Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghệ thuật ca trù trong đời sống tinh thần người dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.3 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ca trù là nghệ thuật ca nhạc độc đáo của Việt Nam, chưa rõ có từ bao
giờ, nhưng ai cũng biết nó được phát triển từ thời Lê Sơ, khi Nho giáo trở
thành Quốc giáo, từ thi cử bằng văn thơ phú đối, đòi hỏi được phổ cập qua
nghệ thuật ca ngâm nhạc tấu. Ca trù đã được các bậc vua chúa, quan lại và
nhân dân hân hoan đón nhận. Trải qua gần 1000 năm ra đời và phát triển, ca
trù đã trở thành một môn nghệ thuật độc đáo, một loại hình âm nhạc vừa dân
gian, vừa bác học. Với nhịp trống “ Tom, chát ”, tiếng đàn đáy trầm đục hòa
quyện với nhịp phách cùng lời hát và phức điệu chau chuốt đến mức tinh tế,
hư thực ca trù đã trở thành nơi kí thác tâm hồn nhiều người, là nơi chứa đựng
những tình cảm thiết tha và sâu lắng đến tột cùng trái tim người nghe và
người nghệ sĩ. Nó là thú vui văn chương trong các lễ hội trong cung đình của
những tao nhân mặc khách, sau lan tỏa về các lễ hội đình huyện, chúc tụng
Tiên Thánh, Tiên Hiền, ca ngợi non sông đất nước, với nội dung yêu cầu như
Thần phả. Nhất là thời Lê Trịnh do thơ Nôm được phổ biến nên ca trù đã phát
triển rộng khắp về cả những cuộc khao vọng ở nhà riêng và ca quán.
Ca trù xưa kia vốn được vua chúa, quan lại rất mến chuộng đã đành,
nhưng trong đời sống của nhân dân ca trù cũng là loại hình dân ca được phổ
biến trong dân gian và được quy định thành tục lệ trong hương ước, tộc ước,
khoán hội của làng xã… trong các lễ hội lớn, trong dịp khánh tiết, không có
ca trù coi như “lễ mọn”, thậm chí “bất thành lễ”.
Ở Bắc Giang, ca trù đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, những căn cứ để
khẳng định điều đó thể hiện trên tất cả nhiều di sản văn hóa cả văn hóa vật thể
và văn hóa phi vật thể còn tồn tại đến ngày nay.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là trong thời gian vừa qua nghệ thuật
ca trù nói chung và nghệ thuật ca trù Hiệp Hòa, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Bắc Giang
nói riêng đang có biểu hiện mai một, có người ví ca trù như thân phận cô gái

1



đa đoan sắc còn mệnh mỏng. Để góp phần gìn giữ vốn cổ, tinh túy của dân
tộc và có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của nhân dân , trong thời gian gần
đây nhiều công trình nghiên cứu về ca trù Hiệp Hòa, Bắc Giang đã được thực
hiện, các CLB ca trù tại địa phương đã được thành lập, số người tâm huyết
với nghệ thuật ca trù đã tăng lên đáng kể. Đó cũng là một dấu hiệu đáng
mừng. Song làm thế nào để duy trì và phát triển giá trị của ca trù Hiệp Hòa Bắc Giang vẫn là một vấn đề khó khăn. Tuy khả năng còn nhiều hạn chế
nhưng người viết vẵn nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng và từ đó hi vọng đem
hiểu biết của mình để góp phần đề ra những giải pháp về việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá này. Và đó cũng chính là lý do
em chọn đề tài: “Nghệ thuật ca trù trong đời sống tinh thần người dân
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” làm báo cáo thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu ca trù Hiệp Hòa- Bắc Giang nhằm cung cấp một số
huyệng tin về loại hình âm nhạc vừa dân gian vừa bác học của người Việt.
- Phát hiện một số đặc điểm trong lời thơ, tiếng hát, hình thức giáo
phường, cũng như các nhạc cụ được sử dụng trong ca trù Hiệp Hòa- Bắc
Giang.
- Khẳng định những giá trị tiêu biểu, làm sáng tỏ, gìn giữ và phát huy
sản phẩm văn hóa tinh thần, di sản văn hóa phi vật thể của người dân Hiệp
Hòatỉnh Bắc Giang.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Phân tích, chứng minh, đối chiếu, so sánh.
- Điền dã thực tế, thu thập tài liệu, tư liệu.
- Kế thừa, tổng hợp các tài liệu, ấn phẩm đã công bố hoặc còn ở dạng
tư liệu.

2



4. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Ca trù Hiệp Hòa- huyện Tứ Kỳ- tỉnh Bắc
Giang Trong đời sống tinh thần của người dân.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghệ thuật ca trù của người dân huyện Hiệp
Hòa- huyện Tứ Kỳ - tỉnh Bắc Giang. Mở rộng nghiên cứu một số phường ca
trù ở huyện Nam Sách,và một số phường Ca trù : Thăng Long, Hải Phòng...
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài có bố
cục 3 chương
Chương 1. Tổng quan về huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Chương 2. Nghệ thuật hát ca trù ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3Những xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca
trù ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG
1.1 Khái quát về huyện Hiệp Hòa
1.1.1. Vị trí địa lý
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây
Nam của tỉnh Bắc Giang. Huyện lỵ là thị trấn Thắng cách thành phố Bắc
Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường bộ. Phía Đông Bắc
giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng
đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện
Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các huyện Phổ Yên và Phú Bình của
tỉnh Thái Nguyên

Huyện chia thành 26 đơn vị hành chính: thị trấn Thắng, xã Bắc Lý,
xã Châu Minh, Đại Thành, Danh Thắng, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Đức
Thắng, Hòa Sơn, Hoàng An,Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp
Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc
Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng,Xuân Cẩm.
Các cơ quan hành chính của huyện nằm ở thị trấn Thắng. Các đơn vị trực
thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân
dân huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng nông nghiệp, Phòng tài
nguyên và môi trường, Phòng hạ tầng kinh tế, Phòng công thương, Phòng
Văn hóa – Thông tin – Thể thao, Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh xã
hội, Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng y tế, Phòng tư pháp, Thanh tra huyện,
Trung tâm Dân số, Ban quản lý dự án, Đài truyền thanh huyện, Trung tâm
khoa học vàc ông nghệ, Trạm khuyến nông.
Hiệp Hoà bao gồm 25 xã và một thị trấn, nằm cách thành phố Bắc
Giang khoảng gần 30 km về phía Tây-Nam. Là huyện nằm tiếp điểm giữa
châu thổ đồng bằng lưu vực sông Hồng với núi rừng Việt Bắc nên vùng đất

4


này có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá và quốc phòng. Riêng
về lĩnh vực văn hoá, Hiệp Hoà là huyện có số lượng di tích lớn nhất so với
các huyện, thành phố trong tỉnh gồm 385 (năm 2007) di tích các loại bao gồm
đã xếp hạng và chưa xếp hạng. Đến nay các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc
nghệ thuật được xếp hạng là hơn 80 di tích và hàng trăm lễ hội truyền thống
được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tới ngày nay.
Với khu di chỉ Đông Lâm, xã Hương Lâm được phát hiện là các di vật
đá như rìu nạo, dùi đục, lưỡi câu bằng đồng và những đồ đặng có kích thước
lớn cách ngày nay khoảng trên 3000 năm. Hay việc phát hiện trống đồng Bắc
Lý có hoa văn trang trí cơ bản giống trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông

Sơn cách ngày nay hơn 2000 năm đã thể hiện sự phát triển của nghề đúc đồng
nơi đây đồng thời qua những hoạ tiết hoa văn trên trống đồng cũng phản ánh
ý niệm tâm tư tình cảm của người xưa cho các thế hệ mai sau. Tất cả các hiện
vật này được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang.
Nghệ thuật chạm khắc đá Lăng Dinh Hương( ảnh khai thác)Hiệp Hoà
là huyện có số lượng di tích lịch sử văn hoá tương đối lớn song số di tích có
giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cũng không phải là ít. Tiêu biểu phải kể đến
ngôi đình cổ Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ. Đây là một kỳ công văn hoá của cư
dân Hiệp Hoà vào thế kỷ XVI. Đình Lỗ Hạnh là một bức tranh hoàn mỹ, phản
ánh tư duy nghệ thuật cao với các đường nét mềm mại, bay bổng, đặc biệt là
hai bức tranh sơn mài hợp thành bộ Bát tiên có giá trị. Đình Lỗ Hạnh được
coi là “Đệ nhất Kinh Bắc” đã giúp ta hiểu sâu sắc, cụ thể, toàn diện hơn về
nền văn hiến xứ Bắc xưa. Mặt khác, Hiệp Hoà còn là huyện có số lượng các
di tích về lăng tẩm nhiều nhất so với các huyện trong tỉnh. Hệ thống lăng tẩm
gồm hơn 20 lăng được xây dựng bằng chất điệu đá xanh, đá ong cổ kính từ
thế kỷ XVI đến XVIII tiêu biểu như lăng Chúa Đôi, lăng Dinh Hương, lăng
họ Ngọ, lăng Vân Cẩm, lăng đá Bầu, lăng họ Trần…Tuy các lăng được xây
dựng vào các thời điểm khác nhau song hệ thống các lăng đá ở Hiệp Hoà đều

5


được xây dựng ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thoáng mát, theo luật
phong thuỷ tại vùng đất ấy.
Hiệp Hoà là nơi ghi lại tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm như:
Khu di tích Cách mạng Hoàng Vân - nơi hoạt động bí mật của các vị lãnh đạo
Đảng và Nhà nước trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 như đình Chợ Vân
nay là nhà trưng bày ATKII Hiệp Hoà (xã Hoàng An), đình Xuân Biều thuộc
xã Xuân Cẩm, đình Vân Xuyên… Những di tích này đều được xếp hạng là di
tích lịch sử cấp Quốc gia.

Nói tới danh lam thắng cảnh ở Hiệp Hoà tuy không nhiều, song khi
nhắc tới Hiệp Hoà ai ai cũng biết đến núi Y Sơn, chùa Y Sơn, đền Y Sơn
được coi là " danh lam - thắng địa" lung linh huyền thoại về hùng linh công.
Du khách có thể tới nơi đây vừa đi lễ Phật, lễ Thánh lại được leo núi đắm
mình vào khung cảnh thiên nhiên đầy chất thơ mộng. Trên núi trồng thông,
bạch đàn xanh tốt tạo nên cảnh sắc u tịch, mát mẻ, gió thổi vi vu. Xa xa có
dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ. Từ trên núi, du khách có thể phóng tầm mắt
ra xa ngắm phong cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh, với nhữngc¸những
cánh đồng lúa thẳng cánh có bay, và bãi dâu xanh mướt trải dài bên đôi bờ
sông Cầu.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Hiệp hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng
theo hướng tây bắc xuống đông nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía bắc,
vùng đồng bằng tập trung ở phía đông nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất
tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong đó đất nông nghiệp là
13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng
1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng
về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.
Sông ngòi

6


Dòng sông Cầu có chiều dài 50 km ôm lấy phía Tây và phía Nam của
Hiệp Hòa có giá trị kinh tế rất lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa
khá thuận tiện. Nước của dòng sông Cầu qua hệ thống mương máng được xây
dựng từ thời Pháp tưới cho các cánh đồng trong huyện. Thuyền bè có thể theo
sông Cầu lên Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển. Sông Cầu bồi đắp
phù xa màu mỡ cho các soi bãi ven sông và có trữ lượng cát sỏi hàng triệu
mét khối cung cấp cho các công trình xây dựng.

Tài nguyên thiên nhiên
Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lượng tốt, trắng mịn, có thể làm
đồ sứ. Đất sét dùng làm gốm sành ở xã Châu Minh, xã Lương Phong có trữ
lượng lớn. Cát sỏi dọc sông Cầu. Vùng đồi núi có đá ong làm vật liệu xây
dựng. Qua khảo sát địa chất có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác.
Hiệp hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc
huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng toàn
huyện là 167ha.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 240C, lượng
mưa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá
lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm .
Môi trường
Nước sông Cầu và hệ thống mương máng của huyện (cũng lấy từ nước
sông Cầu) trong vài chục năm gần đây bị ô nhiễm nặng do các nhà máy công
nghiệp của Thái Nguyên thải ra. Nhiều dự án cải tạo ô nhiễm sông Cầu đưa ra
nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Một đặc sản nổi tiếng một thời của Hiệp Hòa là
Cá Cháy của sông Cầu (như cá Anh Vũ của sông Thao) hiện nay hoàn toàn
không còn. Việc sản xuất nông nghiệp dùng nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa
học, thuốc diệt cỏ nên các động vật sống ở ruộng như ếch, nhái, cá, tôm, cua,
rắn, đỉa gần như không còn.

7


Dân số
Năm 2006, dân số của huyện là 300.000 người, số người trong độ tuổi
lao động chiếm 44,8% dân số, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp.
Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm 95%
1.1.3 Môi trường xã hội

Kinh tế
Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia
cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mương máng người dân có thể trồng
hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm.Trong những năm gần đây Hiệp
Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa,
xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ
nông thôn để phát triển thương mại.
Năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên
địa bàn huyện đạt 200 triệu USD, tăng 56,5% so với năm 2007. Sản lượng
may mặc, bia hơi, khai thác cát sỏi, gạch đều vượt kế hoạch từ 9-10%. Hiện
huyện đã quy hoạch được 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm đã được đưa
vào sử dụng với tổng diện tích 124,5 ha. Năm 2008 toàn huyện đã thu hút 6
dự án đầu tư lớn với tổng vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng
Điện lưới: Tính đến năm 2003 điện lưới quốc gia đã đến tất cả các xã,
mọi hộ gia đình được sử dụng điện. Toàn huyện hiện có 124 máy biến áp.
Điện lưới ở Hiệp Hòa rất hay bị cắt, từ năm 2008 đến nay điện thường bị cắt
đúng lúc dân cần điện sinh hoạt từ 17h đến 20h30, nhất là vào tháng 5, 6 - lúc
các học sinh chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp và đại học.
Thông tin: Đường dây điện thoại cố định đã tới tất cả các thôn xóm
trong huyện, mỗi gia đình đều có vô tuyến. Điện thoại di động được dùng rất
phổ biến trong người dân. Tại trung tâm các xã đều có cơ sở bưu điện và Nhà
văn hóa xã.

8


Nước sinh hoạt: Dân cư chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào còn
một phần từ sông và nước mưa. Nước giếng vùng đồi núi của Hiệp Hòa nổi
tiếng trong và mát. Khoảng trên 70% dân cư có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Khu vực thị trấn được dùng nước máy.

Y tế: Toàn huyện có một bệnh viện lớn, các xã đều có trạm y tế xã, các
thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng
khám tư nhân.
Văn hóa xã hội
Nằm trong vùng Kinh Bắc xưa, vùng đất có truyền thống văn hoá lịch
sử lâu đời, hàng năm có nhiều lễ hội cổ truyền được tổ chức ở hầu hết các
làng quê như: Lễ hội Y Sơn (xã Hoà Sơn), lễ hội Tiếu Mai (xã Mai Đình), hội
Đức Thắng (xã Đức Thắng)….Ngoài các lễ hội huyện Hiệp Hoà còn là nơi
lưu giữ nhiều trò chơi dân gian và những làn điệu dân ca của dân tộc như hát
ca trù, quan họ… thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu và du khách thập
phương. Hiệp Hoà còn thu hút du khách bởi các làng nghề truyền thống như
nuôi tằm Mai Đình, Hợp Thịnh, mây tre đan Xuân Cẩm…
Về với Hiệp Hoà du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản
của vùng trung du mà chỉ ở nơi đây mới có. Đó là trám đen Hoàng Vân, cá
Cháy sông Cầu, quýt bộp bãi soi sông Cầu, cải Tiếu ở làng Tiếu, bánh
chưng... Tất cả những sản phẩm văn hoá này đã mang lại cho Hiệp Hoà một
nguồn tài nguyên du lịch văn hoá phong phú và đa dạng. Những yếu tố văn
hoá vật thể và phi vật thể này đã tạo nên sản phẩm du lịch đặc biệt là du lịch
văn hoá.
Trong xu thế hội nhập giữa các nền kinh tế, để phát huy hết tiềm năng
du lịch văn hoá trên địa bàn huyện, trong những năm gần đây Ngành Văn hoá,
Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các ban, ngành có liên
quan đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tôn tạo các di tích lịch sử văn
hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Điều tra, nghiên cứu, khôi phục các làng

9


nghề truyền thống, làng ca trù cổ, dân ca các dân tộc, các lễ hội truyền thống,
để giữ gìn vốn văn hoá dân gian của các dân tộc và đưa các loại hình văn hoá

được xác định là tài nguyên du lịch này vào khai thác bằng các chương trình
du lịch như: du lịch tham quan các di tích và du lịch nghiên cứu lịch sử văn
hoá; du lịch tham quan các làng nghề và kiến trúc làng xã truyền thống; du
lịch lễ hội và dân ca các dân tộc…
Với những điều kiện tự nhiên, xã hội và bề dày về lịch sử cùng với tiềm
năng du lịch đa dạng, nơi đây đang rất cần được các cấp các ngành quan tâm
đầu tư và khai thác đưa du lịch Hiệp Hoà phát triển xứng tầm với tiềm năng
vốn có của huyện.
1.2. Lịch sử phát triển ca trù ở Hiệp Hòa – Bắc Giang
1.2.1. Khái niệm
Ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt
Nam. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch
sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc
trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và
giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… cho tới ngày
nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà
của cả nhân loại. Đây là môn nghệ thuật dân gian đang được Việt Nam đề
nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Ca trù là một khái niệm chỉ một lối hát mà trong đó có rất nhiều điệu
hát: thét nhạc, nom mai, hồng hạnh, hát nói..... trong các kiểu thông thường
khái niệm ca trù có thể được thay thế bằng các khái niệm khác như hát ả đào,
hát nhà trò, hát cô đầu, hát nhà tơ.... mà nội dung của chúng không thay đổi
mà vẫn được hiểu như nhau.
Ca trù được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm
phường và quản giáp cai quản. Ca trù có qui chế về sự truyền nghề, cách học
đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề,

10



như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chánh thức
lần đầu tiên trong đình thôn gọi là Hát cửa đình), có nhũng qui chế về việc
chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh
tốt). Các cuộc Hát thi và phát giải được tổ chức rành rẽ, các lễ hội được cử
hành rất nghiêm chỉnh.
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và
múa dân gian. Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là
một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính
vì vậy độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần chuyễn
giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.
1.2.2. Sự phát triển ca trù ở Hiệp Hòa
Bắc Giang là địa phương có truyền thống hát ca trù, tuy nhiên đến nay
đã qua thời gian lịch sử đã bị mai một nhiều. Từ khi được UNESCO công
nhận ca trù là di sản văn hoá phi vật thể đến nay, ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Bắc Giang đã có nhiều biện pháp và bước đầu có kết quả trong việc
khôi phục, bảo tồn di sản Ca trù trong tỉnh
Ngành VHTT&DL tỉnh tổ chức điều tra, phân loại, hệ thống hóa các tư
liệu, hiện vật liên quan tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về Ca trù trên địa bàn;
xây dựng điểm CLB Ca trù tại thành phố Bắc Giang và một số huyện Lạng
Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên
Qua khảo sát đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có hai di tích gắn với
Ca trù. Tại đình Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, được xây dựng năm
1576, còn bức chạm hình người chơi đàn đáy (loại đàn dành cho nghệ thuật
hát Ca trù). Cũng tại đình Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, được xây
dựng năm 1693 hiện còn tấm bia đá trong đó có ghi việc đổi lệ hát Ca trù ở
địa phương
Toàn tỉnh có khoảng 90 người biết đàn, hát Ca trù và đã thành lập được
6 câu lạc bộ (CLB) hát Ca trù với số lượng trên 50 thành viên. Riêng xã Đông

11



Lỗ, huyện Hiệp Hòa có 4 thôn là Chằm, Chúng, Khoát và Hưng Đạo đã thành
lập mỗi thôn một CLB Ca trù.
Ca trù ở Bắc Giang đang được khôi phục dần, sau khi được học, những
người biết hát lại truyền dạy lại cho những người khác. Số người biết đàn, hát
cũng như số người biết hát nhiều làn điệu Ca trù từng bước tăng lên.
Với ý nghĩa của việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát ca trù,
cùng với các địa phương trong tỉnh, thành phố Bắc Giang đã có nhiều biện
pháp góp phần bảo tồn, phục hồi nghệ thuật dân gian truyền thống.
Từ những hạt nhân được dự lớp tập huấn do tỉnh tổ chức; trung tâm văn
hoá-TT thành phố tiến hành thường xuyên luyện tập và tổ chức biểu diễn hát
ca trù trong những dịp lễ, Tết và các ngày kỷ niệm; địa điểm tổ chức tại các
sân khấu trên địa bàn thành phố, các nhà văn hoá thôn, tổ dân phố.
Hiện tại Trung tâm VH-TT thành phố đã đầu tư trang bị 1 bộ nhạc cụ
biểu diễn gồm: đàn, trống, phách phục vụ cho việc luyện tập, có 2 cán bộ phụ
trách văn nghệ của Trung tâm VH-TT cơ bản thành thạo sử dụng đàn đáy và
hát được một số bài hát ca trù. Cùng với những cộng tác viên của đội văn
nghệ thôn Đồng Quan, xã Đồng Sơn, đơn vị đã có được những buổi sinh hoạt,
luyện tập định kỳ nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng biểu diễn của các cộng
tác viên trong việc tìm hiểu luyện tập hát Ca trù để từng bước bảo tồn vốn di
sản văn hoá rất độc đáo của đất nước, trong đó có địa phương.

12


Chương 2
NGHỆ THUẬT HÁT CA TRÙ Ở HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC
GIANG
2.1. Nghệ thuật ca trù trong đời sống của người dân Hiệp Hòa

2.1.1. Vai trò của nghệ thuật ca trù với người dân Hiệp Hòa
Vùng quê Hiệp Hoà ( Bắc Giang), nơi có con sông Cầu lơ thơ nước
chảy, bao quanh hơn một nửa số làng xã của huyện. là vùng đất cổ. Các di chỉ
khảo cổ học về thời kỳ kim khí ở Đông Lâm xã Hương Lâm, trống đồng ở Lý
Viên xã Bắc Lý và Xuân Giang xã Mai Trung, các lăng đá, mộ đá còn có ở
nhiều nơi như lăng họ Ngọ, lăng Dinh Hương, lăng Bầu…Những truyền
thuyết Thánh Gióng sau khi thắng giặc Ân trên đường đến núi Sóc đã đi qua
vùng Bầu ( xã Xuân Cẩm), Mã Cháy (xã Mai Trung); lễ hội Y Sơn (xã
Hùng Sơn) tưởng nhớ tới Hùng Linh Công…Nói tới Hiệp Hoà không thể
không nói đến đó là vùng quê của Ca trù xứ Bắc, mà ở đó những dấu ấn còn
lại hiện hữu "lừng lững" những di sản vật thể là những nhân chứng cho ca trù
tồn tại và phát triển trên vùng đất Bắc Giang-một đại diện của ca trù xứ Bắc .
Cho đến nay, những cứ liệu về sự tồn tại của ca trù trên đất Bắc Giang
được hiện diện tại một trong 6 ngôi đình cổ nhất Việt Nam là đình Lỗ Hạnh
thuôc xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hoà. Đình Lỗ Hạnh được xây dựng vào năm
Bính Tý, niên hiệu Sùng Khang ( 1576) thời Lê Mạc, thế kỷ 16. Ngôi đình
được mệnh danh " đệ nhất Kinh Bắc".Trên bức cốn của đình có bức chạm một
cô gái ngồi trên mình con hươu, cô đang chơi đàn. Loại đàn đó được gọi là
đàn đáy, loại đàn chỉ duy nhất dành cho nghệ thuật Ca trù. Còn ở một bức
chạm khác lại chạm cảnh hoà nhạc vui vẻ trong đó có cảnh người đàn ông
đang chơi đàn đáy. Có thể nói, với những bức chạm khắc này đã khẳng định
nghệ thuật ca trù đã có mặt ở vùng đất này. Ca trù hiện diện trong sinh hoạt
văn hoá làng xã. Theo sử sách, trong 6 ngôi đình cổ thì chỉ có đình Lỗ Hạnh

13


( Hiệp Hoà, Bắc Giang) và đình Tây Đằng ( Ba Vì, Hà Nội) là có bức chạm
về người chơi đàn đáy. Cũng tại Hiệp Hoà, từ Đông Lỗ ngược phía Tây là các
xã Bắc Lý, Hương Lâm, Xuân Cẩm, Mai Trung, Hợp Thịnh… đều là các xã

ven sông Cầu. Trong không gian trên dưới 10 km, tại đình Trung Việt ( Trung
Trật?),thuộc xã Hợp Thịnh có tấm bia đá Bản huyện giáo phường lập bi,viết
về một giáo phương ca trù nơi đây. Theo sách Góp phần tìm hiểu lịch sử Ca
trù của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết: " Thác bản bia mang số hiệu
9000-9001, thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm nêu cụ thể " Năm dựng bia:
Vĩnh Trị 5 ( 1681). Bia có chữ trên hai mặt, khổ 79x55cm, 38 dòng, mỗi dòng
30 chữ. Nội dung văn bia ghi việc" một số vị trong giáo phường xã Đông
Lâm, huyện Hiệp Hoà, phủ Bắc Hà, đạo Kinh Bắc, vì có ngoại tổ họ Hà là
Phúc Đạo, ở xã Trung Trật trước có mở nghiệp giáo phường, sinh con gái là
Hà Thị Khánh lấy chồng họ Nguyễn ở Đông Lâm và tạo nên giáo phường ở
đây. Nay các vị trong giáo phường xã Đông Lâm nhớ đến ân nghĩa sinh thành
của ngoại tổ, tỏ lòng báo đáp, đặt ra lệ, hễ đình Trung Trật có mở tiệc thì các
khoản tiền tiệc, tiền khao và tiền lễ xông đình, các khoản tiền làm cỗ, thảy
đều do giáo phường Đông Lâm trang trải…". Có thể hiểu rằng, Hà Thị Khánh
là người của giáo phường ca trù xã Trung Trật đã lập nên giáo phường ca trù
của xã Đông Lâm.Cho đến năm1709, Vĩnh Thịnh thứ 5, trong một văn bản
của dòng họ Phạm chép về sự tích ca công nói về vị Phạm tướng công ở xã
Cẩm Bào ( Xã Xuân Cẩm, Hiệp Hoà) tự mình bỏ tiền ba trăm quan cấp cho ca
công. Các giáo phường ca công đã họp bàn thiết lập một toà nhà thờ tổ giáo
phường đặt ở làng Cảnh Đoan đồng thời lập ra các điều ước, quy định về lệ
hát và quyền lơih cụ thể giáo phường ca công được hưởng trong dịp hát. Như
vậy, liên tục trong hơn hai thế kỷ, ca trù đã khá đậm đặc ở Hiệp Hoà, các giáo
phường, các ca nương, tay đàn được tổ chức ngày càng mở rộng. Sinh hoạt ca
trù tại các hội lễ nơi làng quê ven sông Cầu ngày càng phát triển. Cần khẳng
định thêm rằng ngôi đình cổ Lỗ Hạnh và tấm bia đa ở đình Trung Trật, thế kỷ

14


16 -17 là 2 di sản vật thể cực kỳ quý hiếm giúp cho việc tìm hiều, nghiên cứu

về ca trù, không chỉ đối với tỉnh ta mà đối với cả nước.
2.1.2. Thực trạng hoạt động các câu lạc bộ ca trù ở huyện Hiệp Hòa
Trong diễn tiến lịch sử, sinh hoạt văn hoá ca trù có những giai đoạn
không được duy trì, nhưng sức sống của ca trù luôn mãnh liệt. Những năm
gần đây,nhất là từ khi ca trù được UNESCO ghi danh di sản văn hoá phi vật
thể cần được bảo vệ khẩn cấp, cùng với việc Nhà nước tiến hành tu bổ , tôn
tạo ngôi đình Lỗ Hạnh nổi tiếng; thực hiện sự chỉ đạo của Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch, Hiệp Hoà đã có nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy
giá trị của di sản đáng quý này. Xã Đông Lỗ đã tiến hành triển khai thành lập
4 câu lạc bộ ca trù ở 4 thôn là Chằm; Khoát; Chúng và thôn Hưng Đạo, với
tổng số38 học viên trong đó có 25 nữ, 13 nam ; đề nghị các cơ quan chuyên
môn của huyện, tỉnh hỗ trợ các nhạc cụ và trang thiết bị hoạt động, đồng thời
trực tiếp mời các nghệ nhân của câu lạc bộ ca trù Thanh Khương ( Thuận
Thành, Băc Ninh) về truyền dạy. Nghệ nhân ca nương Nguyễn Thị Thiệp, là
người làng Thanh Tương, đã 82 tuôỉ nhưng giọng ca vẫn nhuần nhị mà thánh
thót. Với nghiệp ca trù, cụ đã học đàn hát từ nhỏ, thuộc hết các giọng lề lối và
36 giọng ca trù. Tay đàn Nguyễn Trọng Lộ và tay trống Nguyễn Trọng Thỉnh,
người làng Thanh Hoài, bộ ba đam mê với tổ nghiệp lập thành bộ đi truyền
dạy ca trù. Với hơn 1 tháng dạy lời, rèn giọng, nhiều ca nương " chân lấm tay
bùn"vùng chiêm trũng Đông Lỗ như Ngô Thị Thanh, 32 tuổi, Trần Thị Bốn,
50 tuổi, Đặng Thị Đoàn, 40 tuổi, Tạ Thị Thu, 60 tuổi… đã có thể ca thành
thục 5-6 bài thuộc 4 giọng ở các thể : hát nói, hát ru, xẩm huê tình, đào hồng
đào tuyết… tiếng đàn Trần Văn Bình, tay trống Trần Văn Quyết đã thả tay
khá nhuần nhị, nhất là tay trống thưởng chầu của Trần Văn Quyết. Sau đó,
một số ca nương của CLB ở Đông Lỗ và Trung tâm VHTT huyện tiếp tục
được đi tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Văn hoá tỉnh và Nhà hát

15



Chèo Bắc Giang mời các nghệ nhân của CLB ca trù Lỗ Khê ( Đông Anh, Hà
Nội) về truyền dạy. . Ông Đào Xuân Dương, Trưởng phòng Văn hoá Thông
tin huyện Hiệp Hoà nói với chúng tôi : Xác định tầm quan trọng của việc bảo
tồn và phát triển ca trù hiện nay, cấp uỷ, chính quyền ở Đông Lỗ rất quan tâm
chỉ đạo và tạo điều kiện cho các CLB ở cơ sở. Huyện và tỉnh cũng đã có
những hỗ trợ cần thiết cho các CLB ca trù của Đông Lỗ… Ông nói thêm rằng,
tại Hiệp Hoà có một số tác giả như Đăng Bạ, Hoàng Hợp ở các CLB thơ của
huyên đã sáng tác những tác phẩm hát nói, với nội dung mới, phù hợp với thể
loai ca trù, đó là điều thuận lợi.Điều đáng mừng là, Hiệp Hoà là cái nôi của ca
trù, có truyền thống tồn tại gần 5 thế kỷ.Trước tình hình di sản ca trù cần
được bảo vệ khẩn cấp, ca trù ở vùng quê bên sông Cầu đang được hồi sinh trở
lại , lấy lại thời vàng son một thuở, để ca trù mãi là vẻ đẹp thánh thiện mà gần
gũi ,là sinh hoạt văn hoá tốt đẹp trong đời sống văn hoá hiện đại.
2.2. Giá trị của nghệ thuật ca trù ở Hiệp Hòa – Bắc Giang
2.2.1. Ca trù là tiếng nói tình cảm của con người
Đến huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, tôi dễ dàng nhận thấy ca trù vốn
đã ngấm vào máu, vào thịt mỗi người dân. Từ tấm bế trẻ con đã đã được học
ca trù, lớn lên một chút thì có thể tham gia biểu diễn ca trù ở một số sân khấu
nghiệp dư. Về già thì đem những lời ca, tiếng hát truyền dạy cho con cháu.
Dòng chảy ca trù ở Hiệp Hòa cứ thế mà chảy mãi, thách thức cả bom đạn
chiến tranh. ở Hiệp Hòa, ca trù được coi trọng đến mức nhiều người đem ra
làm chuẩn mực đánh giá người con gái. Muôn đời vẫn vậy, nếu người con gái
nào mà biết hát ca trù, mà phải thật hay, thật đặc sắc thì gia đình coi như có
phúc. Đó là tài sản vô giá về tinh thần nơi mà ngoài nhìn vào có thể đánh giá
được nhân cách, phẩm hạnh của người con gái. Khi về nhà chồng, đó cũng là
một tài sản hồi môn thật có giá trị. Có đến Hiệp Hòa, vào nhiều nhà mới thấy
người dân nơi đây yêu ca trù đến nhường nào. Trong căn nhà tềnh toàng mà
mỗi khi gió biển thổi tuếch vào lại càng thêm huếch hoác, người ta vẫn dành

16



một nơi trang trọng nhất để đặt cây đàn, bộ phách, bộ áo dài dùng dể biểu
diễn mà các cụ nghệ nhân ở đây mua rẻ được của ai đó cũng được gấp rất cẩn
thận, chỉ dùng vào những dịp đặc biệt.
2.2.2. Ca trù thể hiện văn hóa người Hiệp Hòa
Trong dòng chảy văn hóa của dân tộc, ca trù Hiệp Hòa đã từng làm say
đắm biết bao thế hệ tao nhân mặc khách chốn phồn hoa tạo nên một không
gian văn hóa riêng, Gắn liền với xứ Đông. Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào,
người Hiệp Hòa cũng luôn nhắc nhở nhau phải biết giữ lấy lề thói quê nhà,
giữ đạo làm nghề. Cũng vì vậy mà ca trù huyện Hiệp Hòa được con người nơi
đây trân trọng, tôn vinh.
Nghệ thuật ca trù đã đã như sợi tơ hồng chắp mối lương duyên cho
nhiều thôn nữ Hiệp Hòa với những bậc danh nhân, hiếu sĩ tài danh.
Nói đến nghệ thuật ca trù vừa mang đậm bản sắc dân gian vừa hàm
chứa yếu tố hàn lâm bác học. Qua ca trù ta thấy được nét đẹp truyền thống
của văn hóa huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Di sản văn hóa phi vật thể - ca
trù đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đằm thắm mà chân thực của
con người Hiệp Hòa.
Trong ca trù, điệu thiên thái gợi cảm giác lâng lâng khó tả, nó làm tôn
cái hay, sức quyến rũ lòng người của nghệ thuật ca trù. Câu hát quyện trong
âm thanh của nhạc cụ ấy tạo nên sức mê đắm lạ. Người hát ca trù cũng có cái
duyên riêng, buồn buồn, đằm sâu, theo tiếng nhạc“tom-chát” và lời đếm hư…
hừ… hư… da diết, níu kéo hồn người miên man trong canh hát.
Đến Hiệp Hòa, mới thấy các thế hệ nghệ nhân ca trù xưa và nay đều
giống nhau ở đức hy sinh, khi ca trù chưa được coi là nghề, đúng hơn chỉ là
niềm đam mê, thì chính những nghệ nhân của thôn đã và đang hoàn thành tốt
nhất sứ mệnh bảo tồn nghệ thuật cổ.
Vì vậy, thôn ca trù Hiệp Hòa - dấu ấn văn hóa truyền thống vẫn còn in
đậm ở những tên đất, tên thôn…cùng với việc tuân thủ gia phạm, gia lễ, gia


17


quy nhằm duy trì nề nếp gia phong của mỗi gia đình, dòng họ, cư dân sinh
sống trong thôn còn phải tuân thủ một thể chế nhất định để giữ gìn thuần
phong mỹ tục của thôn qua việc thực hiện những điều đã đặt ra trong hương
ước, quy ước. Chính những yếu tố đó đã làm nên sự gắn bó và cấu kết bền
chặt cộng đồng người, hình thành nên những nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt,
ứng xử.
Nghệ thuật ca trù là bản sắc văn hóa đặc trưng của huyện Hiệp Hòa nói
riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Thông qua các hoạt động văn hóa của
thôn, những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương được các nghệ nhân,
các bậc cao niên truyền lại cho con cháu, hội thôn nở rộ theo tinh thần bảo
lưu, gìn giữ, kế thừa những giá trị quý báu của văn hóa dân tộc và sắc thái văn
hóa riêng của con người Hiệp Hòa, nhờ đó truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn” và những bản sắc văn hóa độc đáo của thôn được khơi dậy, phát huy,
nó trở thành sức mạnh nội lực để người dân Hiệp Hòa chống chọi với thiên
tai, giặc dã, vượt qua bao khó khăn thử thách trong cuộc sống. Vì vậy, bộ mặt
của huyện Hiệp Hòa dù có thay đổi, văn minh, giàu mạnh thì những bản sắc
văn hóa vẫn được giữ gìn, phát huy, đó là nền móng bền vững cho sự phát
triển.
2.2.3. Ca trù trong sinh hoạt văn hóa của người Hiệp Hòa
Bản thân CaTrù có nhiều tên gọi, nhưng ở Hiệp Hòa, người ta chủ yếu
gọi bằng tên gọi “hát ả đào” và “hát cô đầu” ở Bắc Giang nói hung và Hiệp
Hòa nói riêng, người ta gọi chị là ả. Đại từ nhân xưng này nhiều khi cũng
được dùng chung để gọi các cô gái chưa chồng và dùng để gọi cả người đã có
chồng và phụ nữ có con.
Phần đệm đàn, trống, phách cũng có sự khác biệt, đặc biệt là ở chỗ
đánh phách. Phách ca trù Hiệp Hòa đánh chìm, đánh lửng, phách ngoài Bắc đánh

nổ, giòn.

18


Đất quê nghèo, người quê khổ sao tiếng hát cất lên từ lồng ngực đào
nương già ấy vẫn chọn âm sắc, vẫn giữu nguyên ngọn lửa đam mê như thủa
xuân xanh. Giọng hát ngân lên vẫn đắm say, vang rền, nền nẩy như thủa ngày
xưa. Không thể nào hiểu nổi, chỉ có thể lý giải rằng lối hát ấy, giọng hát ấy,
những câu hát ấy đã hòa chung dòng lưu huyết trong cơ thể những đào nương trên
đất ca trù…
Những người gắn bó vối ca trù ban ngày họ đi làm, tối về vẫn luyện tập
ca hát để giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật này. Đã từ lâu hàng xóm
nhà cụ Đẹ vẫn thường xuyên được nghe tiếng đàn đáy vang lên từ ngôi nhà
nhỏ của cụ.
Giáo phường Hiệp Hòa từng là trung tâm ca trù của 4 phủ, 12 huyện
của Miền Bắc, Bắc Giang và là giáo phường lớn nhất ở bắc bộ, xưa vào dịp
tết Hiệp Hòa náo nức đón các giáo phường khắp nơi về hội đền xử. sau canh
hát chầu tổ, các giáo phường có những cuộc gặp gỡ so dây, khoe giọng trong
từng gia đình đào kép kéo dài tùy hứng. thường là mở đầu mỗi canh hát, đào
nương Hiệp Hòa bao giờ cũng cất giọng khoe về giáo phường của họ.
Giáo phường ty đệ nhất
Tiếng tài hoa từ những thủa con con
mưa ngâu lác đác dưới thềm son
Làm son phấn mơ màng cung hán đế…

19


Chương 3

NHỮNG ĐÊ XUẤT BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
CA TRÙ TẠI HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
3.1 Những giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù
3.1.1. Các hoạt động bảo tồn các giá trị của ca trù Hiệp Hòa
Ở huyện Hiệp Hòa, trước đây có lệ “ hễ con gái lớn lên trước khi lấy
chồng, phải đi hát ca trù vài năm đã”.
Các nghệ nhân vẫn thường nhắc đến các ty giáo phường tên là Phan
Phú Tuyền giỏi soạn lời, tài tập hợp đào kép đi biểu diễn nhiều nơi rất được
mến mộ. Ngày nay khi triều Nguyễn bắt các đào nương tài giỏi các nơi phải
vào để phục vụ thì ca trù đã được giao lưu rộng rãi.
Những làn hát hay, điệu múa đẹp được trao đổi giữa các nghệ nhân tài
hoa những ngón đàn được truyền cho nhau không phải là không có, tuy nhiên
ca trù Hiệp Hòa, vẫn có những nét riêng biệt.
Dưới triều đại phong kiến , đặc biệt triều Lê đầu đời Nguyễn ca trù
được tôn sùng vì vậy đây cưng là giai đoạn hưng thịnh nhất của ca trù Hiệp
Hòa nói riêng và ca trù việt nam nói chung. Thời thực dân Pháp đô hộ, xã hội
bắt đầu bị âu hoá để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của một tầng lớp người.
Ngày nay,chân giá trị của những nghệ thuật đặc sắc đã và đang được
phục hồi bởi những người yêu tha thiết ca trù. Các đào nương mặc dù đã 8090 tuổi nhưng họ vẫn sẵn sàng tham gia vào các CLB ca trù ở địa phương,
truyền dạy cho con cháu.
Hy vọng rằng với loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo, cùng lòng say
mê, tận tụy của con người Cổ Đạm sẽ phục dựng lại được những thể loại ca
trù đặc sắc của địa phương, để từng bước đưa ca trù phát triển và ăn sâu vào
đời sống của người dân, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với

20


mỗi người , góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
của dân tộc.

3.2. Những đề xuất phát huy, phát triển nghệ thuật ca trù trong đời sống
cộng đồng thời đại hiện nay.
Để bảo tồn và phát triển ca trù Hiệp Hòa cần có đội ngũ sưu tầm có
nghiệp vụ do Sở văn hóa thong tin và nhà văn hóa huyện, xã, việc tiến hành
sưu tầm các thành viên của đọi cần được đào tạo qua nhiệp vụ tập huấn sưu
tầm… trên cơ sở các tư liệu thu thập được, sở văn hóa thành phố nên dựng
thành phim để thấy được hình thức hát ca trù cổ xưa của cha ông ta, giới thiệu
với nhân dan cái hay, cái đẹp của ca trù và tự hào, yêu mến, say sưa thưởng
thức nó.
Đưa ca trù Hiệp Hòa về với nhân dân, với phong trào quần chúng của
nhân dân là môtj việc làm không hề đơn giản. Nhưng làm được thì đây là biện
pháp giữ gìn, bảo tồn tố nhất. Được nuôi dưỡng và lớn lên trong phong trào
văn hóa nghệ thuật của quần chúng nhân dân, ca trù mới có sức sống vững
chắc và bền lâu trong không gian và thời gian.
Để ca trù Hiệp Hòa đi vào phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng
trước hết phải làm cho quần chúng hiểu sâu và ngày càng yêu môn nghệ thuật
này, tự hào với vốn quý báu của địa phương. Muốn vậy cần tạo điều kiện cho
quần chúng hiểu nhiều, hiểu kỹ về ca trù bằng những phương thức:
Tổ chức các buổi diễn giảng về ca trù tại các nhà văn hóa xã, huyện,
thành phố, đồng thời tuyên truyền, giới thiệu về ca trù Hiệp Hòa trên báo chí,
trên làn song phát thanh truyền hình huyện, kèm theo thuyết trình trên chất
liệu hát ca trù để hấp dẫn người tới thưởng thức nghệ thuật vừa mang tính hàn
lâm bác học vừa mang tính dân gian này. Tại các thôn xã có các nghệ nhân
biết hát, đặc biệt là tại phòng văn hóa nên liên hệ với chính quyền địa phương
để có những biện pháp hiệu quả vận động, khuyến khích các nghệ nhân dạy
và huấn luyện cho các cháu trong thôn xã hát ca trù. Đồng thời tạo điều kiện

21



và khuyến khích các cháu có năng khiếu tập luyện theo định kỳ. Đây là một
biện pháp tốt, rất đáng lưu tâm. Bằng con đường này, khơi dậy phong trào
truyền nghề tại thôn, xã có thể nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển Ca Trù của
địa phương ngay trong môi trường tự nhiên cnủa nó. Cũng chính tại đây ca trù
Hiệp Hòa không những có thể được truyền lại đúng nguyên gốc nhất mà còn
có thể phát triển đúng với chất của nó.
Ca trù đã xuất hiện từ lâu đời và nó có sức sống bền vững trong lòng
người Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng. Trải qua nhiều thời đại
góp phần to lớn vào việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho nhân dân, góp phần
to lớn vào việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho nhân dân, góp phần làm phong
phú thêm kho tàng văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Vì vậy việc sưu tầm, khai thác phát huy, phát triển ca trù tất nhiên phải
đi đôi với bảo tồn để làm giàu thêm vốn truyền thống và sử dụng vốn truyền
thống đó là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ chúng ta. Nhưng vận dụng ca trù
vào các thể loại âm nhạc khác cần có sự hiểu biết toàn diện, đầy đủ mọi khía
cạnh có liên quan đến chúng như nguồn gốc, lề lối sinh hoạt…
Đặc biệ CLB ca trù phải có phương hướng hoạt động rõ ràng nhằm
củng cố và phát triển bền vững để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của
cả nước cụ thể là:
- Củng cố ban chủ nhiệm, hội viên nòng cốt, phát triển hội viên danh
dự và hội viên trẻ
- Đầu tư mua sắm nhạc cụ tập luyện, biểu diễn để các hội viên mới có
điều kiện học tập nâng cao khả năng trong nghề.
- Mở rộng hoạt động biểu diễn nghệ thuật để đưa nghệ thuật ca trù đến
với công chúng đồng thời tạo nguồn thu quỹ CLB.
- Tiếp tục nỗ lực tập luyện trau dồi kỹ năng, khả năng trong nghề để đạt
được thành tích cao trong các đợt liên hoan ca trù tiếp theo

22



- Một số nghệ nhân là thay cùng một số hội viên trẻ có năng khiếu và
nhiệt tình, phải được tạo điều kiện thuận lợi để thưởng ngày luyện tập, trình
diễn và phải được khoản bồi nhất định hàng tháng. Bởi muốn bảo lưu và ngày
càng phát triển, nâng cao phải là lớp ca sỹ trẻ, nhạc sỹ trẻ phải học tới nơi, tới
chốn như giáo phường ngày xưa vậy.
- Tổ chức dạy hát ca trù cho các em vào dịp nghỉ hè, tham gia sinh hoạt
ở lang, xóm, địa phương. Tổ chức dạy hát ca trù cho quần chúng nhân dân,
đối tượng chủ yếu là thanh niên thuộc các thành phần khác nhau : học sinh,
sinh viên, công nhân viên chức, nông dân…. Bằng các hình thức như: dạy qua
đài phát thanh, truyền hình thường kỳ, chương trình gồm những bài ca trù cổ
truyền, những bài hát sáng tác trên âm hưởng ca trù.
3.3. Một số kiến nghị
Do ảnh hưởng của quá trình mở cửa, giao lưu kinh tế văn hóa đã có
không ít những trào lưu âm nhạc mới có điều kiện xuất hiện và ảnh hưởng rất
lớn tới nền nhạc dân ca Việt Nam nói chung, và ca trù nói riêng, dẫn đến tình
trạng nhiều người, nhất là thanh niên quên hẳn sự có mặt của nền nhạc dân
gian của chính dân tộc mình.
Đặc biệt trong công tác văn hóa quần chúng của tỉnh, huyện cũng như ở
địa phương rất đơn sơ, chưa phát huy được hết nội lực của mình. Nuôi dưỡng
và phát triển ca trù trong phong trào ca hát quần chúng là một việc làm có ý
nghĩa, một bộ phận trong sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa dân tộc nước ta nói
chung và Hiệp Hòa nói riêng. Công việc này có tièn đề thuận lợi trong việc
thực tiễn đó là lòng yêu mến của người dân đối với ca trù là chủ trương của
đảng và nhà nước đưa di sản văn hóa phi vật thể vào hoạt động văn hóa văn
nghệ và giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thẩm mỹ của người
dân Bắc Giang để có thể tạo ra một phong trào ca hát rộng rãi, sôi nổi và có
sức bền trong quần chúng, ngoài sự nỗ lực của những người làm công tác
nghiên cứu, những người làm công tác văn hóa quần chúng sự đồng tình ủng


23


hộ của nhân dân Hiệp Hòa, Bắc Giang. Em có kiến nghị với các cấp lãnh đạo
như sau:
3.3.1. Với cấp trung ương
- Tiếp tục triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Bộ văn hóa thông tin về
vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật đối với các vùng,
miền trong cả nước. Đối với ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân lọai
cần chú trọng đưa ra các định hướng, kế hoạch bảo tồn.
- Mở các hội nghị, hội thảo khoa học cấp khu vực chuyên đề về nghệ
thuật ca trù cũng như đi sâu vào nghệ thuật này nhằm khẳng định một cách
khoa học mang tính lý luận giá trị nghệ thuật ca trù nói chung và đặc điểm ca
trù ở mỗi địa phương. Mở rộng giao lưu, hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc
anh em trên đất Việt, Đông Nam Á và thế giới nhằm giới thiệu nét độc đáo
của nghệ thuật ca trù Việt Nam.
- Vận động các cuộc thi hát ca trù, sáng tác ca khúc mang âm hưởng ca
trù, sáng tác thơ ca trù, đặc biệt phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với
nghệ sĩ triển vọng tại “ liên hoan ca trù toàn quốc” .
3.3.2. Với tỉnh Bắc Giang
- Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh cần thành
lập một tiểu ban văn nghệ âm nhạc dân gian, với chức năng sưu tầm, nghiên
cứu, bảo tồn vừa là nơi giới thiệu vốn âm nhạc dân gian đồng thời là nơi
truyền nghề theo phương thức truyền thống
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí
nhằm truyền bá các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù, tạo điều kiện cho
nhân dân thành phố tiếp cận thường xuyên với ca trù- môn nghệ thuật độc đáo
của dân tộc mình.
- Tổ chức các hội phường hát như thời cổ xưa nhằm phát triển khả năng
văn nghệ dân gian của người dân, tổ chức liên hoan ca trù toàn tỉnh nhằm phát


24


triển phong trào ca hát trong toàn dân tăng thêm hiểu biết, tri thức, lòng say
mê nghệ thuật ca trù trong cộng đồng.
- Sở văn hóa thông tin thành phố, hội văn nghệ dân gian Bắc Giang
cần phải có sự quan tâm hơn với các CLB ca trù của tỉnh, sự đầu tư, hỗ trợ về
mặt vật chất như địa điểm cố định của các CLB, có kinh phí hàng năm cho
các CLB và có chính sách chế độ để động viên thăm hỏi về mặt tinh thần, tạo
điều kiện cho sự đam mê hứng thú cho các nghệ nhân truyền lại nhệ thuật ca
trù Hiệp Hòa cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc nghệ
thuật Ca Trù.
3.3.3. Với huyện Hiệp Hòa
Muốn vận dụng hát ca trù vào hoạt động âm nhạc trong nhân dân trước
hết cần nắm vững vốn ca nhạc cổ truyền mà cha ông ta đã vun đắp bao đời
nay, và cần phải am hiểu tính chất âm nhạc độc đáo riêng biệt của loại hình
nghệ thuật này của địa phương để tổ chức hoạt động, định hướng cho sát với
mục tiêu bảo tồn và phát triển theo nghị quyết của đảng và nhà nước đã họp “
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”.

25


×