Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quản lý mỹ thuật: Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 25 trang )

Quản lý mỹ thuật
Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
Lịch sử hình thành

I.


Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam hiện tọa lạc tại địa chỉ 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước
và ngoài nước không chỉ bởi chất lượng của các sưu tập hiện vật còn ở cả phần



kiến trúc nghệ thuật và tòa nhà lịch sử
Bảo tàng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nguyên là kí túc xá của một tổ chức
kinh doanh của giáo hội Gia tô, mang tên “Gia đình Janne d’Art”, để làm nơi ăn ở



cho con gái các quan chức Pháp trên toàn Đông Dương,về học tại Hà Nội
Sau năm 1945,ngôi nhà này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Sau năm
1962, nhà nước đã giao cho Bộ Văn hóa để sửa sang thành nơi sưu tập, trưng bày
và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị của Việt Nam từ thời tiền sử



cho đến nay
Từ một ngôi nhà có lối kiến trúc kiểu Châu Âu, tòa nhà đã được cải tạo mang




nhiều nét kiến trúc Việt Nam, phù hợp với chức năng của một bảo tàng mỹ thuật
Năm 1966, bảo tàng chính thức mở cửa đón khách thăm quan.Diện tích toàn bộ
khuân viên bảo tàng khoảng 4200m2, và diện tích trưng bày là 1200m2. Từ năm
1997-1999, bảo tàng đã được mở rộng với diện tích là 4737m2 với diện tích trưng
bày trên 3000m2. Bên cạnh trụ sở chính tại đường Nguyễn Thái Học, bảo tàng còn
có cơ sở 2 tại Hoàng Cầu- Ô Chợ Dừa ( Hà Nội) với một không gian lớn, trang
thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ
thuật cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế

Các sự kiện của bảo tàng

II.
1.

Sự kiện vừa diễn ra

1


a)

Triển lãm tranh – tượng “Hà Nội – mùa thu Cách mạng” nhân dịp kỉ niệm 70 năm
CMT8 (19/8/1945 – 19/8/2015) và quốc khánh nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
VN ( 2/9/1945 – 2/9 2015) do các hoạ sĩ, giáo viên trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội
thực hiện khai mạc vào chiều 27/8. Hơn 30 tác phẩm hứa hẹn khơi gợi những cảm
xúc người xem tong 1 không gian hội hoạ lắng đọng đan xen giữa quá khứ và hiện
tại. Các tác phẩm được thể hiện với nội dung phong phú đa dạng về chất liệu như
sơn dầu, sơn mài, lụa, điêu khắc…đã phản ánh cái nhìn hiện thực của người nghệ
sĩ đắm chìm trong làn gió đổi mới nhưng vẫn luôn trăn trở, suy tư tìm về bản ngã
của riêng minh trên chặng đường hướng về cái đẹp trong cội nguồn văn hoá từ 1

Hà Nội ngàn năm. Cuộc chiến dù đã qua đi, mỗi mùa thu trở lại mang theo bao kí
ức tráng ca, hình ảnh Bác Hồ thật dung dị qua tác phẩm sơn mài “Mùa thu Cách
mạng” của Trần Vũ Hoàng hay tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước qua
chùm tranh 5 tác phẩm sơn dầu” Đất nước tôi” của Bùi Quốc Khánh. Nằm trong
mảng đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tác phẩm “Bão biển” của hoạ sĩ Trần Vũ
Bình hướng người xem về biển đảo quê hương qua nhiều lần cuộn sóng. Ngoài ra
còn 1 loạt các tác phẩm khác về vẻ đẹp của Hà Nôi.

b)

Chương trình thiếu nhi “Cùng sáng tạo mặt nạ vui Tết Trung thu” ngày 13/9/2015
đã được nhóm giảng viên, sinh viên trường ĐH Mỹ thuật VN thực hiện với sự hỗ
trợ về địa điểm và không gian của Bảo tàng Mỹ thuật VN. Chương trình đã thu hút
sự quan tâm rộng rãi của công chúng, đặc biệt là các bậc phụn huynh. Gần 300 em
nhỏ tham gia được học cách làm mặt nạ truyền thống với nhiều công đoạn khác
nhau.các em còn được các tình nguyện viên hướng dẫn cách sử dụng màu sắc sinh
động hấp dẫn để sáng tạo trên những chiếc mặt nạ. bên cạnh đó các e được tham
gia buổi trò chuyện lý thú xoay quanh câu chuyện về sự đời và ý nghĩa của chiếc
mặt nạ truyền thống việt cùng TS. Trang Thanh Hiền( giảng viên trường ĐH Mỹ
thuật VN). Ngoài các hoạt động giành cho trẻ em, 20 tác phẩm mặt nạ do các hoạ
2


sĩ tên tuổi và các hoạ sĩ trẻ như Lê Trí Dũng, Lê Thiết Cương, Trịnh Tuân, Lê
Thông, Lê HuyTtiếp, Đỗ Hiệp, Trịnh Minh Tiến…sáng tác đã được trưng bày
trong không gian bảo tàng. Các tác phẩm này sẽ được bán gây quỹ nhằm hỗ trợ
việc xây dựng trường học, lập tủ sách ở trường tiểu học Suối Bau, huyện Phủ Tiên,
tỉnh Sơn La.

3



4


c)

Triển lãm ảnh “Vì ngày mai tươi sáng”, nhằm gây quỹ giúp đỡ các trẻ e nghèo có
hoàn cảnh khó khăn do Group Nhiếp ảnh Doanh nhân tổ chức sáng 19/9/2015. Đây
là lần thứ 3 Group Nhiếp ảnh Doanh nhân tổ chức tập hợp những bức ảnh chứa
đựng niềm đam mê nghệ thuật, được các tác giả – những người cầm máy chuyên
và không chuyên ghi lại những khoảng khắc ấn tượng, độc đáo về phong cảnh, đất
nước, con người, cuộc sống, thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp. Nhiều bức ảnh đã đạt
được những giải thưởng trong các cuộc thi, các cuộc bình chọn, với tiêu chí chung
của triển lãm là hướng tới các tác phẩm nghệ thuật mà người xem có thể dễ dàng
cảm thụ được.

5


2.
a)

Sự kiện đang diễn ra
“Lát cắt trầm tích” – triển lãm tranh tượng của hoạ sĩ Trần Ngọc Hưng vào ngày
23/9/2015 đến 30/9/2015. Đây là cuộc triển lãm cá nhân đâu tiên của hoạ sĩ sau
những năm tháng miệt mài lao động và tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Theo hoạ sĩ
Lý Trực Sơn: “ sơn mài của Trần Ngọc Hưng đập vào cái nhìn của ta với những
hoà sắc trầm ấm mà bảng màu có thể gọi bằng tên dân gian như nâu đồng, gan gà,
gỉ đồng, vỏ đỗ…và cảm giác về chất liệu chắc nặng như tảng đá cưa đôi. Hưng làm


6


chủ kỹ thuật nghề và biết tôn trọng những đặc tính cùng khả năng biểu hiện của
chất liệu”

7


b)

Khai trương không gian sáng tạo cho trẻ em (21/5/2011 – 21/9/2032). Đây là hoạt
động mở đầu trong chương trình giáo dục mỹ thuật của bảo tàng. Với diện tích
70m2 ở tầng 3 toà nhà chính của bảo tàng, tại đây các em sẽ được các hoạ sĩ, các
nhà điêu khắc và cán bộ giáo dục bảo tàng hướng dẫn tìm hiểu, khám phá mỹ thuật
dân gian và đương đại, trong nước và quốc tế. bên cạnh hoạt động tham quan có
hướng dẫn, các em được tham gia 8 hoạt động khám phá trải nghiệm và sáng tạo
nghệ thuật như: tô tranh theo mẫu, vẽ tự do, tô tượng, ghép hình, nặn tượng, in
tranh dân gian, ghép tranh khuyết, tranh xé dán…các hoạt động này được xây dựng
trên cơ sở khai thác giá trị di sản mỹ thuật VN đang được trưng bày tại bảo tàng.
Đây sẽ là 1 sân chơi tạo cơ hội cho trẻ em tiếp cận và tìm hiểu nguồn di sản nghệ
thuật quí giá của dân tộc. từ đó giúp các em nhỏ phát trển tư duy sáng tạo, góp
phần hoàn thiện nhân cách và giáo dục toàn diện cho các em.

Chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng

III.
1.


Chức năng
8





Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Sưu tầm kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu hiện vật về



lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia về lịch sử mỹ thuật của các tổ chức và cá nhân trao tặng hoặc
gửi giữ.



Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng.

2.


Nhiệm vụ
Trình bộ trưởng qui hoạch phát triên, kế hoạch hoạt động dài hạn , hàng năm của




Bảo tàng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc VIỆT NAM phù hơp



với chức năng, nhiệm vụ được giao thông qua các tài liệu, hiện vật của bảo tàng.
Sưu tầm kiểm kê , bảo quản , trưng bày và giới thiệu các tài liệu hiện vật về lịch sử



mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hướng dẫn , phục vụ nhân dân trong nước và khách nước ngoài tham quan , nghiên
cứu tại Bảo tàng thực hiện các hình thức tuyên truyền giáo dục về lịch sử mỹ thuật




cộng đồng các dân tộc Việt Nam thông qua tài liệu hiện vật của Bảo Tàng.
Nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của Bảo Tàng.
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các Bảo Tàng, di tích, nhà trưng bày và chủ
sở hữu di dản phù hơp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo sự phân công của



Bộ Văn Hóa- Thông tin hoặc đề nghị của địa phương, tổ chức và cá nhân.
Tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia về lịch sử mỹ thuật của các tổ chức và cá nhân trao tặng hoặc gửi giữ




theo qui định của pháp luật.
Thực hiện việc điều chuyển tài liệu, hiện vật theo qui định, cung cấp bản sao tài



liệu, hiện vật theo chức năng nhiệm vụ được giao và qui định của pháp luật.
Hỗ trợ các hoạt động phổ biến, truyền dạy kỹ thuật kỹ năng nghề nghiệp, nghề thủ
công truyền thông có giá trị tiêu biểu, hỗ trợ các hoạt động trưng bày, giới thiệu
sản phẩm của nghệ nhận, nghệ sĩ nắm giữ bí quyết nghề nghiệp và có côn bảo vệ,

9


phổ biến các loại hinh nghệ thuật truyền thông, nghề thủ công mỹ nghệ truyền


thông.
Thực hiện hơp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa – Thông tin và qui định



của pháp luật.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù hợp với





chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật.
Thu phí, lệ phí, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.

Đảm bảo an toàn , an ninh trong khu vực do Bảo Tàng quản lý.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và thực hiện các chế độ, chính sách đói
với viên chức, người lao động theo quy định của nhà nước và phân cấp quản lý của



Bộ.
Quản lý, sử dụng tài chính , tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định



của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao

Bộ sưu tập của bảo tàng

IV.
1.

Mỹ thuật thời tiền sử, sơ sử.

Giới thiệu chung: Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời. Những hình
khắc mặt người và thú ở hang Đồng Nội tỉnh Hòa Bình, cách đây khoảng 10000
năm là dấu ấn đầu tiên của nền nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam.Nghệ thuật tạo
hình cổ đại Việt Nam đã phát triển liên tục, trải qua thời đại đồ đá và đặc biệt là sơ
kỳ thời đại kim khí, suốt thời đại đồng thau và đầu thời đại đồ sắt.Ở miền Bắc Việt
Nam từ Quảng Bình trở ra, văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên
nền tảng của một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa " tiền Đông Sơn"
10



trước đó với hai phổ hệ chính là Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn
(khu vực sông Hồng) và phổ hệ Cồn Chân Tiên - Đông Sơn (ngã ba sông Mã, sông
Chu).Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, ở miền
Trung và Nam Bộ Việt Nam cũng hình thành hai trung tâm văn minh lớn là Văn
hóa Sa Huỳnh chạy dọc suốt miền Trung từ Quảng Nam trở vào đến TP. Hồ Chí
Minh, Văn hóa Đồng Nai và Óc-eo ở Nam Bộ. Những trung tâm này tác động qua
lại lẫn nhau và giao lưu với các nền văn minh khác ở Hoa Nam (như văn hóa Điền)
và Đông Nam Á.Nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam là nền nghệ thuật của cư dân
nông nghiệp lúa nước, phát triển liên tục qua hàng chục thế kỷ, tạo nên bản sắc độc
đáo và đa dạng.Phòng trưng bày này chủ yếu giới thiệu những di vật tiêu biểu về
nghệ thuật cổ đại tại các tỉnh phía Bắc.
Hy vọng rằng trong tương lai những di tích về nghệ thuật cổ đại thuộc các
tỉnh miền Trung và miền Nam sẽ được bổ sung để trưng bày và giới thiệu một cách
đầy đủ hơn về nghệ thuật cổ đại Việt Nam.

2.

Mỹ thuật thời từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19.
Sau chíến thắng quân xâm lược phương Bắc, nhà nước Đại Việt ra đời, Đạo
Phật có được địa vị trong xã hội. Cùng với việc xây dựng kinh đô Thăng Long (Hà
Nội ngày nay), nhiều chùa lớn được triều đình và nhân dân khởi tạo ở các địa
phương. Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo được nở rộ tạo điều kiện phát
triển cho nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Từ những di tích nổi tiếng thời Lý - Trần
(TK 11 - 14) và nghệ thuật điêu khắc Chămpa (TK 8 - 9) ở miền Trung, với các
hiện vật, tác phẩm điêu khắc bằng đá và đất nung cho thấy truyền thống sáng tạo
lâu đời của nhân dân với những công trình nghệ thuật có quy mô lớn và tài khéo
cho đến những tác phẩm điêu khắc thời Lê Sơ- Mạc- Hậu Lê (TK 15 - 18) và nhất
là những pho tượng gỗ phủ sơn trong hệ thống tượng Phật giáo và tượng Hậu thời
11



Lê Trung Hưng là những tác phẩm có vẻ đẹp cân đối hài hòa, đường nét đục chạm
chau chuốt tinh vi. Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật
điêu khắc cổ Việt Nam. Thời kỳ Tây Sơn - Nguyễn (TK 18 - 19) tiếp theo được
đánh dấu bằng những tác phẩm có tính hiện thực được thể hiện với những giá trị
nghệ thuật cao. Với sự ra đời của thể loại điêu khắc trang trí đình làng ở thời Mạc
(TK 16) lần đầu tiên xuất hiện đề tài dân dã phản ánh cuộc sống đời thường thông
qua các tác phẩm được sáng tác bằng nghệ thuật chạm khắc điêu luyện của các thợ
dân gian. Giai đoạn này đánh dấu sự tham gia của khuynh hướng dân gian vào mỹ
thuật truyền thống, để sang thế kỷ sau nó bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.
3.

Mỹ thuật từ thế kỷ 20 đến nay.

Phần trưng bày mỹ thuật hiện đại -đương đại (từ TK 20 đến nay) của Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam được chia theo hai tiêu chí: Trưng bày các tác phẩm theo phân
kỳ lịch sử mỹ thuật (từ 1925 đến 1945 và từ 1945 đến 1954) và trưng bày các tác
phẩm theo chất liệu với các sưu tập tranh sơn mài, lụa,màu dầu, đồ họa, và điêu
khắc (từ 1954 đến nay)
.- Giai đoạn mỹ thuật Việt Nam năm 1945 - 1954: giai đoạn 9 năm kháng
chiến chống Pháp với sưu tập ký họa là giai đoạn thay đổi quan niệm nghệ thuật
của các họa sĩ đưa nghệ thuật gắn với những biến động của dân tộc, các họa sĩ đã
12


từ bỏ phong cách lãng mạn bằng những tác phẩm đầy tính chiến đấu lạc quan, hình
thành nền nghệ thuật cách mạng kháng chiến và tiếp tục cho đến ngày nay.
- Mỹ thuật từ 1954 cho đến nay: gồm các sưu tập trưng bày theo tiêu chí chất
liệu như: sơn mài, lụa, sơn dầu, đồ họa, điêu khắc. - Sưu tập sơn mài với hàng trăm

tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn sáng tác của lớp lớp họa sĩ, đã góp phần xác
lập diện mạo một nền nghệ thuật dân tộc và hiện đại, bộ tranh sơn mài là một trong
các sưu tập chọn lọc có giá trị bậc nhất của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam- Sưu tập
tranh lụa là một sưu tập quan trọng trong tổng thể tác phẩm của Bảo tàng, ghi đậm
bản sắc riêng Việt Nam, mang cái duyên thầm không ồn ào, nhẹ nhàng mà sâu lắng
- một lọai hình nghệ thuật Á Đông thuần khiết đóng góp vào kho tàng văn hóa dân
tộc.- Sưu tập tranh sơn dầu giới thiệu các tác phẩm sáng tác sau năm 1954, các tác
phẩm chứa đựng những cảm xúc chân thành với đất nước và con người trong chiến
tranh



trong

công

cuộc

xây

dưng

cuộc

sống

mới.

Các tác phẩm tiêu biểu trong những năm


80 với ngôn ngữ thể hiện tượng trưng, bố cục khác lạ, màu sắc nghiêng về hướng
biểu hiện, tươi sáng. Các tác phẩm trong năm 1990 cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ
mọi khuynh hướng nghệ thuật hiện đại: hiện thực, ấn tượng, biểu hiện, trừu tượng,
13


siêu thực...- Sưu tập tranh đồ họa với các chất liệu phong phú như bột màu, màu
nước, tranh khắc, phấn màu- Sưu tập điêu khắc hiện đại ghi lại các dấu ấn quan
trọng ở mỗi thời kỳ phát triển của mỹ thuật, thể hiện cái đẹp tinh tế không qúa nệ
thực tạo ra tính chân thực sâu lắng cho mỗi tác phẩm.
4. Mỹ thuật ứng dụng truyền thống.
Những nghệ nhân ở mọi miền đất nước đã trân trọng đưa những giá trị nghệ
thuật vào tất cả những vật dụng, từ những dụng cụ gia đình, công cụ sản xuất, y
phục, nhà ở, nhạc cụ cho đến những vật dụng dùng trong nghi lễ, tín ngưỡng, biểu
diễn sân khấu dân gian...Chúng ta bắt gặp ở đây tất cả các kỹ thuật thủ công thể
hiện trên mọi chất liệu có trên đất nước ta ở trình độ hoàn mỹ đáng tự hào. Sự
phong phú tuyệt vời trong cách sử dụng các chất liệu như : tre, đồ vải dệt, đồ chạm
khảm ốc, xà cừ, chạm trổ kim loại...đã cho ta thấy tính thực dụng của các loại hiện
vật được sưu tầm và trưng bày tại đây.

5.

Mỹ thuật dân gian.
Tranh dân gian bao gồm tranh Tết và tranh Thờ xuất hiện ở một số tỉnh đồng
bằng, miền núi ở phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Là sản phẩm trí tuệ tập thể
qua nhiều thế hệ, tranh dân gian không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh
và mỹ cảm của nhân dân lao động trong những ngày Tết mà còn ẩn chứa những nội
dung giáo dục đạo đức, nhân cách trong đời thường. Ba dòng tranh dân gian nổi
14



tiếng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế),
mang đậm nét sắc thái riêng biệt của nông thôn và thành thị Việt Nam. Đề tài chủ
yếu là chúc tụng, cảnh vật, sinh hoạt, quan hệ gia đình xã hội, cầu phúc, thờ thần
linh bản địa, anh hùng dân tộc...Tranh thờ Phật giáo thường vẽ một Đức Phật, một
vị tổ hay một vị thần tướng. Nhân dân coi các vị thần, Phật ấy có quyền lực ảnh
hưởng tới phúc họa của con người, con người cầu mong Phật, Thần giúp đỡ. Tranh
thờ cổ thường được thể hiện bằng bột màu pha keo vẽ trên giấy dó, có nơi dùng
sơn quang dầu vẽ trên gỗ, có khi dùng nhựa cây thông để vẽ màu sáng, dát vàng
bạc lóng lánh tương tự như cách tô tượng của đình chùa tạo cho tranh có được
chiều sâu và sự thần bí trong các buổi lễ tế.
6.

Sưu tập gốm ( từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20)
Phòng trưng bày nghệ thuật gốm Việt Nam, một thiên niên kỷ, từ thế kỷ 11
đến thế kỷ 20, giới thiệu những đặc trưng rõ nét nhất về các giai đoạn của loại hình
gốm không men cũng như gốm có men.Gốm men ngọc và men rạn là sản phẩm
tiêu biểu của gốm thời Lý (TK 11 - 12) với chủ đề trang trí phần lớn là những họa
tiết hoa sen, hoa cúc, hoa phù dung, cua cá, mây, sóng nước... đã được cách điệu
khéo léo.Gốm hoa nâu ra đời từ cuối thế kỷ XII, nhưng phải sang thế kỷ 12 - 14
mới ổn định phong cách và trở thành dòng gốm đặc sắc thuộc thời Trần. Đề tài
trang trí bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống bao gồm vân mây, hoa lá, chim ,cá, hổ,
voi. Gốm hoa nâu bộc lộ phẩm chất giản dị, mộc mạc đồng thời mang tính nghệ
thuật cao.Gốm men trắng hoa lam manh nha xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 14,
nhưng phải sang thể kỷ 15 thời Lê Sơ mới thật sự bùng nổ mạnh mẽ và mau chóng
chiếm ưu thế trong suốt 5 thế kỷ: Lê Sơ, qua Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và
Nguyễn. Gốm hoa lam đa dạng phong phú về kích cỡ, chủng loại, hình dáng và cả
đề tài trang trí.Gốm hiện đại: đầu thế kỷ 20, một số lò gốm dân dụng ở cả ba miền
Bắc- Trung - Nam vẫn tiếp tục sản xuất phục vụ đời sống của người tiêu dùng. Các
nghệ nhân có tay nghề tiếp thu vốn cổ truyền thống đồng thời kết hợp những tư

15


duy của thời đại đã làm thay đổi bộ mặt các sản phẩm gốm dân dụng và gốm nghệ
thuật. Hiện tại đồ gốm Việt Nam đang được trong và ngoài nước ưa chuộng, chắc
chắn trong tương lai sẽ còn đạt tới những thành tựu lớn hơn nữa.

Hướng phát triển của bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

V.

1.

Khái quát chung về hướng phát triển gần đây của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam



Trong thời gian gần đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có sự thay đổi vượt bậc
với một chuỗi các hoạt động mới và thiết thực được tổ chức.



" Không gian sáng tạo cho trẻ em " tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được chính
thức khai trương vào ngày 21 tháng 5 năm 2001 là một trong số những hoạt động
mang tính mới mẻ của bảo tàng. Đây là hoạt động mở đầu trong chương trình Giáo
dục Mỹ thuật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.




Cùng với đó là sự hợp tác giữa bảo tàng với các nước phát triển như Bỉ,Đức...
thông qua các dự án cụ thể như:

-

Dự án tập huấn đào tạo nghiệp vụ Bảo tàng : cán bộ của bảo tàng được các chuyên
gia các nước phát triển hướng dẫn đào tạo về nghiệp vụ bảo tàng song song cả ở cả
trong và ngoài nước.Theo đó,các chuyên viên về bảo tàng học của nước ngoài sẽ
sang Việt Nam và tổ chức những khóa tập huấn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam.Cùng với đó, bảo tàng cũng sẽ cử một số cán bộ chuyên ngành sang nước
ngoài tập huấn. Trong đó, gần đây nhất, sáng 9/10 buổi tổng kết khóa tập huấn về
công tác bảo quản,tu sửa và phục chế các hiện vật chất liệu giấy (kéo dài từ 5-9/10)
đã được tổ chức thành công tại cơ sở II của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với
những kiến thức bổ ích và thiết thực được mang đến từ 2 chuyên gia phục chế: TS
Andrea Pataki-Hunt ( Viện phục chế Stuttgart - CHLB Đức ) và bà Ines Jesche
( Viện phục chế Jurich -Thụy Sĩ )...
16


-

Và có thể nói hoạt động rõ nhất thể hiện hướng phát triển mới của bảo tàng trong
một chuỗi các hoạt động được bảo tàng tổ chức trong thời gian gần đây là " Tọa
đàm về vai trò mới của bảo tàng trong xã hội hiện đại ". Tọa đàm diễn ra trong 3
ngày từ 19-21 tháng 10 năm 2015 do Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam cùng viện
Goethe tổ chức với chủ đề :" Vai trò mới của bảo tàng trong xã hội hiện đại : Văn
hóa -Giao tiếp - Sáng tạo " cùng với đó là sự tham gia của các chuyên gia đến từ
các bảo tàng CHLB Đức, Malayxia, Philippin, Thái lan, Xingapore cùng nhiều cán
bộ đến từ các Bảo tàng của Việt Nam
2. Tìm hiểu về hướng phát triển của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

a.Về nghiệp vụ curator :



Thực tế, ở bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chưa có những curator " chuyên nghiệp
".Và đây cũng là tình hình chung của tất cả các bảo tàng của Việt Nam.



Tuy nhiên, ở Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam đã có những bộ phận phụ trách những
hoạt động tương tự như của các curator.Đó là các phòng ban : Phòng trưng bày và
giáo dục, phòng kiểm kê bảo quản, phòng nghiên cứu sưu tầm.



Theo như chững chia sẻ của chú Phan Văn Tiến - Giám đốc Bảo tàng Mỹ Thuật
Việt Nam thì mặc dù bảo tàng chưa có bộ phận curator chuyên nghiệp như các bảo
tàng lớn trên thế giới nhưng bảo tàng cũng đã cử một số cán bộ đi đào tạo về
nghiệp vụ này.Và sắp tới bảo tàng cũng sẽ có dự án hợp tác với nước CHLB Đức
đào tạo những curator " chuyên nghiệp ".
b.Về chương trình Giáo dục nghệ thuật:



Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng đầu tiên thực hiện Giáo
dục thông qua nghệ thuật. Bảo tàng đã và đang có những dự án hợp tác với nước
Bỉ.Theo đó, mỗi năm bảo tàng sẽ cử 2 cán bộ sang học tập tại Bỉ và song song với
đó hàng năm các chuyên gia Bỉ sẽ sang bảo tàng mỹ thuật Việt Nam 2 đợt để trao
đổi kinh nghiệm với các cán bộ tại bảo tàng.
17



c.Hướng kinh doanh


Là một tổ chức văn hóa nghệ thuật thuần túy sử dụng nguồn bao cấp của nhà nước
để duy trì các hoạt động, mục đích hoạt động của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là
nghệ thuật ( phi lợi nhuận ).Tuy nhiên, hiện nay sự xuất hiện của các tổ chức tư
nhân với các hình thức giải trí mới lạ, hấp dẫn đã đặt bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
cũng như các tổ chức văn hóa nghệ thuật truyền thống vào tình trạng " vắng khách
" và nguy cơ bị " lãng quên ".Để được công chúng đón nhận thì ngoài yếu tố đặc
trưng của một tổ chức văn hóa nghệ thuật là " tính nghệ thuật " thì còn cần phải có
sự đổi mới,sáng tạo và đặc biệt là phải " hợp thời ".Vì vậy, các tổ chức văn hóa
nghệ thuật cần phải có những hướng phát triển mới để có thể cạnh tranh được với
những tổ chức tư nhân đang ngày càng phát triển lớn mạnh.Và hiện tại, Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam là một trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật truyền thống đi
đầu trong việc xây dựng một hướng đi mới " hợp thời " cho tổ chức mình.



Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một tổ chức văn hóa nghệ thuật tỏ ra khá năng
động trong thời gian gần đây.Theo như những chia sẻ của chú Phan Văn TiếnGiám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với nhiều dự án mà bảo tàng đã, đang và
sẽ hướng tới thực hiện thì nguồn ngân sách nhà nước bao cấp hiện nay là không đủ
để bảo tàng có thể duy trì hoạt động và thực hiện tối đa những chức năng của
mình.Vì vậy, để chủ động hơn trong tài chính thì bảo tàng cũng cần có hướng phát
triển mới cho tổ chức mình. Và cũng dễ dàng nhận thấy được bảo Mỹ thuật Việt
Nam cũng đã dần tiếp cận với xu hướng xã hội hóa- một hướng phát triển mới mà
các tổ chức văn hóa nghệ thuật truyền thống trong tương lai sẽ đều hướng
đến.Trong thời gian gần đây, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng đã hợp tác với một
số tổ chức khác trong và ngoài nước để thực hiện những dự án của tổ chức mình.

Khi thực hiện những dự án này thì nhiệm vụ chính của bảo tàng vẫn là phụ trách về
phần nội dung dự án còn kinh phí để thực hiện sẽ do các đối tác của bảo tàng hỗ
trợ.Từ đó, bảo tàng sẽ tạo ra được thêm nguồn thu để duy trì hoạt động mà vẫn
18


thực hiện được những chức năng của tổ chức mình. Để trở thành đối tác của bảo
tàng thì các tổ chức cần phải hội tụ đủ 2 tiêu chí: có chung mục đích và có năng lực
về tài chính. Vd như một đối tác nước ngoài quen thuộc của bảo tàng là CHLB
Đức. Ngoài những dự án về nghệ thuật, Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam còn phối hợp
với các tổ chức văn hóa khác như viện Goethe,..tỏ chức các cuộc hội thảo chuyên
ngành về bảo tàng. Đây là dịp để các cán bộ bảo tàng không chỉ ở Bảo tàng Mỹ
thuật mà cả các bảo tàng khác ở Việt nam có thể trao đổi với nhau và học hỏi được
nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia về bảo tàng.
d. Nguồn cung cấp tranh
Các bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lấy từ nhiều nguồn :
* Mua:
+ Từ các triển lãm
+ Từ các họa sĩ thành danh
+ Từ các nhà sưu tập
Tuy nhiên, nguồn mua chủ yếu của bảo tàng vẫn là từ các triển lãm lớn được
giải.
Theo như chia sẻ của chú Phan Văn Tiến thì các tác phẩm được bảo tàng
mua cần phải hội tụ đủ 4 tiêu chí :
1- Phản ánh được các giai đoạn của Mỹ thuật Việt Nam
2- Có giá trị
3- Chất liệu bền vững để có thể dễ dàng bảo quản
4- Có tính sáng tạo, đổi mới
Trong đó, tiêu chí thứ 4 được ưu tiên hơn các tiêu chí còn lại.
* Hiến tặng

Ngoài ra cũng có một số bộ sưu tập của bảo tàng được những họa sĩ nổi tiếng
hiến tặng như họa sĩ Kim bạch,... Tuy nhiên, số lượng những tác phẩm như vậy còn
rất hạn chế.
19


Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chỉ nhận những tác phẩm được hiến tặng khi
những tác phẩm đó đạt đủ 4 tiêu chí như một tác phẩm được bảo tàng chọn mua.
=> Từ đó, nhóm nhận thấy rằng các bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam đều là những tác phẩm rất có giá trị vì đã được chọn lựa kĩ càng .
* Đặc biệt, theo như chia sẻ của chú Phan Văn Tiến thì bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam không mua tranh ở các gallary vì theo chú thì các tác phẩm bán ở đây
không đủ tiêu chuẩn để được bảo tàng mua lại.

20


BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
" TÌM HIỂU VỀ TRANH SƠN MÀI QUA BỨC TRANH KẾT NẠP ĐẢNG Ở ĐIỆN
BIÊN PHỦ "

Tác giả : họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 1988)
* Đối tượng tham gia : các em học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học B thị
trấn Văn Điển - Xã Tam Hiệp - Huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội.Số lượng 30
em
* Thời gian : thứ 7 ngày 24 tháng 10 năm 2015

21



* Địa điểm : Không gian sáng tạo cho trẻ em- tầng 3- Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam
1. Lí do chọn đề tài và đối tượng
a, chọn đề tài
_ Tranh Sơn mài là một chất liệu hội họa của Việt Nam, được hoàn thiện bởi
quá trình tìm tòi và sáng tạo của các Nghệ nhân từ Nghề sơn thủ công truyền
thống của nhân dân ta.Tranh Sơn mài thể hiện được Nghệ thuật mài sơn có một
không hai của Việt Nam.
_ Bức tranh :" Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ " là một bức tranh tiêu biểu cho
tranh Sơn mài
+ là một bảo vật quốc gia
+ Đây là hiện vật nguyên gốc và độc bản và là tác phẩm được rất nhiều các
nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đánh giá cao với đầy đủ các giá trị như:
-> Giá trị lịch sử: ghi lại chân thực hình ảnh một cuộc kết nạp đảng ở
Điện Biên Phủ, phản ánh tinh thần hào hùng, quyết liệt của cuộc chiến lịch sử của
dân tộc - kháng chiến chống Pháp. Bức tranh góp một phần quan trọng vào việc
nghiên cứu các giá trị lịch sử căn bản để dẫn đến thắng lợi lừng lẫy của chiến dịch
Điện Biên Phủ.
-> Giá trị thẩm mỹ: tác phẩm ghi nhận một phong cách tiêu biểu của một
họa sĩ bậc thầy của mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm là sự kế thừa lối tạo hình của
nghệ thuật phương Tây với thủ pháp hiện thực chắc khỏe, nhưng lại mang đậm tinh
thần, màu sắc Việt. Tác phẩm là minh chứng căn bản cho khả năng biểu cảm đa
dạng của nghệ thuật Sơn mài Việt Nam ngoài lối biểu hình kiểu trang trí trong mỹ
thuật truyền thống.

22



-> Giá trị văn hóa: tác phẩm đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến
xã hội như: cổ động tinh thần quân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ - thời
điểm bức tranh ra đời; ảnh hưởng đến các thế hệ họa sĩ sau thời Nguyễn Sáng với
tinh thần là bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân
dân Việt Nam.
b, chọn đối tượng
_ trường Tiểu học B Thị trấn Văn Điển là một trong những trường thuộc khu
vực ngoại thành của thành phố Hà Nội, ít có điều kiện tiếp cận với các loại hình
nghệ thuật.
_ Các em học sinh lớp 3 là đối tượng đang trong quá trình ham học hỏi, dễ
tiếp thu cái mới và yêu thích các môn Nghệ thuật nhất là Mỹ thuật.
2. Mục đích
_ Hướng dẫn các em nhận biết được loại tranh này thông qua việc gioi thiệu
về các chất liệu dùng để vẽ tranh, tạo sự hiểu biết cơ bản cho các em về các công
đoạn tạo ra một bức tranh sơn mài
=> Tạo cho các em sự hiểu biết và phần nào đó sự yêu thích về thể loại
tranh này
_ Củng cố thêm cho các em kiến thức lịch sử về chiến thắng "Điện Biên Phủ
"- một trong những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc.Từ đó, giáo dục truyền thống
yêu nước, niềm tự hào dân tộc thông qua bức tranh :" Kết nạp Đảng ở Điện Biên
Phủ ".
_ Tạo cho các em một không gian học tập vui vẻ và sáng tạo qua các trò chơi
đã được ban tổ chức chuẩn bị.
3.Nội dung chương trình: Chương trình kéo dài 120 phút
* Mở đầu:
_ MC phát biểu giới thiệu
23


+ về chương trình

+ Thành phần ban tổ chức
+ đại biểu tham dự
_ Đại diện ban tổ chức lên phát biểu về mục đích,ý nghĩa của chương trình
* Nội dung chương trình gồm 4 phần
+ Phần 1: Tìm hiểu về tranh Sơn mài
+ Phần 2: Tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ thông qua bức tranh :'
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ "
+ Phần 3: Trò chơi
( đoán tranh có thưởng).Ở trò chơi này các em sẽ vận dụng những kiến thức
đã học về tranh Sơn mài để tìm ra nhưng bức tranh được vẽ theo thể loại này trong
số nhưng bức tranh được ban tổ chức đưa ra
+ Phần 4: Góc sáng tạo
( Các em sử dụng khả năng sáng tạo và đồ dùng được phát như: giấy vẽ, bút,
màu vẽ và các dụng cụ hỗ trợ khác...cùng với sự hướng dẫn của các giáo viên bộ
môn mỹ thuật để vẽ tranh với chủ đề " tình yêu quê hương,đất nước " )
* Kết thúc chương trình:
+ Ban tổ chức phát tài liệu tổng hợp kiến thức của toàn bộ chương trình đã
được chuẩn bị sẵn ( Tập san tìm hiểu về tranh Sơn mài do cán bộ bảo tàng thiết kế)
+ Các em học sinh viết cảm nghĩ sau khi tham gia chương trình vào trang
cuối cùng của tập san.
+ Đại diện ban tổ chức và Trường Tiểu học B phát biểu kết thúc chương
trình
4. Check list công việc:
_ Đơn vị tổ chức : Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
_ Nguồn nhân lực :
24


+ MC : Đại diện ban tổ chức
+ Đọc lời phát biểu đầu chương trình : Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt

Nam
+ Đại diện trường Tiểu học B phát biểu : Hiệu trưởng
+ Phụ trách việc cung cấp thông tin về tranh Sơn mài : Cán bộ Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam phối hợp với giáo viên bộ môn Mỹ thuật trường tiểu học B Thị trấn
Văn Điển
+ Phụ trách việc cung cấp thông tin về chiến thắng Điện Biên Phủ: giáo
viên bộ môn Lịch sử trường Tiểu học B Thị trấn văn Điển.
+ Phụ trách phần trò chơi : Giáo viên tổng phụ trách trường Tiểu học B
+ Hỗ trợ trò chơi: các cán bộ bảo tàng và các giáo viên bộ môn
+ Giữ gìn trật tự học sinh : Giáo viên chủ nhiệm các lớp
+ Phụ trách phần :"Góc sáng tạo " : cán bộ bảo tàng
+ Hướng dẫn các em phần :" Góc sáng tạo": giáo viên bộ môn Mỹ thuật
5. Dự toán kinh phí :
_ Thiết kế phông chương trình và phòng tổ chức : 1.000.000 VND
_ Mua quà : 50.000/em * 30 em = 1.500.000 VND
_ Mua giấy,bút,màu vẽ và các dụng cụ hỗ trợ: 50.000/em * 30 em =
1.500.000 VND
_ Tài liệu hỗ trợ : 3.000.000 VND
_ Chi phí phát sinh : 3.000.000 VND

Tổng chi phí dự tính : 10.000.000 VND

25


×