MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Chùa Keo Hành Thiện từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian
yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và
sông Ninh Cơ. Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và hòn non bộ theo thế
tam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, quanh chùa là hàng
cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Gác chuông trước cửa chùa là kiến trúc
tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm cao 7,5m gồm có 8 cột đại trụ và
16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn, cảnh hoa sen mang đậm
phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê. Sau gác chuông là cụm kiến trúc trung tâm
gồm tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 3 gian, tòa đệ nhất 3 gian thờ Phật và Thiền sư
Không Lộ. Các nghệ nhân xây dựng chùa đã dồn toàn bộ trí lực tài hoa để tạo
dựng và thể hiện những đường nét chạm khắc tinh vi trên các mảng đố, xà, bảy,
kẻ của từng tòa nhà. Ở 3 bộ cửa ô tiền đường chùa Phật, mỗi cánh cửa được
chạm gỗ với đề tài khác nhau. Kỹ thuật chạm gỗ bong kênh ở mặt tiền hai gian
tòa tiền đường đã đạt tới trình độ cao với đề tài vô cùng phong phú: Long cuốn
thủy, ly ngậm ngọc, phượng ngậm cành hoa, tứ linh, nghê đội nóc đao… Đặc
biệt hình rồng được thể hiện lúc ẩn, lúc hiện ở các trạng thái khác nhau với
những đường nét khắc họa tinh vi, sắc sảo, sống động và mềm mại theo phong
cách dân gian vùng châu thổ sông Hồng. Sau thờ Phật là đền Thánh thờ Thiền sư
Không Lộ với 3 tòa quy mô được cấu trúc theo kiểu "Thượng bò cuốn hạ kẻ bẩy
và kẻ nội đấu truyền" với trạm khắc hoa văn công phu, tỷ mỷ. Cuối cùng là
mười gian nhà Tổ và nhà oàn, nhà ký đồ với kiến trúc 3 gian và hai bên chùa là
dãy hành lang gồm 80 gian khép kín càng tạo nên vẻ trang nghiêm, bề thế của
tổng thể kiến trúc. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn
1
những di vật có giá trị của thời Hậu Lê như án thư, sập thờ, tượng pháp, khánh,
văn bia cổ, hoành phi, câu đối, cửa hãn…
Nơi đây hàng năm đã đón nhiều đoàn khách và nhân dân khắp nơi về thăm
quan, văn cảnh, đồng thời thăm nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, nhà cách
mạng suất sắc, người con ưu tú của quê hương Hành Thiện.
2. Tình hình nghiên cứu
Vì chùa keo Hành Thiện là một trong những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng và
đã được nhà nước công nhân “ di tích quốc gia”. Vậy nên đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu, bài viết về chùa Keo:
- Lễ hội chùa Keo Hành Thiện
/>-
-
Làng khoa bảng: Hành Thiện - vùng đất khoa danh lừng lẫy
/>Những bí ẩn quanh ngôi chùa... không sư
Nguồn: VietNamNet.vn
3. Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu về chùa Keo, lễ hôi cũng như các các giá trị đặc biệt của chùa
Keo mà các ngôi chùa khác không có được.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1/. Đối tượng nghiên cứu
Chùa Keo Hành Thiện
4.2/. Phạm vi nghiên cứu
Làng Hành Thiện – xã Xuân Hồng – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: lịch sử, dân tộc học, bảo tàng hoc, văn
hoá dân gian, mỹ thuật...
Phương pháp nghiên cứu các nguồn tư liệu: Tìm hiểu các nguồn tư liệu liên
quan đến đề tài.
2
6. Bố cục
Chương 1: Tổng quan về Xuân Trường và lịch sử ra đời chùa Keo Hành
Thiện
Chương 2: Chùa Keo Hành Thiện- giá trị vật chất và tâm linh
Chương 3:Bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ XUÂN TRƯỜNG VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI
CHÙA KEO HÀNH THIỆN
1.1/. Xuân Trường – một vùng quê văn hiến
1.1.1/. Vị trí địa lý
Xuân Trường là một huyện phía Nam của tỉnh Nam Định, Việt Nam
- Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư (Thái Bình)
- Phía Đông Bắc giáp huyện Kiến Xương (Thái Bình)
- Phía Nam giáp huyện Hải Hậu
- Phía Đông Nam giáp huyện Giao Thủy
- Phía Tây giáp huyện Trực Ninh
Ranh giới phía Bắc với tỉnh Thái Bình là sông Hồng.Ranh giới phía Tây
với huyện Trực Ninh là sông Ninh Cơ, ranh giới phía Đông Nam với huyện Giao
Thủy là sông Sò. Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng nằm ở ngã ba sông Hồng và
sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Vũ Thư (Thái Bình) và huyện Trực Ninh.
Xuân Trường là vùng đất thuộc đồng bằng sông Hồng, được bao bọc bởi 3
con sông lớn là: sông Hồng, sông Sò, sông Ninh Cơ. Vùng đất ấy là nơi “ Đất
lành, chim đậu” với quá trình hình thành và phát triển gần một nghìn năm nay.
1.1.2/. Lịch sử hình thành
Vùng đất Xuân Trường ngày nay, từ xa xưa là một trong những vùng đất do
biển bồi tạo nên. Vào thế kỉ thứ VI, nơi đây được gọi là cửa biển “Đại Nha”.
Theo sử sách thì huyện Xuân Trường ngày nay vốn là một phần đất của
hương Giao Thủy xưa kia, Tên “Giao Thủy” xuất hiện khoảng thế kỉ X. Một số
sách sử, trong đó có “Đại Việt Sử kí toàn thư”, khi chép về các sứ quân Ngô có
nói rõ Ngô Nhật Khánh (Cháu Ngô Quyền) ngoài việc chiếm giữ quê hương
Đường Lâm, còn xây dựng căn cứ ở vùng Giao Thủy (Thuộc Nam Định ngày
4
nay). Đầu thế kỷ X, Giao Thủy là vùng đất cửa sông giáp biển ( Bao gồm đất từ
Nam trực trở xuống).
Ở vùng này khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, đã có tả tướng tiên phong Nguyễn Công Thành lập công lớn. Sau chiến
thắng, Ngô Quyền đã giao cho ông trấn giữ vùng cửa sông Giao Thủy.Ông sinh
năm Đinh Sửu (917) và mất năm Nhâm Thìn (992), nhiều làng ở vùng phía Nam
tỉnh Nam Định đã lập đền thờ Ông.
Tới thời Trần ( thế kỷ XIII) huyện Giao Thủy ( bao gồm Xuân Trường và
Giao Thủy ngày nay) là một trong 4 huyện thuộc phủ Thiên Trường ( Mỹ Lộc,
Thượng Nguyên, Nam Chân và Giao Thủy).
Đến thời Tự Đức (1862) Phủ Thiên Trường được đổi tên thành Phủ Xuân
Trường như vậy tên Xuân Trường được xuất hiện từ thế kỷ XIX, nhưng không
chỉ địa danh huyện như hiện nay mà là địa danh của một phủ. Tới năm 1934 phủ
Xuân Trường chỉ còn là một đơn vị hành chính cấp huyện, cùng với huyện Giao
Thủy thuộc tỉnh Nam Định. Cho tới năm 1948 mới chính thức đổi phủ Xuân
Trường thành huyện Xuân Trường.
Tháng 12/1967, theo quyết định của Chính phủ: Hai huyện Xuân Trường
và Giao Thủy hợp nhất thành huyện Xuân Thủy.
Sau 30 năm hợp nhất, ngày 26/2/1997 Chính phủ có Nghị định 19/CP chính
thức tách huyện Xuân Thủy thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Huyện
Xuân Trường tái lập, chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ
01/4/1997. Huyện có diện tích hơn 112km2, dân số hơn 18 vạn người trong đó
28,5% đồng bào theo đạo Thiên chúa, với các dơn vị hành chính cấp xã gồm:
Thị trấn Xuân Trường, Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Hồng, Xuân Thuỷ,
Xuân Thành, Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Tân, Xuân Bắc, Xuân Ngọc, Xuân
Phương, Xuân Trung, Xuân Phú, Xuân Vinh, Xuân Kiên, Xuân Hòa, Xuân Ninh,
Xuân Tiến, Thọ Nghiệp.
5
1.2/. Bảo tồn phát huy di sản Văn hóa ở Xuân Trường
Xuân Trường – Nam Định được biết đến là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”
có từ lâu đời. Trải qua trường kỳ lịch sử của đất nước và dân tộc, vùng đất này
mang những tên gọi khác nhau.
Cái tên Xuân Trường với hàm ý sức Xuân Trường tồn mãi đã có từ đầu thế
kỷ XIX.
Từ xưa, Xuân Trường là nơi gặp gỡ giao hội của các mạch giao thông thủy
bộ, chủ yếu là những dòng sông hướng ra biển lớn. Như sông Ninh Cơ, sông
Hồng, sông Sò,…Cảnh quan sinh thái phủ Xuân Trường thật đa dạng, phong
phú. Những cánh đồng trải dài tít tắp với những hệ thống kênh mương ắp đầy
nước mát tạo cho nơi đây sớm trỏ thành trung tâm giao thương, vừa thuận lợi
cho làm ăn, vừa phát triển kinh tế - văn hóa, khiến vùng đất này có vị trí khá đặc
biệt trong lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam.
Lịch sử đã để lại trên quê hương Xuân Trường nhiều công trình kiến trúc
văn hóa tâm linh, bao gồm: 45 ngôi chùa, 245 đền, đình, miếu; 833 Từ đường;
71 nhà thờ. Đến nay có 29 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn
hóa, trong đó 9 di tích lịch sử văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch
công nhận, 20 di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh công nhận.
Kết quả nghiên cứu lịch sử cho thấy đây là địa bàn sinh tụ của nhiều người
dân thuộc đủ các vùng miền trên phạm vi toàn quốc đến đây khai khẩn, lập làng
cư trú.
Những giá trị văn hóa đó từ hàng trăm năm nay, đã được nhân dân trong
vùng từ đời này qua đời khác để tôn thờ, ngưỡng vọng. Hướng về một tương lai
phát triển, người dân Xuân Trường luôn ý thức được rằng cần ra sức bảo tồn,
phát hya những giá trị lịch sử - văn hóa
1.3/. Một số gương mặt tiêu biểu các thế hệ là người con quê hương Xuân
Trường
•
Đặng Xuân Khu (Hiệu: Trường Chinh): Cố Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam
6
•
Đặng Vũ Khiêu (tức Vũ Khiêu): Giáo sư, Anh hùng lao động
•
Đặng Quân Thụy: Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên
Phó Chủ tịch Quốc hội
•
Đặng Hồi Xuân: Cố Bộ trưởng Bộ Y tế
•
Đặng Vũ Chư: nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
•
Đặng Vũ Hỷ: giáo sư, bác sỹ đầu ngành da liễu
•
Đặng Vũ Minh: nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
•
Đặng Xuân Kỳ: con trai Tổng Bí thư Trường Chinh, nguyên Viện trưởng
Viện Mác-Lê nin
Nguyễn Đăng Kính: Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Phó Viện
•
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự
Trung ương Việt Nam
Đặng Quốc Bảo: UVTW Đảng PGS -Thiếu tướng, Trưởng ban khoa giáo
•
TW
•
Nguyễn Viết Nhiên: Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng), Tiến sĩ, Đại biểu Quốc
hội khóa XIII, Phó Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam
•
Đinh Thế Huynh: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng CSVN,
Trưởng ban tuyên giáo TW. Chủ tịch hội Nhà báo Việt Nam
•
Đinh Thị Vân: Đại tá QDND Việt Nam. Tổng cục 2 BQP. Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân(em gái đ/c Đinh Thúc Dự)
•
Nguyễn Quang Trung: Thiếu tướng -Cục trưởng Cục Chính trị-Tổng cục
2, Bộ Quốc phòng
7
Chương 2
CHÙA KEO HÀNH THIỆN
Hành Thiện là tên một làng cổ, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân
Trường, tỉnh Nam Định.Đây là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng có truyền
thống văn hóa được nhiều người biết đến cũng như là quê hương của nhiều nhân
vật được ghi nhận trong lịch sử tại Việt Nam.
1.2.1/. Làng Hành Thiện – ngôi làng hình cá chép
Làng Hành Thiện nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ, tiếp giáp với
huyện Vũ Thư (Thái Bình) và huyện Trực Ninh.Đất làng có hình "Lý Ngư", ở tư
thế sinh động như đang vẫy vùng trong nước. Đầu cá quay ra sông Ninh Cơ,
đuôi quẫy về phía sông Hồng. Làng chia làm 14 dong ứng với 14 xóm. Các
đường dong thong từ lối trước ra lối sau như chia hình cá ra làm 14 khúc.Dân cư
sống tập trung hai bên đường dong đông đúc.Hành Thiện trở thành khu dân cư
sầm uất đông vui từ rất lâu đời.
Trang Hành Cung đến cuối thời Hậu Lê thì được nâng lên thành xã Hành
Cung. Năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện (chữ Hán: 行
善 ) với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4
chữ "Mỹ tục khả phong" (chữ Hán: 美俗可風) với hàm ý khen ngợi.
Lời ban tặng này cũng hàm ý khen ngợi làng Hành Thiện nổi tiếng là làng
Nho học từ xưa, đã sản sinh rất nhiều danh nhân. Dân số của làng cao nhất chỉ
khoảng 6.000 người nhưng đã nổi tiếng có nhiều người học hành đỗ đạt.
Xưa vùng này có câu Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện ngụ ý phía Đông có
làng Cổ Am (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phía Nam có làng Hành Thiện có
nhiều người học hành đỗ đạt cao. Hoặc câu Đậu phụ Thủy Nhai, tú tài Hành
8
Thiện để chỉ làng Thủy Nhai, cách Hành Thiện không xa, là một làng nổi tiếng
với đặc sản đậu phụ; còn Hành Thiện, dường như gia đình nào cũng có người đỗ
tú tài.
Tại làng Hành Thiện còn có câu Trai học hành, gái canh cửi để nói rằng cái
đáng trọng nhất của con trai Hành Thiện là chuyện đèn sách; cái đáng yêu nhất
của con gái Hành Thiện là chuyện kéo tơ, dệt vải. Một câu thơ nổi tiếng
của Sóng Hồng diễn tả điều này:
"...Trăng xuống làm gương em chải tóc
Làm đèn anh học suốt đêm dài..."
Trong suốt lịch sử của làng được ghi nhận:
Thời Nho học, làng Hành Thiện có 419 người đỗ đạt. Trong đó: 7 đại khoa
(3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài. Người khai khoa cho làng là cụ
Nguyễn Thiện Sĩ sinh năm 1501, đỗ Cử nhân năm 1522.Người đỗ cao nhất là
cụ Đặng Xuân Bảng (ông nội của ông Trường Chinh) sinh năm 1828, đỗ Tam
giáp tiến sĩ đệ nhất danh năm 1856. Làng có 4 người làm Thượng thư; 4 người
làm Tuần phủ; 4 người làm Tổng đốc; 23 người làm quan giúp việc triều đình;
69 người làm quan Tri phủ, Tri huyện; còn lai số người đỗ đạt trên đi làm thầy
giáo, thầy thuốc ở khắp nơi.
Thời học chữ Pháp, làng có 51 người đỗ đạt từ tú tài đến cử nhân, trong đó
có Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh) tốt nghiệp cao đẳng Thương mại Đông
Dương. Thời hiện đại, làng Hành Thiện vẫn là ngôi làng có nhiều người học
hành giỏi giang thi cử đỗ đạt nhiều nhất so với mọi ngôi làng trong tỉnh Nam
Định với 88 người được phong hàm giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ và trên 600
người có bằng cử nhân.
Làng có 4 tướng lĩnh quân đội là Đặng Quốc Bảo, Đặng Kinh, Đặng Quân
Thụy, Nguyễn Sĩ Quốc; 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang là Phạm Gia
Triệu, Nguyễn Đăng Kính. Hàm Bộ trưởng có Đặng Hồi Xuân, Đặng Vũ Chư.
Tương đương hàm giáo sư có: Đặng Vũ Khiêu, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Vũ Minh.
Làng có 2 người được Giải thưởng Hồ Chí Minh là ôngĐặng Vũ Hỷ (thân phụ
9
đồng chí Đặng Vũ Minh) và ông Đặng Vũ Khiêu. Nhà văn Đặng Vũ Khiêu (Vũ
Khiêu) còn là Anh hùng Lao động. Ngoài ra còn có giáo sư, tiến sĩ y khoa Đặng
Vũ Thiên Thanh sinh năm 1981, từng là trưởng phòng thí nghiệm chuyên khoa
não Đại học Harvard. Hiện là giáo sư y khoa người Việt trẻ tuổi nhất tại
Montréal ...
Làng Hành Thiện còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử như chùa Keo
Hành Thiện, chùa Đinh Lan, khu di tích nhà của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Đặng Xuân Khu(tức Trường Chinh)...
1.2.2/. Lịch sử ra đời chùa Keo Hành Thiện
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở làng Hành
Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Đây là
một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên
vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Nguyên thủy gốc tích làng Hành Thiện xuất phát từ ấp Hộ Xá, làng Giao
Thủy, huyện Hải Thanh (sau được nâng thành phủ). Làng Giao Thủy, có tên
Nôm là làng Keo, là một làng cổ có từ trước thế kỷ thứ X, vị trí được cho là
thuộc xã Hộ Xá, huyện Giao Thủy, Nam Định ngày nay. Thiền sư Dương Không
Lộ là người làng, được nhà Lý phong đến bậc Quốc sư, vào năm 1061 thời Lý
Thánh Tông đã cho dựng ở ven sông Hồng ngôi chùa Nghiêm Quang tự, chính
là tiền thân của chùa Keo ở Hành Thiện (Nam Định) và chùa Keo ở Dũng
Nhuệ (Thái Bình) ngày nay.
Cuối đời Lý, phần đất của ấp Hộ Xá bị sạt lở. Một bộ phận dân cư của làng
Giao Thủy di cư đến phía Nam vùng Lạc Quần, lập thành làng Hộ Xá (sau đổi
thành Nghĩa Xá), thuộc phủ Hải Thanh (nay thuộc huyện Nam Trực, Nam
Định). Cả 2 làng cùng thờ phụng chung một ngôi chùa Keo (bấy giờ tên chữ
được đổi thành Thần Quang tự). Thời nhà Trần, phủ Hải Thanh được đổi thành
phủ Thiên Trường. Gần làng Nghĩa Xá có một vườn kim quất (cam ngọt), được
các vua nhà Trần thường hay đến chơi, nên lập thành một trang ấp có tên là
Hành Cung Trang.
10
Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, gây sạt lở cả
làng Nghĩa Xá. Dân làng Nghĩa Xá di dời vào định cư tại trang Hành Cung cũ,
bờ ở hữu ngạn sông Hồng. Dân làng Giao Thủy định cư ở bờ tả ngạn, chếch về
phía Tây Bắc, lập thành trang Dũng Nhuệ. Các dân làng cũng cho xây dựng các
chùa Keo mới tại gần trang ấp định cư, từ đó hình thành tên gọi làng Keo
Thượng (hay Keo Trên) để chỉ trang Dũng Nhuệ và làng Keo Hạ (hay Keo
Dưới) để chỉ trang Hành Cung. Trang Dũng Nhuệ, đến thời Tự Đứcđược đổi tên
thành xã Dũng Nghĩa, thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định (nay thuộc
huyện Vũ Thư, Thái Bình). Còn trang Hành Cung từ năm Minh Mạng thứ tư
(1823) đã được đổi thành xã Hành Thiện, thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Nam
Định.
1.2.2.1/. Kiến trúc
Không nổi tiếng như chùa Keo Thái Bình, nhưng chùa Keo Hành Thiện ở
Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, lại có
một kiến trúc khá thâm trầm, tĩnh tại. Ngôi chùa được xây dựng ở một vùng đất
Khoa Bảng...
Ban đầu, chùa được xây dựng tạm trên nền đất của làng. Năm Hoằng Định
thứ 13 (1612), chùa được tu sửa hoàn chỉnh và có dáng dấp như ngày nay.Trong
400 năm tiếp theo, chùa nhiều lần được tu bổ lớn như vào các năm Cảnh Trị thứ
9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm
1962 chùa Keo đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá, nên đã
được tôn tạo nhiều lần.
Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh
hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình.Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước
trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng. Không gian
chùa là cả một khu kiến trúc cổ to lớn, bề thế với 13 tòa rộng gồm 121 gian nối
tiếp nhau soi bóng xuống mặt hồ lung linh huyền diệu. Hai bên đường kiệu lát
gạch, kề liền hai dãy hành lang, mỗi dãy gồm 40 gian bề thế.
11
Tuy không có gác chuông chồng diêm 3 tầng 12 mái đồ sộ như chùa Keo
Thái Bình, gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng là một sự kết hợp hài hòa của
kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50. Dáng vẻ
thanh thoát với mái cong, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn.Phía dưới là 8 đại trụ và 16
cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn cánh hoa sen nở.
Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ
có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp
nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa
Keo. Sau chùa là đền Thánh thờ Đức Thánh Tổ Đại pháp thiền sư Không Lộ,
người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.
Trải dài trên một trục trung tâm là các tòa thờ Phật, thờ Thánh, mặt bằng
chùa Keo Hành Thiện, cùng với dãy hành lang bằng gỗ lim thẳng tắp hai bên, có
thể được xem như một khuôn mẫu của lối kiến trúc nội công ngoại quốc đỉnh
cao thế kỷ XVII. Mặc dầu có quy mô nhỏ hơn nhưng nó lại có niên đại sớm hơn,
nên xét về tổng thể, chùa Keo Hành Thiện có thể xem là khuôn mẫu dựng nên
chùa Keo Thái Bình. Có thể đây chính là lý do mà chùa Hành Thiện được gọi là
chùa Keo trên để phân biệt với chùa Keo dưới (Thái Bình) – ngôi chùa kế thừa
mọi kiểu dáng bố cục để phát huy trở thành ngôi chùa “đệ nhất danh lam”.
Chùa Keo Hành Thiện có một kiến trúc khá giản dị với hai tam quan nội và
tam quan ngoại. Trong lòng kiến trúc là hai điện thờ đều được dựng theo dạng
mặt bằng hình chữ công (I), tạo nên một kiến trúc chữ công kép rất độc đáo
trong số các kiểu thức dựng chùa của thế kỷ XVII. Với hai tam quan ngoại và
tam quan nội thì lối kiến trúc mặt bằng hình chữ công kép này như càng được
nhấn mạnh hơn.
Đặc biệt nữa là Tam quan nội của chùa được dựng theo dạng thức Tam
quan kép tức Tam quan gác chuông với cấu trúc tam quan 5 gian, làm theo kiểu
chồng diêm 2 tầng 8 mái. Nó được dựng trên 8 đại trụ của bốn bộ vì chính và 16
cột quân kê trên chân đá tảng chạm hoa sen.
12
Toàn bộ hệ thống vì kèo được kết cấu theo lối chồng giường đỡ mái, kết
hợp với việc làm gác lửng. Kết cấu này đã khiến người ta khi bước vào chốn
Thiền không có thể chiêm ngưỡng nét đẹp của các đầu dư chạm rồng rất tỉ mỉ.
Lệch về phía bên của gác lửng, người ta đặt một cái thang gỗ để có thể leo lên
gác lửng phía trên chiêm ngưỡng cũng như thỉnh những hồi chuông.
Trên xà ngang giữa hai tầng của Tam quan gác chuông này có ghi một dòng
niên đại cho biết: “Ngày lành tháng xuân năm Ất Mùi niên hiệu Thành Thái
(1895), đúc lại chuông đồng và tu tạo lại gác chuông”.
Kế ngay điện thờ Phật là khu thờ Thánh Không Lộ Thiền sư cũng có mặt
bằng hình chữ công.Nó đã kiến tạo nên dạng thức kiến trúc “tiền Phật hậu
Thánh” rất độc đáo.Nếu ở chùa Keo Thái Bình, các nhà kiến trúc sư dân gian đã
thêm vào tòa Giá roi để tạo sự phân cách giữa hai khu thờ Phật và Thánh, thì ở
Keo Hành Thiện người ta lại nhìn thấy một sự thống nhất liên thông cho hai điện
thờ.
Bằng lối kiến trúc này, họ đã tạo ra sự tương phản trong việc thay đổi nhịp
điệu của kiến trúc.Từ khối kiến trúc mở của khu thờ Phật cho đến lối kiến trúc
hoàn toàn đóng kín để tạo nên sự thâm nghiêm cho khu thờ Thánh.Một hệ thống
cửa bức bàn, vách gỗ đã được tạo ra ngay từ hệ thống cột quân đầu tiên của khu
tiền đường.Đồng thời người ta cũng nhận thấy sự phô diễn của nghệ thuật chạm
khắc gỗ thế kỷ XVII đã được tạo dựng nên ở đây.Từ mảng chạm rồng ở hai bên
mặt tiền cho đến các mảng chạm ở cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, tầng tầng lớp
lớp của các mảng chạm khiến cho hậu cung thờ Thánh trở nên lung linh rực rỡ.
Có thể lối trang trí kiến trúc này đã phản ánh rất rõ quan niệm thờ tự của
người Việt trong kiến trúc. Phật điện cho thấy một sự giản dị như tinh thần Phật
giáo muốn tìm đến bản thể chân tâm; còn Thánh điện thì sang trọng, lung linh,
huyền bí như để tạo ra một cõi tiên giới trên phàm trần.
1.2.2.2/. Ngôi chùa không sư
Có lẽ, đây là ngôi chùa duy nhất không có sư ở. Kể từ ngày chùa dựng, trải
qua mấy trăm năm trường chinh, bao cuộc dâu bể chuyển dời, nó vẫn sừng sững,
uy nghi và được bao phủ thêm bởi những lớp lang huyền thoại.
13
Khi màu thời gian dừng lại trên nóc đền thờ Phật, nơi có tượng đôi nghê
tọa lạc và màu vôi đã chuyển sang màu đùng đục, cuối đuôi những viên ngói
nam đã mục nát vì nắng mưa làm ải cả cái thứ đất sét đã qua lửa lò, than quạt…
thì chùa đã trải qua ngót nghét 20 đời ông thủ từ làm công việc trông nom, chăm
sóc.
Bí ẩn lời nguyền
Địa thế làng Hành Thiện mang hình con cá chép. Chẳng biết có phải do
“mắc cạn” mà không vượt qua được ải Vũ Môn để hóa rồng hay không mà đất
Hành Thiện dành vị trí cao nhất để dựng chùa, thờ Phật.
Một khu đất cao nổi lên nơi đầu mõm rô (gò đất cao nơi cửa sông), án ngữ
bờ sông Hồng vào làng. Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành
thiền uyển ngữ lục yếu tập, chùa Hành Thiện doKhông Lộ Thiền sư (1016-1094)
xây cất.
Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ,
xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch. Tương truyền, khi ngài đắc đạo, Thiền sư
Không lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước, có tài thuần phục được
rắn, hổ.
Truyền thuyết còn kể rằng, trước khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ
trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biễn thành tượng. Thánh tượng này nay
còn lưu giữ trong hậu cung, quanh năm khóa kín cửa, cứ sau 12 năm, một chủ lễ
và 4 viên chấp sự được cử ra để làm lễ trang hoàng tượng thánh.
Những người được cắt cử làm nghi lễ tôn nghiêm này phải ăn chay, mặc
quần áo mới, sau khi rước thánh tượng từ cấm cung ra mới dùng nước dừa pha
tinh bưởi để tắm gội và tô son lại cho tượng thánh. Họ buộc phải giữ bí mật
những điều đã thấy khi trang hoàng tượng thánh.Điều đó càng tạo nên lớp sương
bí ẩn bao bọc quanh ngôi chùa nhiều huyền thoại.
Dấu tích đầu tiên của chùa Keo là ở làng Dũng Nhân (huyện giao ThủyNam Định). Năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang bên hữu ngạn
14
sông Hồng. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa; đến năm
1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi tất cả các dấu tích, cả làng mạc lẫn ngôi chùa.
Dân làng Keo phải dời bỏ quê cha đất tổ, một nửa vượt sông đến định cư ở
phía đông bắc tả ngạn sông Hồng (về sau dựng nên chùa Keo - Thái Bình); một
phần xuống vùng Xuân Trường, dựng chùa Hành Thiện.Như thế, tính từ khởi
nguyên, ngôi chùa mang tên Keo đã tồn tại gần 9 thế kỷ.
Và lịch sử của nó gắn với tên tuổi của Thiền sư Không Lộ - một vị quan
văn võ kiêm toàn từ thời Lý, có tài bốc thuốc, chữa bệnh và ăm ắp một bụng
kinh luân. Trong sân chùa rộng mênh mông và hoang vắng, những mái chùa
cong cong, những cột, kèo nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”; cửa tam quan đóng
im ỉm… Gác chuông hai tầng nằm lặng lẽ.Tất cả dường như đang “chìm đắm
trong giấc ngủ”.Bà cụ bán hương, giấy vàng nơi cổng, co rúm lại bên cạnh
những cây cột lim đã lên nước.
Biết tin có khách đến vãn cảnh chùa, cụ Vũ Ngọc Thức, sinh năm 1932,
hiện đang là thủ từ trông coi chùa Hành Thiện, từ tốn mở cánh cửa lim nặng nề.
Sự im lặng của gỗ lạt, gạch ngói hàng trăm năm được “cách ly” qua cánh cửa,
một không gian thiền vỡ òa, ào đến trong sự kinh ngạc của khách. Theo lời của
cụ, những người đảm trách làm "thủ từ” đến nay đã mấy chục đời.Những thủ từ
trước đều đã về với thiên cổ. Kể từ ngày chùa có mặt trên doi đất hình con cá
chép này, mọi việc trông coi, trùng tu, lễ lạt nhất nhất đều do làng đảm nhiệm.
Ngày lễ hội, Ban quản lý chùa, đội bảo vệ toàn là những người do làng cắt
cử. Ông chủ lễ được chọn phải là người có những “tiêu chuẩn” đặc biệt: hai ông
bà còn song toàn, được ăn yến lão (thượng thọ), gia đình văn hóa, không có 'tì
vết'… Ngay như đội bảo vệ, thủ từ cũng phải là những người có “gốc tích”.
Riêng thủ từ phải theo kiểu “cha truyền, con nối”. Đời cha truyền đời con, đời
sau kế thừa đời trước.
Cũng như những ngôi chùa khác, nghĩa là chùa cũng bao gồm cổng tam
quan, cung chùa Phật, đền thánh, đền thờ đức tổ sư… Trước cổng chùa cũng có
hai cây đa cổ thụ ngót bốn trăm tuổi soi bóng xuống mặt hồ; hai dãy hành lang
15
gồm bốn mươi gian gỗ lim, mái ngói vảy cá chạy dọc sân chùa lát gạch nghiêng,
viên nào viên nấy cũng rắn đanh một màu lửa nung già dặn.
Giải thích sự thắc mắc của tôi về việc chùa không có bóng dáng của “áo
thâm, nón tu-lờ” đứng ra làm nhiệm vụ khói nhang cho đức Phật, cụ Thức cười
đầy cảm thông: “Ngay từ khi tôi lớn lên đã như thế. Bố tôi kế nghiệp của ông
nội; ông tôi thừa hành từ cụ cố… Đến đời tôi là đời thứ 7. Tất cả tên tuổi, ngày
tháng của những ông thủ từ đều được ghi rõ trong cuốn “Hành Thiện xã chí”…”.
Những điều bí ẩn thường có lý do của nó. Còn lý giải cho sự lạ của ngôi
chùa này là huyền thoại truyền miệng trong dân gian.Truyền rằng, khi Thiền sư
Không Lộ dựng nên chùa, dân làng nơi đây không mấy mặn mà với khói nhang,
tượng phật.Đức Thánh tổ giận dữ mới rời chùa đi nơi khác.
Trong một đêm, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, rồi tất cả
tượng phật ngài đều cho cả vào đấy. Ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng
sang đất Thái Bình, mang theo tất cả tượng phật về nơi đất mới. Cũng nội trong
đêm ấy, khi dân làng Duy Nhất (huyện Vũ Thư - Thái Bình) tỉnh giấc đã thấy
ngôi chùa sừng sững mọc lên. Đức Thánh tổ rời bỏ chùa cũ cùng với lời nguyền:
sẽ không có sư nào đến ở đất Hành Thiện.
Theo lời nguyền đó, sau này, nhiều lần các vị sư theo sự phân công của Hội
Phật giáo về trông coi chùa Hành Thiện, được dăm ba ngày chẳng hiểu vì lý do
gì cũng đều khăn gói ra đi. Cũng từ đó, đất Hành Thiện “có tiếng” là đất kỵ
sư.Câu chuyện truyền miệng ấy cứ tồn tại theo miệng nhân thế, nó làm cho ngôi
chùa càng mang theo những nỗi niềm dã sử.
Giải mã chùa không sư
Song hành cùng với chùa Keo Hành Thiện là sự có mặt của chùa Keo Thái
Bình.Hai ngôi chùa cùng gắn với tên tuổi của Thiền sư Không lộ, người có công
truyền bá rộng rãi đạo Phật trong nhân gian. Sự thiên di của chùa trong khoảng
thời gian dài mấy thế kỷ (năm khởi nguồn xây dựng tại làng Dũng Nhuệ - Giao
Thủy là 1062 - thời tiền Lý); về đất Hành Thiện năm 1588 và “kinh qua” đất
Thái Bình năm 1611.
16
Về mặt quy mô, chùa Keo Thái Bình bề thế hơn nhiều so với chùa Keo
Hành Thiện, thế nhưng về kiến trúc là sự mô phỏng gần như nguyên vẹn. Cả hai
ngôi chùa đều được dựng bằng gỗ lim, liên kết với nhau bằng mộng ngậm, đinh
tre, mộng,…
Nghiên cứu về kiến trúc chùa Keo là cả một quá trình đòi hỏi mất nhiều
công sức, bởi nó tiêu biểu cho kiến trúc thời tiền Lý và hậu Lê, thời kỳ Phật giáo
thịnh trị trên đất nước ta. Sau gần một ngàn năm Bắc thuộc, từ thế kỷ 10, dân tộc
ta giành quyền tự chủ, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ cả về chính trị và văn
hóa. Thái Bình và Nam Định khi đó được coi là những vùng “kinh tế mới”, gắn
với phong trào mở rộng dân cư, khai hoang, lấn đất lập nghiệp.
Cùng với việc xây dựng cuộc sống vật chất của người dân thì các nhà sư
cũng đến đây để xây dựng đền chùa, đảm bảo cuộc sống tâm linh cho các cư dân
vùng đất mới.
Theo sử sách, vùng đất này có tên gọi là Keo hay vùng đất Giao Thủy, nơi
nước sông gặp gỡ với nước sông, nước sông gặp với nước biển tạo nên những
vùng hồ nước mênh mông. Trong cái khoáng đạt của tự nhiên như thế, con
người phải đối mặt với biết bao thử thách, bao rình rập của tự nhiên, thú dữ.
Người ta cần tìm đến những đấng thần linh để được che chở về tinh thần.
Đó cũng là lý do để những ngôi đền, chùa mọc lên với cường độ nhiều ở giai
đoạn này. Còn căn cứ theo năm xây cất của chùa Keo Hành Thiện và chùa Keo
Thái Bình, so sánh với năm sinh, năm mất của Thánh Không lộ Thiền sư có thể
thấy được đó chẳng qua chỉ là sự mở rộng phạm vi truyền bá Đạo phật của các
bậc tăng ni trong dân chúng. Đức Thánh Không Lộ sinh năm 1016, mất năm
1094.
Thời gian ngài sống gắn với việc xây cất chùa Keo trên đất Dũng Nhuệ
(huyện Giao Thủy); sau này do trận lụt lớn năm 1611, chùa dời về đất Hành
Thiện. Hơn 20 năm sau, chùa Keo Thái Bình mới được hoàn thành (năm 1632).
Như thế, sự mở rộng về không gian đó chẳng qua là sự mở rộng phạm vi truyền
17
bá của Phật giáo, do những bậc tăng ni hậu thế kế tiếp công việc của Thiền sư
Không lộ.
Còn giải thích cho tích “chùa không sư Hành Thiện”, có chăng đó là do
những chướng khí hay sự không hợp đất, hợp nước mà sinh ra đau ốm của
những vị sư đã có lần đến với chùa rồi sau đó mau chóng ra đi!?Cụ Thức cho
hay: “Cả xóm Hành Thiện với 35 hộ dân, hiện tại đều sinh sống trên đất hương
hỏa của nhà chùa. Trước, nguyên khu đất này được triều nhà Lý cắt đất cho Đức
Không Lộ, nên cả làng phải thay nhau cắt cử để trông coi, thờ cúng ngài.Đó là
“cái lý” mà người dân thôn Hành Thiện làm công việc nhang khói, trông coi
chùa thay sư sãi”.
1.2.3/. Lễ hội chùa Keo Hành Thiện
Chùa Keo Hành Thiện là một trong những di tích lịch sử đã được bộ văn
hóa chứng nhận.Ngôi chùa này không những Đệ Nhất Tối Linh mà còn hết sức
độc đáo và mang đậm nét văn hóa người Việt. Nếu ai về Hội Chùa Keo Hành
Thiện sẽ chẳng bao giờ có thể quên được nó...
Dù ai ngang dọc Tây Đông
Ngày rằm tháng Chín hội Ông nhớ về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Ngày rằm tháng Chín nhớ về hội Ông
Hội Ông là tên gọi dân dã về lễ hội chùa Keo Hành Thiện có lẽ đã xuất
hiện không lâu sau khi xây dựng chùa Keo ở Hành Cung trang vào cuối thế kỷ
XVI.Lễ hội mở thường kỳ hàng năm vào trung tuần tháng Chín Âm lịch để kỷ
niệm Thánh Đản. Tuy nhiên trong 60 năm qua lễ hội đã gián đoạn và không đầy
đủ vì các lý do khác nhau. Hành Thiện không mở hội năm 1945 vì đói kém, năm
1949 do quân Pháp đánh chiếm Hành Thiện, năm 1952 và 1953 do quân Pháp
tăng cường càn quét bắt lính bắt phu, năm 1960 vì nghèo khó, 6 năm khác
(1965-1968 và 1972-1973) do chiến tranh chống Mỹ và năm 1986 do bão.
Không mở hội nhưng Chùa mở cửa để nhân dân vào lễ bái.Phần lễ có 2 lễ chính
là Phục miều y (Thay áo Đức Thánh) vào ngày 13 và Thánh đản vào đêm 14.
Hội lão ông tế ở chùa Thánh vào ngày hạ thuỷ thuyền trải ( trước hoặc cùng
18
ngày khai hội) và ngày mãn hội. Hội lão bà tế ở chùa Phật thường vào ngày 10
và 12.
Phần hội có Phụng nghinh và đua thuyền trải là 2 nội dung nổi trội nhất vào
ngày 12 và 15; xưa còn thêm ngày 10 tháng Chín các năm Dần, Tỵ, Thân, Hợi;
bỏ lệ từ năm Bính Thân 1956. Các hoạt động văn hoá thể thao vui chơi diễn ra
đồng thời hoặc đan xen trong cả tuần lễ hội như thơ ca, cờ tướng trên sân ,tổ tôm
điếm, leo cầu ngô, bắt vịt, múa roi, chọi gà, bế trái, có khi đua xe đạp chậm. Xưa
có đấu vật thu hút nhiều đô ở địa phương khác đến tranh giải. Có năm thêm
phần góp vui của địa phương khác như diễn chèo hay ca kịch do các đoàn văn
công của huyện tỉnh về biểu diễn. Đội múa rồng của phòng văn hoá huyện Bình
Lục (tỉnh Hà Nam) về góp vui lễ hội năm 1994… Phụng nghinh và bởi trải thu
hút nhiều nhất người tham gia và người xem cổ vũ nhưng đã có 21 năm mở hội
mà không phụng nghinh; trái lại đua thuyền trải đã tiến hành trong tất cả các
năm mở hội, lại thêm 4 lần đua thuyền ngoài dịp lễ hội trong 3 năm khác. Lễ hội
Hành Thiện đi vào nề nếp hàng năm, tương đối ổn định về tổ chức và nội dung
từ năm 1991 tới nay với một số thay đổi so với lệ cổ. Đổi khác theo hướng lược
bỏ mê tín dị đoan, lưu giữ bản sắc văn hoá truyền thống quê hương và dân tộc,
bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến các truyền thuyết,
huyền thoại truyền miệng rộng rãi đã đi vào trang sách.
Lịch trình lễ hội: Thông thường hàng năm làng mở hội từ ngày 10 đến
16 tháng 9 Âm lịch (xưa thường mở hội từ ngày 8 tháng 9 các năm Dần, Tỵ,
Thân, Hợi). Tuy nhiên phải chuẩn bị trước một tháng về thủ tục hành chính, nội
dung, chương trình, kế hoạch, nhân sự và an ninh… Theo quyết định của Bộ
Văn Hoá Thông Tin ban hành tháng 5 năm 1994 và tháng 8 năm 2001 về quy
chế lễ hội, thì lễ hội chùa Keo Hành Thiện là lễ hội dân gian pha màu sắc tôn
giáo, được phép tổ chức định kỳ hàng năm nhưng phải báo cáo bằng văn bản với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá, ít nhất 20 ngày trước khi khai hội.
Nội dung báo cáo phải đủ các mục về thời gian, địa điểm, nội dung và danh sách
ban tổ chức lễ hội. Tuy là lễ hội khu vực nhưng lễ hội chùa Keo Hành Thiện
19
hàng năm thu hút số lượt du khách thập phương (bao gồm người Hành Thiện xa
quê), nhiều gấp rưỡi dân số làng Hành Thiện cùng kỳ, non vạn lượt người vào
năm 2005. Họ đến lễ bái cầu cúng, vãng cảnh thiên nhiên, tham quan quần thể
công trình văn hoá phong phú ở Hành Thiện bao gồm nhà lưu niệm cố tổng Bí
thư Trường Chinh. Nhiều người Hành Thiện ở các địa phương khác trong nước
và nước ngoài cũng nhân dịp này về thăm bà con họ hàng và quê hương.
Chủ hội không còn trực tiếp điều hành lễ hội như xưa, nay chỉ còn làm chủ
tế lễ, nhưng là một chức vị danh dự nên chủ hội vẫn là niềm vinh dự lớn với
người đắc cử và gia đình.Nhiệm kỳ chủ hội một năm, nhưng công việc tập trung
chủ yếu trong tháng lễ hội, không ai được làm chủ hội quá một nhiệm kỳ. Chủ
hội do ban quản lý di tích lịch sử văn hoá chùa Hành Thiện dự kiến trình hội
nghị liên tịch dân chính đảng đại diện các xóm xem xét quyết định trên cơ sở
các tiêu chí về tư cách đạo đức bản thân, gia đình và thanh cát (không có tang
bụi); Bỏ qua tiêu chí xưa là quan viên, nâng cao tiêu chí song toàn xưa thành
song thọ (đã hưởng hương yến). Trang phục chủ hội như xưa là mũ cánh chuồn
có hoa văn mặt nguyệt dát bạc lấp lánh phía trước, áo thụng màu lam hình bối tử
trước ngực, bối tử vuông nền đỏ viền vàng thêu hoa sen vàng ở giữa.
Chủ hội giữ lệ xưa chay tịnh vả tuần lễ hội nhưng ở nhà riêng, không ở
chùa như xưa. Ban tổ chức lễ hội gồm ban quản lý di tích lịch sử van hoá chùa
Hành Thiện và một số người Hành Thiện thạo việc. Tuy nhiên đứng trên ban Tổ
chức lễ hội còn Ban chỉ đạo lễ hội do chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã Xuân Hồng
làm trưởng ban gồm 15 thành viên, trong đó có 15% đến 60% số thành viên là
người Hành Thiện, ông trưởng ban quản lý di tích lịch sử văn hoá chùa Hành
Thiện kiêm trưởng ban Tổ chức lễ hội chỉ là 1 trong 3 phó ban Chỉ đạo lễ hội.
Nên chăng bỏ hoặc rút gọn ban chỉ đạo lễ hội?
1.2.4/. Bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị
Huyện Xuân Trường có 165 di tích lịch sử - văn hóa đã được lập hồ sơ
quản lý, trong đó có 31 di tích đã được xếp hạng (9 di tích cấp bộ, 22 di tích cấp
tỉnh). Hằng năm, huyện đều hướng dẫn các xã, thị trấn lập kế hoạch bảo vệ và
20
tăng cường công tác quản lý những di vật, cổ vật, giá trị di sản gắn liền với di
tích; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiện toàn, củng cố Ban quản lý di tích và
Ban khánh tiết của các di tích. Phòng Văn hóa huyện tổ chức tập huấn cho đội
ngũ cán bộ làm công tác văn hóa và các thành viên trong ban quản lý di tích để
hướng dẫn những vấn đề liên quan đến quản lý di sản văn hóa, đồng thời đẩy
mạnh tuyên truyền để cán bộ, nhân dân nhận thức về tầm quan trọng của công
tác bảo tồn giá trị di tích lịch sử văn hóa, từ đó tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ
di tích.
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện (xã Xuân Hồng) - một trong những lễ hội lưu
giữ được khá nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của huyện Xuân
Trường.
Công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa hằng năm trên địa bàn huyện
được đẩy mạnh theo tinh thần xã hội hóa đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ,
đóng góp của đông đảo các tổ chức và cá nhân, những người con xa quê hương,
phát tâm công đức của bà con xa gần. Những năm qua, từ nguồn kinh phí xã hội
hóa, hàng chục di tích trên địa bàn huyện đã được trùng tu, tôn tạo đảm bảo chất
lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc gốc. Tiêu biểu, mới đây chùa Trung (xã
Xuân Trung) đã huy động từ nhân dân trên 3 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo nhà thờ tổ,
khuôn viên. Chùa Ngọc Tỉnh (Thị trấn Xuân Trường) đã được các cá nhân, các
doanh nghiệp và bà con quê hương ủng hộ gần một chục tỷ đồng để tu bổ chùa,
khuôn viên và các công trình phụ trợ. Đền và chùa Kiên Lao (xã Xuân Kiên)
được con em xa quê hương đầu tư hàng chục tỷ đồng để sửa chữa các hạng mục
khuôn viên, nhà khách, nhà tổ. Chùa Keo Hành Thiện (xã Xuân Hồng), nhiều
năm qua, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương từ chương trình mục tiêu
quốc gia chống xuống cấp di tích, từ nguồn công đức của nhân dân trong mỗi
dịp lễ hội, Ban quản lý di tích chùa Keo Hành Thiện đã tu sửa, tôn tạo hệ thống
đường giao thông, cảnh quan môi trường, khuôn viên khu di tích. Đền và chùa
Thọ Vực (xã Xuân Phong) đã được người dân đóng góp hàng trăm triệu đồng để
kè toàn bộ bờ hồ trước đền và chùa, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành.
21
Đền Hạc Châu và từ đường họ Nguyễn, xã Xuân Châu (di tích lịch sử - văn hóa
cấp tỉnh) đã huy động được hàng trăm triệu đồng từ nhân dân và trong dòng họ
để tu bổ khuôn viên, bờ hồ, hàng rào, nhà khách. Từ đường họ Phạm gốc Mạc,
xã Xuân Kiên là di tích cấp tỉnh, đã được con cháu đóng góp gần 1 tỷ đồng để
tôn tạo, tu bổ. Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, hằng
năm, các lễ hội truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa dân gian
truyền thống mang đậm bản sắc quê hương. Phòng Văn hóa huyện tăng cường
quản lý, hướng dẫn lễ hội theo tinh thần giảm phần lễ, tăng phần hội. Nhiều hoạt
động văn hóa dân gian truyền thống được bảo tồn, phát huy như: thi bơi chải
đứng, chơi cờ người, tổ tôm điếm, thổi cơm thi trong lễ hội chùa Keo Hành
Thiện, xã Xuân Hồng; rước, tế, đấu vật trong lễ hội đền Xuân Bảng, xã Xuân
Hùng; thi làm cỗ, đánh cờ, tổ tôm điếm trong lễ hội đền Xuân Hy, xã Xuân
Thủy; bơi chải cạn, múa rối nước trong lễ hội chùa Nghĩa Xá, xã Xuân Ninh; thi
đấu vật, bơi chải, côn quyền, múa kiếm trong lễ hội đền An Cư, xã Xuân Vinh;
cúng lợn ỉ, bánh dầy, đi kheo, múa sư tử trong lễ hội đền và chùa Kiên Lao, xã
Xuân Kiên; đấu vật, leo cầu ngô, bắt vịt, thi làm cỗ, hát chèo trong lễ hội đền và
chùa Thọ Vực xã Xuân Phong; rước kiệu, múa sư tử, bơi chải, đánh cờ, tổ tôm
điếm trong lễ hội đền và chùa An Đạo; lễ hội đền Liêu Đông, xã Xuân Tân; chạy
địch thủy - địch hỏa, thi làm cỗ, làm bánh, đu tiên trong lễ hội đền Ngọc Tiên, xã
Xuân Hồng… Công tác bảo tồn, khai thác giá trị các di sản văn hóa dân gian ở
Xuân Trường đang được thực hiện rất tích cực, góp phần vào việc phát huy bản
sắc dân tộc và những bài học về lịch sử, truyền thống dựng nước, giữ nước của
cha ông.
Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tại Xuân Trường
những năm qua đã góp phần đáng kể vào công tác giáo dục truyền thống cho các
tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Các di tích lịch sử văn hóa đã và đang được
bảo lưu, gìn giữ là những bằng chứng sinh động và là cơ sở để người dân hiểu
sâu sắc hơn về cội nguồn, qua đó nâng cao ý thức coi trọng những giá trị truyền
thống cũng như bản sắc văn hóa của địa phương, đồng thời ý thức được trách
22
nhiệm của mình đối với quê hương. Trong thời gian tới, huyện Xuân Trường
tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý, bảo vệ các di sản văn hóa, nhằm phát huy giá trị,
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp
nhân dân. Huyện chỉ đạo các địa phương và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn
sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư có hiệu quả để trùng tu, tôn tạo, quản lý, khai
thác và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, làm tốt việc sưu tầm, bảo
quản các tài liệu hiện vật; tăng cường quản lý các lễ hội truyền thống song song
với đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn
hóa, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức,
trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.
23
Tài liệu tham khảo
-
/> />
-
%C3%A0ng%29
Langhanhthien ngabasong.jpg
hanhthien.net (Làng Hành Thiện)
Chùa Keo Hành Thiện: Di tích lịch sử văn hóa của Nam Định
/>option=com_content&view=article&id=1038%3Achua-keo-hanh-thin-di-tichlch-s-vn-hoa-ca-nam-nh&catid=20%3Adu-lch-dch-v&lang=vi
24