Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.13 KB, 42 trang )

Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học hiện đại Việt Nam trong vòng một thập niên trở lại đây đã
chứng kiến một bước tiến mới trong thể loại truyện ngắn, một loạt những
cây bút trẻ nổi lên trên văn đàn với những tác phẩm xuất sắc mà đặc biệt là
có sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ. Cùng với Y Ban, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích
Thúy, Thùy Linh… Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho truyện ngắn hiện đại
Việt Nam một luồng gió mới. Ở cô người đọc thấy được một phong cách
đậm chất Nam Bộ thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh và đặc
biệt là thông qua hệ thống các nhân vật trong các sáng tác của mình.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không ai trong mỗi chúng ta khi
gấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót xa
“ Sao mà lại buồn đến thế!”. Phải rồi, trong con người mỗi chúng ta luôn
luôn tồn tại một tiềm thức về cái gọi là : “Ở hiền gặp lành”, đọc một câu
chuyện thì thường thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một
trang mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn…Thế nhưng…chúng ta lại quên đi
mất một điều, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn;
có những con người “ Ở hiền mà chẳng gặp lành”, có những số phận không
phải sống trong một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trong
những bi kịch. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư để lại dư vị sâu đậm trong
lòng người đọc cũng vì đã thể hiện được điều đó. Đọc các tác phẩm của cô,
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
1
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
người đọc nặng trĩu một nỗi buồn, tất cả các nhân vật dường như sống trong
những nỗi buồn, những nỗi cô đơn, những bi kịch của cuộc đời để rồi kết
thúc câu chuyện vẫn là cái buồn, vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy. Nó làm
day dứt lòng bạn đọc, nó bắt bạn đọc phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn tồn
tại bấy lâu, nó bắt đọc giả phải suy nghĩ, phải trăn trở về số phận của nhân


vật để từ đó thừa nhận một điều rằng: cuộc sống vẫn còn có rất nhiều những
bi kịch như thế về con người, thay vì chúng ta sống mãi trong những cái kết
thúc có hậu đôi khi là sự sắp đặt thì chúng ta hãy sống với sự thật này, hãy
dũng cảm để đối mặt với nó. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ám ảnh bạn
đọc chính là ở điều này. Hình ảnh những con người cô đơn có lẽ là hình ảnh
để lại cho độc giả những nỗi niềm day dứt và trăn trở nhất. Nhân vật của cô
xuất hiện trong sự cô đơn và kết thúc vẫn ở trong nỗi cô đơn ấy. Tìm hiểu
về kiểu nhân vật này trong các sáng tác của cô cũng chính là đi khám phá thế
giới tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩu
nỗi niềm của một người phụ nữ luôn nhìn mọi người trong sự cô đơn đồng
thời cũng thấy được những quy luật của cuộc sống được phản ánh trong tác
phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian
khoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên được đăng
trên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt những giải thưởng
cao mà cô nhận được. Cho đến nay, cô đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện
ngắn được xuất bản như : Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi
(2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)… và gần đây nhất là tập
Khói trời lỗng lẫy mới được ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng
với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm
cùng tên của mình. Có thể nói ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
2
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
đầu tay của mình, “ những đứa con đẻ” của cô đã nhận được rất nhiều sự
đánh giá, phê bình của độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được
nghiên cứu và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Có nhà
nghiên cứu gọi cô là “ Đặc sản miền Nam” sau khi đã đi tìm hiểu về giọng
điệu, từ ngữ, hình ảnh trong các tác phẩm của cô ( Trần Hữu Dũng- Nguyễn

Ngọc Tư, đặc sản miền Nam- Diễn đàn viet-studies.info, 2/2004.). Không
gian trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng là đối tượng cho nhiều
nhà nghiên cứu hướng đến. Có thể kể đến các bài nghiên cứu được đăng tải
trên website : w.w.w.viet-studies.info như Nguyên Ngọc với: Không gian…
của Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Nhã Văn với bài : Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa
những cánh đồng bất tận, Thụy Khuê với bài Không gian sông nước trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư…Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về
phong cách truyện ngắn của cô.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào
mang tính chuyên sâu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của cô, hầu hết
đó là các bài nghiên cứu, bình luận trên các website hoặc các bài nghiên cứu
khoa học hay niên luận, khóa luận của sinh viên, một vài luận văn thạc sĩ. Hi
vọng rằng trong một ngày không xa những người hâm mộ truyện ngắn của
cô sẽ có những chuyên luận sâu hơn để tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư và
truyện ngắn của nhà văn nữ đầy bản lĩnh này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Trong bài báo cáo này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu một
kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói qua các
tác phẩm của cô người đọc thấy xuất hiện một số kiểu nhân vật nổi bật như
kiểu nhân vật bi kịch, nhân vật sám hối, nhân vật trên hành trình kiếm tìm
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
3
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
hạnh phúc… ở trong bài viết này chúng tôi xin được nói về kiểu nhân vật cô
đơn - một kiểu nhân vật để lại khá nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả.
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu kiểu nhân vật cô đơn qua các tập
truyện ngắn đã được xuất bản của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể ở đây là
ba tập truyện ngắn: Cánh đồng bất tận ( xuất bản năm 2005), Gió lẻ ( xuất

bản năm 2008) và tập truyện gần đây nhất là Khói trời lộng lẫy (xuất bản
tháng 11 năm 2010). Và trọng tâm chủ yếu là tập truyện thành công nhất của
cô, hiện đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên : Cánh đồng bất tận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích tác phẩm.
Phương pháp khảo sát, thống kê.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng phân hợp.
5. Đóng góp của đề tài
Hiện nay những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên
các phương diện nội dung, nghệ thuật ngày càng được mở rộng, thông qua
bài viết này, ngoài mục đích hiểu rõ thêm về Nguyễn Ngọc Tư và truyện
ngắn của cô chúng tôi còn hi vọng có thể đóng góp một phần nào nghiên cứu
của mình vào việc nghiên cứu chung về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
trên khía cạnh về nhân vật. Hi vọng bài viết nhỏ bé này sẽ được dùng như
một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả Nguyễn Ngọc Tư
và mong muốn tìm hiểu về cô và các truyện ngắn của mình.
6. Cấu trúc bài báo cáo khoa học
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
4
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Ngoài phần mở đầu gồm 5 mục trên trong bài báo cáo này chúng tôi đi
làm rõ những nội dung sau:
NỘI DUNG
Phần I .Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật.
Phần II Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc.

2.2 Cô đơn của con người giữa biển người mênh mông.
Phần III Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
3.2 Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật
3.3 Xây dựng nhân vật gắn với các biểu tượng
KẾT LUẬN
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO.
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
5
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
NỘI DUNG
PHẦN 1
NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi,
tỉnh Cà Mau trong một gia đình nghèo. Năm lớp 9, gia đình cô xảy ra biến
cố lớn: Ông nội mất, điều kiện gia đình lại khó khăn, cô phải dừng việc học
của mình ở đây. Tuy nhiên điều này không hề làm sức sáng tạo của cô
ngừng lại mà trái lại càng trong khó khăn sức sáng tạo ấy càng trở nên mãnh
liệt và giàu giá trị. Dưới sự động viên của cha, Nguyễn Ngọc Tư đã “ viết
những gì mà mình nghĩ”, viết những gì mà cô đã trải qua. Sau ba truyện ngắn
được đăng trên Tạp chí văn nghệ bán đảo Cà Mau, Nguyễn Ngọc Tư đã
được nhận làm văn thư và học làm phóng viên báo tại đây. Ngoài đời
Nguyễn Ngọc Tư là một người phụ nữ chân chất, hồn nhiên và rất có bản
lĩnh. Cô lập gia đình với một người thợ kim hoàn và đến nay đã có hai bé
trai. Hiện cô đang sống tại thành phố Cà Mau và đang làm việc cho Tạp chí
bán đảo Cà Mau.
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
6
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Tác phẩm đầu tiên đánh giá sự thành công của cô, đưa cô chính thức
bước vào làng văn đó là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão đạt giải ba toàn
quốc báo chí năm 1997. Từ đó đọc giả bắt đầu biết đến tên tuổi của Nguyễn
Ngọc Tư qua các tác phẩm đã được xuất bản như:
Ngọn đèn không tắt ( Tập truyện , NXB Trẻ 2000)
Ông ngoại ( Tập truyện thiếu nhi, NXB Trẻ 2001)
Biển người mênh mông ( Tập truyện, NXB Kim Đồng 2003)
Giao thừa ( Tập truyện, NXB Trẻ 2005)
Nước chảy mây trôi ( Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TP.HCM,
2004)
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ( Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn
2005)
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ( NXB Trẻ 2005).
Cánh đồng bất tận ( Tập truyện, NXB Trẻ 2005).
Ngày mai của những ngày mai ( Tạp văn, NXB Phụ nữ 2007).
Gió lẻ ( Tập truyện, NXB Trẻ 2008).
Khói trời lộng lẫy ( Tập truyện, NXB Trẻ 2010).
Có thể nói nếu coi tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão của Nguyễn Ngọc
Tư là tác phẩm đánh dấu bước khởi đầu trong hành trình trên con đường tiến
vào làng văn Việt Nam thì tập truyện Cánh đồng bất tận được xem như một
ngã rẽ đầu tiên đưa nhà văn bước vào một con đường dài rộng hơn. Với sự
thành công mang một tiếng vang lớn, Cánh đồng bất tận đã một lần nữa
khẳng định tên tuổi của cô trong giới văn nghệ sĩ trẻ một thập niên đầu của
thế kỷ 21. Tiếp sau Cánh đồng bất tận, với Gió lẻ và Khói trời lộng lẫy,
Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút bạn đọc với những bước đi mạnh dạn, thể hiện
những nét mới lạ trong sáng tác của mình. Trong khoảng thời gian từ năm
2000- 2008 cô đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong đó phải kể đến :
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
7
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn
đèn không tắt năm 2000; Giải B Hội nhà văn Việt Nam- tập truyện Ngọn
đèn không tắt năm 2000; Tặng thưởng dành cho các tác giả trẻ - Ủy Ban
toàn quốc liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Một trong mười
gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 được TW Đoàn trao tặng; Giải thưởng của
Hội nhà văn Việt Nam năm 2006- Tập truyện Cánh đồng bất tận; Giải
thưởng văn học các nước Đông Nam Á, 2008.
Với một loạt những thành công liên tiếp ấy Nguyễn Ngọc Tư ngày càng
khẳng định được tài năng và vị trí của mình trên văn đàn. Với một sức trẻ
dồi dào và đầy nhiệt huyết, chắc chắn trong thời gian sắp tới cô sẽ còn mang
đến cho bạn đọc nhiều bất ngờ hơn nữa về “ những đứa con đẻ” của mình.
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật
Một người phụ nữ chỉ học hết lớp 9 vì điều kiện gia đình khó khăn giờ
đây lại trở thành một nhà văn trẻ nổi tiếng trên văn đàn trong thời hiện đại
này có lẽ đây là điểm khiến chúng tôi thấy bất ngờ và khâm phục nhất. Ở
Nguyễn Ngọc Tư chắc hẳn phải có một cái “ Duyên thầm” với văn chương,
với nghệ thuật. Cô đã từng tâm sự rằng cảm hứng với văn chương của cô có
lẽ bắt đầu từ bài giảng về đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng khi
cô vẫn đang còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường: “Cô giáo dạy bọn em
(nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) bài “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ
ấu” của Nguyên Hồng) hay lắm, cả lớp đều khóc. Có thể em đã mê viết văn
từ đó.” ( Gặp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau– Nguyễn Thị Dư Khánh).
Và rồi cái niềm đam mê văn chương của cô được gửi gắm qua con người và
cùng đất Nam Bộ. Tại quê hương, nơi cô được sinh ra và lớn lên những cảnh
vật, những con người, những mảnh đời, những giọng nói đã để lại trong cô
nỗi ám ảnh sâu sắc. Nguyễn Ngọc Tư viết về mảnh đất Nam Bộ, về con
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
8
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
người Nam Bộ với một lòng nhiệt thành sâu sắc mà bất cứ ai cũng có thể

nhận ra khi đọc truyện ngắn của cô.
Trong truyện ngắn của mình Nguyễn Ngọc Tư thường ám ảnh bạn đọc
bởi số phận của những con người bất hạnh, có những nỗi khổ riêng, có khi là
về tình yêu ( anh Hết trong Hiu hiu gió bấc, Huệ, Thi trong Huệ lấy
chồng…), có khi về lẽ sống ( Vĩnh trong Sầu trên đỉnh Puvan), cũng có khi
là khát vọng về một cuộc sống bình thường nào đó hay chỉ đơn giản là được
hòa nhập với cuộc sống đời thường (Nương, Điền trong Cánh đồng bất tận).
Nhân vật của cô luôn mang trong mình những nỗi hận, hận đời, hận người
(người cha trong Cánh đồng bất tận), mong muốn về một cuộc sống mới
mẻ, tươi đẹp hơn ( ông Tư Mốt trong Thương quá rau răm), có khi đó là
những con người trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc…Tất cả những nhân
vật của cô hiện lên trong những bi kịch riêng không phải để thể hiện cái
chán nản, kêu ca của họ trong cuộc sống mà là để chứng mình rằng họ là
những con người đi ra từ đời sống thật, nhà văn đã sống cùng nỗi khổ của
họ, vui cùng niềm vui khi có chút tia hi vọng và rồi buồn, khóc, thất vọng
cùng khi cái tia nhỏ nhoi ấy tắt ngấm đi một cách nhanh chóng, không hề có
chút vương vấn, níu kéo gì…
Văn chương của Nguyễn Ngọc Tư giản dị, gần gũi mà sâu sắc, thấm
thía. Các truyện ngắn của cô luôn làm ám ảnh bạn đọc. Nhiệm vụ của nghệ
thuật là phải phản ánh được đối tượng mà nó hướng đến một cách sâu sắc
nhất, với Nguyễn Ngọc Tư quan niệm về nghệ thuật của cô là một cái gì đó
rất giản dị, không hề cao siêu chút nào; nghệ thuật trong văn chương là
hướng ngòi bút của mình đến con người, những con người của đời thực. Với
Nguyễn Ngọc Tư con người mà cô thể hiện trong văn chương rất gần gũi ,
đó là những người dân Nam Bộ mà cô gặp và tiếp xúc hàng ngày, nhưng ở
họ dường như lại mang những nỗi ám ảnh, những nỗi buồn, những bi kịch.
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
9
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Nhân vật của cô từ những đứa trẻ đến những thanh niên, cụ già; từ người

phụ nữ đến những người đàn ông…tất cả dường như sống trong bi kịch. Nhà
văn đã đi sâu vào những bi kịch của nhân vật, khai thác, mổ xẻ nó qua tâm
trạng nhân vật, từ đó thể hiện quan niệm của mình về con người đồng thời
cũng thể hiện quan niệm của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật với cô chỉ đơn
giản là làm sao thể hiện được cho chuẩn xác nhân vật trong tác phẩm của
mình.
PHẦN 2
KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
Có thể nói cô đơn là một cảm hứng lớn trong văn học Việt Nam đặc
biệt trong giai đoạn văn học lãng mạn hơn ba mươi năm đầu của thế kỷ XX.
Khi người nghệ sĩ không tìm thấy chỗ đứng của mình trong xã hội, khi con
người thoát ly khỏi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng lại không hòa
hợp được với cuộc sống xã hội nhố nhăng, nhũng nhiễu lúc bấy giờ, họ tự
tách mình ra khỏi cộng đồng thì khi ấy cảm giác cô đơn đến với họ là một
điều tất yếu:
“Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ
Một đời người u uất nỗi chơ vơ.”
( Vũ Hoàng Chương).
Còn những con người của văn học thế kỷ XXI nhất là trong tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư lại khác. Cảm giác cô đơn đến với họ không phải vì họ
muốn tách ra khỏi cộng đồng mà trái lại họ tìm cách hòa mình vào xã hội
nhưng vẫn không chen nổi vào đời sống, không tìm thấy tiếng nói chung với
những người xung quanh mình. Cô đơn vì không biết chăm sóc đến đời sống
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
10
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
tinh thần, mải miết kiếm tìm giá trị vật chất ( Đất màu- Ma Văn Kháng). Cô
đơn của bản thân và nhịp điệu sống đơn điệu, rời rạc của xã hội ( Đi bộ và
chạy - Trần Đức Tiến). Cô đơn bởi thân phận xa xứ kiếm ăn ( Trở về- Thùy
Linh). Cô đơn vì mình đang sống cuộc đời vô vị, nhạt nhẽo ( Ông gàn-

Nguyễn Phan Hách)…
Với Nguyễn Ngọc Tư, cô có tài năng đặc biệt khi miêu tả nỗi cô đơn
của những con người nhỏ bé trong xã hội, những con người lao động nghèo
khổ, là một trong số ít tác giả trẻ miêu tả được nỗi cô đơn bằng những câu
văn chân thực và chua xót. Nguyễn Ngọc Tư : “Là phụ nữ, rất dễ nuôi cô
đơn để viết”, cô cũng từng tâm sự rằng trong cõi văn chương cô là người cực
kỳ cô đơn nên cô rất dễ dàng để nhân vật mình sống trong nỗi cô đơn tận
cùng, trong “hoang hoải, chán chường”. Cô cũng như những con người
trong cánh đồng bất tận, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống
giữa biển người mênh mông nhưng luôn có cảm giác bị bỏ rơi. Cô bảo
không biết cô đơn có bao nhiêu dạng nhưng “ tôi đếm được mình có bốn
dạng rồi. Đường nào về cũng cô đơn”. Chính cái cảm giác cô đơn ấy khiến
nhà văn viết về nhân vật cô đơn của mình một cách chân thực, khi nhà văn
thấy cô đơn thì cái cô đơn của nhân vật không phải là sự áp đặt nữa mà là sự
thể hiện cô đơn của chính tác giả. Hầu hết nhân vật trong truyện của cô dù là
người nông dân hay nghệ sĩ, là thanh niên hay người già, là nam hay nữ thì
cũng nuôi trong mình nỗi buồn sầu cô đơn. Họ cô đơn trên hành trình tìm
kiếm cái đẹp, cô đơn khi đi tìm hạnh phúc cho bản thân trong một biển
người mênh mông mà nhìn đâu cũng thấy người xa lạ, khoảng cách, thậm
chí thấy xa lạ với cả chính người thân trong gia đình mình. Nhờ sự nhạy cảm
sẵn của tâm hồn của một người phụ nữ cùng với tố chất nghệ sĩ của mình
càng làm cho Nguyễn Ngọc Tư rất dễ rung động với cái đẹp, tâm hồn nhạy
bén, tinh tế giúp cô cảm rất nhanh với những gì diễn ra hàng ngày, với
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
11
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
những tâm tư, xúc cảm của con người để từ đó phản ánh vào trong trang văn
của mình.
Từ những trang văn của cô người đọc có thể nhận thấy rõ sự cô đơn của
hai hình tượng nhân vật lớn đó là: cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình

đi tìm cái đẹp và cô đơn của con người giữa biển người mênh mông. Sau đây
chúng tôi sẽ đi làm rõ từng hình tượng ấy để thấy được bản chất cô đơn của
nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp
Ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng bạn đọc về hình ảnh của những
người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp có lẽ đọng lại là câu nói của Đào
Hồng trong Cuối mùa nhan sắc : “ Tôi đã nguyện với Tổ cả đời đi theo
nghiệp hát”…
Nguyễn Ngọc Tư cũng là một người nghệ sĩ, hơn nữa lại là một người
nghệ sĩ luôn cảm thấy mình cô đơn : “ Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen
chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi,
họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời…” chính vì vậy,
hơn ai hết cô hiểu được nỗi cô đơn, hiểu được sự nhạy cảm và tha thiết với
cái Đẹp của người nghệ sĩ. Đọc Cuối mùa nhan sắc, Bởi thương yêu hay
Làm má đâu có dễ…chúng ta thấy được trong tâm hồn những người nghệ sĩ
ấy là sự hết mình vì nghệ thuật. Có một nét khá đặc biệt mà có lẽ trong các
nghiên cứu trước đây về nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư mà cụ thể hơn nữa
là nhân vật cô đơn dường như vẫn chưa có ai nói đến đó chính là nghề ca hát
của người nghệ sĩ. Tại sao Nguyễn Ngọc Tư lại không chọn hình ảnh người
nghệ sĩ trong một nghiệp khác mà lại là nghiệp ca hát? Cả Đào Hồng, ông
Chín Vũ, Diệu, San…tất cả họ đều là những con người đi theo nghề ca hát,
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
12
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
là làm kép…mang tiếng hát của mình để cống hiến cho khán giả bằng những
màn diễn hay nhất. Muốn hiểu được điều này chúng ta cần phải tìm hiểu hai
lí do. Thứ nhất, như chúng ta đã biết, nghệ thuật diễn xướng ca hát như chèo,
tuồng, cải lương…là những loại hình nghệ thuật rất phổ biến và phát triển ở
vùng Nam Bộ, đây là một nét đặc trưng mà chúng ta có thể nhận thấy rõ.
Trong Cuối mùa nhan sắc có một chi tiết đã cho chúng ta thấy được điều

này đó là : “ Bữa cúng đình, ông ( Chín Vũ) mời gánh hát Sài Gòn về hát
chơi”. Rõ ràng nghệ thuật hát xướng là một món ăn không thể thiếu trong
đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ. Do đó, viết về ngành nghệ thuật
này Nguyễn Ngọc Tư đồng thời một lần nữa thể hiện được chất Nam Bộ
trong sáng tác của mình. Thứ hai, chúng ta phải chú ý đến tính chất của loại
hình nghệ thuật diễn xướng này, những người nghệ sĩ họ ca hát, họ diễn
những trích đoạn, những câu chuyện đã có kịch bản trước nhưng cái họ thể
hiện được chính là sự nhập vai. Với tính chất của nghề nghiệp đã cho phép
họ được thể hiện những cảm xúc của nhân vật một cách tự do, thoải mái. Cái
tâm trạng của nhân vật nhiều khi được biểu đạt một cách chính xác đến tuyệt
đối cũng chính là vì diễn viên mang cùng tâm trạng với nhân vật. Cuộc sống
trong hiện tại của họ với cuộc sống nghệ thuật trong những vở diến nhiều
khi lại không hề giống nhau, có lúc còn đối lập. Cuộc sống hiện thực của họ
là những vất vả lo toan, là sự thiếu thốn về vật chất, là những mảnh vá trong
tâm hồn…còn trên sân khấu nhiều khi họ được sắm những vai quyền cao
chức trọng…Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào tâm trạng của người nghệ sĩ ca
xướng, đối lập họ giữa cuộc đời trên sân khấu với cuộc đời thực của mình để
làm nổi bật nỗi cô đơn, sự lạc lõng trong cuộc đời của họ.
Cái Đẹp từ bao đời nay vẫn là đích hướng tới của người nghệ sĩ, chính
vì thế đi tìm cái Đẹp là thử thách đặt ra cho mỗi người. Nhiều khi vì cái Đẹp
mà người đời không thể lý giải được tại sao một chàng công tử Bạc Liêu-
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
13
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Ông Chín Vũ ( Cuối mùa nhan sắc) nhà giàu có khét tiếng lại từ bỏ “một
cuộc sống no đủ, giàu sang mà không phải làm gì, cả nhà chiều chuộng” để
bỏ nhà ra đi theo một gánh hát “ lụi hụi kéo màn, dựng cảnh, ăn cơm quán,
ngủ sàn diễn”, hay một người mẹ đáng phải lên án như đào Hồng ( Cuối
mùa nhan sắc) “vì mê hát…mà gửi con cho người ta, đến nước nó không
thèm nhìn mình nữa” , như Diệu ( Làm má đâu có dễ ) xa lìa đứa con vẫn

còn đỏ hỏn để diễn vai diễn mà mình đã chờ đợi từ lâu, lại có người không
lấy chồng cho thỏa hiệp… Ở họ chúng ta nhận thấy một niềm khao khát
được cống hiến, được gửi trọn cuộc đời của mình cho nghệ thuật. Ở họ
chúng ta thấy khâm phục bởi những con người đi gần hết cuộc đời mà vẫn
nhiệt tình mong muốn được cống hiến cho khán giả : “ Đào Phỉ tám mươi
chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế, ngồi trên ghế mà
lẫy roi sãy ngựa coi lạ hết biết…” hay đào Hồng ngay cả khi ốm nặng vẫn
muốn hát, hát đến lịm tiếng đi. Nhiệt tình, khao khát thế nhưng chính họ lại
bị rơi vào bi kịch của mình, đi tìm cái Đẹp nhiều khi họ đánh mất cuộc sống
vốn tốt đẹp từ trước của mình, họ bỏ nhà, trở thành người đơn độc trên chính
con đường mình chọn. “ Họ đem cái Đẹp đến giữa cõi đời dung tục, đặt sự
mơ mộng giữa những toan tính lạnh lùng, muốn cho cuộc đời đầy tiếng hát và
cuộc sống thì như trên sân khấu.”. Và họ thất bại, nhưng những nỗi niềm của
họ thì không thể san sẻ cùng ai và vì thế họ rơi vào cảm giác cô đơn.
Chúng ta đọc nỗi cô đơn của họ qua cảnh ngộ của từng con người.
Vì muốn trở thành một người nghệ sĩ chân chính, muốn nổi danh bằng
chính sự nghiệp của mình mà Diệu trong Làm má đâu có dễ đã sẵn sàng xa
lìa đứa con vẫn còn đỏ hỏn của mình để mong đạt được đến đỉnh cao của
nghệ thuật. Bởi vai Trưng Trắc mà chị đã mong đợi từ lâu, bởi chỉ khi được
đóng những vai như vậy chị mới mau nổi tiếng : “ Đặt con xuống giường chị
thấy cái miệng nhỏ xíu của nó mút mút. Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
14
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
một lần nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đi. Mà chị thì không
thể từ bỏ ước mơ của mình trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao có thể từ
chối vai diễn đã chờ đợi nàng Trưng Trắc oai hùng trong tiếng trống Mê
Linh”…Cũng vì yêu nghề, dâng trọn đời mình cho gánh hát cải lương nên
San trong Bởi yêu thương dù rất thích hát cải lương, rất muốn trở thành
người nghệ sĩ hát cải lương nhưng cô lại không dám đi hát. Không dám đi

hát không phải vì không biết hát mà chỉ vì một lí do đơn giản nhưng lại hệ
trọng đối với cô, vì cô đã từng làm tiếp viên ở quán bia, cô không muốn sau
này mình mà nổi tiếng có người nhận ra mình trước đây đã từng làm ở quán
bia thì có phải mình đã làm hoen ố đến nền nghệ thuật nước nhà. Không
phải là người yêu nghệ thuật một cách chân chính, không phải là người biết
tôn trọng nghệ thuật thì làm sao San lại có những suy nghĩ, lại sợ làm người
ta “mất cảm tình với cải lương” như thế?
Những người nghệ sĩ, họ không chỉ cô đơn trong bi kịch của cuộc đời
về sự mơ tưởng đồng nhất cuộc sống nghệ thuật với cuộc sống thực mà họ
còn là những người nghệ sĩ cô đơn trong tình duyên, những mối tình dang
dở không trọn vẹn, những mối tình đơn phương thầm lặng…
Đào Hồng vì say mê nghiệp ca hát mà bỏ nhà ra đi, cô quen và yêu
Thường Khanh cũng ở ngay chính gánh hát này, hai người có với nhau một
đứa con, rồi khi Thường Khanh bị bắt, đào Hồng ôm con bỏ trốn…bao nhiêu
năm cách biệt mà đào Hồng vẫn không thể quên được hình bóng của người
đàn ông ấy, người đàn ông đã bỏ rơi người tình và đứa con đẻ của mình mà
không hay biết. Ông Chín Vũ có quan tâm đến mấy thì đào Hồng vẫn không
thể đáp lại. Ngay cả khi đã già, bà vẫn giữ mãi chiếc gương cũ đã mờ mà
ngày xưa Thường Khanh mua tặng mình: “ Anh tài khôn làm gì, tui đâu có
cần gương mới…Mờ mờ tui mới thích…”. Suốt nửa đời người bà vẫn dành
trọn tình cảm của mình cho người tình cũ, mặc dù nhà văn không viết về nỗi
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
15
Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
nhớ của bà với Thường Khanh nhưng người đọc vẫn nhận ra điều đó, nhận
ra cả sự cô đơn trống vắng của bà. Cho đến khi gặp lại người tình năm xưa
bà lại giấu cảm xúc thật của mình đằng sau những câu nói lạnh nhạt, đầy
khách sáo, xa lạ. Càng thể hiện mình mạnh mẽ, càng giả mình sống tốt bao
nhiêu thì bà càng chứng tỏ sự cô đơn, yếu bóng và nhỏ nhoi của mình bấy
nhiêu…Đào Hồng bây giờ đã tàn tạ, đã héo hon đi nhiều so với trước, bà đã

không còn là cô đào Hồng đẹp đến nỗi làm “đứng tim người ta” nữa rồi.
Dường như trong nhân vật này chúng ta thấy được cả sự tiếc nuối cho mình
vì một thời con gái , bây giờ nhan sắc đã tàn phải theo năm tháng, theo
những gió sương, vất vả của cuộc đời…
Nguyễn Ngọc Tư còn xoáy sâu vào sự cô đơn của người nghệ sĩ trong tình
yêu đơn phương ở nhân vật ông Chín Vũ. Cũng chính vì cái vẻ đẹp làm
đứng tim người ta mà ông đã thương đào Hồng ngay từ phút giây đầu tiên
gặp mặt để rồi sau đó ông quyết định bỏ nhà theo gánh hát. Chàng công tử
Bạc Liêu ấy nặng tình với đào Hồng ngay cả khi cô có con với người đàn
ông khác, đặc biệt là người con trai ấy dám đứng ra nhận đứa con mà người
con gái mà mình thương yêu có với một người đàn ông khác làm con mình
để bảo toàn danh dự cho người kia và cũng chỉ để làm đào Hồng không phải
lo lắng, không phải suy nghĩ nhiều. Thất lạc vì mười ngày bị giam mà cho
đến nửa đời người ông mới tìm được đào Hồng, trong suốt thời gian ấy ông
làm việc, nghe ngóng thông tin để mong gặp lại người xưa, được cùng người
đó chia sẻ những vất vả lo toan của cuộc sống. Cho đến khi gặp lại rồi…ông
Chín Vũ vẫn là người quan tâm đến đào Hồng nhiều nhất, ông tỏ ra là người
rất tâm lý : mua son, mua gương cho đào Hồng…Thế nhưng, những gì ông
nhận lại vẫn là sự đơn độc…ông hết mình cho tình yêu nhưng lại chẳng nhận
lại gì cho mình. Cái kết…ông vẫn sống một mình…một mình trong sự cô
đơn…
Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn
16

×