TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
MÔNG THỊ MÁCH
TÌM HIỂU DÂN CA SLI TRONG
ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN
SLÌNH Ở HUYỆN BÌNH GIA,
TỈNH LẠNG SƠN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S NINH THỊ HẠNH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới Th.S Ninh Thị Hạnh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Để hồn thành khóa luận của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Lịch sử, trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội 2 đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá
trình học tập và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hồn
thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ phịng Văn hóa & Thơng tin
huyện Bình Gia, các nghệ nhân cùng đồng bào dân tộc Nùng Phàn Slình ở
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp cho em những tư liệu quý báu
trong quá trình đi thực tế tại địa phương để hồn thành khóa luận.
Trong q trình viết, do cịn thiếu điều kiện và kiến thức cịn hạn chế,
bản khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của q thầy cơ và các
bạn để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Mông Thị Mách
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận này được hồn thành do sự cố gắng,
nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của
Th.S Ninh Thị Hạnh
Đề tài khóa luận này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Mông Thị Mách
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4
5. Đóng góp của khóa luận .............................................................................. 5
6. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 6
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH DÂN CA SLI TRONG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH
LẠNG SƠN .................................................................................................... 7
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN BÌNH
GIA, TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 7
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH
LẠNG SƠN .................................................................................................... 9
1.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 9
1.2.2. Dân cư ................................................................................................... 12
1.3. ĐIỀU KIỆN VĂN HÓA ......................................................................... 14
CHƢƠNG 2: DÂN CA SLI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NÙNG
PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN ...................... 24
2.1. NGÔN NGỮ VÀ KHÔNG GIAN DIỄN XƢỚNG.............................. 26
2.2. HÌNH THỨC DIỄN XƢỚNG ............................................................... 29
2.2.1. Hát trong lao động ................................................................................. 29
2.2.2. Hát trong nghi lễ và các phiên chợ........................................................ 30
2.2.2.1. Hát trong đám cưới ............................................................................ 30
2.2.2.2. Hát trong lễ mừng thọ ........................................................................ 33
2.2.2.3. Hát trong đám tang ............................................................................ 33
2.2.2.4. Hát ở trong các phiên chợ.................................................................. 34
2.2.3. Hát trong sinh hoạt gia đình và trong sinh hoạt ăn uống ...................... 35
2.2.3.1. Hát trong sinh hoạt gia đình .............................................................. 35
2.2.3.2. Hát trong các cuộc uống rượu ........................................................... 37
2.2.4. Hát giao duyên ...................................................................................... 38
2.2.4.1. Hát giao duyên đối đáp tự do............................................................. 39
2.2.4.2. Hát giao lưu đêm dài.......................................................................... 44
2.3. KẾT CẤU TRONG DÂN CA SLI ........................................................ 47
2.3.1. Kết cấu đối đáp...................................................................................... 48
2.3.2. Kết cấu lặp............................................................................................. 50
2.4. GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH TRONG DÂN CA SLI CỦA NGƢỜI NÙNG
PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN ...................... 52
2.4.1. Tiếng hát ca ngợi con người.................................................................. 52
2.4.2. Tiếng hát tâm tình của đôi lứa............................................................... 57
2.4.3. Vẻ đẹp thiên nhiên trong dân ca Sli ...................................................... 59
2.4.3.1. Bức tranh thiên nhiên ......................................................................... 59
2.4.3.2. Bức tranh lao động............................................................................. 63
2.5. BẢO TỒN DÂN CA SLI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NÙNG
PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN ...................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Văn hoá là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội. Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng
dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị
văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả
văn hoá vật thể và phi vật thể”. Năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định:
“Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hố, ngơn ngữ, tập qn tín ngưỡng của
các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức,
thẩm mĩ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc”.
Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc có
một bản sắc văn hố riêng. Trải qua quá trình phát triển, 54 bản sắc dân tộc,
ngày càng hoà quyện, đan xen vào nhau, quá trình giao thoa đó đã làm cho
nền văn hố của các dân tộc hồ nhập nhưng khơng hồ tan, góp phần làm
cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo.
Xứ Lạng từ xa xưa vốn được biết đến như một miền hội tụ văn hóa của
các dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Kinh, Hoa, Mơng, Sán Chay. Trong tiến trình
vận động của lịch sử, giữa các tộc người ln có sự hịa nhập, đan xen, tiếp
thu chọn lọc, bồi đắp tạo nên một nền văn hóa xứ Lạng đa sắc, đa màu.
Trong đời sống tinh thần của đồng bào Nùng Phàn Slình ở Bình Gia,
bên cạnh hát Then, Cỏ Lẩu thì hát Sli là một thể loại khơng thể thiếu, nó đã đi
vào trong đời sống của đồng bào nơi đây, nó khơng chỉ là tiếng nói mà cịn là
tiếng lịng của những chàng trai, cô gái Nùng nơi miền sơn cước. Làn điệu Sli
đã đi vào trong tâm thức của người Nùng Phàn Slình từ xa xưa cho đến nay,
tiếng Sli theo bước chân đồng bào vượt bao con sông, triền núi để với các
1
phiên chợ, các lễ hội xuân, để lên nương, lên rẫy… hòa vào cuộc sống sinh
hoạt lao động. Tuy nhiên hiện nay khi bước vào nền kinh tế thị trường, máy
móc cơng nghiệp đã dần thay thế sức lao động của con người, hoạt động sản
xuất mang tính cộng đồng khơng được đề cao cùng với nền văn hóa ngoại lai
đã xâm nhập vào đời sống của người dân nên làn điệu Sli đã và đang ngày
càng bị mai một, khơng cịn đóng vai trị quan trọng trong đời sống của người
Nùng Phàn Slình như trước đây. Cùng xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay
việc giữ gìn nhưng nét văn hoá dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, bởi
khơng ít những thế lực phản động đang từng ngày từng giờ lợi dụng vấn đề
dân tộc để gây xung đột chia rẽ khối đồn kết dân tộc. Chính vì vậy việc bảo
tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc là một vấn đề cấp thiết của từng dân tộc.
Chính bởi vậy mà việc nghiên cứu hát Sli vừa để góp phần bảo tồn làn
điệu dân ca của dân tộc đứng trước nguy cơ bị mai một, vừa có được nhận
thức sâu sắc hơn về thế giới tâm hồn của đồng bào dân tộc Nùng Phàn Slình ở
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Là một người con người dân tộc Nùng Phàn Slình của huyện Bình Gia,
ngay từ khi cịn nhỏ em đã được tiếp xúc với những làn điệu Sli mượt mà do
bố mẹ, các cô các bác thể hiện. Hơn nữa, là sinh viên đang theo học chuyên
ngành Lịch sử văn hóa, bản thân em tự nhận thức được cần phải bảo tồn và
phát huy nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này.
Xuất phát từ những lí do trên nên em chọn đề tài: “Tìm hiểu dân ca Sli
trong đời sống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng
Sơn” làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khơng phải đến bây giờ làn điệu Sli của người Nùng mới được quan
tâm. Từ lâu dân ca Sli đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Họ đã có cơng sưu tầm, tìm hiểu, giới thiệu những khía cạnh văn hóa của dân
ca Sli.
2
Tác giả Vi Hồng với cuốn “Sli, Lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng”. Nội
dung của tác phẩm này đã nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của đồng
bào Tày - Nùng qua các làn điệu Sli, Lượn của họ, những nét đẹp về con
người, nét đẹp về văn hóa đã được tác giả phản ánh rất rõ nét trong tác phẩm.
Cuốn “Văn hóa văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” của tác giả
Ngơ Đức Thịnh đã nêu một cách cụ thể về đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng
như đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Nùng Phàn Slình nói chung.
Lã Văn Lơ, Đặng Nghiêm Vạn (1968), “Sơ lược giới thiệu các nhóm
dân tộc Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam”, đã nghiên cứu một cách cụ thể về đời
sống vật chất và tinh thần của người Nùng.
Trong cuốn “Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày - Nùng - Dao ở Lạng
Sơn” (2005), tác giả Nơng Thị Nhình cũng đã nêu được vai trò của dân ca Sli
trong đời sống lao động cũng như đời sống tinh thần của dân tộc Nùng ở nơi
đây.
Cuốn “Văn hóa Tày - Nùng” của Lã Văn Lô và Hà Văn Thư cũng đã
giới thiệu một cách khái quát về xã hội, con người và văn hóa của dân tộc Tày
- Nùng.
“Cơng thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao - dân ca trữ
tình”, Bùi Mạnh Nhị , Tạp chí văn học (1997).
Mặc dù chưa nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về dân ca Sli của
người Nùng Phàn Slình nhưng những cơng trình nghiên cứu trên đã đưa ra
những gợi ý rất quý giá để em thực hiện đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài nhằm khẳng định giá trị văn hóa của dân ca Sli trong đời sống
của người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh
Lạng Sơn nói riêng.
3
Tìm hiểu giá trị của những tập tục, tín ngưỡng dân gian của một bộ
phận đóng vai trị quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc đó là tầng
lớp Sli làm căn cứ để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Sli trong
cộng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích đã nêu, đề tài lần lượt giải quyết các
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Khảo sát một số không gian diễn xướng Sli cụ thể để góp phần cung
cấp một tư liệu thực tế cho việc nghiên cứu Sli nói chung và Sli của người
Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia nói riêng.
- Tìm hiểu các yếu tố văn hóa tín ngưỡng và đánh giá một cách khách
quan vị trí của Sli trong đời sống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình
Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Rút ra những giá trị cũng như hạn chế của Sli để từ đó đưa ra những
đề xuất cho việc bảo tồn và phát huy trong đới sống hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu nội dung của dân ca Sli
trong đời sống cuả người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
nhằm góp phần cung cấp tư liệu và làm rõ những đặc điểm của Sli trong đời
sống của cộng đồng.
- Về khơng gian: Khóa luận tập trung tìm hiểu dân ca Sli trên địa bàn
cư trú của người Nùng Phàn Slình tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện được đề tài này người viết chủ yếu sử dụng những tư liệu
sau:
Tư liệu của các nhà nghiên cứu trước như: Sli Lượn dân ca trữ tình Tày
- Nùng, NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1979, Thì thầm dân ca nghi lễ,
4
NXB Văn hóa dân tộc (2001) của tác giả Vi Hồng. Cuốn Dân tộc Nùng ở Việt
Nam, NXB văn hóa dân tộc (2002) của tác giả Hồng Nam. Mơng Ky Slay,
Lê Chí Quế, Hồng Huy Phách (1992), Dân ca Nùng, NXB Văn hóa dân tộc.
Cơng trình luận văn Thạc sĩ liên quan đến đề tài như: Luận văn Thạc sĩ:
Sli, Lượn và lễ hội c Pị ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên của tác giả
Hoàng Thúy Nga.
Ngoài ra người viết còn sử dụng tài liệu thu thập được từ các nghệ nhân
qua công tác điền dã và tài liệu trên internet.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm cho khóa luận trở lên sâu sắc và chặt chẽ hơn thì người viết đã
sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể là:
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, sưu tầm và phân tích những tài liệu từ
sách báo, tạp chí, Internet… để có được cái nhìn đa chiều về dân ca Sli của
người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Thực hiện cơng tác điền dã, tìm hiểu qua các
câu lạc bộ hát Sli để thu thập thông tin lấy tư liệu hồn thành Khóa luận.
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Trực tiếp lấy tư liệu từ hai nghệ
nhân là Hồng Thị Shâu Thơn Khuổi Cưởm, xã Thiện Thuật và Hồng Văn
Nhi thơn Bản Chúc, xã Thiện Thuật.
+ Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê, phân tích tư liệu
thu được trong q trình thực hiện cơng tác điền dã để có thể đối chiếu và so
sánh giữa dân ca Sli của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia với các
nhóm Nùng khác.
5. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về Sli và Sli
trong đời sống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
5
- Sưu tầm nghiên cứu lời Sli và những làn điệu Sli trong đời sống của
người Nùng Phàn Slình sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa của dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một trước sự phát triển của
xã hội hiện đại, góp phần nâng cao tình u q hương, ý thức giữ gìn vốn
văn hóa dân gian của q hương.
- Thơng qua đề tài này, em muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé trong
cơng tác tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của
người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính
của khóa luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở để hình thành dân ca Sli trong đời sống của người
Nùng Phàn Slình huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Chương 2: Dân ca Sli của người Nùng Phàn Slình huyện Bình Gia, tỉnh
Lạng Sơn
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH DÂN CA SLI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA
NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN BÌNH
GIA, TỈNH LẠNG SƠN
1.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Bình Gia, là huyện vùng cao miền núi nằm ở phía Tây Bắc của
tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố 75 Km theo hướng Đông bắc, cách
thủ đô Hà Nội 170 km, nằm trong toạ độ từ 21°80′ đến 22°26′ vĩ bắc và từ
106°10′ đến 106°54′ kinh đơng, phía Tây giáp huyện Bắc Sơn, phía Tây Bắc
giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn), phía Bắc giáp huyện Tràng Định, phía Đơng
giáp huyện Văn Lãng, phía Đơng Nam giáp huyện Văn Quan... Tổng diện tích
tự nhiên 109.066,2 ha, gồm 19 xã (Bình La, Minh Khai, Hoa Thám, Vĩnh
n, Thiện Hịa, Thiện Thuật, Tân Hịa, Quang Trung, n Lỗ, Hịa Bình,
Thiện Long, Văn Thụ, Quý Hòa, Hưng Đạo, Hồng Phong, Hồng Thái, Mơng
Ân, Tơ Hiệu, Tân Văn), 1 thị trấn (Bình Gia), huyện có tuyến Quốc lộ 1B
chạy qua, tuyến đường 226, 279 nối liền với các đơn vị huyện bạn, tỉnh bạn
(Na Rì - Bắc Cạn), tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá
giữa các vùng miền trong huyện gắn liền với các di tích cách mạng. Từ
những đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư ổn định và những chủ trương về phát
triển kinh tế, gắn liền với giao lưu văn hoá - du lịch đã tạo tiền đề cho nền văn
hố Bình Gia phát triển mà vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc riêng vốn
có, góp phần xây dựng, củng cố, khai thác, bảo tồn, phát huy tiềm năng văn
hoá, các giá trị của các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Đất đai: Địa hình chính của huyện Bình Gia chủ yếu là địa hình đồi
núi, lát cắt bao gồm những dãy núi cao thấp dần về phía Đơng Nam. Phía
7
Nam và Đơng Nam huyện Bình Gia thuộc cánh cung Bắc Sơn hùng vĩ. Các xã
Tân Văn, Tô Hiệu, Văn Thụ, Thiện Long, Thiện Hịa, Hồ Bình có những
khối núi đá vơi đồ sộ, có đỉnh cao tới 600m. Tiếp dãy núi đá lớn là vùng đồi
núi thấp nhiều đồi hình bát úp, độ cao từ 50m đến 60m, có khả năng phát triển
cây công nghiệp như hồi, sở, bông, mía, lạc, chè… Vùng thị trấn và các xã
ven vùng thị trấn có địa hình khá bằng phẳng rất thuận lợi cho việc phát triển
lúa nước và cây thực phẩm (rau xanh, đậu…).
Bình Gia có hệ thống hang động phong phú: Gồm có các hang lớn là
Thẩm Khuyên,Thẩm Hai, Kéo Lèng... Tại đây đã phát hiện ra di chỉ của
người Việt cổ sinh sống, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật và khẳng
định hang Thẩm Khuyên có niên đại cách đây 250 nghìn năm, có hang bây
giờ cịn chứa khung giàn tên lửa ...
Khí hậu: Bình Gia nằm ở vùng Bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới
Bắc bán cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa.
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau.
Nằm ở vị trí gần địa đầu phía bắc, lại là thung lũng lòng chảo được bao
quanh bởi các dãy núi cao tạo thành phễu hút gió mùa đơng bắc làm cho Bình
Gia trở thành một trong những nơi rét nhất tồn quốc vào mùa đơng. Gió mùa
đơng bắc chiếm ưu thế suốt từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, những đợt gió
cuối mùa vẫn ảnh hưởng khá lớn với các đợt khơng khí lạnh tràn về kèm theo
giơng, gây gió mạnh và mưa rào.
Vào mùa nóng ẩm (từ tháng 4 đến tháng 9), nhiệt độ khơng khí bình
qn 21,40C, nhiệt độ cao nhất có hơm lên tới 390C. Mùa đơng nhiệt độ trung
bình 130C, tháng rét nhất xuống tới 60C, ngày rét nhất có thể xuống tới 00C.
Nhiệt độ trung bình năm là 210C. Độ ẩm khơng khí mùa nóng là 81%, mùa rét
67%.
8
Lượng mưa bình quân cả năm là 1439 mm, chia làm 2 mùa: mùa khô,
lượng mưa chiếm 75% so với cả năm; mùa khô lượng mưa chiếm 25% so với
cả năm. Tháng 1 có lượng mưa thấp nhất trong năm, bình qn khoảng 22
mm, có năm xuống tới 6 mm.
Với những đặc điểm như vậy, nhìn chung khí hậu Bình Gia thuận lợi
cho phát triển cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây thực phẩm có nguồn
gốc á nhiệt đới, cây dược liệu...
Sơng ngịi: Do là một huyện thuộc vùng núi nên hệ thống sơng ngịi
của Bình Gia chủ yếu là các con suối nhỏ, kênh, rạch, có một sông lớn là sông
Bắc Giang (Văn Mịch) và đập Phai Danh (cấp nước tưới tiêu thực hiện thủy
lợi của nhân dân khu vực lân cận ).
Giao thơng: Bình Gia cịn là cửa ngõ của các tuyến giao thông quan
trọng nối liền Bắc Cạn với Lạng Sơn qua tuyến đường 279 và tuyến đường
1B nối liền Thái Nguyên với thành phố Lạng Sơn cùng với nhiều tuyến đường
tỉnh chạy qua. Đây là những thuận lợi giúp Bình Gia trao đổi hàng hóa cũng
như nền văn hóa bản địa với các vùng lân cận
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH
LẠNG SƠN
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Cũng như các dân tộc khác, người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia
từ lâu đã lấy nền nơng nghiệp trồng lúa nước làm nguồn sinh sống chính, bên
cạnh đó việc trồng lúa nương và các cây rau màu khác như rau, đậu, đỗ...
cũng khơng kém phần quan trọng, ngồi ra người Nùng Phàn Slình ở huyện
Bình Gia cịn trồng thêm các nông sản phụ như ngô, khoai, sắn, các loại đậu
và rau quả, chăn nuôi gia súc và đánh bắt cá tôm ven các con sông, con suối.
Hoạt động sản xuất cơ bản của nơng dân người Nùng Phàn Slình ở
huyện Bình Gia là làm ruộng ở thung lũng trồng lúa nước. Do vậy các địa
danh ở vùng cư trú của người Nùng thường có tên là “lũng” và “nà”, có
9
nghĩa là “thung lũng” và “ruộng”. Trong các thung lũng như vậy, người ta
những gò đất cao ven chân đồi, núi để làm nhà, lưng tựa vào núi, mặt hướng
ra cánh đồng. Ruộng (nà) là những mảnh đất tương đối bằng phẳng, có bờ giữ
nước, giữ ẩm, nơi đó có thể trồng lúa hay hoa mầu. Trong quan niệm của
người Nùng, ruộng có nhiều loại: Nà nặm (ruộng nước), có thể trồng lúa một
hay hai vụ hoặc có thể trồng xen với hoa màu, Nà lẹng (ruộng cạn chờ mưa),
thường là ruộng bậc thang cao, khó lấy nước, chỉ có thể trồng một vụ vào mùa
mưa, Nà lụm (ruộng lầy), thường ở các khe núi, cuối cánh đồng, có thể trồng
một vụ một năm. Vào mấy thập kỉ gần đây, do đẩy mạnh làm thủy lợi nên
diện tích đất canh tác hai vụ đã tăng lên.
Đặc trưng nổi bật nhất của loại hình canh tác ruộng nước ở thung lũng
của cư dân người Nùng là hệ thống thủy lợi theo kiểu mương, phai. Đây là hệ
thống thủy lợi cổ truyền, phù hợp với loại hình canh tác ruộng nước ở thung
lũng. Lợi dụng dòng nước chảy liên tục, người Nùng đắp phai (đập) để ngăn
dòng nước lại làm cho nước suối dâng lên sau đó chảy vào mương rồi dẫn vào
trong những thửa ruộng. Phai được xây dựng ở vị trí đầu nguồn nước của
cánh đồng. Quy mơ của phai to hay nhỏ cịn tùy thuộc vào diện tích của cánh
đồng rộng hay hẹp. Phai có cấu trúc khá đơn giản, khơng tốn kém mà lại có
hiệu quả, thường làm bằng tre, gỗ, đất, đá. Họ đóng cọc vào các trụ đá rồi bắc
các đầm tre, gỗ ngang dòng suối, lót phên tre, đổ đất, đá ngăn một phần dịng
nước lại. Thực ra đây là hệ thống đập tràn, chỉ giữ lại một lượng nước cần
thiết vừa đủ tưới, còn nước thừa khơng dùng tới vẫn có thể chảy qua “ni
sống” dịng suối để những người dân dưới hạ nguồn vẫn có nước để dùng.
Thực chất đây là hình thức “chia” nước giữa những cộng đồng làng bản sinh
sống dọc các sơng suối, lại có tác dụng chống bồi lắng, dễ sửa chữa hay xây
dựng lại khi bị lũ lụt tàn phá.
Trong hệ thống nơng cụ của người Nùng thì chiếc cày giữ vai trị chủ
đạo, khiến hệ thống nơng nghiệp của người Nùng đạt tới trình độ canh tác
10
nơng nghiệp dùng cày và thủy lợi, trình độ canh tác nông nghiệp cao của xã
hội truyền thống. Cày (thay) của người Nùng thuộc loại hình cày thân bắp,
khơng có chân đế, dùng trâu, bị kéo, thích hợp với các thửa ruộng hẹp, địa
hình khơng thật bằng phẳng, cái cày của người Nùng cũng giống với cày của
người Thái, Choang và những cư dân láng giềng khác, nhưng lại có sự phân
biệt khá lớn với chiếc cày của người H’Mông ở vùng rẻo cao. Ngoài chiếc
cày, chiếc bừa và cuốc cũng là cơng cụ sản xuất quan trọng, trong đó cày và
bừa thường là cơng cụ của nam giới, cịn cuốc là cơng cụ của nữ giới. Chính
với nơng nghiệp dùng cày và vai trò quan trọng của nam giới trong hệ thống
nơng nghiệp là những nhân tố góp phần xác lập xã hội phụ hệ và phụ quyền từ
khá sớm của các tộc người này.
Với trụ cột là sản xuất nơng nghiệp trồng lúa, người Nùng cịn phát
triển chăn ni gia súc trong gia đình, đánh bắt cá trên sông suối, đặc biệt là
nuôi thả cá ruộng và cá ao, bởi vì ngồi lúa gạo, thực phẩm chủ yếu của họ là
thủy sản, trong đó cá là thực phẩm chính. Xưa kia ni cá ruộng rất phổ biến,
vừa tạo ra nguồn thực phẩm thường xuyên lại vừa là biện pháp kĩ thuật nâng
cao năng suất lúa. Cá tạo ra nguồn phân bón lúa, kích thích lúa đẻ nhánh
nhanh vừa diệt sâu cắn rễ và thân lúa. Tuy nhiên trong mấy thập kỉ gần đây
việc nuôi cá ruộng bị hạn chế nhiều do việc thay đổi cơ cấu giống lúa, nhất là
việc sử dụng quá nhiều phân hóa học, hóa chất, thuốc trừ sâu đã làm phá hoại
môi trường sinh trưởng của cá.
Nghề thủ cơng gia đình của người Nùng Phàn Slình của huyện Bình
Gia khá phát triển đó là dệt, nhuộm, rèn, đan lát... nhằm đáp ứng nhu cầu tự
cung tự cấp của người dân và một phần để trao đổi, bn bán. Xưa kia người
Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia hồn tồn tự túc đồ may mặc bằng cách
phát triển nghề trông bông, dệt vải, nhuộm chàm... nay nhu cầu ăn mặc đã
được sản phẩm công nghiệp thay thế nên nhiều làng của người Nùng khơng
cịn duy trì nghề trồng bơng, nhuộm chàm, dệt vải nữa. Tuy nhiên vẫn có một
11
số cộng đồng vẫn còn giữ nếp ăn mặc cổ truyền, nên nghề trồng bông, dệt vải
và nhuộm chàm vẫn phát triển. Nghề rèn vẫn được duy trì ở một số làng của
người Nùng, đặc biệt có nơi như người Nùng An vẫn duy trì nghề rèn vốn nổi
tiếng từ xưa, sản phẩm của họ được thị trường ưa chuộng, tạo ra nguồn thu
nhập quan trọng của gia đình. Nghề làm gốm, ngói lợp nhà, nhất là loại ngói
âm dương vẫn là sản phẩm ưa thích của người Nùng.
Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên ở Bình Gia người dân cịn chú ý
phát triển các cây cơng nghiệp nhưng hồi, sở, bông, cây mác mật, cam... Nền
kinh tế tự cung tự cấp của người Nùng Phàn Slình giờ đây đã chuyển dần
sang nền kinh tế hàng hóa, nhờ nền kinh tế hàng hóa có sự lưu thơng thường
xun nên ở đây đã hình thành các cụm chợ huyện, chợ xã, chợ khơng chỉ là
nơi trao đổi hàng hóa mà cịn là nơi giao lưu văn hóa. Người Nùng Phàn Slình
đi chợ để gặp gỡ bạn bè, người thân qua những làn điệu Sli, Lượn, tuy nhiên
hiện nay do sự tác động của nền kinh tế thị trường nên hoạt động hát Sli,
Lượn trong các phiên chợ khơng cịn nữa, đây là một điều đáng tiếc trong các
phiên chợ miền núi nói chung và chợ phiên trong huyện Bình Gia nói riêng.
Huyện có hệ thống chợ: Chợ thị trấn Bình Gia, chợ Pác Khng thuộc xã
Thiện Thuật, chợ Văn Mịch thuộc xã Hồng Phong. Trong đó chợ chính là chợ
thị trấn Bình Gia, họp chính 5 ngày một lần vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16,
21, 26 hàng tháng theo âm lịch. Chợ Bình Gia là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi mua bán chủ yếu của nhân dân trong huyện.
1.2.2. Dân cƣ
Người Nùng gần như sinh sống chủ yếu ở vùng núi Việt Bắc. Đây là
vùng núi với những dãy núi đá vôi cao ở mức trung bình và thấp, xem vào đó
là các thung lũng hẹp. Khí hậu ít nhiều mang tính á nhiệt đới, chịu ảnh hưởng
của gió mùa, có mùa đơng lạnh, giới sinh vật khá phong phú về chủng loại,
nhưng do khai thác nhiều, nên nay đã nghèo nàn đi khá nhiều.
12
Tộc danh Nùng có thể có từ tên họ Nùng, một dịng họ có thế lực ở
vùng Tả Giang và Hữu Giang tỉnh quảng Tây thời Nhà Đường. Nếu như
người Tày hầu như khơng có sự phân biệt rõ rệt giữa các nhóm địa phương,
thì ở người Nùng điều này là nét phổ biến. Hiện tại căn cứ vào tên gọi của các
nhóm người Nùng thì có thể phân chia thành hai loại: Loại tên gọi căn cứ vào
đặc trưng trang phục thường do những người láng giềng của họ gọi, như Nùng
Khen Lài (người Nùng mặc áo có các khoanh vải màu), Nùng Hu Lài (người
Nùng đội khăn chàm có đóm trắng), Nùng Slử Tỉn (người Nùng mặc áo ngắn
chấm mông). Loại tên gọi theo địa danh nơi họ sinh sống trước khi di cư tới
Việt Nam như Nùng An (từ châu An Kết), Nùng Inh (từ châu Long Anh),
Nùng Phàn Slình (từ châu Vạn Thành), Nùng Cháo (từ Long Châu), Nùng
Quý Rịn (từ Quy Thuận), Nùng Lòi (từ Châu Hạ Lơi)... Ngồi ra cịn có các
tên gọi khác mà tới nay giới khoa học chưa xác định được nguồn gốc như
Nùng Dín, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xin, Nùng Viền, Nùng Chủ....
Rõ ràng là các tên gọi kể trên hình thành trong q trình phân hóa cộng
đồng người Nùng (nằm trong khối nam Choang) khi họ di cư theo các con
đường khác nhau và vào những thời điểm khác nhau tới Việt Nam. Khi tới
Việt Nam họ lại không sống tách biệt mà thường xen cài với các tộc bản địa,
nên được cư dân bản địa gọi với những tên gọi khác nhau.
Đại bộ phận người Nùng hiện nay đều mới di cư từ Trung Quốc sang
cách ngày nay khoảng hai trăm năm. Ở Trung Quốc tộc danh Nùng không
phổ biến, họ là bộ phận của dân tộc Choang (Cháng), cịn ở Việt Nam thì từ
lâu đã trở thành tộc danh của một tộc người riêng biệt, đó là dân tộc Nùng.
Điều này có thể giải thích bởi căn nguyên lịch sử. Sau khi cuộc khởi nghĩa
của Nùng Trí Cao thất bại, nhà Tống đã khủng bố gắt gao, khiến nhiều người
theo Nùng Trí Cao đều đổi họ Nùng thành Nông và chạy vào rừng lẩn trốn.
Như vậy thoạt đầu tộc danh Nùng chỉ là tên gọi của một dịng họ Nùng có thế
lực vào khoảng thế kỉ X – XI, sau này đã trở thành tên dân tộc Nùng ở nước ta.
13
Theo ước điều tra dân số của huyện tính tới thời điểm 4/2009 tổng số
hộ dân của huyện Bình Gia là 11,803 và số nhân khẩu là 50.134 người. Sinh
sống trên địa bàn bao gồm các dân tộc: Người Việt (Kinh), người Nùng,
người Tày, người Dao, người Hoa... trong đó dân tộc Nùng là dân tộc chiếm
đông nhất. Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hóa khác nhau, tuy nhiên do
sinh sống lâu đời và đan xen giữa các dân tộc nên dân cư ở Bình Gia đã có sự
giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa với nhau tạo nên một Bình Gia đậm đà
bản sắc văn hóa.
1.3. ĐIỀU KIỆN VĂN HĨA
Nền văn hố cơ bản của huyện Bình Gia là nền văn hố Nùng - Tày, đó
là nền văn hố bản địa gắn liền với sự phát triển và tồn tại của xã hội, vừa
phong phú, đa dạng của văn hoá vật thể và phi vật thể, tồn huyện hiện có 3 di
tích lịch sử văn hố cấp quốc gia đó là hang Thẩm Khun, Thẩm Hai và
hang Kéo Lèng, các di tích lịch sử cách mạng, di tích danh thắng, di tích khảo
cổ học, di tích kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng.
Bản: Là tổ chức xã hội truyền thống ở cơ sở của người Nùng. Mỗi bản
đều có tên riêng thường mang tên địa danh nơi bản đó tạo dựng.
Trước nhất, bản là một đơn vị quần cư, cùng cư trú (cộng cư), bản
thường được lập ở chân núi, thung lũng, dọc các trục đường giao thông, cạnh
cánh đồng hay ven các con sông suối lớn, đó là nơi thấp nhất ở vùng núi, khác
với người H’Mông, Dao ở trên sườn hay đỉnh núi cao. Bởi thế, môi trường
tồn tại của các bản làng người Nùng là các thung lũng.
Thứ hai, làng bản của người Nùng là một cộng đồng sở hữu. Trước
nhất, mỗi làng bản có một phạm vi “lãnh thổ” riêng, được xác định ranh giới
bằng các ngọn đồi, khe núi, con suối. Phân định với đất đai, “lãnh thổ” của
các bản khác. Trong “lãnh thổ”, bao gồm rừng núi, sông, suối, đồng ruộng,
rừng cấm, nơi chăn thả trâu bò, đất đai thổ cư... Về nguyên tắc, toàn bộ “lãnh
14
thổ” đó của bản đều là của chung và mọi người đều phải có nghĩa vụ bảo vệ
và sử dụng.
Thứ ba, làng bản của người Nùng là một cộng đồng “cộng mệnh”, tức
là sự gắn bó cộng đồng trên cơ sở cũng tôn thờ những biểu tượng về tâm linh
và sự che chở của thần bản mệnh của chung thôn bản. Trước hết, bản của
người Nùng bao giờ cũng có miếu thổ thần, tọa lạc ở một nơi ở bên trong bản
hay bên trong khóm rừng, cánh rừng cấm, rừng thêng. Vị thổ thần đó ở cả
người Tày và người Nùng đều gọi là Thó tỉ ( thổ địa), có nơi như ở Tràng
Định gọi là Cốc Bản (già bản, gốc bản). Đó có thể là một người cụ thể, sau
khi chết linh ứng và trở thành Thổ thần. Cũng có thể đó là nhân vật huyền
thoại.
Miếu thổ thần thường do những gia đình ở lâu nhất trong bản chịu trách
nhiệm trông nom thờ cúng. Hàng năm, vào dịp tất niên (30 tháng chạp) dân
bản cúng tạ thổ thần đã phù hộ, che chở cho thôn bản cả năm. Cánh rừng có
miếu thổ thần thường được coi là rừng thiêng, nơi trú ngụ của nhiều thần linh
ma quỷ không ai dám đến chặt phá cây, săn bắn thú, do vậy thường có những
cây to cổ thụ nhất là cây đa.
Thứ tư, bản làng của người Nùng có sự cộng cảm văn hóa. Trên cơ sở
cộng cư, cộng đồng sở hữu, cộng mệnh, đã hình thành niềm cộng cảm trong
cộng đồng làng bản của người Nùng. Trước nhất đó là sự nương tựa đùm bọc,
giúp đỡ, tương trợ “tối lửa tắt đèn”, vui sướng cùng hưởng, hoạn nạn cùng
chia sẻ giữa những người trong thơn bản. Đó là quan hệ vừa thân thuộc, thân
thích, vừa láng giềng. Bởi thế cũng như ở người Việt bà con người Nùng
thường nói:
“Pí nọong dú quây đẳm vơ mẻ
Bấu tầng gần bản dẻ chang mương”
Có thể tương đương với câu của người Kinh:
“ Láng giềng gần gũi tối lửa tắt đèn có nhau”
15
Các lễ hội hàng năm, ngoài nghi lễ cúng tế, các sinh hoạt văn hóa mang
tính thi ca, vui chơi, giải trí đã thu hút đơng đảo người dân trong bản, giữa các
bản, có khi cả một vùng rộng lớn. Từ sau tết Nguyên đán đến hết tháng giêng,
bản nào cũng mở hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng), sắp xếp giữa các bản
sao cho bản này đến góp vui với bản kia thơng qua các hình thức: tung cịn,
kéo co, nhất là hát đối đáp Sli, Lượn, múa Sư tử...
Hội lễ với những hình thức vui chơi, giải trí tạo nên khơng khí hồ hởi,
hào hứng trước các sinh hoạt văn hóa cổ truyền dân tộc, là nơi gặp gỡ, giao
lưu tình cảm thơng qua các hình thức hát đối đáp, là nơi để thế hệ trẻ “nhập
thân” vào hoạt động văn hóa chung, tiếp nhận các giá trị văn hóa tiêu biểu từ
thế hệ cha anh truyền lại... Tất cả những điều đó, trải qua bao đời nay đã tạo
nên niềm cộng cảm văn hóa, góp phần tạo nên tính cộng đồng cao của làng
bản người Nùng.
Tên bản thường được đặt theo tên gọi của đồi núi, khúc sông như Nà
Mèo, Nà Ngần, Nà Vẹn... Mỗi bản trung bình có 40 - 50 nhà có bản có 60 - 70
nhà, bản lớn có thể lên tới 100 nhà, đứng đầu làng bản là trưởng bản, là người
có trình độ, am hiểu về các lễ nghi phong tục tập quán và được người dân
trong làm bản tin tưởng, quý mến.
Ngơn ngữ: Người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia cũng như người
Nùng sinh sống trong cả nước từ lâu đời đã có một đời sống văn hóa đa dạng
và phong phú. Mặc dù người Nùng giao tiếp chủ yếu bằng hệ ngôn ngữ Tày Thái, song chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, chỉ sự vật hiện tượng trong sinh
hoạt giao tiếp hàng ngày mới là của người Nùng, ngoài ra chủ yếu là từ vay
mượn tiếng Việt, tiếng Hán hoặc từ Hán Việt. Ngôn ngữ của người Nùng
Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng rất lớn đến dân ca
Sli, vì khi hát Sli người ta chủ yếu hát bằng ngôn ngữ của dân tộc Nùng, nên
những lời hát, những câu hát rất mượt mà mà mộc mạc, thể hiện đậm tính
cách của chân thật người dân vùng cao huyện Bình Gia.
16
Văn hóa vật chất:
Nhà ở: Nhà sàn là loại hình nhà đặc trưng của dân tộc Nùng nói chung
và người Nùng Phàn Slình nói riêng, hiện tại do những chuyển biến kinh tế xã hội, sự thay đổi môi trường nhất là giao lưu ảnh hưởng giữa các dân tộc
nên có sự biến đổi nhà ở của người Nùng từ nhà sàn xuống nhà đất. Tuy nhiên
cách bố trí trong nhà như nơi thờ cúng, nơi ăn ngủ của những người trong gia
đình vẫn được duy trì như cũ.
Nhà sàn của người Nùng được xây dựng theo kết cấu khung cột, phân
biệt giữa loại nhà theo kết cấu tường sườn, trong đó loại nhà khung cột thì hệ
chịu lực là khung cột, cịn loại nhà sườn tường thì hệ chịu lực là tường. Đối
với loại nhà khung cột như nhà sàn của người Nùng thì tường vách chỉ có ý
nghĩa ngăn khơng gian giữa trong nhà và ngồi nhà, hay giữa các phần trong
nhà. Tuy nhiên, ở một bộ phận người Nùng sinh sống ở phía Đơng bắc khí
hậu lạnh về mùa đơng, gần biên giới có nhu cầu chống trộm cắp, nên xuất
hiện kiểu nhà khung cột kết hợp với tường đất dầy, vừa có tác dụng chịu lực,
lại vừa giữ ấm và chống trộm cướp.
Ngôi nhà sàn của người Nùng là sự thể hiện một cách điển hình kiểu
khơng gian 3 tầng, đó là tầng đất, tầng sàn và tầng gác. Tầng đất thường là nơi
để công cụ lao động và là nơi ni nhốt trâu bị, lợn, gà... nhất là trong điều
kiện mùa đơng khí hậu lạnh, súc vật nếu khơng được sưởi ấm nơi kín gió thì
dễ bị chết hoặc ở những nơi vùng biên nếu khơng ni nhốt cẩn thận thì gia
súc có thể bị mất trộm.
Mặt sàn là nơi ngủ và sinh hoạt chủ yếu của gia đình. Khơng gian này
được phân chia thành phía trên và phía dưới, phía trong và phía ngồi, trong
đó phía trên là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách, phần ngoài là nơi tiếp khách và
sinh hoạt của nam giới trong gia đình, cịn phần trong là nơi nấu nướng và
sinh hoạt của phụ nữ. Tầng sàn ngoài nơi ngủ của chủ nhân và những người
trong gia đình, thì nơi đặt bàn thờ và bếp lửa là những nơi linh thiêng.
17
Tầng gác là nơi chứa đồ đạc, nhất là những loại nông phẩm, vừa khô
ráo vừa tránh được mối mọt, chuột bọ. Cũng có nơi trên gác được dùng làm
nơi thờ cúng. Có thể nói loại hình nhà sàn kết cấu 3 tầng này là sự thích ứng
một cách tài tình trước điều kiện mơi trường, hồn cảnh kinh tế - xã hội và
truyền thống văn hóa của người Nùng.
Trang phục: Nét độc đáo trong trang phục của người Nùng là tính đa
dạng, tạo nên những sắc thái riêng của mỗi nhóm. Điều này có thể giải thích
bởi các nhóm Nùng ở Việt Nam, như Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, Nùng
Inh, Nùng Lịi, Nùng An, Nùng Dín... tất cả những dân tộc Nùng này đều có
gốc gác từ các vùng khác nhau ở Trung Quốc, khi vào Việt Nam thì lại cư trú
thành những vùng riêng biệt, ít có liên hệ với nhau nên các nét sinh hoạt văn
hóa trong đó có trang phục đều mang những sắc thái riêng. Tuy chất liệu đều
được dệt từ cây bông, nhuộm chàm nhưng hoa văn trang trí, cách thức cắt
may giữa các nhóm Nùng có nét khác biệt. Cùng là màu chàm nhưng người
Nùng Giang ưa màu xanh nhạt, người Nùng Dín ưa xanh thẫm hay tím than,
Nùng Lịi lại là màu xanh đen phớt nâu, còn đối với người Nùng Phàn Slình
sau khi nhuộm chàm xong họ cịn dùng một loại củ có nhựa màu đỏ trên rừng
về nhuộm tạo cho màu áo có màu tím phớt hồng rất riêng biệt. Cũng vẫn
chiếc áo, phụ nữ Nùng Giang quen đáp những khoanh vải mầu rộng, cịn
người Nùng Lịi thì khổ khoanh vải mầu đáp ở tay áo hẹp hơn, tay áo Nùng
An thì lại để trơn, cịn đối với trang phục của người Nùng Phàn Slình thì họ
thường mặc 1 áo hoa cánh ngắn ở bên trong và áo chàm 5 thân ở bên ngồi,
cúc áo của người Phàn Slình thường được gắn những đồng bạc trắng tạo nên
sự quyền quý và thanh thoát cho người mặc... Tương tự như vậy ta có thể thấy
những nét khác biệt giữa các nhóm Nùng trên phần ngực áo dài của phụ nữ
hoặc ở phần thắt lưng...
Trang phục của người Nùng Phàn Slình được cắt may từ vải sợi bông
nhuộm chàm, đơn giản, không thêu thùa, trang trí. Nam giới mặc quần chân
18
què ống rộng, cạp lá toạ, dài tới mắt cá chân, áo nam giới may kiểu cổ đứng
xẻ ngực, cài khuy bằng nút vải, có từ 2 đến 4 túi không nắp. Áo của phụ nữ là
áo 5 thân cài cúc bên nách phải, mặc quần chân què, cạp lá toạ, luốn dây để
buộc rút ngang hơng, có dây thắt lưng cũng bằng vải chàm bng thõng ở
phía sau trên cổ áo có ba chiếc cúc bạc. Các loại khăn, các kiểu quấn khăn của
người phụ nữ Nùng rất phong phú về chủng loại và kiểu cách. Riêng với
người Nùng Phàn Slình, khăn đội đầu của nữ giới có tới ba kiểu. Người Nùng
Phàn Slình ở huyện Bình Gia thường chít khăn màu chàm, xếp lại và quấn
một vịng quanh đầu, buộc chéo hai đầu khăn ở phía sau dài 30 cm. Khi đi
làm, chị em còn đội thêm chiếc nón đan bằng nan tre hay nan giang. Khi đi
chợ hay đi chơi, người phụ nữ còn xách tay hoặc khoác thêm một chiếc túi nải
bằng vải chàm để đựng các tư trang cần thiết. Các loại trang sức đi kèm trang
phục chủ yếu chế tác bằng bạc, bao gồm: xà tích, khun tai, vịng tay…
Ngày nay, hầu hết thanh niên nam nữ dân tộc Nùng Phàn Slình ở huyện
Bình Gia đều mặc quần âu, áo sơ mi, chỉ có người trung tuổi, người già là vẫn
giữ được và sử dụng những bộ y phục cổ truyền của dân tộc mình. Đặc biệt
trong những ngày lễ tết, những ngày hội của xóm làng họ vẫn mặc những
trang phục cổ truyền của dân tộc.
Ăn uống: Nguồn lương thực thực phẩm chính của người Nùng đều là
sản phẩm làm ra và thu nhặt được từ môi trường sinh thái thung lũng, nơi có
ruộng trồng lúa và hoa màu, có sơng suối để đánh bắt tơm cá, nơi có rừng
cung cấp măng, nấm, rau quả,... Đó là các loại gạo và hoa màu, như ngô khoai
sắn, đậu, các loại rau quả trồng được hay thu hái trong rừng, các loại thủy sản
như tôm, cua, cá do nuôi hay đánh bắt ở các con sơng, suối, các loại thịt trâu,
bị, lơn, gà, vịt chăn nuôi được.
Từ các nguồn lương thực thực phẩm trên, cơ cấu dinh dưỡng và bữa ăn
hàng ngày chủ yếu là gạo - cá, tôm - rau,quả - thịt. Tuy nhiên, so với các tộc
người bản địa khác, do sống ở vùng tương đối lạnh về mùa đông, lại chịu ảnh
19
hưởng trực tiếp văn hóa ăn uống của người Trung Quốc, nên trong thành phần
thức ăn của người Nùng lượng thịt có nhiều hơn, cách chế biến cũng sử dụng
nhiều mỡ, dầu để xào, rán.
Người Nùng thường ăn những món ăn được chế biến từ gạo, rau thịt là
chủ yếu. Các món ăn được chế biến từ gạo bao gồm: Cơm tẻ, cháo, xôi...
Nguồn thực phẩm từ rau xanh cũng rất phong phú và chiếm vị trí quan trọng
trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình đó là các loại rau xanh do người
dân trồng cấy, các loại rau củ thu hái trong rừng như nấm, măng... Còn đối
với riêng người Nùng ở Bình Gia thì ẩm thực mang những nét đặc trưng của
ẩm thực Lạng Sơn với các món như: lợn quay, vịt quay, Khâu nhục, bánh dày,
bánh chưng dài... Đặc biệt trong các món quay khơng thể thiếu lá Mác Mật (là
lá một loại cây mọc nhiều ở vùng núi Lạng Sơn, lá có mùi thơm, quả khi chín
có vị ngọt rất ngon).
Văn hóa tinh thần:
Đối với người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng thì
tín ngưỡng, phong tục và lễ hội là lĩnh vực rất quan trọng của đời sống văn
hóa tâm linh, nó có vai trị chi phối rất lớn đến tâm tư, tình cảm, hành vi của
con người trong xã hội. Về cơ bản tín ngưỡng tơn giáo của người Nùng là tín
ngưỡng dân gian xây dựng trên quan niệm linh hồn và vạn vật hữu linh, người
sống thì có “khoắn” (hồn), chết thì thành “phi” (ma) với nhiều loại phi khác
nhau như phi phạ (ma trời), phi bản (thần bản), phi lườn (ma nhà)... Từ những
quan niệm đó ở người Nùng hình thành nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian
khác nhau như trong phạm vi gia đình có thờ tổ tiên, thờ bà Mụ (mẻ bióc),
ngồi làng bản thì thờ thổ thần (thờ ở miếu – thó). Đặc biệt, ở trong bản làng
có các thầy cúng Mo, Then, Tào, Pựt là những người chủ yếu thực hành các
nghi lễ tín ngưỡng, có vai trị to lớn trong đời sống tâm linh của người dân.
Tín ngưỡng Mo, Then, Tào, Pựt vừa có cái riêng, lại vừa có nét chung, khiến
người ta rất khó phân biêt giữa chúng. Về bản chất, tín ngưỡng Mo, Then,
20