Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh trong tiểu thuyết nhà giả kim – Paulo Coelho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.45 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Ngữ Văn

Tiểu luận bộ môn Văn học Mĩ Latin

Quan niệm
về con đường theo đuổi vận mệnh

trong tiểu thuyết
Nhà giả kim – Paulo Coelho

Nguyễn Hồng Thanh Thương – K40.601.128


Mục lục
1. Khái quát chung……………………………….…….….3
1.1 Tác giả…………………………….………….…..3
1.2 Tác phẩm………………………….….………......5
2. Quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh
trong tiểu thuyết Nhà giả kim………………………..…….6
2.1 Các dẫn chứng……………………………..……..6
2.2 Phân tích………………………………………...12
 Quan niệm về vận mệnh và mối quan hệ
giữa con người với vận mệnh………………...…....12
 Con đường theo đuổi vận mệnh
và những vấn đề xoay quanh…............................15

2.3 Lí giải……………………………………………20
 Lí giải sự xuất hiện các quan niệm
trong tác phẩm………………………………..20


 Lí giải sự đa dạng của các quan niệm………...21
2.4 Vai trò – Chức năng……………………………..22
2.5 Ứng dụng………………………………………..24
 Cụ thể…………………………………………25
 Khái quát……………………………………...27
3. Tài liệu tham khảo……………………………………...29
Lời kết…………………………………………………….30

2


1. Khái quát chung
1.1 Tác giả
Mỗi tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của tác giả, vì vậy trước khi tìm hiểu
quan niệm thể hiện trong tiểu thuyết Nhà giả kim chúng ta sẽ điểm lại vài nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Paulo Coelho.
Trong nền văn chương đương đại, Paulo Coelho là một cái tên đặc biệt. Với hơn
100 triệu bản in, hiện diện ở khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, ông trở thành
một trong số những nhà văn ăn khách nhất thế giới. Một nhà văn Nhật đã gọi ông
là “Nhà giả kim văn chương” – vì ông có khả năng biến câu chữ của mình thành
“vàng”. Nhưng ít người biết rằng cuộc đời Paulo Coelho đã trải qua rất nhiều biến
động:

-

Paulo Coelho sinh ngày 24/ 8/1947 trong một gia đình trung lưu tại Rio de
Janeiro (Brazil). Ông theo đạo Thiên Chúa.

-


-

-

-

-

Thời niên thiếu, Paulo Coelho theo học trong một trường tu dòng Jesuite tại
San Ignacio. Paulo Coelho sớm bộc lộ sự hiếu động và nổi loạn. Cha ông
không thể chịu đựng nổi “sự điên rồ” của cậu con trai nên đã dẫn Paulo
Coelho đến một bác sĩ tâm thần (dù thật ra ông không hề tâm thần). Ba lần
vào bệnh viện tâm thần các năm 1966, 1967 và 1968 đã nung nấu trong ông
quyết tâm trở thành một người hoạt động dân chủ chống lại chủ nghĩa độc tài
ở Brazil đương thời.
Mùa hè năm 1971, Paulo Coelho gặp Raul Seixtas. Ma túy và nhạc rock ’n’
roll lúc đó là lẽ sống của hai chàng trai trẻ. Trong thời gian hợp tác từ năm
1971 đến 1976, họ đã cho ra đời hơn 60 ca khúc và trở thành thần tượng của
giới hippie Brazil suốt gần một thập kỷ.
Năm 1973, Coelho và Seixtas gia nhập một tổ chức chống đối chính phủ
đương thời và chủ nghĩa tư bản một cách cực đoan và bị bắt. Sau khi được
tha ( nhờ hồ sơ nhập viện tâm thần 3 lần trước đây), Coelho bắt đầu nhen
nhóm khát vọng chu du khắp thế giới và cầm bút để viết nên những trang văn
đấu tranh, cổ vũ tinh thần tự do, phản kháng một cách tự giác.
Năm 1977, lần đầu tiên Paulo Coelho đặt chân đến châu Âu làm việc cho
CBS, kênh truyền hình phủ sóng lớn nhất Mỹ Latin. Ông đã chu du khắp lục
địa để đi tìm cảm hứng cho những sáng tác sau này của mình.
Năm 1980, Coelho từ bỏ tất cả các công việc mình đang làm và bắt đầu một
cuộc hành hương từ thánh địa Saint Jacques De Compostelle.


3


- Trong sự nghiệp văn chương của mình, từ cuốn sách đầu tiên in ở một nhà
xuất bản nhỏ với 500 bản tại Brazil, đến nay tác phẩm của Coelho đã được
dịch ra hơn 66 ngôn ngữ hiện diện ở khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên toàn thế giới, với thống kê chưa đầy đủ xấp xỉ 100 triệu bản in. Theo xếp
hạng của tờ Lire thì sự phổ biến của Coelho chỉ đứng sau J.K. Rowling, tác
giả bộ truyện Harry Potter.
“Paulo có những trải nghiệm hoang dại đến độ bạn khó mà tưởng tượng nổi” –
người chấp bút cho quyển hồi kí của Coelho công bố vào năm 2007 cho biết. Có lẽ
cũng chính vì vậy mà Paulo Coelho có được năng lực cảm thụ thẩm mĩ mạnh mẽ,
giàu tình cảm, giàu khả năng trực giác và tưởng tượng, từ đó đã cho ra đời những
sáng tác có giá trị mà tiêu biểu phải kể đến tác phẩm Nhà giả kim chúng ta sẽ phân
tích dưới đây.

4


1.2 Tác phẩm Nhà giả kim
Tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho được xuất bản lần đầu tiên ở Bazil
vào năm 1988, có tên trong sách kỉ lục Guiness vì đã được dịch ra 56 thứ tiếng và
bán 65 triệu bản ( theo bản tin năm 2008). Cho đến nay đã trở thành “cuốn sách bán
chạy chỉ sau Kinh Thánh” với lượng đọc giả hâm mộ khổng lồ trên toàn tế giới.
Để dễ dàng hơn cho việc tìm hiểu và phân tích, có thể tóm tắt cốt truyện tiểu
thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho như sau: Cậu bé chăn cừu Santiago được báo
mộng hai lần về một kho tàng chôn giấu ở Kim Tự Tháp Ai Cập. Sau rất nhiều đắn
đo, cậu đã quyết định tin theo lời Melchisedek – vua xứ Salem – lên đường tìm
kiếm kho báu – vận mệnh của cậu. Trên đường theo đuổi vận mệnh, cậu bé chăn
cừu đã gặp rất nhiều người và rất nhiều sự may mắn lẫn rủi ro. Mỗi cuộc gặp gỡ,

mỗi biến cố xảy ra đều dạy cho cậu một bài học, để cậu bé chăn cừu đã từng bước
hoàn thiện mình hơn trên con đường theo đuổi vận mệnh và nhận về phần thưởng
bất ngờ, xứng đáng dành cho mình.
Câu chuyện nghe có vẻ rất đơn giản nhưng đã làm vô số đọc giả say mê, góp
phần đưa Paulo Coelho trở thành “nhà văn Mĩ Latinh được đọc nhiều nhất thế giới
sau Garcia Marquez” – theo The Economist, Anh. Sức hút của tiểu thuyết Nhà giả
kim không toả ra từ sự đồ sộ của tác phẩm hay ở kết cấu nghệ thuật độc đáo, mà
sức hút của Nhà giả kim toả ra từ những minh triết về cuộc đời, về con người và
hành trình theo đuổi vận mệnh qua lời văn giản dị và đầy chất thơ trong suốt từng
trang viết. Đọc Nhà giả kim, người ta sẽ thấu hiểu những quan niệm này; và chỉ khi
đã hiểu rõ những quan niệm này thì mới thật sự hiểu được tác phẩm Nhà giả kim.

5


2. Quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh trong tác phẩm Nhà giả kim
2.1 Dẫn chứng
Qua 53 chương tiểu thuyết, có thể lấy 27 đoạn trích sau làm dẫn chứng để
phân tích, lý giải quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh trong tác phẩm Nhà
giả kim của Paulo Coelho.
Các dẫn chứng được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong tiểu thuyết và được
đánh số từ 1 đến 27. Chúng bao gồm những đoạn đối thoại, độc thoại nói về vận
mệnh một cách trực tiếp và đôi khi thông qua những hình ảnh mang tính tượng
trưng:
1 - Ông già ậm ừ rồi săm soi nhìn quyển sách như thể nó là một vật lạ.
“Quyển này tuy là một tác phẩm lớn nhưng rất nhàm chán”.
Cậu chăn cừu sửng sốt. Không những ông già biết chữ mà còn đã đọc quyển
sách đó rồi nữa. Nếu đúng là nhàm chán như ông già nói thì còn kịp để đổi lấy
quyển khác. “Nó cũng nói về cùng một vấn đề như mọi quyển sách khác thôi”,
ông già nói tiếp. “Rằng con người không có khả năng lựa chọn lấy vận mệnh

của mình. Và kết thúc rằng ai cũng tin vào cái điều bịp bợm nhất thế gian”.
[…]
“Đó là: vào một lúc nhất định trong đời, chúng ta không làm chủ được vận mệnh
của mình nữa và rồi đời mình sẽ do định mệnh đưa đẩy. Đó chính là điều dối
trá nhất thế gian!” (Chương 8 - 9)
2 - “Tại sao một vị vua lại đi trò chuyện với một kẻ chăn cừu tầm thường
nhỉ?” cậu thắc mắc hỏi, có hơi xấu hổ về xuất thân của mình.
“Có nhiều lí do. Nhưng lí do chính là cậu đã thành công trong sự đeo đuổi vận
mệnh của mình.” (Chương 10)
3 - “Vận mệnh chính là điều mà anh luôn luôn muốn đạt được. Khi còn trẻ
ai ai cũng biết vận mệnh của mình là gì. Trong đoạn đời này mọi sự đều đơn
giản và người ta dám mơ mộng đủ thứ về những điều họ muốn làm trong đời.
Nhưng rồi, theo thời gian, một sức mạnh thần bí sẽ tìm cách thuyết phục ta rằng
con đường đời như ta mơ ước sẽ không thể nào thực hiện được đâu ” (Chương
10)
4 - Nhiệm vụ duy nhất của mỗi chúng ta là thực hiện con đường mình đã
chọn. Tất cả chỉ là một. Rồi khi anh quyết chí muốn điều gì thì toàn vũ trụ sẽ
chung sức để anh đạt được điều ấy.”
“Maktub”, chủ tiệm lên tiếng
6


“Nghĩa là gì?”
“Phải là người Arập mới hiểu được”, ông đáp. “Nhưng tạm dịch ra thế này:
Trong kinh thánh Koran có viết …”
Rồi trong khi dập tắt than trong Nargileh ông bảo rằng từ nay cậu có thể bán trà
trong li pha lê được đấy. Đôi khi không có cách gì ngăn được dòng đời. (Chương
19)
5 - Ông già lặng thinh khuấy trà. Cuối cùng ông quay sang cậu nói: “Ta rất
hãnh diện vì cậu. Cậu đã đem đến cho cửa hàng của ta một sức truyền cảm mới.

Nhưng cậu biết rõ rằng ta sẽ không đi Mekka. Cũng như cậu tự biết rằng mình
sẽ không mua cừu.”
“Ai bảo thế?” Cậu hốt hoảng hỏi.
“Maktub”. Người chủ tiệm pha lê chỉ đáp có thế. Rồi ông ban phước lành cho
cậu. (Chương 21)
6 - Cậu dần dà hiểu rằng cảm nhận bằng trực giác nghĩa là tâm linh mình bất
chợt chìm ngập trong dòng chảy của toàn vũ trụ, nơi cuộc đời của mọi con người
đều liên kết thành một chuỗi, nơi mọi chuyện đều tỏ rõ, vì tất cả đều “đã được
viết sẵn” từ trước rồi.
“Maktub”, cậu nói và nhớ đến ông chủ hàng pha lê. (Chương 26)
7 - Nhưng lúc ấy tôi thấm thía lời dạy của Allah: không ai phải lo trước về
điều chưa xảy tới cả vì mỗi người đều có thể đạt được cái mình muốn và cái
mình cần. Chúng tôi chỉ lo mất cơ nghiệp, sợ cho mạng sống và cây cối của mình
thôi. Nhưng nỗi sợ đã qua đi khi hiểu rằng diễn biến của đời mình và cả của quả
đất đều đã được một bàn tay Người viết trước cả rồi”. (Chương 26)
8 - “Ai đã vào sa mạc rồi thì không quay lại được nữa”, người phu lạc đà nói.
“Khi không còn đường lui thì chúng ta phải tìm ra cách nào tốt nhất để tiến tới.
Mọi chuyện khác phó thác cho Allah, kể cả sự nguy hiểm”.
Và ông ta kết thúc bằng cái từ thần bí: “Maktub”. (Chương 27)
9 - Và khi hai người gặp nhau và mắt họ nhìn nhau thì cả quá khứ lẫn tương
lai đều không quan trọng nữa, chỉ còn có khoảng khắc này và niềm tin tuyệt đối
rằng mọi sự dưới bầu trời này đều do một bàn tay ghi sẵn; chính bàn tay này
làm nẩy mầm tình yêu và chọn sẵn một kẻ tâm đầu ý hợp cho mỗi người chăm
lo làm lụng, nghỉ ngơi và tìm kiếm kho tàng dưới gầm trời này. Nếu không như
thế thì mơ ước của con người thật là vô nghĩa.
7


“Maktub”, cậu thầm nghĩ. (Chương 34)
10 - Còn em là một phần giấc mộng của anh, một phần của vận mệnh anh –

theo cách anh gọi. Vì thế mà em muốn anh tiếp tục đi tìm kho báu của mình.
Nếu anh phải đợi đến khi hết đánh nhau thì cũng tốt, nhưng nếu không thể đợi
được thì anh cứ đi, để làm tròn sứ mệnh tiền định của mình. Các đồi cát thay
đổi theo gió nhưng sa mạc không thay đổi bao giờ. Tình yêu của hai chúng ta
cũng sẽ như thế” “Maktub”, cô nói thêm. “Nếu em là một phần của vận mệnh
anh thì sẽ có một ngày anh trở về thôi”. (Chương 35)
11 - “Để thành công tôi không được phép sợ thất bại nữa. Chính nỗi sợ này
đã cản trở tôi thử đạt đến “đại công trình”. Bây giờ tôi mới bắt đầu với một công
đoạn mà lẽ ra tôi đã có thể làm từ mười năm trước rồi. Song ít ra tôi cũng mừng
vì đã không đợi thêm hai mươi năm nữa” (Chương 35)
12 - Khi khách tìm đến tôi thì tôi không biết được tương lai họ mà chỉ ước
đoán thôi. Vì tương lai thuộc về Thượng Đế và Người chỉ khải thị trong những
hoàn cảnh hết sức khác thường. Bằng cách nào mà tôi đoán tương lai? Chính
là qua dấu hiệu của hiện tại. Bí ẩn nằm ngay trong hiện tại; nếu anh chú ý quan
sát hiện tại thì anh có thể cải thiện được nó…”
[…]
Người phu muốn biết trong hoàn cảnh hết sức khác thường nào mới được
Thượng đế khải thị tương lai.
“Khi nào được Người ban cho ơn phước đó. Song rất hạn hữu, vì một lí do thôi:
tương lai tuy đã được định sẵn nhưng vẫn còn có thể thay đổi được”. (Chương
35)
13 - Nhưng từ ngày bán đi bầy cừu để theo đuổi chính vận mệnh mình lúc
nào cậu cũng đánh cuộc với giá cao. Người phu lạc đà đã nói sao nhỉ: chết vào
ngày mai thì cũng chẳng khác chết vào bất cứ một ngày nào khác. Mỗi ngày là
để ta sống hoặc để từ giã cõi đời. Mọi sự tùy vào một chữ thôi: “Maktub”
[…]
Cậu không nghĩ đến chạy trốn mà thấy trong lòng rạo rực một niềm vui kì lạ:
mình sẽ chết vì đã quyết tâm theo vận mệnh của mình. (Chương 37)
14 - “Allah tạo dựng các đạo quân cũng như người sinh ra lũ chim kia. Người
đã dạy tôi ngôn ngữ của loài chim. Mọi điều đều do một bàn tay viết nên cả”,

cậu nói, dùng từ ngữ của người phu lạc đà.
8


Người lạ thu kiếm về. Cậu thấy nhẹ cả người nhưng vẫn không có ý bỏ chạy.
“Đừng có đoán mò”, người lạ nói. “Điều gì đã được bàn tay nọ ghi sẵn rồi thì
không cản được đâu”. (Chương 37)
15 - “Khi người nào muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ chung sức lại để người ấy
đạt được điều mơ ước”, nhà luyện kim đan nói.
Ông lập lại những lời của nhà vua già. Cậu hiểu ngay. Lại thêm một nguời đón
gặp và dẫn mình đến gần với vận mệnh của mình. (Chương 39)
16 - Khi đó thì cậu sẽ là một thương nhân giàu có với nhiều lạc đà và hàng
hóa. Nhưng cho đến cuối đời cậu sẽ mãi lang thang trên sa mạc, luôn quẩn
quanh các gốc chà là, vì biết rõ rằng mình đã không đi theo vận mệnh và giờ thì
mọi sự đã quá trễ. Cậu phải hiểu rằng tình yêu không bao giờ ngăn cản ai theo
đuổi vận mệnh của mình cả. (Chương 40)
17 – “…chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện
giấc mơ, vì mỗi phút giây tìm kiếm là một khoảnh khắc gặp gỡ Thượng đế và
Vĩnh Hằng”
[…]
“Khi ta thành tâm đi tìm kho tàng thì mỗi một ngày đều chan hoà niềm vui, vì
mỗi một giờ qua đi đều sẽ đem ta lại gần kho tàng hơn. Khi thành tâm đi tìm kho
tàng, ta phát hiện trên đường nhiều điều mà ta sẽ không bao giờ thấy được nếu
ta không đủ can đảm thử làm những việc xem ra một kẻ chăn cừu không làm
nổi” (Chương 43)
18 - “Chúng tôi, trái tim loài người, ít khi nói về những kho báu này vì người
ta không còn muốn đi tìm chúng nữa. Chúng tôi chỉ nói về chúng tôi với trẻ con
thôi. Rồi chúng tôi để cuộc đời đi theo số mệnh. Song tiếc thay rất ít người đi
theo con đường tiền định, con đường dẫn đến vận mệnh của họ, dẫn đến hạnh
phúc. Phần lớn người ta nhìn thế giới như một nơi đầy đe dọa, chính vì thế mà

thế giới trở thành nơi đe dọa thật. (Chương 43)
19 - “Lúc nào trái tim cũng giúp mình sao?” Cậu hỏi nhà luyện kim đan.
“Chỉ những trái tim của những người muốn đi theo vận mệnh của mình thôi…”
(Chương 44)
20 - “Biển sống trong vỏ sò này vì số phận của nó là như vậy. Nó sẽ không
bao giờ rời khỏi vỏ sò cho đến khi sa mạc được phủ đầy nước”. (Chương 44)
9


21 - “Nếu cháu không làm được thì sao?”.
“Thì cậu sẽ chết trong lúc cố sống theo vận mệnh mình. Như thế vẫn hay hơn là
phải chết như hàng triệu người không hề biết vận mệnh họ là gì. Nhưng đừng
lo”, nhà luyện kim đan nói tiếp. “Khi đứng ở ngưỡng cửa cõi chết người ta
thường cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống”. (Chương 45)
22 - “Mấy hôm trước tôi có nghe bạn trò chuyện với nhà luyện kim đan”, gió
nói. “Ông bảo mỗi sự vật đều có vận mệnh riêng. Con người không thể biến
thành gió được”.
[…]
“…Tâm linh vũ trụ bảo khó khăn lớn nhất của nó là cho tới nay chỉ có thú vật
và cây cỏ hiểu được mỗi thứ là một, rằng thật ra sắt chẳng cần gì phải giống
như đồng hay đồng giống như vàng. Mỗi loại cứ làm tròn nhiệm vụ của mình thì
tất cả sẽ cùng làm thành một bản giao hưởng hoà bình…” (Chương 48)
23 - Đúng là mọi thứ có vận mệnh của nó và sẽ có một ngày vận mệnh hoàn
thành. Rồi mỗi sự vật chuyển hóa thành tốt hơn, mang vận mệnh mới cho đến
khi tâm linh vũ trụ chỉ còn là một tổng thể duy nhất. (Chương 48)
24 – “Một ngày nào đó cháu cũng sẽ làm được như vậy chứ?” cậu hỏi
“Đó là vận mệnh của ta chứ không phải của cậu”, nhà luyện kim đan đáp. “Ta
làm chỉ để cho cậu thấy rằng có thể được. ” (Chương 50)
25 - …nàng đã cho cậu biết rằng tình yêu không bao giờ cản trở người trai
theo đuổi vận mệnh của mình (Chương 52)

26- Trên bước đường thực hiện vận mệnh mình cậu đã học được mọi điều
cần thiết và đã được sống như cậu hằng mơ tưởng. (Chương 52)
27 - “Đúng là cuộc đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh
mình”, cậu nghĩ. (Chương kết – Bạt)
Để dễ dàng hơn trong việc phân tích và lí giải, có thể chia 27 dẫn chứng trên thành
các nhóm sau:
 Nhóm A – Quan niệm về vận mệnh và mối quan hệ giữa con người với vận
mệnh
Bao gồm các dẫn chứng (1), (3), (4), (5), (6), (7), (9), (14), (20)

10


 Nhóm B – Con đường theo đuổi vận mệnh của con người và những vấn đề
xoay quanh.
Bao gồm các dẫn chứng (2), (3), (8), (10), (11), (12), (13), (15), (16), (17),
(18), (19), (21), (22), (23), (24), (25), (26), (27)

11


2.2 Phân tích
Để làm rõ quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh của con người trong
tiểu thuyết Nhà giả kim – Coelho, chúng ta sẽ lần lượt phân tích các nhóm dẫn
chứng để từ đó rút ra nhận xét chung nhất về vấn đề.
Trước tiên ta phân tích nhóm dẫn chứng A - Quan niệm về vận mệnh và mối
quan hệ giữa con người với vận mệnh . Để hiểu được quan niệm về con đường
theo đuổi vận mệnh trong tác phẩm, ta phải xem Coelho đã để nhân vật Melchisedek
– vị vua thông thái xứ Salem – giảng giải cho cậu bé chăn cừu Santiago biết thế nào
là vận mệnh:

“Vận mệnh chính là điều mà anh luôn luôn muốn đạt được. Khi còn trẻ ai ai cũng biết vận
mệnh của mình là gì. Trong đoạn đời này mọi sự đều đơn giản và người ta dám mơ mộng đủ
thứ về những điều họ muốn làm trong đời… – (3)

Như thế, vận mệnh đã được định nghĩa là những thứ con người muốn đạt được,
muốn được làm trong đời mình. Cũng chính Melchisedek đã khẳng định với cậu bé
rằng vận mệnh do con người có khả năng lựa chọn và làm chủ vận mệnh của mình:
Cậu chăn cừu sửng sốt. Không những ông già biết chữ mà còn đã đọc quyển sách đó rồi nữa.
Nếu đúng là nhàm chán như ông già nói thì còn kịp để đổi lấy quyển khác. “Nó cũng nói về
cùng một vấn đề như mọi quyển sách khác thôi”, ông già nói tiếp. “Rằng con người không có
khả năng lựa chọn lấy vận mệnh của mình. Và kết thúc rằng ai cũng tin vào cái điều bịp bợm
nhất thế gian”.
[…]
“Đó là: vào một lúc nhất định trong đời, chúng ta không làm chủ được vận mệnh của mình
nữa và rồi đời mình sẽ do định mệnh đưa đẩy. Đó chính là điều dối trá nhất thế gian!” – (1)

Quan niệm thứ nhất về mối quan hệ giữa con người và vận mệnh của mình
đã được đề ra, cũng chính là một động lực quan trọng thúc đẩy chuyến hành trình
theo đuổi vận mệnh của Santiago. Thế nhưng liệu đây có phải quan niệm chính xác
nhất, khi mà hàng loạt các dẫn chứng tiếp theo được đưa ra để chứng minh cho
quan niệm thứ hai về mối quan hệ giữa con người và vận mệnh: Vận mệnh của
mỗi con người đã được viết sẵn và không thể thay đổi, chúng ta chỉ có nhiệm vụ
hoàn thành thành vận mệnh đã được định trước của mình. Quan niệm này đã được
phát biểu bởi những người cậu Santiago gặp trên hành trình đi tìm kho báu, đó là
ông chủ cửa hàng pha lê:
“Nhiệm vụ duy nhất của mỗi chúng ta là thực hiện con đường mình đã chọn. Tất cả chỉ là
một. Rồi khi anh quyết chí muốn điều gì thì toàn vũ trụ sẽ chung sức để anh đạt được điều
ấy.”
“Maktub”, chủ tiệm lên tiếng


12


“Nghĩa là gì?”
“Phải là người Arập mới hiểu được”, ông đáp. “Nhưng tạm dịch ra thế này: Trong kinh thánh
Koran có viết …”
Rồi trong khi dập tắt than trong Nargileh ông bảo rằng từ nay cậu có thể bán trà trong li pha
lê được đấy. Đôi khi không có cách gì ngăn được dòng đời. – (4)

Ông già lặng thinh khuấy trà. Cuối cùng ông quay sang cậu nói: “Ta rất hãnh diện vì cậu. Cậu
đã đem đến cho cửa hàng của ta một sức truyền cảm mới. Nhưng cậu biết rõ rằng ta sẽ không
đi Mekka. Cũng như cậu tự biết rằng mình sẽ không mua cừu.”
“Ai bảo thế?” Cậu hốt hoảng hỏi.
“Maktub”. Người chủ tiệm pha lê chỉ đáp có thế. Rồi ông ban phước lành cho cậu. – (5)

Trong câu chuyện của người phu lạc đà trong đoàn lữ hành đến Ai Cập:
“Nhưng lúc ấy tôi thấm thía lời dạy của Allah: không ai phải lo trước về điều chưa xảy tới cả
vì mỗi người đều có thể đạt được cái mình muốn và cái mình cần. Chúng tôi chỉ lo mất cơ
nghiệp, sợ cho mạng sống và cây cối của mình thôi. Nhưng nỗi sợ đã qua đi khi hiểu rằng
diễn biến của đời mình và cả của quả đất đều đã được một bàn tay Người viết trước cả rồi”.
– (7)

Và cả chính trong suy nghĩ của cậu chăn cừu:
Cậu dần dà hiểu rằng cảm nhận bằng trực giác nghĩa là tâm linh mình bất chợt chìm ngập
trong dòng chảy của toàn vũ trụ, nơi cuộc đời của mọi con người đều liên kết thành một chuỗi,
nơi mọi chuyện đều tỏ rõ, vì tất cả đều “đã được viết sẵn” từ trước rồi.
“Maktub”, cậu nói và nhớ đến ông chủ hàng pha lê. – (6)

Và khi hai người gặp nhau và mắt họ nhìn nhau thì cả quá khứ lẫn tương lai đều không quan
trọng nữa, chỉ còn có khoảng khắc này và niềm tin tuyệt đối rằng mọi sự dưới bầu trời này

đều do một bàn tay ghi sẵn; chính bàn tay này làm nẩy mầm tình yêu và chọn sẵn một kẻ tâm
đầu ý hợp cho mỗi người chăm lo làm lụng, nghỉ ngơi và tìm kiếm kho tàng dưới gầm trời
này. Nếu không như thế thì mơ ước của con người thật là vô nghĩa.
“Maktub”, cậu thầm nghĩ. – (9)

“Allah tạo dựng các đạo quân cũng như người sinh ra lũ chim kia. Người đã dạy tôi ngôn ngữ
của loài chim. Mọi điều đều do một bàn tay viết nên cả”, cậu nói, dùng từ ngữ của người phu
lạc đà.
Người lạ thu kiếm về. Cậu thấy nhẹ cả người nhưng vẫn không có ý bỏ chạy.

13


“Đừng có đoán mò”, người lạ nói. “Điều gì đã được bàn tay nọ ghi sẵn rồi thì không cản được
đâu”. – (14)

Có thể dễ dàng nhận ra hai quan niệm trên có vẻ mâu thuẫn với nhau: Một
bên cho rằng con người có khả năng chọn lựa và làm chủ vận mệnh, một bên cho
rằng vận mệnh do một bàn tay viết nên và không thể nào đổi thay. Trước khi nhận
định quan niệm nào mới là chính xác, ta cần phân tích từng quan niệm và sự khác
biệt giữa chúng. Đối với quan niệm thứ nhất, Melchisedek xác định sự tồn tại của
vận mệnh nhưng khẳng định con người có khả năng lựa chọn và làm chủ vận mệnh
là vì theo Kinh Thánh, Melchisedek là tư tế của Thiên Chúa:
Khi Abram đã đanh bại Kơdor-Laomer và các vua liên minh mà trở về thì vua Sôđôm ra đón
ông tại thung lũng Savê (tức là thung lũng Nhà Vua). Melkisêdek, vua Salem đem đến bánh
rượu ; ông này là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao. Ông đã chúc lành cho Abram và nói: “Chúc
lành hãy đổ xuống cho Abram do Thiên Chúa Tối Cao Đấng sinh thành trời đất. Chúc tụng
Thiên Chúa Tối Cao Đấng đã phó địch thù (của ông) trong tay ông". Abram đã cống cho ông
thập phân về hết mọi sự. – Theo Kinh Thánh, Cựu ước, Sáng thế kí, Sự tích ông Abraham.


Chính vì thế, phát ngôn của Melchisedek đại diện cho sự ảnh hưởng lớn nhất của
Thiên Chúa giáo với quan niệm về vận mệnh: Thiên Chúa bao quát mọi sự, Ngài
biết mọi sự, Ngài dẫn dắt lịch sử. Ngài đã đặt nơi con người một vận mệnh, nhưng
Ngài chấp nhận nó với những khả thể đổi thay. Vì thế Ngài tạo ra tự do, và con
người có khả năng làm chủ vận mệnh của mình (nhưng nếu con người làm sai thì
Ngài vẫn có quyền năng lớn hơn để thay đổi) . Xét đến quan niệm thứ hai về mối
quan hệ giữa con người với vận mệnh, được thu gọn lại trong từ “Maktub” – có thể
dịch đại khái rằng “Đã được viết ra” – tức vận mệnh của mỗi chúng ta đều đã được
một bàn tay ghi sẵn, chúng ta không thể kháng cự, không thể thay đổi chúng.
Nói bằng biểu tượng thì “Biển sống trong vỏ sò này vì số phận của nó là như vậy.
Nó sẽ không bao giờ rời khỏi vỏ sò cho đến khi sa mạc được phủ đầy nước” – (20).
Đây là quan niệm từ kinh Koran, là quan niệm chịu ảnh hưởng của đạo Hồi , nên
đa số được phát ngôn từ những người theo đạo Hồi gũi với nhiều người Hồi giáo.
Vậy trong hai quan niệm trên đâu mới là quan niệm thực sự mà Coelho muốn
thể hiện trong tiểu thuyết Nhà giả kim? Câu trả lời chính là kết hợp cả hai mới có
được quan niệm đầy đủ và chính xác nhất về vận mệnh và mối quan hệ giữa con
người với vận mệnh của mình: Thực tế là mỗi người – thậm chí mỗi sự vật đang
tồn tại – đều có vận mệnh riêng. Nhưng vận mệnh ở đây không hiểu theo nghĩa đơn
giản là cuộc đời chúng ta sẽ trải qua những gì, mà vận mệnh chính là cuộc đời giống
như ước mơ và khao khát của mỗi người. Nhưng cuộc đời trong ước mơ thường đối
lập với hoàn cảnh thực tại, khiến con người ta trăn trở và ngần ngại. Thế nên không
phải ai cũng nhận ra và dám theo đuổi vận mệnh, dù rằng mỗi chúng ta đều có khả
14


năng đó. Và một khi đã theo đuổi vận mệnh thì chúng ta phải chấp nhận tất cả những
khả năng xảy ra, may mắn và hiểm nguy đều đã được một bàn tay viết sẵn, sắp xếp
một cách ngẫu nhiên và tình cờ.
Với quan niệm trên, chúng ta tìm được vị trí thật sự của con người trong vận
mệnh của mình: không bị động nhưng cũng không hoàn toàn chủ động. Vậy để xem

con người theo đuổi và làm chủ vận mệnh của mình như thế nào, chúng ta sẽ phân
tích nhóm dẫn chứng B – Con đường theo đuổi vận mệnh và những vấn đề xoay
quanh.
Vấn đề thứ nhất chính là nhận ra đâu mới là vận mệnh của mình. Người ta
thường không dám tin vào vận mệnh thật sự của mình, không tin mình có khả năng
theo đuổi vận mệnh:
“Vận mệnh chính là điều mà anh luôn luôn muốn đạt được. Khi còn trẻ ai ai cũng biết vận
mệnh của mình là gì. Trong đoạn đời này mọi sự đều đơn giản và người ta dám mơ mộng đủ
thứ về những điều họ muốn làm trong đời. Nhưng rồi, theo thời gian, một sức mạnh thần bí
sẽ tìm cách thuyết phục ta rằng con đường đời như ta mơ ước sẽ không thể nào thực hiện
được đâu.” – (3)

Không những thế, đôi lúc người ta còn ngộ nhận về vận mệnh của mình và khiên
cưỡng muốn theo đuổi vận mệnh không phải của mình
“…Tâm linh vũ trụ bảo khó khăn lớn nhất của nó là cho tới nay chỉ có thú vật và cây cỏ hiểu
được mỗi thứ là một, rằng thật ra sắt chẳng cần gì phải giống như đồng hay đồng giống như
vàng. Mỗi loại cứ làm tròn nhiệm vụ của mình thì tất cả sẽ cùng làm thành một bản giao
hưởng hoà bình…” - (22)

“Một ngày nào đó cháu cũng sẽ làm được như vậy chứ?” cậu hỏi
“Đó là vận mệnh của ta chứ không phải của cậu”, nhà luyện kim đan đáp. “Ta làm chỉ để cho
cậu thấy rằng có thể được. ” - (24)

Vấn đề thứ hai là những thứ chúng ta sẽ gặp trên con đường theo đuổi vận mệnh
của mình. Đầu tiên, không thể bỏ qua những thành phần tích cực, những nhân tố
tạo động lực, chỉ dẫn và giúp đỡ chúng ta theo đuổi vận mệnh. Tuy nhiên, họ chỉ
xuất hiện khi ta thật tâm mong muốn và quyết tâm thực hiện ước mơ của mình:
“Tại sao một vị vua lại đi trò chuyện với một kẻ chăn cừu tầm thường nhỉ?” cậu thắc mắc hỏi,
có hơi xấu hổ về xuất thân của mình.
“Có nhiều lí do. Nhưng lí do chính là cậu đã thành công trong sự đeo đuổi vận mệnh của

mình.” – (2)
“Lúc nào trái tim cũng giúp mình sao?” Cậu hỏi nhà luyện kim đan.
15


“Chỉ những trái tim của những người muốn đi theo vận mệnh của mình thôi…” - (19)

Không chỉ một, mà sẽ có nhiều người, nhiều “dấu hiệu” xuất hiện giúp đỡ, chỉ dẫn
chúng ta trên con đường theo đuổi vận mệnh:
“Khi người nào muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ chung sức lại để người ấy đạt được điều mơ
ước”, nhà luyện kim đan nói.
Ông lập lại những lời của nhà vua già. Cậu hiểu ngay. Lại thêm một nguời đón gặp và dẫn
mình đến gần với vận mệnh của mình. – (15)

Bên cạnh đó còn có những trở ngại, mà trước hết là trở ngại đến từ chính bản
thân con người. Con người luôn sợ hãi trước những gì chưa biết, chưa thử, dù đó là
những điều họ muốn, thậm chí là khi họ có đủ khả năng thực hiện. Chính nỗi sợ đã
ngăn bước họ theo đuổi vận mệnh:
“Để thành công tôi không được phép sợ thất bại nữa. Chính nỗi sợ này đã cản trở tôi thử đạt
đến “đại công trình”…– (11)

“Chúng tôi, trái tim loài người, ít khi nói về những kho báu này vì người ta không còn muốn
đi tìm chúng nữa. Chúng tôi chỉ nói về chúng tôi với trẻ con thôi. Rồi chúng tôi để cuộc đời
đi theo số mệnh. Song tiếc thay rất ít người đi theo con đường tiền định, con đường dẫn đến
vận mệnh của họ, dẫn đến hạnh phúc. Phần lớn người ta nhìn thế giới như một nơi đầy đe
dọa, chính vì thế mà thế giới trở thành nơi đe dọa thật. – (17)

Đó là những nhân tố rạch ròi giữa khái niệm “trở ngại” và “hỗ trợ”. Nhưng
xuất hiện trên con đường theo đuổi vận mệnh lại xuất hiện thêm Tình yêu. Tình yêu
là nhân tố ngăn trở hay hỗ trợ con đường theo đuổi vận mệnh? Trong tác phẩm, tình

yêu đôi khi khiến cậu muốn từ bỏ ước mơ rày đây mai đó, từ bỏ việc đi tìm kho
tàng, nhưng sau tất cả, tình yêu vô dục mang hơi thở Ấn Độ giáo – tình yêu không
dục vọng chiếm hữu của Fatima– mới chính là thứ tình yêu chân chính, nó có sức
mạnh chuyển biến và nâng tâm linh vũ trụ lên cao hơn, nó tạo động lực cho Santiago
theo đuổi vận mệnh của mình đến cùng:
“Còn em là một phần giấc mộng của anh, một phần của vận mệnh anh – theo cách anh gọi.
Vì thế mà em muốn anh tiếp tục đi tìm kho báu của mình. Nếu anh phải đợi đến khi hết đánh
nhau thì cũng tốt, nhưng nếu không thể đợi được thì anh cứ đi, để làm tròn sứ mệnh tiền định
của mình. Các đồi cát thay đổi theo gió nhưng sa mạc không thay đổi bao giờ. Tình yêu của
hai chúng ta cũng sẽ như thế” “Maktub”, cô nói thêm. “Nếu em là một phần của vận mệnh
anh thì sẽ có một ngày anh trở về thôi”. – (10)
Cậu phải hiểu rằng tình yêu không bao giờ ngăn cản ai theo đuổi vận mệnh của mình cả. –
(16)
16


…nàng đã cho cậuu biết rằng tình yêu không bao giờ cản trở người trai theo đuổi vận mệnh
của mình – (25)

Sau vấn đề về những trở ngại và những động lực, ta xét tiếp các ví dụ sau để
làm rõ vấn đề thứ ba: con người phải phản ứng thế nào trước những may mắn và
rủi ro xảy ra không trong tầm kiểm soát trên con đường theo đuổi vận mệnh. Trong
tiểu thuyết Nhà giả kim, tác giả Coelho - thông qua nhân vật của mình – quan niệm
rằng một khi đã lựa chọn theo đuổi vận mệnh, con người cần phải giữ vững lập
trường và quyết tâm để theo đuổi đến cùng. Vận mệnh đã được viết bởi bàn tay thần
kì của vũ trụ, chúng ta không thể tránh, nhưng có thể lựa chọn cách đối diện. Thành
công hay thất bại không quan trọng, quan trọng là chúng ta dám hay không dám
làm. Hãy theo đuổi vận mệnh ngay khi còn có thể, bởi nếu không đủ can đảm và tự
tin thực hiện điều đó thì sẽ chẳng bao giờ nhận được “kho tàng” xứng đáng và sẽ
phải sống trong ân hận, tiếc nuối cả quãng đời còn lại:

“Ai đã vào sa mạc rồi thì không quay lại được nữa”, người phu lạc đà nói. “Khi không còn
đường lui thì chúng ta phải tìm ra cách nào tốt nhất để tiến tới…” – (8)

“Để thành công tôi không được phép sợ thất bại nữa. Chính nỗi sợ này đã cản trở tôi thử đạt
đến “đại công trình”. Bây giờ tôi mới bắt đầu với một công đoạn mà lẽ ra tôi đã có thể làm từ
mười năm trước rồi. Song ít ra tôi cũng mừng vì đã không đợi thêm hai mươi năm nữa” – (11)

Khi đó thì cậu sẽ là một thương nhân giàu có với nhiều lạc đà và hàng hóa. Nhưng cho đến
cuối đời cậu sẽ mãi lang thang trên sa mạc, luôn quẩn quanh các gốc chà là, vì biết rõ rằng
mình đã không đi theo vận mệnh và giờ thì mọi sự đã quá trễ. – (16)

Tương lai – những thứ chúng ta chưa biết và chưa xảy ra cũng không phải là điều
quá đáng sợ. Trên bước đường theo đuổi vận mệnh của mình, nếu tinh tế quan sát
thực tại thì con người hoàn toàn có thể định hướng con đường của mình đến một
tương lai ít nguy hiểm và trắc trở hơn.
Khi khách tìm đến tôi thì tôi không biết được tương lai họ mà chỉ ước đoán thôi. Vì tương lai
thuộc về Thượng Đế và Người chỉ khải thị trong những hoàn cảnh hết sức khác thường. Bằng
cách nào mà tôi đoán tương lai? Chính là qua dấu hiệu của hiện tại. Bí ẩn nằm ngay trong
hiện tại; nếu anh chú ý quan sát hiện tại thì anh có thể cải thiện được nó…”
[…]
“Khi nào được Người sẽ ban cho ơn phước đó. Song rất hạn hữu, vì một lí do thôi: tương lai
tuy đã được định sẵn nhưng vẫn còn có thể thay đổi được” – (12)

Từ các vấn đề trên, vấn đề thứ tư được đặt ra: Theo đuổi vận mệnh, được gì
và mất gì? Quan niệm trong Nhà giả kim cho rằng theo đuổi vận mệnh không phải
17


là điều dễ dàng, đôi lúc chúng ta vấp phải những thử thách mà nếu không cẩn thận
sẽ phải trả một cái giá rất đắt: tiền, vàng, hoặc là mạng sống nữa. Nhưng ta cũng

thấy được rằng con đường theo đuổi vận mệnh luôn có sức quyến rũ mạnh mẽ, lôi
kéo con người tham gia bất chấp những khó khan, hiểm nguy:
Nhưng từ ngày bán đi bầy cừu để theo đuổi chính vận mệnh mình lúc nào cậu cũng đánh cuộc
với giá cao. […] Cậu không nghĩ đến chạy trốn mà thấy trong lòng rạo rực một niềm vui kì
lạ: mình sẽ chết vì đã quyết tâm theo vận mệnh của mình. – (13)

“Nếu cháu không làm được thì sao?”.
“Thì cậu sẽ chết trong lúc cố sống theo vận mệnh mình. Như thế vẫn hay hơn là phải chết như
hàng triệu người không hề biết vận mệnh họ là gì. Nhưng đừng lo”, nhà luyện kim đan nói
tiếp – (21)

Và nếu đi đến tận cùng con đường vận mệnh, ta sẽ nhận được “kho tàng” vô cùng
ý nghĩa mà giá trị không chỉ đo bằng vật chất mà còn là những kinh nghiệm sống
quý báu, những tình cảm thiêng liêng:
“Khi ta thành tâm đi tìm kho tàng thì mỗi một ngày đều chan hoà niềm vui, vì mỗi một giờ
qua đi đều sẽ đem ta lại gần kho tàng hơn. Khi thành tâm đi tìm kho tàng, ta phát hiện trên
đường nhiều điều mà ta sẽ không bao giờ thấy được nếu ta không đủ can đảm thử làm những
việc xem ra một kẻ chăn cừu không làm nổi” – (17)

Trên bước đường thực hiện vận mệnh mình cậu đã học được mọi điều cần thiết và đã được
sống như cậu hằng mơ tưởng. – (26)

“Đúng là cuộc đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh mình”, cậu nghĩ. –
(27)

Những vấn đề xoay quanh con đường theo đuổi vận mệnh đã được phân tích
khá rõ ràng, chỉ còn vấn đề cuối cùng và cũng chính là vấn đề cốt lõi: Đích đến
thật sự của con đường chinh phục vận mệnh.
Đúng là mọi thứ có vận mệnh của nó và sẽ có một ngày vận mệnh hoàn thành. Rồi mỗi sự vật
chuyển hóa thành tốt hơn, mang vận mệnh mới cho đến khi tâm linh vũ trụ chỉ còn là một tổng

thể duy nhất. – (23)

Nhận định của Santiago cũng chính là minh triết về con đường theo đuổi vận mệnh
mà Coelho gửi gắm qua Nhà giả kim: Con đường theo đuổi vận mệnh là con đường
bất tận, nó không có đích đến cuối cùng mà chỉ có những trạm dừng chân tạm thời
– nơi mà người ta nhận lấy những thành quả và kinh nghiệm có được trên đoạn
18


đường đã qua làm hành trang chuẩn bị đi tiếp một đoạn đường mới. Mỗi người đều
có một vận mệnh, nhưng là một vận mệnh trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời,
và sau khi hoàn thành vận mệnh ấy sẽ lại có một vận mệnh khác chờ bạn theo đuổi,
cứ thế bạn ngày càng hoàn thiện mình hơn trên những bước đường theo đuổi vận
mệnh của mình.
Trên đây là toàn bộ những quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh rút
ra từ tiểu thuyết Nhà giả kim của tác giả Paulo Coelho. Có thể sơ kết lại như sau:
Vận mệnh chính là những ước mơ chân chính mà con người khao khát thực hiện
nhất. Mỗi người đều có vận mệnh và có khả năng theo đuổi vận mệnh của riêng
mình, vì vậy chúng ta phải xác định đúng vận mệnh của mình và can đảm theo đuổi
nó. Trên bước đường theo đuổi vận mệnh, bạn sẽ gặp những may mắn cũng như
những rủi ro không thể nào ngờ đến, chúng đã “được một bàn tay viết sẵn” rồi. Tuy
không thể tránh nhưng luôn có thể chọn cách đối diện sáng suốt nhất, chỉ cần không
đánh mất lòng tin ở bản thân và tinh tế quan sát các dấu hiệu được chỉ dẫn bạn sẽ
có khả năng làm chủ vận mệnh, chinh phục vận mệnh theo con đường ít rủi ro nhất
có thể. Không gì có thể ngăn cản bạn theo đuổi vận mệnh của mình, hãy can đảm
lên đường ngay khi có thể và bạn sẽ tìm thấy những “kho tàng” giá trị trên suốt
hành trình theo đuổi vận mệnh bất tận của mình.

19



2.3 Lí giải
Phần phân tích đã phát hiện và làm rõ những quan niệm về vận mệnh, về mối
quan hệ giữa con người với vận mệnh và con đường theo đuổi vận mệnh trong tiểu
thuyết Nhà giả kim. Bây giờ ta sẽ lí giải nguyên nhân xuất hiện những quan niệm
này trong tác phẩm
Nhà giả kim ra đời năm 1988, cuối thế kỉ XX – thời kì đầy biến động của khu
vực Mĩ Latin. Là những nước đang phát triển, tốc độ đô thị hoá cực kì nhanh nhưng
không đi liền với công nghiệp hoá – hiện đại hoá, trình độ dân trí chưa cao và những
vấn đề về dân cư, tôn giáo, chính trị đã khiến con người không khỏi hoang mang,
lo sợ về cuộc đời của mình. Mặt khác, dòng máu đầy đam mê, nhiệt huyết chảy
trong huyết quản người Mĩ Latin không ngừng thôi thúc họ sống một cuộc đời như
mơ ước. Vì thế vấn đề con đường theo đuổi vận mệnh được đặt ra trong xã hội, và
tất yếu sẽ được phản ánh vào văn học dưới hình thức đề tài, chủ đề, rồi xuất hiện
các quan niệm tư tưởng lý giải chủ đề.
Từ đó, trong văn học Mĩ Latin xuất hiện không ít tác phẩm nói về vận mệnh
con người – hay chính là những ước mơ trong cuộc sống, và cách con người phủ
nhận hay thừa nhận, từ bỏ hay theo đuổi ước mơ – vận mệnh của họ. Tiểu thuyết
Nhà giả kim của Paulo Coelho không nằm ngoài dòng chảy chung đó, chỉ có khác
là cách mỗi nhà văn thể hiện vấn đề như thế nào. Mặt khác, nói về ảnh hưởng trực
tiếp, tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho lấy cảm hứng từ truyện ngắn Câu
chuyện hai giấc mơ của Borges. Những quan niệm về con đường theo đuổi vận
mệnh mà Paulo đặt ra trong Nhà giả kim chính là từ trong bối cảnh chung này mà
ra đời.
Bên cạnh đó, dưới góc độ lí luận văn học về sáng tác, không thể phủ nhận
ảnh hưởng từ nhà văn – chủ thể thẩm mĩ. Như đã dẫn trong phần Tác giả, nhà văn
Paulo Coelho đã trải nghiệm một cuộc đời phong phú, năng động với nhiều nghề
nghiệp, đi qua nhiều vùng đất, tiếp xúc đủ loại người,… Vô vàn mối quan hệ của
ông đối với hiện thực, tác động của thế giới bên ngoài đã để lại trong nhà văn những
dấu ấn về suy nghĩ, tình cảm và nhận thức. Bản thân Coelho vốn không được gia

đình định hướng theo con đường viết lách, con đường đi đến sự nghiệp văn chương
cũng không suôn sẻ và liền mạch, thế nhưng hiện nay ông đã trở thành tác giả viết
tiếng Bồ Đào Nha bán chạy nhất mọi thời đại, là một trong những nhà văn có lượng
đọc giả nhiều nhất thế giới. Vậy những quan niệm về vận mệnh, về mối quan hệ
giữa con người với vận mệnh, về con đường theo đuổi vận mệnh chính là phương
tiện để nhà văn giải phóng nội tâm, gửi gắm ý tưởng, truyền đạt kinh nghiệm sống
và những thể nghiệm chân lí của bản thân.
20


Tiểu thuyết Nhà giả kim không đưa ra một mà đưa ra rất nhiều quan niệm
về con đường theo đuổi vận mệnh, và những quan niệm đó cũng không phải chỉ
có một chiều mà chúng bổ sung cho nhau, liên kết với nhau tạo thành một hệ
thống quan niệm hoàn chỉnh nhất. Chúng ta sẽ thử lí giải sự đa dạng của các
quan niệm trong tiểu thuyết Nhà giả kim.
Sự đa dạng này mang dấu ấn của văn hoá, cụ thể là tôn giáo. Dù nhà văn
Paulo Coelho thuộc đạo Thiên Chúa nhưng trong sáng tác ông đã khéo léo kết hợp
tư tưởng Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo và cả triết lí Ấn độ khiến cho những
quan niệm trong tác phẩm xuất phát từ nhiều điểm nhìn và nhiều cơ sở, truyền tải
minh triết phương đông lẫn phương tây một cách giản dị và tự nhiên: tư tưởng Thiên
Chúa giáo là dòng chảy xuyên suốt tiểu thuyết, giục con người tin vào khả năng làm
chủ vận mệnh và theo đuổi vận mệnh; tư tưởng Hồi giáo lí giải mọi sự diễn ra trong
vũ trụ bằng hai từ huyền bí “Maktub” – “đã được viết sẵn” bởi một bàn tay quyền
năng; tư tưởng Phật giáo truyền tải qua thái độ sống tĩnh tại, thiền tâm: “Nếu ta lúc
nào cũng ở trong hiện tại được thì ta là người hạnh phúc. Như thế ta sẽ thấy rằng
sa mạc này vẫn đang sống, bầu trời vẫn đầy sao và người ta đánh nhau vì đó là đặc
trưng của con người...” ; tư tưởng Ấn Độ giáo về Tình yêu thuần khiết,… Tất cả
đều phối hợp nhịp nhàng, tạo ra sự đa dạng, đa chiều nhưng không mâu thuẫn giữa
các quan niệm trong tiểu thuyết Nhà giả kim.
Lại xét về nhân tố Nhà văn – chủ thể thẩm mĩ. Paulo Coelho đã trải nghiệm

cuộc đời ở nhiều mặt, những kinh nghiệm sống đó để lại trên trang văn phong phú
không một trí tưởng tượng nào có thể sánh bằng. Chính vì vậy những quan niệm về
con đường theo đuổi vận mệnh trong Nhà giả kim đa dạng về nhiều mặt, mà mỗi
mặt lại có những vấn đề nhỏ hơn xoay quanh.
Như vậy, nguyên nhân xuất hiện và sự xuất hiện đa dạng, đa chiều của quan
niệm về con đường theo đuổi vận mệnh trong tiểu thuyết Nhà giả kim có thể sơ kết
ngắn gọn như sau:
-

Nảy sinh từ đặc điểm đời sống xã hội
Mang dấu ấn của các tư tưởng tôn giáo
Ảnh hưởng bởi quy luật sáng tác chung
Sáng tạo cá nhân

21


2.4 Vai trò – Chức năng
Trong tiểu thuyết Nhà giả kim, con đường theo đuổi vận mệnh đóng vai trỏ
là chủ đề tác phẩm – tức là vấn đề chính yếu, vấn đề quan trong được nhà văn nêu
lên trong tác phẩm. Trong Nhà giả kim còn có các chủ đề khác như Tình yêu, Quy
luật chung của vũ trụ,.. Nhưng con đường theo đuổi vận mệnh là chủ đề trung tâm,
kết nối các chủ đề lại với nhau.
Chủ đề con đường theo đuổi vận mệnh thể hiện chiều sâu nhận thức, thể hiện
tầm cao của tư tưởng và năng lực thâm nhập đời sống của nhà văn Paulo Coelho,
giữ vai trò to lớn trong việc tạo nên giá trị tác phẩm. Với kết cấu văn bản đơn giản:
một điểm nhìn trần thuật khách quan, lời kể tuần tự, không sử dụng quá nhiều thủ
pháp nghệ thuật,.. Nhà giả kim vẫn là một tác phẩm giá trị và thu hút lượng độc giả
khổng lồ là nhờ vào giá trị nội dung. Chủ đề con đường theo đuổi vận mệnh không
bao giờ cũ và nhàm chán với con người, càng có giá trị hơn khi chúng ta ngày càng

bị cuốn sâu hơn vào guồng quay của cuộc sống hiện đại, nơi mà những giá trị tinh
thần thường bị xem nhẹ, bỏ quên.
Chủ đề con đường theo đuổi vận mệnh được cụ thể hoá qua toàn bộ hình
tượng tác phẩm, từ cốt truyện, nhân vật, hành động, lời nói, tư tưởng, tình cảm của
nhân vật,… Nó tạo nên cốt truyện cho Nhà giả kim, liên kết hệ thống các nhân vật:
nhân vật chính – nhân vật trung tâm –các nhân vật phụ.Mỗi hành động, lời nói, tư
tưởng, tình cảm của từng nhân vật đều xoay quanh việc làm rõ cho chủ đề con
đường đi tìm vận mệnh – cụ thể hơn chính là hành trình đi tìm kho tàng ở Kim Tự
Tháp của cậu bé chăn cừu Santiago. Có thể nói chủ đề con đường theo đuổi vận
mệnh đã chi phối kết cấu nhân vật, kết cấu sự kiện cũng như kết cấu chi tiết, tình
tiết của tiểu thuyết Nhà giả kim.
Chủ đề con đường theo đuổi vận mệnh cũng tạo ra hệ thống các biểu tượng:
Tâm linh vũ trụ, Ngôn ngữ vũ trụ, Giả kim thuật,.. cho tiểu thuyết Nhà giả kim.
Nếu như con đường theo đuổi vận mệnh đóng vai trò là chủ đề trung tâm thì
quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh giữ vai trò là tư tưởng của tác phẩm
– là phán đoán về hiện thực, là cách nhìn, cách đánh giá hiện thực theo một quan
điểm, tình cảm nhất định của tác giả.
Tư tưởng được thể hiện thông qua chức năng lí giải chủ đề. Quan niệm về
con đường theo đuổi vận mệnh có khi nằm ẩn trong các hình tượng, có khi phơi bày
trực tiếp trong những đoạn đối thoại hoặc độc thoại nội tâm của nhân vật. Nó giải
đáp những vấn đề đặt ra xoay quanh chủ đề tác phẩm mà ta đã làm rõ ở phần Phân
tích: Vận mệnh là gì? Mối quan hệ giữa con người và vận mệnh? Trên đường theo
22


đuổi vận mệnh sẽ gặp phải những gì? Trả giá và Phần thưởng cho kẻ theo đuổi định
mệnh,vv.. Những giải đáp này dựa trên thế giới quan của tác giả Paulo Coelho với
tất cả những yếu tố về hệ tư tưởng, kinh nghiệm nhật thức,..vv.. đã đề cập ở phầm
Lí giải. Thông qua những giải đáp này, ta sẽ nhận thức rõ hơn giá trị nội dung, tư
tưởng của tiểu thuyết Nhà giả kim.

Như vậy, vai trò và chức năng của con đường theo đuổi vận mệnh và quan niệm
về con đường theo đuổi vận mệnh có thể tóm tắt lại như sau
- Con đường theo đuổi vận mệnh có vai trò là chủ đề trung tâm của Nhà giả
kim, có chức năng thể hiện chiều sâu nhận thức và năng lực thâm nhập đời
sống của tác giả, chi phối kết cấu tác phẩm và tạo ra hệ thống biểu tượng.
- Quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh có vai trò là tư tưởng trung
tâm của tiểu thuyết Nhà giả kim, có chức năng lí giải chủ đề thông qua đó
thể hiện giá trị chiều sâu của tác phẩm.

23


2.5 Ứng dụng
Những luận điểm rút ra từ phần Phân tích, Lí giải và Vai trò – chức năng có thể
tổng kết lại như sau:
 Quan niệm chung nhất: Vận mệnh chính là những ước mơ chân chính mà con
người khao khát thực hiện nhất. Mỗi người đều có vận mệnh và có khả năng
theo đuổi vận mệnh của riêng mình, vì vậy chúng ta phải xác định đúng vận
mệnh của mình và can đảm theo đuổi nó. Trên bước đường theo đuổi vận
mệnh, bạn sẽ gặp những may mắn cũng như những rủi ro không thể nào ngờ
đến, chúng đã “được một bàn tay viết sẵn” rồi. Tuy không thể tránh nhưng
luôn có thể chọn cách đối diện sáng suốt nhất, chỉ cần không đánh mất lòng
tin ở bản thân và tinh tế quan sát các dấu hiệu được chỉ dẫn bạn sẽ có khả
năng làm chủ vận mệnh, chinh phục vận mệnh theo con đường ít rủi ro nhất
có thể. Không gì có thể ngăn cản bạn theo đuổi vận mệnh của mình, hãy can
đảm lên đường ngay khi có thể và bạn sẽ tìm thấy những “kho tàng” giá trị
trên suốt hành trình theo đuổi vận mệnh bất tận của mình.
 Nguyên nhân xuất hiện và sự xuất hiện đa dạng, đa chiều của quan niệm về
con đường theo đuổi vận mệnh:
- Nảy sinh từ đặc điểm đời sống xã hội

- Mang dấu ấn của các tư tưởng tôn giáo
- Ảnh hưởng bởi quy luật sáng tác chung
- Sáng tạo cá nhân
 Vai trò và chức năng của con đường theo đuổi vận mệnh và quan niệm về
con đường theo đuổi vận mệnh:
- Con đường theo đuổi vận mệnh có vai trò là chủ đề trung tâm của Nhà giả
kim, có chức năng thể hiện chiều sâu nhận thức và năng lực thâm nhập đời
sống của tác giả, chi phối kết cấu tác phẩm và tạo ra hệ thống biểu tượng.
- Quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh có vai trò là tư tưởng trung
tâm của tiểu thuyết Nhà giả kim, có chức năng lí giải chủ đề thông qua đó
thể hiện giá trị chiều sâu của tác phẩm.
Có thể áp dụng những luận điểm trên vào phân tích một đoạn văn cụ thể trong tiểu
thuyết Nhà giả kim:

24


“Cậu hướng lòng mình về cái bàn tay đã ghi chép mọi sự. Cậu cảm thấy vũ trụ nín
lặng nên cũng nín lặng luôn. Tình yêu trào dâng từ trái tim cậu; lần đầu tiên trong
đời cậu lẩm nhẩm một bài kinh không lời, không có cầu xin. Cậu không cám ơn vì
lũ cừu đã tìm ra đồng cỏ mượt, không cầu xin bán được nhiều hàng pha lê hơn nữa,
hay cầu xin để người con gái cậu yêu chờ đợi cậu trở về. Trong sự yên ắng cậu hiểu
rằng sa mạc, gió và mặt trời cũng đang cố hiểu những dấu hiệu được vẽ lên từ bàn
tay nọ để tìm ra con đường của mình và để hiểu những gì đã khắc trên phiến ngọc.
Cậu biết rằng những dấu hiệu này rải rác trên mặt đất và khắp vũ trụ; nhìn bề
ngoài thì chúng chẳng cho thấy một ý nghĩa nào cả nên sa mạc, gió, mặt trời và
con người không biết những dấu hiệu ấy được tạo ra để làm gì. Chỉ có bàn tay nọ
biết căn nguyên của mọi điều và chỉ riêng nó làm được những phép lạ như biến
thành gió. Bởi bàn tay đó thấu hiểu rằng có một lực siêu phàm đã xoay vần vũ trụ
tới mức sáu ngày sáng thế chuyển hóa thành Công trình vĩ đại. Cậu nhập vào Tâm

linh vũ trụ và nhận biết rằng nó là một phần linh hồn Hóa công và linh hồn Hóa
công là linh hồn của chính cậu. Như thế tự cậu cũng có thể làm được phép lạ.”
Đoạn văn trên trích từ chương 48 tiểu thuyết Nhà giả kim,miêu tả cảnh cậu
bé chăn cừu Santiago sau khi trò chuyện với Sa mạc, Gió và Mặt trời mà vẫn chưa
biết cách biến thành gió nên đã tìm đến bàn tay đã ghi chép mọi sự để có câu trả lời.
Trong đoạn văn này, con đường theo đuổi vận mệnh đóng vai trò chủ đề đã thể hiện
chức năng chi phối kết cấu tình tiết, để mỗi hành động của cậu bé đều nhằm hướng
về chủ đề theo đuổi vận mệnh của toàn tác phẩm. Cụ thể, để lí giải chủ đề, những
quan niệm về con đường theo đuổi vận mệnh giữ vai trò tư tưởng tác phẩm được
thể hiện một cách trực tiếp qua những hành động, tình cảm nảy sinh và nhận thức
của nhân vật Santiago về dấu hiệu, về bàn tay ghi chép sự việc và về Tâm linh vũ
trụ:
“Tình yêu trào dâng trong lòng cậu; lần đầu tiên trong đời cậu lẩm nhẩm một bài
kinh không có cầu xin” : gợi quan niệm về Tình yêu thuần khiết
Cậu không cám ơn vì lũ cừu đã tìm ra đồng cỏ mượt, không cầu xin bán được nhiều
hàng pha lê hơn nữa, hay cầu xin để người con gái cậu yêu chờ đợi cậu trở về: Mỗi
người đều có vận mệnh của mình, vận mệnh là những mơ ước về cuộc đời thật sự
mà người ta muốn sống chứ không phải hải lòng với một thực tại an nhàn.
Trong sự yên ắng cậu hiểu rằng sa mạc, gió và mặt trời cũng đang cố hiểu những
dấu hiệu được vẽ lên từ bàn tay nọ để tìm ra con đường của mình và để hiểu những
gì đã khắc trên phiến ngọc: Con người – cũng như gió và sa mạc - theo đuổi vận
mệnh để hiểu được bản thân và hiểu được quy luật vận động của vạn vật.

25


×