìn xa trơng như con rồng đang bay giữa làn mây trắng. Có nhiều truyền
thuyết về ngọn núi này trong dân gian kể rằng: thưở Sapa cịn chìm trong đại
dương, có hai anh em nhà rồng trốn đến đây chơi. Vua cha phát hiện gọi về,
rồng anh nghe thấy đã bay về trời, rồng em mải chơi mãi chốn thủy cung nên
chẳng nghe thấy. Trời sập tối, rồng em mới sực tỉnh quẫy đi ngoi lên thì cổng

trời đã đóng chặt lại. Rồng em đành phải mãi mãi ở lại hạ giới và hóa thành núi
đá với tư thế đầu lúc nào cũng ngẩng lên, dõi mắt về trời. Từ đấy ngọn núi nằm
trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ được mang tên Hàm Rồng.
Lại có truyện kể rằng, thuở hồng hoang có đơi rồng quấn qt bên nhau,
chơi đùa nơi trần thế mà không hề biết rằng cơn đại hồng thủy đang ập đến, cho
đến khi bị những con nước khổng lồ, cuồn cuộn nhấn chìm. Chàng rồng vùng
vẫy mạnh mẽ rồi may mắn thốt thân, cịn nàng rồng do đuối sức bị cơn đại
hồng thủy nhấn chìm, chỉ biết ngước đầu lên nhìn chàng rồng bay về trời. Theo
thời gian, nàng rồng hóa đá, thân thể trở thành dãy Hồng Liên Sơn hùng vĩ, cịn
phần đầu trở thành núi Hàm Rồng.
Nhưng cũng có truyền thuyết kể lại rằng: Cách đây đã lâu, khi lãnh địa
mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào một thời lập
địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật cịn sống sót trong bùn lầy hãy tự
lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các lồi sinh vật tranh nhau chỗ ngụ
cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin này
nhìn sang hướng đơng đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn
19


rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy
nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, khơng nhìn
thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đơng tồn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành
nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình,
co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hồng đã hết thời hạn,
thân hình người em út nhà Rồng hố thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm
há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hố thành đá, hình dáng đó vẫn
cịn cho tới ngày nay.Núi ở độ cao 1.780m so với mặt nước biển.
Ngày nay, ngọn núi kỳ thú này được xây dựng trở thành một khu du lịch sinh
thái hấp dẫn của thị trấn SaPa, bao gồm 3 khu vực chính, đó là vườn hoa hàm
rồng, "vườn đá" Thạch Lâm và cuối cùng là đỉnh hàm rồng, nơi du khách có thể

thu vào tầm mắt tồn bộ thị trấn Sapa xinh đẹp.
Vườn hoa Hàm Rồng là nơi mà du khách sẽ đi qua trong hành trình lên
đỉnh Hàm Rồng. Vườn hoa được xây dựng dựa theo địa thế tự nhiên của núi, để
tham quan, du khách sẽ phải đi qua chặng đường dài hàng trăm bậc đá. Cứ cách
một đoạn, cảnh trí lại trải ra trước mắt như một bình ngun thu nhỏ rực rỡ, với
mn vàn sắc hoa. Mùa nào hoa nấy, đem lại cho du khách mới lạ và cảm xúc
khác biệt. Hoa ở đây có đủ loại với mn sắc màu: đỗ qun, hồng, cẩm tú cầu,
tràng pháo… Điều thú vị là mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 300
loài lan với những cái tên khác nhau như: lan hài, lan kiếm, hoàng lan… đang
đua nhau nở rộ nơi Vườn lan 1 và Vườn lan 2. Quả là thiên nhiên đã vô cùng ưu
đãi Sapa khi ban tặng cho nơi đây những loài hoa như vậy. Sắc hoa tươi thắm
xen lẫn giữa rừng đá mn hình vạn dạng, quyện trong cảnh bồng lai mây trời
khiến bất kỳ ai lên đây cũng đều có cảm giác lạc giữa chốn thiên đàng. Nếu có
dịp đến Hàm Rồng vào đúng tiết xuân sẽ còn được chứng kiến đủ các màu hoa
rực rỡ của những rừng đào, mận, lê trên núi Hàm Rồng. Không xa cách khu
Vườn lan 1 là sân ngắm Phanxipang. Từ đây, các bạn được mở rộng tầm mắt
bởi bức tranh khung cảnh thị trấn Sapa. Xa xa, những con đường ngoằn nghèo
20


dẫn tới những bản làng cheo leo bên sườn núi. Khi tầm mắt phóng lên cao là dấy
núi Hồng Liên Sơn với đỉnh núi Phanxipang lúc ẩn lúc hiện trong mây.
Vườn đá Thạch Lâm, khu vườn của nhiều vách đá kỳ lạ, được thiên nhiên sắp
xếp vơ tình mà như hữu ý, đã khiến người xưa khéo tưởng tượng thành vơ vàn
móng vuốt, vây lơng của "nàng" rồng. Đi giữa rừng đá dựng đứng, du khách sẽ
có cảm giác bí hiểm, âm u như lạc vào mê cung khó lịng tìm thấy lối ra.
Cuối cùng, sau cuộc hành trình dài 1 km, qua quãng đường không hề dễ
dàng, du khách sẽ lên đếnđỉnh Hàm Rồng (hay còn gọi là Sân Mây) được bố trí
như một chịi quan sát. Tại đây, du khách có thể thu tồn bộ thị trấn SaPa cũng
như khu du lịch Hàm Rồng vào trong tầm mắt. Đứng trên chòi quan sát cao ngất

ở độ cao hơn 1800m, hít thở khơng khí trong lành, mát lạnh và chiêm ngưỡng
toàn cảnh Sapa

Núi Hàm Rồng với phong cảnh hoang sơ nhưng kỳ vĩ của nó đã cuốn hút
du khách. Con đường lên núi tạo cho họ một ấn tượng rất khó quên với những
bậc thang lên xinh xắn, hai bên là rừng mận, rừng đào đang mơ màng rũ lá. Lên
cao chút nữa là một bãi đất dốc thoai thoải với những thảm cỏ xanh mượt mà gối
đầu vào vách đá, mở ra khơng gian thống đãng, thư giãn sau những bước chân
mỏi nhừ. Trên núi Hàm Rồng, một trong những điều hấp dẫn nhất chính là hoa.
Hoa ở đây có đủ loại với mn sắc màu: đỗ qun, hồng, cẩm tú cầu, tràng
pháo… Điều thú vị là mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 300 loài
lan với những cái tên khác nhau như: lan hài, lan kiếm, hoàng lan… đang đua
nhau nở rộ nơi Vườn lan 1 và Vườn lan 2. Quả là thiên nhiên đã vô cùng ưu đãi
Sapa khi ban tặng cho nơi đây những loài hoa như vậy. Sắc hoa tươi thắm xen
lẫn giữa rừng đá mn hình vạn dạng, quyện trong cảnh bồng lai mây trời khiến
bất kỳ ai lên đây cũng đều có cảm giác lạc giữa chốn thiên đàng. Nếu có dịp đến
Hàm Rồng vào đúng tiết xn sẽ cịn được chứng kiến đủ các màu hoa rực rỡ
21


của những rừng đào, mận, lê trên núi Hàm Rồng. Không xa cách khu Vườn lan
1 là sân ngắm Phanxipang. Từ đây, các bạn được mở rộng tầm mắt bởi bức
tranh khung cảnh thị trấn Sapa. Xa xa, những con đường ngoằn nghèo dẫn tới
những bản làng cheo leo bên sườn núi. Khi tầm mắt phóng lên cao là dấy núi
Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phanxipang lúc ẩn lúc hiện trong mây.
3. THÁC BẠC
Sa Pa không chỉ hấp dẫn bởi bầu khơng khí trong lành mát mẻ với núi
non trùng điệp hút mắt nhìn mà vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo của dòng thác Bạc Sa
Pa được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi đây cũng khiến cho lịng người
chống ngộp.

Nằm cách thị trấn Sapa chừng 15km về phía Lai Châu, Điện Biên, mất
chừng 30 phút bằng xe máy hay xe bus nếu muốn có một chuyến du lịch giá rẻ,
du khách sẽ tới thăm thác một trong số ít thác nước đẹp nhất Việt Nam. Phong
cảnh trên đường đi, những rừng thông, những giàn su su trải rộng trên những
sườn đồi, phía dưới con đường đi là những cánh đồng hoa hồng quanh năm tươi
tốt sẽ khiến du khách quên đi đoạn đường dài.
Với độ cao hơn 200m là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ
cao 1.800 mét nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, quanh năm dịng nước trắng xố
đổ tràn xuống dịng suối. Những hôm trời trong xanh, đứng trên núi Hàm Rồng,
du khách sẽ thấy phía xa xa là dịng nước trắng như bạc đang ào chảy xuống. Vì
thế người dân nơi đây đặt cho nó cái tên thật lãng mạn – Thác Bạc.
Khi tới gần dòng thác tuyệt đẹp hiện ra trước mắt du khách, phía trên là
những bụi nước bay ra như những đám mây che khuất phần nào ngọn thác, phía
dưới chân thác là những bọt nước bắn tung ra vì sức chảy rất mạnh.
Thác Bạc – thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Thác nằm
ngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai Châu nên khá
thuận lợi để thăm quan. Vì thế Thác Bạc là một thắng cảnh thu hút nhiều khách
du lịch tham gia những tour Sa Pa. thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi
dầy nhấtSaPa, có những năm khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10cm.
22


Từ chân thác leo lên độ cao khoảng 30 mét, du khách sẽ có cảm giác
như thác nước đang đổ về phía mình, những dịng nước nhỏ đang ầm ầm đổ
xuống để kịp bắt dịng với con suối phía dưới kia.
Dưới chân con dốc dẫn lên Thác Bạc có một trung tâm giống cá Hồi, nơi
đây có tham vọng trở thành trạm nghiên cứu các đối tượng thủy sản nước lạnh
lớn nhất cả nước. Cá hồi ở trung tâm được nuôi với nguồn nước dẫn từ thác Bạc
về với hơn 1.000 mét ống dẫn nước.
Đi qua thác Bạc chừng 2km, du khách sẽ tới Trạm Ton, nơi các cuộc

chinh phục đỉnh núi Fanxifan bắt đầu, và cũng nơi đây, du khách sẽ có phần nào
trong mình những hành trình chinh phục nóc nhà Đơng Dương.
4. THUNG LŨNG MƯỜNG HOA
Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng
8km về phía Đơng Nam. Từ thị trấn Sa Pa vượt qua một con đèo men theo dãy
núi cao, chúng ta sẽ đến với thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt ở thung lũng
này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen kẽ giữa cỏ cây và ruộng
bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình
vẽ, những kí tự kì lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa.
Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản
độc đáo của người Việt cổ
Dòng suối Hoa, chảy dọc thung lũng Mường Hoa, kéo dài qua suốt các
xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào… Chính tại nơi này, rải dọc qua các dãy núi là
một khu chạm khắc đá kỳ lạ. Trải dài trên chiều dài hơn 4km, rộng 2 km, với ít
nhất 159 hịn đá, chứa nhiều hình họa bí ẩn, bãi đá từng là điểm tập trung nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Nga, Pháp Australia…
Thung lũng Mường Hoa là điểm dừng chân của nhiều tour du lịch Sa Pa
mỗi ngày
Cả quần thể bãi đá cổ có những hịn đá với hình khắc đẹp, tập trung ở Bản
Pho. Với những hòn đá lớn, trên bề mặt có khắc những hình khác nhau. Đặc biệt
là các dạng hình người ở nhiều tư thế: hình người dang tay, đầu tròn tỏa ánh hào
23


quang; có hình người nắm tay nhau; có hình người lộn ngược; có hình những
người cặp đơi với bộ phận sinh dục nối liền nhau như biểu hiện của tín ngường
thờ sinh thực khí trên các hình vẽ của trống đồng Đơng Sơn. Khảo sát kỹ, ở đây
có tới 11 mơ-típ hình người kỳ lạ. Hầu hết các nhà khoa học đều đánh giá đây là
một di sản lớn của lồi người. Chúng khơng chỉ mang các giá trị về mặt mỹ
thuật mà nó cịn có ý nghĩa về mặt tâm linh, như một bức thơng điệp bí ẩn mà tổ

tiên gửi lại cho con cháu mai sau.
GS Lê Trọng Khánh, một chuyên gia về “Chữ viết người Việt cổ” đã đưa
ra những hướng giải mã khác nhau về bãi đá cổ Sa Pa, rồi khẳng định: “Tổng thể
các hình khắc trên đá ở Sa Pa là một bộ sách khổng lồ được khắc bằng văn tự đồ
họa cổ”. Còn GS Diệp Đình Hoa và một số đồng nghiệp của mình thì chia các
hình khắc trên đá này ra thành 6 loại cơ bản và đi tới kết luận: “Các hình vẽ này
thuộc nhiều thời đại khác nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ các biểu tượng mặt trời, và
đặc biệt là hình nhà sàn mái cong kiểu hình thuyền úp ngược. Ở đây, người ta
nhận thấy có rất nhiều nét tương đồng với văn hóa Đơng Sơn, có niên đại cách
đây từ 2.300 đến 3.000 năm. Vậy, chủ nhân của lớp văn hóa cổ này có phải là
người Việt cổ từ thời Đông Sơn?”
Theo ý kiến tâm huyết của một lãnh đạo văn hóa tỉnh Lào Cai: Những
hình vẽ bí ẩn ở bãi đá cổ Sa Pa có thể là của nhiều tộc người sống ở nhiều thời
kỳ khác nhau. Họ vẽ những hình hoặc là thơ sơ, hoặc là tinh xảo đó lên đá để thể
hiện tín ngưỡng âm dương, đó là dấu ấn nhân sinh quan của nhiều người ở nhiều
lớp văn hóa khác nhau. Họ có thể hoặc là người Dao, hoặc là người Mông… Mà
thực tế đã chứng minh điều này.
Trong Hội nghị Thông báo Khảo cổ học năm 2000 ở Hà Nội, những
người từng lăn lộn ở Phong Thổ- Lai Châu, Mèo Vạc – Hà Giang đã đưa ra
những thông tin làm sửng sốt về bãi đá cổ Sa Pa: Đã tìm ra những bãi đá tương
tự ở Phong Thổ và Mèo Vạc. Nếu điều này được nghiên cứu trên một diện rộng
và bao quát hơn, thiết nghĩ, những thơng tin trên sẽ là chiếc chìa khóa mở cửa
kho bí ẩn ở bãi đá cổ Sa Pa.
24


5. Bãi đá cổ
Bãi đá khắc cổ Sa Pa trải ra trên địa phận của ba xã Tả Van, Hầu Thào và
Sử Pan, nằm trong thung lũng Mường Hoa với diện tích khoảng 8 km2. Nằm
ngay bên đường đi quanh co dốc núi, bãi đá khắc cổ gồm 159 tảng đá lớn nhỏ

nằm lẫn trong cây lá, nằm sát ngay bên đường hay giữa ruộng lúa nước... Nếu
chỉ xét về mật độ tập trung các tảng đá thì bãi đá khắc Tả Van xứng đáng xếp
hàng đầu. 159 tảng đá cịn rõ nét khắc hình họa, nét chữ viết ở dạng sơ khai và
tiến tới hồn chỉnh, được ví như 159 tấm bia đá cổ xưa nhất Việt Nam.
Với những hịn đá lớn, nhỏ trên bề mặt có khắc những hình khác nhau.
Nhìn tổng thể, các hình chạm khắc có thể quy về vài nhóm chính: hình trịn khắc
vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc có thể dùng để
tượng trưng cho mặt trời, hình nam nữ giao phối, nhấn mạnh vào bộ phận sinh
dục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh dịch, ngắn hoặc có thể
kéo dài ơm lấy viên đá dường như thể hiện những cánh đồng, hoặc thửa ruộng
bậc thang, các hình vng, chữ nhật đục chìm là nhà cửa hoặc tượng trưng cho
khu dân cư sinh sống... Đại bộ phận đều mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hình
giản đơn và khúc triết, xuất phát từ những con người nguyên sơ có đời sống gắn
bó sâu sắc với tự nhiên. Ngồi ra, cịn thấy nhiều hình vẽ, biểu tượng khác nhau
được khắc trên những tảng đá đó như: các hình vẽ như hình vng, hình chữ
nhật, các nét vạch đơn, vạch đôi, những đường song song và những đường cắt
ngang, những hình người, hình chim thú, cảnh sinh hoạt...
Dựa vào giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá trên, ta có thể tạm phân
chia nội dung nội dung các bức chạm khắc thành hai loại ý nghĩa.
Loại một có nội dung mang ý nghĩa tơn giáo hoặc dùng trong những hoạt
động có tính tơn giáo, thể hiện những ý thức sơ khai đầu tiên về tự nhiên và con
người. Đó là những bức chạm đơn giản trên những viên đá kích thước nhỏ và
vừa, mỗi bức là một hoặc vài hình chạm đặt cạnh nhau. Như tổ hợp các đường
vạch song song; tổ hợp vạch song song và hình trịn; hình người, các đường
song song và hình trịn. Tương ứng với đó có thể hiểu là theo từng nội dung là
25


×