Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng và giải pháp tổ chức và quản lý hoạt động khai thác kinh doanh dịch vụ văn hóa của Trung tâm Văn hóa quận Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.34 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tầm vóc là một quận trực thuộc thành phố Hà Nội, cơ quan đầu não
của thành phố tập trung dân cư đông đúc, việc quản lý văn hoá trên địa bàn quân
Ba Đình đang từng bước được nâng cao cả về chất và về lượng. Qua quá trình
được cộng tác làm việc với lãnh đạo và cán bộ thuộc trung tâm nhà văn hóa
quận Ba Đình, học viên đã tìm hiểu được phần nào thực tế hoạt động quản lý
nhà nước về lĩnh vực Văn hoá trên địa bàn.
Một trong những yếu tố tạo nên bức nhà văn hóa quận Ba Đình ngày nay
là hệ thống thiết chế trung tâm văn hóa thể thao (dưới các tên gọi như Nhà văn
hóa,trung tâm văn hóa thông tin,cung văn hóa,câu lạc bộ) thuộc UBND Thành
phố Hà Nội quản lý. Thiết chế văn hóa này đóng vai trò trực tiếp trong việc
định hướng và đáp ứng các nhu câu hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giao tiếp,
giải trí, học tập…. cho các tấng lớp nhân dân của quận Ba Đình nói riêng và
nhân dân cả thành phố Hà Nội nói riêng . Trung tâm văn hóa có nhiệm vụ trực
tiếp tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa và giải trí cho người dân trên địa bàn
và tại cộng đồng dân cư, là nơi theo phân cấp vừa có chức năng quản lý tạo ra
các hoạt động văn hóa trực tiếp tại chổ, vừa dẫn dắt và phối hợp cùng mạng lưới
văn hóa ở các cộng đồng dân cư để tạo nên phong trào văn hóa
Tuy nhiên trong điều kiện phát triển văn hóa thị trường hiện nay, có rất
nhiều các hình thức các tổ chức dịch vụ văn hóa - giải trí được hình thành phát
triển cả về chất và lượng khiến cho hoạt động của trung tâm văn hóa thể thao bị
thu hẹp. Điều đó dẫn đến việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của hệ
thống trở nên khó khăn. Nhất là trong bối cảnh vừa bị cạnh tranh thị trường vừa
bị cắt giảm về kinh phí cho hoạt động sự nghiệp. Như vậy việc nghiên cứu và
tìm cách thức để nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh

1


dịch vụ văn hóa của Trung tâm văn hóa quận Ba Đình là một việc làm cần thiết.


Trong quá trình nghiên cứu tại trung tâm văn hoá quận Ba Đình học viên nhận
thấy cần có những biện pháp thúc đẩy việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch
vụ văn hoá ở TTVH quận Ba Đình.
Với nhứng lý do cơ bản trên học viên lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp tổ chức và quản lý hoạt động khai thác kinh doanh dịch vụ văn hóa của
Trung tâm Văn hóa quận Ba Đình” làm báo cáo môn học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Tìm hiểu khái quát về diện mạo trung tâm văn hóa quân Ba Đình
* Tìm hiểu thực trạng hoạt động của trung tâm văn hóa quận Ba Đình
* Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn
hóa ở trung tâm văn hóa thể thao Quận Ba Đình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đề cập đến vấn đề trong phạm vi khu vực trung tâm văn hóa quận
Ba Đình
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tiểu luận báo cáo này các phương pháp nghiên cứu đã được
sử dụng:
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Phỏng vấn
+ Thống kê
+ Phương pháp so sánh tổng kết
4. Đóng góp của đề tài

2


Đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho những người làm công tác quản lý
trung tâm văn quận Ba Đình, các Phường, quận trên địa bàn thành phố và cho
sinh viên ngành quản lý văn hóa muồn tìm hiểu.

5. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu 3 chương:
Chương 1: Lịch sử hinh thành và phát triển của trung tâm văn hóa
quận Ba Đình
Chương 2: Thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
ở trung tâm văn hóa thể thao Quận Ba Đình.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt của đông
trung tâm văn hóa quận Ba Đình

3


Chương 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN BA ĐÌNH
1.1 Sự hình thành Trung Tâm Văn hóa Quận Ba Đình
50 năm trước ít ai nghĩ rằng ngôi biệt thự 3 tầng xây dựng từ thời Pháp thuộc
nằm trên phố Quán Thánh của quận Ba Đình ấy lại trở thành một địa chỉ quen thuộc
của thanh thiếu niên quận, nơi luôn rộn rã tiếng cười của bao thế hệ trẻ. Thực hiện
nhiệm vụ dẫn dắt hoạt động cho thanh thiếu nhi trong quận, từ đầu những năm 1960
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Ba Đình đã được giao phụ trách Câu lạc bộ Thanh
Thiếu nhi Ba Đình, hoạt động tại địa điểm 180 Quan Thánh.
Tuy không gian dành cho Câu lạc bộ (CLB) hoạt động rất khiêm tốn với hai
phòng học trên tầng hai của ngôi nhà và số cán bộ của CLB chỉ dừng lại ở con số hai
nhưng CLB cũng đã xây dựng được các bộ môn năng khiếu như hát, vẽ, ghita, bơi
lội… Đây chính là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho các hoạt động của
thanh thiếu niên Quận trong những ngày đầu thủ đô được giải phóng.
Đến những năm 1980, tuy cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn, nhưng
Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc phát triển đời sống tinh thần, sự nghiệp

giáo dục, văn hoá vẫn luôn được coi trọng. Lúc này, tại CLB Thanh thiếu nhi Ba
Đình, số lượng cán bộ đã tăng lên bốn người và các bộ môn năng khiếu cũng
được phát triển thêm
Ngày 13/7/1993, trước nhu cầu sinh hoạt văn hoá của đông đảo quần
chúng, Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình đã quyết định thành lập Trung tâm văn
hoá Thanh thiếu nhi quận Ba Đình trực thuộc Quận uỷ - HĐND - UBND quận.
Toàn bộ ngôi nhà 180 phố Quan Thánh được dành cho các hoạt động của thanh
thiếu nhi trong toàn Quận. Một thời kỳ mới đã mở ra cho Trung tâm văn hoá

4


Thanh thiếu nhi Ba đình, cơ sở vật chất đã đáp ứng được phần nào những hoạt
động đa dạng hơn với những quy mô lớn hơn.
Ngày 28/8/2003 Trung tâm Văn hóa quận Ba Đình ra đời theo Quyết định
của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở Trung tâm Văn hoá thanh thiếu nhi bổ
sung thêm chức năng, nhiệm vụ hoạt động. Trong đó, nhiệm vụ chính là tổ chức
và thực hiện các hoạt động văn hoá thông tin và tuyên truyền trên địa bàn quận
Ba Đình. Với nền tảng sẵn có từ trước đó, Trung tâm luôn là nơi để phát triển sự
nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của quận. Hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá và thể thao du lịch của quận.
Tổ chức, cung ứng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hoá văn nghệ,
thể dục thể thao, du lịch, nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu
sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân trên địa bàn.
Theo quyết định số 120 của UBND Thành phố Hà Nội ngày 28/2/2002,
Trung tâm văn hóa Quận Ba Đình được thành lập, trên cở sở từ trung tâm văn
hóa Thanh thiếu nhi (tiền thân là nhà thiếu nhi Ba Đình) Bổ sung thêm chức
năng nhiêm vụ mới, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND Quận Ba Đình.

Chức năng của Trung tâm Văn hóa là tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp
hướng dẫn nghiệp vụ cho các phường, cơ sở.
Trung tâm văn hóa Quận Ba Đình là một cơ quan giáo dục Xã hội chủ
nghĩa ngoài nhà trường, là 1 trung tâm tổ chức hoạt động văn hóa xã hội có
nhiệm vụ truyền tải những giá trị tinh hoa văn hóa nghệ thuật của dân tộc, nhân
loại về cho quần chúng nhân dân hưởng thụ, đồng thời tạo mọi điều kiện để
quần chúng nhân dân sáng tạo ra các giá trị văn hóa để gìn giữ , bảo lưu, xây
dựng nền văn hóa mới, để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn tình thần của con người
trong thời gian nhàn rỗi.

5


Trung tâm văn hóa Quận Ba Đình là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách
pháp nhân, chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của UBND Quận Ba Đình, sự
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà
Nội và các phòng ban chức năng khác có liên quan, được sử dụng con dấu riêng
và có tài khoản ở Kho bạc nhà nước.
Trung tâm văn hóa Quận Ba Đình có hai địa điểm: Trụ sở chính ở 180
Quán Thánh và 60 Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội)
Tại 180 Quán Thánh: Gồm các phòng làm việc, có 6 phòng học, 2 hội
trường, 4 phòng làm vệc, 1 bể bơi
Tại 60 Ngọc Hà: gồm thư viện, phòng thông tin cổ động, CLB dành cho
người cao tuổi.
- Phạm vi hoạt động được mở rộng chuyên sâu với 5 mảng hoạt
động lớn:
+ Hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, biểu diễn nghệ
thuật
+ Hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động triển lãm
+ Hoạt động thư viện quận và cơ sở

+ Hoạt động các CLB, đội nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị
của quận và thành phố trung ương
+ Tổ chức các hoạt động tại chỗ: mở lớp bồi dưỡng năng khiếu văn hóa,
văn nghệ, thể dục thẩm mỹ, vũ quốc tế, ngoại ngữ, tin học, múa hát, nhạc
họa, võ, bơi.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa Quận Ba Đình
1.2.1 Chức năng của Trung tâm Văn hóa Quận Ba Đình:
+ Chức năng giáo dục: giáo dục ngoài nhà trường
+ Chức năng sáng tạo không chuyên
6


+ Chức năng giáo tiếp
+ Chức năng nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
+ Chức năng tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa
1.2.2 Nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của trung tâm văn hóa:
+ Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và
không chuyên
+ Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động
+ Tổ chức các hoạt động xây dựng nếp sống và tổ chức lễ hội
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, xây dựng CLB
sở thích và hướng nghiệp.
+ Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí
Nhiệm vụ Trung tâm văn hóa Quận Ba Đình theo Quyết Định UBND
Thành Phố Hà Nội:
+ Nhiệm Vụ 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và định kỳ trình
UBND Quận phê duyệt sau khi có thẩm định của phòng văn hóa thông tin – thể
dục thể thao Quận và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
+ Nhiệm vụ 2: Tổ chức hoạt động các loại hình văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao của tầng lớp nhân dân, các lớp năng khiếu về văn hóa nghệ thuật, thể

thao, thư viện, phục vụ mọi đối tượng trên địa bàn quận.
+ Nhiệm vụ 3: Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động, triển
lãm theo chỉ đạo của UBND Quận và hướng dẫn của ngành văn hóa thông tin
+ Nhiệm vụ 4: Định kỳ báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của
đơn vị với UBND Quận và thực hiện các sự nghiệp văn hóa thông tin khác do
UBND Quận giao cho.

7


Bên cạnh đó, Trung tâm văn hóa Quận Ba Đình còn hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa làm công tác văn hóa thể thao ở cơ sở, cung
ứng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao, nhu cầu tiếp nhận thông tin để nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
văn hóa của nhân dân trên địa bàn Quận. Tổ chức các hoạt động giao lưu hội
diễn, thi đấu và hướng dẫn phong trào văn hóa văn nghệ Thể dục thể thao cơ sở,
hợp tác giao lưu trao đổi chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao với các cơ quan đơn vị, tổ chức đoàn thể trong và ngoài Quận.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hiện nay trung tâm có 20 cán bộ, CNVC trong đó 40% trình độ Đại học
còn lại trung cấp, sơ cấp. Hàng năm có trên 80% CB-CNVC hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ.
Bao gồm:
- Ban Giám Đốc: có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Hiện tại, năm 2012,
Giám đốc TTVH là Nguyễn Thị Lan Phương và hai phó giám đốc: Lê Thị
Khanh và Tô Ngọc Sơn.
- Bộ phân hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng
- Bộ phận thông tin, tuyên truyền cổ động
- Bộ phận thư viện và phong trào đọc sách
- Bộ phận hoạt động tại chỗ (Các lớp năng khiếu và các CLB sở thích)

- Bộ Phận Hành Chính (Tài vụ, bảo vệ, các dịch vụ)
Các câu lạc bộ hoạt động tại trung tâm
1. Câu lạc bộ Thể dục Thẩm mỹ (Phụ nữ)
2. Câu lạc bộ Vũ hội (trung niên, thanh niên)
3. Câu lạc bộ trống kèn nghi thức đội của thiếu nhi

8


4. Câu lạc bộ đơn ca, nhóm ca khúc cho thanh niên
5. Câu lạc bộ hội cựu chiên binh
6. Câu lạc bộ măng non (Đội nghệ thuật hát múa thiếu nhi)
7. Câu lạc bộ Ghita (thanh niên)
8. Câu lạc bộ mỹ thuật thiếu nhi
9. Đội nghi lễ danh dự (Thiếu niên và thiếu nhi)
10.Câu lạc bộ võ thuật cho thiếu nhi
11.Câu lạc bộ bơi cho thiếu nhi

9


Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TRUNG TÂM
VĂN HÓA QUẬN BA ĐÌNH
2.1. Những yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả tổ chức và
quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa
2.1.1. Trung tâm văn hóa quân Ba Đình là một đơn vị sự nghiệp có thu
Trung tâm văn hóa (TTVH) quận Ba Đình là một đơn vị sự nghiệp có
thu, là đơn vị nằm trong hệ thống quản lý hành chính pháp chế, và những cơ

quan đơn vị thực hiện các chức năng, nghiệp vụ mang tính đặc thù được nhà
nước bao cấp và có chế độ biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách của
nhà nước.
TTVH quận Ba Đình là cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý vừa có
chức năng tổ chức hoạt động tham gia sáng tạo, bảo quản lưu thông phân phối
các sản phẩm văn hóa. Quận Ba Đình có nhiệm vụ chức năng cụ thể và chuyên
môn hóa nghiệp vụ, đáp ứng một nhu cầu nhất định trong lỉnh vực văn hóa nghệ
thuật của xã hội, về kinh tế tài chính được nhà nước bao cấp một phần kinh phí
tối thiểu để duy trì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nghiệp vụ cần thiết. Phần
còn lại để duy trì phát triển phải tạo ra nguồn thu bù chi các chi phí hoạt động.
Đội ngũ cán bộ tác nghiệp có lương một số còn lại hưởng lương theo kỳ hạn
theo vụ việc.
Mấy năm gần đây, lĩnh vực văn hóa thông tin, với những đối tượng văn
hóa như trên đã được ghi thành một điểm mục riêng trong ngân sách nhà nước
và quy định bao gồm 3 khối sự nghiệp: sự nghiệp văn hóa,sự nghiệp nghệ thuật,
sự nghiệp thông tin. Kể cả phần thu và phần chi của lĩnh vực văn hóa đều được
quản lý và ghi vào hệ thống ngân sách theo điểm mục quy định riêng như vậy
trong ngân sách nhà nước, về tỉ trọng và cơ cấu của ngân sách văn hóa được cơ

10


cấu gồm 2 nguồn: nguồn của ngân sách nhà nước và nguồn huy động từ nguồn
ngoài ngân sách nhà nước theo thể chế nhà nước quy định.Vì vậy trong những
năm gần đây nguồn ngân sách cung cấp cho lĩnh vực văn hóa mổi năm mổi tăng
theo hiện trạng năm sau cao hơn năm trước
Theo số liệu phòng hành chính của TTVH quận Ba ĐìnhTổng số 22 cán bộ
chuyên trách của TTVH thì trong đó có cán bộ được hưởng chế độ biên chế và
cán bộ hưởng theo hợp đồng ngắn hạn vụ việc Theo cơ chế hoạt động mà trung
tâm trích ngân sách kinh phí chi cho các hoạt động sự nghiệp bắt buộc trong

năm bình quân chi cho hoạt động. Nhằm tập trung vào các ngày lể lớn và nhiệm
vụ mang tính chiến lược như phục chế sữa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, các
hoạt động tuyên truyền chủ trương đừơng lối của nhà nước phục vụ muc đích
chính trị và các hoạt động văn hóa quần chúng nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn
hóa của nhân dân. Ngoài ra ngân sách thu được từ những hoạt động tiến hành
các các công việc cụ thể:
Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất phương tiện trang thiết bị kỷ thuật,
đầu tư mua sắm phương tiện và công nghệ hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng
cho hoạt động trong xu hướng hội nhập sự phát triển tiến bộ của khoa học công
nghệ như hiện nay.
Mở rộng các hoạt động văn hóa nghệ thuật, nâng cao chất lượng nội dung
chương trình, hình thức thể hiện, hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội, phục vụ nhu
cầu văn hóa nhân dân
Tăng cường đạo tạo bồi dưỡng cán bộ và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ kỷ năng, đầu tư năng lực trí tuệ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên
Động viên và có nhiều khích lệ với khả năng sáng tạo, sản xuất ra nhiều
sản phẩm văn hóa mang lại giá trị và hiệu quả về kinh tế củng như lợi ích xã hội
Cải thiện đời sống sinh hoạt chế độ đãi ngộ phúc lợi cho cán bộ công nhân
viên của trung tâm nhằm ổn định tổ chức đội ngũ tác nghiệp phát huy tính chủ
động nhạy bén và sáng tạo.

11


Đầu tư và hổ trợ kinh phí cho quân Ba Đình nhằm tổ chức các hoạt động
biểu diễn nghệ thuật và truyền dạy nghề, phổ biến nghệ thuật – mỹ thuật truyền
thống. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa nhà nước việt nam vừa là người quản lý
song vừa là người tiêu dùng, cụ thể thông qua các biện pháp đầu tư sản xuất.
Đây chính là chính sách đặc biệt vì lợi ích con người và xã hội của nhà nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, trong cơ chế điều tiết thị trường văn hóa sự đầu tư hổ

trợ tài chính của nhà nước có thể có lãi, song với mục tiêu chung, là phục vụ nhu
cầu tiêu dùng văn hóa của nhân dân và tạo điều kiện để các TTVH tồn tại và
hoạt động có hiệu quả.
2.1.2. Nhu cầu công chúng và hoạt động văn hóa trong cơ chế thị trường
Trong xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường. Để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu gia tăng đa dạng và phong phú của
nhân dân. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động, nhà nước đã đề ra các
chính sách, định hướng cơ bản tạo dựng môi trường thuận lợi và hành lang pháp
lý thích hợp kêu gọi khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân thu hút nguồn
vốn, nhằm phát triển văn hóa theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm. Đồng
thời kêu gọi mở rộng các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lưu thông các
sản phẩm văn hóa phải tuân thủ các nguyên tắc và pháp luật của nhà nước.
Thị trường văn hóa là khái niệm khá mới mẻ chúng ta thường nghĩ văn
hóa như một hoạt động phi kinh tế, phi lợi nhuận, phi thị trường. Tuy vậy trên
thế giới khái niệm các ngành công nghiệp văn hóa gắn với một thị trường văn
hóa rộng khắp, với các sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa đa dạng đã trở
thành quen thuộc.Chính về nâng cao mức sống con người đã tìm và hưởng thụ
văn hóa ngày càng cao vì vậy sự cạnh tranh trong nguồn cung cho nó và sự đáp
ứng nhu cầu đó càng đặt ra cho các nhà văn hóa nhiều điều phải bàn. Sự đa dạng
trong nguồn cung cùng với sự điều tiết của thị hiếu thẩm mỹ của con người
trong xã hội đã phát triễn đả tạo nên một thị trường dịch vụ văn hóa phát triển
mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Đó củng là xu thế
tất yếu của xã hội trong nền kinh tế thị trường. Các dịch vụ văn hóa là các hoạt
12


động nhằm thỏa mản các mối quan tâm hay nhu cầu về văn hóa. Các hoạt động
này bao gồm một tổng thể các biện pháp và cơ sở hạ tầng hổ trợ cho các thực
hành văn hóa mà chính phủ, các tổ chức công ty tư nhân và bán công cung ứng
cho cộng đồng, nhờ đó mà các sự kiện văn hóa,hay các hoạt động thông tin và

bảo quản về văn hóa cung ứng tới cộng Đồng. Các dịch vụ văn hóa có thể được
cung ứng một cách miển phí hoạc theo phương thức thương mại. Có thể thấy rất
rỏ xu hướng phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, do đó việc xác định một
thị trường văn hóa cho các hoạt động văn hóa, là vô cùng càn thiết trong bối
cảnh hiện nay, nó giúp các hoạt động văn hóa nói chung, các hoạt động văn hóa
của TTVH quận Ba Đình nói riêng xác định được một cách cụ thể đối tượng
phục vụ, hướng nội dung hoạt động và các phương pháp marketting phát triển
trên thị trường.
Qua nghiên cứu cho thấy TTVH quận Ba Đình củng như các TTVHTT
khác, chưa đi được đúng hướng vận hành của quy luật này, vì vậy tuy người dân
có nhu cầu cao và đa dạng trong các hoạt động vui chơi giải trí nhưng TTVH
nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cung ứng của thị trường về các hoạt đông
và sản phẩm văn hóa, việc phục vụ chú ý tới và tạo ra sản phẩm văn hóa cho thị
trường. Tại các khu vui chơi như công viên nước, công viên Nguyệt Hồ… đã
thu hút được công chúng với số lượng lớn với giá vé tham gia vào các dịch vụ
văn hóa lại rất cao. Việc vấn đề là các trung tâm này đả bám sát được nhu cầu
của công chúng, hơn nữa việc Marketting, quảng bá sản phẩm rất tốt khiến việc
thu hút lượng công chúng tham gia là điều đương nhiên. Do vậy mở rộng thị
trường văn hóa, cho phép các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa là một giải
pháp cần làm, hơn nhằm giúp cho TTVH quận Ba Đình được chủ động hơn
trong việc cân đối nguồn thu và chi. Trước hết cần tạo cho TTVH có thể hoạt
động như một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh. Thông qua đó TTVH có thể
kêu gọi các nhà đầu tư vào các mảng hoạt động theo một đề án tổng thể. Khi thị
phần của các hàng hóa văn hóa ngày một rộng ra do nhu cầu của người dân ngày
càng tăng thì sản phẩm văn hóa phải đáp ứng, và đa dạng. Bài học cho ta thấy
13


hiệu quả từ mục đầu tư của tư nhân đả phát huy tác dụng. Do vậy để hoạt động
các dịch vụ và kinh daonh các cơ quan nhà nước xác định rỏ tính chất của hoạt

động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cung cấp các sản phẩm văn hóa
đa dạng cho thị trường và tìm kiếm thu hút đầu tư.
TTVH quan Ba Đình cần ý thức rất rỏ về khả năng thâm nhập thị trường
này của mình, từ đây củng phải có một hướng mới các sản phẩm văn hóa không
chỉ thuần túy, là các hoạt độngtuyên truyền, văn nghệ. Nhìn chung trong thị
trường hoạt động văn hóa, phần lớn người dân chưa được thâm nhập, trong khi
đó là nguồn khách hàng quan trọng. Chính vì thế TTVH cần có mở rộng hoạt
động này như: Các tour du lịch tham quan, câu lạc bộ, kinh doanh văn hóa
phẩm, mở các lớp năng khiếu, cho thuê địa diểm, đăng cai các hoạt động lớn,
chiếu phim… các hoạt động này cần có chương trình và phê duyệt cụ thể. Vì
làm tốt điều này sẽ tạo ra được nguồn tài chính để đầu tư cho việc tái sản xuất.
Ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng được đầu tư và phát triển đây
cũng là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng nâng cao hiệu quả cho hoạt
động văn hóa nghệ thuật. Thông tin đại chúng có nhiệm vụ đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu giao tiếp mang tính phổ biến, tạo ra hiệu quả ở quy mô và phạm vi xã hội rộng
lớn. Tác động của thông tin đại chúng có thể vượt qua khuôn khổ và có vai trò chiến
lược trong đời sống hiện đại. Truyền thông đại chúng chỉ một quá trình xã hội đặc
thù quá trình truyền tải thông tin tới đông đảo công chúng. Vì thế Thông tin đại
chúng trở thành môi trường thứ hai ở đó con người có thể giao tiếp, giao lưu bày tỏ
nguyện vọng, ý kiến, quan điểm về mình song song với việc tiếp thu các kiến thức xã
hội phong phú,điều này giúp cho môi trường văn hóa cộng đồng được bồi đắp thêm
nhiều thông tin và kiến thức quý báu, đa dạng hóa vốn văn hóa của riêng họ hình
thành nên nhân cách con người mới đó là con người Xã Hội Chủ Nghĩa – lực lượng
sẳn sàng vững bước xây dựng thành công chế độ XHCN tươi đẹp mà Đảng nhà
nước đã lựa chọn.
Qua các hoạt động của TTVH và sự phát triển của thông tin đại chúng đã
tác động hiệu quả trong việc quảng bá thu hút nguồn công chúng hiểu và tham
14



gia. Tuy vậy nhu cầu của khán giả củng khá đa dạng, ở những lứa tuổi khác
nhau sẻ có nhu cầu tham gia các hoạt động củng không giống nhau, đối với công
tác văn hóa quần chúng, phải nắm rỏ nhu cầu và thị hiếu của công chúng. Để tổ
chức hoạt động sao cho đáp ứng được tối đa những yêu cầu. Có thể nói nhu cầu
của công chúng rất quan trọng trong hoạt động nhà văn hóa.
Nhu cầu hưỡng thụ của người dân trên địa bàn quận Ba Đình về các hoạt
động văn hóa ngày càng sâu sắc và yêu cầu cao trong công tác tổ chức củng như
đa dạng các loại hình tiếp cận. Công chúng đồi hỏi có hình thức mới chất lượng
của hoạt động, trong khi đó nhiều các công ty tổ chức sự kiên, công ty truyền
thông, các đơn vị tư nhân được thành lập việc cạnh tranh và thu hút khán giả
diễn ra vô cùng phức tạp việc các TTVH được đàu tư xây dựng và đầu tư nhằm
phục vụ nhu cầu của nhân dân là điều cần thiết trong giai đoạn này. Trước đây
chúng ta có thể thấy và có nhiều lý do để chứng minh rằng nhu cầu văn hóa
công chúng ngày một cao mà các hoạt động văn hóa không thể đáp ứng. Trường
hợp này nhiều nhà quản lý văn hóa không biết công chúng cần gì và nhu cầu của
họ ra sao. Để nắm bắt điều đó chúng ta cần có mục tiêu cụ thể để thu hút công
chúng đến với TTVHTT. Vậy phải cần làm gì để thu hút khán giả.
2.2 Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh dịch
vụ ở trung tâm văn hóa quận Ba Đình.
2.2.1. Khai thác cơ sở hạ tầng hiện có của trung tâm văn hóa quận Ba Đình
Để phát triển quận Ba Đình từ nay trở đi,về cơ bản dựa vào nghị định số
69/2008/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 30/05/2008 về chính sách khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lỉnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,
văn hóa, thể thao, môi trường đồng thời nghiên cứu tham khảo một số chính
sách văn hóa phù hợp đề từ đó chúng ta đề xuất, đề trình UBND Thành phố ban
hành một số chính sách cụ thể phù hợp với yêu cầu quy hoạch và phát triễn
mạng lưới TTVH trên địa quận Ba Đình trong tương lai như:
- Chính sách chương trình mục tiêu phát triển mạng lưới TTVH khu vực và
các TTVH cộng đồng vùng khó khăn của quận Ba Đình
15



- Chính sách khuyến khích TTVH chuyển ra ngoài công lập.
- Chính sách khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của
TTVH quận Ba Đình
Chính sách khích lệ đầu tư cơ sở vật chất và tinh thần đối với TTVH quận
Ba Đình để hoạt động tích cực nhằm đạt hiệu quả xã hội và tập trung vào các
tiêu chuẩn chủ yếu sau: Sáng tạo được nhiều phương pháp công nghệ TTVH hấp
dẫn thu hút được đông khách, thu lợi nhuận nhiều,cung ứng dịch vụ văn hóa
công ích có hiệu quả cao cho các cơ sở, các trung tâm phong trào văn hóa – xã
hội, hỗ trợ có hiệu quả cao cho các sự kiện chính trị, các phong trào văn hóa –
xã hội, có nhiều biện pháp hợp tác, phối hợp,giao lưu mở rộng với nhiều nhà
văn hóa TTVH trong địa bàn quản lý và ngoài vùng mình, nâng cao mức thu
nhập hàng tháng cho cán bộ nhà văn hóa và TTVH.
TTVH quận Ba Đình được UBND Thành Phố Hà Nội đầu tư, với vị trí
thuận lợi và không gian đẹp nằm ở khu dân cư có điều kiện kinh tế khá phát
triễn nên trung tâm văn quận Ba Đình để tổ chức các hoạt động hơn. Trong
những năm vừa qua TTVH quận Ba Đình đã có một cơ sở với trang thiết bị
hiện đại, có khả năng thu hút người dân đến với địa chỉ văn hóa.Với sự thuận lợi
đó TTVH quận Ba Đình có đủ điều kiện và tiềm năng trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong suốt quá trình hoạt động TTVH quận Ba Đình luôn tận dụng mặt
bằng để hoạch định xây dựng các khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ
như: Xây dựng bể bơi, xây dựng sân tenis, xây dựng sân bóng, gửi xe có thể …
Được đầu tư xây dựng sân khấu biểu diễn rộng rãi đẹp hiện đại cùng với trang
thiết bị âm thanh, ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp,sân khấu luôn là điểm đẹp
hấp dẫn các game show, sinh hoạt cộng đồng, hội nghị …2 năm vừa qua TTVH
quận Ba Đình luôn được các nhà tổ chức sự kiên đánh giá cao về chất lượng
phục vụ cũng như công tác chuẩn bị và thu nhiều kinh phí cải thiện cho công
nhân viên ở TTVH.

16


2.2.2 Khai thác nguồn nhân lực của của trung tâm văn hóa quận Ba Đình
Từ khi bước vào hoạt động TTVH vẫn luôn duy trì mở các lớp dạy năng
khiếu nghệ thuật như: mỹ thuật, đàn Organ, đàn ghita, võ thuật, thanh nhạc, bơi,
ngoại ngữ, khiêu vũ thể thao-dance sport, luyện viết chữ đẹp, rèn luyện kỹ năng
sống, thể duc nhịp điệu, khiêu vũ cổ điển,…Trong năm 2010 vừa qua trung
tâm đã tổ chức trên 300 lớp năng khiếu ở các bộ môn thu hút trên 5000 lượt
người tới tham gia sinh hoạt.Tổ chức các Câu lạc bộ lớp năng khiếu đã dáp ứng
đươc công tác giáo dục đào tao ngoài nhà trường và phát triên kiền thức toàn
diện cho các em thiếu nhi và đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân sau giờ
lam việc.
Duy trì thường xuyên hoạt động của các câu lạc bộ: Thể hình, thanh nhạc,
câu lạc bộ thơ.
Câu lạc bộ thể thao như: CLB tennis, CLB bóng bàn… củng thu hút
nhiều thành viên và phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng tạo nên đội
ngũ các vận động viên,là nguồn lực vững chắc cho các cuộc thi đấu tại hội thao
các cấp, đa dạng các hoạt động như sân khấu, biểu diển thời trang các loại hình
câu lạc bộ và đả có đội ngủ có năng khiếu mở các lớp cho các bạn trẻ, thiếu nhi
có nhu cầu tham gia một hoạt động mới đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
dịch vụ tại TTVH quan Ba Đình.
TTVH quận Ba Đình tập trung thỏa mãn nhu cầu hoạt động rỗi và giao lưu
xã hội ngày càng vươn xa của mọi tầng lớp công chúng hiện tại và tiềm năng,
lưu trú và vảng lai trên địa bàn hoạt động của mình.Thỏa mản cả nhu cầu hoạt
động và sáng tạo.
Tổ chức quán lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Trong bối cảnh hiện
nay nhu cầu sinh hoạt vật chất được cải thiện nâng cao thì nhu cầu về đời sống
tin thần đương nhiên sẻ phải được nâng cao hoạt động tại TTVH Thành quận Ba
Đình cần phải được đổi mới phù hợp với qui luật cuộc sống.Con người hiện đại

cần sự cân bằng hơn nhiều và nhanh hơn trong xã hội truyền thống, ở đó áp lực
công việc thực sự không ở mức độ cao,ngày nay dân trí cao và dời sống hiện
17


đại, sự gia tăng nhu cầu đã thúc đẩy các dịch vụ đáp ứng nhu cầu.Trước hết là
các dịch vụ đáp ứng nhu cầu, đó là các dịch vụ văn hóa dựa trên công nghệ
thông tin đang ngày càng chiếm lĩnh người tiêu dùng văn hóa, lượng thông tin
phong phú, cập nhất các hình thức giải trí đa dạng với nhiều thể loại,phù hợp với
mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi sở thích và lại đảm bảo được sự tiện lợi, riêng
tư… truyền hình, internet, băng đĩa, và các trò chơi trực tuyến đang trở thành
một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, có khả năng thay thế nhiều hoạt động
thực tế khác.TTVH quận Ba Đình đả nắm bắt rất nhanh trào lưu củng như nhu
cầu để sinh hoạt tổ chức các câu lạc bộ. Bởi vậy các cữa hàng kiot phuc vụ giải
khát, đồ ăn nhanh, các cữa hàng kinh doanh ấn phẩm văn hóa được mở ra đáp
ứng nhu cầu thưởng thức và tham gia các hoạt động văn hóa tại TTVH quận Ba
Đình.
2.2.3. Mở rộng quan hệ tổ chức các hoạt động Marketting văn hóa nghệ
thuật và gây quỹ tài trợ.
*Hoạt động Marketting
TTVH quận Ba Đình đã mở rộng quan hệ hợp tác với các ban ngành và
doanh nghiệp như đã mở các lớp học năng khiếu,các lớp khiêu vũ. Các lớp học
hè tại trung tâm và tổ chức các hội thi hội diễn và đăng cai các sự kiện như
nawnm 2010 tổ chức va tham gia cuộc thi vẽ tranh giành giai nhì toàn quốc do
Đại sứ quán Canađa Nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội
trung tâm đã tổ chưc thành công cuộc thi ve tranh “Em yêu thành phố nghìn năm
“Trong Đầu năm 2012 vừa qua trung tâm đã đăng cai tổ chức thành công cuộc
thi hát về Đảng về mùa xuân và đạt giải xuất sắc và gàn đây nhất là tổ chức Hội
khỏe Phù Đổng của quận Ba Đình Tổ chức TTVH quan Ba Đình đả khẳng định
được thương hiệu và nhiều tổ chức biết đến.

Dưới góc độ Marketting văn hóa nghệ thuật, thị trường văn hóa bao gồm
những khán giả có nhu cầu mong muốn nhất định, sẵn sàng hoặc có khả năng
tham gia vào quá trình giao dịch và tiếp nhận các sản phẩm văn hóa nghệ thuật,
nhằm thỏa mản nhu cầu và mong muốn của họ vì vậy các hoạt động Marketting

18


được tiến hành nhằm mục đích hổ trợ cho quá trình trao đổi giá trị giữa khán giả
và tổ chức nghệ thuật được diển ra một cách dể dàng hơn.
Người đến với TTVH nhằm vào: Giao tiếp, giải trí, làm một điều gì đó khác
lạ với thường ngày, cảm thấy thích thú, được học hỏi, được tự hoàn thiện bản thân,
được phát triển kỷ năng mới, được thể hiện, được tăng cường năng lực thẩm mỹ,
được sáng tạo, được tìm hiểu về bản sắc văn hóa, được tạo cảm hứng mới, được nuôi
dưỡng về tinh thần…TTVH quận Ba Đình đã nhận thấy rằng Marketting là một yếu
tố quan trọng,tiến hành tổ chức và vận dụng một cách sáng tạo nhằm gắn tới thị
trường, thỏa mản nhu cầu của thị trường để đạt được mục tiêu. Trong việc ứng dụng
đó TTVH quận Ba Đình được đối tượng phục vụ hiện có của trung tâm là ai? Họ cần
gì? Để thỏa mãn nhu cầu của họ,đồng thời nhận biết được đối tượng phục vụ tiềm
năng của trung tâm để hướng tới thu hút họ, nói một cách khácn tổ chức hoạt động
Marketting hiệu quả nó đã giúp giữ vững các khán giả cho tổ chức mình. Để đạt
được điều đó tung tâm thực hiện các chức năng như: Nghiên cứu thị trường, hoàn
thành các công cụ Marketting sản phẩm, đặc điểm giá cả, quảng cáo… nhằm thỏa
mãn nhu cầu thị trường. Ngoài ra để quảng bá TTVH quận Ba Đình cần đảm bảo
chất lượng dịch vụ và sản phẩm, củng như việc thuận tiện của khách hàng trong việc
tiếp cận với sản phẩm để tạo cho khán giả một ấn tượng tốt đẹp về tổ chức của mình.
Đồng thời tiến hành công tác phân đoạn thị trường nhằm nhiệm vụ hướng các nguồn
lực của tổ chức vào những ai có khả năng phản hồi cao nhất với sản phẩm của Trung
tâm,để trung tâm không lãng phí nổ lực đáng giá mà không mang lại hiệu quả.
*Hoạt động gây quỹ và tìm tài trợ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời thu hút công chúng đến với
trung tâm nhiều hơn, trên thực tế hiện nay, do ngân sách nhà nước có hạn, không
đủ để chi trả hết cho các hoạt động của trung tâm văn hóa thể thao, các hoạt
động văn hóa nghệ thuật, trong khi đó tiền tài trợ của xã hội dành cho văn hóa
nghệ thuật nếu biết khai thác sẻ là vô hạn vì vậy TTVH quận Ba Đình cần chủ
động xây dựng dự án cụ thể trước để trình bày với nhà tài trợ tiềm năng chứ
không phải tìm tài trợ rồi lập dự án, song song với việc đó chúng ta phải xây

19


dựng quyền lợi của nhà tài trợ, duy trì mối liên hệ với các nhà tài trợ, phát triển
mối quan hệ hợp tác với nhà tài trợ.
Do sự gia tăng nhu cầu tài trợ trong khi số lượng các nhà tài trợ có hạn
điều này có nghĩa hoạt động gây quỹ ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh
và những người gây quỹ là một trong những hình thức có thể được thực hiên khi
cần nhận được ủng hộ nhiều người, trên phạm vi rộng, trong khoảng một thời
gian nhất định. Gây quỹ và tìm tài trợ cho TTVHTT mà quân Ba Đình áp dụng
đã có nhiều kết quả từ đó các nhà tổ chức các chương trình phục vụ cho nhân
dân ngày càng đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng,
tiến hành xây dựng các điểm vui chơi giải trí, các phòng tập năng khiếu, thể
hình, sân thẻ thao, dàn dựng các chương trình nghệ thuật… gây quỹ và tìm tài
trợ đã và đang trở thành một trong những kỹ năng thiết yếu cho hoạt động của tổ
chức văn hóa nghệ thuật hiện nay chú trọng. Gây quỹ và tìm tài trợ chính là một
trong những mắt xích giúp trung văn hóa thể thao vận hành, hướng đến đảm bảo
được các mục tiêu về văn hóa nghệ thuật, xã hội củng như sự bền vững về tài
chính, các nhà tài trợ thường muốn tài trợ cho nhửng tổ chức hoạt đông tốt và tin
cậy, có đóng góp về nghệ thuật hoặc văn hóa xã hội hơn là tổ chức không ai biết
tới và không đạt được thành tựu gì, vì họ muốn tài trợ của họ được sử dụng một
cách hửu ích. Chính vì lẻ đó TTVH quận Ba Đình đã có nhiều hình thức gây quỹ

và tìm tài trợ có hiệu quả.

20


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA
QUẬN BA ĐÌNH
3.1 Những thuân lợi
Ba Đình nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội lưu giữ nhiều dấu
tích lịch sư quan trọng liên quan đến truyen thống dựng nước và giử nước của
dân tộc.Quận Ba Đình còn là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, tập trung
các cơ quan lãnh đạo đầu não của đảng và nhà nước. Quận Ba Đình có 14
phường với 24 vạn dân, chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức. Do vậy Ba Đình
có dân trí tương đối đồng đều, đời nhân dân khá cao, nhu cầu hương thụ các
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao giải trí của người dân càng đa dạng và
phong phú.
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn ngày càng được quy hoạch đồng bộ, đường xá
thuân tiện cho giao thông đi lại, có nhều tuyến xe bus qua trước cửa trung tâm
và nhiều tuyến qua gần trung tâm.
Đặc biêt là được sự quan tâm chỉ đạo của UBND, HDND sở văn hóa
thông tin và sự giúp đỡ phối hợp của cá ban nghành…
3.2 Những khó khăn
Cơ sở vật chất: mặc dù trung tâm có 2 cơ sở hoath đông là 180 Quán
Thánh và 60 Ngọc Hà nhưng cả 2 địa điểm này đều có diên tích khá nhỏ hẹp,
không có hội trường lớn cho nên nhiều khi phải đi thuê mướn nhất là khi phải
huy động đến nhiều người khi thăm gia tơ chức các hoạt động lớn.
Con người: trung tâm chỉ có 20 người trong đó co 6 bảo vệ còn lại là các
cán bộ viên chức phải kiêm nghiệm các nhiêm vụ khác nhau mà nhiều khi phải

đảm nhiệm cả các nhiện vụ không phài chuyên môn chủa mình.

21


Kinh tế: trung tâm văn hóa quân Ba Đình là một đơn vị sự nghiệp có thu,
chi tiêu trong dự toán ngân sách cho phép tuy nhiên có nhiều nhiện vụ đột xuất
do sự chỉ đạo của thành phố Hà Nội nên kinh phí nhiều khi gặp khó khăn, kinh
phí do UBND chi có hạn.
3.3. Một số giải pháp đề xuất
- Đối với bất kỳ tổ chức nào thì đội ngũ cán bộ công, nhân viên của tổ chức
là tài sản của đơn vị đó. Chính vì thế đơn vị ngoài việc quan tâm tới các hoạt
động của tổ chức còn phải quan tâm tới các thành viên trong tổ chức.Tạo cho họ
một môi trường làm việc thoái mái vui vẻ, hòa đồng giữa các thành viên cho họ
phát huy được hết khả năng của mình, họ tâm huyết với nghề gắn bó lâu dài với
tổ chức, cống hiến hết mình cho đơn vị .
- Tổ chức phải nắm bắt được các hoạt động lớn trong quận cũng như thành phố
sắp diễn ra để có những hành động chuẩn bị kịp thời không để bị động trước công
việc đó và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó.
- Trung tâm có thể phối hợp với các đơn vị tổ chức, cơ quan trong quận và
ngoài quận tổ chức các chương trình, có tầm ành hướng lớn, quy mô lớn cần
nhiều chí phí, nguồn nhân lực, thời gian.
- Hiện nay cơ sở vật chất của trung tâm còn han hẹp chưa có thể đáp ứng
hết nhu cầu của nhân dân trong quận.Vì vậy nên trung tâm có thể thuê tìm địa
điểm cho trun tâm hoạt động tốt hơn, đồng thời mở thêm các câu lạc bộ đáp ứng
nhu cầu nguyện vọng của nhân dân trong quận như câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ cờ,
câu lạc bộ ảo thuật, câu lạc bộ những người yêu ca hát…
- Nội bộ Trung tâm cần đoàn kết, thống nhất, phát huy quyền dân chủ
tập trung, chăm lo tới đời sống của cán bộ nhân viên, trú trọng bồi dưỡng trình
độ chuyên môn.

- Cần duy trì, mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, cơ
sở, xây dựng các mô hình điểm về xây dựng văn hoá cơ sở theo hướng xã hội
hoá. Tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá, về cơ sở những vùng xa trung tâm của
quận để phục vụ nhân dân.
22


- Kiện toàn các Ban chỉ đạo phong trào của ngành, các cấp, tăng cường sự
phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể; vận động nhân dân tham gia phong
trào xây dựng gia đình, làng, bản văn hoá, đặc biệt là phong trào đóng góp xây
dựng các thiết chế văn hoá, và tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp
thời, biểu dương, khen thưởng, điều chỉnh và có giải pháp chỉ đạo kịp thời
những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Cần có chính sách đãi ngộ cho những cán bộ làm công tác văn hóa.
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động văn hóa như karaoke, vũ trường,
xuất bản phẩm, internet… khi phát hiện sai phạm thì cần xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật.
- Cần xử lý nghiêm những cơ sở báo cáo sai thành tích tránh việc chú
trọng số lượng hơn chất lượng.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ quần chúng về
những cơ sở xa trung tâm quận.
- Cần phải tuyên dương, khen thưởng những cán bộ làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Đề nghị việc nghiên cứu, xem xét việc giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm sao
cho phù hợp với điều kiện công tác của ngành, điều kiện thực tế của từng cơ sở.

23


KẾT LUẬN

Mọi hoạt động văn hóa trong xã hội đều phải đặt dưới sự quản lý của nhà
nước, kết hợp với quyền làm chủ của nhân dân. Có thể gọi đây là nguyên tắc
tính nhà nước và tính nhân dân trong quản lý các hoạt động văn hóa. Đảng lảnh
đạo nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ vốn là một cơ chế quản lý hợp quy
luật trong điều kiện xây dựng xã hội đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nó
phải được đảm bảo thực hiện đầy đủ trên mọi lỉnh vực quản lý xã hội, trong đó
có quản lý hoạt động văn hóa.
Trung tâm văn hóa quận Ba Đình luôn gần gủi và gắn bó với các hoạt động
văn hóa thể dục thể thao gần gũivới nhân dân vì vậy việc định hướng và phát
triển các ý tưởng phát huy cái cái vốn có nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và
hoạt động kinh doanh và dịch vu, nâng cao hiệu quả cho trung tâm văn hóa là
điều cần thiết trong giai đọan đổi mới như ngày nay.
Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc khai thác phát triển hoạt động kinh
doanh dịch vụ của TTVH quân Ba Đình, tiểu luận đã tập trung nghiên cứu giải
quyết các vấn đề khảo sát hoạt động của TTVH quân Ba Đình để rút ra các nhận
định nhằm đáp ứng phần, chức năng nhiệm vụ và nhu cầu của người dân, bên
cạnh đó còn có các hình thức hiệu quả vẩn chưa cao chưa đáp ứng được hết nhu
cầu của nhân dân
Thông qua đề tài nghiên cứu người ngiên cứu muốn nhấn mạnh, đưa ra các
giải pháp và phân tích những khó khăn cua trung tâm trong xu thế thị trường và
nhiều cơ chế chính sách thay đổi, vì vậy các hình thức hoạt động mới, nhằm
mang lại hiệu quả cao cho trung tâm như chú trọng đến kinh doanh và dịch vụ
văn hóa, bằng cách thức đàu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng các hình thức hoạt
đông,thực hiện việc Marketting, gây qũy và tìm tài trợ được xúc tiến có hiệu
quả.Thông qua đó đề tài này giúp cho ta nhận thức lại và có chính sách phù hợp
cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của TTVH quận Ba Đình.

24



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về công tác văn hoá thông tin,thể
thao và du lịch, gia đình năm 2010 và phương Hướng nhiệm vụ năm 2010
Phòng văn hoá Thông Tin Thành Phố Hưng Yên - Vũ Văn Minh
2. Luật di sảnVăn hóa (2001) Nxb Chín trị quốc gia.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
4. Trần Quốc Vượng, (1996) Chủ biên,Văn hóa học đại cương và Cơ sở
văn hóa Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Phan Văn Tú (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
6. Phan Văn Tá (2006), Kinh tế học văn hóa.
7. Nhóm tác giả: Trần Thị Thu Thủy, Nghiêm Thamh Nhã, Lương Đức
Thắng (2009) Giáo dục nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
8. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Anh Quyên; Ngô Ánh Hồng; Đỗ Thị Thanh
Thủy, (2009) Gây quỹ và tìm tài trợ, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
9. Phạm Quốc Toản: Đạo đức kinh doanh, (NxbThống kê Hà Nội, 2002)
10. Học Viện chính trị quốc gia: Gíao Trình kinh tế học, (Nxb,Chính trị
quốc gia 1969).

25


×